21. The
last will and testament
Lời di chúc cuối
cùng
22. Just go to
sleep
Hãy yên giấc
23. True
reformation
Cải hóa chân
thật
24.
Non-attachment
Không vướng mắc
25. Buddha’s
Zen
Thiền của Phật
26. Storyteller’s
Zen
Thiền của người kể
chuyện
27. No
attachment to dust
Không luyến ái nhiễm
ô
28. Soldiers of
humanity
Chiến sĩ của lòng
nhân từ
29.
What are you doing? What are you saying?
Ông đang làm
gì? Thầy đang nói gì?
30. Stingy in
teaching
Hà tiện lời
dạy |
21.The Last Will And
Testament
Ikkyu,
a famous Zen teacher of the Ashikaga era, was the son of the emperor.When he was
very young, his mother left the palace and went to study Zen in a temple.In this
way Prince Ikkyu also became a student.When his mother passed on, she left with
him a letter.It read:
To
Ikkyu:
I
have finished my work in this life and am now returning into Eternity.I wish you
become a good student and to realize your Buddha-nature.You will know if I am in
hell and whether I am always with you or not.
If
you become a man who realizes that the Buddha and his follower Bodhidharma are
your own servants, you may leave off studying and work for humanityThe Buddha
preached for forty-nine years and in all that time found it not necessary to
speak one word.You ought to know why.But if you don’t and yet wish to, avoid
thinking fruitlessly.
Your
Mother,
Not
born, not dead,
September
First
p.s.
The teaching of Buddha was mainly for the purpose of enlightening others.If you
are dependent on any of its methods, you are naught but an ignorant insect.There
are 80,000 books on Buddhism and if you should read all of them and still not
seen your own nature, you will not understand even this letter.This is my will
and testament.
Lời Di Chúc Cuối
Cùng
Ik-kyu
(It-ki-êu: Nhất Hưu) là một thiền sư danh tiếng vào thời kỳ Ashikaga (Túc Lợi)
(2), con của hoàng đế.Khi Ik-kyu còn nhỏ mẫu hậu đã bỏ hoàng cung huy hoàng để
tới học đạo thiền tại một thiền viện.Theo đó, hoàng tử Nhất Hưu trở thành một
thiền sinh.Khi lìa đời mẹ ông để lại cho ông một bức thư nội dung như
sau:
“Ik-kyu
con,
Mẹ
đã hoàn tất nghĩa vụ ở đời này và giờ đây mẹ sắp sửa vào cõi Vĩnh Cữu.Mẹ mong
con trở thành một đệ tử giỏi để nhận chân được Phật tánh chính con.Con sẽ biết
mẹ có ở địa ngục và có luôn luôn ở bên cạnh con hay không?
Nếu
con lớn lên, nhận thức được đức Phật và môn đệ Ngài là Bồ Ðề Ðạt Ma (3) là những
người phục vụ chính con; con có thể từ bỏ việc học để phục vụ nhân loại.Ðức Phật
truyền giảng 49 năm và trong khoảng thời gian ấy ngài như chưa từng nói một
lời.Con phải hiểu tại sao.Hoặc nếu con không hay chưa muốn hiểu, để tránh suy
nghĩ một cách vô ích.
Ngày
đầu của tháng Chín
Mẹ
của con, bất sanh bất diệt
Tái
bút:Mục đích chính giáo pháp đức Phật nhằm giác ngộ kẻ khác.Nếu con tùy thuộc
vào các phương pháp, con sẽ thành vô dụng như một sinh vật vô tri.Có tới tám vạn
cuốn sách Phật giáo, nếu con đọc hết mà vẫn chưa nhận chân được bản tánh của
con, thì con sẽ không hiểu được bức thư này của mẹ.
Ðây
là ý muốn và di chúc cuối cùng của mẹ.
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Một
người học đạo thiền từ thuở nhỏ, phải chăng trở thành một thiền sư lỗi lạc như
trường hợp của Ik-kyu?
2)Bà mẹ
thiền sư khuyên dạy con như thế nào?
3)Việc
học cho chính mình và phục vụ tha nhân, việc nào cần cấp?Lời chúc của mẹ, Nhất
Hưu có tuân hành?
4)Tại
sao trong suốt thời gian 49 năm truyền giảng giáo pháp, đức Phật bảo: Ta chưa
từng nói một lời nào?
5)Hãy
giải rõ câu sau cùng trong chúc thư: “Mẹ của con, bất sanh bất diệt” hàm ý gì?Ðó
có phải Phật tánh?
Chú
thích:
(1)Ik-kyu
(Nhất Hưu): 1394-1481.Vị danh tăng, thiền sư Nhật bản thế kỷ 15 Tây
lịch.
(Tham
khảo: Nhật Bản danh tăng liệt truyện (tr. 172-187) do nhà xuất bản “Xã Hội Tư
Tưởng Xã” ấn hành tại Tokyo 1968.
(2)Ashikaga:
Dòng tướng quân Túc Lợi (Ashikaga) trong thời kỳ chiến quốc (1477-1611) thuộc
triều đại Ôgi Machi Tennô (Chính Thân Ðinh Thiên Hoàng: 1557-1586.Khởi
đầu từ Túc Lợi Nghĩa Thượng (1473-1490) và cuối cùng Túc Lợi Nghĩa Chiêu
(1568-1611) là chấm dứt.
(3)Bodhidharma
(Bồ Ðề Ðạt Ma) người Ấn Ðộ sinh năm nào không rõ, chỉ thấy sử ghi chép vào đời
nhà Lương (520) niên hiệu Phổ Thông nguyên niên, ngài vượt biển cả đến đất Quảng
Châu - Trung Quốc, được vua Võ Ðế đón về Kiến Nghiệp.Sau ngài qua đất Ngụy trú ở
chùa Thiếu Lâm và hàng ngày ngài ngồi xoay mặt vô vách tọa thiền ròng rã suốt 9
năm.
Ngài
tịch năm 529 niên hiệu Ðại Thông năm thứ hai đời nhà Lương.Vua Lương Võ Ðế có
khắc bia ghi công hạnh ngài.
Ðạo
hữu Duy Học, Sydney
1)Một
người học đạo thiền từ thuở nhỏ, phải chăng trở thành một thiền sư lỗi lạc như
trường hợp của Ik-kyu?
Tu
thiền hay tu bất cứ một pháp môn nào cũng phải theo GIỚI - ÐỊNH - HUỆ, nếu không
có thầy hướng dẫn và nếu không tinh tấn tu hành suốt đời, rất khó đạt đạo, dù
người đó tu từ thuở nhỏ.Trường hợp của Ik-kyu là một thiền sư nổi tiếng thời
ông, chứng tỏ ông đã đạt đạo giác ngộ, và số người giác ngộ xưa hay nay cũng chỉ
đếm đầu ngón tay.
2)Bà
mẹ thiền sư khuyên dạy con như thế nào?
Bà
mẹ thiền sư khuyên dạy con hãy tinh tấn tu học để trở thành một đệ tử giỏi, để
nhận chân được Phật tánh của chính mình.Sau đó sẽ hạnh lợi tha như Bồ Tát, phục
vụ nhân loại, để báo đáp thâm ân của chư Phật và Tổ.
3)Việc
học cho chính mình và phục vụ tha nhân, việc nào cần gấp?Lời chúc của mẹ, Nhất
Hưu có tuân hành?
Chư
Tổ đã dạy: “Tự lợi, lợi tha”, chứng tỏ phải tự tu học trước để có đủ tư cách,
đức hạnh cái đã, nhiên hậu mới có khả năng hướng dẫn đại chúng tu học, tức hành
lợi tha vậy.Nhất Hưu đã tuân hành triệt để theo lời chúc của mẹ, nên ông đã đạt
đạo và trở nên một thiền sư danh tiếng vào thời kỳ Ashikaga.
4)Tại
sao trong suốt thời gian 49 năm truyền giảng giáo pháp, đức Phật bảo: Ta chưa
từng nói một lời nào?
Học
Phật, hành giả phải cố gắng giữ cho “thân, khẩu, ý thanh tịnh”, nhưng ý là chủ
động tạo nghiệp, nên phải chú trọng luôn tập tâm ý từ động trở về tịnh.Ðức Phật
đã là người giác ngộ nên tâm ý ngài thanh tịnh.Khi ngài đi thuyết pháp trong 49
năm, nếu ngài có phát ngôn là phát từ tâm thanh tịnh mà ra, chớ không phải như
chúng sanh; cho nên Phật bảo: “Ta chưa từng nói một lời nào”.Chữ nói ở đây ngụ ý
tâm động mà phát ra tiếng nói.Cho nên có câu “Ðộng trong Tịnh” là trường hợp
người giác ngộ; còn “Tịnh trong Ðộng” là trường hợp người chưa giác ngộ.Muốn
được “Ðộng trong Tịnh” phải luôn sống trong chánh niệm, Tỉnh Thức, và khi đã
tỉnh thức thì lời nói, cử chỉ, hành động, mỗi mỗi đều là khám phá, là sáng tạo
cả.
5)Hãy
giải rõ câu sau cùng trong chúc thư: “Mẹ của con, bất sanh bất diệt” hàm ý gì?Ðó
có phải Phật tánh?
Câu
“Mẹ của con, bất sanh, bất diệt” hàm ýbà đã giác ngộ, nên chi bất sanh bất diệt
cũng có nghĩa là TÁNH KHÔNG trong TÂM KINH BÁT NHÃ, tức Phật tánh hay Bản lai
diện mục của chúng sanh vậy.Câu đó cũng có ý sách tấn Ik-kyu phải tinh tấn tu
hành để đạt tới “VÔ NGÔ, tức “BẤT SANH BẤT DIỆT” như mẹ ông vậy.
*Ðạo
hữu Quốc Vinh
1)Ở đời
có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”, nói lên được sở trường của một người có
năng khiếu về một lãnh vực chuyên môn nào đó.Trong đạo thiền cũng vậy, có hai
điều quan trọng hành giả cần phải nỗ lực không ngừng là giác ngộ tự tánh và giải
thoát tha nhân.Bất cứ sống, và thực tập thiền định, nơi thiền viện lâu hay
chóng, anh chưa chứng tỏ đạt được cả hai, thì cần phải phát nguyện hy sinh dấn
thân nhiều hơn, không cứ 10, 20 năm, trọn đời này hay qua kiếp khác miễn đạt đến
giải thoát khổ đau.
2)Một
người đã xuất gia theo Phật sao còn trong vòng lưu luyến mẹ con?Hẳn đây là ý
nguyện sư trưởng muốn mượn lời người mẹ cho dễ dàng nhắc nhở môn đệ những điểm
chi li cần thiết trong việc tu tập - đừng bao giờ đánh mất chính con - để đạt
được giải thoát, tức phải tự tìm lại bản lai diện mục của chính con.
3)Học
để biết, tức mở mang kiến thức cho mình hầu tránh những sai lầm tai hại cho
chính bản thân và cho mọi ngưởi.Cả hai việc đều cần cấp thực hiện song hành là
người có tâm lượng vị tha không nhỏ.Nhất Hưu là một vị thiền sư hẳn nghĩ tới bốn
ân sâu, mà ân mẹ là một trọng ân không thể nào không báo đáp.Vâng lời mẹ cũng là
cách báo ân cần thiết vậy.
4)Trong
suốt 49 năm tại thế, Ðức Phật thuyết không biết bao nhiêu bài pháp, đàm vô số
quyển kinh, độ cho rất nhiều người quay về với chánh pháp.Phật xem những việc
làm tự nhiên mình có bổn phận phải làm, nó rất tầm thường như việc ăn ngủ, hay
hơi thở ra vào của một người không thể thiếu được.Những thứ quen thuộc tầm
thường đó nếu nói nhiều thì vô số.Nhưng thật ra chẳng lấy gì gọi là nhiều cả mà
chẳng có chi hết, là không tất cả.Như lời Ðức Phật dạy: “Suốt 49 năm qua, ta
chưa từng nói ra một lời nào”để các môn đệ phá trừ ngã chấp và pháp chấp tai
hại, như hai bờ ngăn kiên cố không thoát ly khỏi sanh tử luân hồi.
5)Mẹ
cũng chính là con; con chính là mẹ hay bản thể bất sanh bất diệt không hai, nhứt
tức nhứt thiết, nhứt thiết tức nhứt, một là tất cả, tất cả là một.Hàm ý nói rằng
khi con còn đứng ở bên này bến sanh tử, con hẳn thấy có mẹ và có con.Ðến khi con
qua tới bờ giác thì mẹ cũng chính là con và con hòa đồng trong bản thể mẹ.Nếu
con chịu cố gắng khắc phục mọi nghịch cảnh tu tiến thì con không tìm cầu giải
thoát đâu xa mà tự nơi chính con.
Nhận Xét Góp Ý
1)Không
như định đề toán học, thiền do tự mỗi người trực ngộ bản tánh giác của chính
mình.Một người thực hành đạo thiền lâu năm hay từ lúc còn nhỏ tại thiền viện,
chỉ là điều kiện cần thiết, chưa đủ để trở thành một thiền sư lỗi lạc.Một thiền
sư lỗi lạc phải chứng tỏ có khả năng giải thoát khổ đau chính mình và có tinh
thần quên mình vì người vô vị lợi.
2)Ðưa
ra hai hình ảnh điển hình cụ thể nhất là Ðức Thích Ca Mâu Ni và Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma
để như lời di chúc cuối cùng của người mẹ với tâm lượng vị tha.Phật Thích Ca
suốt 49 năm truyền giảng đạo lý, vẫn cho rằng trong khoảng thời gian ấy ta chưa
nói mọi lời nào.Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma tới Trung Quốc (520 TL) truyền thừa đạo thiền
bằng thái độ vô ngôn của 9 năm diện bích (xoay mặt vào tường).Ðó là bài học phá
chấp vô tướng hùng hồn cao thượng nhất.Ðã có được bao nhiêu đệ tử ứng dụng trong
quá trình hành đạo bằng tâm lượng, từ bi, bị tha này: “giải thoát cho vô số, vô
lượng, vô biên chúng sanh như thế, mà kỳ thực ta không thấy có chúng sanh nào
được giải thoát” (Kinh Kim Cang). Bà mẹ Ik-kyu muốn con mình đừng lao theo
những hình sắc rơi vào vọng tưởng điên đảo.Thiên đường hay địa ngục đều do chính
tâm ta tạo, không có một bậc toàn năng nào tạo ra cả.Con muốn gặp lại mẹ ở chốn
vĩnh cữu hay nơi địa ngục tùy con.Nhưng ở đó chưa chắc con có gặp được mẹ hay
không.Vậy con hãy suy nghĩ cho kỹ càng để đạt ước nguyện.
3)Học
hành thành tài để tìm miếng cơm manh áo là lối nhìn, cách suy nghĩ thông thường
ở đời ai cũng vậy.Một người học hành giỏi, có tâm hồn rộng rãi dễ thương, biết
hết lòng phục vụ tha nhân thì lại rất hiếm, nhưng không phải là chúng ta không
tìm được một người như thế.Cái hiếm hoi cần thiết là một nhu cầu; ai không nghĩ
thật cần cấp để lợi lạc cho bao nhiêu người và mọi loài.Nhất Hưu đã cố gắng rất
nhiều theo lời di chút chân tình của mẹ, như món hành trang vào đời bằng hạnh
nguyện lợi tha trong khi thực hành thiền quán.
4)Chúng
sanh mê chấp tướng nên bị khổ não triền miên không biết đời nào mới giải thoát
sanh tử luân hồi.Bốn tướng con người ưa tham chấp bám víu là tướng nhân, tướng
ngã, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.Ðức Phật là bậc đại giác Thế Tôn, không
phân biệt thấy có mình và người, không thấy có chúng sanh được độ và đức Phật
làm việc cứu độ.Công cuộc thuyết pháp độ chúng sanh của một vị Phật là lẽ tự
nhiên không cần phải quảng cáo rầm rộ, tuyên bố này nọ mà làm với tâm nguyện cho
mọi loài, tức là làm cho chính mình.
5)Lời
cuối nơi chúc thư của một người mẹ để lại cho con - một vị thiền sư – (không rõ
lúc bà từ trần, người con đã trở thành thiền sư lỗi lạc chưa.Chắc chưa, bà mới
nhấn mạnh nhiều lần vai trò quan trọng của một thiền sư trong cõi đời này), phải
đi tới chỗ bất sanh, bất diệt “như mẹ, tức đạt đến giải thoát, niết bàn an lạc,
lúc đó con người mới nhận chân được bản lai diện mục của mình.
22.Just Go To
Sleep
Gasan
was sitting at the bedside of Tekisui three days before his teacher’s
passing.Tekisui had already chosen him as his successor.
A
temple recently had burned and Gasan was busy rebuilding the structure.Tekisui
asked him: “What are you going to do when you get the temple
rebuilt?”
“When
your sickness is over we want you to speak there”, said Gasan.
Suppose
I do not live until then?
“Then
we will get someone else”, replied Gasan.
“Suppose
you can not find anyone?”, continued Tekisui.
Gasan
answered loudly: “Don’t ask such foolish questions.Just go to sleep
“!”
Hãy Yên Giấc
Gasan
ngồi cạnh bên giường thầy Tekisui ba hôm trước khi thầy mình qua đời.Tekishui đã
sẵn sàng chọn Gasan kế thừa tông mạch.
Gần
đây ngôi chùa bị cháy, Gasan bận lo công việc xây cất lại.Tekisui hỏi: “Con sẽ
làm gì nữa, khi chùa đã sửa xong?”.
- “Hẳn để khi thầy bình phục, thầy cho
chúng con biết chuyện đó”, Gasan trả lời.
- “Giá như thầy không sống được tới
đó?”.
- “Chúng con sẽ nhờ một vị khác”,
Gasan đáp.
- “Trong trường hợp con không nhờ được
ai khác thì sao?”, Tekisui hỏi.
Gasan
trả lời thật chậm rãi: “Ðừng hỏi những câu ngớ ngần như vậy, hãy yên giấc đi
cho”.
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Ngôi
chùa bị cháy, thầy bịnh sắp viên tịch, đệ tử được chọn thay thế thầy lãnh đạo
tông môn.Bạn nghĩ sao ba sự kiện dồn dập xảy ra ấy?
2)Cuộc
đối thoại giữa vị thầy sắp lâm chung và đệ tử sắp được kế thừa tổ đạo có gì đặc
biệt đáng nói?
3)Giải
thích và tìm hiểu câu sau: “Con hơn cha nhà có phúc, trò trội thầy sung túc mãi
về sau”.
4)Theo
thông thường cho rằng người đệ tử lớn kia đã gây ra cho thầy hai cái shocks mạnh
phải lìa đời trong ba hôm, để rảnh tay lo việc đại sự.Bạn nghĩ sao?
5)Một
trong năm tội phải đọa địa ngục mà làm mất hòa hợp tăng thuộc về trọng tội.Gasan
có phạm tội nghịch đối với thầy không? (tội ngũ nghịch: giết cha, giết mẹ, giết
bậc A La Hán, phá hòa hợp tăng và làm thân Phật ra máu).
*Ðạo
hữu Duy Học, Sydney
1)Ngôi
chùa bị cháy, thầy bịnh sắp viên tịch, đệ tử được chọn thay thế thầy lãnh đạo
tông môn.Bạn nghĩ sao ba sự kiện dồn dập xảy ra ấy?
- Ba sự kiện trên cùng xảy ra tượng
trưng cho 3 thử thách mà đệ tử Gasan phải đương đầu.Gasan đã sốt sắng lo xây cất
lại ngôi chùa, mà xây cất là kế thừa thầy lo Phật sự vậy.
2)Cuộc
đối thoại giữa vị thầy sắp lâm chung và đệ tử sắp được kế thừa tổ đạo có gì đáng
nói?
- Qua cuộc đối thoại, Tekisui đã hỏi
đệ tử Gasan một câu rất sâu sắc như: “Con sẽ làm gì nữa khi chùa đã sửa xong?”và
Gasan, vì kiến thức nông cạn đã trả lời thầy: “Hẳn để khi thầy bình phục, thầy
cho chúng con biết chuyện đó”, chứng tỏ Gasan không rõ được ý thầy, chỉ biết
thầy bảo sao thì làm vậy, chưa thấu suốt được “Phải tự thắp đuốc lên mà đi!”.Rồi
Tekisui lại hỏi Gasan một câu nữa “Giá như thầy không sống tới đó”.Tới đây Gasan
tâm trí vẫn mờ tối, nên đã trả lời hết sức ngớ ngẩn “Chúng con sẽ nhờ một vị
khác”.Tiếp Tekisui cố gắng hỏi trò một câu cuối cùng: “Trong trường hợp con
không nhờ được ai khác thì sao?”, với hy vọng trò tìm ra giải đáp, nhưng vẫn mê
muội, ngu xuẩn, nên mới trả lời “Ðừng hỏi những câu ngớ ngẩn như vậy, hãy yên
giấc đi cho”.Chỉ vì học hỏi còn nông cạn, Gasan đã đối đáp với thầy quá kém,
khiến thầy chẳng vui và không hỏi Gasan thêm một câu nào nữa.
3)Giải
thích và tìm hiểu câu “Con hơn cha là nhà có phúc, trò trội thầy sung túc mãi về
sau”.
- Theo ngạn ngữ Việt Nam, chúng ta ai
cũng rõ “Con hơn cha là nhà có phúc”, có ý nhắc bổn phận làm con phải ráng tu
đức để làm rạng danh cha mẹ và tổ tiên, nên nhớ phúc đây là phúc đức, là ăn ở
nhân hậu, lấy từ bi bác ái làm mẫu mực cho cuộc sống, rõ nhân quả, làm thiện,
tránh ác, bỏ tham sân si, thì cái phúc mới lâu bền vì được an lạc kiếp này và
các kiếp sau nữa.Câu “Trò trội thầy suy túc mãi về sau”, thầy cũng là thầy giáo
mà cũng là thầy “Bổn Sư truyền giới” cho mình.Bình thường ông thầy muốn học trò
mình nên người, đắc đạo thì mình cũng được phước, và nếu trò hơn cả thầy thì
thầy cũng được thơm lây.Trò mà biết tu tâm dưỡng tánh nhất định được thoải mái,
hạnh phúc và an lạc.Câu ngạn ngữ trên có ý sách tấn đạo làm con, làm đệ tử, phải
siêng năng, tinh tấn, làm tròn bổn phận mới tạo được phúc đức và sung túc (phúc
đức và sung túc có thể hiểu theo hai nghĩa, hữu lậu và vô lậu, khi đã tu phải
cầu vô lậu mới tới bờ giải thoát được).
4)Theo
thông thường cho rằng người đệ tử lớn kia đã gây ra cho thầy 2 cái shocks mạnh
phải lìa đời trong ba hôm, để rảnh tay lo việc đại sự.Bạn nghĩ sao?
- Thường một việc làm do hai động cơ,
cố ý làm hoặc vô ý làm.Nếu cố ý thì tội nặng còn vô ý, tức không cố ý, thì tội
nhẹ.Gasan trí óc nông cạn, nên đã trả lời thầy rất kém, vậy cũng không nên
trách, mà nên thương cho Gasan.Nếu Tekisui giàu từ bi và rộng lượng, chắc cũng
không chấp gì đệ tử và dễ dàng tha thứ cho đệ tử, như vậy không hề có shocks
giữa hai thầy trò, chữ shocks chỉ là giả thuyết mà thôi!
5)Một
trong 5 tội phải đọa địa ngục mà làm mất hòa hợp tăng thuộc về trọng tội.Gasan
có phạm tội nghịch đối với thầy không?
- Ở đời chỉ có kẻ ác tâm mới sanh tội
ngũ nghịch!Theo trong bài, cách đối thoại và trả lời của hai thầy trò cho thấy
Gasan chưa hiểu thấu đạo, chưa biết “phải tự thắp đuốc lên mà đi, theo gương
tổ”.Một ông thầy sẵn lòng dung thứ và từ bi phải thương phải thương hại cho đệ
tử ngu dại, mà còn phải nhẫn nhục, dìu dắt đệ tử từ chỗ tối tới chỗ sáng, vậy
mới làm hết trách nhiệm, còn nếu trọng cái ngã, đương nhiên sinh ra cố chấp, bỏ
mặc đệ tử, và đệ tử không thành công cũng là do một phần ông thầy thiếu kiên
nhẫn, thiếu từ bi vậy.Trong bài, Gasan không đáng gọi “phạm tội nghịch đối với
thầy” vì tất cả các ông thầy đều từ bi, khoan dung cho những đệ tử còn ngu dốt,
và sự “ngu dốt” của trò hay “vô minh” của trò là một lý do cho việc hoằng dương
chánh pháp của thầy vậy, cũng giống như đức Phật ra đời để cứu khổ cho chúng
sanh vậy.
*Ðạo
hữu Quốc Vinh
1)Ngôi
chùa bị cháy, thầy bịnh sắp viên tịch, đệ tử được chọn thay thế thầy lãnh đạo
tông môn.Bạn nghĩ sao ba sự kiện dồn dập xảy ra ấy?
Mỗi
một sự kiện xảy ra đều có nguyên nhân, do những nhân duyên hội đủ mới hình
thành.Ðứng trên cái nhìn tương đối trong vòng đối đãi thì những sự việc xảy ra
ảnh hưởng về mặt tâm lý vô cùng quan trọng như có vui, buồn, được mất, hơn, thua
v.v… Ðứng về lý tánh mặt tuyệt đối thì mọi chuyện xảy ra cho dù có hệ trọng như
cái chết chẳng hạn, cũng nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi, khi gặp cơn gió thoảng
vậy thôi.
2)Cuộc
đối thoại giữa vị thầy sắp lâm chung và đệ tử sắp được kế thừa tổ đạo có gì đặc
biệt đáng nói?
-Thứ
nhất: Vị thầy đã đạt được chỗ sở đắc nên biết trước giờ lâm chung.Cả thân và tâm
thiền sư đã nhẹ hẩng như lông hồng không bị câu thúc bởi những chướng duyên bịnh
hoạn.
-Thứ
nhì:Thầy đã có huệ nhãn sáng suốt nhìn thấy cả đại chúng để chọn người đệ tử tâm
đắc mà truyền tâm pháp kế thừa tổ đạo.
3)Giải
thích và tìm hiểu câu: “Con hơn cha nhà có phúc, trò trội thầy sung túc mãi về
sau”.
Con
người đang sống trong thời đại dân chủ, tôn trọng nhân quyền, mọi năng khiếu
được thể hiện đúng mức, cá nhân có tài năng được đem ứng dụng vào môi trường
thích hợp và như thế cái tài mới phát triển và không bị mai một.
Sống
trong thời kỳ quân chủ chuyên chế, con người câu nệ vào một số giáo điều khắc
khe gò bó, khiến mất đi phần nào tính tự do, cũng có nghĩa mất một phần ý nghĩa
của sự sống.
4)Theo
thông thường cho rằng người đệ tử lớn kia đã gây ra cho thầy hai cái shocks mạnh
phải lìa đời trong ba hôm, để rảnh tay lo việc đại sự.Bạn nghĩ sao?
Nếu
người đệ tử có tâm địa phản trắc như thế, chắc không qua được con mắt lão luyện
của thầy giáng cho những trận đòn chí tử nên thân.Bởi lẽ, thầy là vị thiền sư
đạt đạo biết trước giờ lâm chung, đọc thấu từng tâm niệm của đệ tử.
5)Một
trong năm tội phải đọa địa ngục mà làm mất hòa hợp tăng thuộc về trọng tội.Gasan
có phạm tội nghịch đối với thầy không?
Sự
diễn dịch qua ngôn ngữ dưới cái nhìn thiếu quán chiếu không có chiều câu, có
nhiều lúc rơi vào chỗ sai lầm tai hạì vô phương cứu chửa.Vấn đề còn lại là chúng
ta đứng về mặt tri thức hay luận lý để nhìn, hẳn phần kết quả có khác nhau một
trời một vực.Cũng vậy, dưới cái nhìn của con mắt trần với cái nhìn của thiền
quán sẽ đưa tới những hệ quả đối nghịch như tối và sáng, đen và trắng, thiện và
ác.Nếu không khéo chúng ta sẽ rơi vào cửa tử không lối thoát.
Nhận Xét Góp Ý
1)Giữa
cái “Một” không thể lẫn lộn cái “Hai, Ba” được.Thế thì những sự kiện xảy ra giữa
chốn am thiền ấy có đáng làm cho tâm tư tình cảm ta chi phối?Hay đó chỉ là dòng
nước chảy qua cầu, trăng sáng trên không mà thôi.
2)Thầy
ra đi vĩnh viễn là sự mất mát lớn như bóng cội tùng già trốc gốc ngã đổ không
còn chỗ đi về tựa nương của đệ tử nữa.Nhưng đó cũng là một cống hiến lớn réo dậy
trong lòng các môn đệ hãy tự nỗ lực tiến lên, đừng có trông cậy vào ai khác mà
làm hỏng hết đại sự.Ðệ tử kế thừa có thể thành công lớn mà cũng có thể thất bại
ê chề.
Mỗi
chúng ta hẳn tìm thấy đáp án rõ ràng là hãy tự tu, tự độ để cứu mình ra khỏi
kiến chấp có, không.
3)Câu
nói tự nó đã có đủ ý nghĩa không cần phải giải thích, vì càng chia chẻ ta càng
bị mắc kẹt trong danh từ hơn – thua, hay - dở, lợi hại, có lợi gì trong mớ danh
từ rỗng tuếch đó.Nếu ta đem phân tích chia chẻ chúng thành từng mãnh
vụng?
4)Sức
mạnh của tinh thần không gì lay chuyển nổi, lớn như núi Thái Sơn, một đệ tử dù
là đệ tử đầu đối với thầy vẫn còn bé bỏng ngây thơ và luôn phải cần học hỏi và
được thầy dìu dắt, cũng giống như hai mẹ con.Người con dù lớn lên bao nhiêu
tuổi, mẹ vẫn xem là con của mẹ, vẫn đối xử cùng một thái độ như khi con còn bé
bỏng.
Sức
người đệ tử không làm sao lay chuyển nổi thầy và anh không có cách để mưu toan
việc lớn đâu, nếu không do thầy ấn chứng trao truyền.
5)Người
tu hành phải hiểu đạo lý nhân quả, nhất là người thực hành thiền quán cần thấu
triệt nó đúng mức để không bị lầm nữa.Ðã hiểu nhân quả không lẽ điên rồ tạo ra
ác nghiệp để kết thành nghiệp nhân xấu.
Tuy
nhiên, đã là con người hễ niệm tham, sân, si còn nhiều tức còn nặng ba cái
nghiệp ác, chắc chắn không tội nào chẳng tạo, không việc xấu ác nào chẳng nhúng
tay.Người tu hành phải biết luôn luôn quán chiếu đãi lọc thân tâm thanh tịnh thì
niệm ác hẳn dứt, niệm thiện phát sanh.Như bùn lắng xuống nước trong lộ
hiện.
Ở đây
Gasan đã được thầy huấn luyện kỹ càng chắc chắc tâm đã được trui rèn nắn dũa
thành món đồ tinh nhuệ nhà thiền, hẳn không dám nghĩ tới niệm ác, đừng nói nhúng
tay vào tội ác.
23.True
Reformation
Ryokan
devoted his life to the study of Zen.One day he heard that his nephew, despite
the admonitions of relatives, was spending his money on a courtesan.In as much
as the nephew had taken Ryokan’s place in managing the family estate and the
property was in danger of being dissipated, the relatives asked Ryokan to do
something about it.
Ryokan
had to travel a long way to visit his nephew, whom he had not seen for many
years.The nephew seems pleased to meet his uncle again and invited him to remain
overnight.
All
night Ryokan sat in meditation.As he was departing in the morning he said to the
young man: “I must be getting old, my hand shakes so.Will you help me tie the
string of my straw sandal?
The
nephew helped him willingly.Thank you, finished Ryokan, you see, a man becomes
older and feebler day by day.Take good care of yourself.Then Ryokan left, never
mentioning a word about the courtesan or the complaints of the relatives.But,
from that morning on, the dissipations of the nephew ended.
Cải Hóa Chân Thật
Ryokan
đã hiến dâng đời mình vào việc học thiền.Một hôm, nghe nói về người cháu trai
đang phung phí tiền bạc với một kỹ nữ giang hồ, mặc cho những lời can khuyên của
người thân thuộc.Vì anh ta đã thay Ryokan quản lý tài sản và quyền sử dụng gia
đình, đang ở trong tình trạng nguy hiểm vì sự hoang phí phá tán; những người
thân quyến yêu cầu Ryokan phải làm thế nào.
Ryokan
phải lặn lội từ xa để viếng thăm người cháu mà nhiều năm ông không gặp mặt.Người
cháu tỏ vẻ vui mừng khi gặp lại chú và mời chú ở lại đêm đó.
Ryokan
tọa thiền suốt đêm.Sáng hôm sau khi ra đi Ryokan bảo người cháu: “Chú già yếu
tay run lụm cụm không làm việc được.Cháu có giúp chú buộc chiếc dép rơm được
không?”.
Người
cháu ngoan ngoãn vâng lời.Ryokan nói lời chót: “Cám ơn cháu, như cháu thấy đó:
Con người rồi cũng phải trở nên già yếu đi dần từng ngày.Cháu hãy bảo trọng lấy
thân cháu”.
Rồi
Ryokan từ giã, không nói thêm một lời về người kỹ nữ hay những lời phiền hà của
bà con.Nhưng kể từ sáng hôm đó, người cháu không còn hoang phí tiền bạc
nữa.
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Bạn
có ý nghĩ về vai trò người quản lý tài sản sự nghiệp?
2)Khi
nghe người cháu hư hỏng, thái độ của Ryokan tỏ ra thế nào?Ðứng vào trường hợp
bạn, bạn xử trí ra sao?
3)Mục
đích đi gặp người cháu của Ryokan đã rõ ràng.Ông ta đã cảm hóa được người cháu
bướng bỉnh có dễ dàng không?Tại sao?
4)Ðôi
giày rơm nói lên được ý nghĩa gì đối với thiền sư?Có một số tăng sĩ phái khất
thực đi chân không, không đi giầy.Hãy cho biết ý kiến của bạn ra sao?
5)Thế
nào là sự cải hóa bị hóa cải?Trong trường hợp ấy việc gì sẽ xảy ra tiếp theo sau
đó?
*Quốc
Vinh, Victoria
1.Không
cứ người quản lý tài sản sự nghiệp mà nói chung tất cả những ai lãnh phần trách
nhiệm một công việc quan trọng gì phải làm hoàn tất xứng đáng.Người giữ vai
chính trách nhiệm phải có những đức tánh biết tự trọng, rõràng và ngay thẳng,
không lạm dụng của công làm của riêng mình, không ăn chặn cắt xén bớt của tổ
chức, trái lại phải biết làm lợi cho tập thể đang phục vụ bằng tâm ngay thật
không tham lam.Ðó là yếu tố căn bản cần thiết để người khác tin tưởng giao phó
trọng trách.
2.Người
tu hành, nếu phải lo là lo cái chung của thiên hạ, không phải bận tâm nghĩ
chuyện gia đình riêng tư.Tất cả mọi người đều là cha mẹ, anh em, ngay như mọi
loài chúng sanh đều đem cái nhìn vô phân biệt mà đối xử trong tinh thần từ bi
bình đẳng.Ryokan đứng trong tư thế vị tha này đối với một người cháu ruột mình
gặp khó khăn bất ổn trong cách sống thiếu thiện lương đạo đức.
Trong
trường hợp có người cháu hư hỏng như thế, tôi sẽ có thái độ dứt khoát qua một
trong hai cách sau đây:
a)Tảng
lờ để mặc nó muốn làm gì thì làm, không can dự vào.
b)Viết
thư khuyến cáo sẽ từ cháu, nếu nó không bỏ thói tật xấu.
3.Ryokan,
một người tu hành nhiều kiên nhẫn hy sinh cả thì giờ và tiền bạc tới gặp người
cháu lâu năm xa cách, lại sống sa đọa không đàng hoàng.Chắc trong khi đi gặp
cháu ông không dự liệu phải cảm hóa nó như thế nào.Một việc làm nằm ở khía cạnh
tâm lý không đơn giản như ta tưởng.Vì đòi hỏi sự trắc nghiệm, ứng đối xem đối
tượng ra sao, để tìm ra giải đáp thích đáng.
4.Sự
nghiệp của thiền sư không có gì ngoài ba mãnh y, một bình bát và trí tuệ.Tuy
nhiên, đó là gia bảo mà những người giàu có nhất trên đời chưa chắc sánh kịp.Ðôi
giày rơm có hai ý nghĩa: - nhà tu không mang giày da vì tổn hại lòng từ bi; -
thể hiện đời sống thanh bần lạc đạo.
5.Người
thợ săn giỏi mới dám xông pha vào rừng, nơi mà có nhiều thú dữ đáng sợ.Người thợ
lặn tài ba xuống biển suốt ngày hay cả buổi vẫn không sao cả.Người tu hành dày
công phu tu luyện tỏa ra ngôn từ, hành động hay tâm lượng đều mang sức cảm hóa
(reformation) người một cách lạ thường.Các bậc tu chứng tới trình độ tuyệt luân
như chư Phật, Bồ Tát… việc cảm hóa, độ sinh bằng các phương tiện thiện xảo vô
cùng tinh nhuệ do sự tỉnh thức làm chủ.Những ai chưa đạt tới trình độ cao trong
việc cứu người giúp đời mà vẫn cứ liều, thì chắc hẳn không tránh khỏi cái họa
mất mạng, như người không biết bơi lại muốn cứu người sắp chết đuối.Thật là tội
nghiệp cho kẻ nào không tự liệu sức mình để rồi chuốc lấy tai họa vào
thân.
*Duy
Học, Sydney
1.Bạn
có ý nghĩ gì về vai trò người quản lý tài sản sự nghiệp?
-Người
quản lý tài sản là người thay mặt ông chủ, được ông chủ tín nhiệm giao tài sản
cho mình trông coi, không để mất mát, thất thoát, mà còn phải bảo trì tốt mà
sinh lợi thêm ra nữa; còn nếu để mất mát hư hại là không làm tròn bổn phận,
không xứng đáng người quản lý.
2.Khi
nghe người cháu hư hỏng, thái độ của Ryokan tỏ ra thế nào?Ðứng vào trường hợp
bạn, bạn xử trí ra sao?
-Khi
nghe tin người cháu hư hỏng, ông Ryokan đã tỏ ra rất bình tỉnh, đi xa mệt mỏi mà
vẫn tỏ ra vui mừng khi gặp cháu.Khi gặp cháu rồi, ông cũng không hề la mắng quở
trách gì hết, ông ở lại đêm và tọa thiền.Theo tôi, nếu tôi ở vào địa vị của
Ryokan, tôi không thể bình tĩnh như ông được.Ít ra tôi cũng hỏi xem người cháu
quản lý tài sản ra sao, tốt xấu thế nào, rồi từ đó khuyên răn cháu sửa chửa,
theo hướng tốt mà làm, chẳng nên ăn chơi trác táng, giao du với kỷ nữ, vừa tốn
tiền lại vừa hại sức khỏe và giảm tác phong đạo đức của mình!Nhưng tuyệt nhiên
Ryokan không la mắng, mà hành xử từ bi khoan dung với cháu để mong chuyển hóa
nó!
3.Mục
đích đi gặp người cháu của Ryokan đã rõ ràng.Ông ta đã cảm hóa được người cháu
bướng bỉnh có dễ dàng không?Tại sao?
-Với
lòng từ bi, bình tĩnh, khoan dung, không la mắng, ông Ryokan đã cảm hóa được đứa
cháu bướng bỉnh dễ dàng.Thật vậy, cách hành xử của ông chỉ có thể có nơi các vị
giác ngộ, thấy rõ sân hận chẳng lợi ích gì mà chỉ có lòng từ bi mới chuyển hóa
được sân hận.Và cuối cùng đứa cháu đã ý thức cử chỉ, lời nói của chú mình mà sửa
đổi.Dẫn chứng như sau: ông chú thiền suốt đêm nói lên lòng từ bi, tha thứ của
ông với cháu.Ông nhờ cháu buộc chiếc dép để cảnh tỉnh sức khỏe là vô thường và
cháu ông cũng sẽ có ngày già yếu như vậy.Sau hết ông khuyên cháu hãy bảo trọng
lấy thân, gián tiếp khuyên cháu hãy xét lại thân mình, tâm mình xem mình có lầm
lỗi gì chăng thì phải sửa gấp, kẻo khi thân bệnh già - chết theo vô thường thì
không còn thì giờ mà sửa chữa nữa.Thật chí lý thay!
4.Ðôi
giày rơm nói lên được ý nghĩa gì đối với thiền sư?Có một số tăng sĩ phái khất
thực đi chân không, không đi giầy.Hãy cho biết ý kiến của bạn ra
sao?
-Ngày
xưa, khi Ðức Phật còn tại thế, các tu sĩ theo Ngài vô rừng tu, đều theo một hạnh
khắc khổ, tri túc.Nên chi mang dép rơm là phải.Ngày nay, hoàn cảnh đã thay đổi,
chiếc giày, dép đã cải tiến, làm bằng da cho bền, hoặc nỉ để ấm chân, âu cũng để
bảo vệ sức khỏe, chứ không phải hoang phí gì.Tuy nhiên cũng có một số tăng sĩ
phái khất thực đi chân không mà không đi giày, theo lối khắc khổ như xưa.Nếu đó
là một hạnh tu thì chúng ta miễn bàn.Nhưng tôi thiết nghĩ, những tiện nghi vật
chất như quần áo, mũ giày, dép chỉ là phương tiện mà thôi, chẳng cần quan tâm
lắm, đủ là được, nhưng “Tu tâm” mới là cần.Còn nếu ở rừng sâu xa lánh đô thị,
tuy thiếu thốn, ăn cơm một bữa, quần áo vải thô một bộ, dép không có, mà tâm còn
nhớ cảnh giàu sang, sung túc, ưa được cúng dường nhiều, càng nhiều càng tốt, để
vô chương mục ngân hàng ăn lời… thì thà ở đô thị biết sống tri túc và lo tu tâm
dưỡng tánh, còn hơn vô rừng ẩn tu mà tâm còn mơ tưởng cảnh sung sướng, dục
lạc!!!
5.Thế
nào là sự cải hóa bị hóa cải?Trong trường hợp ấy việc gì sẽ xảy ra tiếp theo sau
đó?
-Câu
này tôi không rõ bạn, “Giai Không” muốn hỏi chi.Theo tôi “sự cải hóa bị hóa cải”
nhằm nói lên lời ông thầy khuyên học trò, mà trò không theo, làm khác đi.Thế
nhưng trong bài này, ông thầy Ryokan đã cải hóa được đứa cháu bướng bỉnh, chứng
tỏ việc cải hóa của ông thành công và không hề bị cải hóa cải chi hết; trừ
trường hợp đứa cháu ngu dốt, không chịu chuyển tâm, sống sa đọa thêm nữa, đó mới
gọi bị hóa cải, tức làm khác ý ông thầy vậy.
Nhận Xét Góp Ý
1.Một
khi đã nắm quyền hành trong tay, anh nên dè dặt cẩn thận.Nếu không anh bị tổn
hại nhiều mặt, có khi sự nghiệp tài sản cho dù nhiều đến bao nhiêu vẫn tan tành
trong chốc lát; còn thanh danh trở thành mây khói tan loãng trong bầu
trời.
2.Một
nhà mô phạm như vị thiền sư mà nghe trong thân quyến có người cháu không đứng
đắn đàng hoàng thì nỗi khổ tâm hẳn không phải ít.Mặc dù vậy, người luôn tỏ ra
thản nhiên trong vai trò một bậc thầy gương mẫu sáng suốt, khi nghe tin động
trời: người cháu ruột hư hỏng, ăn chơi trác táng, đã phải lặn lội vất vả đường
xa đến nơi người cháu sinh sống điều tra tại chỗ sự thật có đúng như dư luận bàn
tán không.Khi ông đến nơi xác chứng đầy đủ dữ kiện, đem kinh nghiệm đạt đạo của
mình cải hóa người cháu bướng bỉnh cải ác hướng thiện trở về cuộc sống hiện
tại.
Chưa
thể có câu trả lời sẵn như một công thức cố định mà hẳn chờ lúc gặp việc sẽ
phương tiện tùy cơ ứng biến sao cho thích hợp.
3.Lấy
kinh nghiệm tu hành Thiền sư Ryokan đã cảm hóa được đứa cháu hư hỏng.Việc làm
không đơn giản vì cần đòi hỏi sự kiên nhẫn tìm giải pháp hữu hiệu mà không gây
thiệt hại cho cả đôi bên; cũng như quán sát hoàn cảnh đối tượng, nguyên nhân đưa
tới sự việc, tức tìm ra đáp số giải quyết vấn đề tận gốc rễ, đưa được đương sự
nạn nhân trở về con đường ngay chính, lương thiện.
4.Có
đoạn ở bài thơ diễn tả gót chân đạo sĩ rày đây mai đó như mây trời tự
tại:
“…
Gót đạo sĩ bốn phương trời rảo bước
Cõi
Ta Bà đâu chẳng phải nhà ta
Một
mình đi với bình bát cà sa
Ðói
xin ăn dưới gốc cây nằm ngủ
Mùi
phú quý mặc ai người hưởng thú
Bả
vinh hoa ta nào có sá gì
Chỉ
một lòng tu niệm đạo từ bi
Diệt
phiền não cõi lòng thường thanh tịnh…”
Ðôi
giày rơm tượng trưng trưng sự mộc mạc đơn sơ của người nông dân hiền lương chất
phác, nhưng hàm chứa cả trời cao đất rộng.Vì rơm từ cây lúa chín mà hột đã được
lấy dùng cho mọi nhà, mọi người.Còn rơm tức có gạo ăn.Rơm chỉ người nghèo sử
dụng, còn gạo thì không cứ nghèo giàu, mọi người ai cũng phải cần lúa gạo ăn để
sống.Người đi giày rơm hay đi chân trần cũng là hạnh nguyện mà những kẻ giàu
sang không bao giờ làm được.
Trong
giới tu sĩ Phật giáo, phái trì bình khất thực (ngày xưa) một số ít đi chân trần
không mang giày dép.Ðiều này không nói lên được ý nghĩa gì cao thượng cả.Trái
lại, phương hại về phương diện vật lý, gây ra bất ổn, dễ bị đạp đinh nhọn, gai
góc,sỏi đá, nóng phỏng v.v… và nhất là da chân dễ bị chai sần, trầy xước, dơ
bẩn.
5.Chỉ
có thể cải hóa kẻ khác khi một người có đủ bản lĩnh nội tại cũng như sức lực.Nói
cách khác, người phải dồi dào kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn để đảm bảo
tính già dặn, không bị hoàn cảnh đối tượng chi phối làm hại.Ví dụ: thầy pháp
phải cao tay ấn thì việc trừ tà ma mới có hiệu nghiệm.Ngược lại, đương sự sẽ bị
ma quỉ ám hại ngay.Nhà tu hành công phu chưa tinh luyện không độ được người, nếu
ra tay hành hiệp liền bị người độ mất.Nhà hùng biện chưa học cách thuyết phục
đối phương ra tranh biện hẳn bị đối phương già dặn quật ngã.Tay nghề đua, võ sư,
luật gia v.v… nói chung tất cả mọi ngành nghề đều có quy luật: người giàu kinh
nghiệm chính kẻ thắng cuộc.Trừ người nội lực vững không phải chi phối bởi hệ
luận: “Vỏ quít dày có móng tay nhọn” hay “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn
trị”.
24.Non-Attachment
Kitano
Gembo, abbot of Eihei temple, was ninety-two years old when he passed away, in
the year 1933.He endeavoured his whole life not to be attached to anything.As a
wandering mendicant when he was twenty he happened to meet a traveller who smoke
tobacco.As they walked together down a mountain road, they stopped under a tree
to rest.The traveller offered Kitano a smoke, which he accepted, as he was very
hungry at the time.
“How
pleasant this smoking is”, he commented.The other gave him an extra pipe and
tobacco and they parted.
Kitano
felt: “Such pleasant things may disturb meditation.Before this goes too far, I
will stop now”.So he threw the smoking outfit away.
When
he was twenty-three years old he studied I-King, the profoundest doctrine of the
universe.It was winter at the time and he needed some heavy clothes.He wrote to
his teacher, who lived a hundred miles away, telling him of his need, and gave
the letter to a traveller to deliver.Almost the whole winter passed and neither
answer nor clothes arrived. So Kitano resorted to the prescience of I-King,
which also teaches the art of divination, to determine whether or not his letter
had miscarried.He found that this had been the case.A letter afterwards from his
teacher made no mention of clothes.
“If I
perform such accurate determinative work with I-King, I may neglect my
meditation”, felt Kitano.So he gave up this marvelous teaching and never
resorted to its power again.
When
he was twenty-eight he studied Chinese calligraphy and poetry.He grew so skilful
in these arts that his teacher praised him.Kitano mused: “If I don’t stop now,
I’ll be a poet, not a Zen teacher”.So he never wrote another poem.
Không Vướng Mắc
Kitano
Gembo, Viện trưởng Vĩnh Bình (1) tự (Eihei) qua đời năm 1933, lúc tuổi 92.Người
suốt đời không bị vướng mắc bất cứ điều gì.
Năm
hai mươi tuổi như một hành khất lang thang, ông gặp một du khách hút thuốc.Hai
người cùng đi xuống con đường núi và dừng lại nghỉ chân dưới một bóng cây.Người
du khách đưa một điếu thuốc mời, Kitano nhận thuốc và hút lúc đang đói
bụng.
Ông
ta nhận xét: “Hút thuốc thích thú làm sao!”Người khách tặng thêm một điếu hạng
sang và thuốc.Rồi họ chia tay.Kitano cảm thấy rằng: “Vật gì càng thích thú bao
nhiêu càng làm cản trở việc tu thiền bấy nhiêu.Không để việc này luống sâu hơn
nữa, tốt nhất bây giờ ta phải dừng lại”.Nói rồi, ông vứt cả đồ hút
thuốc.
Vào
năm 23 tuổi, Kitano học Kinh Dịch (2), một bộ kinh chở triết lý sâu sắc nhất về
vũ trụ.Lúc đó nhằm tiết trời mùa đông lạnh lẽo, ông cần quần áo dày.Kitano viết
thư cho thầy ở cách xa hàng trăm dặm nói với thầy nhu cầu mình cần và gởi thư
cho một người khách nhờ chuyển dùm.Hầu như mùa đông gần hết mà chẳng thấy thư
trả lời hay quần áo gì cả.Vì thế, Kitano cầu sự cảm ứng của Kinh Dịch, bằng
thuật bói toán để xác định thư có tới nơi hay bị thất lạc.Ông nhận thấy thư đã
đến.Sau đó ông nhận được thư trả lời, nhưng chẳng thấy đề cập tới quần
áo.
Kitano
nhận xét: “Nếu ta đeo đuổi theo nguyên lý Kinh Dịch thế này, ta sẽ giải đãi
thiền định mất”.Vì thế, ông từ bỏ giáo nghĩa huyền diệu ấy và không bao giờ để ý
tới nguyên lý Kinh Dịch nữa.
Vào
năm 28 tuổi, Kitano học thuật viết chữ Nho và làm thơ, đã trở thành thiện nghệ
trong môn nghệ thuật này.Ðến nỗi thầy không phải khen ngợi.
Kitano
tự nghĩ: “Nếu bây giờ ta không dừng lại, ta sẽ là một thi sĩ, chứ không phải một
thiền sư”.Do đó Kitano không bao giờ sáng tác thơ.
Câu Hỏi Gợi Ý
1.Bạn
biết gì về các thói quen (habits) thường nhật?Hãy nêu lên ý kiến bạn thế
nào?
2.Hành
khất - người ăn xin, có giống với “Khất sĩ” – nhà tu khất thực – trong Phật giáo
không?
3.Thái
độ của Kitano biết dừng lại khi thói quen sắp tập thành, là việc làm chẳng phải
dễ không phải ai cũng làm được.Thế tại sao ông tin vào triết lý Kinh Dịch, bói
toán?Ðây phải chăng cũng là một loại thói quen xấu?
4.Có
bao nhiêu những đam mê mà Kitano đã trải qua, và cuối cùng môn nghệ thuật nào
làm ông ta say đắm?Tại sao?
5.Tinh
tấn thiền định cũng là một thói quen đắm nhiễm.Bạn có ý kiến gì về điểm
này?
Chú
thích
1.EIHEIJI
TEMPLE:Chùa Vĩnh Bình, cách Tokyo chừng 300km, là tổng bổn sơn – ngôi chùa chính
của Tông Tào Ðộng (Soto Shu), Nhật Bản, thuộc tỉnh Fukui.Ðây là ngôi chùa lớn
nhất của Tông Tào Ðộng, nơi đào tạo hàng trăm tăng tài cho PGNB và đồng thời
cũng có một số tăng sĩ ngoại quốc học đạo, tu thiền ở đây.
2.I-Kinh:
Kinh Dịch là một pho sách tối cổ của triết học Trung Quốc có từ đời vua Phục Hy
mà người ta không thể xác định được là mấy ngàn năm hay mấy vạn năm trước kỷ
nguyên Tây lịch.
Kinh
hàm chứa triết lý huyền diệu của vũ trụ, gồm tám quẻ hay bát quái, là kiền,
khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, hiệp với Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ biến dịch thành âm dương có trời đất, vạn vật sinh thành.Lại còn có bốn điều
thuộc về Ðạo của Thánh nhân như: Nói thì chuộng lời, Hành động thì chuộng sự
biến đổi, Biến chế đồ đạc thì chuộng hình tượng, để bói toán thì chuộng lời
chiêm đoán tự nhiên ở trong đó.
*Quốc
Vinh, Vic.
1.Thói
quen có hai loại: loại thông thường hầu như ở đời không nhiều thì ít ai cũng mắc
phải như ghiền trà, ăn trầu, hút thuốc, cà-phê, ngủ dậy trể; những thói quen
nặng hơn là bốn thứ: cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút xách (cần sa ma túy) làm
tan nhà mất cửa, kể cả mạng sống cũng bấp bênh nguy hiểm.Ở đời ta cần tránh
không nên tập nhiễm một thói quen nào.Khi thói quen đã thành nếp khó trừ bỏ như
một việc nhỏ người ghiền thuốc lá, cà-phê v.v… mà thiếu thì làm việc không hăng
hái, ngồi đâu ngáp đó, thân thể dã dượi bạc nhược.
2.Hành
khất là kẻ ăn xin.Danh từ bình dân gọi là ăn mày để chỉ hạng người nghèo khổ đói
rách, thiếu tình thương, không người thân giúp đỡ, không nhà cửa đỡ nắng che mưa
phải sống đầu đường xó chợ, có khi dưới gầm cầu, trong hang tối v.v… Vì thiếu
ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu tình thương… người ăn xin phải đi xin cái ăn,
cái mặc và cả tình thương người khác để sống qua những ngày còn lại.Do nghiệp
kiếp trước gieo nhân keo kiệt không bố thí mà đời này tới kỳ hạn phải nhận hậu
quả nghèo, kể cả cơ thể bịnh hoạn bất toàn không làm việc được phải đi ăn xin
của thiên hạ…Trong khi người tu theo hạnh khất thực do hạnh nguyện hoằng dương
Phật pháp, đem đạo vào đời, giúp mọi người phát tâm rộng rãi để được phước
báu.Cùng một việc xin ăn nhưng giữa khất sĩ và người hành khất hoàn toàn khác
nhau: một bên do nghiệp xấu đưa lại không thể không đi xin ăn nuôi sống; một bên
do lòng từ muốn khuyên người làm thiện gieo nhân tốt để được quả phúc về
sau.
3.Kitano
biết dừng lại khi thói quen nhỏ sắp tập thành như việc nghiện thuốc lá, nhưng
lại không từ bỏ nổi thói quen lớn hơn, có tầm vóc quan trọng hơn là tin vào bói
toán theo nguyên lý Kinh Dịch.Ðây cũng là điểm xấu then chốt hay cố tật mà con
người bám víu để thỏa mãn nhu cầu tâm linh hay tri thức, thậm chí luyện tập viết
nét chữ bay bướm, làm thơ hay cũng là cái nghiệp theo thói thường tình ở đời.Nhờ
tu luyện, Kitano cuối cùng ý thức được vai trò hiện hữu của mình nên từ bỏ tất
cả trở về với thực tại đang sống… Nếu phải kể những đam mê của thiền sư Kitano
ta nhận thấy nơi ông thể hiện hai con người rõ rệt.
a)Con
người trần tục như bao nhiêu con người khác.Có những tình cảm, những thói quen
bất trị suýt nữa luống sâu vào con đường thoái hóa như nghiện thuốc, thích thơ
văn, ham viết chữ đẹp, tin vào thuật toán số v.v…
b)Con
người giải thoát vượt ra khỏi các thói hư tật xấu, đắm say nghiên cứu kinh Dịch,
nhưng cuối cùng lý trí hay tri thức Phật học già dặn hơn, uyên bác hơn đã giúp
ông cơ hội thăng hoa trở lại con đường trước mặt.Ý thức vai trò và trách nhiệm
của một thiền sư, ông đã dừng lại đúng lúc kịp thời để không bị luống phí quá
trình tu học của mình.
5.Làm
bất cứ việc gì đều đặn xảy ra đúng thời gian nhất định hàng ngày không sai lệch
có thể gọi đó là đều là thói quen cả.Nhưng thói quen thấp hèn nên tìm cách trừ
bỏ, thói quen cao thượng lợi lạc phải duy trì làm phát triển nẩy nở hơn nữa mà
tinh tấn thiền định nằm trong loại thói quen sau phải nuôi dưỡng và chăm sóc kỹ
càng hơn.
*Duy
Học, Sydney
1)Bạn
biết gì về các thói quen (habits) thường nhật?Hãy nêu lên ý kiến bạn thế
nào?
Mọi
người sống thường nhật thường có những thói quen khác nhau.Nếu được giáo dục
tốt, gần bạn hiền, ta sẽ có những thói quen tốt, tỷ dụ như không rượu chè, không
cờ bạc, không hút sách, v.v… còn nếu giao du với bạn bè xấu, tất nhiên sẽ tiêm
nhiễm thói quen xấu, có hại cho cá nhân và xã hội.Nên phải chọn bạn mà chơi, nên
gần bạn tốt, thầy có phẩm hạnh, để bắt chước cái tốt, cái Chân - Thiện - Mỹ, mà
tu thân, sửa nết, hầu trở nên một người có tác phong đạo đức, có ích lợi cho
mình, cho gia đình, cho cộng đồng và xã hội.
2)Hành
khất - người ăn xin, có giống với “Khất sĩ” – nhà tu khất thực – trong Phật giáo
không?
Người
hành khất là người nghèo khổ, vì hoàn cảnh không còn nơi nương tựa, nên phải đi
xin ăn sống qua ngày, không có lý tưởng cao đẹp như một vị “Khất sĩ”.Vị khất sĩ
tu theo “Tiểu Thừa”, nhưng phương pháp tu hành cũng chẳng phải ít và dễ như ta
tưởng.Một vị tu sĩ Tiểu Thừa tu các pháp môn như: Ngũ giới, Thập thiện,
Tứ-diệu-đế, Thập-nhị-nhân-duyên, và các pháp thiền quán (Sổ tức, bất tịnh, từ
bi, nhân duyên, Vô thường, Vô ngã v.v…).Vị tu sĩ Tiểu Thừa đi khất thực, đắp y
vàng, không ăn quá ngọ, không giữ tiền bạc, giống hệt Ðức Phật khi còn tại
thế.Là Phật tử, chúng ta có bổn phận cúng dường chư vị khất sĩ, cúng các ngài
tức như cúng Phật vậy, không khác.
3)Thái
độ của Kitano biết dừng lại khi thói quen sắp tập thành, là việc làm chẳng phải
dễ không phải ai cũng làm được.Thế tại sao ông tin vào triết lý Kinh Dịch, bói
toán?Ðây phải chăng cũng là một loại thói quen xấu?
Kitano
là một vị tu sĩ luôn tĩnh thức, tâm sáng suốt, nên đã biết dừng lại trước mọi
cám dỗ như hút thuốc, bói toán theo Kinh Dịch hoặc thuật học chữ Nho và làm
thơ.Tuy nhiên ông đã có phen tin vào kinh Dịch và bói toán, vì lúc đó nhằm tiết
đông lạnh thấu xương; ông cần thêm quần áo dày để chóng rét, nên đã viết cho
thầy ông xin quần áo thêm.Nóng ruột chờ lâu, ông bèn dùng bói toán để rõ tin
tức.Sau ông tỉnh thức, biết rõ mê đắm kinh Dịch và bói toán sẽ gây trở ngại cho
việc tu Thiền định nên ông quyết tâm từ bỏ nó luôn.Tóm lại ngoài chánh pháp ra,
một tu sĩ không thể tập nhiễm một thứ gì khác để xin ra tham đắm, có phương hại
đến việc tu hành.
4)Có
bao nhiêu những đam mê mà Kitano đã trải qua, và cuối cùng môn nghệ thuật nào
làm ông ta say đắm?Tại sao?
Ông
Kitano đã thích thú hút thuốc, đã đam mê kinh Dịch và thuật bói toán và đã học
thuật viết chữ Nho và làm thơ.Riêng môn học chữ Nho và làm thơ đã giúp ông trở
nên thiện nghệ và được thầy ông khen ngợi, đó là môn nghệ thuật ông ham thích
lâu dài hơn hai món trên.Có lẽ vì ông thấy học chữ Nho, thuộc đạo Nho hay Khổng
có phần triết lý cao siêu, khá giống triết lý của đạo Phật và có những điểm
tương đồng như sau:
Ðạo
Nho
a)Thiên
địa vạn vật nhất thể.
b)Tính
thiện là bản nguyên tinh thần, là thiên lý trời phú cho.
c)Khi
đắm đuối vật chất, lương tâm mờ tối đi.
d)Làm
lành trời trả phước, làm ác trời trả họa.
e)Ðạo
nho:Ðạo Chí Thiện, làm việc Nhân Nghĩa không vì cá nhân mình, mà chỉ theo Thiên
Lý.
Ðạo
Phật
a)Vạn
thù quy nhất bản
b)Từ
Bi là hạnh của Tu Sĩ, của Phật tử và chư thiện tri thức…
c)Lòng
tham dục che mất chân Tánh, khiến hành động sai trái.
d)Làm
thiện, thiện báo, làm ác, ác báo.
e)Ðạo
Phật: Ðạo Từ Bi, Trí Tuệ, người Từ Bi giúp người không vì danh lợi cho mình, mà
chỉ có tâm niệm gột rửa phiền não và đạt cứu cánh an lạc, giải
thoát.
5)Tinh
tấn thiền định cũng là một thói quen đắm nhiễm.Bạn có ý gì về điểm
này?
Thiền
định là một phương pháp tu do Ðức Phật đã thực hành dưới cội Bồ Ðề để Ngài tìm
ra con đường giải thoát cho Ngài và cho các loài chúng sanh.Ngài đã từng nói các
pháp tu cũng giống như cái bè đưa ta qua sông, tới bờ bên kia sông, tức bến
giác, thì ta cũng phải bỏ bè đi, chớ mang chi cho nặng, vô ích!Ngoài ra một pháp
tu cũng là phương tiện thoát sinh tử, cũng do là nhân duyên mà có, cho nên không
thể đắm nhiễm mãi được.Tuy nhiên, khita chưa đắc đạo, còn phải nhờ pháp tu thì
chớ vội bỏ pháp, mà mất chỗ nương tựa.Chừng nào ta liễu tri “hành mà vô hành”,
“pháp vô pháp”, lúc đó sẽ tính cũng không muộn.
Nhận Xét Góp Ý
1)Các
thói quen thường nhật con người hay dễ mắc phải do ảnh hưởng xấu từ bạn bè, hoàn
cảnh gia đình, xã hội, trường học, hãng xưởng, đường phố v.v…
Muốn
trừ bỏ các thói quen xấu tai hại không dễ dàng như hút thuốc lá chẳng hạn.Bạn
nên tập bỏ thuốc từ từ bằng cách suy xét điểm tai hại của chất mơphin trong
thuốc lâu ngày làm màng phổi bi nám có nguy cơ sưng phổi hay gây bịnh ung thư.Ý
thức tới điều tai hại như thế, bạn cần phải cương quyết dứt khoát tự nguyện
không hút thuốc.Ðầu tiên nên giảm từ mỗi ngày 6 điếu xuống còn 3 điếu (sau mỗi
bữa ăn), sau đó lần xuống còn 2 và rồi ngày một điếu.Cuối cùng thì bỏ luôn
thuốc.Thời gian đầu mới bỏ thuốc miệng cảm thấy lạt sau bữa ăn, bạn nên tìm kẹo
hay loại sưng-gum ngậm thay thuốc.Nên nhớ phải cương quyết lắm mới trừ tuyệt một
thói quen xấu nó không dễ dàng một chút nào cả.Tuy nhiên, loại thói quen hướng
thượng như mỗi ngày hai thời tụng kinh nhất định, giờ tọa thiền buổi tối giữ đều
không gián đoạn, không trễ nải lại càng phải cố công tập luyện theo đuổi thành
thuần nhuyễn tự động automatic.Như vậy, ta nên theo đuổi tập luyện thói quen sao
cho thật tinh vi để thành lợi khí giúp đời hữu hiệu mà các bậc Bồ Tát đại nhân
thường hành xử như là nguyện lực vậy.
2)Chữ
khất thực mang hai ý nghĩa như dưới đây:
a)Xin
tấm lòng vị tha mọi người mở ra, ban cho, coi người cũng như chính mình để có
tâm lượng bao dung quảng đại, nhìn thấy nỗi khổ, cái khó của người cũng như của
mình.
b)Cầu
được thức ăn đỡ đói.Thức ăn giúp nuôi dưỡng cơ thể và một phần quan trọng khác
là để nuôi lớn pháp thân huệ mạng người hành đạo.Ðây mới là điều quan trọng
nghĩa hai chữ khất thực.So sánh từ hành khất và khất thực ta nhận thấy: một bên
do nghiệp quả sai sử, còn một bên do chí nguyện, nên hoàn toàn không giống
nhau.
3)Có
những thói quen mới trông như dễ trừ bỏ. Vì người ta không thấy rõ tác dụng
phương hại của nó, nên cứ mãi tập quen lâu ngày thành nhiễm.Cho dù thói nhiễm
của ngũ quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mắc phải hay của tri thức một người bình
thường thì dễ đưa tới chỗ bất trị, nếu không nói là vô phương một khi mà các
thói nhiễm trở thành nặng nề sâu đậm hơn.Trừ bậc đại trí biết thăng tiến biến
thói quen cao thượng lợi đạo giúp ích cho đời thành phương tiện hành động thì
nên chăm sóc nuôi dưỡng.Kitano là một trường hợp điển hình, biết dừng lại đúng
lúc khi một thói quen dù có lợi ở mặt này lại bất lợi ở mặt khác - sắp nhiễm vào
định lý toán số.
4)Nếu
phải kể hết thì suốt cả đời tu hành của Kitano có không biết bao nhiêu đam
mê.Nhưng cuối cùng ông chỉ say đắm trong thiền định.Vì chỉ có định tâm mới tỉnh
thức giúp ta thoát khỏi mọi hệ lụy, nhất là những thói xấu tật hư ô nhiễm trong
đời sống.
5)Ðúng
vậy, tinh tấn tu tập thiền quán cũng là một loại thói quen.Nếu cho rằng thiền đã
đạt được tới chỗ tuyệt luân thì đó là một nghệ thuật cao thượng không phải do
luyện tập lâu ngày không mà còn có cả nguyện lực mới mong đạt được.
25.Buddha’s Zen
Buddha said: “I
consider the positions of kings and rulers as that of fust motes.I observe
treasures of gold and gems as so many bricks and pebbles. I look upon the
finest silken robes as tattered rags.I see myriad worlds of the universe as
small seeds of fruit, and the greatest lake in India as a drop of oil on my
foot.I perceive the teachings of the world to be the illusion of magicians, I
descern the highest conception of emancipation as a golden brocade in a dream,
and view the holy path of the illunimated ones as flowers appearing in one’s
eyes.I see meditation as a pillar of a mountain, Nirvana as a nightmare of
daytime.I look upon the judgement of right and wrong as the serpentine dance of
a dragon, and the rise and fall of beliefs as but traces left the four
seasons”.
Thiền Của Phật
Phật
nói: “Ta xem vương hầu khanh tướng như cỏ rác, xem những kho tàng vàng bạc châu
báu như gạch sỏi và xem những chiếc áo lụa đẹp như giẻ rách tả tơi.Ta thấy vô số
thế giới trong vũ trụ này nhỏ li ti như những hạt trái cây, và xem hồ lớn nhất ở
Ấn Ðộ như một giọt dầu nơi bàn chân ta.Ta biết những giáo lý của thế gian là
những ảo thuật của những tên phù thủy.Ta thấy rõ tư tưởng cao siêu của sự giải
thoát như là một mãnh nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những
bậc thông tuệ, như những bông hoa hiện ra trước mắt một người.
Ta
xem thiền định như một cây cột trụ trên núi và Niết Bàn như hoa đốm giữa hư
không.Ta xem việc thị phi như con rồng lộn khúc, và việc hưng bại của đức tin
như dấu vết còn lại của bốn mùa”.
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Thiền
mà Phật nhắm tới là gì?
2)Cái
hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ và cây cột trụ trên núi; hai hình ảnh này có ảnh hưởng tới
thiền ra sao?
3)Bạn
nghĩ sao việc xét đoán việc đúng điều sai ở đời?
4)Tại
sao có khi ta nhận giặc làm con mà không hay biết?Ðiều lầm này thông thường hay
cá biệt?
5)Thử
nêu chỗ uyên áo thiền do Ðức Phật chủ trương?
* Duy
Học, Sydney
1)Thiền
mà Phật nhắm tới là gì?
Theo
trong “Buddha’s Zen”, Phật nhận xét các việc thế gian như danh lợi, tư tưởng cao
siêu, hoặc các hình vật như núi, cái hồ lớn ở Ấn Ðộ v.v… đều là giả tướng, không
thật, do nhân duyên mà tạm có, nên Ngài coi thường và tự tại.Tư tưởng này là do
Tuệ Giác của Ngài khi Ngài đã thiền đến mức rõ chân tướng của mọi pháp đều “Vô
Ngã” hay “không tánh”.Tóm lại thiền mà Phật nhắm tới là thấy rõ “tất cả các pháp
đều vô ngã”. Do vậy mà Ngài không dính mắc bất cứ cái gì ở trên thế gian
này!
2)Cái
hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ và cây cột trụ trên núi; hai hình ảnh này có ảnh hưởng tới
thiền ra sao?
Bình
thường chúng ta chỉ nhìn thấy những vật nhỏ và sự kiện quanh ta và khi thấy
những vật to lớn thì ngạc nhiên, sợ sệt.Nhưng khi đã thiền đã quán niệm về “Vô
Ngã” thì tất cả hình tướng dù có lớn như trái núi, to như hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ
chăng nữa cũng chỉ do duyên hợp mà tạm có, và có thể tan biến bất cứ lúc nào (tỷ
dụ các vụ động đất đã san bằng tất cả, các vụ hỏa hoạn, chiến tranh đã phá hoại
tất cả!)
3)Bạn
nghĩ sao việc xét đoán việc đúng điều sai ở đời?
Ðúng
hay sai là hai cái tương đối phát xuất từ xét đoán của người bình thường.Nhưng
khi đã hành thiền, tu học giáo lý Phật Ðà, tất cả những tương đối đúng sai, phải
trái, giàu nghèo, giỏi dốt của thế gian không còn quan trọng nữa, bởi vì cái xét
đoán hay tri kiến của mình rất thiên lệch, chủ quan, không cố định, cái đúng hôm
nay lại là cái sai của ngày mai.Nên khi hành thiền rồi thì liền bỏ lối xét đoán
theo nhị nguyên, không còn biên kiến, cố chấp nữa.
4)Tại
sao có khi ta nhận giặc làm con mà không hay biết?Ðiều lầm này thông thường hay
cá biệt?
Người
chưa tu, chưa hành thiền, chưa rõ 6 căn, 6 trần, 6 thức ra sao.6 căn có từ thân
ngũ uẩn, đều là tướng duyên hợp, không thật có.Nhưng vì vô minh lâu ngày, ta cứ
nhận 6 căn là thật có và quý mến chúng như con vậy.Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần
sinh ra 6 thức, nên sinh ra phân biệt yêu ghét, luyến ái, hận thù…, tham sân si
đủ thứ, rồi gây nghiệp quả báo luân hồi, mà đi tái sinh trong 6 cõi.Bây giờ tu
rồi ta mới rõ 6 căn là 6 tên giặc phá hoại, dắt ta vô con đường khổ, sinh tử
luân hồi.Nay giác tĩnh ra, giác ngộ phần nào, rõ tướng thể dụng của 6 căn, ta
cần đề phòng 6 căn, bỏ tham ái, dục nhiễm, bỏ si mê chấp ngã, để sống cuộc sống
bình thản, ung dung tự tại và an lạc.
6)Thử
nêu chỗ uyên áo thiền do Ðức Phật chủ trương.
Bình
thường, chúng ta hay học hỏi bằng cách hướng ra ngoài và rút kinh nghiệm, mà ít
khi có dịp hướng vô trong mà quán xét thân tâm xem sao.Thiền của Phật dạy ta
trước hết phải quay vô trong thân tứ đại mà quán, quán Thân-Thọ-Tâm-Pháp theo
đúng “Tứ Niệm Xứ” mà Phật đã dạy trong các kinh còn lưu truyền lại. Phải siêng
năng quán niệm mới rõ được tất cả mọi vật, mọi sự kiện trên thế gian này đều do
duyên hợp mà tạm có, chúng luôn biến đổi vô thường, không có tự thể, không cố
định và vô ngã.Hiểu vậy nên chúng ta mới dứt khoát bỏ tham đắm, bỏ tham dính mọi
thứ đô la, vàng bạc, châu báu, quyền cao chức trọng, danh tiếng hão huyền v.v…
mà sống bình thản, tự tại, an lạc và phát tâm Từ Bi để tự độ và độ tha
vậy.
*Quốc
Vinh, Victoria
1)Thiền
mà Phật nhắm tới là mọi vật đều là Như Thị, tức là nhìn nó bởi chính nó đúng như
vậy.Nhìn mọi sự mọi vật dưới con mắt thiền quán đúng tinh thần Như Thị, ta nhận
chân mọi giá trị cuộc đời đều không, vô tự tánh, vô chủ tể, nhờ vậy con người
nhìn xuyên thấu hằng hà sa quốc độ, vô số chúng sinh, sum la vạn tượng, sơn hà
đại địa… qua không thời suốt quá khứ, hiện tại tới vô cùng vị lai cũng đều như
vậy.Ðể không hệ lụy vướng mắc bất cứ vật gì, cho dù nhỏ li ti như hạt bụi, huống
nữa tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon mặc sang, thỏa mãn mọi nhu cầu tâm
sinh lý như thường tình con người ưa đắm nhiễm.
2)Ở đời
không có gì lớn hơn Bản Ngã cả.Những cái được gọi là lớn đều có chiều kích giới
hạn và đo đạc được, trong khi ngã chấp con người không thể dùng vật thể đo lường
được. Muốn phá bờ ngăn cách của Ngã chấp và Pháp chấp phải nhờ giá trị thiền
định giúp hành giả vượt ngoài hình danh sắc tướng để nhìn mọi sự mọi vật dưới
con mắt bình thường tĩnh thức an lạc.
3)Sống
phải xét đoán là chân lý muôn đời người trần thế không sao tránh khỏi.Việc xét
đoán phần nhiều dựa vào tính chủ quan hơn khách quan, vì tính chủ quan việc xét
đoán trở nên thiên lệch một chiều vô cùng tai hại.Mọi giá trị việc xét đoán qua
tri thức người thường bị giới hạn dưới tầm nhìn phù phiếm có tính cách tạm bợ
nhất thời, không có gì chắc chắn đảm bảo để có thể bảo chứng được cả.
4)Con
người chưa ai dám tự hào làm chủ được mình, trừ những bậc có tu chứng hẳn
hoi.Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và sáu thức: cái biết của mắt, tai,
mũi, lưỡi, thân, ý thường đánh lừa ta hay phần nhiều người bị mắc lừa bởi chúng
nó.Như vậy, ta rất dễ bị chúng dẫn dắt đi vào lối quỷ đường ma của dục vọng thấp
hèn.Si mê là tướng giặc dữ dằn nhất lôi ta đi trong sáu nẽo luân hồi muôn kiếp
nghìn đời không biết bao giờ ra khỏi.Thế nhưng có khi nào ta dám mạnh dạn xô
đuổi nó ra khỏi tâm thức để được rảnh rang thong thả chưa?Hay ta vì tánh ươn hèn
cố tình dung dưỡng bao che nó ở trong nhà mình như con ruột?Ðây không phải cái
lầm cá biệt của chỉ một vài người mà hầu như nó trở thành phổ cập chung của tất
cả mọi người chúng ta ở bất cứ đâu và bất cứ thờinào.
5)Phật
và chúng sanh bản tánh đồng nhất là đều Giác như nhau mà Phật là Toàn Giác, còn
chúng sanh chỉ mới đạt một phần Giác.Cái Giác của chúng sanh phải hội đủ điều
kiện và hoàn cảnh mới thành.Khi điều kiện và hoàn cảnh không thuận hợp tánh Giác
của ta tiêu tan biến mất.Phật chủ trương hướng thiện con người luôn luôn tỉnh
thức trong bất cứ trường hợp hoàn cảnh nào để giữ vững cho mình khỏi vong
thân.Con người vong thân là con người tự đánh mất tánh giác khó mong tìm lại
được.
- Thiền định giúp khêu tỏ tánh giác
này thường tại nơi mỗi người để xây dựng nhân cách vẹn toàn ngay trong hiện tại
và ở tương lai.
- Phật tuyên bố: “Ta là Phật đã thành,
các ngươi là Phật sẽ thành”.Mà muốn thành được Phật như Phật, ta không thể không
tĩnh thức qua mọi hành vi tạo tác trong đời sống hàng ngày bằng phương pháp
thiền quán.
Nhận Xét Góp Ý
1)Thế
gian phần nhiều người say đắm trong tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống cao
sang, thỏa mãn thể xác (ngũ nghĩ)nên phải khổ công tìm cầu mà đôi lúc phải trả
một giá rất đắt.Vì mê, mọi người ai cũng tưởng tìm cầu thỏa mãn chúng là đạt
được mục đích.Thực tế có nhiều điều trái nghịch làm thiên hạ phải khốn đốn, nếu
không muốn nói là bất lực, vong thể trước đời sống phù hoa giả tạo.Ðức Phật xem
nhẹ những thứ mà người đời coi trọng như vương hầu khanh tướng, vàng bạc, châu
báu, sắc đẹp tuyệt thế, thành công vượt bực, trí tuệ phi thường, hưng thịnh suy
vong… cũng chỉ là những việc tầm thường không đáng bận tâm suy nghĩ.Thiền, Ðức
Phật nhắm tới là sống an nhiên tự tại giữa lòng cuộc đời phù phiếm như hoa sen
vươn lên từ bùn nhơ mà vẫn giữ vẽ thanh khiết tự nhiên.
2)Cái
hồ lớn tại một xứ rộng, trái núi cao án ngữ giữa một vùng bao la dưới con mắt
người thường thì có cao có lớn thật, nhưng cái gọilà vĩ đại vững chãi đó không
còn lớn cao, hùng vĩ nữa đối với người biết quán chiếu vào chiều sâu của vạn sự
vạn vật để tìm ra cái thật tướng.
3)Việc
xét đoán của ta cần thiết, nhưng có nhiều lúc vô cùng tai hại mà có thể đưa tới
những hậu quả khó lường.Trong khi tâm ta chưa định tĩnh mà vẫn cứ xét đoán việc
đúng điều sai thì tránh sao khỏi những phương hại lớn lao gây xáo trộn đời
sống.Hại cho cá nhân thì ít mà hại cho đại chúng tập thể thì nhiều, nhất là về
lãnh vực tri thức, hay tâm linh, một người chưa có nhiều kinh nghiệm đời sống
nội tâm thì, việc có tính cách hời hợt phiến diện không đáng căn cứ hay tin
tưởng.
4)Ðức
Phật nhận xét rằng mỗi người ưa mang cặp kính màu, nên cái nhìn thiếu chính xác,
không trung thực.Ngay bản thân, con người cũng không tự chủ được mình, còn về
tri giác, các nhận biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại càng lệch lạc sai
quấy nhiều hơn, khi nhìn vào thực tế của vạn sự mọi vật chung quanh.Ban đêm,
nhìn dây thừng ta lầm tưởng con rắn.Khi có cái nhìn sai sự vật như thế, con
người đâm sợ sệt, âu lo nhiều mối làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, thần
kinh, trí tuệ.Cái nhìn ngoại quan để trông thấy con người đã sai lầm lẫn sai
trái biết chừng nào.Có sự tráo trở đánh lận giữa thiện và ác mà nhiều lúc ta vẫn
nghiễm nhiên không hề hay biết.Ví dụ như những món căn bản phiền não tham, sân,
si, mạn, nghi, tà kiến v.v… mà ta vẫn cứ khư khư ôm giữ không chịu buông ra.Ðây
là điều sai lầm tai hại cho hết thảy mọi người.
5)Thiền,
Ðức Phật chủ trương thật là nhẹ nhàng thanh thoát.Hình ảnh “niêm hoa vi tiếu”
tại hội Linh Sơn giữa Phật và Ngài Ca Diếp để Phật truyền trao chánh pháp nhãn
tạng, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng.Tổ Ca Diếp hội thông được Phật tâm
ấn hoát nhiên mỉm cười ngộ đạt lý mầu nênđức Phật tuyên dương Ngài lên ngôi vị
sơ tổ thiền tông ngay từ buổi bình minh của Phật giáo gần 3000 năm lịch sử
truyền thừa.
26.Storyteller’s
Zen
Encho
was famous storyteller.His tale of love stirred the hearts of his listeners.When
he narrated a story of war, it was as if the listeners themselves were on the
field of battle.
One day Encho met
Yamaoka Tesshu, a layman who had almost embraced masterhood in Zen.“I
understand”, said Yamaoka, “you are the best storyteller in our land and that
you make people cry or laugh at will.Tell me my favourite story of the Peach
Boy.When I was a little tot I used to sleep beside my mother, and she oftern
related this legend.In the middle of the story, I would fall asleep.Tell it to
me just as my mother did”.
Encho
dared not attempt to do this.He requested time to study.Several months later he
went to Yamaoka and said: “Please give me the opportunity to tell you the
story”.
“Some
other day”, answered Yamaoka.Encho was keenly disappointed.He studied further
and tried again.Yamaoka rejected him many times.When Encho would start to talk
Yamaoka would stop him, saying: “You are not yet like my mother”.
It
took Encho five years to be able to tell Yamaoka the legend as his mother had
told it to him.In this way, Yamoaka imparted Zen to Encho.
Thiền Của Người Kể
Chuyện
Encho
là một người kể chuyện rất hay.Những câu chuyện về tình yêu của anh làm tim
người nghe rung động.Khi anh kể chuyện chiến tranh thì như làm cho chính thính
giả ở trong cảnh chiến trường.Một hôm Encho gặp Yamaoka Tesshu, một Phật tử mà
hầu như có kinh nghiệm về thiền, Yamaoka nói: Tôi biết anh là người kể chuyện
hay nhất nước, anh có thể chọc mọi người cười hay làm mọi người khóc theo ý muốn
dễ dàng.Anh hãy kể cho tôi nghe câu chuyện “Chú Bé Quả Ðào”.Khi tôi còn bé tí
thường ngủ bên cạnh mẹ, mẹ tôi hay kể cho tôi nghe câu chuyện xưa này.Mẹ kể tới
nửa chừng câu chuyện tôi ngủ say.Hãy kể chuyện này cho tôi như mẹ tôi đã
kể.Encho không dám thử vụ này.Ông yêu cầu một thời gian nghiên cứu.Nhiều tháng
sau ông gặp lại Yamaoka và nói: “Xin cho tôi được dịp kể câu chuyện”, Yamaoka
trả lời: “Xin để hôm khác”.
Encho vô cùng thất vọng.Ông nghiên cứu nhiều hơn và
lại cố gắng hơn nữa.Yamaoka vẫn từ chối nhiều lần.
Một
lần Encho đang kể chuyện thì bị Yamaoka ngừng lại và bảo: “Anh kể không giống mẹ
tôi”.
Encho
phải mất năm năm mới có thể kể được câu chuyện như mẹ Yamăoka đã kể cho anh
vậy.Từ đó Yamaoka truyền thiền cho Encho.
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Người
kể chuyện hay hay kể chuyện thiền phải cần gì?
2)Tại
sao qua bao nhiêu lần bị từ chối thất bại, Encho vẫn cố gắng kể câu chuyện thiền
như ý Yamaoka mong muốn?
3)Thái
độ người nghe chuyện và người kể chuyện như đâu có gì đáng lưu ý?Xét theo lối
thông thường chuyện gì xảy ra trong lúc gặp việc trái nghịch lòng?
4)Người
ta thường nói: “bất quá tam” (việc gì không lập lại quá ba lần), nhưng trong câu
chuyện kể Encho đã qua nhiều lần thất bại, trong trường hợp này, bạn nghĩ sao
câu: “Thất bại là mẹ thành công?”.
5)Cho
biết ý nghĩa tuyệt vời của người kể chuyện thiền?
*Quốc
Vinh, Vic.
1)Ðiều
hứng khởi làm say sưa người nghe chuyện không phải ở cốt chuyện mà do nơi người
kể có sức lôi cuốn hấp dẫn.Hai đàng, cả người kể và người nghe chuyện phải thực
sự biết lắng nghe thì câu chuyện mới trở nên lý thú có hồn.Nhất là người kể
chuyện phải có tài linh động đầy sáng tạo khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn như
sự thật ngoài đời, và biết mình đang nói gì trong sự tĩnh thức để thu hút người
nghe.
2)Tùy
đối tượng có thể đó là một sự khích lệ đáng quý.Có những việc được lặp đi lặp
lại nhiều lần mà lại cần thiết không thể thiếu, hễ thiếu là không được.Như việc
ăn uống chẳng hạn, không ai có thể cắt giảm đi được.Cũng vậy, Encho qua vài lần
kể chuyện thiền không thành công, lại phải cố gắng học hỏi để thêm kinh
nghiệm.Vì chuyện thiền phải mang tải được bản chất đích thực của
thiền.
3)Tại
sao không?Thái độ người nghe chuyện và người kể chuyện đều phải ăn khớp nhau
theo từng chi tiết diễn ra qua câu chuyện.Kể chuyện mà như kiểu “trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược”, hay “ông nói gà, bà nói vịt”, thì dễ gây không khí tẻ
nhạt, buồn chán, khiến người nghe mệt mỏi dã dượi. Như vậy người kể chuyện cũng
chẳng còn hứng thú tiếp tục, và người nghe như đã để tâm rong chơi ở một chỗ
khác.
4)Câu
phương châm này để khuyên nhắc thanh niên nam nữ khi vào đời, cố gắng rèn nghị
lực ý chí để vượt qua những lần thất bại.Hai câu nói thuộc hai lãnh vực khác
nhau.Câu trên dành cho người thông minh bén nhạy, có lý tưởng và kiến thức.Câu
dưới đối với những ai tâm trí kém, tầm thường mà biết nhẫn nhục chịu khó cũng sẽ
đạt được thành quả mong muốn.Nhẫn nhục là một đức tính vô cùng cao cả bất cứ
những ai muốn thành công trên đường đời.
5)Người
kể chuyện thiền ít nhất phải là người từng sống với, ở trong thiền và có kinh
nghiệm về thiền, khi kể mới hợp tình, hợp đạo lý.Như vậy, người muốn kể chuyện
thiền hay phải để thì giờ thực hành đời sống thiền mới thành công, đem được
thiền vị lồng vào câu chuyện.Cũng giống như nhà nghệ sĩ tài ba qua phím đàn, nốt
nhạc nâng hồn người nghe lên cao chất ngất.Ðó mới đích thực là kẻ có chân
tài.
*Duy
Học, Sydney
1)Người
kể chuyện hay hay kể chuyện thiền phải cần gì?
Mỗi
hành động, cử chỉ, lời nói của thiền giả luôn thản nhiên, do tâm không bị xáo
trộn.Nếu để tâm xáo trộn, tỷ dụ như tưởng tượng, cố gắng dùng lời nói hay hoặc
cử chỉ khéo, để dối gạt người khác đều là một thứ bệnh, bệnh chấp ngã, cũng là
sở tri chướng.Cho nên trong khi hành thiền không hề có “kể chuyện hay hoặc kể
chuyện dở” mà chỉ có “hành mà vô hành” có nghĩa là làm đủ thứ chuyện mà không có
tâm sắp bày là được.Vì có sắp bày là có ý đồ rồi!Ý đồ, ý niệm, vọng niệm đều che
mất tánh giác.Phật tánh, còn chi?!
2)Tại
sao qua bao nhiêu lần bị từ chối thất bại, Encho vẫn cố gắng kể câu chuyện thiền
như ý Yamaoka mong muốn?
Encho
bị từ chối, Encho thất bại… đều nói lên Encho bị mắc kẹt vào ý niệm, không đủ
sức khi ra khỏi chấp thủ, chấp ngã.Vì vậy Yamaoka từ chối nhiều lần không muốn
nghe Encho kể.Yamaoka thật từ bi vô lượng, vì không nghe Encho mà sau năm năm
Encho được tỉnh giác, vậy chẳng phải là giúp Encho hết lòng hay sao?
3)Thái
độ người nghe chuyện và người kể chuyện như đâu có gì đáng lưu ý?Xét theo lối
thông thường chuyện gì xảy ra trong lúc gặp việc trái nghịch lòng?
Nếu
không hành thiền, người kể hoặc nghe chuyện đều lạc vào ý niệm đối đãi như hay,
dỡ, vui, buồn… tức chấp thủ, chấp ngã, kẹt cả năng lẫn sở!Nên trong đối thoại,
dễ có thuận hoặc nghịch lòng, đã nghịch lòng thì sân si nổi lên là thường
tình.Muốn hết tham sân phải vượt thoát được ý niệm, vượt thoát chữ nghĩa, ngôn
từ, vô chấp thủ là đạt!
4)Người
ta thường nói “bất quá tam” (việc gì không lập lại quá ba lần), nhưng trong câu
chuyện kể Encho đã qua nhiều lần thất bại.Trong trường hợp này, bạn nghĩ sao
câu: “Thất bại là mẹ thành công?”
Thất
bại hay thành công trong đời là vấn đề quan trọng.Còn đối với hành giả thiền,
thấtbại hay thành công đều do nhân duyên, là giả tưởng, là vô ngã, nên hành giả
giữ tâm bình thản, không chê, không khen, không thất bại, không thành công… vì
họ đã ở ngoài đối đãi của ý niệm và của ngôn từ rồi!Họ luôn luôn tự nhiên tự
tại, cũng như lạnh thì mặc áo ấm và nóng nực thì mặc áo mỏng vậy, tự tại mà đầy
đủ từ bi và trí tuệ!
5)Cho
biết ý nghĩa tuyệt vời của người kể chuyện thiền?
Kể
chuyện thiền cũng là hành thiền cũng như ăn, uống, thở, đi, đứng, nằm ngồi
vậy.Chẳng có vấn đề hay, dở, khéo nói hay không khéo nói.Hành giả kể chuyện phải
biểu lộ được tính vô chấp không kẹt vào NHỊ THỦ (Năng, Sở) tâm thức phải tự do
vô ngại, nói mà vẫn giữ được chánh niệm, nhiếp niệm tỉnh giác.Tóm lại hành giả
thoát ly được ý niệm, tri thức phân biệt, thoát ly được các giá trị đối đãi, tâm
bình thường là hợp ÐẠO (1) vậy!Việc thoát ly ý niệm hay VÔ NIỆM chỉ có thể đạt
được trong thiền định mà thôi!Truy tìm hay lý giải đều vô ích!
(1)
Ðạo đây là chân tánh, tánh giác, bản lai diện mục
Nhận Xét Góp Ý
1)Người
kể chuyện hay chưa hẳn đã hay trong việc kể chuyện thiền.Vì đó chỉ mới là yếu tố
cần trong thuật kể chuyện chưa phải là điều kiện đủ để thu hút được người
nghe.Nghệ thuật thiền là hành giả phải sống thực với chính mình.Ở đây ta không
lấy làm lạ, Encho phải bỏ công thực nghiệm nhiều lần kể chuyện thiền, sau cùng
đạt mục đích cũng là điều dễ hiểu.Chúng ta phải biết lắng nghe học hỏi, chỉ có
cách đó mới giúp mình và mọi người thực an lạc.
2)Kinh
Pháp Cú, phẩm Ngu Ám bài 63, Phật dạy rằng: “Người ngu tự nhận mình ngu, chính
là kẻ trí.Người ngu tự cho mình trí, ấy mới là kẻ ngu si quá đỗi”.Cũng vậy Encho
qua nhiều lần trong việc kể lại câu chuyện thiền không thành mà vẫn ẩn nhẫn cố
gắng, vì anh ta tự nhận thấy rằng:
- Cái sở trường của mình ở chỗ khác
thì hay mà rơi vào trường hợp này lại hóa dở.Thay vì bỏ cuộc thì, trái lại biết
hành xử theo cách riêng mình.
- Không tự cho mình có biệt tài nên
không thấy có mặc cảm, và biết tự sửa sai để tiến bộ.
3)Trước
nhất người kể chuyện phải biết đối tượng là những thành phần nào.Người nghe cần
chú ý theo dõi lắng nghe câu chuyện qua mỗi tình tiết kể cả đôi bên đều có sự
cảm thông nhau tạo cho câu chuyện thêm linh động có hồn.Ví dụ: người hát và
người nghe hát cũng có cùng một tâm trạng giống nhau này.Nếu không, người nghệ
sĩ không còn đối tượng thì sẽ cụt hứng.
4)Những
ai đã từng đạt được thành công, sau thất bại, thật quả là chán chường, nếu không
muốn nói là đầu hàng bỏ cuộc.Ngược lại, người nào qua vài lần thất bại, tự xem
đó như là một sự thử thách cần phải cố gắng vượt qua.Cuối cùng vẫn đạt được mục
đích.Như vậy câu: “thất bại là mẹ thành công” luôn luôn có giá trị khuyên nhắc
ta trên đường đời, trong tinh thần xây dựng tích cực.
5)Bất
cứ ai trên đời đều có nghề chuyên môn (professional) đều phải luôn học hỏi và tự
rèn luyện để tai nghề của mình được tinh vi.Như một Bác sĩ giỏi mà không chịu
khó học hỏi tham cứu thêm, vài ba năm sau cái hay giỏi sẽ bị cùn lụt, thì cái
tài chưa chắc đã được biết đến hay được người trọng dụng.
- Người kể chuyện thiền hay là người
sành tâm lý, biết thích hợp hoàn cảnh và các yếu tố nhân duyên khác cũng rất
quan trọng, giúp câu chuyện trở nên lý thú linh động.
27.No Attachment To
Dust
Zengetsu,
a Chinese master of T’ang dynasty, wrote the following advice for his
pupils:
“Living
in the world yet not forming attachments to the dust of the world is the way of
a true Zen student.
When
witnessing the good action of another encourage yourself to follow his
example.Hearing of the mistaken action of another, advise yourself not to
emulate it.
Even
though alone in a dark room, be as if you were facing a noble guest.Express your
feelings, but become no more expressive than your true nature.Poverty is your
treasure.Never exchange it for an easy life.
A
person may appear a food and yet not be one.He may only be guarding his wisdom
carefully.
Virtues
are the fruit of self-discipline and do not drop from heaven of themselves as
does rain or snow.
Modesty
is the foundation of all virtues.Let your neighbours discover you before you
make yourself known to them.A noble heart never forces itself forward.Its words
are as rare gems, seldom displayed and of great value.
To a
sincere student, everyday is a fortunate day.Time passes but he never lags
behind.Neither glory nor shame can move him.
Censure
yourself, never another.Do not discuss right and wrong.
Some
things, though right, were considered wrong for generations.Since the value of
righteousness may be recognized after centuries, there is no need to crave an
immediate appreciation.
Live
with cause and leave results to the great law of the universe.Pass each day in
peaceful contemplation”.
Không Luyến Ái Nhiễm
Ô
Zengetsu,
một vị Thiền sư Trung Hoa đời Ðường (618-907) viết khuyên đệ tử như
sau:
“Sống
ở đời không luyến ái ràng buộc nhiễm ô trần thế là cách sống chân thật của một
thiền sinh.Khi thấy hành vi tốt của người khác con hãy tự khuyến khích để noi
theo.Khi nghĩ việc lỗi xấu của người, con nên khuyên mình đừng đua theo nó.Dù ở
một mình trong phòng tối, con hãy làm như con đang đối diện với một người khách
quí.Con hãy biểu lộ tình cảm của con, nhưng đừng đi quá đà.
Nghèo
khó là gia bảo của con.Con đừng bao giờ đánh đổi nó để chọn lấy một đời sống dễ
dàng hơn.Một người có vẽ như là người ngu, và không phải ngu. Có thể chính y
đang giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.
Ðức
hạnh là thành quả của việc tự giữ gìn giới luật và đừng để rơi vào bầu trời của
chúng như mưa bay tuyết.Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh.Con hãy để cho
những người lân cận khám phá ra con, trước khi tự con cho họ biết.
Một
tâm hồn cao thượng không bao giờ tự buộc mình tới trước. Lời nói của y hiếm quý
như châu báu ít bộc lộ, nhưng có một giá trị rất lớn.
Ðối
với một thiền sinh, mỗi ngày đều là một ngày đáng quí. Thời gian qua đi nhưng
người học không bao giờ lùi lại. Dù vinh hay nhục không bao giờ làm nó động
tâm.
Con
hãy tự trách con, đừng bao giờ trách người khác. Ðừng bao giờ tranh cải đúng
sai.
Một
vài điều, mặc dù đúng bị coi như sai trong nhiều thế hệ.Bởi lẽ, giá trị chân
chánh được nhận ra sau hàng bao thế kỷ!Nên không cần thèm đến sự đánh giá nhất
thời.
Hãy
sống với nguyên nhân và hãy lìa bỏ lại thành quả cho định luật vận hành của vũ
trụ.Hãy vượt qua mỗi ngày trong an lạc tuyệt vời!”
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Lời
khuyên đệ tử của bậc thầy khả kính này đối diện trực tiếp hay xa vời gián
tiếp?
2)Có
người bảo: Nghèo là một cái tội.Bạn nghĩ sao?Thử đối chiếu câu nói của thiền sư
Zengetsu: “Nghèo khó là kho tàng quý báu”.
3)Trách
người trước trách mình sau là bản chất của kẻ nào?Tại sao?
4)Luận
về đúng – sai như kiểu người thế gian, ta phải đợi đến bao giờ vấn đề mới được
sáng tỏ?
5)Ðịnh
luật nhân quả có bao giờ sai lệch?Bạn nghĩ thế nào về nhân quả?
*Duy
Học, Sydney
1)Lời
khuyên đệ tử của bậc thầy khả kính này đối diện trực tiếp hay xa vời gián
tiếp?
Theo
trong bài, Thiền sư Zengetsu viết khuyên đệ tử trong khi Thiền sư ở xa đệ tử,
vậy là gián tiếp mà không thể đối diện đệ tử.Tuy nhiên, nếu đệ tử nghiêm túc tu
hành, đệ tử không thể nào coi thường, mà phải coi như nhận trực tiếp lời khuyên
của thầy mình và kính trọng lá thư thầy viết như một mệnh lệnh, một thoại đầu để
nghiên cứu vậy.
2)Có
người bảo: Nghèo là một cái tội.Bạn nghĩ sao?Thử đối chiếu câu nói của thiền sư
Zengetsu: “Nghèo khó là kho tàng quý báu”.
Trong
đối đáp thiền, thường thường ít có so sánh và phân biệt, mà phải trực tiếp với
vấn đề.
Muốn
trả lời câu trên, người đối thoại bắt buộc phải đứng vào hai vị trí, vị trí 1
cho người không cần hành thiền và vị trí 2 cho người hành thiền.
Ở
đời, có người bảo “Nghèo là một cái tội”, tội ở đây là yếu kém, không có khả
năng thi thố, đua đòi với thiên hạ.Còn trong thiền “Nghèo khó là kho tàng quí
báu” có nghĩa thiền giả nên giữ phận sống thanh đạm, tri túc của mình, chớ có
dính líu vào danh lợi mà tâm nhiễm khó tu, nên chi giữ phận nghèo không ham dục
lạc, tiền bạc, chính là giữ giới thanh tịnh để tiến đến giải thoát, đó chẳng là
kho tàng quí báu là gì?
3)Trách
người trước trách mình sau là bản chất của kẻ nào?Tại sao?
Câu
trên nói lên bản chất của tiểu nhân, hạ tiện, vô đạo đức, vì họ kiêu căng hoặc
hèn nhát, chỉ nhìn thấy lỗi người.Còn người quân tử, người có đức, luôn nghĩ tới
tu tâm bằng cách hướng nội, tự trách mình nếu có lỗi và tử sửa, hơn là trách
người.
4)Luận
về đúng – sai như kiểu người thế gian, ta phải đợi đến bao giờ vấn đề mới được
sáng tỏ?
Người
đời thường chủ quan khi phê bình đúng sai, một việc đúng hôm nay, nhưng ngày
sau, tháng sau, năm sau, có thể là sai, vì nhận xét của họ có khi chỉ là biên
kiến, chủ quan, có khi vì tham lam cố chấp, tự cao tự đại, mà khen mình hoặc
khen một nhóm người, thật sự họ cũng chưa thấu đáo chân giá trị vấn đề.Nên chi
người khôn phải uốn lưỡi bảy lần mới nói, hoặc nghe nhiều tốt hơn là nói.Trong
Thiền, tối kỵ bệnh chủ quan, đề cao mình và phê phán sự việc, vì mọi pháp đều do
duyên sinh, làm chi có thật mà phê phán! “Tam luân không tịch”, nên tịnh khẩu là
hơn!
5)Ðịnh
luật nhân quả có bao giờ sai lệch?Bạn nghĩ thế nào về nhân quả?
Học
Phật ai cũng rõ nhân quả để tự tu, tự sửa, tránh ác, làm thiện.Hễ làm thiện,
thiện báo, làm ác, ác báo không sai bao giờ!Tuy nhiên tu lên thì niệm ác, niệm
thiện cũng là niệm cả!Tỷ dụ niệm Phật mà tâm còn lăng xăng tức còn niệm, thì bao
giờ mới nhất tâm được?Muốn nhất tâm phải dẹp hết các thứ niệm, giữ tâm định,
không xao động, nên chi niệm Phật còn phải tham thiền, quán tưởng để tâm lắng
sạch, phải niệm đến vô niệm mới thành công được!Ðã vô niệm thì không còn tạo
nghiệp, không nhân lấy đâu quả?
*Quốc
Vinh (Victoria)
1)Khuyên
răn có nhiều cách tùy theo trình độ mà ứng phó như: la hét, đánh đập, bỏ mặc để
tự tìm cách phục thiện, sửa sai, mượn ví dụ cụ thể dẫn dụ, phân tích điều hơn lẽ
thiệt dụ dỗ bằng lời ngọt ngào nhỏ nhẹ, giận dữ ra mặt để cảnh cáo, bằng cách
nói xa xa gần gần cho người nghe thấm nhuần mà đi theo con đường thiện, ngay
chánh. Ở đây, vị thầy đã biết rõ tâm tánh của đệ tử nên khuyên răn cách từ tốn
gián tiếp để mong làm chuyển hóa từ từ không vội gấp, mạnh bạo nhiều khi không
có kết quả.
2)Sống
ở đời kẻ giàu chỉ là thiểu số còn đa phần người đều nghèo khổ.Như thế, nghèo đâu
phải là một cái tội.Kẻ nghèo biết an bần lạc đạo thì nghèo vẫn có một đời sống
cao quí xứng đáng.Người bình dân có câu: “Nghèo hèn sanh đạo tặc”, ấy mới chính
là một cái tội.Trộm cắp, gian dối, lường gạt, hành hung xâm đoạt của cải người
v.v… là những tội hình, nhưng đâu phải kẻ phạm pháp đều là người nghèo
khổ?
Câu
“Nghèo khó là gia bảo hay kho tàng quí báu” mà thầy dùng khuyên đệ tử thực như
khuôn thước đo đạc giá trị đạo đức con người sống ở đời.Phật dạy trong kinh Di
Giáo, tiết thứ 9 nói: “Người biết đủ sống trên mặt đất cũng lấy làm vui, còn
người không biết đủ cho dù sống trên cõi thiên đường cũng không vừa ý”.Ta nên
lấy đó làm bài học xử thế.
3)Hạng
phàm phu hay kẻ tiểu nhân, do không biết nhìn xa thấy rộng chuyên trách người mà
không chịu xét soi mình.Vì tánh ươn hèn ưa hư danh chấp ngã sâu nặng nên không
nhìn thấy những sự sai quấy bất toàn của mình, luôn luôn cho mình là đúng, còn
thiên hạ đều sai lầm cả.
4)Trong
khi chúng ta chưa thật sự có tu chứng, chắc chắn không tránh khỏi sai lầm.Phạm
sai lầm mình không chịu nhận lại đổ thừa cho kẻ khác, có khi còn trút cả cho
trời cao là một điều mà người Phật tử chân chánh không nên làm.Việc đúng sai
trong phạm vi nhỏ hẹp, hẳn chờ thời gian trả lời.Ðiều đúng sai lớn có tầm quan
trọng phải cần tới đạo lý nhân quả để mới có thể giải quyết được tận gốc vấn
đề.
5)Ðịnh
luật nhân quả chắc hẳn công minh không hề sai lệch bao giờ.Nếu có sai lệch chăng
là do cái nhìn của ta chưa kỹ, sự hiểu biết con người chưa thấu đáo, nên xét vấn
đề dường như có sai lệch.Ở đời khi có việc kiện cáo, người ta hay tin tưởng vào
khả năng của quan tòa (solicitors).Nhưng quan tòa xử phạt vẫn có nhiều sự bất
công như thường.Chỉ có tòa án của lương tâm qua đạo lý nhân quả mới xử công bình
và chính xác mà thôi.
Nhận Xét
Góp Ý
1)Tục ngữ có câu:
“Giáo đa thành oán”, dạy thái quá khiến người oán ghét, bực tức khó chịu.Việc
giáo dục cũng phải có phương pháp mới cảm hóa người khác dễ dàng.Giáo hóa có
nhiều cách như nhân câu chuyện để khuyên răn dạy bảo người nhẹ nhàng kín
đáo.Thiền sư Zengetsu thay vì trực tiếp dạy đệ tử thì khuyên răn gián tiếp,
không những bằng cái nhìn trực diện, dưới con mắt thiền quán mà còn đi sâu hơn
qua nguyên lý nhân quả minh bạch rõ ràng không sai một ly hào.
2)Hai câu “nghèo là
một cái tội” và “nghèo khó là kho tàng quí báu” hoàn toàn đối nghịch hẳn nhau.Ở
đời có ít nhất ba hạng người nghèo: nghèo vật chất nhưng giàu tinh thần, so với
người giàu chưa chắc sánh kịp, nghèo mà luôn luôn bất như ý mãi than thân trách
phận, nghèo mà quá tham lam ích kỷ, chắc hẳn không tránh khỏi rơi vào vòng tội
ác.Hạng người nghèo mà tâm hồn luôn vẩn đục không thanh tịnh, ấy chính là một
cái tội khó tránh khỏi, trước sau gì cũng vướng vào vòng xấu ác.
3)Người hiền sĩ cao
quí luôn tự trách mình mà không trách bất cứ ai.Vì những nghiệp quả của kiếp
sống nghèo hiện tại là do kiếp trước mình thiếu phước kém tu mà thành, không do
một người nào tạo ra cả.Nếu kẻ nghèo tự soi xét mình qua nghiệp nhân tạo tác
thiếu thiện lành mà đưa đến hệ quả nghèo khổ là biết chấp nhận mà vui với kiếp
nghèo.Như vậy, người ta đâu còn cảm thấy nghèo khổ là biết chấp nhận mà vui với
kiếp nghèo.Như vậy, người ta đâu còn cảm thấy nghèo khổ nữa mà luôn luôn sống an
lạc mãn nguyện…
4)Cái gì ở đời cũng
có hai mặt như tối và sáng, mặt trời và mặt trăng, đen và trắng, úp và ngửa, lợi
và hại, đúng và sai v.v… Từ vật nhỏ tới lớn, vật chất cũng như tinh thần, nguyên
tắc cũng như đạo lý đều có hai mặt cả.Những ai không biết quy luật tương đối này
đem bàn cãi, cứ bàn đến vô cùng không bao giờ ngã ngủ đúng sai.Bởi lẽ giữa hai
người không ai chịu nhận sai thì chắc chắn cuộc cải lý sẽ đưa tới xung đột không
tránh khỏi.Ðiều này vô ích, lợi gì đâu mà phải hao hơi mệt trí.
5)Câu “đau chân há
miệng” ứng dụng trong nhiều trường hợp vàhoàn cảnh bất như ý xảy ra mà đương sự
phần nhiều vì không tin tưởng hoặc giả tin một cách hời hợt không chính đáng mới
ra nông nỗi như thế.Người nào học hiểu đạo lý nhân quả biết nó không chỉ xảy ra
trong một đời mà hậu quả còn kéo dài mãi trong ba thời kỳ quá khứ, hiện tại, vị
lai, trong nhiều đời.Có thế đạo lý nhân quả mới rõ ràng minh bạch chính xác
không hề sai lệch một mảy tơ hào.
28.Soldiers Of
Humanity
Once
a division of the Japanese army was engaged in a sham battle, and some of the
officers found it necessary to make their headquarters in Gasan’s
temple.
Gasan
told his cook: “Let the officers have only the same simple fare we
eat”.
This
made the army men angry, as they were used to very deferential treatment.One
came to Gasan and said: “Who do think we are?We are soldiers, sacrificing our
lives for our country.Why don’t you treat us accordingly?”
Gasan
answered sternly: “Who do you think we are?We are solders of humanity, aiming to
save all sentient beings”.
Chiến Sĩ Của Lòng Nhân
Từ
Có
một lần một sư đoàn quân Nhật bận rộn trong cuộc tập trận giả, và một vài sĩ
quan muốn đặt tổng hành dinh của họ tại chùa của sư Gasan.
Gasan
bảo người nấu ăn của mình: “Hãy cho những người sĩ quan đó ăn những gì đơn giản
như chúng ta”.
Việc
này làm cho đám quân nhân nổi giận, vì họ thường được tiếp đãi một cách tôn
kính.Một sĩ quan đến nói với Gasan:“Ông nghĩ, chúng tôi đây là ai?Chúng tôi đây
là những chiến sĩ hy sinh mạng sống của mình cho tổ quốc.Tại sao ông không đối
xử chúng tôi một cách xứng đáng?”
Gasan
không nhượng bộ hỏi:“Các ông nghĩ, chúng tôi là ai?Chúng tôi là những chiến sĩ
của lòng nhân, mục đích chúng tôi là cứu vớt tất cả mọi loài chúng
sinh”.
Câu
Hỏi Gợi Ý
1)So
sánh sự khác nhau giữa người chiến sĩ và tu sĩ ra sao?
2)Việc
gì xảy ra đối với một chiến sĩ ra trận?
3)Tu sĩ
có đánh giặc không?Hãy giải thích rõ.
4)Ý
nghĩa việc đặt tổng hành dinh tức bộ tham mưu trong ngôi chùa là sao?
5)Mục
đích của người tăng sĩ là cứu vớt chúng sanh như Gasan nói.Ðó có phải cứu cánh
giải thoát giống người chiến sĩ thắng trận trở về trong vinh quang
không?
Duy Học,
Sydney
1)So
sánh sự khác nhau giữa người chiến sĩ và tu sĩ ra sao?
- Người chiến sĩ cần có mưu lược, gan
dạ ngoài chiến trận để đánh thắng quân thù, đôi khi phải hy sinh mạng sống, coi
thường mạng sống, liều chết để giữ vững giang sơn, tổ quốc, được tổ quốc ghi
ơn.Tuy nhiên người chiến sĩ còn tùy thuộc nhiều điều kiện ràng buộc như thiên
thời, địa lợi, nhân hòa.Nếu thời tiết xấu có mưa bão làm sao đánh trận, trận địa
phải nghiên cứu, nếu không rõ địa thế, hiểu đường tiến, đường rút lui chưa chắc
đã thắng kẻ thù mà còn bị đánh úp là đằng khác!Ðiểm sau cùng là nhân hòa, người
chiến sĩ không được lòng dân, không được nhân dân giúp đỡ, làm sao đánh thắng kẻ
thù gian ác, mưu lược, thủ đoạn.
- Một tu sĩ cũng là một chiến sĩ.Một
tu sĩ có hai mặt trận, thứ nhất phải tiến lên tự giải thoát mình trước, sau nữa
phải nghĩ tới hoằng pháp lợi sanh, giúp cho chúng sanh biết đường tu học, biết
đâu là bến mê để tiến về bờ giác.Người tu sĩ không có khí giới nào khác ngoài
cái TÂM, hễ chinh phục được Tâm coi như thắng trận, tự lợi rồi lợi tha.Mặt trận
của một chiến sĩ rất giới hạn, còn mặt trận của một tu sĩ lại vô hạn vì tu sĩ
nhằm độ tất cả chúng sanh.Vì có giới hạn nên người chiến sĩ không vất vả như tu
sĩ.Có khi người chiến sĩ thắng cả vạn quân, nhưng lại không có khả năng tự thắng
mình, thế nhưng một tu sĩ có thể tự thắng mình; nếu không tự thắng mình thì
không thể nào thắng được Tham-Sân-Si và còn chịu sinh tử luân hồi!Cái khác biệt
và cũng là cái vinh dự là ở chỗ đó.Cho nên có câu: “Thắng vạn quân ngoài mặt
trận không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là chiến công oanh liệt
nhất!”
2)Việc
gì xảy ra đối với một chiến sĩ ra trận?
- Khi ra trận, nếu một chiến sĩ đánh
thắng quân thù, người đó sẽ được khen thưởng, nhận huy chương anh dũng bội tinh,
tổ quốc nhân dân kính phục và ghi ơn.
- Chẳng may một chiến sĩ thất bại, bị
thương hoặc chết trong rừng gươm lửa đạn, người đó vẫn được vinh danh, thân nhân
được bồi thuờng một món tiền tử, có khi tên tuổi được sử sách nhắc tới, gương
anh hào của anh được ghi trên bảng vàng bia đá muôn thuở.
3)Tu sĩ
có đánh giặc không?Hãy giải thích rõ.
- Tu sĩ có đánh giặc và có hai loại
giặc cần phải đánh thắng: Giặc trong và giặc ngoài.Giặc trong là giặc trong tâm
thức, còn móng tham lam, giận hờn, thù hận, si mê, đố kỵ, cao ngạo, mê tín… Các
thứ đó còn có tên là phiền não và có 6 thứ chính là: Tham, sân, si, mạn, nghi,
tà kiến.Tất cả đều khó trị!Phải kiên trì, tinh tấn tu theo “Tam vô lậu” mới khả
dĩ trị được.Còn giặc ngoài tương đối dễ trị hơn, nói dễ đây là có tu học đàng
hoàng mới biết cách, nếu không cũng đầu hàng mà thôi!Tỷ dụ thấy sắc đẹp mà ham,
đó là dính sắc, thấy âm thanh mà thích nghe, đó là dính âm thanh v.v… Tóm lại 6
thức qua 6 căn mà dính 6 trần, đều coi là dính, là ô nhiễm, là bị giặc ngoài làm
hại vậy!Tóm lại tu sĩ phải vất vả lắm mới thắng mười hai thứ giặc kể trên, ai
thắng được thì thoát sinh tử luân hồi, sống an lạc, từ bi, tự tại và còn có khả
năng độ thoát chúng sanh thoát tam đồ khổ, sinh về Tây phương cực lạc
nữa!
4)Ý
nghĩa việc đặt tổng hành dinh tức bộ tham mưu trong ngôi chùa là
sao?
- Ngôi chùatượng trưng cho Tam
Bảo.Quân đội đặt tổng hành dinh lại chùa là phạm vô cửa Thiền, làm mất thanh
tịnh nơi Thiền môn, đó là cống cao ngã mạn!Người đời kết tội là vô lễ!Câu này
cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng: chùa là tâm, các thế lực ở ngoài chèn ép, áp
chế tâm đều là chướng ngại cho việc định tâm và đạt trí huệ.Ðó là phiền não làm
xáo trộn, làm ô nhiễm tâm!Tu sĩ phải cương quyết chiến thắng phiền não, sống
chết với nó, gột rửa cho hết phiền não.Phiền não sạch thì tâm là vầng trăng
sáng, là Tánh giác tròn đầy vậy!
5)Mục
đích của người tăng sĩ là cứu vớt chúng sanh như Gasan nói.Ðó có phải cứu cánh
giải thoát giống người chiến sĩ thắng trận trở về trong vinh quang
không?
- Ðối với một chiến sĩ, chiến thắng,
huy chương, tên ghi trên bảng vàng bia đá, các hình tướng đó chỉ có giá trị
tương đối mà thôi.Nếu chiến thắng cho phe đảng, cho một nhóm người, một giai cấp
tỷ dụ CS, thì chiến thắng đó lại làm hại cho một nền dân chủ, làm hại cho đa số
đồng bào, vậy chưa chắc có vinh quang!Huống chi đem so sánh cái vinh quang đó
với việc cứu vớt chúng sanh của một tu sĩ đắc đạo thì quả là không thể được!Tại
sao? Vì vị tu sĩ có cứu vớt, có độ chúng sanh vượt khổ, vượt sinh tử, đó là
hành động vị tha, từ bi, vô ngã, thì nhất định không có gì có thể so sánh, đánh
giá được, dùng từ ngữ cũng chỉ là tạm mà thôi, thật ra từ bi vô ngã là Phật
rồi.
*Quốc
Vinh (Vic.)
1)So
sánh sự khác nhau giữa người chiến sĩ và tu sĩ ra sao?
Người
chiến sĩ và người tu sĩ chiến đấu khác nhau trong nhiều lãnh vực
sau:
Chiến sĩ: |
Tu sĩ: |
-Có gia đình vợ con đầy đủ |
-Không có gia đình vợ con |
-Phục vụ có lương bổng |
-Tự nguyện phục vụ không lương |
-Chiến đấu có vũ khí |
-Chiến đấu tay không |
-Thi hành nghĩa vụ có kỳ hạn |
-Phục vụ vô kỳ hạn |
-Làm theo mệnh lệnh |
-Làm theo lương tâm |
-Ăn uống được tự do |
-Giữ giới trong vấn đề ăn uống |
-Ðề phòng đối phương |
-Chế ngự diệt trừ phiền não |
-Ðược vinh danh ngày ca khúc khải hoàn |
-Luôn đề phòng tâm tham đắm |
-Tử trận có tiền tử tuất |
-Xả thân hy sinh bất vụ lợi |
-Vì
tổ quốc, bên cạnh gia đình |
-Dám
hy sinh cho lý tưởng cao
đẹp |
2)Một
chiến sĩ ra trận có thể gặp những trường hợp sau đây”
- Nhút nhát không dám xông pha ra trận
tiền.
- Nửa đường thoái lui về.
- Bị thương tích.
- Bị đối phương bắt làm tù
binh.
- Thắng trận trở về trong vinh
quang.
- Bị tử thương giữa trận
tuyến.
3)Tu sĩ
cũng chính là một chiến sĩ. Tu sĩ không đánh giặc bằng súng đạn dáo mác hay vũ
khí, mà đánh bằng tay không, lại là một chiến sĩ can trường nhất dám xông xáo
vào sào huyệt của bọn giặc tham – sân – si, kiêu mạn, tà kiến để tiêu diệt chúng
liên tục không ngừng trong đường cơ kẻ tóc.Hễ lơ đểnh nhút nhát là bị bọn chúng
cướp mất mạng sống như chơi.Nên tu sĩ không những chỉ đánh giặc ở ngoài mà còn
phòng ngự cả giặc bên trong nữa.Có thể nói rằng tu sĩchiến đấu cả hai mặt trận,
trong khi người chiến sĩ chỉ lo chiến đấu chống kẻ thù một mặt mà
thôi.
4)Bộ
Tổng Tham mưu tức Tổng hành dinh một sư đoàn lại đem đặt ngay trong ngôi chùa đã
là một việc lạ.Ðã đặt bộ tổng tham mưu trong chủa, nhà chùa lại cung cấp thức ăn
cho nữa, là một việc lạ thứ hai.Ðã được cung cấp đồ ăn uống, còn đòi được đối
đãi như thượng khách là một điều lạ thứ ba.Muốn được đối đãi như một thượng
khách lại đem chất vấn nhà sư, kể công lao hy sinh của mình cho tổ quốc, là một
việc lạ thứ tư.Như vậy bộ Tổng tham mưu ấy không nhằm phục vụ cho ai khác hơn
cho chính bản thân những người ấy mà thôi.Dựa ngôi chùa để nhờ ơn Phật cảnh giác
đám quân nhân ô hợp không tuân theo đúng tinh thần kỷ luật nhà binh.
5)Mục
đích cứu độ chúng sanh của người tăng sĩ chỉ là một trong những tiến trình đạt
tới giải thoát.Muốn đạt tới cứu cánh giải thoát người tăng sĩ lại phải chuyên tu
pháp lục độ: bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.Cứu cánh
giải thoát đây không giống như người chiến sĩ thắng trận trở về trong ca khúc
khải hoàn.Nếu chỉ có vậy, việc chiến thắng chẳng hóa ra hoài công lắm
sao?
*Trần
Thị Thông, Pháp
1)Với
cái nhìn đối đãi để so sánh sự khác nhau giữa người chiến sĩ và tu sĩ, ắt phải
nhìn nhận vị trí của họ có nhiều điểm giống nhau, mục đích đều đem lại lợi ích
muôn loài, cả hai đều có tướng làm người trên mặt đất.Hễ có cha mẹ sinh tạo, thì
lục căn tròn đầy, tham sân si hỉ nộ ái ố vấy lên… luân hồi khổ não đảo điên.Làm
thế nào để khám phá cái cội nguồn đạo cả mênh mông, biến hóa vô cùng chớ?Người
chiến sĩ có phải là anh hùng thật sự hy sinh thân mạng phụng sự cho tổ quốc, dân
tộc không?Người tu sĩ đã thuần thục, thấu đáo “Phật là tâm, tâm là Phật”
chưa?
2)Qui
luật sinh tồn vốn lẽ tất yếu, bản năng tự vệ cũng được chấp nhận thì người chiến
sĩ phụng sự cho tổ quốc biết xác lập vị trí của mình trong tình huống nguy
kịch.Thái độ quả cảm, nung đúc tinh thần yêu tổ quốc, dân tộc, là động cơ tác
động mãnh liệt cho người chiến sĩ quyết tâm đánh bại kẻ thù, dù có hy sinh tánh
mạng để giành thắng lợi cao quý.
3)Người
tu sĩ chính tâm thì phải quay lại chính mình để giáp mặt với cơ nhiệm mầu chín
chắn hơn.Làm sao thâm nhập cái chớm thoáng khởi nhân khởi đều vi tế, để từ đó
phát triển dần dần đâu vào đó.Nếu không chính mình giáp mặt với chính mình, thì
chỉ là kẻ dong ruổi theo mừng, giận, khổ, vui… suốt cuộc đời là một trường lăn
lộn đau khổ, chẳng chút nào tự do.Nhà Phật nói: “Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ
Quả!” Thật thâm sâu vô cùng!Người tu sĩ có trí huệ lại không kính sợ sao?Sốt
sắng soi lại lòng mình đối với người tu sĩ quả thật đầy cam go, hiểm hóc không
khác gì người chiến sĩ đang xông pha trận chiến thảm khốc.
4)Việc
đặt tổng hành dinh trong ngôi chùa chẳng khác nào ngang hàng bậc chư tôn Hòa
thượng.Ðó là cái nhìn hiện tượng!Còn bàn lẽ đạo nhiệm mầu của Phật dạy thì toàn
thể một ngôi chùa là một hiện tượng, tất cả đều phải quay về tinh thần hướng
nội, là thân tâm con người, chớ không phải cái tổng hành dinh vay mượn bên ngoài
bàn chuyện được mất hơn thua, kẻ còn người mất.Ngôi chùa trong thâm tâm không
phải nơi sùng bái kính ngưỡng suông, mà nơi quay lại chính mình, lễ bái chính
mình, không được xem thường cái bổn tánh nhiệm mầu.Lễ Phật chính là lễ mình nhắc
nhở chính mình là Phật.Hẳn nhiên phải là người thông đạt mới thấu hiểu tận nguồn
Phật pháp!
5)Mục
đích người tu sĩ là làm sao trong cuộc sống thành tâm tột bực với chính mình,
khám phá mở toang cái thoáng khi lòng chớm phát, để cuộc sống trở lại tự do hoàn
toàn, từ đó nhận ra mặt mũi bao la tận đáy lòng mình không vướng mắc trong gọng
kềm đối đãi tương đối.Quả thật, thánh hiền Ðông Tây kim cổ đều lấy đây làm nền
tảng cứu cánh giải thoát, đỗi nhân hơn đỗi quả.
Nhật
Xét Góp Ý
1)Hẳn
nhiên ai cũng thấy rõ sự khác nhau giữa người chiến sĩ và người tu sĩ cả một
trời một vực.Sự khác nhau nằm ở hai mặt:
- Hình thức: Chiến đấu bằng võ lực bạo
động, và lòng bao dung bất bạo động.Một bên có thì giờ ngưng nghỉ, hưu chiến;
một bên chiến đấu không ngừng nghỉ, liên tục không những qua từng giai đoạn mà
có khi trong suốt cả đời người.Chiến sĩ sống trong quân kỷ, luật nhà binh, khắt
khe cứng nhắc; tu sĩ sống trong mô phạm, luật tăng viện uyển chuyển theo từng
trường hợp, từng người.
- Nội dung: Chiến sĩ tiêu diệt địch,
thế lực đối phương; tu sĩ dứt trừ ma chướng, phiền não tham-sân-si, kiêu mạn,
nghi ngờ, tà kiến.Sáu anh đầu đảng hung hăng nhất, khó trị nhất.Chiến sĩ y cứ
quốc bộ phòng theo ngạch trật quân giai với nhiều tướng tá thừa hành mệnh lệnh
nghiêm chỉnh; tăng sĩ tự thiết lập bộ Tổng tham mưu trong tâm để ngăn phòng từng
đường tiến quân của giặc nội thù trong từng sát na tích tắc; cũng như năm thế
lực ngoài hung hản của tiền, sắc đẹp (nữ sắc), địa vị danh vọng, ăn ngon mặc đẹp
và ham ngủ nhiều v.v…
2)Chiến
sĩ ra trận sẽ rơi vào một trong hai tình huống:
- Không có tinh thần dũng cảm chiến
đấu, vì nghĩ tới vợ con gia đình không ai săn sóc.Cũng sợ bị bắt, bị thương tích
và nhất là sợ chết.
- Hết lòng hy sinh dù phải bỏ thân
mạng để đền ơn tổ quốc.Biết dẹp bỏ tình riêng, hy sinh cho hạnh phúc chung của
đồng bào, dân tộc ngỏ hầu đem lại thanh bình cho đất nước.Người thanh niên biết
yêu nước chọn theo con đường lý tưởng này để phục vụ xứ sở.
3)Tu sĩ
không những có tài đánh giặc giỏi mà còn có khả năng bắt bọn giặc đầu hàng vô
điều kiện nữa. Vũ khí của nhà tu là giới luật, là gươm trí tuệ trừ nữ sắc, bỏ
danh lợi, vứt tài sản, thức khuya dậy sớm, mặc áo vải thô sơ, đi giày cỏ chân
trần… đem ánh đạo gieo rắc khắp thị thành thôn dã, tạo an lạc hòa bình cho khắp
mọi người và khắp cả chúng sanh.
….
“Tình yêu bao quát trong hoàn vũ
Yêu
khắp muôn loài lẫn chúng sanh
(Huỳnh
Phú Sổ)
4)Ðặt
Tổng hành dinh hay bộ Tổng tham mưu trong ngôi chùa đâu bằng đặt ngay trong tâm
của mỗi chúng ta?Ý nghĩa đó chỉ mới tượng trưng cho mặt bề ngoài, chưa diễn đạt
được hết nội dung hay chiều sâu của vấn đề.Song nó cũng nhắc nhở chúng ta một
phần đời sống kỷ luật.Ðiềuquan yếu hàng đầu là mỗi người nên thiết lập bộ Quốc
phòng ngay trong tâm chúng ta để đề phòng giặc ngoài xâm lấn như ma vương mê
sắc… và giặc trong tấn công như tham lam ích kỷ, si mê, nóng giận phát
khởi.
5)Mục
đích của người tăng sĩ không phải cứu độ chúng sanh.Vì đó cũng chỉ là phương
tiện trên đường tấn đạo mà thôi.
-Mục
đích phải thực hiện cho kỳ được là hoán chuyển nghiệp lực, đạt đến giải thoát an
lạc hoàn toàn, dứt đường sinh tử, chứng nhập niết bàn… Trong trường hợp người
chiến sĩ thắng trở về trong vinh quang cũng có thể là mục đích tạm bợ ở trần
gian này.
29.What Are You
Doing!What Are You Saying!
In
modern times a great deal of non-sense is talked about masters and disciples,
and about the inheritance of a master’s teaching by favourite pupils, entitling
them to pass the truth on to their adherents.Of course Zen should be imparted in
this way, from heart to heart, and in the past it was really
accomplished.Silence and humility reigned rather than profession and
assertion.The one whoreceived such a teaching kept the matter hidden even after
twenty years.Not until another discovered through his own need that a real
master was at hand was it learned that the teaching had been imparted, and even
then the occasion arose quite naturally and the teaching made its way in its own
right.Under no circumstance did the teacher ever claim “I am the successor of So
and so”.Such a claim would prove quite the contrary.
The
Zen master Mu-nan had only one successor.His name was Shoju.After Shoju had
completed his study of Zen, Mu-nan called him into his room.“I am getting old”,
he said, “and as far as I know, Shoju, you are the only one who will carry on
this teaching.Here is a book.It has been passed down from master to master for
seven generations.I also have added many points according to my
understanding.The book is very valuable, and I am giving it to you to represent
your successorship”.
“If
the book is such an important thing, you had better keep it”, Shoju replied.“I
received your Zen without writing and am satisfied with it as it
is”.
“I
know that”, said Mu-nan.“Even so, this work has been carried from master to
master for seven generations, so you may keep it as a symbol of having received
the teaching.Here”.
The
two happened to be talking before a brazier.The instant Shoju felt the book in
his hand he thrust it into the flaming coals.He had no lust for
possessions.
Mu-nan,
who never had been angry before, yelled: “What are you doing!?”
Shoju
shouted back: “What are you saying!”
Ông Ðang Làm Gì?Thầy Ðang Nói
Gì?
Những
lúc gần đây người ta hay đề cập tới những chuyện phi lý về những thiền sư và đệ
tử của họ, về sự kế truyền của họ cho hàng môn đệ đắc đạo, cho phép họ truyền
thừa cho đệ tử họ.Dĩ nhiên, thiền phải được truyền theo cách lấy tâm truyền tâm,
và trong quá khứ đã chứng minh rõ đều này.Sự trầm tư và khiêm tốn hơn là biểu tỏ
chỗ sở đắc và sự xác quyết.Một người thọ nhận được sự truyền thừa luôn luôn giữ
kín trong nhiều năm, có khi đến vài chục năm sau.Mãi cho đến khi một người khác
khám phá ra sự cần thiết riêng của mình thì một bậc chân sư ở sát bên mình tay
trong tay, nói cho biết thế là giáo lý đã được trao truyền, và ngay cả trường
hợp xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên trong âm thầm lặng lẽ, và giáo lý tự bản
chất là cách riêng biệt.Một cách vô điều kiện vị thầy còn kêu lên: “Ta là kẻ đắc
đạo, đạt Chân Như”.Một lời tuyên bố như thế đủ chứng tỏ hoàn toàn trái
ngược.
Thiền
sư Mu-nan chỉ truyền thừa xuống được cho một đệ tử.Ðó là Shoju.Sau khi Shoju đắc
pháp với thầy, Mu-nan gọi đến phòng riêng và bảo: “Bây giờ thầy mỗi ngày một già
yếu, cái chết cũng sắp kề, vậy Shoju, con là người duy nhất tiếp tục kế thừa
thầy.Ðây là cuốn sách đã được truyền thừa từ đời vị tổ này qua đời vị tổ khác
tới nay là bảy thế hệ qua.Thầy thêm vào những điểm cần yếu theo hiểu biết của
thầy.Cuốn sách này thật giá trị, thầy trao lại cho con để mai sau con truyền lại
cho đệ tử.Vì cuốn sách quan trọng như thế, nên con phải cố gắng gìn giữ cẩn
thận.Shoju trả lời:
- Thầy dạy con Thiền bất lập văn tự,
và con chỉ biết như thế, thế đủ rồi.
- Thầy vẫn biết thế.Mu-nan nói, trên
thực tế là như vậy, nhưng cuốn sách này nối truyền từ đời này đến đời khác qua
bảy thế hệ.Vì thế, con hãy duy trì như là một tượng trưng thụ pháp từ thầy.Ðây
là cuốn sách.
Mu-nan
và Shoju đang nói chuyện bên cạnh một lò lửa.Ngay lúc tập sách vào tay, Shoju
lại liệng vào trong lửa hồng.
Shoju
không muốn giữ cuốn sách làm sở hữu cho riêng mình
Thiền
sư Mu-nan xưa nay chưa bao giờ nóng giận, nổi dóa hỏi: “Ê!Ông làm cái gì
thế?”
Shoju
hỏi lại: “Thầy đang nói gì vậy?”
Câu
Hỏi Gợi Ý
1)Câu
chuyện thầy trò đây có gì đặc biệt?
2)Cách
thức truyền thừa của thiền tông là gì?
3)Tại
sao được thầy truyền pháp cho đệ tử, trò không công bố cho đại chúng biết để
chia sẽ và tùy hỷ, lại dấu nhẹm trong bao nhiêu năm trời là nghĩa gì?
4)Khi
được truyền trao cuốn sách giá trị, thay vì nhận với sự trân quí hoan hỉ trong
lòng.Shoju trả lời thầy rằng “Thiền bất lập văn tự”.Lời đáp này có thất lễ vô
tình đối với thầy?
5)Cuối
cùng thiền sư Mu-nan có truyền tâm pháp cho đệ tử không?
*Duy
Học, Sydney
1)Câu
chuyện thầy trò đây có gì đặc biệt?
Câu
chuyện thầy trò giữa thiền sư Mu-nan và đệ tử Shoju có một nghịch lý như sau: Ðệ
tử Shoju đã được dạy “Thiền bất lập văn tự”.Thế nhưng thiền sư Mu-nan vẫn quyết
định trao cho Shoju một cuốn sách thiền đã được truyền thừa từ đời vị tổ này
sang đời khác, để rồi đệ tử Shoju lại liệng cuốn sách vào lửa hồng!
2)Cách
thức truyền thừa của thiền tông là gì?
Thiền
tông có cách truyền thừa đặc biệc như sau:
“Giáo
ngoại biệt truyền,
Bất
lập văn tự,
Trực
chỉ nhân tâm
Kiến
tánh thành Phật”.
Nói
nôm na là lấy tâm truyền tâm, tâm đây là Chơn Tâm tức Tánh Giác sẵn có trong mỗi
chúng ta, ở ngay trong thân tứ đại của mình, Bổn Tâm hay Tánh Giác không hình
tướng nhưng ứng dụng ra 6 căn, đã được Phật chỉtrong kinh Lăng Nghiêm, gọi là
“Nhất Tinh Minh Sanh Lục Hòa Hợp”.Bổn tâm mình luôn trong sạch, thanh tịnh,
khiến 6 thức qua 6 căn, tiếp 6 trần mà không nhiễm dính, tức có yêu, ghét, phân
biệt, thì lập tức bổn tâm đã bị che khuất rồi!Cũng như mặt trăng bị mây che
khuất thì làm sao tỏa ánh trăng được?
3)Tại
sao được thầy truyền pháp cho đệ tử, trò không công bố cho đại chúng biết để
chia sẻ tùy hỉ, lại dấu nhẹm trong bao nhiêu năm trời là nghĩa gì?
Ngày
xưa tu Thiền khác nay.Xưa một vị thiền sư truyền pháp cho đệ tử rất kén chọn, có
khi chỉ lựa được một đệ tử, tỷ dụ Tổ Ðạt Ma truyền pháp cho Huệ Khả.Thọ pháp
xong, đệ tử tự tu luyện, có khi không công bố cho ai biết, cho tới khi đắc pháp,
đắc đạo mới lộ, mới ra ngoài hoằng pháp.Trái lại thời nay một thiền sư (tỷ như
Nhất Hạnh, Thanh Từ) mỗi lần hoằng pháp cho hàng ngàn, hàng trăm đệ tử thì công
khai và không có gì khó khăn hoặc có kinh nghiệm lại chia sẻ với nhau, chẳng có
gì giữ riêng mình nữa, vậy nay khác xưa rồi!
4)Khi
được truyền trao cuốn sách giá trị, thay vì nhận với sự trân quý hoan hỉ trong
lòng, Shoju trả lời thầy rằng: “Thiền bất lập văn tự”, lời đáp này có thất lễ vô
tình đối với thầy?
Câu
này có thể đáp bằng hai cách:
Bình
thường, trên thế gian hay có đối đãi.Khi thầy tặng cho trò một cuốn sách, đệ tử
luôn nhận với lòng tôn kính và tri ân sâu sắc; thế nhưng trong nhà thiền, tất cả
việc thế gian, khen tặng nhau bất cứ món gì cũng là đối đãi, không thật, thì đâu
còn gì để phê phán và so sánh hơn thiệt!Câu chuyện giữa thiền sư Mu-nan và đệ tử
Shoju chẳng qua chỉ là một thí dụ nhắc nhở chúng ta nên bỏ đối đãi, bỏ chấp
nhất, đừng cố chấp vào hình tướng sách vở để mắc kẹt trong đó; cũng như chuyện
“Ngón tay chỉ mặt trăng” của các thiền sư vậy, ngón tay là phương tiện, vậy chớ
kẹt vào phương tiện mà hãy hướng về cứu cánh mà đi tới, miễn tinh tấn, không
thối lui là thành công!
5)Cuối
cùng Thiền sư Mu-nan có truyền tâm pháp cho đệ tử không?
Thiền
sư Mu-nan có truyền tâm pháp mà cũng không truyền, vì thiền sư đưa cuốn sách cho
Shoju chỉ có mục đích quan sát phản ứng của Shoju mà thôi.Giả sử Shoju mừng rỡ
khi nhận sách thì thiền sư thấy ngay Shoju còn kẹt trong đối đãi, chưa thấy tánh
vì còn kẹt vào hình tướng.Nhưng sự thật Shoju đã liệng sách vào trong lò lửa để
cháy tiêu luôn, chứng tỏ Shoju đã giác ngộ, chẳng kẹt vào hình tướng và tự
tại!Chuyện này cũng giống như Ngài Huệ Năng làm kệ trình Tổ Hoằng Nhẫn vậy.Ngài
Huệ Năng đã vượt qua đối đãi nên được chấp nhận vào thất để sau này lên làm Tổ,
còn ngài Thần Tú cũng nạp kệ nhưng còn đối đãi chấp tướng nên chưa được Ngũ Tổ
nhận vào thất.Sự khác nhau là ở chỗ đó!
Nhận
Xét Góp Ý
1)Thiền
sư Mu-nan chỉ có một mình Shoju là đệ tử duy nhất, là điểm đặc biệt thứ
nhất.Thầy nổi cơn thịnh nộ trước thái độ trịch thượng của trò; trò cũng đâu có
vừa, nhắm ngay chỗ nhược này vặn hỏi lại thầy như khiêu khích châm chọc, là điểm
đặc biệt thứ hai.Ở với thầy lâu nay, Shoju luôn giữ thái độ câm nín.Giờ đây được
dịp như cờ đang mở hội, chứng tỏ quyết liệt cho thầy biết ý hướng mình, là điểm
đặc biệt thứ ba.Và cũng là điểm then chốt sau cùng của câu chuyện thầy
trò.
2)Cách
thức truyền thừa của thiền tông không giống bất cứ tông chỉ nào trong Phật
giáo.Nghĩa là thiền không theo một lề lối cố định nào mà bằng giáo ngoại biệt
truyền, tức là truyền ngoài giáo pháp.Nhiều lúc thiền sư phải dùng tới la hét,
đánh đập, chửi mắng và những hình thức hung bạo khác tùy theo đối tượng, nhằm
đập vỡ khối mê tình thành từng mảnh mún ăn sâu nơi người môn đệ.Nhờ đó đánh thức
người học trò trực ngộ ngay cái bản chất ươn hèn, mê muội đã bám sâu gốc rễ từ
vô lượng kiếp.
3)Nằm
trong lãnh vực nào của đời sống cũng có cái bí quyết riêng của nó.Thiền cũng
vậy, vì đây là một vấn đề lớn thuộc tâm linh.Thường thì dĩ nhiên phải có kẻ đậu
người rớt. Trong nhà thiền việc truyền pháp cũng vậy, thầy phải chọn người cân
thước để giao phó trọng trách.Giữa chúng tâm niệm không đồng sẽ có sự so bì giữa
kẻ được chọn người không.Ðó là lý do thầm kín nội tại an toàn, đối với người
được kế truyền tâm pháp phải giữ kín trong lòng.Hẳn chờ tới một ngày nào đó đầy
đủ nhân duyên, sự thật vẫn phải được soi sáng.
4)Cuốn
sách hay hay bất cứ vật quí giá nào khác trên đời cũng chỉ là bó củi khô hay hòn
đất chết.Tất cả những oai nghi tế hạnh qua cách đi-đứng-nằm-ngồi của người tu
suốt đời nơi thiền viện; những thân giáo, khẩu giáo, ý giáo của thầy hằng ngày
v.v… đã là cuốn tự điển sống, những bài pháp hùng hồn, những ấn tâm đã được trao
gởi chưa đủ sao.Hà tất thầy lại còn phải dùng tới cả một cuốn sách chi cho nhiêu
khê rắc rối?Lời đáp của người đệ tử cỡ Shoju vừa phải lẫn thông minh, vì hợp với
thiền cơ vậy.
5)Câu
hỏi đặt ra hình như hơi thừa.Vì thiền là hơi thở, là nụ cười, là cái nhìn, là
mỗi bước chân đi v.v…Nói chung là mỗi động chân cất bước của hành giả đều là
thiền cả.Như vậy không có chuyện truyền tâm pháp qua hình thức điện thoại, hàm
thụ … như kiểu người ta trao tặng nhau quà.Truyền tâm pháp theo lối “thời
thượng” cỡ này, những vị thiền sư chỉ tổ trao truyền cho đệ tử thêm một khối u
mê nặng trĩu!Vấn đề Mu-nan có truyền tâm pháp cho đệ tử không, tưởng không cần
bận tâm tra vấn.Vì đời sống tĩnh thức tại thiền viện mỗi ngày giữa vị thầy với
người học trò đủ trả lời câu hỏi nêu trên.
30.Stingy In
Teaching
A
young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been studying
Zen.The young doctor asked him what Zen was.
“I
cannot tell you what it is” the friend replied.“But one thing is certain, if you
understand Zen, you will not be afraid to die”.
“That’s
fine”, said Kusuda.“I will try it, where can I find a teacher?”
“Go
to the master Nan-in”, the friend told him.So Kusuda went to call on Nan-in.He
carried a dagger nine and a half inches long to determine whether or not the
teacher himself was afraid to die.
When
Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend.How are you?We haven’t seen each
other for a long time!”
This
perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before”.
“That’s
right”, answered Nan-in.“I mistook you for another physician who is receiving
instruction here”.
With
such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctanly he
might receive Zen instruction.
Nan-in
said: “Zen is not a difficult task.If you are a physician, treat your patients
with kindness.That is Zen”.
Kusuda
visited Nan-in three times.Each time Nan-in told him the same thing.“A physician
should not waste time around here.Go home and take care of your
patients”.
It
was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death.So
on his fourth visit he complained: “My friend told me when one learns Zen one
loses his fear of death.Each time I come here all you tell me is to take care of
my patients.I know that much.If that is your so-called Zen.I am not going to
visit you any more”.
Nan-in
smiled and patted the doctor, “I have been too strict with you.Let me give you a
koan”.He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the first
mind-enlightening problem in the book called the Gateless Gate.
Kusuda
pondered this problem of Mu (No-thing) for two years.At length he thought he had
reached certainty of mind.But his teacher commented: “You are not in
yet”.
Kusuda
continued in concentration for another year and a half.His mind become
placid.Problems dissolved.No-thing became the truth.He served his patients well
and, without even knowing it, he was free from concern over life and death.Then
when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.
Hà Tiện Lời Dạy
Một
bác sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp một bạn đồng nghiệp đang nghiên cứu
thiền.Viên bác sĩ này hỏi người bạn: “Thiền là gì?”
Người
bạn trả lời: “Tôi không thể nói cho bạn Thiền là gì.Nhưng một điều chắc chắn,
nếu bạn hiểu Thiền, bạn không sợ chết”.
Kusuda
nói: “Thế, tôi sẽ cố gắng thử xem.Tôi phải tìm thầy ở đâu bây giờ?”
- Anh nên tìm thiền sư
Nan-in.
Vì
thế Kusuda với tiếng Nan-in, anh mang theo một lưỡi kiếm dài 2 tấc rưởi để xem
thiền sư Nan-in có sợ chết hay không?
Vừa
gặp Kusuda, Nan-in kêu lên: “Ồ, chào anh, anh khỏe không? Lâu lắm chúng ta không
gặp nhau”.Việc này làm Kusuda bối rối, anh ta đáp:
- Chúng ta chưa từng gặp nhau
mà!
- Ðúng thế!Tôi lầm anh là một bác sĩ
đã theo học thiền ở đây, Nan-in trả lời.
Việc
bắt đầu như thế, Kusuda mất cơ hội thử thầy.Anh ta xin Nan-in đến học thiền một
cách thật miễn cưỡng.
Nan-in
bảo: “Thiền không khó.Anh là bác sĩ, anh nên săn sóc tử tế bệnh nhân, đó là
thiền”.Kusuda viếng Nan-in ba lần.Cứ mỗi lần như vậy, Nan-in đều bảo: “Một y sĩ
không cần bỏ phí thì giờ ở đây.Hãy về lo chăm sóc bịnh nhân cho thật tình tử tế
đi!”.
Thật
là lời dạy rất mờ mịt, Kusuda vẫn thắc mắc:
- Làm sao một lời dạy như thế có thể
làm cho ai hết sợ chết được.Vì thế trong lần viếng thứ tư, anh ta phàn nàn với
thầy:
- Bạn con bảo rằng một người học thiền
sẽ không sợ chết.Mỗi khi con đến đây thầy đều bảo: về săn sóc bịnh nhân.Con hiểu
điều đó lắm.Nếu đó là cái mà thầy cho là thiền, thì con sẽ không viếng thầy nữa
đâu.
Nan-in
mỉm cười vỗ nhẹ bác sĩ:
- Ta xử với anh có hơi nghiêm khắc
quá!Ðể ta cho anh một công án thiền.Nan-in giới thiệu với Kusuda công án:
“Không” của Triệu Châu trong cuốn Vô Môn Quan để vượt qua, Kusuda suy tư về công
án “Không” trong hai năm.Một khoảng thời gian mà anh ta nghĩ là đủ để có thể đạt
được cái tâm thanh tịnh.Nhưng Nan-in phê bình: “Con chưa vào được đâu!”Kusuda
tiếp tục thực tập trong hơn một năm rưỡi nữa.Tâm anh trở nên yên tịnh.Mọi vấn đề
được hóa giải.Công án “Không” trở thành chân lý, anh chăm sóc bệnh nhân tận tình
mà vẫn không có ngay cả việc tìm hiểu nó nữa: thật sự anh đã thoát khỏi sự lo âu
sống chết.
Rồi
khi Kusuda viếng Na-in, vị thầy già của anh chỉ mỉm cười…
Câu Hỏi Gợi Ý
1)Thầy
dạy đạo không rõ ràng có cái hại gì?
2)Bạn
hiểu sao thái độ mang kiếm thử thầy như trong câu chuyện, Kusuda là tác nhân hay
nạn nhân?
3)Chuyện
gì xảy ra khi Nan-in đối xử xa lạ lạt lẽo với Kusuda lần đầu hai người mới gặp
nhau?
4)Có
câu chuyện nào tương tự làm thay đổi thái độ giữa hai đối tượng từ đối địch
chuyển sang thiết thân như câu chuyện thầy trò đây không?
5)Nhờ
gì Nan-in chinh phục được một y sĩ trẻ như Kusuda quay về với đạo một cách tự
nhiên bình thường qua công việc mỗi ngày để trở thành một thiền giả chân
chánh?Việc làm có dễ hay phải trải qua bao nhiêu công phu vất vả?Có phải trả một
giá nào không?
Sau
đây là phần đóng góp của bà Trần Thị Thông (Pháp).
1)Phật
Thích Ca dùng hai ngón tay cầm hoa giơ lên, Tôn giả Ca Diếp mỉm cười lãnh ngộ
huyền cơ, chẳng phải truyền thụ bằng lời nói, chứng tỏ lẽ huyền diệu Ðạo Lý của
chư Phật chẳng hề dính dáng đến văn tự.Ấy thế, nhà Thiền lại vạch ra cái lý
nhiệm mầu, lại mở ra cái tâm sâu kín để dẫn dắt chúng sinh đến bờ giác ngộ, là
việc làm chẳng hợp ý Phật tâm tổ ư?Lại nữa, đạo tự nó viên thành chẳng phải
thanh sắc, vi diệu khó đo lường thấy đặng, nên chẳng dùng tu chứng càng không
thể dùng miệng để bàn luận, dùng tâm suy lường.Vì như vậy là việc chướng đạo!Tốt
hơn, tạm mượn một công án dưới đây, nhằm làm sáng tỏ phần nào lối dạy đạo của
các bậc thiền sư.“Hoài Nhượng Thiền sư họ Ðỗ ở Kim Châu.Lúc đầu đến lễ An Quốc
Sư ở Tung Sơn, An Quốc Sư sai đến Tào Khê tham vấn.Hoài Nhượng đến lễ bái.Sư
hỏi: “Từ đâu đến”.Ðáp: “Tung Sơn”.Sư hỏi: “Cái vật gì mà đến như vậy?”.Nhượng
trả lời chẳng được, nỗi nghi tình trải qua 8 năm, sau nói với sư: “Nói tựa như
một vật thì chẳng đúng”.Sư hỏi: “Còn có thể tu chứng chăng?”.Ðáp: “Tu chứng thì
chẳng phải không, ô nhiễm thì chẳng thể được”.Sư ấn chứng rằng: “Chỉ cái ô nhiễm
này chư Phật đều hộ niệm, ngươi đã như vậy, ta cũng như vậy”.Nhượng hoát nhiên
đại ngộ, bèn làm thị giả bên sư 15 năm, ngày càng thấu triệt huyền chỉ thâm
sâu.Sau đến núi Nam Nhạc, rộng truyền Thiền tông, được vua sắc phong hiệu Ðại
Huệ Thiền sư (trích trong kinh Pháp Bảo Ðàn do thầy Thích Duy Lực dịch và lược
giải).
2)Ðời
xưa, người ta bẩm sinh thuần lương tâm tánh, chẳng cần học Phật đều thấu đáo lẽ
nhiệm mầu, hiểu rõ lý trước sự sau, làm việc gì cũng đều khế hợp Ðạo lý.Ðời này,
thì sự trước lý sau, người ta làm gì cũng rơi vào gọng kiềm đối đãi, biển trầm
luân khổ não khó mà thoát ra được.Bởi thế, nhà Phật phải bắt đầu từ cái “Thô”
dẫn dắt chúng sinh hội nhập cái “Tình” của Ðạo lý.Cho nên thái độ của Kusuda
phản ảnh rõ rệt một “sản phẩm” thô thiển được nung đúc bởi phong tục, tập quán,
giáo dục, luân lý, tôn giáo…Tất cả đều bị tác động bên ngoài chi phối mạnh mẽ,
thậm chí chỉ huy toàn bộ tâm trí.Xác định cho Kusuda một vị trí tác nhân hay nạn
nhân thật khó mà xác định được, hàm hồ xác lập thật hổ thẹn lắm ư?
3)Sự
giáo hóa chúng sinh của chư Phật trong thế gian bao hàm 4 chữ
“Khai-Thị-Ngộ-Nhập” (mở ra – cho thấy – làm cho ngộ đạo mà thâm nhập).Lãnh vực
Thiền tông, phương pháp dạy thiền có phần đặc sắc, chủ yếu làm thế nào cho người
tu đạt đến chỗ đại ngộ, nhận ra bản lai diện mục của mình.Cho nên, Nan-in đối xử
với Kusuda đều không có gì đáng kể, mọi tác dụng không thân không sơ đặt ra đều
khế hợp với Ðạo lý, không cần thiết phải luận bàn, cứ săn sóc tử tế bịnh nhân,
đó là Thiền!Thiền sư phát huy cái thuyết ẩn giấu vi diệu, lạt lẽo bí ẩn bên
ngoài mà vẫn có cái sáng tỏ rộng lớn bên trong.Nếu không phải là ngườithông suốt
sâu sắc về Ðạo, thì làm sao biết được điều này!
4)Nhằm
làm sáng tỏ phần nào câu hỏi này, xin trích câu chuyện “Lục tổ Huệ Năng” do thầy
Thích Duy Lực dịch và lược giải.
Khi
đại chúng biết được y bát truyền thụ cho Huệ Năng, nên có mấy trăm người đuổi
theo để đoạt y bát, trong đó có một tăng tên tục là Trần Huệ Minh, ngày trước
làm Tứ phẩm tướng quân, tánh tình thô bạo, dẫn đầu đi trước, đuổi kịp Huệ
Năng.Huệ Năng bèn bỏ y bát trên tảng đá nói rằng: “Y bát là vật làm tin, há dùng
sức mà đoạt được sao?”.Liền ẩn mình trong đám cỏ.Huệ Minh đến, muốn lấy y bát mà
chẳng nhúc nhích được, bèn kêu: “Hành giả, hành giả, tôi vì Pháp đến, chẳng vì Y
đến”.Huệ Năng liền ra ngồi trên tảng đá, Huệ Minh đãnh lễ nói rằng: “Mong hành
giả vì tôi thuyết pháp”.Huệ Năng nói: “Ông đã vì Pháp đến đây, thì nên ngưng
nghỉ hết các duyên, chớ sinh một niệm, ta sẽ vì ông mà thuyết”.Một hồi lâu Huệ
Năng nói: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện
mục của Thượng tọa Minh?”.Huệ Minh ngay đó đại ngộ, lại hỏi rằng: “Ngoài lời mật
ý kể trên, còn có ý nào bí mật chăng?”.Huệ Năng nói: “Ðã nói với ông thì chẳng
phải là mật rồi, nếu ông phản chiếu thì mật tại bên ông”.Minh nói: “Huệ Minh này
dù ở Huỳnh Mai, thật chưa tỉnh ngộ diện mục của tự kỷ, nay được khai thị, như
người uống nước, nóng lạnh tự biết.Nay hành giả tức là thầy của Huệ Minh
vậy”.Huệ Năng nói: “Nếu ông như thế, thì ta với ông cùng thờ một thầy Huỳnh Mai,
hãy khéo tự hộ trì”.Huệ Minh lại hỏi: “Huệ Minh về sau đi xứ nào?”.Ðáp: “Gặp
Viên thì mừng, gặng Mông thì ở”.Minh đảnh lễ giã từ.
5)Theo
câu chuyện, thì Nan-in giới thiệu cho Kusuda công án “Không” của Triệu Châu, làm
đề tài tham cứu.Nhắc đến công án là nhắc đến Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, người chủ trương
chỉ thẳng nơi tánh, tánh tức tâm, tâm tức Phật, thấy được tâm tức khắc thành
Phật, chẳng phải khổ công tu hành nhiều kiếp.Thiền tông ở đây còn gọi tối thượng
thừa, chẳng thể nương theo phương tiện thế gian mà vào được, vào cửa Ðạo tức vào
cửa không, cái cửa không cửa, cái pháp không pháp được ứng dụng bằng công án hết
sức vi tế.Thấu suốt cội nguồn đạo lý phải là kẻ có sức nội lực dũng mãnh, mới mở
tung cái cửa không cửa này, nắm trọn vẹn ý Phật tâm tổ… hàng ngày chẻ củi, nấu
cơm, làm việc, ngủ nghỉ đều là đạo cả, chẳng có gì khác hết… Cho nên Kusuda vẫn
tiếp tục săn sóc tử tế bệnh nhân với một tâm lượng quên hẳn mình, chẳng nghĩ
riêng tư.Chứng tỏ Kusuda đã tỉnh ngộ được chữ “Không” trong công án, thể hiện
bằng việc làm của mình, cống hiến cho cuộc sống hàng ngày có giá trị cao
quí.
*Duy
Học, Sydney
1)Thầy
dạy đạo không rõ ràng có cái hại gì?
Trong
đạo Phật việc hoằng pháp có khế lý và khế cơ, tùy theo đối tượng hiểu Phật pháp
tới mức nào mà ông thầy giảng dạy tới mức đó, có vậy đệ tử mới dễ thâm nhập.Vậy
dạy đạo rõ ràng cũng cần phải theo khế lý và khế cơ vậy, đệ tử cao thì giảng
cao, đệ tử thấp thì giảng thấp, bằng các thí dụ cụ thể, khiến đệ tử lãnh hội mà
tu.
2)Bạn
hiểu sao thái độ mang kiếm thử thầy như trong câu chuyện, Kusuda là tác nhân hay
nạn nhân?
- Có hai cách luận bàn trong câu
này:
a.Kusuda
đã hiểu “Không sợ chết” một cách sai lạc!Học Phật, khi đã thấu rõ “các pháp đều
VÔ THƯỜNG, KHỔ, KHÔNG, VÔ NGÃ thì việc sống chết còn gì phải sợ nữa.Còn sống
chết còn trong lục đạo, còn luân hồi, muốn thoát luân hồi sinh tử, chỉ có một
con đường tu mới thoát được.
b.Kusuda,
tuy là một bác sĩ nhưng Phật pháp còn quá thấp, nên chỉ tin con người có chết
thật nên ông ta tính mang kiếm tới một ông thầy để xem ông thầy có sợ chết
không? Khi con người còn phàm phu thì ai cũng nghĩ như ông Kusuda vậy, tức ham
sống sợ chết.
Tóm
lại, “Kusuda là tác nhân hay nạn nhân” do cái nhìn của mỗi chúng ta, trong Thiền
khỏi phân biệt.
3)Chuyện
gì xảy ra khi Nan-in đối xử xa lạ lạt lẽo với Kusuda lần đầu hai người mới gặp
nhau?
Nan-in
đối xử không thân thiện với Kusuda vì nhiều lý do: Kusuda lần đầu tới thăm một
thiền sư như Nan-in mà mang kiếm tới là bất lịch sự, nếu đi hỏi đạo mà mang một
thứ khí giới vô nhà ông thầy thì thật là vô lễ và không đáng được ông thầy nhận
làm đệ tử.Trước sự kiện trên, Nan-in vẫn bình tĩnh và thương xót Kusuda nên mới
chào Kusada, hỏi thăm sức khỏe Kusuda, khiến Kusuda thay đổi tâm ý, không nghĩ
tới dùng thanh kiếm để mang tội sát hại nữa.Sự lanh trí và khôn ngoan của Nan-in
khiến Kusuda dấn thân vào việc tu thiền sau này để đạt chân lý.
4)Có
câu chuyện nào tương tự làm thay đổi thái độ giữa hai đối tượngtừ đối địch
chuyển sang thiết thân như câu chuyện thầy trò đây không?
Câu
chuyện trên đây là một trong những câu chuyện giữa sáng và tối, giữa vô minh và
trí tuệ, thường xảy ra trong đời giữa thầy và trò, bạn hữu, bổn sư và đệ tử,
tưởng kể ra không hết.Ðiểm then chốt trong bài này cho ta một bài học như
sau:
Hễ tu
Phật, phải kiên nhẫn, tinh tấn, không thối chuyển, nhất là tu thiền, phải tìm
hiểu cho rõ thật tướng của các pháp để cởi bỏ mọi tham chấp, cố chấp, cao cống,
ngã mạn…, nhiên hậu mới loại trừ được mọi thứ phiền não và tiêu trừ nghiệp
chướng, nếu không ta vẫn còn luẩn quẩn trong cõi ta bà này và chịu sinh tử luân
hồi vậy!
5)Nhờ
gì Nan-in chinh phục được vị y sĩ trẻ như Kusuda quay về với đạo một cách tự
nhiên bình thường qua công việc mỗi ngày để trở thành một thiền giả chân
chánh?Việc làm có dễ hay phải trải qua bao nhiêu công phu vất vả?Có phải trả một
giá nào không?
Nan-in
là một thiền sư, đầy đủ đức, trí, nhờ vậy mà ông luôn bình thản, can đảm, tìm
cách loại bỏ đượccái sân trong tâm Kusuda và từ từ cho Kusuda một pháp để tu
luyện trong khi vẫn làm công việc bình thường của một y sĩ.Pháp tu nào cũng đòi
hỏi công phu vất vả cả, không thể một sớm một chiều mà đạt đạo.Cái giá cho một
tu sĩ phải trả không thể lường được, tỷ dụ mấy ai dấn mình trong tuyết lạnh cả
đêm, mấy ai đã tự chặt tay để cầu đạo như ngài Huệ Khả, mấy ai từ bỏ ngai vàng,
vợ đẹp, con khôn, vô rừng già Hy Mã Lạp Sơn để tu thiền định như Thái tử Sĩ Ðạt
Ða, mấy ai từ bỏ ngôi cửu trùng như vua Trần Thái Tông để vô núi dầm sương dãi
nắng mà tu, còn nhiều bậc hiền, thánh, thức giả nữa, kể ra không hết!Tóm lại
gương hy sinh, quên mình đi cầu đạo hay tu đạo đều xuất phát từ cái tâm “Từ bi
vô ngã” mà có, còn nếu mang bệnh tham ngũ dục, tham chấp, ham sống, sợ chết thì
con người khó thoát lưới sinh tử và còn ở địa vị phàm phu muôn đời
vậy.
*Quốc
Vinh, Vic.
1)Dạy
đạo mà không rõ ràng cũng có nghĩa là sai lạc, khiến người nghe sanh nghi ngờ,
áp dụng sai không đúng cách, gây phương hại không ít hiện tại và tương lai.Như
vậy, vô tình làm hại đạo, chứ không phát huy được đạo sâu rộng trong quần chúng
nói chung.
- Trách nhiệm của hậu quả phương hại
đó không thuộc người thực hành mà do nơi người lãnh đạo hướng dẫn thiếu sáng
suốt gây nên.
2)Thái
độ khiêu khích vô lối ấy của viên bác sĩ trẻ chứng tỏ ông ta chưa học qua bài
học căn bản: “Trọng thầy mới được làm thầy”.Ðặc giả thuyết: Nan-in không phải là
một thiền sư mà là một vị thầy dạy học thường chắc hẳn Kusuda nhận lãnh một hậu
quả xấu không lường, để đáp lại thái độ trịch thượng vô phép của hắn.Ở đây vị
thiền sư hết sức từ ái đem lòng khoan thứ mà cảm hóa người theo tinh thần đức
Phật dạy: lấy ân báo oán để đem an vui lợi lạc cho mọi người; tùy cái nhìn và sự
hiểu biết của chúng ta để kết luận Kusuda là người gây tạo nhân hay là nạn nhân
của việc mang gươm tới đọ sức với vị thầy, một thiền sư nơi cửa thiền.Tưởng cũng
cần nói thêm cho rõ: tác nhân hay chủ nhân là người làm chủ tạo tác mọi sự
việc.Còn nạn nhân là kẻ bị thiệt hại, thương tổn do lòng tham lam, sân hận, si
mê gây nên cho chính mình và cho tha nhân, mà hậu quả xấu sẽ kéo dài ở hiện tại,
trong tương lai và về lâu dài sau này nữa.
3)Phàm
ở đời, chân thực thắng gian tà, việc thiện lương thắng ác gian là lẽ dĩ nhiên
xưa nay.Phải chi Kusuda đến gặp Nan-in với thiện tâm muốn nhận làm thầy như bạn
anh giới thiệu, thì thái độ của thiền sư hẳn khác.Ðằng này, ta không lấy làm
ngạc nhiên qua cách đối xử lợt lạt của thiền sư.Nếu xử hậu, thiền sư phạm vào
lỗi quấy nghiêm trọng – gây ấn tượng xấu nơi tâm tư một người chưa hề có khái
niệm thế nào là đạo đức, thế nào là phi đạo đức – và hẳn đánh rơi mất một môn đệ
chân thành có khả năng và nhiều nhiệt huyết như Kusuda.Hắn quay lưng lại và từ
giã thiền sư tức khắc…
4)Trong
Phật đạo không thiếu những câu chuyện tương tự như câu chuyện nêu trên, được đức
Phật trưng dẫn trong các kinh điển từ ngàn xưa.Như câu chuyện Ðề Bà Ðạt Ða
(Devadatta) cố ý hại Phật, nhưng nhờ lòng khoan dung độ lượng, Phật đã cảm hóa
anh ta về sau trở nên người thuần thiện.Câu chuyện chàng Vô Não (Angumala) theo
tà đạo, là một người cuồng sát, đã giết đến người thứ chín mươi chín và có ý
định giết mẹ, là người cuối cùng để đạt cho đủ số 100 ngườimà hắn tin lời thầy
để lên thượng giới.Ác tâm của anh chàng hiếu sát đã bị Phật phát hiện, đưa anh
ta trở về con đường thiện “cải tà qui chánh”.Cuối cùng Angumala đã tắm mát trong
dòng sông thanh lương, gội sạch ác tâm, tu hành theo chánh đạo và được giải
thoát.
- Một A Dục Vương bạo ác, sau trở
thành một Phật tử thuần thành, tạo dựng chùa chiền, tạc tượng, xây tháp, đúc
chuông để chuộc lại lỗi lầm đã phạm, là một tấm gương sáng muôn đời còn ghi đậm
nét.
5)Ấy là
nhờ một thứ vũ khí vô cùng tinh nhuệ bằng trí tuệ cảm thông mà Nan-in đã cảm hóa
được Kusuda qua bao nhiêu lần thử thách để hướng thiện và hướng thượng cho một
tâm hồn đang hung hăng tìm về chân lý.Nan-in có đầy lòng từ tâm và kiên định
trong sự nhẫn nhục lâu dài.Việc làm này cần sự thành tâm và nhiều thiện chí mới
thực hiện hoàn tất mà không phải bất cứ ai cũng làm được.Ngoài đức từ bi và nhẫn
nhục, Nan-in còn có cả sự cương quyết đầy dũng mãnh nữa.Nếu từ bi, thiếu dũng
mãnh, sẽ trở thành yếu hèn, thiên chấp nên khó thực hiện được hạnh nguyện lợi
sanh mang an vui lợi lạc cho mọi người, cho đời sống. Việc làm phương tiện không
đơn giản một chút nào, vì phải hy sinh cả thân mạng để thực hiện lý tưởng, tức
là làm hạnh nguyện Bồ Tát cho đời, và vì đời để xây dựng xã hội công
bằng.
Nhận
Xét Góp Ý
1)Thầy
dạy đạo không rõ ràng, tức chứng tỏ thầy chưa hội thông giáo lý.Trong trường hợp
đó có hai vấn đề hiển nhiên khó tránh:
- Thứ nhất: Công việc vẫn tiếp tục mà
mọi người như không ai màng để ý đến, kết quả là cả thầy lẫn trò cùng đưa nhau
tới chỗ cùng lộ không lối thoát.
- Thứ nhì: Không phải bậc minh sư mà
vẫn lãnh vai trò dạy đạo, trò nên tìm cách lìa thầy sớm đi tìm một bậc thầy khác
để học hỏi, hầu tránh có sự hối hận về sau.
2)Cũng
như bao nhiêu việc thường tình khác trong đời chứ nào có lạ gì.Trong trường hợp
này, nếu đối tượng thiếu già dặn sẽ bị quật ngã lập tức.Ngược lại, người có nội
lực sâu như Nan-in không để mất cơ hội bằng vàng đem tâm tư mà cảm hóa một tâm
hồn háo hức hăng say môn nghệ thuật chữa trị bịnh nhân, thay vì sống vì nghệ
thuật hành nghề thì công việc mới đạt hiệu quả cao.Theo quan niệm trước thì
Kusuda là tác nhân, còn đứng trên lập trường sau thì anh là nạn nhân của chiếc
vòng “kim cô” do thiền sư phủ trùm xuống siết chặt cổ đưa vào khuôn khổ chịu
phép, làm hãm bớt cái hàokhí đang rực cháy trong lòng để học kiên nhẫn, học tha
thứ, học từ bi, học khiêm cung, học tự chế, để trở thành một con người tốt làm
lợi đạo, giúp ít cho đời mà việc tận tình săn sóc bệnh nhân của anh ta là một
bằng chứng.
3)Như
đọc được tâm trạng của người khách lạ đến chùa lần đầu.Nan-in đã đánh bại đối
tượng ngay từ phút gặp gỡ nhau.Gây cho hắn sự lúng túng ngỡ ngàng, vì chưa chuẩn
bị kịp.Hay đúng ra việc xảy ra quá đột ngột ngoài sự suy nghĩ dự tính của một
bác sĩ trẻ.Cũng may hay đúng hơn là do nhân duyên, thiền sư Nan-in ra tay hành
động trước - kịp thời đúng lúc – dí Kusuda vào thế thủ, tức thế bị động, hơn là
thế tấn công như anh ta suy tính trên đường đi tới chùa gặp thiền sư.Nếu Kusuda
thực hiện được ý định mình trước thì vấn đề lại chuyển sang một hướng khác không
còn tình sư đệ giữa vị thiền sư khả kính với một thiền sinh ưu tú, như ta chứng
kiến qua câu chuyện nêu trên.
4)Hẳn
độc giả còn nhớ chuyện “Cải Hóa Chân Thật” của Ryokan với người cháu hư hỏng.Một
hôm nghe nói người cháu trai đang phung phí tiền bạc với một kỹ nữ giang hồ, mặc
cho những lời khuyên can của người thân thuộc.Ðến đổi thân quyến yêu cầu sư can
thiệp.Ryokan phải lặn lội từ xa đến viếng thăm người cháu mà nhiều năm ông không
gặp mặt.Người cháu tỏ ra vui mừng khi gặp lại chú và mời chú ở lại qua
đêm.
Ryokan
tọa thiền suốt đêm.Sáng hôm sau khi ra đi Ryokan bảo người cháu:“Chú già yếu tay
run lụm cụm không làm việc được.Cháu có giúp chú buộc lại chiếc giày rơm
không?”
Người
cháu ngoan ngoãn vâng lời, Ryokan nói lời chót:“Cám ơn cháu, như cháu thấy đó:
con người rồi cũng phải trở nên già yếu đi dần từng ngày.Cháu hãy bảo trọng lấy
thân cháu”.Rồi Ryokan từ giã mà không hề nói thêm một lời nào về người kỹ nữ hay
những lời phiền hà của bà con.Nhưng kể từ sáng hôm đó, người cháu không còn
hoang phí tiền của như trước nữa.
5)Nhờ
rất nhiều yếu tố nhân duyên hòa hợp mà thiền sư Nan-in cảm hóa được một bác sĩ
trẻ quay về với Phật giáo?
- Phật pháp nhiệm mầu lấy nhu thắng
cương, nhược thắng cường qua tinh thần bất bạo động mà Thánh Cam Ðịa (Gandhi) đã
chiến thắng thế lực Anh giành độc lập cho dân tộc Ấn Ðộ sau Ðệ nhị thế
chiến.
- Thiền sư Nan-in đủ nội lực vững cảm
hóa được người đúng phương châm: Bi – Trí – Dũng của bậc đại nhân.
- Phương tiện khéo qua “ý giáo” thay
thân giáo đưa hành giả tới nơi chốn an toàn thoải mái như viên phi công hạ cánh
máy bay đáp xuống phi đạo êm nhẹ, khiến hành khách vui lòng hả dạ.Việc làm không
đơn giản, không phải bất cứ ai cũng làm được.Vì nó cần đòi hỏi ở sự tinh tấn
không ngừng mà hành giả phải chiến thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm để hoàn
thành.Nếu cần, thì hy sinh cả thân mạng cho mục tiêu cứu khổ độ sanh không phải
chỉ một ngày, một tháng hay một năm mà có khi suốt cả đời này, đời sau và nhiều
đời sau nữa, do hạnh nguyện của người thực hành Bồ Tát hạnh.
---o0o---