[06]
PHÉP SÁM HỐI TỘI
(ĀPATTIDESANĀ)
Tội (āpatti)
là mức độ lỗi lầm đã vi phạm trong điều luật mà Ðức Phật đã cấm
chế.
Tội của Tỳ-kheo phạm luật trong giáo pháp nầy qui
định có 7 thứ:
- tội triệt khai (pārājika),
- tội tăng tàng (saṅghādisesa),
- tội thô suất (thullaccaya),
- tội ưng phát lộ (pāṭidesanīya),
- tội ưng xả đối trị (nissaggiyapācittiya),
- tội ưng đối trị (pācittiya),
- tội tác ác (dukkaka), và
- tội ác khẩu (dubbhāsita).
Tội triệt khai hay tội bất cộng trụ, là tội mất
gốc, không thể sám hối
xuất tội với
bất cứ hình thức gì.
Tội tăng tàng cần được xuất tội bằng cách thọ phạt
biệt trú trước tăng hội.
Ngoài hai tội trên đây, các tội khác đều có thể
xuất tội bằng cách sám hối (paṭidesanā). Sám hối là đối
mặt với
một vị Tỳ-kheo thanh tịnh khác rồi bày tỏ lỗi lầm mình đã phạm
và nguyện
hứa chừa cãi sau nầy.
Có ba cách sám hối:
- Cách sám hối phổ thông, đối với các tội
thullaccaya, pācittiya, dukkata, dubbhāsita.
- Cách sám hối tội ưng phát lộ
- Cách sám hối tội ưng xả đối trị.
1)
Cách sám hối phổ thông.
* Sám hối đích tội danh đã phạm từng điều luật.
Vị sám hối nói: Ahaṃ bhante
[1]
ekaṃ thul-laccayaṃ
[2]
āpattiṃ āpanno taṃ paṭidesemi.
Bạch Ngài, tôi phạm một tội thô suất, tôi xin sám hối tội ấy.
Vị chứng tội hỏi: Passasi āvuso
[3]
taṃ āpattim.
Hiền giả, ông có thấy rõ tội ấy chăng?
Vị sám: Āma bhante passāmi.
Bạch ngài, tôi thấy rõ.
Vị chứng: Āyatiṃ āvuso saṃvareyyāsi
[4].
Hiền giả, ông hãy nên thu thúc sau nầy.
Vị sám: Sādhu suṭṭhu bhante saṃvarissāmi sādhu
suṭṭhu bhante saṃvarissāmi. Sādhu suṭṭhu bhante saṃvarissāmi.
Lành thay, bạch Ngài, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp, tôi sẽ thu thúc
tốt đẹp,
tôi sẽ thu thúc tốt đẹp.
* Sám hối đích tội danh đã phạm hai điều luật:
Vị Sám: Ahaṃ bhante
[5]
dve thullaccayāyo
[6]
āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Bạch Ngài, tôi phạm hai tội thô suất, tôi xin sám hối những
tội ấy.
Vị chứng: Passasi āvuso tā āpattiyo.
Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?
... tiếp theo có cách
thức như trước.
* Sám hối đích tội danh đã phạm nhiều điều luật:
Vị sám: Ahaṃ bhante
[7]
sambahulā nānā-vatthukāyo thullaccayāyo
[8]
āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Bạch Ngài, tôi phạm nhiều tội thô suất có điều học khác biệt,
tôi xin
sám hối những tội ấy.
Vị chứng: Passasi āvuso tā āpattiyo?
Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?
... Tiếp theo có cách
thức như trước.
* Sám hối tổng quát nhiều tội danh:
Vị sám: Ahaṃ bhante
sambahulā nānāvat-thukāyo thullaccayāyo ca pācittiyāyo ca
dukkatāyo ca
dubbhāsitāyo ca āpattiyo āpanno tā paṭidesemi.
Bạch Ngài, tôi phạm
nhiều tội thô suất, tội ưng đối trị,
tội tác ác và tội ác khẩu có điều học khác biệt; tôi xin sám hối
những
tội ấy.
Vị chứng: Passasi āvuso tā āpattiyo?
Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?
... tiếp theo có cách thức như trước.
* Sám hối tổng quát không nêu tội danh:
Vị sám: Sabbā tā
āpattiyo ārocemi. Sabbā garu-lahutā āpattiyo ārocemi. Ahaṃ
bhante
sambahulā nānāvatthukāyo āpattiyo āpajjiṃ tā tumha mūle
paṭidesemi.
Tôi xin khai ra tất cả tội ấy, Tôi xin khai ra tất cả tội nặng
nhẹ. Bạch
ngài, tôi đã phạm nhiều tội có những điều học khác nhau, tôi xin
sám hối
với Ngài những tội ấy.
Vị chứng: Passasi
āvuso tā āpattiyo?
Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?
... tiếp theo có cách
thức như trước.
2)
Cách sám hối tội ưng phát lộ (pāṭide-sanīya).
Tội ưng phát lộ là tội do phạm trong bốn điều học
ưng phát lộ (pāṭidesanīyasikkhāpada); cách xuất tội này
cũng bằng
cách đối mặt sám hối, có cách thức tương tợ như trước nhưng lời
trình
tội có khác đôi chút như sau:
Vị sám: Gārayhaṃ
bhante
[9]
dhammaṃ āpajjiṃ
[10]
asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemi.
Bạch ngài, tôi đã phạm một điều đáng quở trách, không thích hợp,
cần
được phát lộ, tôi xin sám hối điều ấy.
Vị chứng: Passasi
āvuso?
Hiền giả, ông thấy rõ chăng?
v.v...
3)
Cách sám hối tội ưng xả đối trị (nissag-giya)
Tội ưng xả đối trị là tội do phạm trong ba mươi
điều học ưng xả (nissaggiya).
Tội ưng xả đối trị cần được sám hối bằng cách là
trước phải giao ra vật sanh tội đáng xả bỏ rồi sám hối ưng đối
trị sau.
Vật sanh tội tức là vật ưng xả, như là y tích trử,
y rời xa đêm, bình bát dư, vàng bạc ...v.v...
Vật ưng xả phải xả bỏ trước Tăng, hay trước nhóm
Tỳ-kheo, hoặc trước một vị Tỳ-kheo khác.
Tội ưng xả đối
trị có nhiều trường hợp như sau:
* Sám hối tội giữ y dư quá hạn.
Sám hối với Tăng; Tỳ-kheo phạm tội ấy cầm lấy y ưng
xả đi đến Tăng rồi tuyên bố xả bỏ như sau:
Idaṃ
[11]
me bhante
[12]
cīvaraṃ dasāhātikkan-taṃ nissaggiyaṃ imā' haṃ saṅghassa
nissajjāmi.
Bạch đại đức Tăng, y
nầy của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả, tôi xin xả
bỏ y nầy
đến Tăng.
Một vị trong tăng sẽ tự
nhận đại diện Tăng để chứng tội sám hối của vị Tỳ-kheo ấy; tự
nhận bằng
lời trình Tăng như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho ayaṃ itthannāmo bhikkhu āpattiṃ sarati vivarati
uttānīkaroti
deseti. Yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ Itthannāmassa bhikkhuno
āpattiṃ
paṭiggaṇheyyaṃ
[13].
Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi, Tỳ-kheo
Itthannāma nầy nhớ ra tội, nhận tội, khai tội, thú tội. Nếu đã
hợp thời
với tăng, tôi xin được chứng nhận tội cho Tỳ-kheo Itthannāma.
Tiếp đến Tỳ-kheo can
phạm sẽ sám hối với vị đại diện Tăng:
Sám - Ahaṃ bhante
[14]
ekaṃ nissaggiyaṃ pācittiyaṃ āpanno taṃ
[15]
paṭidesemi.
Bạch Ngài, tôi phạm một điều ưng xả đối trị, tôi xin sám hối
điều ấy.
Chứng - Passasi āvuso
taṃ āpattiṃ?
Hiền giả, ông thấy rõ tội ấy chăng?
Sám - Āma bhante
passāmi.
Bạch Ngài, tôi thấy rõ.
Chứng - Āyatiṃ āvuso
saṃvareyyāsi.
Hiền giả, ông nên thu thúc sau nầy.
Sám - Sādhu suṭṭhu
bhante saṃvarissāmi.
Lành thay, bạch ngài, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp.
Sau khi Tỳ-kheo ấy xả
vật sanh tội và sám hối như vậy xong, vị đại diện Tăng phải
tuyên ngôn
trình tăng để cho y lại Tỳ-kheo ấy, như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho, idaṃ[16]
cīvaraṃ it-thannāmassa bhikkhuno nissaggiyaṃ saṅghassa
nissaṭṭhaṃ. Yadi
saṅghassa pattakallaṃ saṅgho imaṃ cīvaraṃ Itthannāmassa
bhikkhuno
dadeyya.
Bạch đại đức tăng,
hãy nghe tôi, đây là y ưng xả của Tỳ-kheo Itthannāma, đã xả bỏ
đến Tăng.
Nếu đã hợp thời với tăng, Tăng hãy nên cho lại Tỳ-kheo
Itthannāma y nầy.
Tỳ-kheo khi được cho lại
y ưng xả phải làm theo luật để hợp thức hoá sử dụng y dư, bằng
cách ký
gởi (xem phần ký gởi y bát).
Trường hợp sám hối ưng
xả với nhóm Tỳ-kheo 2, 3 vị. Tỳ-kheo nói lời xả bỏ y dư đến nhóm
Tỳ-kheo
như sau:
Idaṃ me bhante
cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nissaggiyaṃ imā' haṃ āyasmantānaṃ
nissajjāmi.
Bạch quí ngài, y nầy
của tôi đã giữ quá hạn mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xin xả
bỏ y này
đến các Tôn giả.
Một vị trong nhóm sẽ
nhận đại diện để chứng tội cho Tỳ-kheo sám hối, bằng tuyên ngôn
như sau:
Suṇantu me āyasmantā
ayaṃ itthannāmo bhikkhu āpattiṃ sarati vivarati uttānīkaroti
deseti.
Yad' āyasmantānaṃ pattakallaṃ ahaṃ Itthannāmas-sa bhikkhuno
āpattiṃ
paṭiggaṇheyyaṃ.
Bạch chư Tôn giả, hãy
nghe tôi, Tỳ-kheo Itthannāma nầy nhớ ra tội, nhận tội, khai tội,
thú
tội. Nếu đã hợp thời với chư Tôn giả, tôi xin được chứng nhận
tội cho
Tỳ-kheo Itthannāma.
Tiếp đến là nghi thức
sám hối, giống như phần trước.
Nhóm Tỳ-kheo cho lại vị
ấy y đã xả bằng cách, tuyên ngôn như sau:
Suṇantu me āysmantā
idaṃ cīvaraṃ it-than-nāmassa bhikkhuno nissaggiyaṃ āyasmantānaṃ
nis-saṭṭhaṃ. Yad' āysmantānaṃ pattakallaṃ āyasmantā imaṃ cīvaraṃ
Itthannāmassa bhikkhuno dadeyyuṃ.
Bạch chư Tôn giả, hãy
nghe tôi, đây là y ưng xả của Tỳ-kheo Itthannāma, đã xả bỏ đến
các Tôn
giảṆếu hợp thời với các Tôn giả, các Tôn giả hãy nên cho lại
Tỳ-kheo
Itthannāma y nầy.
*
Chú ý những thay đổi cần
thiết, xem phần trước.
Y dư phạm ưng xả, nếu
không có dịp xả với tăng hay nhóm Tỳ-kheo, thì xả bỏ và sám hối
với một
vị Tỳ-kheo khác cũng được. Lời xả bỏ y dư như sau:
Idaṃ me bhante
cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nissaggiyaṃ imā' haṃ āyasmato
nissajjāmi.
Bạch Ngài, y nầy của tôi đã giữ quá mười ngày,
thành vật ưng xả; tôi xả bỏ y nầy đến Ngài.
Tiếp theo áp dụng nghi
sám hối, như phần trước.
Vị kia phải nói cho lại
y xả, như sau:
Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi.
Tôi cho lại Tôn giả y nầy.
Chú ý các thay đổi cần
thiết .
* Sám hối tội rời bỏ
y cách đêm
Tỳ-kheo ngoài thời hạn
quả báo Kaṭhina lại để rời khỏi hắc tay cách đêm một
trong tam y
(y nội, y vai trái, y Tăng-già-lê) thì phạm ưng xả đối trị.
Y đã rời xa ấy thành vật
phải xả bỏ xả trước Tăng hay nhóm Tỳ-kheo hoặc một vị nào khác
cũng
được, rồi sám hối.
Nếu sám hối với Tăng, xả
bỏ y phạm tội như sau:
Ayaṃ me bhante
[17]
saṅghāti
[18]
ekarattiṃ vippavuṭṭhā
[19]
aññatra bhikkhusammatiyā nis-saggiyā
[20]
imā' haṃ saṅghassa nissajjāmi.
Bạch quí ngài, y
Tăng-già-lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả,
trừ phi
Tỳ-kheo được cho phép; Tôi xin xả bỏ y nầy đến tăng.
Tiếp đến, Tăng cử đại
diện để chứng tội, Tỳ-kheo sám hối, và Tăng cho lại y xả, mọi
nghi thức
tuyên ngôn và sám hối đều áp dụng giống như trong cách "sám hối
tội giữ
y dư quá hạn", phần Tăng xử lý.
Nếu sám hối với nhóm 2
hay 3 vị Tỳ-kheo thì lời xả bỏ y phạm tội như sau:
Ayaṃ me bhante
saṅghāṭi ekarattiṃ vippa-vuṭṭhā aññatra bhikkhusammatiyā
nissaggiyā imā'
haṃ āyasmantānaṃ nissajjāmi.
Bạch các Tôn giả, y
Tăng-già-lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả,
trừ phi
Tỳ-kheo được cho phép; tôi xả bỏ y nầy đến các Tôn giả.
Tiếp theo, nhóm cử đại
diện chứng tội, Tỳ-kheo sám hối, và nhóm cho lại y xả, mọi nghi
thức đều
áp dụng như cách "sám hối tội giữ y dư quá hạn" phần do nhóm xử
lý.
Nếu là trường hợp sám hối với một vị Tỳ-kheo khác,
thì lời xả bỏ y phạm tội như sau:
Ayaṃ me bhante saṅghāṭi ekarattiṃ vippa-vuṭṭhā
aññatra bhikkhusammatiyā nissaggiyā imā ' haṃ āyasmato
nissajjāmi.
Thưa Tôn giả, y
Tăng-già-lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả,
trừ phi
Tỳ-kheo được cho phép; tôi xin xả bỏ y nầy đến Tôn giả.
Tiếp theo mọi nghi thức
khác hãy áp dụng như trong tội giữ y quá hạn, do một vị xử lý.
* Sám hối tội giữ
bình bát dư.
Vị Tỳ-kheo có bát dư,
cất giữ bát dư quá mười ngày phạm tội ưng xả đối trị, bình bát
ấy phải
xả bỏ.
Có thể xả bỏ bát dư ấy
đến tăng hoặc nhóm Tỳ-kheo hoặc một vị cũng được.
Xả bỏ bình bát dư đến
Tăng, nói như sau:
Ayaṃ me bhante patto
dasāhātikkanto nissag-giyo imā' haṃ saṅghassa nissajjāmi.
Bạch đại đức Tăng,
đây là bình bát của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả;
tôi xin
xả bỏ bát nầy đến Tăng.
Tiếp theo, Tăng cử đại
diện chứng tội và Tỳ-kheo đương sự hãy sám hối với vị ấy, mọi
nghi thức
như trước.
Sau cùng Tăng cho lại
Tỳ-kheo ấy bình bát bằng tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho ayaṃ patto itthan-nāmassa bhikkhuno nissaggiyo saṅghassa
nisaṭṭho. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho imaṃ pattaṃ
Itthannāmassa
bhikkhuno dadeyya
[21].
Bạch đại đức tăng,
hãy nghe tôi, đây là bình bát của Tỳ-kheo Itthannāma, thành vật
ưng xả,
đã được xả bỏ đến Tăng. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên
cho lại
bình bát nầy đến Tỳ-kheo itthannàma.
Tỳ-kheo đã được lại bát
phải ký gởi theo luật mới nên cất giữ hoặc sử dụng.
*
Trường hợp xả bỏ bình
bát dư đến nhóm vài ba vị Tỳ-kheo thì lời xả bỏ như sau:
Ayaṃ me bhante patto
dasāhātikkanto nissag-giyo imā' haṃ āyasmantānaṃ nissajjāmi.
Thưa các Tôn giả,
bình bát nầy của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả; tôi
xin xả
bỏ bình bát nầy đến các Tôn giả.
Tiếp theo cử một vị đại
diện cho nhóm để chứng tội cho Tỳ-kheo ấy, và vị ấy sám hối;
nghi thức
giống như cách sám hối tội giữ y dư, với nhóm Tỳ-kheo thụ lý.
Rồi sau đó nhóm Tỳ-kheo
cho lại bình bát xả, bằng tuyên ngôn như vầy:
Suṇantu me āyasmantā
ayaṃ patto itthannā-massa bhikkhuno nissaggiyo āyasmantānaṃ
nisaṭ-ṭho.
Yad' āyasmantānaṃ pattakallaṃ āyasmantā imaṃ pattaṃ
Itthannāmassa
bhikkhuno dadeyyuṃ.
Thưa các Tôn giả, hãy
nghe tôi, đây là bình bát của Tỳ-kheo Itthannāma, thành vật ưng
xả, đã
được xả bỏ đến các Tôn giảṆếu đã hợp thời với các Tôn giả, các
Tôn giả
hãy cho lại Tỳ-kheo Itthannāma bình bát nầy.
Khi Tỳ-kheo được cho lại
bình bát, hãy theo luật ký gởi mới nên sử dụng hoặc cất giữ.
Trường hợp xả bỏ bình
bát dư đến một vị, thì nói như sau:
Ayaṃ me bhante patto
dasāhātikkanto nissag-giyo imā'haṃ āyasmato nissajjāmi .
Bạch Ngài, đây là
bình bát của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả, tôi xin
xả bỏ
bình bát nầy đến Ngài.
Tiếp đó làm nghi thức
sám hối, vị Tỳ-kheo kia hãy nói cho lại bình bát:
Imaṃ pattaṃ āyasmato
dammi.
Tôi cho lại Tôn giả
bình bát nầy.
Ðược lại bình bát
Tỳ-kheo hãy làm theo luật ký gởi.
* Sám hối tội tìm
bình bát trái phép.
Tỳ-kheo sử dụng bình bát
chưa hư cũ, chưa bị lủng bể hơn năm dấu, bèn đi tìm kiếm bình
bát mới,
phạm tội ưng xả đối trị. Bình bát mới ấy phải xả bỏ.
Trường hợp này chỉ được
làm nghi thức xuất tội với Tăng (saṅgha) thôi, chớ không
thể sám
hối xả bát với nhóm hay với một vị được.
Bình bát mới ấy cần được
xả bỏ đến Tăng, nói như sau:
Ayaṃ me bhante patto
ūnapañcabandhanena pattena cetāpito nissaggiyo imā' haṃ
saṅghassa
nisajjāmi.
Bạch đại đức Tăng,
đây là bình bát của tôi, đã tìm kiếm khi bình bát cũ chưa hư bể
được năm
vết, thành vật ưng xả. Tôi xin xả bỏ bình bát nầy đến Tăng.
Tiếp đến, Tăng chứng tội
cho Tỳ-kheo ấy sám hối. Tăng cử đại diện chứng tội sám hối bằng
cách
thông qua tuyên ngôn, nghi thức giống ở trước trong phần Tăng xử
lý tội
giữ y dư.
Sau khi Tỳ-kheo ấy sám
hối ưng đối trị xong, Tăng hãy cho lại Tỳ-kheo ấy bình bát,
nhưng không
phải cho bình bát vừa xả đó mà cho bằng cách chuyễn đổi.
Việc chuyển đổi, Tăng sẽ
cử ra một vị thực hiện, đề cử bằng tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho. Yadi saṅghassa pat-takallaṃ saṅgho Itthannāmaṃ bhikkhuṃ
pattag-gāhāpakaṃ sammanneyya. Esā ñatti.
Suṇātu me bhante
saṅgho. Saṅgho itthan-nāmaṃ bhikkhuṃ pattaggāhāpakaṃ sammannati.
Yass'
āyasmato khamati Itthannāmassa bhikkhuno pattaggāhāpakassa
sammati so
tuṇh' assa yassa nak-khamati so so bhāseyya. Sammato saṅghena
itthan-nāmo bhikkhu pattaggāhāpako khamati saṅghassa tasmā
tuṇhī.
Evametaṃ dhārayāmi.
Bạch đại đức Tăng,
hãy nghe tôi. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cử Tỳ-kheo
Itthannāma làm người trao bát. Ðó là lời bố cáo.
Bạch đại đức Tăng,
hãy nghe tôi, Tăng cử Tỳ-kheo Itthannāma làm người trao bát. Nếu
việc cử
Tỳ-kheo Itthannāma làm người trao bát, vị Tôn giả nào chấp nhận
thì im
lặng, như vị nào không chấp nhận thì nên nói ra. Tỳ-kheo
Itthannāma đã
được Tăng cử làm người trao bát, Tăng chấp nhận mới im lặng. Tôi
xin ghi
nhận việc đó như vậy.
Vị Tỳ-kheo được Tăng cử,
hãy thực hiện việc chuyễn đổi bình bát, trước tiên cầm bát ưng
xả đó
trao cho vị lớn nhất rồi lấy bình bát của trưởng lão trao cho vị
kế, lấy
bình bát vị ấy trao cho vị kế nữa, cứ thế chuyển đổi đến vị cuối
cùng
trong tăng, mới lấy bình bát của vị cuối cùng ấy trao lại cho
Tỳ-kheo
đương sự và nói:
Ayante bhikkhu patto
yāva bhedanāya dhāre-tabbo.
Nầy Tỳ-kheo, đây là
bình bát của Ngài phải nên giữ cho đến khi bể hư.
Vị Tỳ-kheo ấy phải hoan
hỷ nhận bát. Ðó là cách hợp thức hóa trong việc này.
* Sám hối tội thu giữ
vàng bạc.
Tỳ-kheo tự mình thọ lãnh
hoặc bảo người thọ lãnh hoặc bảo người thọ lãnh hoặc vui thích
kho tàng
sở hữu, phạm ưng xả đối trị. Vàng bạc châu báu ấy phải xả bỏ
giữa Tăng
rồi sám hối mới xuất tội được.
Tỳ-kheo đem vàng bạc ấy
đến Tăng và nói xả bỏ như sau:
Ahaṃ bhante rūpiyaṃ
paṭiggahesiṃ, idaṃ me bhante nissaggiyaṃ imā' haṃ saṅghassa
nissajjāmi.
Bạch đại đức Tăng,
Tôi đã thọ nhận vàng bạc; bạch đại đức Tăng, vàng bạc nầy thành
vật ưng
xả, tôi xin xả bỏ đến Tăng.
Sau khi xả bỏ vật sanh
tội, Tỳ-kheo ấy hãy làm lễ sám hối, Tăng cử đại diện chứng tội
bằng
tuyên ngôn, cách thức giống như ở phần Tăng xử lý "tội giữ y
dư".
Trường hợp vật ưng xả là
vàng bạc, Tăng phải cử người ném bỏ mất đi chớ không nên cho lại
Tỳ-kheo.
Nếu tại đấy có người cư
sĩ đứng gần, Tăng nên bảo họ rằng: "Ngươi hãy biết xử lý vật
nầy" người
ấy hỏi lại: "với vật này phải đem vật chi đến?", Tăng chỉ nên
nói là hãy
đem vật cần dùng. Sau đó nếu cư sĩ mang lại nhu yếu phẩm cho chư
Tỳ-kheo, Tăng chia nhau dùng ngoại trừ Tỳ-kheo đương sự.
*
Cũng có thể bảo người cư
sĩ ấy đem liệng bỏ vàng bạc, không cần gợi ý cho họ đổi thành
nhu yếu
phẩm. Nếu người cư sĩ ấy không chịu lấy liệng bỏ, Tăng nên cử
một vị đủ
đức tính hiền thiện để đem liệng bỏ vàng bạc ấy. Tăng cử bằng
tuyên ngôn
như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho Itthannāmaṃ bhikkhuṃ
rūpiya-chaḍḍakaṃ sammanneyya. Esā ñatti.
Suṇātu me bhante
saṅgho saṅgho itthan-nāmaṃ bhikkhuṃ rūpiyachaḍḍakaṃ sammannati.
Yass'
āyasmato khamati Itthannāmassa bhikkhuno rūpiyachaḍḍakassa
sammati so
tuṇh' assa yassa nak-khamati so bhāseyya. Sammato saṅghena
itthan-nāmo
bhikkhu rūpiyachaḍḍako khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ
dhārayāmi.
Bạch đại đức Tăng,
hãy nghe tôi. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cử Tỳ-kheo
Itthannāma làm người liệng bỏ vàng bạc. Ðó là lời bố cáo.
Bạch đại đức Tăng,
Tăng cử Tỳ-kheo itthan-nāma làm người liệng bỏ vàng bạc. Việc cử
Tỳ-kheo
itthannàma làm người liệng bỏ vàng bạc, nếu vị Tôn giả nào chấp
nhận thì
hãy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì nên nói ra. Tỳ-kheo
Itthannāma đã được Tăng cử làm người liệng bỏ vàng bạc, Tăng
chấp nhận
nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.
Tỳ-kheo được Tăng cử,
hãy đem vàng bạc liệng bỏ cho mất biệt, Tăng chẳng nên chỉ định
chỗ
liệng bỏ. Ðó là cách hợp thức hóa trong việc nầy.
* Sám hối tội kinh
doanh tiền tệ.
Tỳ-kheo kinh doanh mua
bán bằng tiền bạc dưới nhiều hình thức, phạm tội ưng xả đối trị.
Tiền
bạc ấy phải xả bỏ. Tiền bạc ấy gồm tiền giấy, tiền đồng, tiền
vàng ...
Tiền bạc do kinh doanh,
phải xả bỏ trước Tăng và sám hối, Tăng ném bỏ tiền bạc ấy.
Phải xả bỏ như sau:
Ahaṃ bhante
nānappakārakaṃ rūpiyasaṃvo-hāraṃ samāpajjiṃ idaṃ me nissaggiyaṃ.
Imā'
haṃ saṅghassa nissajjāmi.
Bạch đại đức Tăng,
tôi đã kinh doanh tiền bạc dưới nhiều hình thức, tiền bạc nầy
thành vật
ưng xả. Tôi xin xả bỏ tiền nầy đến Tăng.
Sau khi xả bỏ tiền bạc,
Tỳ-kheo hãy sám hối tội lỗi, và Tăng nên cử đại diện chứng tội
bằng
tuyên ngôn, mọi nghi thức đều giống như trước ở phần Tăng xử lý
tội giữ
y dư.
Tiền bạc đã được xả đến
Tăng, Tăng nên cử người đem ném bỏ. Tuyên ngôn cử người ném bỏ
tiền bạc,
áp dụng giống như ở phần xử lý tội nhận lãnh vàng bạc vậy.
* Sám hối tội mậu
dịch hàng hóa.
Tỳ-kheo làm mậu dịch
trao đổi hàng hóa, dùng vật này trao đổi vật kia, thậm chí trao
đổi y
bát để lấy đồ dùng khác ... đó gọi là hình thức mậu dịch,
Tỳ-kheo phạm
tội ưng xả đối trị. Hàng phẩm mậu dịch phải xả bỏ.
Có thể xả bỏ đến Tăng
hoặc nhóm Tỳ-kheo hoặc một vị khác.
Xả bỏ với Tăng, nói như
sau:
Ahaṃ bhante
nānappakārakaṃ kayavikkayaṃ samāpajjiṃ idaṃ me nissaggiyaṃ. Imā'
haṃ
saṅ-ghassa nissajjāmi.
Bạch đại đức Tăng tôi
đã mậu dịch hay hóa dưới nhiều hình thức, hàng này của tôi thành
vật ưng
xả. Tôi xin xả bỏ vật này đến Tăng.
Xả bỏ vật rồi Tỳ-kheo
hãy sám hối tội, Tăng nên cử đại diện để chứng tội sám hối, mọi
nghi
thức giống như ở phần Tăng xử lý tội giữ y dư.
Sau khi Tỳ-kheo đã sám
hối, Tăng nên cho lại vật ấy, bằng tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me bhante
saṅgho ayaṃ itthannāmo bhikkhu nānappakārakaṃ kayavikkayaṃ
samāpajji
idaṃ Itthannāmassa bhikkhuno nissaggiyaṃ saṅ-ghassa nisaṭṭhaṃ.
Yadi
saṅghassa pattakallaṃ saṅ-gho imaṃ Itthannāmassa bhikkhuno
dadeyya.
Bạch đại đức Tăng,
hãy nghe tôi. Tỳ-kheo Itthannāma nầy đã mậu dịch hàng hóa dưới
nhiều
hình thức, vật này của Tỳ-kheo Itthannāma thành vật ưng xả, đã
được xả
bỏ đến Tăng. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cho lại
Tỳ-kheo
Itthannāma vật này.
Trường hợp xả bỏ hàng
hóa đến nhóm hai, ba, vị Tỳ-kheo thì nói như sau:
Ahaṃ bhante
nānappakārakaṃ kayavikkayaṃ samāpajjiṃ idaṃ me nissaggiyaṃ imā'
haṃ
āyas-mantānaṃ nissajjāmi.
Bạch các Tôn giả, tôi
đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật này của tôi thành
vật ưng
xả; tôi xin xả bỏ vật này đến các Tôn giả.
Tiếp đến là nghi thức
sám hối, và một vị đại diện nhóm do tuyên ngôn đề cử sẽ chứng
tội cho
Tỳ-kheo sám hối, mọi cách thức làm giống như ở phần nhóm Tỳ-kheo
xử lý
tội giữ y dư.
Sau cùng nhóm Tỳ-kheo
hãy tuyên ngôn cho lại Tỳ-kheo ấy vật đã xả, như sau:
Suṇantu me āyamantā
ayaṃ itthannāmo bhik-khu nānappakārakaṃ kayavikkayaṃ samāpajji
idaṃ
Itthannāmassa bhikkhuno nissaggiyaṃ āyasman-tānaṃ nisaṭṭhaṃ.
Yad'āyasmantānaṃ pattakallaṃ āyasmantā imaṃ Itthannāmassa
bhikkhuno
dadey-yuṃ.
Bạch chư Tôn giả, hãy
nghe tôi, Tỳ-kheo Itthannāma đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều
hình thức,
vật này của Tỳ-kheo Itthannāma thành vật ưng xả đã xả bỏ đến chư
Tôn
giả. Nếu đã hợp thời với chư Tôn giả, chư Tôn giả hãy nên cho
lại
Tỳ-kheo Itthannāma vật nầy.
Trường hợp xả bỏ vật
phạm tội đến một vị Tỳ-kheo khác, hãy nói như sau:
Ahaṃ bhante
nānappakārakaṃ kayavikkayaṃ samāpajjiṃ idaṃ me nissaggiyaṃ
imā'haṃ
āyas-mato nissajjāmi.
Bạch Tôn giả, tôi đã
mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật này của tôi thành
vật ưng
xả, tôi xả bỏ vật này đến Tôn giả.
Tiếp đến Tỳ-kheo ấy sám
hối với vị đó. Xong rồi vị đó sẽ cho lại Tỳ-kheo ấy vật đã xả,
nói như
sau:
Imaṃ āyasmato dammi.
Tôi cho lại Tôn giả vật này.
DỨT PHÉP SÁM
HỐI TỘI
-ooOoo-
PHÉP TRỊ PHẠT PHẠM
ÐÀN
(BRAHMADAṆḌAKAMMA)
Phạm-đàn
(brahmadaṇḍa) là hình thức trị phatï vị Tỳ-kheo tánh tình
không
tốt, ngang ngạnh, công kích chư Tỳ-kheo, khó giáo dục xây dựng.
Phạm-đàn
là hình phạt ngưng giao thiệp với đối tượng, và được xem là hình
phạt
nặng nề đối với vị Tỳ-kheo, sẽ khiến vị ấy cảm thấy khó chịu, bị
cô lập,
bị bỏ rơi ngoài hàng ngũ tăng chúng để rồi phải tự sửa chữa tự
hối cãi.
Khi có một vị Tỳ-kheo
lỗi lầm xúc phạm đến chư Tăng mà vị ấy ngoan cố không biết nhận
lỗi, chư
Tăng hãy xử phạm-đàn đối với vị ấy. Cách thức xử phạm đàn không
cần
tuyên ngôn (ñatti), chỉ là tăng sự nghị quyết (apalokana)
được rồi.
Họp Tăng lại, một vị
thông hiểu luật hãy trình bày để tăng nghị quyết, như sau:
Bhante itthannāmo
bhikkhu mukharo bhikkhū duruttavacanehi ghaṭento viharati, So
bhikkhu
yaṃ iccheyya taṃ vadeyya bhikkhūhi itthannāmo bhik-khu n' eva
vattabbo
na ovāditabbo na anusāsitabbo. Saṅghaṃ bhante pucchāmi
Itthannāmassa
bhikkhuno brahmadaṇḍassa dānaṃ ruccati saṅghassa. Dutiyampi
pucchāmi
Itthannāmassa bhante bhikkhuno brahmadaṇḍassa dānaṃ ruccati
saṅghassa.
Tatiyampi pucchāmi Itthannāmassa bhante bhikkhuno
brah-madaṇḍassa dānaṃ
ruccati saṅghassa.
Bạch đại đức Tăng,
Tỳ-kheo Itthannāma là người xảo ngôn, xúc phạm chư Tỳ-kheo với
những lời
bất nhã. Tỳ-kheo ấy muốn nói gì thì nói; Tỳ-kheo Itthannāma
không đáng
cho chư Tỳ-kheo nói đến, không đáng giáo huấn, không đáng chỉ
dạy. Bạch
đại đức Tăng, tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng cho phạt phạm
đàn đối
với Tỳ-kheo Itthannāma chăng? Lần thứ hai, tôi xin hỏi, Tăng có
bằng
lòng cho phạt phạm đàn đối với Tỳ-kheo Itthannāma chăng? Lần thứ
ba, tôi
xin hỏi, Tăng có bằng lòng cho phạt phạm đàn đối với Tỳ-kheo
Itthannāma
chăng?
Tăng biểu quyết chấp
nhận bằng cách im lặng. Từ đây chư Tỳ-kheo sẽ ngưng giao thiệp
với
Tỳ-kheo ấy, cho đến khi vị ấy biết hối lỗi, sám hối với Tăng thì
chư
Tỳ-kheo mới giao thiệp lại.
Khi Tỳ-kheo ấy đã biết
phục thiện sám hối với chư Tỳ-kheo, thì Tăng nên làm Tăng sự
nghị quyết
(apalokana) để giải tỏa hình phạt. Một vị thông hiểu hãy
trình
bày như sau:
Bhante bhikkhusaṅgho
asukassa bhikkhuno brahmadaṇḍaṃ adāsi. So bhikkhu soratto virato
nivātavutti lajjidhammaṃ okkanto hirottappe patiṭ-ṭhito
paṭisaṅkhā
āyatiṃ saṃvare tiṭṭhati. Saṅghaṃ bhante pucchāmi tassa bhikkhuno
brahmadaṇḍassa paṭippas-saddhi ruccati saṅghassa. Dutiyampi
bhante
saṅghaṃ pucchāmi tassa bhikkhuno brahmadaṇ-ḍassa paṭippassaddhi
ruccati
saṅghassa. Tatiyampi bhante saṅghaṃ pucchāmi tassa bhikkhuno
brah-madaṇḍassa paṭippassaddhi ruccati saṅghassa.
Bạch đại đức Tăng,
Tăng Tỳ-kheo đã cho hình phạt phạm-đàn đối với Tỳ-kheo kia.
Tỳ-kheo ấy
đã nghiêm túc, cởi mở, hài hòa, có liêm sỉ, sống tàm quý, nhận
thức sẽ
thu thúc về sau. Bạch đại đức Tăng, tôi xin hỏi Tăng, Tăng có
bằng lòng
giải tỏa hình phạt phạm đàn đối với Tỳ-kheo ấy chăng? lần thứ
hai, tôi
xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng giải tỏa hình phạt phạm-đàn đối
với
Tỳ-kheo ấy chăng? lần thứ thứ ba tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng
lòng
giải tỏa hình phạt phạm đàn đối với Tỳ-kheo ấy chăng?
Tăng biểu quyết chấp
nhận bằng cách im lặng.
DỨT PHÉP TRỊ
PHẠT PHẠM ÐÀN.
-ooOoo-
PHÉP ÐƯA THỎA HIỆP
TĂNG
SỰ
(CHANDADĀNA)
Tỳ-kheo
Tăng đồng trú trong một cương giới (sīma) phải hòa hợp
làm tăng
sự, không có vị Tỳ-kheo nào ở ngoài Tăng khoảng cách quá hắc
tay; như
vậy tăng sự mới thành, và tỳ-kheo không phạm lỗi tác ác do gây
trở ngại
tăng sự của chư Tỳ-kheo.
Trường hợp vị tỳ-kheo hữu sự thích đáng như bị bệnh
chẳng hạn, không thể vào họp tăng để làm tăng sự thì phải đưa
lời đến
Tăng hội bày tỏ sự đồng ý và hoan hỷ của mình với việc Tăng làm.
Sự đưa thỏa hiệp tăng
sự, có 3 trường hợp:
a) Ðối với tăng sự phổ
thông.
b) Ðối với tăng sự bố-tát.
c) Ðối với tăng sự tự tứ.
Ðối với tăng sự phổ
thông, là những tăng sự ngoài việc bố-tát (uposatha) và
việc tự
tứ (pavāra-ṇā), vị Tỳ-kheo không vào ngồi dự với tăng
được, thì
thỉnh một vị Tỳ-kheo nào đó đến và nói như sau:
Chandaṃ dammi chandaṃ
me hara chandaṃ me ārocehi
(ba
lần)
Nếu nhờ vị cao hạ hơn
thì nói:
Chandaṃ dammi chandaṃ
me haratha chan-daṃ me ārocetha
(ba lần).
Tôi xin gởi thỏa hiệp, Ngài hãy đem đi và trình lời thỏa hiệp
của
tôi.
Phần vị Tỳ-kheo lãnh
lời, khi đến nơi tăng trước lúc làm tăng sự, hãy trình bạch cho
tăng
biết sự thỏa hiệp của Tỳ-kheo vắng mặt, như sau:
Āyasmā bhante
itthannāmo mayhaṃ chandaṃ adāsi tassa chando mayā āhato sādhu
bhante
saṅgho dhāretu.
Bạch đại đức tăng,
Tôn giả Itthannāma đã trao lời thỏa hiệp cho tôi, lời thỏa hiệp
của vị
ấy tôi đã mang đến rồi, kính mong chư tăng ghi nhận.
Nếu trình tăng lời thỏa
hiệp của Tỳ-kheo thấp hạ hơn mình thì nói:
Itthannāmo bhante
bhikkhu mayhaṃ chandaṃ adāsi tassa chando mayā āhaṭo sādhu
bhante saṅgho
dhāretu .
Bạch đại đức Tăng,
Tỳ-kheo Itthannāma đã đưa lời thỏa hiệp cho tôi, lời thỏa hiệp
của vị ấy
tôi đã mang đến rồi, kính mong chư Tăng ghi nhận.
*
Ðối với Tăng sự bố-tát,
là tăng sự tụng giới bổn và sám hối thanh tịnh của chư Tỳ-kheo
trong
ngày bố-tát (uposatha).
Vào ngày chư tăng làm lễ
bố-tát, nếu vị Tỳ-kheo nào trong chùa vì hữu sự không thể vào
chánh điện
dự tăng sự bố-tát, thì phải đưa lời thỏa hiệp và tỏ sự thanh
tịnh (gọi
chung là chandaparisuddhi) để nhờ vị Tỳ-kheo khác đem
trình Tăng.
Cách đưa lời thỏa hiệp
tăng sự (chanda) giống như cách đã trình bày; cách tỏ sự
thanh
tịnh (parisuddhi) như sau:
Pārisuddhiṃ dammi
pārisuddhiṃ me hara pārisuddhiṃ me ārocehi
[22]
.
Tôi tỏ sự thanh tịnh, ông hãy đem đi và trình sự thanh
tịnh của
tôi.
Phần vị Tỳ-kheo nhận chuyển lời, sau khi đến chỗ
Tăng hội trước lúc làm tăng sự tụng giới, hãy trình tăng lời
thỏa hiệp
của Tỳ-kheo bệnh rồi trình tăng sự tỏ thanh tịnh của vị ấy như
vầy:
Āyasmā bhante
itthannāmo
[23]
gilāno pari-suddho' ti paṭijāni parisuddho' ti taṃ saṅgho
dhāretu.
Bạch đại đức Tăng, Tôn giả Itthannāma bị bệnh,
vị ấy đã tự nhận thanh tịnh, xin chư Tăng nhận biết vị ấy là
người thanh
tịnh.
Hoặc có thể trình một lần cả hai việc, lời thỏa
hiệp và sự thanh tịnh của Tỳ-kheo bệnh, như sau:
Āyasmā bhante
itthannāmo gilāno mayhaṃ chandañca pārisuddhiñca adāsi tassa
chando ca
pa-risuddhi ca mayā āhaṭā sādhu bhante saṅgho dhā-retu.
Bạch đại đức Tăng,
Tôn giả Itthannāma bị bệnh, vị ấy đã đưa lời thỏa hiệp và sự
thanh tịnh
với tôi; lời thỏa hiệp và sự thanh tịnh của vị ấy tôi đã đem đến
đây,
kính mong chư tăng ghi nhận.
*
Ðối với Tăng sự tự tứ,
là tăng sự yêu cầu chỉ lỗi làm trong ngày mãn thời an cư tức là
ngày tự
tứ (pavāraṇā).
Vào ngày chư Tăng làm lễ
tự tứ, nếu vị Tỳ-kheo nào trong chùa bị bệnh không thể vào họp
tăng làm
lễ được thì hãy đưa lời thỏa hiệp và lời tự tứ (gọi chung là
chandappavāranā) nhờ vị Tỳ-kheo bạn đem trình tăng.
Cách đưa lời thỏa hiệp tăng sự (chanda) cũng
giống như cách đã trình bày ở trước; cách đưa lời tự tứ (pavāraṇā)
như sau:
Pavāraṇaṃ dammi
pavāraṇaṃ me hara pavā-raṇaṃ me ārocehi.
Tôi đưa lời tự tứ, ông hãy đem đi và trình lời tự tứ của tôi.
Có nói cách khác cũng được:
Pavāraṇaṃ dammi
pavāraṇaṃ me hara mam atthāya pavārehi.
Tôi đưa lời tự tứ, ông hãy đem đi và hãy làm tự tứ cho
tôi.
Phần vị Tỳ-kheo nhận chuyển lời, hãy đi đến Tăng,
trước khi Tăng làm tự tứ hãy trình lời thỏa hiệp và lời tự tứ
của
Tỳ-kheo bệnh, như sau:
Āyasmā bhante
itthannāmo gilāno mayhaṃ chandañca pavāraṇañca adāsi tassa
chando ca
pavā-raṇā ca mayā āhaṭā sādhu bhante saṅgho dhāretu.
Bạch đại đức Tăng, Tôn giả Itthannāma bị bệnh,
vị ấy đã đưa lời thỏa hiệp và lời tự tứ cho tôi; lời thỏa hiệp
và lời tự
tứ của vị ấy tôi đã đem đến, kính mong chư Tăng ghi nhận.
DỨT
PHÉP
ÐƯA THOẢ HIỆP TĂNG SỰ.
-ooOoo-
PHÉP NHẬP HẠ
(VASSŪPAGATA)
Mùa
mưa (vassāna-utu) là thời an cư cấm túc của chư Tỳ-kheo.
Theo
phật lịch thì mùa mưa chính thức bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âl
cho đến
rằm tháng 10 (4 tháng), nhưng luật có qui định thời an cư chỉ 3
tháng.
Do đó việc nhập hạ của chư Tỳ-kheo có hai thời, thời tiền an cư
(purimikā vassū-panāyikā) và thời hậu an cư (pacchimikā
vassūpa-nāyikā) .
Thời tiền-an-cư từ ngày 16 tháng 6 đến rằm tháng 9
âl. Thời hậu-an-cư ngày 16 tháng 7 đến rằm tháng 10 âl. Tỳ kheo
thường
nhập hạ trong thời tiền-an-cư, chỉ khi nào có việc không kịp
thời
tiền-an-cư mới theo thời hậu-an-cư.
Ðến thời an cư mà vị
Tỳ-kheo cố ý không nhập hạ thời nào thì phạm tác ác (dukkata).
Cách thức nhập hạ là đến
ngày an cư, sau khi quyết định nơi chỗ, hãy quét dọn sạch sẽ và
tích
chứa nước dùng đầy đủ (nếu chỗ ở hiếm nước). Chỗ an cư có thể là
một
ngôi chùa (ārāma), ngôi tịnh thất (vihāra), một cư
xá (āvāsa),
hoặc một liêu cốc riêng (senāsana);định nhập hạ ở đâu thì
nguyện
ở đó. Có thể phát nguyện một mình, hoặc có nhiều vị cùng nhập hạ
thì
phát nguyện đồng loạt.
Lời phát nguyện nhập hạ
như sau:
Imasmiṃ ārāme
[24]
imaṃ temāsaṃvassaṃ upemi
[25].
Tôi nguyện an cư mùa mưa tại chùa nầy hết ba tháng.
Trong thời gian an cư nếu rời khỏi chỗ qua đêm thì
đứt hạ, trừ khi có nguyện giải giới. Tỳ-kheo có việc cần làm như
biết
tin cha, mẹ, thầy, bạn đau bệnh, hoặc Tăng sự, hoặc cư sĩ thỉnh
mời thì
được phép nguyện giải giới ra đi nhưng hạn trong bảy ngày phải
về trước
khi mặt trời mọc ngày thứ bảy.
Cách nguyện giải giới an cư như sau:
Sace me antarāyo
natthi sattāhabbhantare ahaṃ puna nivattissāmi.
Nếu không có sự trở ngại cho tôi, tôi sẽ trở về trong
vòng bảy
ngày.
Nguyện ra lời hoặc nghĩ trong tâm cũng được, hoặc
báo với vị khác mục đích đi đó cũng được. Cần chú ý là ngày đầu
mới
nguyện nhập hạ chưa được một đêm thì không được phép giải giới
an cư để
đi; mặc khác, khi chỉ còn vài ngày nữa là mãn hạ thì dù có đi
luôn cũng
phải nguyện giải giới bằng không sẽ đứt hạ.
DỨT
PHÉP
NHẬP HẠ.
-ooOoo-
PHÉP SỬ DỤNG Y BÁT
* Sử dụng y (Cīvara)
Y là trang phục của vị
Tỳ-kheo. Y phục chính có 3 thứ, gọi là tam y (ticīvara):
- saṅghāti
(y tăng-già-lê hay y kép),
- uttarāsaṅga (y uất-đà-la-tăng hay y vai trái),
- antarāvāsaka (y an-đà-hội hay y nội).
Ngoài tam y còn có 6 thứ
phụ thuộc khác:
- vassi-kasāṭika
(y tắm mưa),
- nisīdana (tọa cụ),
- paccat-tharaṇā (ngọa cụ),
- kaṇḍuppaṭicchādi (vải băng ghẻ),
- mukhapuñchanacoḷa (khăn lau mặt),
- parikkhāracoḷa (y phụ tùng).
Y phụ tùng gồm có:
- kāyabandhana
(giây buộc lưng),
- urabandhana (giây buộc ngực),
- ṭhavika (dèm hay túi nải),
- aṃsaka (hằng sắc hay y lót mồ hôi).
Tất cả các trang phục
trên, Tỳ-kheo đều phải nguyện thành tên; riêng về tam y phải làm
dấu
hoại sắc trước khi nguyện tên.
* Cách làm dấu tam y
Dùng mực một trong 3 màu
là màu xanh hoặc màu xám hay màu đen khuyên tròn ở bốn góc y,
điểm nhỏ
cỡ mắt gà hay mút đũa, vừa đánh dấu vừa nguyện:
Imaṃ bindukappaṃ
karomi (3 lần).
Tôi làm dấu y này.
* Cách nguyện đặt tên
y.
Chú tâm đến lá y rồi chú
nguyện :
Imaṃ
[26]
saṅghāṭiṃ
[27]
adhiṭṭhāmi (3 lần).
Tôi nguyện đây là y Tăng-già-lê.
* Xả bỏ y cũ.
Khi đổi thay y mới hoặc
không dùng xài nữa thì phải xả bỏ y cũ. Chú tâm đến y đó và nói:
Imaṃ
[28]
saṅghātiṃ
[29]
paccuddharāmi (3 lần).
Tôi xả bỏ y Tăng-già-lê nầy.
*
Sử dụng bát (patta)
Bình bát có 2 thứ là
ayopatta (bát sắt) và mattikapatta (bát đất). Tỳ-kheo
sử dụng
bình bát cũng phải nguyện đặt tên; bình bát không cần làm dấu (bindu).
* Cách nguyện bát.
Chú tâm đến cái bát và
nguyện rằng:
Imaṃ
[30]
ayopattaṃ
[31]
adhiṭṭhāmi. (3 lần)
Tôi chú nguyện bát sắt nầy.
*
Cách xả bỏ bình bát.
Khi không dùng bình bát
đó nữa thì phải xả bỏ, chú tâm như sau:
Imaṃ
[32]
pattaṃ paccuddharāmi. (3
lần)
Tôi xả bỏ bình bát nầy.
*
Y bát dù chưa nguyện xả
bỏ nhưng khi bị rách, lủng lổ thì xem như đã đứt tên nguyện. Y
bị rách
thân vải trong cách đường biên quá 8 cm (4 ngón tay), chỗ rách
lổ vừa
đầu ngón tay, như vậy là hỏng. Bình bát bị rò rỉ lủng bể phần
dưới đáy,
lỗ vừa lọt hạt cơm, như vậy là hỏng.
Y có thể đổi thay tìm y
mới, dù y cũ chưa rách; riêng bình bát nếu chưa lủng bể quá năm
dấu thì
không được tìm đổi bình bát mới.
DỨT PHÉP SỬ
DỤNG Y BÁT
-ooOoo-
PHÉP KÝ GỞI Y BÁT
(VIKAPPA)
Sự
ký gởi giống như ký thác cái gì cho ai, để không bận tâm với cái
đó nữa.
Y dư (atirekacīvara)
và bát dư (atirekapatta), Tỳ-kheo giữ lâu lắm là mười
ngày, nếu
quá hạn sẽ phạm luật ưng xả đối trị. Trường hợp giữ không phạm
tội là y
bát dư đã ký gởi (vikappa) cho người khác rồi.
Có thể ký gởi đến vị
Tỳ-kheo khác hoặc vị sa-di nào đó cũng được; sự ký gởi có hai
cách: Trực
tiếp và gián tiếp.
* Cách ký gởi trực
tiếp.
Gởi ngay vị ấy, gọi là
ký gởi trực tiếp. Tỳ-kheo muốn ký gởi y bát cho vị nào thì đem y
bát đến
tìm vị ấy và nói như sau:
Imaṃ
[33]
cīvaraṃ
[34]
āyasmato vikappemi.
Tôi ký gởi y này đến Tôn giả.
Vị nhận ký gởi ấy nên ủy
quyền cho Tỳ-kheo người gởi, như sau:
Imaṃ cīvaraṃ mayhaṃ
santakaṃ paribhuñja vā visajjehi vā yathāpaccayaṃ vā karohi.
Y nầy là sở thuộc của tôi, Ngài hãy dùng xài hoặc phân phát hoặc
sử dụng
tuỳ duyên.
* Cách ký gởi gián
tiếp.
Ký gởi cho người vắng
mặt, gọi là gởi gián tiếp.
Tỳ-kheo muốn ký gởi cho
vị sư bạn nhưng không được giáp mặt thì hãy nói với một vị khác
thay
mặt, nói như sau:
Imaṃ cīvaraṃ
[35]
Itthannāmassa bhikkhuno
[36]
vikappemi.
Tôi ký gởi y nầy đến Tỳ-kheo Itthannāma.
Vị được nhờ ký gởi cũng
nên đại diện để ủy quyền lại Tỳ-kheo người gởi, như sau:
Imaṃ cīvaraṃ
Itthannāmassa bhikkhuno san-takaṃ paribhuñja vā vissajjehi vā
yathāpaccayaṃ vā karohi.
Y nầy là sở thuộc của Tỳ-kheo Itthannāma, Ngài hãy dùng xài hoặc
phân
phát hoặc sử dụng tùy duyên.
DỨT PHÉP KÝ
GỞI Y BÁT
-ooOoo-
Luật nghi tổng quát,
chỉ trình bày những nghi thức tăng sự và các phận sự phổ thông
của vị
Tỳ-kheo, không thể gọi là đầy đủ. Các lý giải cần được bậc Tăng
trí thức
tham khảo riêng.
CHUNG
-ooOoo-
TRI ÂN
Chúng tôi xin chân thành
cảm niệm công đức các vị đã phát tâm hùn phước tịnh tài để in ấn
quyển
Luật Nghi Tổng Quát:
1. Tu nữ Diệu
Từ (Vĩnh Long)
2. Tu nữ Huệ Phúc (TP Hồ Chí Minh)
3. Tín nữ Ngọc Thủy (Vĩnh Long)
4. Tín nữ Ngọc Tâm (Vĩnh Long)
5. Gia đình Ðại đức Tuệ Ngạn (TP Hồ Chí Minh)
6. Tín nữ Phan Huệ Cúc (Hoa Kỳ)
Cùng chư tăng và thiện
tín đã hỗ trợ tinh thần trong khi chúng tôi soạn thảo quyển sách
này.
Nguyện cho tất cả quí vị
ấy đều được thành tựu tuệ giải thoát, và trong vòng luân hồi
luôn đắc kỳ
sở nguyện.
Soạn giả
Tỳ-kheo Giác Giới
2547 - TL 2003
[1]
Nếu sám
hối với vị nhỏ hạ hơn mình thì đổi tiếng xưng hô là āvuso
(hiền
giả).
[2]
Nếu sám
hối tội ưng đối trị thì nói: ekaṃ pācittiyaṃ; tội tác
ác thì
nói: ekaṃ dukkataṃ; tội ác khẩu thì nói: ekaṃ
dubbhāsitaṃ .
[3]
Chứng
cho vị lớn hạ hơn mình thì hỏi là: passatha bhante taṃ
āpattiṃ
.
[4]
Nhắc nhở
vị lớn hạ hơn thì nói là: āyatiṃ bhante saṃvareyyātha.
[5] Cần thay đổi tiếng
xưng hô
theo hạ lạp.
[6] Nếu là tội khác thì
đổi
dve pācittiyāyo, hay
dve dukkatāyo, hay dve
dubbhāsitāyo.
[7] Cần thay đổi tiếng
xưng hô
theo hạ lạp.
[8] Thay đổi tội danh nếu
cần,
như pācittiyāyo hay
dukkatāyo hay
dubbhāsitāyo.
[9] Cần đổi tiếng xưng hô
theo hạ
lạp .
[10] Tội ưng phát lộ có
thể có
nhiều vị đồng phạm trong 1 điều luật, và như thế các vị có thể
cùng
sám hối, phải đổi āpajjiṃ ra là āpajjimhā, và
paṭidesemi ra là paṭidesema.
[11] Xả nhiều y dư thì
nói
imāni ... cīvarāni
dasāhātikkantāni
nissaggiyāni imān' āhaṃ
...
[12] Nếu Tỳ-kheo chủ y là
vị
trưởng lão cao hạ hơn tất cả các Tỳ-kheo tăng hội, thì dùng
tiếng
āvuso thay thế
bhante .
[13] Lời tuyên ngôn trình
tăng để
tự nhận đại diện Tăng chứng tội cho Tỳ-kheo sám hối ưng xả đối
trị, sẽ
được áp dụng giống nhau trong mọi trường hợp khác.
[14]
Tùy
theo hạ lạp của vị sám và vị chứng phải biết dùng tiếng āvuso
hay bhante cho hợp lẽ như các trường hợp lễ sám hối đã
nói
trước.
[15]
Nếu sám
hối hai tội ưng xả thì nói dve nissaggiyāyo pācittiyāyo
āpanno tā ...; nếu nhiều tội thì nói sambahulā
nissaggiyāyo
pācittiyāyo āpanno tā
...
[16] Với nhiều y thì cần
thay đổi
văn tự thích hợp, đổi imāni cīvarāni thay idaṃ
cīvaraṃ,
đổi nissaggiyāni thay nissaggiyaṃ, đổi nissaṭṭhāni
thay nissaṭṭhaṃ.
[17]
Tùy theo hạ lạp mà dùng tiếng bhante hay āvuso .
[18]
Nếu là
y vai trái thì nói là uttarāsaṅgo; nếu là y nội thì nói
là
antaravāsako.
[19]
Ðối với
y uttarāsaṅgo hay y antaravāsako thì phải đổi là
vippavuṭṭho.
[20]
Nếu là
y uttarāsaṅgo hay y antaravāsako thì chỗ nầy
phải là
nissaggiyo .
[21] Lưu ý sắp văn tự
trong lời
khai tội với các nghi thức tuyên ngôn chứng tội ... cho hợp
nhau.
[22] Nếu nói với vị cao
hạ hơn
mình thì nói là haratha ... ārocetha.
[23] Nếu chuyển lời trình
tăng
giúp vị Tỳ-kheo nhỏ hạ hơn mình, thì nói Itthannāmo bhante
bhikkhu
gilāno v.v...
[24] Thay đổi tùy theo
chỗ an cư
.
[25] Nếu nhiều vị đồng
nguyện hạ
thì nói upema .
[26] Nếu nguyện y trong
tầm tay
thì nói imaṃ nếu ở
ngoài tầm
tay thì nói etaṃ.
[27] Thay đổi tên trang
phục một
trong chín thứ đã kể trên: uttarāsaṅgaṃ,
antaravāsakaṃ ... v. v...
[28] Nếu vật ngoài tầm
tay thì
nói etaṃ.
[29] Xả bỏ thứ y nào thì
nói tên
y đó.
[30] Nếu bình bát để
ngoài tầm
tay thì nguyện là etaṃ.
[31] Nếu nguyện bát đất
thì đổi
là mattikapattaṃ.
Hoặc nguyện
là pattaṃ cho cả bát
sắt và
bát đất cũng được.
[32] Nếu ngoài tầm tay
thì nói
etaṃ.
[33] Nếu gởi y bát để
ngoài tầm
tay thì nói etaṃ .
[34] Nếu gởi bình bát thì
nói
pattaṃ .
[35] Chú ý thay đổi cần
thiết tùy
theo vật trong tầm tay hoặc ngoài tầm. Thay đổi tùy theo y (cīvaraṃ)
hay bát (pattaṃ).
Thay đổi số
lượng tùy theo ít hay nhiều.
[36] Nếu là sa-di thì nói
Itthannāmassa sāmaṇerassa;
nếu
là Tỳ-kheo cao hạ hơn thì nói
Itthannāmassa āyasmato .
-ooOoo-