17/06/2555 05:53 (GMT+7)
Nhờ vào bối cảnh học thuật tinh nghiêm, vào công phu tu
chứng sâu dày, vào lý niệm giáo dục quảng bác, cộng với bồ đề bi nguyện
vô cùng thâm thiết của sư phụ mới có được sự thành tựu vừa bao quát về
nhiều mặt, vừa mang đặc tính độc đáo của bộ sách. Sách có nội dung sâu
sắc về ý tưởng, dễ hiểu về ngôn từ, sử liệu phong phú hoàn chỉnh, khảo
chứng tinh xác rõ ràng, văn bút ưu mỹ lưu loát, nhờ đó mà sách được sự
hoan hỷ đón nhận của đại chúng cả trong và ngoài Phật giáo một cách phổ
biến. |
29/10/2554 06:37 (GMT+7)
Cho đến nay, hầu chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về
lịch sử Mật tông được công bố. Những khó khăn về mặt sử liệu có thể làm
nản lòng ngay cả các nhà nghiên cứu nhiệt tình và nghiêm túc nhất, bởi
họ gần như không biết phải bắt đầu từ đâu, và cũng không có gì nhiều
ngoài những mảnh vụn rải rác trong các truyền thuyết, hoặc những trích
dẫn không mang tính hệ thống từ lời dạy của các bậc thầy Mật tông trước
đây và hiện nay. |
29/10/2554 06:36 (GMT+7)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ,
nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sinh tại
Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà
Tấn. Cả song thân đều khuyết danh. |
29/10/2554 06:36 (GMT+7)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một
trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ. Không
phải nó được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một
tác giả cùng một nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những
người mà ông mô tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người
Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện tường thuật của một nhân chứng tiết lộ cho
chúng ta biết cuộc đời và các quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả
của xứ Ấn Độ hiện nay, quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn vượt
qua cả thời gian. |
29/10/2554 06:36 (GMT+7)
Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói: ─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia |
29/10/2554 06:35 (GMT+7)
Không phải riêng gì Ðạo Phật, tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát-triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hòan cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được.Riêng ở Trung Hoa, Ðạo Phật đã có chia mười tôn phái. Trong mỗi tôn phái đều có đặc điểm riêng, nhưng không bao giờ vượt ra ngòai giáo pháp của Phật cả. |
29/10/2554 06:35 (GMT+7)
Văn minh nhà Phật đã làm cho tỏ rạng các nước phương Đông. Ta dầu quên
nhưng sử sách vẫn còn. Sử sách dầu nát, nhưng những đền đài mỹ thuật ở
Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên... cũng hãy còn. Đó là những bằng
chứng rất rõ ràng vậy! Nay ta chớ bôn ba đi tìm đây đó mà không khỏi
lầm to. Chỉ cần ngoảnh lại góc trời Đông Á thì tức thấy ánh sáng thật
của ta, cũng như ta ngó thẳng vào tâm là thấy Phật, việc gì phải tìm
kiếm đâu xa? |
29/10/2554 06:34 (GMT+7)
Tín đồ Phật giáo tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức
Phật, hay Đấng Giác Ngộ, đã nhận ra được trí huệ sáng suốt xa xưa, hay
nói đúng hơn là từ vô thủy, của con người. Và ngài đã làm được điều này ở
Bihar, Ấn Độ, vào khoảng từ năm 600 cho đến 400 trước Công nguyên –
thời gian chính xác không được biết. |
29/10/2554 06:34 (GMT+7)
Tác phẩm “Đạo
Phật xưa và nay” là tuyển tập với nhiều chủ đề khác nhau, là
những chuyên đề nghiên cứu Phật học Ấn Độ, một số bài đã được đăng
tải trên các website và một số tập san Phật giáo. Nội dung những bài
viết này, tác giả căn cứ vào những kinh điển A-hàm và Nikàya |
29/10/2554 06:32 (GMT+7)
Ngày xưa khi còn là chú điệu, thỉnh thoảng đâu đó tôi có nghe người lớn nói về Tây Tạng, coi Tây Tạng như một nơi đầy những chuyện thần kỳ, huyền bí. Nào là ở Tây Tạng có “Phật sống”, có những “cậu bé” vừa tròn ba, bốn tuổi đã tự biết và nói trúng những gì thuộc về kiếp trước của mình. Có những vị Lạt-ma tọa thiền trên tuyết hồi lâu tuyết tự tan, hoặc nói là dân Tây Tạng sống chung với các vị Thánh có phép thần thông, dân Tây Tạng ai ai cũng tu niệm và đọc tụng thần chú đạt đến hiển linh v.v.. |
29/10/2554 06:31 (GMT+7)
Có không ít người thường viện dẫn câu hỏi triết học: ‘Trứng sinh ra gà hay gà sinh ra trứng’ để phủ nhận đạo lý nhân quả trước sau. Vì đứng từ nghĩa tuyệt đối, mọi sự vật trên thế gian này chỉ là vòng lẫn quẩn không có cái nào trước, cũng không có cái nào sau. Hạt nẩy mầm thành cây, hay cây sinh ra hạt? Lấy nguyên tắc nào để xác định cái nào sinh ra cái nào. |
29/10/2554 06:31 (GMT+7)
Ở Tây
Tạng,Mây,Núi,Tuyết là một. Ðất nước Tây
Ta.ng Bao gồm núi rừng,nên thiên nhiên tạo ra những con người sống trong
các
môi trường trong sạch,giản dị,nơi được gọi là mái nhà của thế giới,vì
địa lý xứ
Tây tạng ở độ cao nhất ,nên lịch sử của họ đều dựa vào những điều kiện
này mà
phát triển. |
29/10/2554 06:27 (GMT+7)
Quyển
"Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có
trong tay do Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng
Anh ngữ, được Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao
quát về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong
tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo"
(A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa đề bản dịch tiếng Việt ghi
thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba số trang
của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước châu
Á nói riêng và thế giới nói chung. |
29/10/2554 06:25 (GMT+7)
Tác phẩm Các học giả Anh quốc và Phật giáo Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Trí Chơn là tác phẩm đầu tiên về thể tài này ở Việt Nam, phác thảo bức tranh về những đóng góp tri thức của giới học giả Anh quốc cho sự hoằng truyền và mở rộng Phật giáo ở phương Tây. |
|