PHẦN HAI
CHÚ GIẢI KINH CĂN BẢN PHÁP MÔN
1. Phần mở đầu
A: Chú
giải này sẽ rõ ràng hơn nếu chúng ta xem xét trước tiên về bốn cơ sở Thế
Tôn thuyết một kinh, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này trước hết.
(Bốn cơ
sở để thuyết một kinh (suttanikkhepa),
Có bốn
cơ sở : 1. Khuynh hướng cá nhân (attajjhāsaya); 2. Khuynh hướng tha nhân
(parajjhāsaya); 3. Có người nêu ra câu hỏi (pucchāvasika); 4. Một sự kiện đặc
biệt xảy ra (aṭṭhupattika).
1.-
Những kinh Thế Tôn tuyên thuyết hoàn toàn qua thiên hướng của Ngài, không
có sự thỉnh cầu của người khác thuộc loại một. Vài minh họa của loại này là:
Ākaṅkheyya Sutta (M.6), Vattha Sutta (M.7), Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (D.22),
Mahāsaḷāyatanavibhaṅga Sutta (M.137), Ariyavaṃsa Sutta (A.IV.3.8), và nhiều
kinh về tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh
đạo.
2.-
Những kinh Thế Tôn giảng do tâm hướng của người khác thuộc loại hai. Sau khi
biết rõ tính nết, khả năng tiếp nhận, tâm trạng, căn cơ của người khác Ngài mới
thuyết. Một minh họa về trường hợp của Ràhula, Thế Tôn nhận thấy các giác
chi nơi Ràhula đã thuần thục, Thế Tôn nghĩ: "Nay ta hãy hướng Ràhula
đến sự diệt tận các lậu hoặc". Một số kinh của loại này là: Cūḷarāhula
Sutta (M.147), Mahārāhula Sutta (M.62), Dhammacakkappavattana (S.V.12.2.1) và
Dhātuvibhaṅga Sutta (M.140).
3.- Khi
bốn hội chúng, bốn giai cấp, các loài rồng, thần điểu, càn thác bà, a tu la, dạ
xoa, các chư thiên dục giới, Đại phạm thiên đến gần Thế Tôn và hỏi những câu
hỏi- về các giác chi, các triền cái, năm thủ uẩn, 'báu vật quý nhất của loài
người,' v.v... Thế Tôn thuyết một kinh để đáp lại. Những trường hợp nêu trên
thuộc loại ba. Khi có loài người hoặc chư thiên đến Thế Tôn và nêu ra câu
hỏi, Thế Tôn thuyết một kinh để đáp lại. Những kinh như thế thuộc loại
ba. Nhiều bài giảng trong tương ưng bộ kinh thuộc loại này và các kinh
Sakkapañha (D.21), Cūḷavedalla (M.44), Mahāvedalla (M.43), Sāmaññaphala (D.2)
và những kinh khác.
4.-
Những kinh Thế Tôn thuyết do một sự kiện đặc biệt xảy ra thuộc loại bốn. Những
minh họa cho loại này là Dhammadāyāda (M.3), Cūḷasīhanāda (M.11), Candūpama,
Puttamaṃsūpama, Dārakkhandhūpama, Aggikkhandhūpama, Phenapiṇḍūpama
và Pāricchattakūpama.
Kinh
"Căn bản pháp môn" nằm trong loại bốn. Sự kiện đặc biệt xảy ra ở đây
là gì? Sự phát sanh mạn do sở học. Vì, có lời rằng, năm trăm bà la môn là những
bậc thầy về tam Phệ đà, đã nghe Thế Tôn dạy Pháp và nhận thấy sự nguy hiểm
trong các dục lạc và lợi ích trong xuất ly, đã xuất gia trực tiếp với Thế Tôn.
Không bao lâu chúng thông thạo toàn bộ lời của Đức Phật và do duyên sở học
chúng phát sanh mạn. Chúng suy nghĩ, 'Bất cứ điều gì Thế Tôn nói,' 'điều đó'
chúng ta hiểu chớp nhoáng. Thế Tôn không nói bất cứ điều gì mà không vào trong
phạm vi của ba giống, bốn loại thuật ngữ và bảy biến cách.[1]
Như vậy không có gì trong những điều ngài nói mà đặt ra một vấn đề nan giải đối
với chúng ta.' Do đó chúng thờ ơ cử chỉ tôn kính thích đáng với Thế Tôn, hiếm
khi chúng đến phục vụ hoặc lắng nghe ngài dạy Pháp. Thế Tôn hiểu tâm của chúng
đang diễn ra như vậy và ý thức rằng điều đó không thể giúp chúng thực chứng đạo
hoặc quả chừng nào cột trụ kiêu mạn chưa được bứng gốc khỏi tâm của chúng, ngài
lấy mạn của chúng làm dịp để thuyết một kinh. Thiện xảo trong lời dạy, Thế Tôn
khai thị giáo lý này về 'căn bản pháp môn trong tất cả các pháp' vì mục đích
đập vỡ kiêu mạn của chúng.
LỜI DẠY CHI TIẾT VỀ
CĂN BẢN CỦA TẤT CẢ PHÁP
(sabbadhammamūlapariyāya)
A[2]:
'Của tất cả' nghĩa là không có loại trừ (anavasesa). Vì từ 'tất cả' diễn tả sự
không có một ngoại lệ và biểu thị sự không có ngoại lệ trong bất cứ từ nào mà
nó lập tương quan.
Ṭī[3]:
Từ 'tất cả' được tìm thấy áp dụng cho bốn trường hợp: tất cả bao quát
(sabbasabba), tất cả của loại đề cập hạn chế (padesasabba), tất cả của
loại các xứ (āyatanasabba) và tất cả của loại tự thân
(sakkāyasabba). Như vậy, trong đoạn văn: 'Tất cả các pháp trong tất cả hành
tướng của chúng đi vào ngưỡng cửa đại trí môn của Thế Tôn' (M. Nd.p.227), ý nói
tất cả bao quát. Trong đoạn văn: 'Này Sāriputta, tất cả ngươi đã thiện thuyết
(M.32), đó là tất cả của loại đề cập hạn chế. Trong đoạn văn: 'Này chư tỳ kheo,
Ta sẽ dạy các ngươi tất cả. Mắt và các sắc... ý và các pháp' (S.IV. 1.3.1), đó
Tất cả của loại các xứ và trong đoạn văn 'Vị ấy tưởng tri tất cả là tất cả' (M.1),
đó là tất cả của loại tự thân. Trong bốn trường hợp này, tất cả bao quát có sự
áp dụng không hạn chế, ba trường hợp kia có sự áp dụng hạn chế. Trong trương
hợp hiện tại, có ý nói đến loại tất cả tự thân.[4]
A: Từ
"Pháp" được dùng trong những nghĩa sau đây: kinh điển (pariyatti), Tứ
thánh đế (sacca), định (samādhi), trí tuệ (paññā), bản chất (pakati), thực tính
(sabhāva), không tính (suññatā), phước (puñña), sự phạm luật đạo (āpatti), sự
khả tri (neyya) v.v...Trong đoạn văn: 'Nơi đây, một tỳ kheo thông suốt Pháp -
khế kinh, ứng tụng' v.v... (M.22), nó xuất hiện trong nghĩa các kinh điển. ' Vị
ấy đã thấy Pháp, đã hiểu Pháp' (D.13)- trong nghĩa (tứ thánh) đế. Các Thế Tôn
đó có những pháp như thế' (D.28)- trong nghĩa định. 'sự thật, pháp, nghị lực,
lòng quảng đại' (Jat.v.57)- trong nghĩa Trí tuệ. ' Thuộc về bản chất bị sanh,
bản chất bị già, bản chất bị chết' (D.22)-trong nghĩa bản chất. 'Các thiện
pháp' (Dhs. Mātikā 1)-trong nghĩa thực tính. 'Một thời có các pháp'
(Dhs.&121,v.v...)-trong nghĩa không tính. 'Pháp được thực hành tốt đem lại
an lạc' (Sn. v.184)-trong nghĩa phước. 'Hai pháp bất định' (Vin.1. Aniyata 2)-
trong nghĩa một tội và trong đoạn văn: 'Tất cả pháp trong tất cả hành tướng của
chúng vào ngưỡng cửa đại trí môn của Thế Tôn.,' đó là sự khả tri. Ở đây từ pháp
xuất hiện theo nghĩa các pháp thực tính. Đây là nghĩa từ: 'Chúng mang những đặc
tính riêng của chúng, như vậy chúng là các pháp' (attano lakkhaṇaṃ dhārentī ti
dhammā).
Ṭī:
'Chúng mang những đặc tính riêng của chúng': Mặc dù không có pháp nào mà không
có những đặc tính riêng, ở đây vẫn được nêu ra vì mục đích cho thấy rằng những
tướng này chỉ là các pháp có những tính chất riêng của chúng mà không có những
gán ghép như là thuộc về một 'chúng sanh,' v.v...Trong khi những thực thể như
thường, lạc, ngã, tịnh, v.v...hoặc bản chất (pakati), thực chất (dabba), sinh
mạng (jīva), thân thể, v.v... chúng chỉ là những nhận định sai
(parikappitākāramatta) do ái và các kiến giải, hoặc những thực thể như 'các hoa
trời,' v.v... chỉ là những thành ngữ tục đế (lokavohāramatta), không thể được
tìm thấy như là những chơn đế cùng tột (saccikaṭṭhaparamatthato), những pháp
này (tức là những pháp có tính chất riêng hoặc thực tính 'sabhāva') có thể được
tìm thấy là những chơn đế cùng tột. Mặc dù không có sự sai biệt thật sự (giữa
những pháp này và những đặc tính của chúng), tuy nhiên, để tiện hiểu biết, pháp
môn này tạo ra sự phân biệt như là một phép ẩn dụ (upacāramatta).[5]
Hơn nữa: chúng được mang hoặc chúng được thấy rõ, được biết theo thực tính của
chúng, như vậy chúng là các pháp (dhārīyanti vā yathāsabhāvato avadhāriyanti
ñāyantī ti dhammā).
A:
Từ 'căn bản' (mūla) ở đây có nghĩa là nhân căn bản đặc thù (asādhāraṇahetu).
Ṭī: Ý
nghĩa là: Điều kiện duy nhất cho mỗi pháp được bao gồm trong tự thân. Điều kiện
đó là gì? Ái, mạn và các kiến giải, hoặc vô minh, v.v...[6]Vì
y như những tưởng tượng của ái, (mạn và các kiến giải) là nhân căn bản cho sự
xuất hiện của chúng, vô minh, v.v...cũng thế, những tưởng tượng này phát sanh
liên quan với những cơ sở của tưởng tượng như đất, v.v.... Như vậy có lời
dạy bên dưới (trong kinh), phù hợp với ý nghĩa này: 'Kẻ vô văn phàm phu,'
v.v... 'Bởi vì vị ấy không hiểu rõ nó,' và 'Hỷ lạc là căn bản của đau khổ';
ngoài ra, 'Bởi vì vị ấy không có tham, sân và si.' Do đó công dụng của chúng như
là những nhân căn bản đã được chứng minh.
A: Từ 'pariyāya' xuất hiện trong các kinh điển theo nghĩa sự giảng
dạy (desanā), duyên cớ (kāraṇa) và sự xoay vần (vāra). Ở đây nó có ý nghĩa là
sự giảng dạy và duyên cớ. Như vậy cụm từ 'lời dạy chi tiết về căn bản của tất
cả các pháp' có nghĩa là duyên cớ chỉ định nhân căn bản đặc thù của tất cả các
pháp, hoặc sự giảng dạy về duyên cớ của tất cả các pháp (sabbesaṃ dhammānaṃ
asādharaṇahetusaññitaṃ kāraṇan ti vā sabbesaṃ dhammānaṃ kāraṇadesanan ti vā).
Nhưng kinh này phải được giải thích cẩn thận. Nó không phải là tất cả các pháp
có thực tính trong bốn cấp độ được chỉ định bằng những từ 'tất cả các pháp,'
nhưng chỉ là tất cả các pháp thuộc về ba cấp độ được bao gồm trong tự thân
(sakkāyapariyāpannā pana tebhūmakā dhammā va).[7] Ở đây điểm này là ý nghĩa.
Ṭī: Ý
nghĩa là tất cả các pháp bắt đầu với đất có chức năng như là những cơ sở cho
tưởng tượng (maññanāvatthu).
KẺ VÔ VĂN PHÀM PHU (assutavā puthujjana)
A: Nơi
đây, vị ấy không được học hỏi, cần được dạy, bởi vì vị ấy không có sự hiểu biết
(āgama), cũng không có sự thành tựu nội tâm (adhigama). Vì những ai không có sự
hiểu biết đang chạy theo chiều hướng hoạt động tưởng tượng bởi vì vị ấy không
lưu tâm tới học, hỏi và xét đoán các uẩn, các giới, các xứ, các đế, lý duyên
khởi và các niệm xứ v.v..., cũng không có những thành tựu nội tâm bởi vì vị ấy
đã không thành tựu những gì nên được thành tựu bằng sự thực hành, vị ấy
được nói là 'vô văn' vì sự yếu kém hiểu biết và sự thành tựu nội tâm. Vị ấy là
người cần được dạy.
Ta gọi kẻ đó là phàm phu vì
những nguyên do
Như khởi sinh vô số các pháp,
Bởi vì y bị nhận chìm trong quần thể,
Và là một người khác biệt.
Phàm phu
được gọi thế bởi vì vị ấy sinh ra vô số phiền não sai biệt, v.v...[8]
Như có lời dạy: 'Chúng sinh ra vô số phiền não, do đó chúng là phàm phu. Chúng
đã không diệt nhiều hình thức của thân kiến, chúng tôn kính vô số bậc thầy,
chúng không ra khỏi vô số sanh thú, chúng tạo thành vô số hành, chúng bị cuốn
trôi bởi vô số bộc lưu, bị khổ sở bởi vô số tai họa, bị thiêu đốt bởi vô số
nhiệt não- do đó chúng là phàm phu. Chúng có dục và tham với năm món dục lạc;
nơi đó chúng bị ràng buộc, mê mẫn, tham đắm, dính mắc và câu thúc- do đó chúng
là phàm phu. Chúng bị cản trở, chướng ngại và bao phủ bởi năm triền cái phức
tạp; tại đó chúng bị bao vây, che khuất và giam giữ- do đó chúng là phàm phu'
(M.Nd, p.191). Lại nữa, người được bao gồm trong vô số hạng người không
kể xiết mà sống theo lý thuyết hạ liệt và chống lại giáo lý của các bậc thánh
được gọi là một phàm phu. Một người khác biệt hoặc cách xa các bậc thánh mà có
những thánh đức như giới, văn, v.v...được gọi là một phàm phu. Giữa hai loại
phàm phu được đề cập trong bài kệ sau đây, đó là hạng phàm phu mù lòa được gọi
là 'kẻ vô văn phàm phu.'
Bậc giác ngộ, bà con của mặt trời,
Nói về phàm phu theo hai phương cách.
Một là phàm phu mù si ám,
Hai là phàm phu ưu tú.
NGƯỜI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC BẬC THÁNH
A: Các
bậc thánh được gọi thế bởi vì các ngài xa cách các phiền não, bởi vì các ngài
không hướng về thối hóa, bởi vì các ngài hướng về tăng tiến và bởi vì các ngài
xứng đáng được cung kính bởi đời này cùng với các chư thiên.[9]
Chư Phật toàn giác, độc giác và các bậc thanh văn được gọi là các bậc Thánh.
Hoặc chỉ riêng chư Phật toàn giác được gọi là 'các bậc thánh ở đây, trong khi
cụm từ 'các bậc chân nhân' ứng dụng cho chư phật độc giác và các bậc thanh văn.
Người mà chói sáng (sobhana) qua việc thụ đắc những đức tính siêu thế được gọi
là ' các bậc chân nhân' (sappurisa). Hoặc cả hai từ ứng dụng cho
tất cả ba; tức là, chư Phật toàn giác, chư Phật độc giác và các thanh văn đều
là các bậc thánh và các bậc chân nhân.
Bây giờ
người có bản tính không quan tâm đến các bậc thánh và không có hân hoan nhìn
thấy các ngài, là người 'không có quan tâm (nghĩa đen là không có nhìn thấy)
đến các bậc thánh,' Hạng người này có hai loại: người không thấy các bậc
thánh với mắt và người không thấy các bậc thánh với tuệ (ñāṇena adassāvī), ở
đây ám chỉ không thấy các ngài với tuệ. Vì mặc dù vị ấy thấy bằng mắt thịt hoặc
bằng thiên nhãn, y vẫn không thấy các ngài, vì những mắt này chỉ nắm lấy vẻ bên
ngoài của các bậc thánh, không phải thánh pháp bên trong của các ngài. Mặc dù
Soṇa, Sigāla và nhiều người khác đã thấy các bậc thánh với hai mắt, các vị ấy
không phải là người thấy các bậc thánh.
Đây
là câu chuyện minh họa: Vị trưởng lão A la hán có một thị giả già. Một hôm, sau
khi hai người đã đi khất thực, trong khi theo sau vị trưởng lão mang bát và
ngoại y của thầy, người thị giả hỏi : 'Thưa Ngài, các bậc thánh là người như
thế nào?' Trưởng lão đáp: 'Ở đây có một tỳ kheo già đang đi với một thánh nhân,
đang làm các bổn phận đối với vị ấy như mang y và mang bát của vị ấy, tuy vậy,
y không biết các thánh là thế nào? Này hiền giả, thật khó biết các bậc thánh.'
Mặc dù vị trưởng lão nói thế, người thị giả vẫn không hiểu.
Do đó
không phải thấy với mắt mà có ý nghĩa trong cụm từ 'quan tâm (đến các bậc
thánh),' nhưng thấy với tuệ. Như có lời dạy rằng: 'Này Vakkali, mục đích của
ngươi là gì khi nhìn thấy thân ô trược này? Ai thấy Pháp là thấy Phật'
(S.III.1.9.5). Do vậy, mặc dù ta thấy các bậc thánh với mắt của mình, trong
chừng mực mà ta không thấy các tướng vô thường, (khổ và vô ngã) mà bậc thánh đã
thấy và không chứng ngộ các pháp mà các bậc thánh đã chứng ngộ, thì trong một
thời gian dài thánh pháp và các pháp cấu thành một thánh nhân vẫn không được
thấy và vị ấy được diễn tả là một người 'không có quan tâm đến các bậc thánh.'
KHÔNG THÔNG SUỐT TRONG PHÁP CÁC BẬC THÁNH
A: Tức
là, không có sự thiện xảo trong thánh Pháp được phân loại thành tứ niệm xứ,
v.v....
KHÔNG ĐƯỢC RÈN LUYỆN TRONG PHÁP CÁC BẬC THÁNH
A: Ở
đây-
Trước hết có hai loại luật,
Mỗi bộ phận lại chia năm.
Vì thiếu tất cả luật này.
Ta nói nó vô kỷ cương.
Luật này
(vinaya) có hai loại: luật thu thúc (saṃvaravinaya)[10]
và luật từ bỏ (pahānavinaya). Mỗi phần trong hai loại luật này lại chia thành
năm. Luật thu thúc có năm chi là giới thu thúc (sīla), niệm thu thúc (sati),
trí thu thúc (ñāṇa), nhẫn thu thúc (khanti) và tấn thu thúc (viriya). Nơi đây,
'Vị ấy hoàn toàn có sự thu thúc của Pātimokkha' (Vbh XII.1.508),- đây là giới
thu thúc. 'Vị ấy bảo vệ nhãn căn, vị ấy đạt được sự thu thúc qua nhãn căn'
(D.2)- đây là niệm thu thúc.
Đức Phật
dạy:
Này Ajita, những dòng nước chảy
khắp thế giới,
Niệm dùng để ngăn chúng lại.
Điều này ta gọi là thu thúc các dòng nước.
Nhưng chỉ có tuệ chấm dứt chúng (Sn.v.1035),-
(dòng
cuối) này chỉ định trí thu thúc. 'Vị ấy kiên nhẫn chịu đựng lạnh và nóng'
(M.2)- đây là nhẫn thu thúc. 'Vị ấy không cho phép một dục tầm chưa sanh, vị ấy
từ bỏ nó' (M.2),- đây là tấn thu thúc. Toàn thể năm chi 'thu thúc' này
được gọi là 'thu thúc' (saṃvara) và luật (vinaya) bởi vì nó thu thúc và khép
vào kỷ luật một cách tương ứng bất cứ tà hạnh nào về thân, (khẩu và ý). Như vậy
luật thu thúc được phân loại thành năm chi phần.
Luật từ
bỏ cũng có năm chi phần là sự từ bỏ nhờ yếu tố thay thế (tadaṅgapahāna), sự từ
bỏ nhờ chế ngự (vikkhambhanapahāna), sự từ bỏ
nhờ đoạn trừ (samucchedapahāna), sự từ bỏ nhờ an tịnh hoàn toàn
(paṭipassaddhipahāna) và sự từ bỏ nhờ giải thoát (nissaranapahāna).
Trong những loại từ bỏ này, sự từ bỏ nhờ yếu tố thay thế là từ bỏ
một yếu tố tiêu cực bằng loại quán trí đối nghịch với nó, theo cách đó bóng tối
được từ bỏ khi ngọn đèn được thắp sáng. Như vậy thân kiến được từ bỏ bằng sự
xác định danh sắc, vô nhân kiến và tà kiến về nhân quả được từ bỏ bằng sự
quán sát các duyên, sự phân vân về pháp này được từ bỏ bằng sự vượt qua nghi
sanh, sự nắm lấy 'Ta' và 'của ta' được từ bỏ bằng quán trí về các nhóm, tưởng
về đạo phi đạo được từ bỏ bằng sự quán chiếu về đạo phi đạo, đoạn kiến được từ
bỏ bằng tưởng về sự sinh khởi, thường kiến được từ bỏ bằng tưởng về sự diệt
tận, tưởng về không lo sợ trong điều đáng sợ được từ bỏ bằng tưởng về sợ hải,
tưởng về toại nguyện được từ bỏ bằng tưởng về bất toại nguyện, tưởng về hoan hỷ
được từ bỏ bằng tùy quán về yểm ly, không muốn giải thoát được từ bỏ bằng trí
muốn giải thoát, không có xả được từ bỏ bằng trí về xả, sự diễn tiến trái ngược
với kết cấu của các pháp và trái với với niết bàn được từ bỏ bằng thuận thứ trí
và sự nắm lấy tướng của các hành được từ bỏ bằng chuyển tánh trí. Đây được gọi
là sự từ bỏ nhờ yếu tố thay thế.
Sự từ bỏ
nhờ chế ngự là sự từ bỏ các triền cái, v.v... bằng năng lực chế ngự của định, ở
mức độ cận hành (upacāra) hoặc an chỉ (appanā). Điều này được so sánh với việc
ngăn sự phát triển của rêu nước bằng sự đập mạnh vào mặt nước với cái bình.
Sự từ bỏ
nhờ đoạn trừ là sự từ bỏ nhiều loại phiền não bằng sự cắt đứt hoàn toàn khả
năng sinh khởi của chúng. Loại từ bỏ này được thành đạt qua sự phát triển bốn
đạo siêu thế và sự phát sanh trong tâm hộ kiếp của bốn hạng người chứng được
các đạo này.
Sự từ bỏ
nhờ an tịnh hoàn toàn là sự từ bỏ các phiền não ở bốn sát na quả (theo sau bốn
đạo)
Sự từ bỏ
nhờ giải thoát tức là Nibbāna (niết bàn) từ bỏ tất cả pháp hữu vi, giải thoát
tất cả pháp do duyên sinh.
Vì toàn
thể năm chi phần từ bỏ này là sự từ bỏ theo nghĩa buông bỏ (cāga) và luật theo
nghĩa khép vào kỷ luật, nó được gọi là luật từ bỏ. Hoặc được gọi là luật từ bỏ
bởi vì bất cứ cái gì được từ bỏ cũng được rèn luyện trong kỷ luật. Như vậy luật
từ bỏ này được phân loại làm năm chi phần.
Bởi vì
sự thu thúc của vị ấy thường xuyên bị phá vỡ và bởi vì chưa từ bỏ những gì nên
được từ bỏ, kẻ vô văn phàm phu thiếu sự rèn luyện theo luật này như được diễn
tả tóm tắt thành năm chi phần và chi tiết thành mười chi phần và khi thiếu nó,
vị ấy được nói là 'không được rèn luyện.' Phương pháp giống nhau áp dụng cho
những phát biểu tương đương về 'các bậc chân nhân,' vì không có sự khác
biệt về ý nghĩa. Như có lời dạy: ' Những ai là các bậc thánh cũng là các bậc
chân nhân và những ai là các bậc chân nhân cũng là các bậc thánh. Ta nói 'các
bậc thánh' hoặc 'các bậc chân nhân', ' Pháp của các bậc thánh' hoặc 'Pháp của
các bậc chân nhân', 'luật của các bậc thánh' hoặc 'luật của các bậc chân nhân'-
đây là những từ đồng nhất, tương tự, đồng dạng, tương đương, có thể hoán
chuyển.
Sau khi
tuyên bố: 'Ta sẽ dạy pháp môn căn bản về tất cả các pháp cho các ngươi,' tại
sao Thế Tôn tiếp tục diễn tả phàm phu mà không có ngay cả lời dạy về căn bản
pháp môn? Để chỉ ra vấn đề nầy bằng cách lời dạy có pháp làm chủ đề và
một cá nhân làm điều kiện thuyết giáo[11] Đối với lời dạy của Đức Phật có
bốn loại: (1) lời dạy có các pháp làm chủ đề và các pháp làm điều kiện thuyết
giáo (dhammādhiṭṭhānā dhammadesanā); (2) ); lời dạy có các cá nhân làm chủ đề
và các pháp làm điều kiện thuyết giáo (dhammādhiṭṭhānā puggaladesanā);
(3) lời dạy có các cá nhân làm chủ đề và các cá nhân làm điều kiện thuyết
giáo (puggalādhiṭṭhānā puggaladesanā); (4) lời dạy có các pháp làm chủ đề và
các cá nhân làm điều kiện thuyết giáo (puggalādhiṭṭhānā dhammadesanā).
Trong
trường hợp đó, (1) 'này các tỳ kheo có ba thọ này. Chúng là gì? Thọ lạc, thọ
khổ, thọ không lạc không khổ' (S.IV.2.1.1)- đây là lời dạy có các pháp làm chủ
đề và các pháp làm điều kiện thuyết giáo. 'Người này gồm có sáu giới, sáu xúc
xứ, mười tám phân loại ý, bốn quyết tâm' (M.140) - đây là lời dạy có các
cá nhân làm chủ đề và các pháp làm điều kiện thuyết giáo. (3) 'Này các tỳ kheo,
có ba loại người tồn tại ở đời. Ba loại này là gì? Người mù, người một mắt,
người hai mắt' (A. III.3.9) - đây là lời dạy có các cá nhân làm chủ
đề và các cá nhân làm điều kiện thuyết giáo. (4) Này các tỳ kheo, sự sợ
hải về một khổ cảnh là gì? Này các tỳ kheo, nơi đây có người suy xét: ' Quả của
thân ác hành trong đời sống tương lai là ác' (A.IV.13.1) - đây là lời dạy có
các pháp làm chủ đề và các cá nhân làm điều kiện thuyết giáo.
Trong
trường hợp hiện tại, vì phàm phu gồm có các cơ sở mà không được hiểu rõ
(puthujjano apariññātavatthuko), và sự tưởng tượng (maññanā) vốn là gốc rễ của
tất cả pháp. Tưởng tượng này ở đây ám chỉ bản thân nó bén rễ vào việc thiếu
hiểu rõ (apariññāmūlikā), do vậy Thế Tôn diễn tả phàm phu trước; vì khi giới
thiệu phàm phu, ý nghĩa sẽ được rõ ràng qua lời dạy mà có các cá nhân làm điều kiện
thuyết giáo.
Ṭī:
'Phàm phu gồm có các cơ sở mà không được hiểu rõ': các uẩn không được hiểu rõ
qua ba loại hiểu rõ. [12] Vì các uẩn là những cơ sở của sự hiểu rõ.
2. Phần về Đất
VỊ ẤY TƯỞNG TRI ĐẤT LÀ ĐẤT (pathaviṃ pathavito sañjānāti)
A: Sau
khi diễn tả phàm phu như vậy, Bậc đạo sư tiếp tục chỉ dạy tính cách tưởng tượng
các cơ sở của phàm phu như đất, v.v...đó là nguồn sinh khởi của các pháp
bao gồm trong tự thân. Nơi đây, đất có bốn loại: đất tướng (lakkhaṇapathavī),
đất kết hợp (sasambhārapathavī) [13],
đất cảnh (ārammaṇapathavī), đất chế định (sammutipathavī). (1)Trong đoạn văn:
'Này các hiền giả, nguyên tố đất bên trong là gì? Pháp nào ở bên trong, thuộc
về bản thân, cứng, rắn chắc' (M.28)- Đây là đất tướng. (2) Trong đoạn
văn: ' Nếu vị ấy đào đất hoặc sai khiến người đào đất (Vin.II.Pāc.10)- đây là
đất kết hợp. Hai mươi bộ phận của thân bắt đầu với tóc v.v.... và những nguyên
tố bên ngoài như sắt và đồng cũng bao gồm trong đất kết hợp. Vì đất kết hợp gồm
có đất cùng với các sắc pháp đi theo nó, như màu sắc v.v...(3) 'ai nhận thấy
kasiṇa đất' (D.34)- ở đây đất cảnh là kasiṇa đất, cũng gọi là đất ấn chứng
(nimittapathavī). [14] (4) 'Đất chế định': ai chứng
thiền với kasina đất làm căn bản và sanh vào thế giới của các vị trời, được tên
là 'thiên tử đất'. Sau khi phương tiện của vị ấy đến một trạng thái như thế.
Tất cả
những nghĩa của từ 'đất' thích hợp với ngữ cảnh hiện tại, vì bất cứ ví dụ nào
trong bốn loại đất này phàm phu tưởng tri là đất, vị ấy tưởng tri (với ý tưởng)
'Đó là đất'; vị ấy tưởng tri là một phần của đất (paṭhavībhāvena); vị ấy tưởng
tri qua tưởng điên đảo, sau khi nắm lấy cách nói thông tục (và suy nghĩ) 'đó là
đất'(lokavohāraṃ gahetvā saññāvipallāsena sañjānāti); Hoặc không có buông ra
phần đất này, vị ấy tưởng tri nó là một chúng sanh (satta) hoặc thuộc về một
chúng sanh. Tại sao vị ấy tưởng tri đất theo cách này? Điều này không cần phải
hỏi, vì như một người điên kẻ phàm phu bằng mọi cách bám vào bất cứ cái gì có
thể bám được. Hoặc lý do là vị ấy không quan tâm đến các bậc thánh, v.v... hoặc
như Thế tôn dạy sau đó, 'bởi vì vị ấy không hiểu rõ đất.'
Ṭī: Cơ
sở tưởng tượng được nắm lấy chỉ qua tin đồn, v.v.... Như vậy đất tướng được bao
gồm bằng sự đề cập đến ' cứng, rắn chắc,' v.v... Nhưng một số đưa ra lời phản
đối: 'Không có tưởng tượng xảy ra khi tướng đó được thấy, và tưởng mà bám vào
(đối tượng đó) như một khối rắn chắc (piṇḍagāhikā saññā) và trở thành cái gốc
cho các kiến chấp.Do vậy đất tướng không nên được bao gồm.' [15]
Điều này không đúng, vì sự thâm nhập tướng đó không có ý nói đến nơi đây; do đó
chú giải nói: 'sau khi nắm lấy cách nói thông tục.' Và không phải tất cả tưởng
bám vào cái khối đó, cũng không phải tất cả trở thành cái gốc cho các kiến
chấp. Vì vậy, tưởng tượng cũng sinh khởi đối với đất tướng xuất hiện qua thân
môn và nơi khác. Do vậy có lời rằng cơ sở đó chỉ được nắm lấy qua tin đồn,
v.v...' Vì phàm phu khi tưởng tri bất cứ đất nào trong bốn loại đất này, vị ấy
chỉ tưởng tri nó như một phần của đất, và không như một phần của nước, v.v...,
có lời rằng: 'vị ấy tưởng tri như một phần của đất.' 'sau khi nắm
lấy cách nói thông tục.': bằng cách này nhà chú giải chỉ cho thấy rằng sự thâm
nhập đất tướng cũng xảy ra qua phương tiện của cách nói thông tục.
Phản
đối: Nếu cách nói thông tục được ứng dụng, sai lầm là gì? Phải chăng các bậc
thánh cũng sử dụng cách nói thông tục, như khi các ngài nói: 'Này hiền giả, đây
là địa đại,'' v.v...?
Trả lời:
Đó không phải là chỉ việc dùng cách nói đó mà có ý nói nơi đây, mà là tà chấp
đang hoạt động qua cách nói thông tục. Do đó nhà chú giải nói: 'vị ấy tưởng tri
qua tưởng điên đảo.' Đây là ý nghĩa:- Vị ấy tưởng tri đất là tịnh (subha),
v.v...[16] qua tưởng sai lạc phát khởi
từ phi như lý tác ý (ayonisomamasikārasambhūtāya...viparītasaññāya). Do việc
này, tưởng tượng yếu qua ái, mạn và các kiến giải (dubbalā
taṇhāmānadiṭthimaññanā) được nêu ra.
Nếu thế,
(ta có thể hỏi), tại sao tưởng được đề cập? Bởi vì nó là rõ ràng. Y như khi một
ngọn lửa đang cháy âm ỉ và ta thấy khói, mặc dù ngọn lửa vẫn tồn tại, chúng ta
nói 'có khói' hơn là nói ' có lửa', bởi vì khói rõ ràng hơn; cũng vậy, mặc dù
tưởng tượng thực hiện chức năng của nó (trong tưởng này), chức năng này không
dễ thấy. Riêng chức năng của tưởng là dễ thấy, vì tưởng rõ ràng hơn. Nhưng
tưởng này hòa hợp với tưởng tượng và vận hành trong sự liên kết với tưởng
tượng; vì vậy nhà chú giải nói: 'vị ấy tưởng tri qua tưởng điên đảo' Khi có lời
rằng vị ấy tưởng tri đất và suy nghĩ 'đó là đất,' nó có nghĩa rằng, không có
buông ra một phần đất từ bốn loại đất này, vị ấy tưởng tri những gì trong thực
tính của nó không có ngã, v.v... như là sở hữu một cái ngã,
v.v...(anattādisabhāvaṃ yeva taṃ attādivasena sañjānāti), như người tưởng tri
một cục bướu trên đầu là một cục vàng.
SAU KHI TƯỞNG TRI ĐẤT LÀ ĐẤT
A: Sau
khi tưởng tri đất với tưởng sai lạc, phàm phu sau đó tưởng tượng đất, tức là
diễn dịch, phân biệt đất qua những khuynh hướng bành trướng thô của ái, mạn và
các kiến giải.[17] Chúng được gọi là 'những
tưởng tượng' (aparabhāre thāmapattehi taṇhāmānadiṭṭhipapañcehi idha
maññanānāmena vuttehi maññati kappeti vikappeti). Điều này phù hợp với phát
biểu: 'Các khái niệm do bành trướng được dựa vào tưởng' (saññānidānā hi
papañcasaṅkhā, Sn. v.874). Vị ấy nắm lấy đất theo nhiều cách sai biệt trái
ngược (với thực tại) (nānappakārato aññathā gaṇhāti). Do đó có lời rằng
"Vị ấy tưởng tượng đất." Để cho thấy những cách mà vị ấy tưởng tượng
đất bằng một phương pháp thô, hai mươi phần trong thân như tóc, lông, v.v...có
thể được đề cập như là đất bên trong (M.28, M.62, VbhIII.1,&173). Đất bên
ngoài có thể được hiểu qua đoạn văn trong Vibhaṅga: 'Nguyên tố đất bên ngoài là
gì? Bất cứ cái gì ở bên ngoài là cứng, rắn chắc, sự cứng, trạng thái cứng, ở
bên ngoài, không do nghiệp tích tụ, như sắt, đồng, thiếc, chì, bạc, ngọc trai,
ngọc thạch, ngọc mắt mèo, vỏ sò, hòn đá, san hô, đồng tiền bạc, vàng, hồng
ngọc, đá quý nhiều màu, cỏ, gỗ, sỏi, mảnh gốm, đất, tảng đá, núi' (Vbh
III.1,&173). Đất ấn chứng trong đầu đề tam thuộc những cảnh nội cũng có thể
được bao gồm.[18] Đây là sự giải thích ý
nghĩa.
Ṭī:
Papañcasaṅkhā = những phần của papañca (papañcakoṭṭhāsa)[19].
Do những pháp này, chúng sanh bị giam giữ (papañcanti) trong luân hồi, tức là,
bị thối hóa , do vậy chúng là 'những khuynh hướng bành trướng' 'sự tưởng tượng'
(maññanā): Do duyên các pháp này, con người tưởng tượng, tức là, nhận định sai
(parikappenti) các pháp như 'Đây là của ta,' v.v... Ái, mạn và các kiến giải
được ám chỉ nơi đây bằng hai từ đồng nghĩa ' những tưởng tượng' và ' những
khuynh hướng bành trướng.'
' Vị ấy
nắm lấy đất ...trái ngược (với thực tại): như sự tưởng tượng của các kiến giải,
những tưởng tượng của ái và mạn cũng nắm lấy các pháp trái ngược với thực tại-
ái cho rằng bất tịnh là tịnh, mạn cho rằng thấp hèn là cao quý, v.v...Y như tầm
và các chi thiền khác, bất kể những đặc tính riêng biệt của chúng, dù vậy chúng
đều là các chi thiền trong chừng mực chúng có cùng tính chất chung trong việc
quan sát chặt chẽ đối tượng, cũng như thế, ái, mạn và các kiến giải- bất
kể những đặc tính riêng biệt của chúng theo tuần tự như sự khao khát
(anugijjhana), tính tự cao tự đại (uṇṇati), và sự ngộ nhận (parāmāsa), đều là
những hình thức của tưởng tượng trong chừng mực chúng xảy ra theo đường hướng
chung trong sự nhận định sai đối tượng (ārammaṇaparikappanākārena pavatti).
'Đất ấn chứng' là quang tướng
(paṭibhāganimitta) của kasiṇa
đất.
VỊ ẤY TƯỞNG TƯỢNG (CHÍNH MÌNH) NHƯ LÀ ĐẤT (paṭhaviṃ maññati)
A: Vị ấy
tưởng tượng đất qua ba sự tưởng tượng 'Ta là đất'; 'Đất là của ta'; 'Một người
khác là đất'; 'Đất thuộc về một người khác'. Hoặc vị ấy tưởng tượng đất bên
trong qua sự tưởng tượng của ái, qua sự tưởng tượng của mạn và qua sự tưởng
tượng của các kiến giải.
Ṭī: Nhà
chú giải cho thấy ba sự tưởng tượng liên hệ với dòng tương tục của mình và
những dòng tương tục của người khác trong cách lý giải súc tích.[20]
'Ta là đất': Do câu này vị ấy cho thấy sự tưởng tượng của các kiến giải
và của mạn với một đối tượng bên trong, vì nhóm từ 'Ta là đất' ám chỉ định kiến
về ngã (attābhinivesa) hoặc pháp tạo cái Ta (ahaṃkāra). 'Đất là của ta'- ám chỉ
sự tưởng tượng của ái và của mạn. Vế sau là cách lý giải có thể xảy ra bởi vì
qua mạn ta coi bản thân là cao quý (bằng hoặc thấp kém) vì phần đất nào đó mà
ta đã sở hữu. Sự tưởng tượng có thể được phân tích đối với hai nhóm từ kia một
cách tương tự.
Người
chứng thiền qua Kasiṇa đất có thể chấp vào đối tượng được nhận thức trong sắc
thiền như một tự ngã, hoặc vị ấy có thể nắm lấy đối tượng đó như một tướng cao
quý của mình. Do vậy vị ấy tưởng tượng 'Ta là đất' (qua sự tưởng tượng của các
kiến giải và của mạn một cách tương ứng). Sau khi nắm lấy đối tượng kasiṇa này
là 'ngã của ta.' vị ấy tưởng tượng 'đất là của ta.' Mặt khác, nếu vị ấy nắm
chặt vào đối tượng này một cách giáo điều như là một người khác hoặc một chư
thiên, vị ấy tưởng tượng 'một người khác là đất'; nếu vị ấy bám chặt vào đối
tượng như là tự ngã của một người khác, vị ấy tưởng tượng 'đất thuộc về một
người khác.' ;
A: Hoặc
vị ấy tưởng tượng đất bên trong bằng sự tưởng tượng của ái, qua sự tưởng tượng
của mạn, và qua sự tưởng tượng của các kiến giải. Bằng cách nào? Vị ấy phát
sanh dục và tham đối với tóc v.v.; vị ấy thỏa thích chúng (assādeti), hoan hỷ
trong chúng, chào đón chúng và bám chặt lấy chúng. Cũng thế đối với lông, móng,
răng, da, hoặc bất cứ đối tượng gợi hứng nào. Như vậy vị ấy tưởng tượng đất bên
trong bằng sự tưởng tượng của ái. Hoặc vị ấy mong cầu chúng với sự hoan hỷ
'Mong tóc của ta, v.v...sẽ như vầy trong tương lai! Hoặc phát nguyện sẽ sở đắc
những gì chưa có được, vị ấy suy nghĩ: ' Do giới này...hoặc do đời sống phạm
hạnh này (brahmacariya) cầu xin cho tôi có tóc mơ huyền mềm, óng ả'. Như vậy
theo cách này vị ấy tưởng tượng đất bên trong qua sự tưởng tượng của ái.
Lại nữa,
do sắc đẹp, xấu của tóc v.v.... vị ấy phát sanh mạn: 'Ta cao quý', 'Ta bằng',
hoặc 'Ta thấp kém'. Như vậy vị ấy tưởng tượng đất bên trong qua sự tưởng tượng
của mạn.
Vị ấy
chấp vào tóc, v.v... như sinh mạng (jīva) theo cách thức truyền tụng lâu đời
'Sinh mạng và thân thể là một'. Như vậy vị ấy tưởng tượng đất bên trong qua sự
tưởng tượng của các kiến giải. Hoặc tương phản trực tiếp với phương pháp nêu ra
trong kinh, (bao gồm sự tùy quán) 'Nguyên tố đất bên trong và bên ngoài chỉ là
nguyên tố đất. Cái này không phải của ta' (M.28). Vị ấy chấp vào nguyên tố đất
trong tóc, v.v... như 'Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là ngã của
ta'. Theo cách này vị ấy cũng tưởng tượng đất bên trong qua sự tưởng tượng của
các kiến giải.
Như vậy
vị ấy tưởng tượng đất bên trong qua ba sự tưởng tượng.
Như đất
bên trong, đất bên ngoài cũng như thế. Bằng cách nào? Vị ấy phát sanh dục và
tham đối với sắt, đồng, v.v.; Vị ấy thỏa thích, hoan hỷ, chào đón, bám chặt lấy
chúng. Nghĩ rằng 'sắt là của ta' 'đồng là của ta', vị ấy chiếm hữu chúng, gìn
giữ chúng, canh chừng chúng. Như vậy vị ấy tưởng tượng đất bên ngoài qua sự tưởng
tượng của ái.
Lại nữa,
do sự đẹp, xấu của những của cải bằng sắt hoặc đồng v.v... đang sở hữu, vị ấy
phát sanh mạn 'Ta cao quý', hoặc 'Ta bằng', hoặc 'Ta thấp kém'. Như vậy vị ấy
tưởng tượng đất bên ngoài qua sự tưởng tượng của mạn.
Sau khi
tưởng tri một sinh mạng trong sắt, kế đó vị ấy bám chặt vào sắt như là một sinh
mạng; cũng theo cách thức đó đối với đồng,v.v.. Như vậy vị ấy tưởng tượng đất
bên ngoài bằng sự tưởng tượng của các kiến giải. Hoặc vị ấy giải thích ấn chứng
đất như là một tự ngã theo cách thức như được nêu ra trong Đạo vô ngại giải
(Paṭisambhidāmagga): 'Nơi đây, có người coi Kasina đất như là tự ngã và suy
nghĩ 'Kasiṇa đất là Ta, Ta là kasiṇa đất', 'vị ấy coi kasiṇa đất và tự ngã là
bất nhị' (Pts.1.2.2.)" Theo cách này vị ấy cũng tưởng tượng đất bên ngoài
qua sự tưởng tượng của các kiến giải.
Như vậy
vị ấy tưởng tượng đất bên ngoài qua ba sự tưởng tượng. Theo cách này lời phát
biểu 'vị ấy tưởng tượng đất'cũng được giải thích theo ba sự tưởng tượng. Phần
còn lại chúng ta chỉ thảo luận tóm tắt.
VỊ ẤY TƯỞNG TƯỢNG (CHÍNH MÌNH) Ở TRONG ĐẤT (pathaviyā maññati)
A:
Ở đây 'trong đất' là vị trí cách. Vì vậy vị ấy tưởng tượng 'Ta ở trong đất'; vị
ấy tưởng tượng 'có sự chướng ngại (kiñcana), sự trở ngại (palibodha) cho ta
trong đất'; vị ấy tưởng tượng 'Một người khác ở trong đất', vị ấy tưởng tượng
'có sự chướng ngại, sự trở ngại, cho một người khác ở trong đất'. Giải thích
này là ý nghĩa nơi đây.
Ṭī: Vì
'trong đất' là một thành ngữ vị trí, lời phát biểu có nghĩa rằng vị ấy phối hợp
cơ sở tưởng tượng (tức là, nguyên tố đất) như là chỗ chứa (ādhāra) cho cái ngã
của vị ấy, cho cái ngã của người khác và cho những vật phụ thuộc của cả
hai.
Hỏi: Có
đúng chăng đất kết hợp là một trú địa sở y (ādhāranissaya) cho các pháp theo
sau, các pháp tương ưng lẫn bất tương ưng với các căn? Và những loại đất
khác- đất tướng, đất ấn chứng kasiṇa, và các thiên tử đất là cảnh y duyên
(ārammaṇanissaya) cho các tâm sở có các loại đất này làm những cảnh của
chúng? Thế thì không có gì sai ở đây (tức là khi phàm phu tưởng tượng đất là
một chỗ chứa).
Đáp:
Không đúng, bởi vì vị ấy nhận định sai (parikappanato) cơ sở của tưởng tượng
như là một sở y. Vì qua những tưởng tượng của các kiến giải và mạn vị ấy nắm
lấy đất như là sở y cho 'Ta', tức là cho một cái ngã, liên quan đến những tưởng
tượng này. Như vậy vị ấy tưởng tượng 'Ta ở trong đất.' Và qua sự tưởng tượng
của ái, vị ấy nắm lấy đất như là sở y cho những vật phụ thuộc của cái ngã, liên
quan đến sự tưởng tượng này. Như vậy vị ấy tưởng tượng 'Có sự chướng ngại, sự
trở ngại, cho ta trong đất.'
A: Hoặc,
phát biểu này có thể được giải thích theo phương pháp sau đây: 'Người ta cho
rằng ngã ở trong sắc bằng cách nào? Ở đây có người coi thọ, tưởng, các hành và
thức như là cái ngã, và suy nghĩ: ' Cái ngã của ta này (được thể hiện) trong
sắc'. Như vậy vị ấy coi cái ngã như là ở trong sắc' (Pts.1.2.2.). Theo cách này
sau khi nắm lấy thọ, v.v... là ngã, vị ấy nhận định sai trường hợp nào đó về
đất, bên trong hoặc bên ngoài, là chỗ trú (okāsa) cho cái ngã này. Sau khi
tưởng tượng 'Ngã này của ta ở trong đất,' vị ấy tưởng tượng trong đất. Đây là
cách vị ấy tưởng tượng qua các kiến giải. Những tưởng tượng của ái và mạn nên
được hiểu khi vị ấy phát sanh sự tham luyến (sineha) đối với cái ngã (giả định)
này của vị ấy và mạn dựa vào đó. Theo cùng một cách này, khi vị ấy tưởng tượng
cái ngã của người khác ở trong đất, đây là sự tưởng tượng của các kiến giải.
Nhưng những loại tưởng tượng khác cũng được công nhận.
Ṭī: Khi
vị ấy nói 'trong sắc,' vị ấy bao gồm bộ phận đó (tức là nguyên tố đất) bằng sự
đề cập cái toàn thể (tức là sắc pháp).[21]
Vì cái toàn thể không bao giờ có thể được tìm thấy mà không có những bộ phận
của nó, bằng sự đề cập toàn thể thì bộ phận cũng được bao gồm.
'Những
loại tưởng tượng khác cũng được công nhận': khi người ta coi một người khác là
cao quý,v.v... vì sự thành công, năng lực của vị ấy v.v..., nắm lấy ngã của vị
ấy tồn tại với đất như là sở y tùy thuộc (sannissaya)- đây là sự tưởng tượng
của mạn. Và khi người ta phát nguyện trên những đối tượng này (có cùng sự nắm
giữ tiềm ẩn)- đây là sự tưởng tượng của ái.
VỊ ẤY TƯỞNG TƯỢNG (CHÍNH MÌNH TÁCH RỜI) TỪ ĐẤT (pathavito
maññati)
A: Ở đây
'từ đất' là công cụ cách. Do vậy, 'vị ấy tưởng tượng từ đất' ta nên hiểu nó có
nghĩa rằng vị ấy tưởng tượng chính mình hoặc một người khác cùng với những vật
phụ thuộc để sinh khởi (uppatti) hoặc bắt nguồn từ đất (niggamana), hoặc vị ấy
tưởng tượng ngã là khác hơn đất (pathavito añño attā). Đây là sự tưởng tượng
của vị ấy về các kiến giải. Những tưởng tượng của ái và mạn có thể được hiểu
như sự tham luyến và kiêu mạn mà vị ấy sinh khởi liên quan với cơ sở được tưởng
tượng với sự tưởng tượng của các kiến giải. Những tưởng tượng khác nắm lấy cụm
từ 'vị ấy tưởng tượng từ đất' để muốn nói rằng sau khi phát triển thiền trên
một kasiṇa đất hạn lượng, vị ấy chấp giữ sự hiện hữu của một cái ngã vô lượng
mà khác với đối tượng kasiṇa, và tưởng tượng 'ngã của ta ở bên ngoài đất'.
Ṭī: 'Để
sinh khởi hoặc bắt nguồn từ đất': sự sinh khởi từ đất có thể được giải thích
bằng cách của lý thuyết trứng nguyên sơ (brahmaṇḍavāda): 'Thuở đó có một cái
trứng vàng. Chính Phạm thiên (Brahmā) sinh khởi trong đó.'[22]
Hoặc ta có thể hiểu bằng cách của lý thuyết về nguyên tử (anukavāda) mà
chủ trương rằng phân tử (dviaṇuka) sinh khởi từ sự ghép đôi các nguyên tử. Sự
bắt nguồn từ đất có thể được giải thích bằng cách hữu thần luận (isssaravāda)
với lý thuyết về vai trò sáng tạo của Thượng đế (issarakuttato), nó bảo thủ
rằng tất cả thế giới này sinh khởi từ thượng đế.
'Vị ấy
tưởng tượng ngã là khác hơn đất': vị ấy nắm lấy ngã là nước, v.v...
Trong
đường lối đầu tiên (cái ngã sinh khởi hoặc bắt nguồn từ đất) công cụ cách này
có tướng tác dụng (kārakalakkhaṇa); trong đường lối thứ hai (cái ngã là khác
hơn đất) nó có tướng tương phản (upapadalakkhaṇa).
VỊ ẤY TƯỞNG TƯỢNG 'ĐẤT LÀ CỦA TA' (pathaviṃ me ti maññati)
A:
Ở đây vị ấy tuyên bố sở hữu toàn thể đại địa bằng cách của ái; như vậy trong
trường hợp này chỉ một tưởng tượng, sự tưởng tượng của ái là thích hợp. Sự giải
thích này áp dụng cho tất cả trường hợp của đất, trong và ngoài, được chia theo
sự phân loại đã nói ở trên, ví dụ 'tóc là của ta, lông là của ta, sắt là của
ta, đồng là của ta.'
Ṭī: Y
như, khi sự tham luyến và mạn được sanh khởi đối với một cơ sở do các kiến giải
tưởng tượng, những tưởng tượng của ái và mạn phát sinh. Cho nên chúng ta có thể
hiểu rằng khi ta xếp bản thân vào loại cao quý v.v..., do một cơ sở được tưởng
tượng bởi ái, hoặc nhận định sai rằng cơ sở đó là sở hữu của ngã và ngã là chủ
nhân thường tại của nó, lúc đó các tưởng tượng của mạn và các kiến giải phát
sinh.
VỊ ẤY HOAN HỶ TRONG ĐẤT (pathaviṃ abhinandati)
A: Vị ấy
hoan hỷ trong đất với những phân loại được đề cập trước. Vị ấy thỏa thích, bám
vào đất.
Nếu ý
nghĩa này đã được nêu ra bằng phát biểu 'vị ấy tưởng tượng đất,' tại sao ở đây
có lời rằng 'vị ấy hoan hỷ trong đất'? Điểm này không được những người xưa giải
thích,[23] nhưng tôi (Buddhaghosa) cho
ý kiến riêng: như một sự trình bày lời dạy trang nhã (desanāvilāsa) hoặc để chỉ
ra sự nguy hiểm (ādīnava). Vì Thế Tôn đã hoàn toàn thâm nhập pháp giới (dhammadhātu),
ngài ban cho lời dạy trang nhã qua những phương pháp sai biệt và đa dạng. Do
vậy, sau khi cho thấy trước tiên sự sinh khởi của các phiền não bằng cách của
tưởng tượng, bây giờ ngài cho thấy giống như pháp đó bằng cách hoan hỷ như một
ví dụ về sự trang nhã trong lời dạy của Ngài. Hoặc ngài nói điều này để chỉ ra
sự nguy hiểm. Vì người mà tưởng tượng đất, tưởng tượng trong đất, tưởng tượng
từ đất, tưởng tượng 'đất là của ta,' không thể từ bỏ ái hoặc các kiến giải dựa
vào đất; do vậy vị ấy cũng hoan hỷ trong đất. Nhưng ai hoan hỷ trong đất là
hoan hỷ trong đau khổ (dukkha) và đau khổ là nguy hiểm. Vì Thế Tôn
đã dạy ' Này các tỳ kheo! Ai hoan hỷ trong địa đại là hoan hỷ trong đau khổ. Ai
hoan hỷ trong đau khổ, Ta tuyên bố không thoát khỏi đau khổ."(S.II.2.4.6).
Tī: Tối thượng giác ngộ 'Pháp giới đó'. Đây được gọi là giới
(dhātu), bởi vì nó mang (dhāreti), nâng đỡ (upadhāreti), tất cả pháp có thể
biết được theo thực tính của chúng; hoặc bởi vì nó nâng đỡ toàn thể sự tiếp nối
các pháp (trong dòng tương tục) của chúng sanh có học tập, ngăn chúng khỏi rơi
vào đau khổ trong những cõi khổ và đau khổ trong luân hồi; và bởi vì nó xuất
hiện theo một cách không sai lệch. Tối thượng giác ngộ là đạo trí (của Đức
Phật), được dựa trên nhất thiết chủng trí của ngài [24],
và nhất thiết chủng trí của ngài dựa trên đạo trí của ngài.
'Sự
tưởng tượng' là nhận định sai (parikappanā) đối tượng, nó nảy sinh bằng cách
của sự ham muốn, tự đề cao và tà chấp (abhikaṅkhanapaggasampaggahaparāmasana). [25] Sự nhận định sai là bám chặt vào đối tượng như
là 'Ta' và 'của ta.' Mặt khác, 'Sự hoan hỷ,' là pháp qua đó thủ trước
(ajjhosāna) sinh khởi. Đây là sự sai biệt giữa tưởng tượng (maññanā) và hoan hỷ
(abhinandanā). .
DO DUYÊN CỚ NÀO? TA TUYÊN BỐ, BỞI VÌ VỊ ẤY KHÔNG HIỂU RÕ ĐẤT (apariññātaṃ
tassā ti vadāmi)
A: Như
vậy sau khi cho thấy sự tưởng tượng và hoan hỷ của phàm phu dựa vào đất, với
những lời này bậc Đạo sư giải bày lý do tại sao phàm phu tưởng tượng và hoan hỷ
trong đất. Đây là ý nghĩa:- Nếu ta hỏi ' vì lý do gì phàm phu tưởng tượng đất?
Tại sao phàm phu tưởng tượng và hoan hỷ trong đất?', Lời đáp là: 'bởi vì vị ấy
không hiểu rõ đất,'tức là bởi vì vị ấy không hiểu rõ cơ sở đó. Ai hiểu rõ đất
thì hiểu nó bằng ba loại trí sung mãn: Trí sung mãn thắng tri (ñātapariññā),
trí sung mãn quán sát (tīraṇapariññā) và trí sung mãn từ bỏ (pahānapariññā).
Nơi đây,
trí sung mãn thắng tri là gì? Vị ấy hiểu rõ nguyên tố đất như vầy:- 'Đây là
nguyên tố đất bên trong, đây là nguyên tố đất bên ngoài. Đây là tướng, chức
năng, sự biểu lộ và nhân gần của nó.' Đây là trí sung mãn thắng tri.
Trí sung
mãn quán sát là gì? Sau khi biết nguyên tố đất bằng cách này, vị ấy quán sát nó
theo bốn mươi hai cách như vô thường, khổ, bệnh v.v....[26]Đây
là trí sung mãn quán sát.
Trí sung
mãn từ bỏ là gì? Sau khi quán sát đất bằng cách này, vị ấy từ bỏ dục và tham
đối với nguyên tố đất qua tối thượng đạo (aggamagga). Đây là trí sung mãn từ
bỏ.
Hoặc, sự
xác định danh sắc (nāmarūpapavatthāna) là trí sung mãn thắng tri; quán trí về
các nhóm (kalāpasammasana) đến mức độ tuệ thuận thứ (anuloma) là trí sung mãn
quán sát và tuệ trong thánh đạo là trí sung mãn từ bỏ.
Ai hiểu
rõ đất là hiểu nó bằng ba loại trí sung mãn này. Nhưng đối với phàm phu không
có trí sung mãn như thế, do vậy, vì thiếu trí sung mãn, vị ấy tưởng tượng và
hoan hỷ trong đất.
Tī: Nơi
đây, 'trí sung mãn thắng tri' là trí tuệ về sự hiểu rõ nhờ thế ta hiểu
rõ, giới hạn (paricchindati) bình diện của quán (vipassanābhūmi). Vì trí này
hiểu ba bình diện pháp, giới hạn chúng là trong, ngoài và xác định những
tướng, những chức năng, v.v... của chúng; bằng cách ấy nó giúp ta biết, hiểu rõ
ràng rằng 'đây là bình diện của quán.' Ở đây ta nên hiểu theo nguyên tố đất.
'Trí sung mãn quán sát' này hiểu năm thủ uẩn theo thực tính của chúng là vô
thường, (khổ và vô ngã), bằng sự giới hạn chúng qua quán trí và quán sát những
cách thức vô thường của chúng v.v...cùng với những tùy thuộc của chúng. 'tối
thượng đạo' là A la hán đạo, vì đạo này từ bỏ dục và tham không có dư sót; hoặc
đó là siêu thế đạo (nói chung). Hoặc là trí sung mãn từ bỏ, theo nghĩa trừu
tượng nó là trí tuệ từ bỏ (các phiền não) bằng sự bứng gốc chúng
(samucchedapahānakārī paññā).
3. PHẦN VỀ NƯỚC, v.v...
A: 'Nước
là nước' (āpaṃ āpato). Nước giống như đất có bốn phần: tướng, kết hợp, cảnh và
chế định. Trong những phần này, (1) nước tướng được giải thích như vầy: 'Nguyên
tố nước bên trong là gì? Nguyên tố nào ở bên trong, thuộc về bản thân, nước,
chất lỏng, hơi ẩm, sự ẩm ướt, yếu tố sắc pháp dính liền bên trong, do nghiệp
tích tụ,' v.v... (M.28, Vbh.III.1,&174). (2) hành trì kasiṇa nước, vị ấy
nắm lấy tướng đó trong nước.' - đây là nước kết hợp. Phần còn lại tương tự như
trong trường hợp của đất. Nhưng bằng cách lý giải, nguyên tố nước bên trong
được nêu ra với mười hai thứ bắt đầu như vầy: 'mật, đàm,'v.v...(xem M.28). Ta
nên hiểu nguyên tố nước bên ngoài như vầy: 'Nguyên tố nước bên ngoài là
gì? Nguyên tố nào mà ở bên ngoài, nước, chất lỏng, hơi ẩm, sự ẩm ướt, yếu
tố sắc pháp dính liền bên ngoài, không do nghiệp tích tụ, như là: nhựa những rễ
cây, nhựa những thân cây, nhựa vỏ cây, nước ép các lá, nước ép trái cây, sữa,
sữa đông, bơ lỏng, bơ, dầu, mật ong, mật mía và nước trong đất hoặc không khí'
(Vbh III.1,&174). Ấn chứng nước trong đầu đề tam về những đối tượng bên
trong cũng được bao gồm.
'Lửa là
lửa' (tejaṃ tejato).Trong phần về lửa, lời giải chi tiết nên được hiểu theo
phương pháp được đề cập trước. Nhưng bằng cách lý giải, nguyên tố lửa bên trong
được phát biểu liên quan đến bốn phân đoạn như vầy: ' Nguyên tố nào mà do đó ta
được ấm, phát già, bị đốt nóng, do đó bất cứ cái gì được ăn, uống, nhai và nếm
được tiêu hóa hoàn toàn.'(M.28, Vbh III.1, &175). Nguyên tố lửa bên ngoài
nên được hiểu như vầy: 'Nguyên tố lửa bên ngoài là gì? Nguyên tố nào mà ở bên
ngoài, lửa, bốc cháy, hơi nóng, sự nóng, hơi ấm, sự ấm áp, bên ngoài, không do
nghiệp tích tụ, như là: lửa gỗ, lửa gỗ vụn, lửa cỏ, lửa phân bò, lửa trấu, lửa
rác, lửa tia chớp (lửa Indra), hơi nóng của lửa, hơi nóng của mặt trời, hơi
nóng từ đống gỗ, hơi nóng từ đống cỏ, mễ cốc và đồ dùng.' (Vbh III.1,&175).
'Gió là
gió' (vāyaṃ vāyato). Phương pháp giống nhau như được áp dụng ở trên trong phần
gió này, nhưng bằng cách lý giải, nguyên tố gió bên trong được phát biểu như
vầy: 'Gió di chuyển phía trên, gió di chuyển phía dưới, gió ở trong ruột, gió ở
trong bụng, gió di chuyển dọc theo khắp chân tay, gió lạnh buốt, gió lạnh cắt
da cắt thịt, hơi thở vào, hơi thở ra' (M.28, Vbh,III.1,&176) Ta nên hiểu
nguyên tố gió bên ngoài như vầy: 'Nguyên tố gió bên ngoài là gì? Nguyên tố nào
mà ở bên ngoài, gió, sự lay động của sắc pháp bên ngoài , không do nghiệp tích
tụ, như gió phía đông, gió phía tây, gió phía bắc, gió phía nam, gió lạnh, gió
nóng, gió nhẹ, gió mạnh, gió xấu, gió độ cao, gió cánh chim , gió
supaṇṇa, gió lá cọ, gió từ cây quạt'(Vbh.III.1,&176). Phần còn lại theo phương
pháp đã nói trước.
Khi một ý tưởng được đề cập
Những ý tưởng có tướng tương tự
Cũng được đề cập: điều này thiết lập
Cách chuyển tải tướng.[27]
Đây là
cách chuyển tải tướng (lakkhaṇohāro), được định nghĩa trong Nettippakaraṇa.
Theo nguyên lý này, tứ đại được đề cập thì sắc y sinh (upādā rūpa) được bao hàm
cùng với chúng, vì nó có chung tướng sắc pháp. Tứ đại cùng với sắc y sinh hợp
thành sắc uẩn. Do vậy, sự khẳng định rằng kẻ vô văn phàm phu tưởng tượng đất,
nước, lửa và gió biểu thị rằng vị ấy coi sắc như là ngã. Sự khẳng định rằng vị
ấy tưởng tượng trong đất... trong gió biểu thị rằng vị ấy coi ngã ở trong sắc.
Sự khẳng định rằng vị ấy tưởng tượng từ đất...,mà ngụ ý ngã là khác hơn sắc,
biểu thị rằng vị ấy coi ngã có sắc hoặc sắc ở trong ngã. Đây là bốn tưởng tượng
của thân kiến (sakkāyadiṭṭhimaññanā) dựa vào sắc pháp. Những tưởng tượng này
chỉ quy về hai kiến giải: một loại là đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi), ba loại là
thường kiến (sassatadiṭṭhi). Ta nên hiểu cách phân biệt này.
Ṭī: Bằng
cách cho thấy sự tưởng tượng của thân kiến, những tưởng tượng của ái và mạn dựa
vào sắc cũng được nêu ra. Vì những tưởng tượng này nắm lấy hình thức của ái
luyến và mạn mà vị ấy sinh khởi đối với cơ sở khi vị ấy tưởng tượng qua
sự tưởng tượng của các kiến giải. Hoặc sự tưởng tượng của ái dựa vào sắc được
cho thấy theo những phát biểu mà vị ấy tưởng tượng những nguyên tố như là 'của
ta' và hoan hỷ trong chúng, với sự tưởng tượng của mạn theo sau ái một
cách thích hợp.
4. PHẦN VỀ CHÚNG SANH, V.V...
VỊ ẤY TƯỞNG TRI CHÚNG SANH LÀ CHÚNG SANH (bhūte bhūtato
sañjānāti)
A: Vì
phàm phu sinh khởi những tưởng tượng đối với chúng sanh mà được nhận ra bằng sự
đề cập đến các hành [28]cũng như đối với bản thân các
hành, sau khi giải thích sự tưởng tượng dựa vào các hành dưới tiêu đề sắc
pháp, Thế Tôn có ý giải rõ những chúng sanh này, bắt đầu với những từ ở
trên.
Nơi đây,
từ "chúng sanh"(bhūta) được tìm thấy trong những nghĩa dưới đây năm
uẩn (khandhapañcaka), những phi nhân (amanussa), các giới (dhātu), sự tồn tại
(vijjamāna), bậc thánh vô lậu (khīṇāsava), chúng sanh (satta), những cây cối
(rukkha), v.v... Trong đoạn văn: 'Này chư tỳ kheo, các ngươi có thấy rằng cái
này trở thành (bhūtam idaṃ) (M.38), đó là năm uẩn. 'Bất cứ chúng sanh nào tụ
hội ở đây' (Sn.v.222)- ở đây là phi nhân. 'Tứ đại (mahābhūtā) là nhân' (M.109)-
ở đây là các giới. 'Nếu một sự việc, một sự phạm tội đòi hỏi việc sám
hối'(Vin,IIPāc.8)- ở đây là sự tồn tại. Chúng sanh mà nuốt thời
gian'(Jāt.v.190)- ở đây là bậc thánh vô lậu. 'Tất cả chúng sanh tạo ra thân này
trong thế giới' (D.16)- ở đây là chúng sanh. ' Sự hủy diệt sự sống của
thực vật' (bhūtagāma) (D.1)- ở đây là các cây cối. Trong trường hợp hiện tại ý
nghĩa chúng sanh (satta) ứng dụng. Nhưng không phải không có phân biệt; vì ở
đây 'chúng sanh' chỉ biểu thị những chúng sanh dưới cõi tứ thiên vương
(cātumahārājika).[29]
Nơi đây,
'vị ấy tưởng tri chúng sanh là chúng sanh' phương pháp (lý giải) đã được phát
biểu.[30] 'Vị ấy tưởng tri chúng
sanh': phát biểu này và tiếp theo có thể được giải thích qua ba sự tưởng tượng.
Bằng cách nào? 'Vị ấy thấy một gia chủ hoặc con trai người gia chủ được cung
phụng với năm món dục lạc.'(A.VII.5.7)- sau khi hiểu chúng sanh theo cách này,
vị ấy bám vào ý tưởng rằng 'chúng sanh là đẹp', hoặc 'chúng sanh là hạnh phúc'
và bị cột trói. Sau khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, nhận thức chúng sanh,
vị ấy bị cột trói. Như vậy vị ấy tưởng tượng chúng sanh qua sự tưởng tượng của
ái. Hoặc vị ấy lập nguyện thu được những gì chưa có và suy nghĩ "Mong ta
có thể tái sanh vào dòng Sát đế lỵ (Khatttiya) cao sang v.v...[31]
Như vậy vị ấy cũng tưởng tượng chúng sanh qua sự tưởng tượng của ái. Khi vị ấy
dựa vào sự xuất chúng hoặc bất tài của mình liên quan với chúng sanh
khác, vị ấy tự xếp loại là cao quý hơn những người khác, hoặc thấp kém, hoặc
bằng, vị ấy tưởng tượng qua sự tưởng tượng của mạn. Như có lời rằng: 'Nơi đây,
có người do thọ sanh... hoặc dựa vào một cơ sở mà trước đây vị ấy tự xếp
loại là bằng những người khác; vào một thời gian sau vị ấy tự xếp loại là cao
quý và những người khác là thấp kém. Loại mạn như thế gọi là tính ngạo mạn
(mānātimāna)' (Vbh XVII.&880).
Khi vị
ấy tưởng tượng chúng sanh như vầy 'Chúng sanh là thường tại, bền vững, vĩnh
cửu, không lệ thuộc vào sự thay đổi,' hoặc tất cả hữu tình, tất cả sanh loại,
tất cả chúng sanh, tất cả mạng sống không có quyền lực, không có sức mạnh,
không có năng lực, tiến hóa theo định mệnh, may rủi, hoặc tự nhiên, kinh nghiệm
lạc và khổ trong sáu loại' (D.2)- đây là sự tưởng tượng của các kiến giải.
Theo
cách này vị ấy tưởng tượng chúng sanh qua ba sự tưởng tượng.
Vị ấy
tưởng tượng chính mình 'trong chúng sanh' (bhūtesu maññati) bằng cách nào? Khi
vị ấy mong ước sự tái sanh của mình, hoặc sự thành đạt hạnh phúc trong số những
chúng sanh như thế như thế, vị ấy tưởng tượng trong chúng sanh qua sự tưởng
tượng của ái. Hoặc khi vị ấy bố thí, thọ trì các giới, hoặc tuân theo Uposatha,[32]
vị ấy mong ước tái sanh trong số những chúng sanh đó (do quả phước của vị ấy),
theo cách này vị ấy cũng tưởng tượng trong chúng sanh qua sự tưởng tượng của
ái. Sau khi nắm lấy chúng sanh biểu hiện như là một tập hợp (samūhaggāhena), vị
ấy xếp loại một số chúng sanh là cao quý, một số là bằng, một số là thấp kém
(liên hệ với chính mình), vị ấy tưởng tượng trong chúng sanh qua sự tưởng tượng
của mạn. Vì thế vị ấy cũng tưởng tượng một số chúng sanh là thường tại và bền
vững, một số là vô thường và không bền vững, hoặc vị ấy tưởng tượng 'Ta cũng là
một người nào trong số chúng sanh'- như vậy vị ấy tưởng tượng trong chúng sanh
qua sự tưởng tượng của các kiến giải.
'Vị ấy tưởng
tượng (chính mình tách rời)' từ chúng sanh (bhūtato maññati)' : vị ấy tưởng
tượng (chính mình tách rời) từ chúng sanh khi vị ấy tưởng tượng chính mình hoặc
những người khác cùng với những vật phụ thuộc bắt nguồn từ chúng sanh nào đó;
đây là sự tưởng tượng của các kiến giải của vị ấy. Khi vị ấy phát khởi sự
ái luyến và mạn đối với cơ sở được tưởng tượng qua sự tưởng tượng của các kiến
giải, đây là những tưởng tượng của ái và mạn.
'Vị ấy
tưởng tượng chúng sanh là của ta' (bhūte me ti maññati): ở đây chỉ riêng sự
tưởng tượng của ái là thích hợp. Điều này xảy ra khi vị ấy tuyên bố có quyền sở
hữu đối với chúng sanh như vầy: Các con trai của ta, các con gái của ta, các dê
cừu của ta, gia cầm và heo của ta, các con voi, trâu bò, ngựa đực, ngựa cái của
ta.' 'Vị ấy hoan hỷ trong chúng sanh': phương pháp đã được phát biểu (trong
phần về đất). 'Bởi vì vị ấy không hiểu rõ chúng': vị ấy không hiểu rõ chúng
sanh bởi vì vị ấy không hiểu rõ các hành, chúng sanh vốn được tuệ tri do nhờ
quán sát các hành. Cách lý giải nên được thực hiện theo phương pháp đã phát
biểu.
Sau khi
chỉ dẫn tóm tắt các cơ sở của tưởng tượng bằng cách các hành và chúng sanh, với
những từ 'chư thiên là chư thiên' Thế Tôn có ý cho thấy cùng sự việc trong việc
phân loại chi tiết căn cứ vào sự phân chia các cõi. Nơi đây, chúng ham mê
(dibbanti) năm món dục lạc hoặc ham mê những thần lực của chúng, như vậy chúng
được gọi là chư thiên (devas); chúng chơi (kīḷati) hoặc chúng chói sáng
(jotenti) là ý nghĩa. Có ba loại 'chư thiên': chư thiên thông tục (sammutideva),
chư thiên hóa sanh (upapattideva) và chư thiên thanh tịnh (visuddhideva). Chư thiên thông tục là các vua, hoàng hậu và hoàng tử. Chư thiên hóa sanh là chư thiên tứ thiên vương và các cõi
trời cao hơn. Chư thiên thanh tịnh là chư vị A la hán, các bậc thánh vô lậu. Ở
đây có nghĩa là chư thiên hóa sanh. Nhưng không phải không có sự phân biệt, vì
Ma vương và tùy tùng trong cõi trời tha hóa tự tại (Paranimmitavasavatti) không
được kể; chỉ những chư thiên còn lại trong sáu dục giới thiên được ám chỉ. Toàn
thể lời thích nghĩa nên được hiểu theo cách nêu ra trong phần chúng sanh.
"Pajàpati:
sanh chủ" ở đây Pajāpati là ma vương (Māra). Một số nói rằng đây là sự
định danh cho các đại vương, v.v...vốn là chúa tể trong nhiều nhóm chư thiên
khác nhau, nhưng Đại chú giải [33]
bác bỏ lý lẽ này như là không chính xác, vì những nhóm chư thiên này đã được
bao gồm dưới phạm trù chư thiên. Chỉ riêng Māra được ám chỉ ở đây bằng từ 'Sanh
chủ' vì vị ấy là chúa tể (adhipati) của sự tạo tác (pajāya) mà hình thành chúng
sanh.Vị ấy sống ở đâu? Trong cõi trời tha hóa tự tại.[34]
Đây là lời giải thích:- Khi vị ấy sinh khởi dục sau khi thấy hoặc nghe rằng
Sanh chủ là đẹp, có thọ mạng dài, hạnh phúc dồi dào, lúc đó vị ấy tưởng tượng
mình qua sự sự tưởng tượng của ái. Khi vị ấy lập nguyện thu được những gì chưa
có 'Mong rằng ta tái sanh trong hội chúng của sanh chủ,' theo cách này vị ấy
cũng tưởng tượng Sanh chủ qua sự tưởng tượng của ái. Sau khi chứng được trạng
thái sanh chủ, vị ấy phát sanh mạn: 'Ta là vua của các chúng sanh, đấng chúa
tể,' vị ấy tưởng tượng sanh chủ qua sự tưởng tượng của mạn. Vị ấy nghĩ rằng
'Sanh chủ là thường tại và bền vững,' hoặc 'Sanh chủ sẽ bị đoạn diệt và
hủy hoại,'. Hoặc 'Sanh chủ không có quyền lực, không có sức mạnh, không có năng
lực, tiến hóa theo định mệnh, may rủi, hoặc tự nhiên, kinh nghiệm lạc và
khổ trong sáu loại,' vị ấy tưởng tượng sanh chủ qua sự tưởng tượng của các kiến
giải.
"Trong
Sanh chủ (Pajāpati)": ở đây chỉ riêng sự tưởng tượng của các kiến giải là
thích hợp. Nó khởi lên khi có người tưởng tượng: 'Các pháp được tìm thấy trong
Sanh chủ là thường tại, bền vững, vĩnh cửu, không lệ thuộc sự thay đổi.' hoặc
vị ấy tưởng tượng 'Không có điều ác trong sanh chủ, cũng không có bất cứ ác
nghiệp nào nơi vị ấy.'
'Từ sanh
chủ': Ở đây ba sự tưởng tượng là thích hợp. Bằng cách nào? Ở đây có người tưởng
tượng chính mình hoặc người khác cùng với những vật phụ thuộc của chúng bắt
nguồn từ Sanh chủ; đây là sự tưởng tượng của các kiến giải. Khi vị ấy sinh khởi
sự ái luyến và mạn đối với cơ sở được tưởng tượng qua sự tưởng tượng của
các kiến giải, đây là những tưởng tượng của ái và mạn. 'Sanh chủ là của tôi': ở
đây chỉ riêng sự tưởng tượng của ái là thích hợp. Điều này xảy ra khi vị ấy
tuyên bố có quyền sở hữu đối với Sanh chủ như vầy: 'Sanh chủ là thầy của ta,
ngài là chúa của ta.' Phần còn lại theo phương pháp đã phát biểu.
'Phạm
thiên (Brahmā) là Phạm thiên (Brahmā)': vị ấy được ca tụng quá đáng (brūhita)
với những đức tính xuất chúng, như vậy vị ấy là Phạm thiên. Mahābrāhmā (Đại
Phạm thiên) được gọi là 'Brahmā'; Như Lai (Tathāgata), các bà la môn, mẹ cha và
những gì cao thượng. Trong đoạn văn: ' Phạm thiên có một ngàn, Phạm thiên có
hai ngàn' (M.120), đó là Mahābrahmā (Đại phạm thiên). 'Brahmā' (Phạm thiên),
này chư tỳ kheo, đây là một định danh cho Như Lai'- ở đây Phạm thiên là Như
Lai.
Người vẹt tan bóng tối, bậc giác
ngộ, thấy khắp thế gian.
Đã đi đến tận cùng thế giới và siêu xuất tam giới,
Bậc vô lậu, đã giải thoát tất cả đau khổ,
Bậc mang lại chân lý được Brahmā tôn kính (Sn.v.1133)
- Ở đây
Phạm thiên là một bà la môn. 'Mẹ và cha được gọi là 'Phạm thiên,' 'vị thầy ban
đầu,' (It.iv.7)- ở đây Phạm thiên là mẹ và cha. 'Vị ấy chuyển bánh xe
Phạm thiên (brahmacakka)' (M.12)- ở đây (từ này có nghĩa tính từ) Phạm thiên là
cao thượng. Ở đây chính là vị Phạm thiên sinh ra đầu tiên và thọ mạng kéo dài
hằng đại kiếp được ám chỉ. Các vị phạm phụ thiên và phạm chúng thiên cũng được
bao gồm.[35] Sự thích nghĩa nên được hiểu
theo phương pháp đã phát biểu trong phần Pajāpati (Sanh chủ).
' Các vị
trời Quang âm thiên': một sự sáng chói (ābhā) tuôn ra (sarati), tỏa ra
(visarati) từ thân của các vị này như ánh sáng từ ngọn đuốc; thể nhập càng lúc
càng xa hơn và hạ xuống; như vậy chư vị là những vị trời Quang âm thiên
(ābhassara). Do sự đề cập những vị này, tất cả chúng sanh trú trong cõi nhị
thiền - những vị trời Thiểu quang thiên (parittābhā), Vô lượng quang thiên
(appamāṇābhā), cũng như Quang âm thiên- nên được bao gồm, vì tất cả những vị
này trú trong một cấp độ.
'Các vị
trời Biến tịnh thiên' (subhakiṇhā); chư vị được bao phủ với hào quang (subhena
okiṇṇā), được rắc với hào quang; thân họ là một khối rực rỡ và đẹp như một
miếng vàng sáng chói được đặt trong cái hộp bằng vàng. Do sự đề cập những vị
trời này, tất cả chúng sanh trú trong cõi tam thiền- các vị trời Thiểu tịnh
thiên (parittasubhā), Vô lượng tịnh thiên (appamāṇasubhā) cũng như Biến tịnh
thiên- cũng được bao gồm, vì tất cả những vị này trú trong một cấp độ.
'Các vị
trời Quảng quả thiên' (vehapphalā): Chư vị là
những Phạm thiên trong cõi tứ thiền- Cách thích nghĩa cho ba phần này tương tự
như phương pháp trong phần chúng sanh.
'Thắng
giả': Chư vị chinh phục, do vậy chư vị là các
thắng giả (abhibhū). Những vị này chinh phục cái gì? Tứ danh uẩn. Đây là một
định danh cho những chúng sanh cõi vô tưởng. Những vị trời vô tưởng này trú
trong cùng một cõi làm những vị trời Quảng quả thiên, nơi đó chư vị vẫn giữ một
tư thế khi tái sanh vào suốt kiếp sống vô tưởng của họ, tất cả đều có sắc pháp
giống nhau do một loại tâm tạo ra. Một số nói rằng các Thắng giả là một ngàn Phạm
thiên, những chúa tể trong số các Phạm thiên , nhưng điều này không đúng, vì
chư vị đó đã được bao gồm trong phần Phạm thiên.
Theo
cách lý giải, khi vị ấy khởi lên dục và tham sau khi nghe nói rằng các thắng
giả là đẹp và sống lâu, lúc đó vị ấy tưởng tượng các thắng giả qua sự tưởng
tượng của ái. Khi vị ấy lập nguyện thu được những gì chưa có và suy nghĩ rằng:
'Mong tôi có thể tái sanh trong hội chúng của các thắng giả'. Theo cách này vị
ấy cũng tưởng tượng các thắng giả qua sự tưởng tượng của ái. Tự xếp loại mình
là thấp kém và các thắng giả là cao quý, vị ấy tưởng tượng chư vị qua sự tưởng
tượng của mạn. Hiểu sai các thắng giả như là thường tại và bền vững, vị ấy
tưởng tượng chư vị qua sự tưởng tượng của tà kiến. Phần còn lại theo phương
pháp đã phát biểu trong phần Sanh chủ (Pajāpati).
5. PHẦN VỀ KHÔNG VÔ BIÊN XỨ, V.V...
A: Khi
nói về các cõi trời theo tuần tự, Thế Tôn cho thấy cõi vô tưởng và kế đó bỏ qua
các tịnh cư thiên (suddhāvāsa) để trình bày về không vô biên xứ
(ākāsānañcāyatana).Lý do ngài loại bỏ các tịnh cư thiên là vì cách giải thích
của ngài nhắm vào sự luân chuyển của sanh hữu (vaṭṭakathā), và các tịnh cư
thiên thuộc về sự kết thúc luân chuyển (vivaṭṭa), vì chúng là nơi ở riêng biệt
của các vị trời A na hàm và A la hán . Hoặc lý do là tuổi thọ của những vị trời
này chỉ một vài ngàn đại kiếp, và chư vị chỉ tồn tại trong khoảng thời gian khi
một vị Phật xuất hiện ở đời. Nhưng Chư Phật đôi khi không xuất hiện trong một
số a tăng kỳ kiếp và trong khoảng thời gian này cõi tịnh cư thiên trống không.
Các tịnh cư thiên thuộc về chư Phật như một nơi cắm trại cho vua. Vì lý do này
chúng không được bao gồm trong các thức trú hoặc chín hữu tình cư. Nhưng những
tưởng tượng này thường xuyên xảy ra, vì vậy Đức Phật chỉ nói về các cõi luôn
luôn hiện hữu.
Không vô
biên xứ là tứ danh uẩn nương vào cõi này - thiện (kusala), quả (vipāka) và duy
tác (kiriya).[36] Nhưng ở đây có ý chỉ cho các
uẩn của những ai được tục sinh vào cõi đó, vì đây là sự trình bày giới hạn các
cõi hiện hữu. Phương pháp tương tự trong trường hợp thức vô biên xứ, v.v...
Cũng vậy, trong trường hợp của thức vô biên xứ v.v... Sự thích nghĩa trong bốn
phần này theo phương pháp được nêu ra trong phần các Thắng giả. Nhưng ở
đây sự tưởng tượng của mạn nên được lý giải căn cứ vào phương pháp của phần
Sanh chủ.
6. PHẦN VỀ SỞ KIẾN VÀ SỞ VĂN, V.V...
A: Như
vậy sau khi cho thấy cơ sở của tưởng tượng một cách chi tiết bằng sự phân loại
chúng trong các cõi riêng biệt, v.v.... Bây giờ Thế Tôn cho thấy tất cả
các pháp trong ba cõi được bao gồm trong tự thân (sakkāya) mà có chức năng như
là những cơ sở của tưởng tượng, bằng sự phân loại chúng thành một lược đồ có
bốn phần như sở kiến, sở văn, sở đối xúc và sở tri.
Nơi đây,
'sở kiến' (diṭṭha) nghĩa là những gì được thấy bởi nhục nhãn và thiên nhãn. Đây
là một định danh cho sắc xứ (rūpāyatana). 'Vị ấy tưởng tượng (chính mình là) sở
kiến': vị ấy tưởng tượng sở kiến với ba sự tưởng tượng. Bằng cách nào? 1) Thấy
sắc xứ liên quan với tưởng về vẻ đẹp (subhasaññā) và lạc tưởng (sukhasaññā), vị
ấy sanh khởi dục và tham đối với sắc đó, thỏa thích và hoan hỷ trong đó.Thế Tôn
đã dạy về việc này: ' Này các tỳ kheo, chúng sanh trở nên đầy ham muốn
qua sắc của một phụ nữ, bị ngây dại, cuồng si, say mê và bị buộc trói. Khi rơi
vào thế lực của nữ sắc, chúng sầu muộn trong một thời gian dài' (A.V.6.5). Như
vậy vị ấy tưởng tượng sở kiến với sự tưởng tượng của ái. Hoặc vị ấy nghĩ 'Cầu
xin cho thân của tôi được như vầy trong tương lai' và mang lại hoan hỷ để ban
cho nó; hoặc vị ấy bố thí mong được vẻ đẹp thân thể v.v... một cách chi
tiết. Trong những cách này vị ấy cũng tưởng tượng sở kiến với sự tưởng
tượng của ái. 2) Vị ấy sanh khởi mạn do sự xuất chúng hoặc kém khuyết trong sắc
của mình liên hệ với sắc của người khác và nghĩ 'Ta cao quý hơn hắn, hoặc
ta bằng, hoặc ta kém'. Như vậy vị ấy tưởng tượng sở kiến với sự tưởng tượng của
mạn. 3) Vị ấy tưởng tượng sắc xứ như là thường tại, bền vững và vĩnh cửu,
hoặc như một tự ngã, ngã sở, có điềm tốt hoặc điềm xấu. Như vậy vị ấy
tưởng tượng sở kiến với sự tưởng tượng của các kiến giải. Theo cách này vị ấy
tưởng tượng sở kiến với ba sự tưởng tượng.
'Vị ấy
tưởng tượng chính mình trong sở kiến' như thế nào?: Vị ấy tưởng tượng trong sở
kiến khi vị ấy cho rằng cái ngã là ở trong sắc (rūpasmiṃ attānaṃ). Hoặc vị ấy
tưởng tượng trong sở kiến khi vị ấy suy nghĩ : 'Tham v.v... ở trong sắc y như
sữa ở trong vú người mẹ'. Đây là sự tưởng tượng của vị ấy về các kiến giải.
Những tưởng tượng của ái và mạn là sự ái luyến và mạn mà vị ấy sanh khởi đối
với cơ sở được tưởng tượng bằng sự tưởng tượng của các kiến giải. Như vậy vị ấy
tưởng tượng 'trong sở kiến.' Phần còn lại nên được hiểu theo phương pháp được
được phát biểu trong phần về đất.
Tì: 'Khi
vị ấy cho rằng cái ngã như là ở trong sắc': 'khi nắm lấy các pháp vô sắc như
thọ, v.v.. là ngã, hoặc tất cả pháp ngoài sắc xứ ra, tưởng tượng sắc xứ bên
trong hoặc bên ngoài như là chỗ chứa của ngã (okāsa), vị ấy tưởng tượng 'Ngã
này của ta ở trong sắc xứ này'. Như vậy vị ấy tưởng tượng 'trong sở kiến.'
'Sở văn'
(suta): Những gì được nghe bằng nhục nhĩ hoặc bằng thiên nhĩ. Đây là một định
danh cho thinh xứ (saddāyatana).
'Sở đối xúc' (muta) [37]:
pháp nào được nắm lấy bằng sự cảm nhận, tức là bằng cách đến gần và xúc chạm. Ý
nói rằng nó được nhận thức qua sự gắn bó hỗ tương giữa căn và các cảnh
(indriyānaṃ ārammaṇānañ ca aññamaññasaṃsilese viññātaṃ). Đây là một định danh
cho khí, vị và xúc xứ (gandharasaphoṭṭhabbāyatanāni). [38]
'Sở tri'
(viññāta): được nhận thức với ý. Đây là một định danh cho bảy xứ còn lại,
hoặc cho cảnh pháp (dhammārammaṇa). Nhưng ở đây chỉ pháp nào được bao gồm trong
tự thân là thích hợp. Những phần này nên được hiểu một cách chi tiết theo
phương pháp được dùng trong phần về sở kiến.
7. PHẦN VỀ ĐỒNG NHẤT, V.V...
A: Sau
khi cho thấy tất cả tự thân được phân chia thành bốn loại, như sở kiến v.v...
Bây giờ với những từ 'đồng nhất' (ekatta) và 'sai biệt' (nānatta), Thế Tôn chỉ
dạy cùng một cách khi chúng được chia thành hai loại qua một phần về người
chứng đạt (samāpannaka) và một phần về người không chứng đạt (asamāpannaka).
Bằng từ 'đồng nhất' ngài chỉ rõ người chứng đạt. Bằng từ 'sai biệt' ngài chỉ rõ
người không chứng đạt.
Ṭī: 'Một
phần về người đạt đến': vào lúc có một thiền thuộc về sắc giới (rūpāvacara)
hoặc vô sắc giới (arūpāvacara). Vì thiền phát sanh theo một cách riêng biệt
trên một đối tượng duy nhất, nó được gọi là 'đồng nhất'. Sự phát sanh của thiền
quả cũng có thể được bao gồm trong phần về người chứng đạt.
'Một
phần về người không chứng đạt': vào lúc có sự phát sanh các pháp dục giới. Vì
ngay cả trong cận hành định (upacārajjhāna), tâm chưa hoàn toàn chứng đạt sự
đồng nhất.
A: Đây
là nghĩa từ: đồng nhất = tính độc nhất (ekabhāva), sai biệt = tính đa dạng
(nānābhāva). Tứ danh uẩn thuộc về trường hợp của người chứng đạt. Cách lý giải
có thể được thực hiện bằng phương pháp giáo pháp (tức là các kinh điển), như
vầy: 'Vị ấy coi sắc là tự ngã,' v.v...hoặc theo phương pháp chú giải được
nêu ra trong phần về đất, sau khi xác định bằng sự quán sát là thích hợp. Nhưng
một số nói rằng đồng nhất chỉ phương pháp đồng nhất (ekattanaya) và sai biệt
chỉ phương pháp sai biệt (nānattanaya). Những người khác nói sự bám vào các
kiến giải 'tự ngã là bất biến sau khi chết và tưởng đồng nhất/tưởng sai biệt
được nói đến. Không có lý lẽ nào trong đó là đúng vì chúng không được ám chỉ ở
đây.
Sau khi
cho thấy tất cả tự thân làm hai chi phần, bây giờ tập hợp nó lại ngài chỉ dạy
một lần nữa cũng pháp đó làm một chi phần với những từ tất 'tất cả là tất cả'
(sabbaṃ sabbato). Đây là phương pháp lý giải:- Khi thỏa thích tất cả (sabbaṃ
assādento), vị ấy tưởng tượng tất cả qua sự tưởng tượng của ái. Khi tưởng tượng
tất cả như là do chính mình sáng tạo, như vầy: 'Những chúng sanh này do ta tạo
ra,' vị ấy tưởng tượng tất cả với sự tưởng tượng của mạn. ' Tất cả do nhân
nghiệp quá khứ,' 'Tất cả do Thượng đế tạo ra', 'Tất cả không có nhân, không có
duyên,' 'Tất cả hiện hữu,' 'Tất cả không hiện hữu,' v.v...- theo cách này vị ấy
tưởng tượng tất cả qua sự tưởng tượng của các kiến giải.
Vị ấy
tưởng tượng chính mình 'trong tất cả' bằng cách nào? Ở đây có người chủ trương
một kiến giải như ' Ngã của ta là lớn' (mahā me attā). Khi tưởng tượng tất cả
thế giới là chỗ chứa (okāsa) cho tự ngã, vị ấy tưởng tượng: 'Ngã này của ta ở
trong tất cả' (so kho pana me ayaṃ attā sabbasmiṃ). Đây là sự tưởng tượng của
vị ấy về các kiến giải. Những tưởng tượng của vị ấy về ái và mạn là sự ái luyến
mà vị ấy phát khởi đối với ngã này và mạn dựa vào đó một cách tương ứng. Phần
còn lại nên được hiểu theo phương pháp được nêu ra trong phần về đất.
Ṭī: '
Thỏa thích tất cả': khi không có tưởng về sự nguy hiểm trong tất cả pháp thuộc
về ba cõi, do sự vắng mặt của yểm ly (nibbidā), chúng
được quán như là sự hài lòng(assāda) và ái tăng trưởng. Vì Thế Tôn đã dạy điều
này: 'Đối với người trú quán về sự hài lòng trong các pháp lệ thuộc các kiết
sử, ái tăng trưởng' (S.II.1.6.&3).
'Tưởng
tượng tất cả như là do chính mình sáng tạo': qua mạn vị ấy tưởng tượng chính
mình là tạo hóa và xếp loại bản thân là cao quý, v.v...bằng sự tưởng tượng tất
cả do vị ấy tạo ra; vì một mạn như thế chỉ phát sanh khi vị ấy tưởng chính mình
là tạo hóa.
'...
'tất cả không hiện hữu' chỉ thuyết định mệnh (niyativāda), v.v...nên được bao
gồm.
'Ngã của
ta là lớn': Theo câu này vị ấy cho thấy lý thuyết coi tất cả là sự biểu hiện
của tự ngã (attano vibhūtipavattivāda).
'Phần
còn lại nên được hiểu theo phương pháp được nêu ra trong phần về đất: Sự tưởng
tượng phát sanh như vầy: "Ta ở trong tất cả, một chướng ngại, một trở ngại
cho ta ở trong tất cả, một người khác ở trong tất cả, một chướng ngại, một trở
ngại cho người khác ở trong tất cả."
'Vị ấy
tưởng tượng chính mình tách rời 'từ tất cả' khi vị ấy chủ trương kiến giải rằng
'Tất cả thế giới này do linh hồn tạo'(sabbo'yaṃ loko purisamayo) và tưởng tượng
sự sinh khởi và sự bắt nguồn của tự ngã nảy sinh từ tất cả nằm ở chỗ linh hồn.
Sự ái luyến và mạn mà vị ấy phát khởi đối với cơ sở được tưởng tượng bằng sự
tưởng tượng của các kiến giải là những tưởng tượng của vị ấy về ái và mạn một
cách tương ứng.
'Khi
tưởng tượng 'Tất cả là ngã của ta, tạo hóa của ta, hoặc thầy của ta', vị ấy
tưởng tượng 'Tất cả là của ta'. Khi hoan hỷ trong đó với ái và các kiến giải,
'vị ấy hoan hỷ trong tất cả.' Như vậy sự phát sanh của những tưởng tượng nên
được hiểu nơi đây.
A : Sau
khi cho thấy tất cả tự thân là một chi phần, với những từ 'niết bàn là niết
bàn'Thế Tôn chỉ dạy phương pháp tương tự là một chi phần lần nữa bằng một
phương pháp khác nhau. Ở đây 'niết bàn' nên được hiểu như năm loại hiện tại
niết bàn tối thượng (paramadiṭṭhadhammanibbāna) được nêu ra trong đoạn văn bắt
đầu với: 'Khi ngã này, được cung phụng với năm món dục lạc, ham mê trong chúng,
lúc đó nó đạt đến hiện tại niết bàn tối thượng' (D.1). Thỏa thích niết bàn này,
vị ấy tưởng tượng nó với sự tưởng tượng của ái. Mạn mà vị ấy phát khởi do duyên
niết bàn này khi vị ấy suy nghĩ: 'Ta đã chứng niết bàn'- đây là cách vị ấy
tưởng tượng niết bàn qua sự tưởng tượng của mạn. Chấp thủ điều mà trong thực
tế không phải niết bàn là niết bàn và là thường tại, v.v..., vị ấy tưởng
tượng niết bàn qua sự tưởng tượng của các kiến giải.
Khi cho
rằng ngã của vị ấy là khác hơn niết bàn, tưởng tượng 'Đây là niết bàn, đây là
ngã. Ngã này của tôi ở trong Niết Bàn' - vị ấy tưởng tượng chính mình 'trong
niết bàn'. Đây là sự tưởng tượng của vị ấy về các kiến giải - ái luyến mà vị ấy
khởi lên đối với ngã này và mạn dựa vào đó là những tưởng tượng của vị ấy về ái
và mạn một cách tương ứng.
Đây là
phương pháp mà vị ấy tưởng tượng chính mình tách rời 'từ niết bàn': khi xem ngã
của vị ấy là khác hơn niết bàn, tưởng tượng 'Đây là niết bàn, đây là tự
ngã. Tự ngã này của ta xuất phát từ niết bàn, nó khác hơn niết bàn'- vị ấy
tưởng tượng chính mình tách rời 'từ niết bàn.' Đây là sự tưởng tượng của vị ấy
về các kiến giải . Ái luyến mà vị ấy khởi lên đối với ngã này và mạn dựa
vào đó là những tưởng tượng của vị ấy về ái và mạn một cách tương ứng. Vị ấy
tưởng tượng 'niết bàn là của ta' như vầy 'An lạc thay là niết bàn của ta!'.
Phần còn lại theo phương pháp đã phát biểu.
Ṭī:
Những ai chấp thủ lý thuyết về niết bàn hiện tại tối thượng, tưởng tượng năm
uẩn đã chứng cứu cánh hạnh phúc (ukkaṃsagatasukhasahitaṃ hi khandhapañcakaṃ) là
niết bàn; nhưng trong thực tế, chúng vẫn chỉ là tự thân (sakkāya). Năm loại
hạnh phúc của dục lạc được đề cập trong chú giải và hạnh phúc của bốn thiền sắc
giới.
A: Đây
là kệ tóm tắt:
Vì không hiểu tự thân (sakkāya)
như thực
Phàm phu chỉ tạo ra những tưởng tượng trong tự thân uẩn (sakkāya)
Dù sự thực bất tịnh và hủy hoại,
đau đớn, không có một chúa tể (aparināyaka) bên trong,
Kẻ ngu nghĩ về nó bằng một cách đối nghịch,
Bám chặt vào nó qua những tưởng tượng của vị ấy.
Vị ấy quán tự thân uẩn là tịnh và lạc,
Chìm đắm qua những tưởng tượng của ái
Như con thiêu thân lao vào ngọn đèn.
Lệ thuộc những ý tưởng thường hằng,
Tự ca tụng về sự tối thắng của vị ấy,
Như rác đổ vào rác. Những tưởng tượng của mạn sinh.
Như một người điên xem hình trong gương,
Kẻ ngu xem ngã và ngã sở là thực-
Đây là những tưởng tượng của vị ấy về các kiến giải.
Chúng ta gọi chúng là 'sự tưởng tượng'
Là ràng buộc rất tinh tế của Māra,
Linh hoạt và khó bứt đứt,
Do điều này phàm phu bị nhốt trong cảnh nô lệ.
Mặc dù đấu tranh và nỗ lực với tất cả sức mạnh,
Vị ấy không giải thoát vòng sanh hữu,
Nhưng luân hồi tiếp diễn như con chó bị buộc dây
Vào một cột trụ vững chắc.
Phàm phu này chấp vào tự thân uẩn
Bị giết liên tục với bạo lực
Bởi những nổi đau của sinh, bệnh và lão,
Bởi tất cả đau khổ trong luân chuyển.
Do vậy ta nói với hiền giả,
Hãy nhận thức rõ tự thân với tuệ linh lợi
Khi bị buộc vào nổi đau, một khối bất tịnh,
Lệ thuộc sự hoại diệt, vô ngã.
Bậc thánh nhận thức như thực,
Thực tính hiện hữu của chúng ta,
Điều này từ bỏ tất cả hành tướng của tưởng tượng
Và từ tất cả đau khổ tìm ra đạo giải thoát.
8.PHẦN VỀ HỮU HỌC
A: Cho
đến nay Thế Tôn đã chỉ dạy tiến trình nhận thức (pavatti) của phàm phu về những
cơ sở như đất, v.v.... Tiến trình đó trở thành căn bản của tất cả các pháp được
bao gồm trong tự thân. Bây giờ với những từ 'Một tỳ kheo là bậc hữu học', Thế
Tôn bắt đầu chỉ dạy tiến trình nhận thức của bậc hữu học khi nó khởi sanh đối
với những cơ sở như đất v.v...
Vị hữu
học được gọi bằng tên này theo nghĩa nào? Vị ấy là một hữu học bởi vì đã
chứng các pháp khiến cho trở thành hữu học. Như có lời rằng 'Bạch Thế Tôn, đến
mức độ nào, là một hữu học?'- 'Ở đây, này tỳ kheo, một tỳ kheo có chánh kiến
của một hữu học.... chánh định của một hữu học. Đến mức độ này, một tỳ
kheo là bậc hữu học' (S.V.1.2.3). Lại nữa, 'vị ấy học (sikkhati), như vậy vị ấy
được gọi là một hữu học. Vị ấy học gì? Vị ấy học tăng thượng giới, tăng thượng
tâm và tăng thượng tuệ'. Này tỳ kheo, như vậy vị ấy được gọi là một hữu học'
(A.III.9.5). Phàm phu có tâm cao thượng (kalyāṇaputhujjhana) hoàn thành sự thực
hành theo thuận thứ (với siêu thế đạo, anulomapaṭipadā), vị ấy có giới, thu
thúc các căn môn, điều độ trong việc ăn, tự mình áp dụng sự tỉnh thức và nhiệt
tâm tu tập các giác chi trong canh một và canh cuối của đêm, suy nghĩ: 'Hôm nay
hoặc ngày mai Ta sẽ chứng một trong những quả sa môn'- vị ấy cũng được gọi là
một hữu học bởi vì vị ấy học. Nhưng ở chỗ này chỉ vị hữu học đã chứng đạt đến
sự thâm nhập được ngụ ý.[39]
'Người
chưa đạt đến lý tưởng' (appattamānaso): từ mānasa có những nghĩa tham
(rāga), tâm (citta) và A la hán quả. Trong đoạn văn 'Tâm là một cái lưới vơ vẫn
khắp không gian' (S.I.4..2.5), nó có nghĩa là ái. 'Tâm, trạng thái tâm lý, tác
dụng tâm lý (mānasa)- ở đây là tâm. 'Một hữu học chưa đạt đến lý tưởng'- ở đây
là A la hán quả. Trong trường hợp hiện tại A la hán quả được ngụ ý. Như vậy ý
nghĩa là 'người chưa đạt đến A la hán quả.' Sự bình an thoát khỏi các triền ách
(yogakkhema): Sự an nhiên, tự tại ra khỏi bốn ách (yoga)[40]
'Đang mong cầu' (patthayamāno): có hai sự mong cầu, sự mong cầu của ái dục
(taṇhāpatthanā) và sự mong cầu của ước muốn (chandapatthanā). Ở đây sự mong cầu
với tư cách là ước muốn làm điều thiện được ám chỉ.[41]Cụm
từ đó có nghĩa rằng vị ấy muốn đạt đến sự an nhiên khỏi các ách, muốn hoàn
thành việc ấy; vị ấy nghiêng về, hướng về sự việc đó như là mục đích của mình.
VỊ ẤY THẮNG TRI ĐẤT LÀ ĐẤT (pathaviṃ pathavito abhijānāti)
A: Vị ấy
thắng tri đất theo bản chất đất của nó (pathavībhāvena), không như phàm phu
tưởng tri đất với tưởng sai lạc hoàn toàn. Hơn nữa, vị ấy biết đất với trí phân
giải (abhivisiṭṭhena ñāṇena). Những gì muốn nói là, khi phân tích đất theo thực
tính của nó, vị ấy biết đất là vô thường, khổ và vô ngã.
Tī: 'Với trí phân giải': không có tách rời thực tính
của các pháp và không có vượt quá tướng đó, như sự hiểu mơ hồ và tà trí làm, vị
ấy biết nó với trí phân giải và nhìn thẳng vào thực tính của các pháp không có
rời bỏ nó. Ý nghĩa là : với trí sung mãn quán sát dựa vào trí sung mãn thắng
tri và với một phần (ekadesa) trí sung mãn từ bỏ.
VỊ ẤY CHỚ TƯỞNG TƯỢNG (CHÍNH MÌNH) LÀ ĐẤT (pathaviṃ mā maññī) [42]
A: Vị ấy
không thể được diễn tả như người tưởng tượng hoặc như người không tưởng tượng.
Ý nghĩa là gì? Bởi vì phàm phu chưa từ bỏ bất cứ tưởng tượng nào, vị ấy được
diễn tả như người tưởng tượng. A la hán, đã từ bỏ tất cả tưởng tượng, được diễn
tả như người không tưởng tượng. Bậc hữu học đã từ bỏ tưởng tượng của các kiến
giải và đã giảm bớt những tưởng tượng khác. Vì vậy vị ấy không thể được diễn tả
như người tưởng tượng giống như phàm phu; vị ấy cũng không thể được diễn tả như
người không tưởng tượng giống như bậc A la hán.
Ṭī: Mā maññī: mā = vị ấy tưởng tượng bằng cách của những hình
thức tưởng tượng chưa được từ bỏ; amaññī = vị ấy không
tưởng tượng bằng cách của những hình thức tưởng tượng đã được từ bỏ. Khi được
kết hợp, hai từ tạo thànhh mā maññī.
'Hoặc Mā maññī: là mệnh lệnh ngăn cấm một hành động phóng túng,
giống như đừng làm tổn thương, đừng làm hại,' v.v... Ý nghĩa là: vị ấy không
nên tưởng tượng (na maññeyya). Bậc hữu học không thể được diễn tả như 'người
tưởng tượng' như phàm phu chưa từ bỏ bất cứ tưởng tượng nào, cũng không thể
được diễn tả như 'người không tưởng tượng' như bậc A la hán đã từ bỏ tất cả
tưởng tượng. Đối với vị hữu học, một phần tưởng tượng được từ bỏ, một phần
tưởng tượng chưa được từ bỏ. Mặc dù những tưởng tượng chưa được từ bỏ đã được
vị ấy giảm tối đa, vị ấy vẫn không nên tưởng tượng qua những tưởng tượng đó,
nói chi đến qua những tưởng tượng khác, do sự vắng mặt của sự tưởng tượng rõ
ràng hơn. Sự vắng mặt của tưởng tượng này (amaññanā) là vì mục đích hiểu rõ cơ
sở đó; đó không phải là sự vắng mặt của tưởng tượng được thành tựu qua sự hiểu
rõ cơ sở tưởng tượng như trường hợp của vị A la hán. Vì vị hữu học có khả năng
hiểu rõ điều nên được hiểu rõ, đối với vị ấy những tưởng tượng không phát sanh
theo đường lối chúng phát sanh đối với phàm phu, là kẻ thiếu (khả năng đó) .
VỊ ẤY CÓ THỂ HIỂU RÕ NÓ (pariññeyyaṃ tassa)
A: Cơ sở
của tưởng tượng nên được hiểu rõ bởi bậc hữu học qua ba trí sung mãn, vì vị ấy
đã vào đạo lộ của chánh pháp (okkantaniyāmattā)[43]và
được kết nối với sự giác ngộ. Không như kẻ phàm phu, vị ấy không hoàn toàn
thiếu hiểu rõ, và không như bậc A la hán, vị ấy không hoàn toàn hiểu rõ.
9. PHẦN VỀ THÁNH VÔ LẬU
A: Như
vậy sau khi chỉ tiến trình nhận thức của bậc hữu học về các cơ sở như đất,
v.v...với những lời: 'Một tỳ kheo là bậc A la hán,' tiếp theo Thế Tôn
khởi sự chỉ dạy tiến trình nhận thức của bậc thánh vô lậu (khīṇāsava).
Nơi đây,
arahat = người tách rời các phiền não (ārakakilesa), cách xa các phiền não. Ý
nghĩa là: người đã từ bỏ các phiền não. Như bậc Đạo sư dạy: 'Này chư tỳ kheo,
về mặt nào một tỳ kheo là bậc A la hán? Vị ấy tách rời các ác, bất thiện
pháp, tách rời các pháp ô nhiễm, đưa đến tái sanh, ưu phiền, mang lại các quả
khổ, dẫn đến sự sinh, già và chết. Này chư tỳ kheo, như vậy một tỳ kheo là bậc
A la hán' (M.39).
'Bậc
thánh vô lậu': Bốn lậu hoặc (āsava)[44]
là dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu. Đối với bậc A la hán bốn lậu hoặc
này được tận diệt, từ bỏ, quét sạch, tịnh chỉ, do lửa bát nhã thiêu đốt đến mức
chúng không thể sanh trở lại nữa; vì vậy vị ấy được gọi là bậc thánh vô lậu.
'Đã
sống trọn vẹn đời phạm hạnh'(vusitavā): Vị ấy đã sống trong một trú xứ với thầy
của vị ấy, đã trú trong thánh đạo và ngự trong mười thánh trú. Vị ấy đã sống
đời sống đó, đã hoàn thành đạo lộ đó; như vậy vị ấy là người 'Đã sống trọn vẹn
đời phạm hạnh.'
'Đã làm
những gì phải được làm' (katakaraṇīyo): So với phàm phu có tâm cao thượng, bảy
bậc hữu học đang làm những gì phải được làm với bốn đạo. Đối với bậc thánh vô
lậu tất cả điều nên được làm đã được làm và đã hoàn tất. Đối với vị A la hán
không có gì để làm thêm nữa để hoàn thành sự trừ diệt đau khổ, như vậy vị ấy
'đã làm những gì phải được làm.' Vì có lời rằng:
Đối với một tỳ kheo đã hoàn toàn
giải thoát như thế.
Vị ấy trú với tâm hằng an tịnh,
Không có gì để thêm vào những điều vị ấy đã làm,
Cũng không còn dư sót bất cứ điều gì mà vị ấy phải làm. (Thag.v.642)
'Đã đặt
gánh nặng xuống'(ohitabhāro): Có ba gánh nặng- gánh nặng của các uẩn, gánh nặng
của các phiền não và gánh nặng của hành (abhisaṅkhāra). Đối với vị A la hán ba
gánh nặng này đã được đặt xuống, ném xuống, dìm xuống, buông xuống; vì vậy vị
ấy được gọi là người 'đã đặt gánh nặng xuống.'
'Đã đạt
được chính mục tiêu của vị ấy' (anuppattasadattho): do từ 'chính mục tiêu' : A
la hán quả được hàm ý. Vì đó là chính mục tiêu của bản thân, mục tiêu riêng của
bản thân, trong ý nghĩa rằng nó được liên kết với bản thân, nó không bao giờ có
thể được từ bỏ bởi bản thân và đó là mục tiêu tối thượng của bản thân.
'Đã tận
diệt các hữu kiết sử' (parikkhīṇabhavasaṃyojana): Mười kiết sử [45]
là các kiết sử của tham dục, sân, mạn, kiến, nghi, giới cấm thủ, hữu ái, tật,
lận và vô minh. Đây được gọi là 'các kiết sử' bởi vì chúng ràng buộc
(saṃyojenti), kết nối chúng sanh với những trạng thái của hữu, hoặc bởi vì
chúng ràng buộc hữu này với hữu sau. Những hữu kiết sử này được vị A la hán
loại trừ, buông bỏ, thiêu rụi bằng lửa bát nhã, vì vậy vị ấy được gọi là người
'đã tận diệt các hữu kiết sử.'
'Được
giải thoát qua cứu cánh trí' (sammadañña vimutto): ý muốn nói gì do từ 'cứu
cánh trí'? Vị ấy đã biết, đã quán sát, đã trạch pháp, đã thuần tịnh, đã chiếu
diệu với sự hiểu rõ như thực ý nghĩa uẩn trong các uẩn, ý nghĩa xứ trong các
xứ, ý nghĩa giới trong các giới, ý nghĩa áp bức của đau khổ, ý nghĩa nguồn gốc
của sinh khởi, ý nghĩa tịch tịnh của diệt tận, ý nghĩa tri kiến của đạo, hoặc
sự phân loại bắt đầu như vầy: 'Tất cả các hành là vô thường,' v.v...'Được giải
thoát': Có hai loại giải thoát, tâm giải thoát (cittassa vimutti) và nibbāna
(niết bàn) giải thoát . Vì tâm của vị A la hán được giải thoát tất cả phiền
não, vị ấy có được tâm giải thoát và vì bậc A la hán được giải tỏa nhờ niết bàn
(nibbānam adhimuttattā) vị ấy cũng có được niết bàn giải thoát. Do vậy vị A la
hán được giải thoát theo cứu cánh trí.
BỞI VÌ VỊ ẤY ĐÃ HIỂU RÕ NÓ (pariññātaṃ tassa)
A: Bậc A
la hán đã hiểu rõ các cơ sở của tưởng tượng qua ba trí sung mãn. Do vậy vị ấy
không tưởng tượng cơ sở đó, vị ấy cũng không tưởng tượng sự tưởng tượng. Phần
còn lại theo phương pháp đã phát biểu.
Ở cuối
phần Niết Bàn, ba phần thêm vào được nêu ra liên quan đến sự diệt tham, sân và
si. Mỗi phần nên được áp dụng với mỗi đoạn đề cập đến các cơ sở, bắt đầu với đất,
y như lời phát biểu về sự hiểu rõ nên được áp dụng cho tất cả thuật ngữ. Chỉ
một phát biểu ngắn gọn được nêu ra vì ý nghĩa đều tương tự trong mọi trường
hợp.
BỞI VÌ VỊ ẤY KHÔNG CÓ THAM NHỜ THAM ĐÃ ĐƯỢC DIỆT TRỪ (khayā
rāgassa vītarāgattā)
A: Những
ai bên ngoài (Phật giáo) không có tham đối với các dục lạc, những vị ấy không
phải 'không có tham nhờ tham đã được diệt trừ.'[46]
Chỉ duy nhất vị A la hán là không có tham, vì vậy có lời rằng: 'Bởi vì vị ấy
không có tham nhờ tham đã được diệt trừ'. Phương cách này cũng nên được áp dụng
cho những trường hợp của sân và si. Đúng như lời Thế Tôn dạy 'Bởi vì vị
ấy đã hiểu rõ nó,' Ý nghĩa là bởi vì nó đã được hiểu rõ, vị ấy không
tưởng tượng cơ sở đó cũng không tưởng tượng sự tưởng tượng.
Ở đây
phần hiểu rõ được phát biểu nhằm mục đích cho thấy sự hoàn thành việc tu tập
đạo (maggabbhāvanāpāripūri), những phần khác vì mục đích cho thấy sự hoàn thành
việc thực chứng quả (phalasacchikiriyāpāripūri). Hoặc vị A la hán không tưởng
tượng vì hai lý do: bởi vì vị ấy đã hiểu rõ cơ sở đó và bởi vì vị ấy đã
bứng gốc các căn bản bất thiện. Do vậy phần hiểu rõ cho thấy sự
hiểu rõ của vị ấy về các cơ sở và những chi phần khác cho thấy sự bứng gốc các
căn bản bất thiện của vị ấy.
Trong ba
phần sau, sự phân biệt sau đây nên được hiểu: Sau khi thấy nguy hiểm trong
tham, vị ấy trú quán về khổ, được giải thoát qua vô nguyện giải thoát
(appaṇihitavimokkha) và không có tham nhờ tham đã được diệt trừ. Sau khi thấy
nguy hiểm trong sân, vị ấy trú quán về vô thường, được giải thoát qua vô tướng
giải thoát (animittavimokkha) và không có sân nhờ sân đã được diệt trừ. Sau khi
thấy nguy hiểm trong si, vị ấy trú quán về vô ngã, được giải thoát qua không
tánh giải thoát (suññatā) và không có si nhờ si đã được diệt trừ.
Nếu
trường hợp như thế, vì không ai được giải thoát nhờ ba sự giải thoát, phải
chăng hai phần nên được loại bỏ? Không nên. Tại sao? Bởi vì không có sự chỉ rõ.
Vì có lời rằng: 'một tỳ kheo là bậc A la hán' không có sự chỉ rõ. Không có lời
rằng vị ấy được giải thoát do vô nguyện giải thoát hoặc do hai giải thoát kia;
do vậy tất cả là thích hợp khi đề cập đến vị A la hán. Không có lời dạy rằng vị
ấy được giải thoát do sự giải thoát vô nguyện hoặc bởi hai giải thoát kia; vì
vậy tất cả là thích hợp khi đề cập đến vị A la hán.
Hoặc
không có sự phân biệt, bất cứ ai là một A la hán, do hiểu rõ hoại khổ
(vipariṇāmadukkha), trở thành ly tham nhờ tham đã được diệt trừ; do hiểu rõ khổ
khổ (dukkhadukkha), trở thành ly sân nhờ sân đã được diệt trừ; do hiểu rõ hành
khổ (saṅkhāradukkha), trở thành ly si nhờ si đã được diệt trừ. Hoặc do hiểu rõ
đối tượng khả ái (iṭṭhārammaṇa), vị ấy trở nên không có tham nhờ tham đã được
diệt trừ; do hiểu rõ đối tượng không khả ái (aniṭṭhārammaṇa), vị ấy trở nên
không có sân nhờ sân đã được diệt trừ; do hiểu rõ đối tượng trung tính
(majjhattārammaṇa),[47] vị ấy trở nên không có si
nhờ si đã được diệt trừ. Hoặc do bứng gốc tham tùy miên đối với lạc thọ, vị ấy
trở thành ly tham nhờ tham đã được diệt trừ; do bứng gốc sân và si tùy miên đối
với khổ thọ và xả thọ một cách tương ứng, vị ấy trở thành ly sân và ly si. Do
vậy, khi cho thấy những phân biệt này, Thế Tôn dạy 'không có tham, không có
sân, không có si.'
[1] Những loại chính của ngữ
pháp Ấn.
[2] A = Aṭṭhakathā (chú giải)
[3] ṬĪ = Ṭīkā (chú giải
phụ)
[4] Tự thân (sakkāya) ở đây
nghĩa là năm thủ uẩn (pañc'upādānakkhandhā) mà tạo thành bản chất thuộc
kinh nghiệm, không phải là ngã tính.
[5] Ở mức độ bản thể học căn
bản nhất pháp giống với đặc tính hoặc thực tính của nó. Không
có sự sai biệt thực sự giữa chủ ngữ và vị
ngữ, giữa đặc tính và ý nghĩa và bất cứ sai biệt nào
như thế xảy ra trong pháp môn này chỉ là những sự nhượng bộ đối với cách
dùng thông thường vì mục đích truyền đạt một điểm đặc biệt.
[6] v.v... có thể bao hàm
nghiệp và tất cả phiền não khác.
[7] Chỗ này loại
trừ tất cả pháp thuộc cấp độ siêu thế - bốn đạo, bốn quả và niết bàn.
[8] Theo nghĩa đen ' nhiều người'
hoặc 'đám người.' Từ Pāli puthu thực sự tiêu biểu cho hai từ
Sanscrit khác nhau, pṛthu, nhiều hoặc đông đảo, và pṛthak, tách ra
hoặc khác biệt. Đặt trước danh từ jana, 'người', nó cho kết quả là kết hợp một
ý nghĩa kép: một người bình thường và một người khác biệt. Nghĩa trước là
chính xác về mặt từ nguyên, nhưng vế sau cũng mang lại một ý nghĩa thích hợp.
[9] Tất cả lối chơi
chữ theo nghĩa từ nguyên của ' ariyan' (thánh).
[10] Lời người dịch: Thu thúc
(saṃvara): đóng lại, ngăn lại, chế ngự. Nhờ thu thúc mà các dòng tư tưởng bất
thiện được chế ngự. Có năm loại thu thúc- giới, niệm, nhẫn, tấn và tuệ.
[11] Từ dhamma (pháp) ở đây
được dùng theo nghĩa các thực tính cụ thể. Cá nhân,
người (puggala) là sự thống hợp của các pháp như thế, không phải là
tính đồng nhất cụ thể có quyền hạn riêng.
[12] Vism XX. 3-4; cũng xem chú giải
bên dưới.
[13] Theo phân tích về sắc pháp trong vi diệu pháp
(Abhidhamma), tất cả sắc ít nhất chứa tám thành phần - đất, nước,
lửa, gió, màu sắc, mùi, vị và dưỡng chất. Những loại sắc mà nguyên tố đất nổi
bật được coi là ' đất kết hợp' (sasambhārapathavī) .
[14] Kasiṇa là một hình dĩa tròn tượng trưng cho một yếu tố
hoặc một màu dùng làm đề mục của định trong lúc tu thiền.
[15] Lời phản đối này được dựng lên do đồng hóa tưởng về
đất tướng với sự thâm nhập pháp tướng qua quán trí. Vì tưởng tượng xung
khắc với sự thâm nhập như thế, người tranh luận cố gắng loại trừ đất
tướng khỏi những cơ sở tưởng tượng. Nhưng chú giải phụ chỉ ra rằng sự thể nhập
tướng đó qua quán không phải là ý nghĩa muốn nói nơi đây.
[16] v.v... bao hàm ba
tướng sai lạc khác: thường (nicca), lạc (sukha) và ngã (attā).
[17] Lời người dịch: views thường được dịch là tà kiến, nhưng nơi đây theo nội
dung của nguyên bản người dịch dùng từ kiến giải.
[18] Các pháp có những cảnh nội, các pháp có những cảnh ngoại
và các pháp có những cảnh nội ngoại. Hãy xem Dhs &1053-1055.
[19] Lời người dịch: Papañcasaññāsaṅkhā,
Ngài Buddhaghosa định nghĩa Papañcasaññāsaṅkhā là ba phần của papañca- ái, mạn
và các tà kiến. Chúng là ba yếu tố thúc đẩy hoạt động của tưởng tượng. (xem
thêm Concept and Reality by Ñāṇananda, bản dịch của tỳ kheo Giác Lộc )
[20] Sự thực đây là cách lý giải súc tích ngụ ý rằng những
tưởng tượng có thể được mở rộng với thiên nhiên vô tri cũng như với chúng
sanh.
[21] Sắc uẩn, vì bao gồm tất cả loại vật chất, cũng bao gồm
nguyên tố đất, vì thế khi sắc uẩn được đề cập thì nguyên tố đất cũng được ám
chỉ.
[22] Theo luật Manu., i.9, hạt giống được đặt vào nước sinh ra
sự sáng tạo đầu tiên của sự tự tồn, trở thành một trứng
vàng, rực rỡ như mặt trời, trong đó Phạm thiên tự tồn sanh ra làm Phạm
thiên (Brahmā) đấng sáng tạo.
[23] ' Những người xưa'(porāna) là các bậc thầy thuở trước,
những lời giải thích của các ngài nằm trong các chú giải cổ và Buddhaghosa đã
biên soạn lại.
[24] Lời người dịch: Nhất thiết chủng trí (sabbaññutañāṇa): Đức Phật được gọi là Sabbaññū (Bậc
nhất thiết trí vì ngài biết hết thảy các pháp. Trí của Phật được gọi là Nhất
thiết chủng trí, vì trí này biết tất cả sắc pháp, vô sắc pháp và chế định không
có dư sót. Trong đạo vô ngại giải có nêu ra: ' Tất cả những gì quá khứ , trí
này biết, do vậy được gọi là nhất thiết chủng trí. Trí này biết không có ngăn
ngại, thấu suốt hết, do vậy được gọi là vô ngại trí (anāvaranañāṇa). Tất cả
những gì tương lai, trí này biết ... Tất cả những gì hiện tại, trí này
biết ... Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các mùi; lưỡi và các vị; thân
và các xúc; ý và các pháp đều được trí này biết.'
[25] Đây là những tướng của ái, mạn và các kiến giải,
một cách tương ứng.
[26] Hãy xem Vism XX.18-19, pp.710-711. Tuy nhiên, ở đây
chỉ đề cập bốn mươi cách.
[27] Từ Nettippakarana, tập sớ luận hậu kinh điển. Ngài
Bhikkhu Ñāṇamoli dịch là The Guide (London: Luzac &Co,1962); hãy xem
pp.50-54 cho phần biện giải về cách chuyển tải này.
[28] Ye saṅkhāre upādāya sattā paññapīyanti. Nói thế bởi vì
'chúng sanh' không phải là những thực tại cụ thể cá biệt tồn tại theo
quyền hạn riêng của chúng, nhưng là những tập hợp của 'các hành' hoặc các danh
và sắc pháp hữu vi được khái niệm hóa như là những sự đồng
nhất liên quan với các pháp này.
[29] Là cõi thấp nhất trong sáu dục giới thiên
[30] Phương pháp nhằm giải thích sự tưởng tri giống như
phương pháp trong những phần trước.
[31] Skt. Kṣatriya, giai cấp hành chính chiến sĩ (dòng vua)
của xã hội Ấn độ thời xưa.
[32] Ngày Uposatha (bố tát) tổ chức vào
những ngày trăng tròn và trăng non.
[33] Mahā Aṭṭhakathā. Đây là nguồn chính yếu mà
Buddhaghosa đã dự a vào để trau chuốt bản chú giải của ngài.
[34] Cõi cao nhất trong sáu dục giới thiên. Tha hóa
tự tại nghĩa là ' vận dụng quyền lực đối với những sáng tạo của kẻ
khác.
[35] Vì tất cả những vị thiên này trú trong một
cõi được quyết định bởi nghiệp do sự chứng đạt sơ thiền. Trong vũ
trụ học Phật giáo nhiều cõi khác nhau tiêu biểu cho những phó bản thuộc bản thể
học về những tâm trạng khác nhau và do nghiệp lực của những
tâm này tạo ra. Một nguyên tắc tương tự áp dụng cho các loại thiên theo sau.
[36] Thiện trong trường hợp của các hành giả phi A la
hán đã chứng được thiền không vô biên xứ, quả trong trường hợp những chúng
sanh tục sinh vào cõi này và duy tác trong trường hợp những vị A la
hán đã chứng được thiền này.
[37] Lời
người dịch: Sở đối xúc "muta": một từ súc tích chỉ cho cái
gì được ngửi, nếm, cảm xúc. Chắc chắn không bao giờ có nghĩa "được suy
nghĩ, suy tưởng, tưởng tượng như nêu ra trong Pàli-English Dictionary của Rhys
Davids". Sở đối xúc nghĩa là đối tượng có thể cảm nhận được bằng cách đến
gần, va chạm. Đó là ba căn tỷ, thiệt, thân phải tiếp cận ba cảnh khí, vị và xúc
mới bắt cảnh được và được gọi là Sampatta. Trong khi đó căn nhãn, nhĩ không cần
tiếp cận vẫn bắt được cảnh tương ứng là sắc và thinh, chúng được gọi là
asampatta. Do đó Ngài Ñāṇamoli dịch giả bộ luận Visuddhimagga (từ nguyên bản
Pàli) chú thích từ muta có cho nghĩa đen của muta là được xúc chạm, va chạm.
Căn cứ vào đó tôi dịch là "sở đối xúc".
[38] Theo các chú giải Pāli, tương phản với sự thấy và
sự nghe, những hoạt động của việc ngửi, nếm và xúc chạm luôn luôn
đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giác quan và cảnh.
[39] Tức là, ba bậc thánh nhân- dự lưu, nhất lai và bất
lai.
[40] Bốn ách (yoga) là dục, hữu, tà kiến và vô minh.
[41] Lời người dịch: còn gọi là pháp dục.
[42] Chúng tôi đã theo cách giải thích thứ hai của
chú giải phụ trong bản dịch của chúng tôi, đó là ý nghĩa mà ngữ cảnh
dường như đòi hỏi, mặc dù chú giải cho lời giải thích khác.
[43] Một tên khác thay cho Bát thánh đạo về phương diện siêu
thế.
[44] Lời người dịch: Theo nghĩa chính, từ Āsava chỉ một
loại nước say lấy từ thực vật, hoa. Pupphāsava là chất
say lấy từ các hoa, Phalāsava là chất say lấy từ các
quả. Āsava trong ngữ cảnh nghĩa là chảy ra, rỉ ra như nước rỉ chảy từ chỗ
nứt của một cái bình. Có bốn lậu hoặc: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh
lậu. Dục lậu (kāmāsava) là sự rỉ chảy dòng tham dục đối
với ngũ trần, khiến tâm chìm đắm trong các dục này. Hữu lậu (bhavāsava)
là nôn nóng muốn sinh tồn hoặc được tái sanh. Thường chỉ cho ái dục đối với cõi
cao hơn, như sắc giới và vô sắc giới vì tin rằng các cõi này là trường tồn,
vĩnh cửu. Kiến lậu (diṭṭhāsava) là dòng tà kiến luôn luôn chảy ra từ tâm
của phàm phu. Vô minh lậu (Avijjāsava) là pháp làm cho
chúng sanh mê muội, chìm đắm, không thể hiểu rõ tứ đế qua đạo tuệ. Theo 'Đạo vô
ngại giải' các lậu hoặc sẽ ngừng lại chức năng rỉ chảy những nhiễm pháp qua bốn
đạo: Kiến lậu sẽ khô cạn ở dự lưu đạo. Dục lậu thô sẽ khô cạn ở nhất lai đạo.
Dục lậu sẽ hoàn toàn khô cạn ở bất lai đạo. Hữu lậu và vô minh lậu sẽ hoàn toàn
khô cạn ở A-la-hán đạo.
[45] Lời người dịch: Mười kiết sử dịch theo nguyên bản
Anh văn.
[46] Tức là, họ có thể tạm thời không có tham qua
việc chế ngự tham trong các thiền, nhưng tham tùy miên (anusaya) vẫn tồn
đọng sẵn sàng phát sanh trở lại khi các duyên tác động nó.
[47] Lời người dịch: Đối tượng trung tính là đối
tượng không rõ ràng, nó không nằm ở nhóm khả ái, cũng không nằm ở nhóm không khả
ái.
10. PHẦN VỀ NHƯ LAI
A: Như
vậy sau khi cho thấy tiến trình nhận thức của bậc thánh vô lậu về các cơ
sở như đất v.v.., với những lời 'Này các tỳ kheo, Như Lai,' tiếp theo Thế Tôn
có bắt đầu chỉ dạy tiến trình nhận thức của bản thân ngài
Nơi đây,
'Như Lai': Thế Tôn được gọi là Như Lai vì tám lý do: bởi vì ngài đã 'đến
như vậy' (tathā āgata); bởi vì ngài đã 'đi như vậy' (tathā gata); bởi vì ngài
đã đến như thực tướng (tathalakkhanaṃ āgata); bởi vì ngài đã giác ngộ như thực
pháp y theo chơn lý (tathadhamme yāthāvato abhisambuddha); bởi vì ngài là người
thấy như thực (tathadassitāya); bởi vì ngài là người nói như thực
(tathāvāditāya); bởi vì ngài thực hành theo lời ngài dạy (tathākāritāya) và
Ngài là Như Lai theo nghĩa tối thắng (abhibhavanaṭṭhena). [1]
Ngài
là một 'arahat' (A la hán) vì những lý do sau đây: (i) bởi vì Ngài
đã viễn ly các phiền não (āraka); (ii) bởi vì những kẻ thù (ari)
và (iii) các căm xe đã bị diệt (hata); (iv) bởi vì ngài xứng đáng (araha) nhận các vật cúng dường; (v) bởi vì ngài đã lìa xa các
ác hạnh khuất lấp (rahābhāva) và ngài là bậc Toàn giác (sammāsambuddha)
bởi vì ngài đã được hoàn toàn (sammā) và tự ngài
(sāmaṃ) giác ngộ (buddha) đối với tất cả pháp.
Đây là phần tóm lược; về phần nghiên cứu chi tiết hai từ này, hãy tham
khảo Visuddhimagga, chương nói về Tùy niệm Đức Phật.[2]
BỞI VÌ NHƯ LAI ĐÃ HIỂU RÕ NÓ MỘT CÁCH TOÀN TRIỆT (pariññātantaṃ
tathāgatassa).
A: Ở
đây, cơ sở của tưởng tượng Như Lai đã hiểu rõ. Nó được 'hiểu rõ một cách toàn
triệt': có nghĩa là Như Lai đã hiểu rõ đến cùng tận, đã hiểu rõ đến cực biên,
đã hiểu rõ không có mảy may dư tàn nào. Vì mặc dù không có sai biệt giữa chư
Phật và các thanh văn về phương diện từ bỏ các phiền não do nhờ bốn đạo, cũng
có nét riêng về phạm vi hiểu rõ của cả hai. Chư
thanh văn có thể chứng Niết Bàn sau khi quán chỉ một phần trong bốn đại. Nhưng
đối với chư Phật không có pháp hành vi tế nào mà không được thấy, ước lượng,
quán sát và thực chứng với quán trí.
BỞI VÌ NGÀI ĐÃ HIỂU RẰNG HỶ LẠC LÀ CĂN BẢN CỦA ĐAU KHỔ (nandī
dukkhassa mūlaṃ) VÀ DO DUYÊN HỮU CÓ SANH. ĐỐI VỚI CÁI GÌ ĐÃ SINH THÀNH LÀ
CÓ GIÀ VÀ CHẾT.
A: 'Hỷ
lạc' là ái dục trước (purimataṇhā), 'đau khổ' là ngũ uẩn (pañcakkhandhā), 'căn
bản' là khởi đầu (ādi). 'Đã hiểu': Ngài đã biết rằng hỷ lạc (phát sinh) trong
đời trước là căn bản của đau khổ hiện tại. 'Hữu'= nghiệp hữu. 'Sanh'= những uẩn
dị thục. Vì những ai sinh ra được gọi là 'sanh,' Đây là ý nghĩa: ngài đã biết
rằng có nghiệp hữu (làm duyên) sanh hữu khởi lên. 'Cái gì đã sinh thành'
(bhūta) = một chúng sanh (satta). Ý câu này là: ngài đã biết rằng già và chết
tấn công các uẩn của chúng sanh nào đã sinh thành qua sanh hữu.
Đến phạm
vi này, khi cho thấy nguyên nhân để loại trừ các tưởng tượng của ngài là sự
thâm nhập lý duyên khởi vào lúc ngài chứng nhất thiết chủng trí sau khi nội
quán các hành trong thế ngồi bất khả lay chuyển dưới cội cây Bồ đề, ngài chỉ
dạy lý duyên khởi với bốn bộ phận (catusaṅkhepa), ba liên kết (tisandhi), ba
thời (tiyaddha) và hai mươi hành tướng (vīsat'ākāra).[3]
Tất cả
điều này được chỉ dẫn như thế nào? Ở đây, hỷ lạc là một bộ phận. Đau khổ là bộ
phận thứ hai, hữu là bộ phận thứ ba, sanh, già và chết là bộ phận thứ tư. Như
vậy bốn bộ phận nên được hiểu.[4] Giữa ái (= hỷ lạc) và đau khổ có một liên kết, giữa đau
khổ và hữu có một liên kết thứ hai và giữa hữu và sanh có một liên kết thứ ba.
Như vậy, giống như có ba liên kết giữa bốn ngón tay, cũng có ba liên kết giữa
bốn nhóm. Hỷ lạc thuộc về thời quá khứ, sanh, già và chết thuộc về thời vị lai,
đau khổ và hữu thuộc về thời hiện tại. Như vậy, ba thời nên được hiểu.
Trong
quá khứ có năm hành tướng, trong đó riêng ái mang tên 'hỷ lạc'. Nhưng mặc dù
kinh văn không đề cập đến, vô minh, hành, thủ và hữu được bao gồm cùng với ái,
vì chúng đều dự phần vào đặc tính làm các duyên. Cụm từ 'sanh, lão và tử' chỉ
định các uẩn lệ thuộc sanh, già và chết, như vậy thức tương lai, danh - sắc,
sáu xứ, xúc và thọ được bao hàm.[5] Hai mươi hành tướng này có những đặc tính được
diễn tả như sau: 'Trong nghiệp hữu quá khứ, vô minh có tướng si, các hành có
tướng tích tập, ái có tướng dính mắc, thủ có tướng thâu tóm và hữu có tướng cố
ý- năm pháp này trong nghiệp hữu quá khứ là các duyên cho tục sinh ở đời
này. Ở đây, thức có đặc tính tục sinh, danh sắc có đặc tính đi xuống, sáu xứ có
đặc tính nhạy cảm, xúc có đặc tính va chạm và thọ có đặc tính cảm giác- năm
pháp này trong sanh hữu ở đời này do nghiệp đã làm trong quá khứ trợ
duyên. Với quá trình già dặn của các xứ đời này, vô minh có đặc tính si,
các hành có đặc tính tích tập, ái có đặc tính dính mắc, thủ có đặc tính thâu
tóm, hữu có đặc tính cố ý- năm pháp này trong nghiệp hữu hiện tại là các duyên
cho tục sinh tương lai. Trong tương lai, thức có đặc tính tục sinh, danh
sắc có đặc tính đi xuống, các xứ có đặc tính nhạy cảm, xúc có đặc tính va chạm
và thọ có đặc tính cảm giác- năm pháp này trong sanh hữu tương lai do nghiệp đã
tạo trong đời này trợ duyên.'[6]
Như vậy
theo phát biểu: 'Ngài đã biết rằng hỷ lạc là căn bản của đau khổ và do duyên
hữu có sanh, đối với cái gì đã sinh thành là có già và chết,' toàn thể lý duyên
khởi này với bốn bộ phận, ba liên kết, ba thời và hai mươi hành tướng đã được
chỉ rõ.
Kế đến
Thế Tôn dạy:
DO VẬY, NÀY CÁC TỲ KHEO! TA TUYÊN BỐ, NHỜ DIỆT TẬN TẤT CẢ ÁI, SỰ
LY THAM, TỊCH LẶNG, TỪ KHƯỚC VÀ LY THOÁT TẤT CẢ ÁI, NHƯ LAI ĐÃ TỰ MÌNH GIÁC NGỘ
HOÀN TOÀN VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC
(TASMĀ TIHA BHIKKHAVE TATHĀGATO SABBASO TAṆHĀNAṂ KHAYĀ VIRĀGĀ NIRODHĀ CĀGĀ
PAṬINISSAGGĀ ANUTTARAṂ SAMMĀSAMBODHIṂ ABHISAMBUDDHO TI VADĀMI)
A: Ở đây
'tất cả ái' tương tự như hỷ lạc 'sự diệt tận' (khaya) là sự diệt trừ tối hậu
bằng siêu thế đạo. Những từ tiếp theo cũng đồng nghĩa với từ diệt tận. Đối với
những ái bị diệt thì cũng có ly tham, tịch lặng, từ khước, ly thoát các ái đó.
Hoặc 'sự diệt tận' có thể được lý giải như là chức năng chung cho bốn đạo, 'sự
ly tham' (virāga) là cho 'sơ đạo', 'sự tịch lặng' (nirodha) là cho nhị đạo, 'sự
từ khước' (cāga) là cho 'tam đạo' và 'sự ly thoát' (paṭinissagga) là cho 'tứ
đạo'.[7] Hoặc
là: qua 'sự diệt tận' ngài diệt những loại ái mà khiến ngài có thể tưởng tri
đất là đất; qua 'sự ly tham' ngài ly tham những ái mà khiến ngài có thể tưởng
tượng đất; qua 'sự tịch lặng' ngài tịch lặng những ái mà khiến ngài có thể
tưởng tượng trong đất; qua 'sự từ khước' ngài từ khước những ái mà khiến ngài
có thể tưởng tượng từ đất và qua 'sự ly thoát' ngài ly thoát những ái mà
khiến ngài có thể tưởng tượng 'đất là của ta'. Hoặc là: qua 'sự diệt tận' ngài
diệt tận những ái mà khiến ngài có thể tưởng tượng đất v.v... cho đến qua 'sự
ly thoát' ngài ly thoát những ái mà khiến ngài có thể hoan hỷ trong đất. Những
lý giải này đều có thể chấp nhận; không có điều gì bị loại trừ.
'Vô
thượng chánh đẳng giác' (anuttara sammāsambuddha): sự giác ngộ hoàn toàn và tự
mình giác ngộ (sammā sāmañca bodhi) không ai sánh bằng,
toàn hảo giữa mọi loài. Từ bodhi được dùng trong các
kinh văn để chỉ một loại cây, đạo, nhất thiết chủng trí (sabbaññutañāṇa)[8] và niết
bàn. Trong những đoạn văn: 'lần đầu tiên được giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề' và
'giữa Bodhi và Gayā'
(Vin.III.I), đó là loại cây gọi là bodhi.[9] Trong đoạn văn: 'trí của bốn đạo được gọi là
bodhi,' (C.Nd,p.213), đó là đạo.[10] Trong đoạn văn: 'Ngài đã chứng Bodhi trong trí tuệ
thậm thâm thù thắng' (D.30), đó là nhất thiết chủng trí. Trong đoạn văn sau đây
Bodhi chỉ cho niết bàn: Sau khi đã thành đạt bodhi, sự bất tử, vô vi' (không để
lại dấu vết). Ở đây Bodhi có ý nói A la hán đạo trí của Thế Tôn. Những người
khác cũng nói là nhất thiết chủng trí.
A hán
đạo mà các thanh văn đã chứng có phải là vô thượng giác ngộ không? Không phải
thế. Tại sao? Bởi vì trí này không mang lại tất cả thánh đức (guṇa).Đối với một
số đệ tử, A la hán đạo chỉ mang lại A la hán quả; đối với một số vị đạo trí
mang lại ba minh; đối với một số vị đạo trí mang lại lục thông (abhiññā); đối
với một số vị đạo trí mang lại tứ vô ngại giải (paṭisambhidā); đối với một số
vị A la hán đạo mang lại các ba la mật (pāramī) trí của hàng thanh văn. Đối với
chư phật độc giác (paccekabuddhas) đạo trí chỉ mang lại tuệ giác của vị phật
độc giác. Nhưng đối với chư Phật toàn giác đạo trí mang lại khả năng đặc
thù gồm tất cả thánh đức, y như vị vua đã đăng quang tỏa vương quyền khắp quốc
độ. Vì vậy bất cứ trình độ giác ngộ nào khác không phải là vô thượng giác
ngộ.
'Đã giác
ngộ' (abhisambuddho): Đã thắng tri, đã thâm nhập, đã chứng ngộ, đã thành tựu.
'Ta tuyên bố' (iti vadāmi): Ta giải thích, Ta giáo giới, Ta tuyên thuyết, Ta
xác lập, Ta khai thị, Ta phân tích, Ta hiển lộ. Nơi đây, cách lý giải thế
này:- Này các tỳ kheo, Như Lai không tưởng tượng (chính mình là) đất... không
hoan hỷ trong đất. Do duyên cớ nào? Bởi vì ngài đã hiểu rằng hỷ lạc là căn bản
của đau khổ và với hữu (làm duyên) có sanh, đối với cái gì có sinh thành là có
lão và tử? ... Hơn nữa: vì ngài đã hiểu lý duyên khởi như vầy, ái dục được gọi
là 'hỷ lạc' đã được Như Lai từ bỏ mọi mặt. Qua sự diệt tận tất cả ái, Như Lai
đã hoàn toàn giác ngộ vô thượng chánh đẳng giác; vì vậy ngài không tưởng tượng
(chính Ngài là) đất... không hoan hỷ trong đất.' Phần này có nghĩa là: Do nhân
duyên giác ngộ ngài không tưởng tượng và không hoan hỷ.'
Hoặc
là: 'Vì các ái dục đã đến chung cuộc qua việc hiểu lý duyên khởi theo phương
pháp 'Hỷ lạc là căn bản của đau khổ,' do vậy, này các tỳ kheo , ta tuyên bố qua
sự diệt tận tất cả ái, Như Lai đã hoàn toàn giác ngộ vô thượng chánh đẳng giác.
Do nhân duyên giác ngộ, ngài không tưởng tượng đất ... không hoan hỷ trong
đất.'
'Thế
Tôn đã giảng như vậy': Thế Tôn đã giảng toàn thể kinh này, từ
lời mở đầu đến những lời 'Ta tuyên bố đã hoàn toàn giác ngộ vô thượng chánh
đẳng giác.' Cho thấy nhất thiết chủng trí thậm thâm của Ngài và trí ấy không có
một trí giả nào len vào được.
Kinh này
gồm có hai phần tụng và tám phần giải thích chính:
Phàm phu (1)
Hữu học (1)
A-la-hán (4)
Như Lai (2)
Từng
phần chính bao hàm hai mươi bốn phần nhỏ, lần lượt từ đất cho đến Niết Bàn.
(Bổn
sanh 500 tỳ kheo)
Nhưng
mặc dù Thế Tôn thuyết kinh 'Căn bản pháp môn' bằng nhiều phương pháp phong phú
và lời dạy trang nhã, pháp âm của Ngài vi diệu như Phạm thiên, thanh tao như
tiếng hót của chim Ca lăng tần già, làm êm tai, đưa thẳng vào tâm người
có trí với vị bất tử, 'các tỳ kheo đó không hoan hỷ trong lời dạy của Thế Tôn.'
Tại sao không hoan hỷ? Bởi vì chư vị không hiểu lời dạy. Vì không hiểu ý nghĩa
của kinh này, chư vị không hân hoan trong đó. Mặc dù vào lúc Thế Tôn thuyết
kinh này có nhiều phương pháp phong phú và lời dạy trang nhã, như thức ăn ngon
đặt trước miệng một người bị miếng vải dày và rộng buộc chặt.
Nhưng
phải chăng Thế Tôn đã tròn đủ pháp độ trong bốn A tăng kỳ và trăm ngàn đại
kiếp, Ngài đã đạt đến nhất thiết chủng trí tất cả vì mục đích thuyết pháp cho
quần sanh bằng một phương cách mà họ có thể hiểu được? Nếu thế, tại sao các tỳ
kheo kia không hiểu lời ngài chỉ dạy? Lý do đã được nêu ra trong phần giải
thích về những cơ sở để thuyết kinh này: 'ngài khai thị giáo lý này vì mục đích
đập tan kiêu mạn của chúng tỳ kheo đó.' Do vậy, nơi đây không cần lập lại đoạn
này. Sau khi nghe giảng dạy, các tỳ kheo này suy nghĩ: 'ngài nói, kẻ lý thuyết
tưởng tượng đất. Hữu học, A la hán và Như Lai thắng tri đất. Đây nghĩa là gì?
Đây là thế nào? Trước đây chúng ta có thể hiểu chớp nhoáng bất cứ điều gì Thế
Tôn đã dạy. Nhưng bây giờ chúng ta không thể hiểu ất giáp gì về 'kinh căn bản
pháp môn' này' Ôi! Chư Phật vô lượng và vô nghì thay!" Như vậy các tỳ kheo
này trở nên khiêm tốn, như những con rắn bị nhỗ hết răng nọc, chư vị cung kính
đến hầu hạ Đức Phật và lắng nghe pháp.
Sau đó
không lâu một số tỳ kheo, khi cùng nhau ngồi trong pháp đường, bắt đầu câu
chuyện sau đây: " Ôi, Phật lực thật cao cả! Các tỳ kheo dòng bà la môn kia
quá kiêu mạn, nhưng lời dạy của bậc Đạo sư về pháp môn căn bản đã làm cho
chư vị khiêm tốn.' Đây là lời bàn tán tiếp tục trong số các tỳ kheo này. Lúc đó
Thế Tôn ra khỏi hương thất, đến pháp đường đang diễn ra những lời thán
phục về trường hợp đó và ngồi xuống chỗ đặc biệt dành riêng cho ngài. Thế Tôn
nới với các Tỳ kheo 'Này chư tỳ kheo,vừa rồi các ngươi đang bàn chuyện gì?' Các
vị này tường thuật vấn đề lên bậc đạo sư. Ngài nói: 'Này chư tỳ kheo, không
phải chỉ nay, nhưng trong quá khứ cũng vậy ta đã làm cho các người này biết
nhún nhường trong khi chúng quá kiêu mạn'. Rồi Thế Tôn kể lại câu chuyện sau
đây trong quá khứ, đối chiếu với sự việc hiện tại:-
Này chư
tỳ kheo, thuở xưa, một Bà la môn trứ danh đang sống ở Bénares - một giáo sư về tam Phệ Đà, hiểu biết ngữ nguyên và văn cảnh
Itihāsa, phần thứ năm trong những tài liệu bà la môn đáng tin cậy, với những
chú thuật, nghi lễ và phân tích từ ngữ, vị ấy thông suốt khoa học tự
nhiên và các tướng của bậc đại nhân. Vị ấy dạy Mantras cho 500 thanh niên Bà la
môn. Những thanh niên đó, thông minh, rất trí thức, nắm vững bài học và
không quên những gì đã học. Vị bà la môn không dấu nghề như một số giáo
sư, nhưng dạy chúng mỗi ngành kiến thức như thể rót nước vào cái chai, bảo
chúng: 'Ngành kiến thức này dẫn đến nhiều lợi ích như thế trong đời này và đời
sau.' Đúng lúc các thanh niên bà la môn phát sanh kiêu mạn: 'Bất cứ điều gì
thầy của chúng ta biết, điều đó chúng ta cũng biết. Bây giờ chúng ta cũng làm
thầy được rồi'. Từ đó chúng tỏ ra bất kính với thầy của mình và xao lãng các
bổn phận. Biết tình trạng đó, vị giáo sư suy nghĩ: 'Ta sẽ cắt đứt kiêu mạn của
chúng.' Một hôm, khi các thanh niên đến phụng sự thầy. Sau khi chúng thi lễ và
kiếm chỗ ngồi, vị giáo sư nói: 'Này các con, ta sẽ cho các con một câu đố. Hãy
giải ra nếu các con có thể.' 'Hãy đố đi, thưa thầy! Hãy đố đi!'. Chúng hăm hở
đáp, chúng quá mê cuồng vì lòng tự hào trong sở học của mình. Vị giáo sư ra câu
đố: [11]
'Thời gian nuốt hữu tình
Nuốt luôn cả chính nó
Ai nuốt được thời gian
Kẻ diệt hữu tình diệt.' (Jāt.v.190)
Này các
con, hãy trả lời câu đố đi. Nhưng mặc dù các thanh niên này suy nghĩ nhiều lần
chúng không sao hình dung ra ý nghĩa, tất cả ngồi nín lặng. Vị giáo sư đuổi
chúng đi 'Hôm nay đủ rồi! Hãy đi đi! Ngày mai các ngươi sẽ có thể giải đáp câu
đố.'
'Nhưng
dù chia ra nhiều nhóm cùng nhau cố gắng giải nó, các thanh niên này vẫn mù tịt.
Hôm sau chúng đến vị giáo sư và thưa 'Chúng con không sao hiểu nghĩa của câu đố
này.' Để cắt đứt kiêu mạn của chúng, vị giáo sư ngâm bài kệ :
Nhiều kẻ non nớt quá cao ngạo,
Nhưng người trí làm cho chúng nhún nhường.' (Jāt.v.191)
Khi nghe
câu này, các thanh niên đó trở nên im lặng, xấu hổ, thụt vai, cúi xuống, cào
đất với các ngón tay. Kế đó khi thấy rằng chúng đã hổ thẹn, vị giáo sư nói:
'Này các con, hãy học đáp án cho câu đố này'. Rồi giáo sư giải thích:
'Thời
gian' là phần trước ngày và phần sau ngày. 'Hữu tình' là chúng sanh. 'Thời gian
nuốt hữu tình'. Thời gian không ăn da và thịt của chúng sanh, nhưng nuốt vào và
ăn sống chúng bằng sự cướp đi của chúng sanh về mạng sống, sắc đẹp và sức mạnh,
bằng sự chinh phục tuổi trẻ và tiêu diệt sức khỏe của chúng. 'Nuốt luôn cả
chính nó' như vậy ăn sống chúng, nó không bỏ sót bất cứ cái gì nhưng ăn sống
tất cả. Nó không những ăn sống tất cả chúng sanh, mà còn ăn sống chính nó. Vì
phần trước ngày không còn khi phần sau đến và phần sau ngày không còn khi ngày
kế tiếp đến. 'Ai nuốt được thời gian'- đây là vị A la hán, bậc thánh vô lậu. Vị
ấy được gọi là người 'nuốt chửng thời gian', bởi vì ngài đã 'ăn sạch' thời gian
bằng sự bít nẻo tái sanh trong tương lai. 'Kẻ diệt hữu tình diệt': Chính là ái
dục thiêu đốt chúng sanh trong những cảnh giới đau khổ. Vị A La Hán đã thiêu
hủy ái dục bằng lửa bát nhã và tiêu diệt nó không còn chút dư tàn nào. Do đó
vị A la hán được nói là thiêu đốt kẻ thiêu đốt chúng sanh'.
'Khi vị
giáo sư giải thích xong, các thanh niên đó thông suốt ý nghĩa của câu đố
như những chỗ phẳng và lồi lõm trên đường đi được soi tỏ vào ban đêm nhờ ánh
sáng của một ngàn ngọn đèn. Cả bọn đồng thề 'Chừng nào mạng sống còn, chúng tôi
sẽ sống dưới sự chỉ dạy của thầy chúng tôi.' Các bậc thầy này thực sự cao cả
thay! Chúng ta quá kiêu mạn vì sở học đến nổi chúng ta không biết ngay cả ý
nghĩa của một câu kệ bốn dòng'. Từ đó chúng biết khiêm tốn và thực hành bổn
phận thích đáng đối với thầy như chúng đã làm trước đây và được sanh thiên giới
trong đời sau.'Này chư tỳ kheo, vào lúc đó, ta là vị giáo sư và những tỳ kheo
kia là các thanh niên bà la môn. Như vậy trong quá khứ ta cũng làm cho những vị
này khiêm tốn khi họ khởi sanh lòng kiêu mạn.'
Sau khi
nghe câu chuyện quá khứ, các tỳ kheo đó suy nghĩ 'trong quá khứ chúng ta cũng
đã gục ngã vì lòng kiêu mạn,' chư vị trở nên khiêm tốn và chăm chú nhiều hơn
vào các đề tài thiền quán của mình.
Về sau
khi du hóa qua miền quê, đến Vesāli, nơi đó Thế Tôn trú tại điện Gotamaka. Biết
rằng tuệ của năm trăm tỳ kheo đó đã được thuần thục, ngài dạy họ kinh Gotamaka
(Gotamaka Sutta - A.III.13.3): 'Này chư tỳ kheo, qua thắng trí (abhiññāya), Ta
dạy Pháp, không phải không có thắng trí. Ta dạy Pháp có căn cứ vững chắc với
những nền móng vững chắc (sanidāna), không phải không có căn cứ. Ta dạy Pháp
làm cho tín phục (sappāṭihāriya), không phải không tín phục. Vì Ta dạy Pháp qua
thắng trí, v.v..., sự khích lệ và lời hướng dẫn của ta các ngươi nên thọ trì.
Này chư tỳ kheo, đó là đủ cho các ngươi để hài lòng, hoan hỷ, hân hoan: 'Thế
Tôn là bậc Toàn giác, Pháp khéo giải thích, Tăng đang thực hành thiện đạo.' Thế
Tôn đã dạy như vậy. Trong khi pháp môn này được giảng thì mười ngàn thế giới
rung động.
Sau khi
nghe kinh này, năm trăm tỳ kheo kia đều chứng A la hán cùng với bốn tuệ phân
tích (paṭisambhidā) ngay tại chỗ ngồi. Như vậy trong trường hợp này lời dạy
hiện tại (tức là kinh căn bản pháp môn) đã tròn đủ ý nghĩa.
Dứt chú
giải kinh căn bản pháp môn
TÁM NGHĨA NHƯ LAI
(dịch thêm từ "The discourse on the all embracing
net of views" by Bhikkhu Bodhi )
NHƯ LAI LÀ GÌ?
A. Thế
Tôn được gọi là Như Lai do tám nguyên do:
1) Ngài đã đến như vậy (Tathā āgato)
2) Ngài đã đi như vậy (Tathā gato)
3) Ngài đã đến với như thực tướng (của các pháp) (Tathalakkhanaṃ
āgato)
4) Ngài đã giác ngộ như thực pháp y theo chân lý (Tathadhamme
yāthāvato abhisambuddho)
5) Ngài là người thấy như thực (Tathadassitāya)
6) Ngài là người nói như thực (Tathavāditāya)
7) Ngài thực hành những gì Ngài dạy (Tathakāritāya)
8) Ngài là Như Lai theo nghĩa chiến thắng hoặc tối thắng (Abhibhavanaṭṭhera)
I. ĐÃ ĐẾN NHƯ VẬY
A[12] : Thế
Tôn đã đến y như thể thức mà chư Phật toàn giác quá khứ đã đến. Thế Tôn của
chúng ta đã thành tựu nguyện vọng như chư Phật quá khứ, đã thành tựu ba mươi
pháp độ, năm pháp đại thí, đã thành tựu ba mươi bảy phẩm trợ đạo y như các Thế
Tôn quá khứ.
Ṭī [13] : Đề cập nguyện vọng là chỉ con
đường đi đến. Đề cập các Ba la mật là chỉ trung đạo và đề cập ba mươi phẩm trợ
đạo là chỉ sự hoàn thành.
II. ĐÃ ĐI NHƯ VẬY
A: Thế
Tôn đã đi như thế nào? Thế Tôn đã đi như chư Phật quá khứ đã đi. Như có lời
rằng 'Ngay khi sanh ra Bồ Tát đứng vững trên đất và quay về phương Bắc bước bảy
bước. Có cây lọng trắng che cho Ngài. Sau khi quan sát các phương Ngài thốt lên
lời như con ngưu vương "Aggo'haṃ asmi lokassa..."
Khi Bồ Tát đứng vững trên đất báo trước rằng Ngài sẽ đạt đến tứ như ý túc. Ngài
đi về hướng Bắc báo trước rằng Ngài sẽ là bậc tối thượng trong tất cả thế giới.
Đi bảy bước báo trước sự thành đạt bảy báu là thất giác chi. Cây lọng trắng che
cho Ngài báo trước Ngài sẽ được thanh tịnh không tỳ vết qua sự giải thoát của
vô lậu quả. Quan sát các phương báo trước sự thành đạt toàn giác huệ. Thốt ra
lời như con ngưu vương báo trước Ngài sẽ quay bánh xe pháp cao thượng và không
một ai đảo ngược được.
Y như
các Thế Tôn quá khứ đã đi như vậy, Thế Tôn hiện tại cũng đi tương tự, Ngài đã
đi bằng cách phá hủy các phiền não đồng sanh với tà kiến nhờ dự lưu đạo. Từ bỏ
các phiền não thô nhờ tư đà hàm đạo. Đào bứng các phiền não tế nhờ A na hàm đạo
và tận diệt tất cả phiền não nhờ A la hán đạo.
III. ĐẾN VỚI NHƯ THỰC TƯỚNG
A: Sáu
nguyên tố: đất, nước, lửa, gió, hư không, thức. Năm uẩn. Năm chi thiền. Ngũ
căn. Ngũ lực. Thất giác chi. Bát chánh đạo. Thập nhị nhân duyên. Tất cả các
pháp này có tướng riêng và những tướng này là thật, không phải hư nguỵ. Qua
tiến trình trí tuệ, Ngài đã đi đến thực tướng của các pháp. Do vậy, Ngài được
gọi là Như Lai.
IV. GIÁC NGỘ NHƯ THỰC PHÁP
Tứ diệu
đế được gọi là như thực pháp. Như có lời rằng: 'Này các tỳ kheo, tứ diệu đế là
như thực: Đây là khổ v.v... Thế Tôn đã giác ngộ những chân lý đó. Lại nữa, già
và chết có sanh làm duyên là như thực. Hành có vô minh làm duyên. Hành làm
duyên cho thức... Sanh làm duyên cho lão tử là thật. Tất cả những pháp đó Thế
Tôn đã giác ngộ nên gọi là Như Lai."
Ṭī: Tứ
đế là thật bởi vì chúng có đặc tính không bị bóp méo và không bị thay đổi.
V. THẤY NHƯ THỰC
A: Thế
Tôn thấy với Phật tuệ, Ngài thấy các pháp theo thực tính của chúng và phân tích
các pháp bằng nhiều tên gọi như các loại tâm, các loại sắc v.v...
Ṭī: Các
pháp được phân loại dưới nhiều tên gọi, nhiều thành phần như tìm thấy trong
pháp tụ. Đây là thật vì không thể bác bỏ sở kiến của Thế Tôn và tính cách bất
hủ trong lời dạy của Ngài. Thế Tôn đã thấy và biết các pháp theo cách chúng hiện
khởi cùng với những đặc điểm của chúng. Do vậy Ngài đựơc gọi là Như Lai.
VI. NÓI NHƯ THỰC
Trong
bốn mươi lăm năm giữa đêm Thế Tôn chiến thắng Ma Vương và giác ngộ vô thượng
chánh giác, cho đến đêm Thế Tôn chứng Bát Niết Bàn trong khi nằm giữa cội song
thọ. Bất cứ điều gì Thế Tôn nói ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối như khế
kinh, ứng tụng v.v... Tất cả đều không thể chê trách được về ý nghĩa và về văn
tự, dù một khuyết điểm nhỏ như sợi tóc cũng không có... Lời dạy của Thế Tôn là
như nhất, chẳng khác nào đuợc đóng với một con dấu. Suốt từ đầu đến cuối tất cả
là sự thật, không sai khác, do vậy Ngài được gọi là Như Lai.
VII. THỰC HÀNH NHỮNG GÌ NGÀI DẠY
Thân
hành của Thế Tôn thích ứng với lời nói của Ngài và lời nói của Ngài thích ứng
với thân hành của Ngài. Vì vậy Ngài là người thực hành điều gì Ngài dạy và dạy
điều gì Ngài thực hành như có lời nói rằng: Như Lai nói sao, làm vậy; Như Lai
làm sao, nói vậy. Do vậy Ngài được gọi là Như Lai.
VIII. THEO NGHĨA CHIẾN THẮNG HOẶC TỐI THẮNG
Khắp vô
số thế giới, Như Lai vượt xa tất cả chúng sanh về phương diện giới, định, tuệ,
giải thoát, giải thoát tri kiến. Không có ai ngang hàng hoặc sánh bằng Thế Tôn.
Ngài là bậc vô tỷ lượng, là vua của các vua, chư Thiên của các chư Thiên, Đế
Thích của các Đế Thích, Phạm Thiên trên các Phạm Thiên. Thế Tôn được gọi là Như
Lai bởi vì Ngài đã đạt đến chân lý nhờ hiểu biết toàn thể thế giới qua việc
quán về ba tướng vô thường, khổ, vô ngã. Ngài là Như Lai vì đã sang bờ giác ngộ
nhờ hiểu biết thấu đáo thế giới qua việc từ bỏ nguồn gốc của nó. Ngài là Như
Lai bởi vì Ngài thâm nhập thực tại nhờ chứng nghiệm thế giới diệt tận. Ngài là
Như Lai vì đã thực hành con đường dẫn đến thế giới diệt tận. Do đó, Thế Tôn có
dạy: 'Thế giới đã được Như Lai giác ngộ. Như Lai đã từ bỏ thế giới. Nguồn gốc của
thế giới đã được Như Lai giác ngộ, Như Lai đã từ bỏ nguồn gốc của thế giới. Sự
diệt thế giới đã được Như Lai giác ngộ. Như Lai đã chứng nghiệm sự diệt của thế
giới. Như Lai đã phát triển con đường dẫn đến sự diệt thế giới. Bất cứ gì hiện
hữu trong thế giới này cùng với các chư thiên v.v... Tất cả đã được Như Lai
giác ngộ'. Do vậy, Ngài được gọi là Như Lai.
[1] Lời
người dịch: Tối thắng nghĩa là vượt lên trên tất cả.
[2]
Vism VII. 4-29, pp.206-212.
[3] Về
cách giải thích những loại này hãy xem Vism XVII.287-297, pp.669-672. Lời
người dịch: Hành tướng (ākāra) nghĩa là cách thức, trạng
thái, tính cách.
[4] Trong
bốn bộ phận này, hỷ lạc = bộ phận tạo nhân quá khứ; đau khổ = bộ phận kết quả
hiện tại; hữu = bộ phận tạo nhân hiện tại; sanh, già và chết = bộ phận
kết quả tương lai.
[5] Quả
hiện tại (đau khổ) bao gồm năm pháp bắt đầu với thức; nhân hiện tại (hữu) bao
gồm năm pháp bắt đầu với vô minh.
[6] Hãy xem
Pts. I.1.4.
[7] Bốn
đạo là dự lưu đạo, nhất lai đao, bất lai đạo và A la hán đạo.
[8]
Xem giải thích ở trang 78
[9] Tức là
cây Bodhi nổi tiếng, Assattha Banyan, Đức Phật đã chứng tuệ giác dưới cội cây
này.
[10] Bốn
đạo siêu thế.
[11] Kālo
ghasati bhūtāni / Sabbā'eva sah'attanā / Yo ca kālaghaso bhūto / Sa
bhūtapacaniṃ paci ti //
[12] A:
Aṭṭhakathā (chú giải)
[13] Ṭīkā
(chú giải phụ)