Bài kệ thứ 06 - 10
KỆ THỨ 6
Giá trị một đời người
Tùy thuộc vào phẩm chất
Mọi hạt giống đang nằm
Trong chiều sâu tâm thức.
Đời mình có giá trị hay không, có hạnh phúc hay đau khổ đều tùy thuộc vào cái phẩm chất của những hạt giống trong tâm thức chúng ta. Thành ra nếu chúng ta muốn hiểu một người thì chúng ta nhìn vào cái phẩm chất của những hạt giống trong người đó và người đó không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm về những hạt giống của người đó. Tại vì Mẹ người đó, Cha, Ông Bà, Xã hội, Tổ tiên người đó đều chịu trách nhiệm. Khi thấy được cái điều đó rồi thì mình không đổ hết trách nhiệm lên người đó nữa. Tại vì hiểu tức là thương, thấy được tức là thương, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân của ông bà, xã hội, học đường trong quá khứ. Và vì vậy cho nên khi mà muốn giúp đỡ một người, muốn vạch một đường lối tu học cho một người thì mình phải nhìn vào người đó và thấy được những hạt giống chìm sâu trong tiềm thức người đó. Đó gọi là quán cơ, không phải là người ta tới thì mình dạy ào ạt những gì mình có sẵn. Phải nhìn vào, thấy cả cái chiều sâu của người đó và mình mới đề nghị một phương pháp tu học và biết cách hướng dẫn người đó tu học. Thành ra một vị Giáo thọ giỏi không phải là vì đó có những bài giảng tiền chế trong người hễ bất cứ ai tới là trút ra thao thao bất tuyệt. Một Giáo thọ giỏi là biết quán chiều sâu để thấy những hạt giống trong tiềm thức người kia và thấy rồi thì mới biết mình nên dạy như thế nào, hành xử và nói năng như thế nào để giúp đỡ được. Đó là quán cơ những hạt giống của người đó.
Cách thức tu học là chuyển hóa những hạt giống không đẹp và gieo trồng những hạt giống mới tưới tẩm những hạt giống tươi mát tốt đẹp những hạt giống mà lâu nay không ai động tới và tưới tới. Mình hiểu và thương thì mình phải tưới. Thứ hai là nhận diện những hạt giống khổ đau trong người đó và tìm cách chuyển hóa những hạt giống đó. Vì vậy Tăng thân là quan trọng vì đó là một đoàn thể tu học mà trong đó người nào cũng có con mắt quán cơ, tại vì nếu mình không có quán cơ bạn mình thì không có hiểu được những nỗi đau khổ, những niềm vui của bạn cùng tu với mình và có ở chung với họ mười năm cũng không giúp đỡ gì được người đó. Một Tăng thân đúng tên của nó là một Tăng thân trong đó mỗi cá nhân có khả năng quán cơ, đều biết cách nhận diện được những hạt giống vui khổ của từng bạn cũng tu với mình. Nếu biết được cách đó rồi thì mình biết cách chạm vào những hạt giống khổ đau và đợi khi nào mình thấy người kia rất vững chãi rồi mình mới tìm cách giúp chuyển hóa những hạt giống xấu. Mình là người Sư huynh, Sư đệ, Sư muốn mình phải biết quán cơ, nếu mình sống với bất cứ ai đó chưa được là mình chưa biết quán cơ. Biết quán cơ thì mình bắt đầu cuộc sống được với người đó. Người nào cũng có những hạt giống hạnh phúc cả. Chúng chỉ yếu hay mạnh mà thôi, có thể là xưa nay chưa ai động tới những hạt giống hạnh phúc đó. Mình là người thiện tri thức của người đó. Đó là công trình tu học của mình. Sự thành công của mình nằm ở khả năng thấy được, tưới tẩm được. Khi mà mình chỉ thấy được nơi người kia những tham, giận, kiêu căng thôi là tại vì con mắt mình chưa có sáng. Trong Phật học ta thấy rằn tất cả những hạt giống đều có trong người đó, hạt giống của hạnh phúc hạt giống giác ngộ có sẵn. Ở Pháp triết gia Kean Paul Sartres chủ thuyết hiện sinh, nói rằng: con người là một tổng thể của tất cả những hành động của mình (Phomme est la somme de sex actes). Cái hành động đây theo danh từ Phật học là Nghiệp (karma). Nghiệp có nghĩa là hành động. Khi mà hành động đó là một nhân thì gọi đó là karma hetu (nghiệp nhân). Khi mà hành động đó đưa tới kết quả thì gọi là karmaphala (nghiệp quả). Nghiệp nhân và nghiệp quả và con người là tổng thể của những nghiệp của mình mà nghiệp đây có thể là hạt giống. Bất cứ một thân nghiệp, một ý nghiệp, khẩu nghiệp nào của mình cũng gieo vào trong mình những hạt giống cả. Giá trị của một con người tùy thuộc vào giá trị hành động của mình. Bài kệ số 6 này nhắc mình tới câu của Jean Paul Sartres. Giá trị của một đời người, tùy thuộc vào phẩm chất mọi hạt giống đang nằm trong chiều sâu tâm thức. Tại cái nghiệp nhân và nghiệp quả của mình, nó nằm hoàn toàn trong tâm thức của mình. Nó không mất đi đâu cả. Tất cả những hành động của mình dều được cất giữ và duy trì trong tàng thức của mình. Tại vì tàng thức của mình có tác dụng giữ lại và duy tì. Khi nghe chữ nghiệp ta phải hiểu rằng chữ nghiệp có nghĩa là hành động. Có ba loại hành đọng (nghiệp): hành động bằng tư tưởng (ví dụ như ta có tư tưởng về phá thai. Chưa phá chỉ mới có tư tưởng nghĩ tới thôi mà đã làm cho vũ trụ rung rình rồi. Hay là ý niệm giết người hay ý niệm ăn cắp, những tư tưởng đó đã làm rung rinh vũ trụ rồi). Đó là ý nghiệp, ý là hành động rồi. Kế đến là hành động của thân. Khi mình hành động những việc như giết chóc, ăn gian, dâm dục hay những hành động cứu người giúp đỡ. Đó là thân nghiệp. Những lời nói mình để làm khổ người ta hay là để tưới tẩm những hạt giống thương yêu hiểu biết hay hạnh phúc của người ta. Đó đều là những hành động cả gọi là khẩu nghiệp. Những hành động, những nghiệp của mình đều được giữ nguyên vẹn tỏng thức thứ tám của mình (tàng thức). Trong năm điều tâm niệm mà các Thầy và Sư cô luôn nhớ. Điều thứ năm là “Tôi được phát sanh trên cái hành động của tôi, chỉ có cái hành động nó đi theo tôi mà thôi, không còn gì đi theo tôi cả”. Khi mà mình chết nghĩa là chuyển từ hình thái sinh mạng này sang hình thái sinh mạng khác thì mình phải bỏ hết. Tất cả những người mình thương, mình ghét, tài sản của cải mình, những sự nghiệp bỏ hết, chỉ có hành động của tôi đi theo mà thôi. Tàng thức nó giữ gìn tất cả những hành nghiệp đó. Không phải chỉ có ý nghiệp không mà thôi đâu. Cả thân và khẩu nghiệp đều trở về trạng thái hạt giống để đi theo mình sang hình thái khác. Đó là điều tâm niệm thứ năm của người thực tập theo lời Bụt dạy.
KỆ THỨ 7
Tác dụng Alaya
Là tiếp nhận duy trì
Và làm biểu hiện ra
Hạt giống cùng tập khí.
Tác dụng và công năng của thức A lại gia là tiếp nhận những hạt giống. Tiếp nhận từ cha mẹ, ông bà, tổ tiên, từ học đường, bè bạn, xã hội. Tiếp nhận xong rồi còn duy trì nữa, giống như đất. Tiếp nhận duy trì rồi còn làm biểu hiện ra nữa. Vại vì các hạt giống đó luôn luôn biểu hiện ra thành những cái mà mình nhận thức được nên gọi là hiện hành. Khi hạt giống mà nó tiềm tàng thì mình không sờ mó được, nhưng khi gặp những điều kiện thuận lợi thì những hạt giống đó biểu hiện ra. Gọi là những hiện hành (actual dharma). Ví dụ những hạt giống của giận, khi cười, nói thì đâu thấy. Nhưng khi người ta động tới thì nó hiện hành, nó biểu hiện. Cái hạnh phúc và khổ đau của mình cũng vậy. Tổ tiên mình có trong mình và có khi tổ tiên mình hiện hành ra trong cách mình cười, mình nói mình suy nghĩ. Đó là về kinh nghiệm mà nói. Thân thể mình cũng là một hiện hành từ A lại gia, rồi xã hội mình cũng là một hiện hành của A lại gia, rồi đất nước mình và cả thế giới đều là hiện hành của A lại gia. Nên nhớ rằng A lại gia đây là A lại gia cộng đồng. Tại vì có A lại gia riêng và A lại gia chung. Cũng như hạt giống của mình cũng là A lại gia riêng và chung. Cũng như những hạt giống của mình cũng có tính cách riêng và chung, cũng có tự tướng và cộng đồng.
Ví dụ Làng Hồng, Làng Hồng là một biểu hiện, chúng ta có Làng Hồng chung của chúng ta nhưng mỗi người trong chúng ta đều có Làng Hồng riêng. Làng Hồng của Sư cô Đoan Nghiêm nó khác Làng Hồng của Sư chú Pháp Đăng. Làng Hồng có tự tướng và cộng tướng của nó. Có một người mua giấy máy bay từ Cali sang Làng Hồng. Tới nơi rồi đi mấy ngày trên xóm Thượng Làng Hồng mà vẫn chưa tiếp xúc được với Làng Hồng. Dễ sợ như vậy đó. Đó là một thiếu phụ người Hoa Kỳ mà tôi gặp đi trên xóm Thượng như một bóng ma. Tới được rồi, gặp được người Làng Hồng, mà không tiếp xúc được với người Làng Hồng. Thành ra Làng Hồng của người đó là một Làng Hồng rất riêng của người đó, không phải của mình. Thành ra Làng Hồng cũng có cái tự tướng và cộng tướng của nó. Nếu nói tôi biết Làng Hồng rồi, tôi tới đó rồi thì câu tuyên bố đó chỉ giá trị nào đó thôi. Đó là Làng Hồng của bạn chưa chắc gì là Làng Hồng của tôi. Cũng như nước Pháp vậy, nước Pháp với mình cũng là nước Pháp có tự tướng và cộng tướng.
Tâm thức cũng vậy. Vì vậy tâm thức cộng đồng của chúng ta làm bằng hạt giống. Và những hạt giống đó biểu hiện thành ra hiện hành, thành ra thế giới. Biểu hiện thành ra hiện hành, thành ra thế giới. Biểu hiện những hạt giống và tập khí đó ra. Tập khí mình dịch là habit energy. Khí là một loại năng lượng (energy). Tập có tính cách xông ướp, có tính cách làm thành ra một thói quen. Ngựa theo lối cũ. Có những thói quen cũ ngàn đời, có những thói quen mới. Tu tập mà làm ra những thói quen, tập khí mới. Ví dụ thói quen cũng là mỗi khi nghe người ta nói câu nào thì mình nhăn mặt, không muốn nhăn mặt của cứ nhăn. Bây giờ muốn có thói quen mới là khi nghe câu nào không vừa ý thì mình thở. Ban đầu chưa phải là thói quen, từ từ rồi sẽ có tập khí quen làm như vậy, không làm không được. Như là đánh răng cũng vậy. Người mới tập đánh răng trước khi đi ngủ thì hay quên, rất khó làm. Nhưng từ từ thành tập khí rồi thì trước khi đi ngủ mà không đánh răng sẽ rất khó chịu. Khi mình cầm tờ giấy và mình cuốn lại thì khi mình thả tờ giáy ra nó vẫn cuốn lại. Nó thành tập khí rồi, nó không chịu thẳng lại như xưa nữa. Mùa hè thỉnh thoảng có con ruồi nó tới đậu đúng gò má mình. Mình xua nó đi nó bay một vòng rồi lại đậu trúng chỗ cũ. Nó có tập khí rồi. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta có rất nhiều tập khí. Muốn biết tập khí của ta thì chỉ có một cách thôi. Đó là chánh niệm. Khi có chánh niệm, ta nhận ra tập khí chúng ta và chúng ta mỉm cười. Ta cứ mỉm cười hoài thì tập khí đó sẽ chuyển hóa. Không có cách gì hơn đâu bằng cách nhận diện tập khí mình.
Hút thuốc chẳng hạn, nó là một tập khí. Một khi đã thành tập khí rồi thì chúng ta không bỏ được. Phương pháp hay nhất để bỏ tập khí là khi hút thuốc thì mình biết rằng mình hút thuốc. Mà cái biết của mình cho mình thấy cái sự hút thuốc đó liên hệ tới cái phổi của mình. Và cái phổi của mình liên hệ tới những người mình thương, những người trông cậy vào mình. Và nếu mình bị ung thư phổi thì tội nghiệp cho họ. Không phải là tôi nghiệp cho mình mà thoi mà còn tội nghiệp cho họ. Thành ra mình giữ gìn cho mình mà cũng là giữ gìn cho những người mình thương “Giữ gìn cho tôi và giữ gìn cho anh”. Chánh niệm thường cho mình những cái thấy như vậy. Khi uống rượu cũng vậy. Đó là một tập khí. Mỗi khi buồn thì cần chén rượu để quên; dần dà nó thành thói quen. Thành ra khi mà thực tập chánh niệm quen rồi thì mỗi khi cầm chén rượu lên mình sẽ nói: “Tôi đang uống rượu và biết rằng tôi đang uống rượu”. Và càng ngày cái thấy càng sâu thì cái thấy rằng uống rượu nó đang tàn phá mình và tàn phá những người đang trông cậy vào mình.
Hạnh phúc cũng là tập khí. Ví dụ mình đi thiền hành mà thấy an lạc. Ban đầu mình cố để được an lạc, ráng an lạc. Lúc đó là tại mình tu chưa giỏi. Đến khi đi thiền hành thì tự nhiên mình thấy an lạc, không cần cố gắng chi cả. Mỗi khi đi thiền hành là đi mà không hấp tấp. Đi mà hưởng sự an lạc của từng bước chân. Cái này phải tập, dần dần mới thành tập thói quen. Ban đầu khi mới về Làng thấy ai cũng đi thong thả cả, mình đi hấp tấp như bị ma đuổi thì coi nó không được. Mình chỉ muốn coi cho nó được thôi. Nhưng từ từ thành thói quen mình nếm được sự khỏe khoắn thì mình mới tự nhủ “Đi đâu mà vội mà vàng, cho vấp phải đá cho quàng phải dây”. Rồi khi mình nếm được cách đi thảnh thơi đó rồi thì mình thấy mấy kiểu đi khác không hấp tấp nữa. Mình bỏ những lối đi như ma đuổi và chỉ đi thiền hành thôi.
Ởđây ta có hai danh từ. Một danh từ ở bài thứ tư là huân tập và danh từ ở bài thứ bảy là tập khí. Huân (vasana) là ướp vào. Giống như trà đem ướp bông lài thì có mùi bông lài. Nếu ở lâu Làng Hồng thì thế nào cũng thấm. Tập khí có thể là xấu có thể là tốt. Hạnh phúc cũng là một tập khí. Nếu mình có thói quen sống nhẹ nhàng hạnh phúc rồi thì hạnh phúc là chuyện tự nhiên dễ dàng. Anh là người có khả năng có hạnh phúc dù phải đối diện những hòan cảnh khó khăn. Đó là lời khen ngợi đẹp nhất đối với một người. Chị là người có khả năng sống nhẹ nhàng trước mọi khó khăn. Đó là lời khen ngợi. Đó là vấn đề tập khí do công phu thực tập. Cho tới bây giờ chúng ta chỉ mới học về cái chức năng đầu tiên của tâm thức thôi. Đó là chức năng A lại gia tàng thức. Chúng ta chưa học những cái như tưởng tượng, tri giác, nó có liên hệ tới thức thứ sáu, thức thứ bảy và các thức đầu. Chúng ta chỉ mới học cái chức năng đầu là duy trì và biểu hiện thôi. Điều này tâm lý học Tây phương hoàn toàn không nói tới. Không nói tới sự tiếp nhận duy trì và làm biểu hiện những hạt giống. Tuy là nó có những người Tây phương không cho là căn bản, trong khi trong Duy Biểu học cho là căn bản.
Nếu chúng ta chưa hiểu hết thì cũng không sao. Khi ta học các bài kế tiếp thì ta sẽ hiểu những bài đầu sâu sắc hơn. Tại vì một bài chứa đựng những bài khác cho nên càng học thì càng hiểu những bài cũ. Có những điều mà trí của chúng ta chưa chấp nhận được. Chúng ta phải để cho nó một cơ hội một thời gian vì nó chưa quen. Ví dụ như khi nói Làng Hồng là một chủ thể chủ quan và, một chủ thể khách quan. Cái tri giác đó có thể chứa đựng những cái sai lầm tại vì ta chưa tiếp xúc được với cái Làng Hồng khách quan. Chúng ta có thể nghĩ là có một Làng Hồng của tri giác chúng ta và một Làng Hồng của thực tại khách quan về Làng Hồng mà một ngày nào đó ta sẽ nắm được cái thực tại khách quan của Làng Hồng. Bây giờ đây ta chỉ có một hình ảnh của Làng Hồng do tâm thức chủ quan chúng ta tạo ra thôi. Chúng ta nghĩ như vậy. Nhưng ta không biết rằng cái Làng Hồng mà ta nghĩ là thực tại khách quan đó, nó cũng do tâm thức của ta tạo ra thôi. Tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng. Điều đó có thể chúng ta chưa hiểu. Ta nên biết rằng cái tàng thức của ta nó có tàng thức cá nhân và tàng thức cộng đồng. Ta biết như vậy. Ta biết rằng cái Làng Hồng này hay cái nước Pháp này nó do tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng tạo tác ra. Nhưng ta vẫn nghĩ rằng tâm thức là một chuyện. Nhưng nó phải có cái gì ở ngoài tâm thức và căn cứ trên đó ta mới có hình ảnh của Làng Hồng, dù hình ảnh đó là hình ảnh của tâm thức cá nhân hay tâm thức cộng đồng. Điều đó là điều mà từ từ ta sẽ thấy khi ta đi sâu vào trong Duy Biểu học. Nhưng mà ít nhất ta phải mở lòng chúng ta ra để chúng ta thấy rõ ràng rằng chúng ta chưa thấy. Chúng ta mới bắt đầu học là tâm thức có hai loại: tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng. Nhưng mà cái thấy và cái hiểu của chúng ta về cái tâm thức cộng đồng nó còn sơ khởi lắm. Ta thường hay bị ám ảnh là cái thực thể khách quan bên ngoài và cái nhận thức chủ quan của chúng ta và chúng ta hay so sánh đối chọi và tự hỏi làm thế nào một ngày kia tôi bỏ được ý niệm chủ quan của tôi và tôi đạt được nhận thức rất khách quan rất trực tiếp về cái thế giới. Thì mình nên nhớ là trong lúc này mình chỉ cần biết một chuyện thôi là cái thực tại khách quan mà mình nghĩ rằng nó có mặt độc lập với cái tri giác nhận thức của mình đó, chính là sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng.
KỆ THỨ 8
Biểu biệt A lại gia
Là thế giới tánh cảnh
Độc ảnh và đới chất
Mười tám giới hình thành.
“The manifestation of Alaya, could be perceived as the field of things in themselves, as that of representations and of mere images. All are included in the eighteen realms of beings”.
Hai chữ biểu biệt nó có nghĩa là thức. Biểu có nghĩa là biểu hiện ra. Biệt là nhận thức. Và thức có hai công dụng đó. Một là làm biểu hiện ra và hai là phân biệt nhận thức. Biểu hiện ra thì cố nhiên là hai phần, phần thứ nhất là chủ thể nhận thức và phần thứ hai là đối tượng nhận thức, (subject of cognition and object of cognition). Biểu biệt. Vậy thì A lại gia tức là tàng thức nó biểu hiện ra những cái nào. Đứng về đối tượng nhận thức thì ta nhận thấy nó có ba loại đối tượng của tất cả nhận thức. Tại vì nhận thức nó có nhiều loại. Thường thường khi mà chúng ta nói đến nhận thức chúng ta nghĩ tớí ý thức mà thôi. Nhưng ý thức là một trong những tác dụng của thức mà thôi. Ta biết rằng vai trò đầu tiên của thức là duy trì thế giới, duy trì sinh mạng của mình. Duy trì các hạt giống đang nằm trong tâm thức của mình. Nói như vậy để ta nhớ rằng tâm thức có nhiều tác dụng có nhiều chức năng và chức năng tri giác chỉ là một chức năng của thức mà thôi.
Ở đây ta đang nói tới chức năng biểu hiện của thức. Thì thức A lại gia cá nhân cũng như cộng đồng nó biểu hiện ra làm ba loại đối tượng gọi là cảnh. Cảnh là đối tượng của nhận thức (tiếng Phạn là visaya). Có khi chúng ta nói là đối tượng nhận thức (danh từ mới, danh từ triết học Tây phương). Có khi chúng ta gọi nó là tướng, tướng phần (nimitta bhaga) tức là đối tượng nhận thức đó. Nó ngược lại với cái kiến phần tức là chủ thể nhận thức. Có khi chúng ta gọi là sở duyên, (alambhaga) sở duyên là đối tượng của tâm thức, duyên ở đây tức là nhận thức. Nó ngược lại với danh từ năng duyên là phần chủ thể. Trong Duy Biểu học nói rằng thức căn bản của ta là A lại gia nó biểu hiện ra bằng ba đối tượng nhận thức, có khi đạt tới đối tượng này có khi đạt tới đối tượng kia. Đó là nội dung của bài kệ.
Thứ nhất là thế giới tánh cảnh tức là tự thân của thế giới, tự thân của thực tại (la chose en soi, thing in itself, danh từ của Kant). Tánh thức là bản chất của nó. Thế giới tánh cảnh. Cảnh này từ chữ visaya mà ra. Tánh cảnh là thực tại trong cái tự thân của nó mà có khi chúng ta không thể đạt được. Ví dụ như núi Pyrénées nó có tự thân của nó, cái tánh cảnh của núi Pyrénées. Còn cái hiểu biết, cái trí giác của ta về núi Pyrénées có thể rất sai lầm. Có thể là không dính dáng gì với tự thân của núi Pyrénées cả. Cái nhận t hức của ta không có đạt tới tánh cảnh. Ví dụ mình thương một hay ghét một người, đối tượng của cái thương hay cái ghét của mình không hẳn là tự thân của người đó. Cái tâm thức của mình nó biểu hiện ra một cái đối tượng và mình thương cái đối tượng đó. Ví dụ mình, là ông B yêu một người có tên là cô A, cái tự thân của cô A và tạo ra trong tâm thức của ông một hình ảnh của cô A chứ không hẳn là ông thương cái thực tại cô A. Cũng như mình chụp hình, đưa cái máy như vầy và cái máy của mình nó biến hiện ra một cái hình riêng trên phim hình và mình chụp cái hình riêng đó. Mình không chụp được cái thực tại của người đó, mình chỉ chụp được cái hình người đó thôi. Khi mình yêu hay mình ghét thì mình tạo ra một hình ảnh về người kia để mình yêu hay mình ghét. Đối tượng yêu, ghét của mình đôi khi nó không dính dáng gì đến thực tại của người kia hết. Ví dụ như khi có người la ó nói xấu Thầy Nhất Hạnh là thế này, thế kia thì việc nói xấu không dính dáng gì đến thực tại của Thầy Nhất Hạnh cả. Tại vì trong cái nhận thức của mình có những cái tưởng tượng, cái sáng tạo sai lầm về tâm thức. Ví dụ như khi mình yêu thì người kia trở thành rất đẹp, rất tuyệt vời. Và hình ảnh đối tượng của tình yêu của mình thường rất xa vời. Nhưng khi cưới người đó rồi, ở vài ba năm thì biết đối tượng, cái hình ảnh mà mình ôm ấp mong nhớ mình không ngủ được để mà mình nghĩ tới, là hình ảnh do mình sáng tạo đến chín mươi phần trăm. Cho nên cái tánh cảnh (la chose en soi) mình không có đạt được. Tâm thức mình, nó nương theo tánh cảnh mà tạo ra một hình ảnh khác về thực tại đó và cho đó là thực tại.
Và cái hình ảnh kia, cái hình ảnh méo mó về thực tại kia là một thứ cảnh khác gọi là đới chất cảnh. Tức là cảnh giới mang theo một chút bản chất của tánh cảnh nhưng nó không là tánh cảnh. Người mà mình yêu hay ghét đó không phải là người có thực ở trong cuộc sống mà là cái người do mình sáng tạo ra. Đó là đới chất cảnh. Thi sĩ Hàn Mặc Tử yêu cô nào đó, nhưng không được cô ấy yêu lại, rất đau khổ nhưng không bỏ được cô đó. Cho nên ông nghĩ rằng nếu mình giết được hình bóng cô trong người mình thì mình sẽ được giải thoát. “Làm sao giết được người trong mộng”. Tại vì hình bóng của người trong mộng nó cứ đi theo mình như một bóng ma. Giết người trong mộng chắc không bị tù đâu, vì người trong mộng là đới chất cảnh, khi nào giết tánh cảnh thì bị ở tù liền. Nếu có hình ảnh người nào đó trong người mà mình giết hình ảnh đó thì mình buông bỏ được và sẽ được giải thoát. Những nhận thức của chúng ta những ước mơ, những thù hận của chúng ta đều có những đối tượng đới chất cảnh rất nhiều. Chúng ta thù ghét, chúng ta mê đắm những hình ảnh mà chúng ta tự tạo trong tâm chứ chúng ta không thì ghét và mê đắm cái thế giới thực tại. Cứ nghĩ đi, quý vị nghĩ là quý vị biết núi Pyrénées, có thể là quý vị thấy vài cái hình, có thể là quý vị leo núi vài giờ đồng hồ. Thật ra núi Pyrénées nó giàu có hơn nhiều. Chính cái bản thân của chúng ta mà chúng ta chưa đạt tới nữa. Thiền quán là nhìn sâu, nhìn kỹ để đạt tới cái thực tại. Thực tại trước hết là thực tại bản thân và kế đến là thực tại của thế giới và trong quá trình đó mình phải buông bỏ những hình bóng của tâm mình tạo tác. Ví dụ mình nghe những tên như Mao Trạch Đông hay công trường Concorde. Khi nghe danh từ đó thì trong tâm thức mình hiện ra những hình ảnh. Những hình ảnh mình cho là đối tượng nhận thức của mình, nhưng những đối tượng đó, phần lớn là những cái đó là do tâm thức của mình nương vào cái đó để tạo dựng ra chứ không phải là tự thân của thực tại. Rất là nguy hiểm. Trong đời sống hàng ngày của mình nếu mình sống có chánh niệm thì mới cảnh giác được. Cái người mình thương và người mình ghét chưa chắc là mình đã thực sự ghét hay thật sự thương cái bản thân của người đó. Có thể mình chỉ ghét hay chỉ thương cái hình ảnh của người đó mà mình tạo ra. Đôi khi mình mang tâm niệm hận thù trong suốt ba bốn mươi năm mà mình chỉ hận thù cái hình ảnh do mình tạo ra mà thôi.
Vì vậy cho nên trong ánh sáng của Duy Biểu học chúng ta sống trong thế giới của đới chất cảnh nhiều hơn thế giới của tánh cảnh. Tâm thức của chúng ta không có đạt tới thực tại, chúng ta biến chế ra một hình ảnh mà chúng ta gọi là thế giới thực tại và chúng ta giam hảm chúng ta trong thế giới đó. Ví như cụ Nguyễn Du nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cụ nói rằng thế giới trong đó mình sống là do cái tâm thức mình tạo ra. Khi tâm hồn của mình nó đen tối và u buồn thì mình thấy cái gì cũng đen tối và u buồn hết. Và cái thế giới mà mình thấy là thế giới của thực tại. Đó là thế giới do tâm mình tạo tác.
Và thế giới thứ ba là Thế giới độc ảnh. Thế giới này chỉ cái hình ảnh thôi, không theo cái chất liệu gì cả. Ví dụ khi ta nhìn vào tờ giấy này ta tin chắc là ta thấy được thế giới tánh cảnh, là ta nhận thấy được cái tự thân của tờ giấy. Nhưng mà có thể nói rằng tờ giấy này chỉ đạt tới thế giới của đới chất cảnh mà thôi. Thường thường là như vậy. Tâm thức chúng ta nó nương vào thế giới tánh cảnh và nó tạo ra thế giới đới chất cảnh. Như ta sống ba mươi năm với một người mà có thể có những sự thật về người đó mình không nắm được. Không phải chỉ mới bắt đầu mới gặp người đó mình không có hình hảnh chính xác về người đó. Có thể sau khi sống hai ba mươi năm mình vẫn chưa nắm được thực tại của người ó. Đôi khi người đó thương mình cứ tưởng người đó ghét mình. Đôi khi người đó không bao giờ có chủ tâm muốn tiêu diệt mình mà mình cứ nghĩ là người đó muốn làm tình làm tội mình. Tất cả những cái đó là những sáng tạo của tâm thức và tất cả những cái mà mình ôm ấp giận hờn, mình ăn htua đủ đó chỉ là đới chất cảnh chứ không phải là tánh cảnh. Thành ra chúng ta hãy nhìn lên, nhìn ra, nhìn xung quanh ta trời xanh kia, mây trắng kia, những trái núi kia, những người có mặt xung quanh kia, những con chim kia mà chúng ta tin rằng thuộc về thế giới của tánh cảnh, chúng có thể chỉ thuộc về thế giới đới chất cảnh mà thôi. Thành ra tôi ngồi đây uống trà với anh, anh ngồi đó anh có thể chỉ là nằm trong thế giới đới chất của tâm thức tôi mà thôi, vậy mà tôi cứ tưởng là anh thuộc về thế giới của tánh cảnh, anh thuộc về thế giới hoàn toàn khách quan. Thật ra là tôi đã tạo cho ra anh.
Ví dụ như Bụt chẳng hạn. Bụt trong chúng ta thuộc về thế giới đới chất hay tánh cảnh? Chúng ta đạt tới con người đích thực của Bụt chưa? Hay là chúng ta chỉ sáng tạo ra được một hình ảnh của Bụt bằng một số tài liệu mà ta gom góp được trong kinh điển hay trong những điều mà người ta nó. Có thể hình ảnh của Bụt mà ta có thể gần với Bụt tự thân hơn là hình ảnh khác của Bụt mà ta có trước đây năm mười năm. Tuy nhiên hình ảnh mới nhất này của Bụt vẫn còn mang tính chất đới chất như thường. Và do công trình tu tập và quán chiếu của chúng ta mà ngày càng hình ảnh đới chất đó nó càng đi sát với thực tại tánh cảnh của Bụt. Đôi khi ta có những hình ảnh về Bụt về Cha ta, Mẹ ta, về anh em ta, về đồng bào của ta những sự vật đang bao quanh ta và ta sống trong thế giới của đới chất cảnh mà ta cứ đinh ninh là ta sống trong trong tánh cảnh của thực tại tự thân. (Le monde en soi). Tôi ngồi uống trà với anh, tôi thở và tôi mĩm cười nghĩ rằng hình ảnh của anh có thể chỉ là hình ảnh của thế giới đới chất và đêm đó tôi nằm mơ và thấy tôi tiếp tục uống trà với anh. Thì ra hình ảnh trong giấc mơ của tôi về anh là hình ảnh trong thế giới độc ảnh. Nó không còn là đới chất nữa. Trong giấc mơ ta thấy những người thân, những người lạ, những chuyện vui những chuyện buồn. Thế giới trong mộng là thế giới độc ảnh. Ban đêm chúng ta nằm mơ, chúng ta cũng khóc, cũng cười, cũng giận cũng sợ cũng vui vững tin rằng những cái đó có thật cho tới khi chúng ta thức dậy thì ta mới biết thế giới mà chúng ta đi qua là thế giới của độc ảnh. Nhưng không phải chúng ta chỉ tiếp xúc với thế giới độc ảnh khi ta nằm mơ. Đôi khi chúng ta thức cũng vậy. Nếu chúng ta nhắm mắt lại và hình dung hình ảnh của một người mà ta gặp cách đây hai mươi năm. Hình ảnh người đó thuộc về thế giới độc ảnh. Ta không đang ngồi uống trà với người đó. Ta chỉ hình dung người đó thôi. Hình ảnh người đó hiển hiện trong ta thuộc về thế giới độc ảnh. Vậy thì thức A lại gia của chúng ta có rất nhiều hạt giống trong đó có hạt giống của đối tượng nhận thức.
Thế giới tánh cảnh, thế giới đới chất cảnh và thế giới độc ảnh cảnh cũng phát hiện từ thức A lại gia. Ví dụ ta nhắm mắt lai và hình dung ra tháp Eiffel ở Paris thì hình ảnh Eiffel trong ta là độc ảnh. Còn nếu ta lên Paris đứng trước tháp Eiffel thì trong ta có lúc đó có Eiffel của thế giới đới chất. Còn tánh cảnh của tháp Eiffel thì chưa chắc ta sờ mó được. Nhưng điều mà ta biết hình ảnh đới chất có nương tựa vay mượn từ thế giới tánh cảnh. Thành ra những cái yêu ghét của mình thường là đối tượng của đới chất hay độc ảnh. Mười tám giới hình thành. Mười tám giới là gồm ba cặp sáu: mắt (nhãn căn), tai (nhĩ căn), mũi (tỉ căn), lưỡi (thiệt căn), thân (thân căn), ý (ý căn), gọi là sáu căn cứ để phát sinh ra nhận thức và sáu trần là sáu loại đối tượng của sáu căn kia là: hình sắc, âm thanh, hương, vị, xúc và pháp. Đó là mười hai cái gọi là thập nhị xứ (ayatana). Khi mắt tiếp xúc với sắc nó phát khởi ra tác dụng nhận thức mà ta gọi là cái thấy hoặc cái nhận thức, cái nghe (nhĩ thức), cái ngửi (tỉ thức), cái nếm (thiệt thức), cái chạm (thân thức), và cái biết (ý thức). Pháp ở đây là đối tượng của ý (manas). Đối tượng của ý (manas) là pháp (dharmas) mà pháp tức là dharmas nó nằm trong ba thế giới này: thế giới tánh cảnh (vật tự thân), thế giới đới chất cảnh (thế giới biến hiện do tâm thức) và thế giới độc ảnh (thế giới của những hình ảnh thuần túy). Tất cả là mười tám giới. Thập bát giới tức là mười tám lĩnh vực của hiện hữu. Khi có người khách tới hỏi Bụt thế giới là gì, thế nào gọi là tất cả mọi sự vật? Bụt trả lời tất cả mọi vật nó gồm trong mười tám giới: sáu căn, sáu trần và sáu thức. Ngoài ra nó không còn gì cả. Thành ra mười tám giới nó gồm tất cả những lãnh vực của hiện hữu. Nó biểu hiện từ tâm thức của chúng ta, tâm thức cá nhân và tâm thức cộng đồng.
Khoa học cho chúng ta vài dữ kiện để chúng ta lay đỗ những nhận thức quá ngây thơ của chúng ta. Ví dụ như là khi khoa học nói với chúng ta về vật chất và năng lượng (matters and energy). Khoa học nói vật chất là sự cô đọng của năng lượng và năng lượng là sự pha loãng của vật chất và năng lượng là hai cái cùng một bản chất. Khi đặc thì nó là vật chất, khi loãng nó là năng lượng và năng lượng là sự pha loãng của vật chất. Kỳ trước mình học rồi. Thành ra ta thấy vật chất và năng lượng là hai cái cùng một bản chất. Khi đặc thì nó là vật chất, khi loãng nó là năng lượng. Một gram vật chất mà biến thành năng lượng thì nó có thể dời sông lấp biển được. Ví dụ như một gram uranium khi mà biến thành năng lượng nguyên thử thì có thể gớm lắm. Và năng lượng có thể biến thành vật chất. Ví dụ như ánh sáng mặt trời là năng lượng. Nó biến thành ra cải, lúa gạo, lúa mì… Tất cả những thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày đều do năng lượng mặt trời làm ra cả. Tất cả mọi loài trên chúng sanh trên trái đất đều tiêu thụ mặt trời như thực phẩm. Cây cối mọc lên là nhờ mặt trời. Nếu không có cây cỏ thì các loài thú vật không có thức ăn. Trâu bò ăn cỏ, con người cũng ăn rau cỏ nhưng ăn luôn thú vật mà ăn những thực phẩm đó. Khi ta chỉ ăn thịt bò, heo thôi thì chúng ta cũng ăn cây cỏ như thường và cũng ăn mặt trời như thường. Vì vậy cho nên, có một sự thật mà ta cần biết là mỗi loài sinh vật trên trái đất đều ăn năng lượng mặt trời.
Mặt trời là Cha. Cha đi làm về nuôi con và trái đất là Mẹ, sinh ra con, tất cả sinh vật trên mặt đất. Mặt trời là một khối lửa, một khối vật chất vĩ đại, và cái khối vật chất đó mỗi ngày được đem ra pha loãng (là sức nóng và ánh sáng) để nuôi muôn loại. Khi chúng ta có một ý niệm về vật chất và năng lượng thì ta thấy cái thương. Cái cây dùng làm bàn để cất nhà. Một cục đá có thể dùng làm một cái cối xay. Tất cả những hiện tượng vật chất đó, nó có thể như phục vụ cho sự sống của chúng ta. Thân thể của chúng ta là sinh lý. Bằng cái thân thể của chúng ta có thể cày ruộng, có thể gánh nước, có thể nấu cơm, thân thể ta phục vụ cho sự sống. Đó là những hiện tượng vật lý và sinh lý. Những hiện tượng tâm lý cũng vậy như là sự suy nghĩ cũng có thể tạo ra nhiều việc hay ho và nuôi sống con người. Tình thương của chúng ta cũng có thể biến thành năng lượng. Cũng như sự thù ghét của chúng ta cũng vậy. Nó có thể gây ra biết bao đau khổ giết chóc. Vì vậy cho nên các gốc cây, cái tảng đá, cái thân thể chúng ta đều là năng lượng. Niềm vui nỗi khổ chúng ta đều là năng lượng. Tất cả những nguồn năng lượng đó đều phải xuất từ tâm thức cộng đồng của chúng ta mà tâm thức là một cái gì rất mầu nhiệm. Tâm thức đó biểu hiện ra chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Mà đối tượng nhận thức là ba lãnh vực mà ta gọi là tam cảnh. Khi mà ta nghiên cứu về mười tám lãnh vực của hiện hữu thì mười tám lĩnh vực của hiện hữu trở thành đối tượng của nhận thức chúng ta. Ta đọc lại bài kệ thứ tám: “Biểu biệt A lại gia, là thế giới tánh cảnh, độc ảnh và đới chất, mười tám giới hình thành”.
KỆ THỨ 9
Tất cả mọi hiện hành
Đều tự biểu, cộng biểu
Dị thục khi dự vào
Giới và Địa cũng thế
Hiện hành là một danh từ đi đôi với danh từ hạt giống. Hạt giống cũng là hiện hành mà nó nằm vào thế tiềm phục, ta không nhận thức được. Tới khi mà nó biểu hiện ra thì ta mới nhận thức được và ta gọi là hiện hành. Vì vậy ta gọi là tiềm thế và hiện thế. Đứng vào thế tiềm tàng thì ta gọi đó là chủng tử, còn đứng vào thế biểu hiện thì ta gọi đó là hiện hành. Ví dụ cái giận và cái buồn trong tôi nếu nó đang nằm trong tiềm thế thì quý vị không thấy được nhưng khi mà tôi giận tôi buồn cái mặt tôi đỏ lên thì quý vị mới thấy. Lúc đó nó hiện hành nó đứng về phía hiện thế. Tất cả mọi hiện hành tức là mọi hiện tượng của thế giới từ vật lý sinh lý và tâm lý đều tự biểu, cộng biểu, tức là những biểu hiện chung và riêng. Nhìn sâu vào mỗi biểu hiện chung và biểu hiện riêng của hiện tượng đó. Ví dụ như cái giận của tôi. Khi tôi chưa giận những hạt giống giận của tôi nằm ở thế tiềm tàng và không ai thấy. Họ nói ông này không giận, không đúng. Ông này có hạt giống giận trong tâm. Khi hạt giống giận đó biểu hiện ra quý vị nhìn cho kỹ cho sâu vào cái giận đó thì quý vị sẽ tháy được cái bản chất của cái giận đó. Nó đang hiện hành. Bản chất của nó là tự biểu và cộng biểu tức là nó có tánh cách cá nhân, vì nó là hạt giống cái giận trong tâm thức tôi. Và khi hạt giống giận đó được tưới tẩm thì cái giận đó phát hiện. Đó là cái giận của tôi. Đó là tính cách tự biểu của hiện tượng nầy.
Nhưng mà nhìn cho sâu thì mình thấy tánh cách cộng biểu của cái giận này. Tại vì những người quen, những người thân của tôi, những người đã sống chung đụng với tôi, những người đó đã đóng góp vào sự gieo những hạt giống của cái giận trong tôi. Vì vậy cái giận trong tôi nó có tính cách tự biểu nhưng nó cũng có tính cách cộng biểu. Mình giận đời, giận người, giận hết tất cả mọi cái, cái đó là tại vì mình vô mình, mình thiếu sự hiểu biết nên mới giận. Nhưng tại vì Cha, Mẹ, Thầy, bạn, xã hội, cuộc đời không cứu giúp mình. Và trong sự chung đụng hằng ngày vì thiếu chánh niệm nên gây thêm hạt giống đau khổ cho mình làm cho hạt giống giận trong mình ngày càng quan trọng. Vì vậy cho nên hạt giống giận trong tôi không phải chỉ một mình tôi chịu trách nhiệm. Đôi khi Ông Bà tôi, Tổ tiên tôi cũng chịu trách nhiệm, Cha mẹ, bạn bè tôi và xã hội tôi chịu trách nhiệm. Thành ra chỉ nhìn vào hạt giống giận đang hiện hành trong một người mình cũng có thể thấy được tánh cách của tự biểu và cộng biểu.
Bây giờ mình lấy ví dụ khác: Làng Loubes Bernac trong đó có Làng Hồng. Loubes là một làng nhỏ của nước Pháp, nó là một hiện hành. Nó là một pháp, một sự vật mà mình đang tiếp xúc. Nó là vật sở hữu chung của tất cả dân làng này và của chung của tất cả những người Pháp. Thành ra Loubes là một hiện tượng cộng biểu của tất cả những người Pháp, ai cũng có thể hưởng, đi thăm, mua nhà, mua đất ở làng này, dẫm những bước chân trên làng này. Nhưng với người dân ở làng Loubes Bernac thì miếng đất này thân thiết hơn vì mình có những người thân sinh ra từ đây và chết ở đây, mình cày ruộng này cho nên đối với những người dân làng thì Loubes có tính cách tự biểu. Trong cái chung có cái riêng. Chúng ta những thiền sinh tới từ nhiều nơi, không sinh trởng từ làng này, ta tham dự vào cái làng Loubes Bernac thì làng Loubes đối với chúng ta vừa có tính cách cộng biểu và vừa tự biểu. Đáng lý thì ta không về đây làm gì vì nhiều người trong chúng ta không bà con sinh đẻ gì từ làng này hết. Nhưng tại vì ở đây có một trung tâm tu học nên chúng ta đã về đây và tham dự vào cái hiện hành của Loubes Bernac. Nhưng đối với chúng ta thì Loubes nó không giống với những người đang sống dưới làng. Chúng ta có hình ảnh rất khác về Loubes. Loubes đối với chúng ta là Làng Hồng là chỗ đi thiền hành, là chỗ thiền tọa, chỗ có pháp thoại, pháp đàm rất vui. Mà cái Loubes Bernac đó chính là những người sinh ra và lớn lên tại Loubes cũng không hề tham dự, không tiếp xúc được. Thành ra trong mỗi chúng ta có một Loubes Bernac riêng là tự biểu và cái Loubes Bernac chung là cộng biểu. Và chúng ta sống với Loubes trong hai mặt đó tự biểu và cộng biểu. Có khi có những anh chàng dưới làng Loubes lên chơi, chúng ta đi chung với anh ta chúng ta nói “Loubes đẹp quá hả anh?” Anh ta rất nghi ngờ. Anh ta không thấy ở đây đẹp như mình thấy. Anh ta không hiểu tại sao cảnh vật như thế này mà lại khen đẹp được. Thành ra trong Loubes có tính chất cộng biểu và tính chất tự biểu.
Ví dụ khác: Bây giờ nói đến cái thần kinh thị giác của tôi nó liên hệ đến tôi rất nhiều. Những hạnh phúc những đau khổ của tôi nó tùy thuộc vào thần kinh thị giác của tôi. Nếu nó mờ thì tôi không đọc sách được và vì vậy cái dây thần kinh thị giác của tôi nó có tính cách tự biểu nhiều hơn cộng biểu. Nó là vấn đề riêng của tôi, đó là hiện tượng tự biểu nhưng thật ra nó cũng là hiện tượng cộng biểu. Tại vì tôi thấy rõ hay không thấy rõ nó có liên hệ tới những người trong cộng đồng tôi, nhất là khi tôi lái xe đưa các bạn tôi đi ra ga. Ngồi trên chiếc xe buýt có ba bốn chục người, mình hoàn toàn giao sinh mạng mình cho ông tài xế và cái thần kinh thị giác của ông tài xế không phải của riêng ông mà nó liên hệ tới sinh mạng của nhiều người. Tất cả những hiện tượng vật lý trong thế gian như cây, cỏ, sông, núi, những hiện tượng sinh lý như thân thể mình và thân thể người khác và hiện tượng tâm lý như cái giận cái buồn cái sợ cái lo của mình và nhiều người khác, tất cả những hiện tượng đó là hiện hành và hiện tượng nào cũng có tính cách tự biểu và cộng biểu. Không có thể tìm ra được hiện tượng thuần túy tự biểu hay không có hiện tượng nào thuần túy cộng biểu. Mặt trời là mặt trời chung rất công bằng cho tất cả mọi người. Nhưng mà mặt trời của tôi nó khác với mặt trời của anh. Ngày hôm đó tôi muốn đi pique nique thì tôi mong mặt trời của tôi nắng suốt ngày còn một người nông dân đang trong trời mưa để tưới tẩm những hạt giống anh ta vừa gieo thì cũng ngày hôm nay anh ta mong mặt trời đừng xuất hiện, mặt trời phải có mây che lấp và có mưa để cho những cây hướng dương của tôi sớm mọc lên. Và cũng cùng mặt trời đó cả miền Bắc khí hậu nó khác, miền Nam khí hậu khác, bên Úc khí hậu khác, Âu Châu khí hậu khác. Thành ra mặt trời kia có tính chất cộng biểu mà cũng có tính cách tự biểu.
Ở Việt Nam mặt trời không quý lắm vì trời nóng quá. Vì vậy ta mong thỉnh thoảng có một đám mây đi qua che mặt trời cho ta được mát chút xíu. Còn bên này hạnh phúc là mặt trời. Thành ra trong Duy Biểu học nói rằng tất cả mọi hiện tượng vật lý sinh lý hay tâm lý dều có tính cách tự biến và cộng biến. Có nhiều khi nó mang nặng tính cách cộng biểu có khi mang nặng tính cách tự biểu.
Một ví dụ nữa là pháp luật nước Pháp, trên nguyên tắc là được chế ra cho những người công dân Pháp nhưng mà những người dân thấp cổ bé miệng, không đủ cơ hội để có một nền giáo dục tói thiểu thì người dân đó không thừa hưởng pháp luật đó bằng những người trí thức. Có những người cảnh sát họ hống hách và tại miền quê họ có thể đàn áp, chèn ép những người nông dân không biết luật. Nhưng nếu những người dân quê đó mà biết luật mà quen biết lớn trong thành phố thì anh cảnh sát kia không dám làm bậy đâu. Cho nên trên nguyên tắc thì pháp luật là chung, ai cũng có thể thừa hưởng nhưng mà pháp luật cũng có cách cộng và tự biến. Ví dụ nữa là một cây nến. Khi ta đốt lên một cây nên thì sẽ có nhiều vùng ánh sáng: vùng 1 gần cây nến (độ sáng có thể là 10), vùng 2 sáng ít hơn (độ sáng là 7) và vùng thứ 3 thì lại yêu shơn nữa (độ sáng là 4). Trong khi đó ta đốt lên ngọn nến thứ hai. Ngọn nến này cũng phát ra những vùng ánh sáng thứ 1, hai và ba. Ánh sáng cây nến này nó soi sáng cho nó mười phần và nó soi sáng cho các vật khác 10 hay 8, 7, 6, 5, 4 phần và nó cũng soi sáng cho cái đèn kia 4 phần. Đèn kia cũng vậy. Vùng ánh sáng riêng của nó có thể gọi là tự biểu nhưng mà trong cái vùng ánh sáng đó nó có mặt vùng ánh sáng khác của cái đèn kia gửi tới. Vì ậy cái vùng này không phải tự biểu mà nó có cộng biểu nữa. Nhìn kỹ lại vùng nào cũng vừa có tự biểu vừa có cộng biểu. Vùng nào cũng vậy, ta không thể tìm ra bất cứ hiển hiện nào chỉ là tự biểu hay chỉ là cộng biểu. Điều này rất quan trong trong Duy Biểu học.
Sư chú Pháp Đăng vừa là hiện tượng tự biểu mà cũng là hiện tượng cộng biểu. Chú dã tự tạo ra đời sống của mình, sự nghiệp tu học của mình, tạo ra đời sống an lạc của mình. Đó là hiện tượng tự biểu nhưng mà Cha Mẹ của Sư chú, bạn bè, Thày tổ của Sư chú, Tăng thân của chú cũng đóng góp cho sự tạo tác ra chú Pháp Đăng. Thành ra chú vừa tự biểu mà vừa cộng biểu. Ví dụ khác như cuốn Đường Xưa Mây Trắng. Theo nguyên tắc thì cuốn đó là do một người viết, Thầy viết. Nhưng nhìn cho kỹ thì ta thấy đó cũng là sáng tạo phẩm cộng đồng tại vì ông bà của tác giả có tham dự vào việc viết cuốn đó, Thầy tác giả cũng có tham dự, bạn tác giả, học trò của tác giả đều có tham dự. Đó là một cuốn sách cũng có tánh cách cộng đồng. Nhìn vào một thiếu nhi phạm pháp mà đang bị cầm tù. Hành động phạm pháp của thiếu nhi đó là sản phẩm của gia đình, học đường và xã hội của nó, vì vậy hành động phạm pháp của nó, tất cả chúng ta đều phải gánh chịu chung. Chúng ta không có còn buộc tội thiếu nhi đó như một người chịu trách nhiệm duy nhất nữa. Nhìn được như vậy thì chúng ta hiểu được nhiều hơn và thương được nhiều hơn.
Khi một thanh niên bị vướng vào ma túy, anh ta dùng heroine và cuối cùng không có tiền mua heroine để chích nên phải gia nhập một đoàn buôn thuốc phiện lậu để có tiền. Ta thấy người đó đang đi vào con đường tội lỗi, hại mình, hại người vì hành động vướng vào ma túy và buôn bán ma túy không phải là con đường đạo đức, nhưng nhìn kỹ vào tình trạng thiếu niên đó ta vó thể khám phá ra những điều sâu sắc. Có thể là thiếu niên đó trong thời thơ ấu không được thương yêu. Mẹ Cha thiếu niên đó cãi lộn nhau, đã làm khổ nhau và làm khổ chú bé đó. Thiếu tình thương, thiếu giáo dục, thiếu thấy một cái gì đẹp, cái gì có ý nghĩa để đi theo, thì người ta hay tìm sự quên lãng trong rượu, trong ma túy, trong thuốc. Và vì vậy cho nên tất cả một xã hội trong đó có cha mẹ, ông bà, học đường, văn hóa đã chịu trách nhiệm về việc đã đẩy người thiếu niên đó vào vòng nghiện ngập. Thành ra tình trạng nghiện ngập của thiếu niên đó có tính tự biểu vừa có tính cộng biểu. Thiếu niên đó tất nhiên là chịu trách nhiệm, nhưng tất cả những người chung quanh thiếu niên đó cũng chịu trách nhiệm. Nếu chúng ta thấy được điều đó chúng ta có thể hiểu và chúng ta sẽ có thể thương được người thiếu niên đó. Chứ nếu chỉ biết lên án và trừng phạt thì không thể nào giúp được thiếu niên kia. Tại vì suốt đời của thiếu nên đó đã từng bị trừng phạt trách móc la mắng rồi. Nếu chúng ta chỉ biết trừng phạt trách móc la mắng thì không bao giờ người thiếu niên đó thoát khỏi tình trạng kia. Vì vậy cho nên những hành động như dùng những lực lượng công an tổ chức đi lùng bắt khám phá những ổ ma túy là nó ích lợi nhưng không phải là những hành động cơ bản. Khi mà người ta tìm tới ma túy là vì người ta đau khổ muốn tìm chỗ quên lãng, muốn trốn tránh đời. Tại sao người ta lâm vào tình trạng đau khổ muốn lánh đời, trốn đời? Tại vì người ta không có hạnh phúc. Gia đình không cho hạnh phúc, học đường không cho hạnh phúc, xã hội không cho hạnh phúc mà hiện giờ hàng chục triệu thanh thiếu niên trên thế giới đang đi vào con đường đó. Thành ra hình phạt như bỏ tù không phải là hành động có thể cứu người thiếu niên kia qua cơn mê. Phải có tình thương, sự hiểu biết, phải có phương thức để đem lại cho những người kia những ý nghĩa những niềm vui trong sự sống thì mới giúp họ thoát khỏi tình trạng tâm lý và xã hội nó dìm người đó xuống vực thẳm. Tất cả những ví dụ đó đưa ra để quý vị thấy rằng tất cả những hiện tượng tâm lý, vật lý hay sinh lý đều là biểu hiện từ tâm thức như là một năng lượng. Và hiện tượng nào cũng mang trong đó tánh cách tự biểu và cộng biểu.
Dị thục khi dự vào, giới và địa cũng thế. Chúng ta biết rằng dị thục (vipaka) là một cái tên nữa của thức A lại gia. Dị là khác và thục là chín. Thức A lại gia hay tàng thức hay nhứt thiết chủng thức còn có tên mới này nữa là dị thục thức. Di thục có ba nghĩa: dị thời nhi thục, dị loại nhi thục và biến dị nhi thục.
Dị thời nhi thục là không cùng chín một lúc. Ví dụ như ta hái vào một trái mãng cầu, một buồng chuối và một trái mít và đem cất vào kho. Trái mãng cầu có khi chín trước, buồng chuối chín thứ hai và trái mít chín sau. Đó là dị thời là khác thời. Những hạt giống của chúng ta do cha mẹ, ông bà, bạn bè ươm vào và tưới nó chín trước chín sau tùy thời gian. Thành ra đừng tự hỏi tại sao Thầy dạy hoài mà chưa giỏi, tại sao đi thiền hành hoài mà chưa thấy an lạc. Hạt giống nào cũng phải có thời gian chín mới được. Sự thực tập là tưới tẩm những hạt giống trong chúng ta. Ta tin rằng cứ tiếp tục tưới tẩm thì hạt giống đó sẽ lớn lên đúng mức và tiếp tục chín muồi.
Dị loại nhi thục là có nhiều loại hạt giống, nó khác thời mà khác loại nữa. Nghĩa là trái chuối thì khi chín sẽ thành trái chuối chín, mãng cầu khi chín thành mãng cầu chín chứ không thành chuối được. Gọi là dị loại.
Biến dị nhi thục nghĩa là khi chín thì biến dạng chứ không giống như thời mới sinh. Ví dụ như trái cam mới sinh nó vừa xanh vừa chát, vừa màu xanh mà khi chín thì biến thành màu vàng, đỏ vừa ngọt. Thức A lại gia gồm đủ thứ hạt giống và nó chín từ từ. Cái đau khổ và hạnh phúc của chúng mình nó tùy thuộc vào sự chín tới của những hạt giống. Hạt giống của hạnh phúc chín thì mình sẽ hạnh phúc còn hạt giống của sự đau khổ chín thì mình sẽ đau khổ. Nhưng mà dị thục thức là tổng thể của những hạt giống và khi mà nó chín thì nó có sự tổng hợp và mình có thể thấy được kết quả gọi là dị thục quả. Con người của mình với tình trạng hạnh phúc đau khổ trong hiện tại là một dị thục quả. Trái cây của mình trong giờ phút hiện tại là kết quả của những hạt giống trong quá khứ.
Tôi xin đem một ví dụ: tạm gạch một hàng ngang, chấm một chấm tượng trưng cho mức hạnh phúc trung bình. Không hạnh phúc lắm nhưng không đau khổ lắm. Có người A đó gieo trong ngày hôm đó một hạt giống rất mạnh hoặc một người khác gieo dùm cho người đó một hạt giống rất mạnh có thể đưa người đó tới khổ đau hay hạnh phúc trong tương lai. Và chúng ta hay vẽ một mũi tên. Ví dụ người đó làm một hành động rất quả cảm đầy thương yêu và hành động đó nặng chừng hai ba chục ký chẳng hạn. Hành động đó khi mà chín sẽ đưa người đó lên có hạnh phúc. Thành ra gieo một cái nhân (nghiệp nhân). Khi nghiệp nhân chín thì sẽ đưa người kia đến mức này. Mức này thì hạnh phúc nhiều hơn vị trí cũ phải không? Tới chỗ cao trên kia là nghiệp quả. Trong tàng thức người đó vừa mới có một trái mãng cầu hay trái mít gì đó vừa mới đặt vào, ta chưa biết nghiệp quả và ta biết rằng hạt giống đã gieo thế nào cũng tốt. Nhưng chiều hôm đó có thể người đó bị quyến rũ và đã tạo ra một nghiệp khác không được tốt mấy. Ví dụ người đó mắng chửi người khác và khiến cho người khác mất hết niềm tin nơi mình và người đó bỏ tu học và người đó xa thầy xa bạn đi luôn. Thành ra đó là hành động không có xây dựng, người đó đồng thời gây vào tâm thức của mình một nghiệp nhân xấu. So với nghiệp nhân trước thì nghiệp nhân này nó nhẹhơn và sức mạnh của nó yếu hơn. Chúng ta đơn giản hóa vấn đề nói rằng trong tâm thức của người này chỉ có hai hạt giống thôi, hạt giống thiện và bất thiện. Khi mà cái đó nó chín thì quả dị thục sẽ đưa người đó về đâu? Theo nguyên tắc vật lý học thì sau khi vẽ hình bình hành như vậy thì khi cả hai hạt giống chín quả dị thục sẽ đưa người đó đi về đâu? Theo nguyên tắc vật lý học thì sau khi vẽ hình bình hành như vậy thì khi hạt giống chín thì quả dị thục sẽ đưa người đó tới chỗ cộng lại chia hai của nghiệp quả. Đây là địa vị của người đó trong tương lai khi mà quả dị thục chín. Vì vậy dị thục có nghĩa là sự kết hợp lại tất cả những nghiệp nhân khi mà nghiệp nhân đó chín.
Ta nhìn vào con người chúng ta tâm lý, sinh lý, hạnh phúc, đau khổ của chúng ta thì chúng ta biết rằng đó là cái dị thục quả trong giờ phút hiện tại. Nhìn lui thì chúng ta thấy những nghiệp nhân mà chúng ta đã gieo, chúng ta nhận diện ra những nghiệp nhân có trong quá khứ. Chúng ta nhờ Thầy, nhờ bạn, nhờ cha mẹ những những điều kiện thuận lợi mà bây giờ chúng ta được hưởng cái không khí trong lành an lạc của Thiền hành. Ta nhìn trở lui ta thấy hết những nghiệp nhân đã gieo ngày xưa. Chúng ta thấy rằng nếu những hạt giống đó được tưới tẩm được chăm sóc được gieo trồng thêm nữa thì ngày mai chúng ta sẽ khá hơn. Ví dụ như ta làm thêm một hành động rất thiện thì cố nhiên hành động thứ ba sẽ đưa ta lên khá hơn. Vì vậy cho nên khi ta nghe câu hỏi của Jean Paul Sartres tức là “l’homme est la sôme de ses actes”. Con người là tổng thể của những hành động của mình thì mình biết rõ rằng là người của mình đây là tổng nghiệp A cộng với B cộng với C chia ba.
Nghiệp nhân là hành động ta làm ta gieo, nghiệp quả là kết quả sau khi những nhân gieo đã chín. Vì vậy khi ta thực tập thiền quán ta nhìn vào thân tâm ta trong hiện tại. Ta thấy trình độ của hạnh phúc của sự nhẹ nhàng của sự giải thoát của chúng ta. Rồi chúng ta phăng ra từ từ: trong quá khứ chúng ta đã làm những việc gì, chúng ta đã được ai giúp đỡ, chúng ta đã thực tập được những gì để hôm nay được thanh thản đó, có được hạnh phúc đó, có được sự tiêu giao đó, và ta đã làm những nghiệp nhân nào hôm nay chúng ta vẫn còn những cái giận, cái buồn… vài cái ganh ghét còn sót lại. Đó là hành động quán chiếu để tìm ra những hạt giống năm xưa mà chỉ cần nhìn vào trái cây là biết được hạt giống. Hễ tiếp xúc được hoa trái thì mình có thể nhận diện hạt giống gieo ngày trước.
“Dị thục khi dự vào, giới và địa cũng thế”.
Giới là ba cõi trong đó chúng ta sống: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc và Địa là chín địa (từ địa thứ nhất là ngũ thú tạp cư địa cho đến địa thứ chín là phi phi tưởng phi phi tưởng xứ địa). Tam giới hay chín địa là những cõi mà do tâm thức của nhiều người trong chúng ta cộng tác để làm ra. Ví dụ như Làng Hồng chẳng hạn. Làng Hồng là một sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng. Thầy trò, bạn hữu, đại chúng tu học, chúng ta đã dùng tâm thức của chúng ta để sáng tạo ra Làng Hồng. Làng Hồng là thế giới cộng biểu của chúng ta, chúng ta những người có tâm tu học, chúng ta tạo dựng Làng Hồng để thừa hưởng và để tu tập. Tam giới Cửu địa. Cửu địa là cõi mà tâm thức cộng biểu của chúng ta cùng sáng tạo ra để chúng ta sống. Chúng ta sống ở cõi dục, sắc hay cõi vô sắc hay là một thế giới, một cõi nào đó thì cõi đó hoàn toàn do sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng của nhiều người. Dị thục nó tìm tới và tham dự vào cái cõi giới và địa đó. Tại sao bây giờ ta không ở Canada mà chạy sang Làng Hồng? Tại vì chúng ta có cộng nghiệp với dân Làng Hồng? Đó là tham dự vào giới địa. Tại sao bây giờ chúng ta không ở Bordeaux mà lại lở Loubes. Tại vì trong chúng ta có một hạt giống có liên hệ với hạt giống của những người đang ngồi tại đây cho nên sáng hôm nay ta tìm tới đây. Vì thế cái dị thục nó đi tìm cái đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu để mà tham dự và có một sức mạnh nó kéo mình tới. Để khi mình tham dự vào cái đó mà không đi tới tham dự vào cái khác. Đó là những hạt giống đã được quyết định sẵn trong dị thục quả. Dị thục quả là sự có mặt của Làng Hồng và một Tăng thân tu tập. Dị thục nhân là những hạt giống mình đã gieo trong quá khứ và chính những hạt giống đó nó kéo mình tới chứ không phải người khác kéo. Đó gọi là nghiệp lực. Nghiệp lực này là thiện nghiệp.
Nhưng nếu mà mình có hạt giống của ma túy thì mình đâu còn ngồi đây, mình đang ngồi chỗ khác. Có những người bây giờ đang ngồi xem video, phim chưởng hay đi nhậu nhẹt rượu thịt, tại vì trong họ có những hạt giống nhậu nhẹt, rượu thịt hay video bạo động còn mình thì có hạt giống Phật pháp nên mình bị hút về đây. Thành ra chúng ta cứ nhìn vào dị thục quả hiện giờ đây chúng ta biết ngay, sờ mó ngay được những được hạt giống ta đã gieo trong quá khứ. Ngày hôm nay ngồi trong nhà bếp nầy không phải là cái việc ngẫu nhiên. Sự kiện mà ta ngồi đây, hôm nay, trong cái nhà bếp nầy nó đã được quy định trước tức là những hạt giống đã được gieo trước ở trâm tâm điền A lại gia của chúng ta và hôm nay nó được tưới tẩm nảy nở và nó cho ta đủ sức mạnh để chúng tới và tham dự trong cộng đồng tu học nầy. Thành ra cữu địa hay là ba cõi là những cõi làm các chúng sanh sáng tạo ra bằng tâm thức cộng đồng của họ. Chúng ta chưa hiểu biết nhiều về tâm thức chúng ta đâu. Tâm chúng ta mầu nhiệm vô cùng. Tâm chúng ta tạo ra Phật, tạo ra ma, tạo ra thiên đường, tạo ra địa ngục. Thành ra không có cõi nào mà tâm chúng ta không tạo được.
Dị thục khi dự vào, giới và địa cũng như thế, chúng ta tham dự vào giới thì dục giới có tính cách tự biểu mà cũng có tánh cách cộng biểu. Cái dục giới đó là chung của chúng ta. Nó có tính cách cộng biểu. Bây giờ xã hội Tây phương được gọi là xã hội tiêu thụ nó là cái thế giới cộng biểu nhưng mà các Sư cô, Sư chú các Phật tử ở đây chúng ta đâu có tiêu thụ bằng những người hiện đang ở Paris hay Bordeaux? Chúng ta đâu có trả tiền nhà nhiều như họ? Cố nhiên là chúng ta đang sống thế giới cộng biểu, trong cõi dục. Tất cả những quảng cáo trên truyền hình đều là tưới tẩm những hạt giống dục của chúng ta. Nhưng mà ở Làng Hồng chúng ta không có xem những quảng cáo đó nên những hạt giống dục đó không bị tưới. Thành ra trong cái chung mà đã có cái riêng rồi. Tuy ở Pháp trong xã hội tiêu thụ nhưng mà người dân Làng Hồng không có bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự khêu gợi, sự kích động của những quảng cáo. Trong khi những người ở Paris và các thành phố lớn họ thuê nhà, rồi phải đi làm, rồi trả tiền nhà, tiền điện, nước, thuế… Họ trả nhiều lắm thành ra họ làm cực lắm. Phải làm như là con trâu thì mới có tiền để mà trả đủ những nhu yếu đó. Trong khi đó tuy là chúng ta cũng ở Pháp, cũng ở trong xã hội tiêu thụ, nhưng mà ở đây nếu tính ra chúng ta trả ít hơn nhiều. Tiền thuế nhà cửa, thuế đất, tiền ăn, tiền uống ít hơn nhiều. Những ăn uống tiêu thụ của ta cũng vậy, so sánh thì nó ít hơn người khác nhiều. Thành ra tuy là cùng cõi dục nhưng mà chúng ta ít dục. Vì vậy ta lại thấy được mọt khía cạnh của sự thật nữa là trong cái cộng biến, thế nào cũng có cái tự biến. Vì vậy cho nên các vị hiền thánh cũng có thể ở trong cõi dục nhưng không bị cái dục nó làm cho trôi nỗi bềnh bồng. Cõi này có thể gọi là phàm thánh đồng cư. Cũng xã hội tiêu thụ đó, cũng những cái dục vọng cám dỗ người đó, nhưng mà những người thánh thiện thì họ vẫn giữ được cái tự do an lạc, trong khi những người phàm phu thì bị đắm chìm. Trong cái chung nó có cái riêng, trong cái riêng nó có cái chung. Có cái đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.
Có một lần Bụt ngồi trong tịnh xá Kỳ Viên, Ngài nhìn ra ngoài, chỉ ra ngoài sân và nói chuyện với vài vị đệ tử xung quanh. Ngài nói “Các Thầy thấy không? Nhìn ra mà coi, các Thầy có thấy rằng những Thầy mà ưa pháp đàm đang ngồi vây quanh Thầy Xá Lợi Phất phải không? Tại vì các người đó ưa pháp pháp đàm với Thầy Xá Lợi Phất. Còn các Thầy mà ưa giới luật, ưa học về tì ni thì ngồi quanh Thầy Ưu Bà Ly. Còn các Thầy ưa học thuyết pháp thì đang quay quần bên Thầy Phú Lâu Na. Tại vì Thầy Xá Lợi Phất pháp đàm giỏi, Thầy Ưu Bà Ly giới luật giỏi và Thầy Phú Lâu Na thuyết pháp hay. Có nghĩa là trong tâm mình có cái ý muốn, cái sở thích, cái nghiệp lực của mình như thế nào thì sự tham dự của mình vào cái giới vào cái địa đó cũng vậy. Thành ra khi mình tìm tới một người bạn để mà chơi tại vì mình với người bạn đó có sự đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, Affinities. Trong cái dị thục của mình nó ghi chép đủ và dị thục của mình thì đến cái giới và cái địa của mình rất tự nhiên. Đó là nghĩa của câu “Dị thục khi dự vào, Giới và Địa cũng thế”.
Trong bài kệ thứ chín chúng ta học rằng: Tất cả mọi hiện hành trong tàng thức, chúng ta có tất cả điều tự biểu, cộng biểu, dị thục khi dự vào giới và địa cũng thế. Nghĩa là mọi hiện tượng mà chúng ta tiếp nhận, tri giác, hiện tượng nào cũng mang trong nó tính cách tự biểu, cộng biểu, tức là tính cách chung và riêng. Khi mà những trái cây chín và tham dự vào những cái giới và những cái địa thì cái dị thục đó cũng có tính cách tự biểu và cộng biểu. Giới là tam giới và địa là cửu địa. Tam giới là: Cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Cửu địa có khi gọi là cửu hữu. Cửu này là cõi. Chúng ta thường nghe tứ sanh gồm bốn loại tức là bốn loại sinh vật (sanh bằng bào thai - thai sinh - như là con người, sanh bằng trứng như con chim con rắn - noãn sinh, sanh từ nơi ẩm thấp - thấp sinh - và sanh bằng cách biến hóa, như loài tằm con bướm). Cửu hữu là chín cõi có khi gọi là cửu địa hoặc cửu chúng sanh cư hoặc cửu hữu tình cư, chỗ cư trú của các loài hữu tình.
Địa:
1/ Cõi dục giới, trong này loài trời và loài người ở chung, thú là đi về. Chúng ta có năm cõi để đi về: cõi trời, cõi người, cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ và súc sanh). Cõi này, đặc tính của nó là nhiều ham muốn, ngũ thú đồng cư địa.
2/ Cõi phạm chúng thiên, trong này người ta có thân thể khác nhau nhưng cách suy nghĩ giống như nhau. Cõi này cũng được gọi là cõi trời của đệ nhất thiền thiên.
3/ Cực quang tịnh thiên, trng cõi trời này có rất nhiều ánh sáng. Thân thể thì như nhau nhưng sự suy nghĩ khác. Gọi là nhị thiền thiên.
4/ Biến tịnh thiên, cõi này có nhiều sự thanh tịnh. Thân và tâm nó giống hệt như nhau. Còn gọi là tam thiền thiên thiên. Cõi trời của tam thiền.
5/ Vô tưởng thiên, là cõi không có tri giác, cõi cao nhất của tứ thiền: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Còn bốn địa chót thuộc về thế giới vô sắc, đó là bốn địa cao nhất. Không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sơ hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Không vô biên xứ: cõi này chỉ có không gian vô biên.
Thức vô biên xứ: cõi này chỉ có thức vô biên.
Vô sơ hữu xứ: cõi này người ta không thấy sự có mặt của mọi hiện tượng.
Phi tưởng phi phi tưởng xứ: là cõi không có tri giác mà cũng không phải là không tri giác. Ba giới là cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc.
Giới:
1/ Cõi dục, trong này nhiều ham muốn dục vọng.
Có năm loại: ngũ thú.
2/ Cõi sắc, có bốn: Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
3/ Cõi vô sắc, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Tất cả là chín địa hay chín cõi. Cửu hữu. Tứ sanh, cửu hữu. Có khi gọi là cửu chúng sanh cư. Chín chỗ của loài chúng sanh. Cửu hữu tịnh cư. Cũng là chỗ cư trú của chúng sanh.
Khi mà cái quả dị thục chín thì tùy theo cái tính chất đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu mà chúng tham dự vào cái giới hay cái địa. Ví dụ Làng Hồng là một vùng nhỏ ở Âu Châu là một vùng lớn. Mình thuộc về cái vùng lớn nhưng mình tới tham dự vào cái vùng nhỏ. Sự tham dự vào cái vùng nhỏ tùy thuộc vào bản chất của dị thục mình, tại vì mình có nhiều sự gần gũi, nhiều sở thích với địa phương đó, với giới đó, và địa đó. Ví dụ như đây là cái thế giới thì cái dị thục của chúng ta nó tham dự vào cả thế giới đó nhưng dị thục đặc biệt kéo chúng ta vào tham dự một vùng riêng biệt. ví dụ như mình ở Âu Châu thì cố nhiên là ta tham dự vào Âu Châu này chúng ta có liên hệ với tất cả Âu Châu nhưng khi chúng ta về Làng Hồng thì chúng ta tham dự vào cái địa này, chúng ta ở đây chúng ta chia xẻ, chúng ta sống, chúng ta vui, chúng ta buồn, chúng ta tạo nên cái địa này nhưng mà không có nghĩa chúng ta bỏ cái kia (Âu Châu), ta vẫn còn tham dự với cộng đồng kia, dị thục nó tham dự vào trong cái cộng và cái tự, cái chung và cái riêng. Tuy là chúng ta tới Làng Hồng tham dự cái địa này nhưng mà cái thành phố kia của Âu Châu mà chúng ta đang có người thân quen vẫn còn đó, ta vẫn còn tham dự vói thành phố đó nhưng hiện giờ ta đang tới tham dự vào cái vùng nhỏ ấy vì mình có nhiều cái sở thích giống nhau.
Có tất cả chín địa. Khi mà ta tham dự vào một trong chín địa thì không có nghĩa là dị thục chúng ta không tham dự vào tám địa khác nhưng tham dự vào tám địa kia loãng hơn, trong khi địa thứ chín đặc hơn. Ví dụ chúng ta đang ở nước Pháp là làng Loubes Bernac. Loubes Bernac thì đậm hơn còn Paris và các thành phố khác thì loãng hơn. Chúng ta có tham dự vào cả hai. Dị thục ta tham dự vào tính cách chung và đồng thời tham dự vào tính cách riêng nữa. Vì vậy cho nên mình đang ở cõi không vô biên xứ thì tham dự vào cõi này rất đậm đà, nhưng điều đó mình không có nghĩa là không tham dự vào cái địa khác. Tại vì trong mình có thảy chín địa. Và khi một địa biểu hiện đậm đà thì các địa kia bị mờ đi. Như máy truyền hình khi mình mở đài đài thứ ba ra thì đài này rất rõ nhưng không có nghĩa là các đài kia không có. Dị thục là trái cây của tâm thức mình, khi chín thì nó tìm tới, tham dự vào cái địa nó gần gũi với cái nghiệp của mình nhất. Ví dụ trong tàng thức mình nó có cái nghiệp của xì ke ma túy. Tự nhiên có hấp dẫn lực nào đó, nó kéo mình tới sống chung với những người ưa ma túy. Ở đây cũng vậy nó có chín địa, trái dị thục của chúng ta nó đưa tới tham dự một cách sâu sắc cái giới, cái cõi đó.
KỆ THỨ 10
Là vô phú, vô ký
Vừa chuyển lại vừa hằng
Tàng thức luôn tương ứng
Năm tâm sở hiến biến hành
Vô phú là không bị che lấp (unobstructed; anivrta) không bị làm cho đen tối. Có một cái thức bị che lấp luôn luôn bởi một màn vô minh đó là thức thức bảy (mạt na thức, manas) còn thức thứ tám không bị che lấp. Tánh chất thứ hai của thức thứ tám này là vô ký (undetermined: avya - kita). Tam tánh là ba tánh: thiện, bất thiện, và vô ký. Mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi tư tưởng của chúng ta đều thuộc vào một trong ba tánh. Những hành động nào mà ích lợi cho mình và cho người là thiện, hành động nào mà hại mình và hại người là bất thiện hay ác và những hành động vô thưởng vô phạt thì gọi là vô ký (undetemined). Vừa chuyển lại vừa hằng. Chuyển là luôn luôn biến chuyển (always transforming. Alwas changing: chuyển), hằng có nghĩa là hoạt động một cách liên tục, gọi là hằng. Trong khi đó là các thứ khác như thức thứ sáu, trong khi chúng ta đi ngủ thì nó ngưng hoạt động, nên không gọi là hằng. Khi đi ngủ mà chúng ta nằm mơ thì thức thứ sáu còn làm việc, nhưng có khi nó ngưng, nó không vận hành. Vì vậy khi làm, khi nghỉ thì không gọi là hằng. Mà sáu thức kia cũng vậy cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái chạm, nó không hằng, nó không hoạt động ngày đêm. Trong khi tàng thức làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Mà công việc chính của thức này là duy trì lại tất cả mọi cái, tất cả những hạt giống trong nó, không làm cho nó rã ra. Làm suốt ngày đêm, thức cũng làm việc mà ngủ cũng âm thầm làm. Nhưng hằng không có nghĩa là thường. Hằng là làm việc liên tục (flowing). Và vì vậy hai danh từ này nó vẫn diễn tả được thức thứ tám. Giống như một giòng sông. Dòng sông thì vừa chuyển lại vừa hằng. Nhìn thì thấy như vẫn còn nguyên nhưng nó luôn luôn chuyển biến, không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông, không giống nhau trong hai giây phút liên tục.
Vừa chuyển mà vừa hằng. Trong bài Ruột đau chín khúc có câu “Chúng ta còn đây trong cuộc đời hằng chuyển, sẽ xin đứng bên nhau mà dựng lại quê hương. Vô phú và vô ký, vừa chuyển lại vừa hằng, tàng thức luôn tương ứng, năm tâm sở biến hành (five universala: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư). Tương ưng là nó ăn rơ với nhau, nó hợp với nhau gọi là tương ưng (sampayuta). Sở dĩ gọi là biến hành vì nó vận hành là một cách phổ biến. Thức nào trong tám thức cũng có nó cả, đêm ngày gì tàng thức cũng làm việc với năm tâm sở biến hành đó. Nhưng xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư đó nó không giống nhau trong mỗi thức. Mỗi thức có cách làm việc riêng cho nên xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư của tàng thức không giống với xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư của thức thứ bảy hay thức thức sáu. Tại vì hình thái nhận thức của thức thức tám nó khác với hình thái nhận thức của các thức khác. Hình thái nhận này gọi là Lượng (pramana) mode of cognition. Có ba hình thái nhận thức gọi là Tam lượng: khi mà nhận thức có tánh cách trực tiếp, đi thẳng mà không đi ngang qua sự so sánh thì gọi là Hiện Lượng. Nó giống như một trực giác (direct congition), tiếng Phạn của hiện lượng là pratyaksa brahamana. Đó là tính cách nhận thức của thức thứ tám. Nó không suy nghĩ, không so sánh, nhưng mà thức này nó chỉ là hiện lượng thôi. Và năm tâm sở biến hành (The five universala) cũng làm theo cách đó. Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, luôn luôn là trực tiếp, không qua trung gian suy luận. Ví dụ như mình nhìn thấy lửa biết đó là lửa không cần suy nghĩ gì cả. Đó là hiện lượng. Nhưng khi mình thấy bốc hơi khói phía sau bức tường mình biết rằng sau bức tường thế nào cũng có đống lửa. Đó gọi là Tỉ lượng tức là nhận thức đạt được do sự suy nghĩ, sự so sánh. Tỉ là so sánh, gọi là samana anumana pramana (tỷ lượng). Anumana là tỉ là có sự so sánh. Nhưng thức thứ tám nầy không dùng tỉ lượng. Nó không suy nghĩ, nó trực tiếp. Nhưng hiện lượng và tỉ lượng đều có khi đúng có khi sai. Khi sai ta gọi là Phi lượng. Vì có khi thấy khói sau bức tường mình chắc mẩm là lửa nhưng té ra sương mù. Sương mù mà nói là lửa thì gọi là phi lượng. Mà chúng ta sống với phi lượng nhiều lắm, vậy mà ta vẫn chắc mẫm là hiện lượng. Như vậy nhận thức của chúng ta thường có ba hình thái nhận thức gọi là tam lượng: hiện lượng, tỉ lượng và phi lượng. Trong hiện lượng của thức thứ tám nó có xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư và năm tâm sở đó, nó cũng hành động theo hiện lượng. Tức là xúc cũng trực tiếp xúc, tác ý trực tiếp tác ý, thọ cũng trực tiếp thọ, tưởng, tư cũng trực tiếp thọ, tưởng, tư chứ không có suy luận vào trong đó, vì tính chất của tâm sở nó đồng là tính chất của tâm vương. Tâm sở là nội dung của tâm vương, cũng như những giọt nước là nội dung của dòng sông. Vậy thì thức thứ tám là tàng thức và cả năm tâm sở đó, chủ thể cũng như đối tượng đều vô phú vô ký đều hằng và chuyển. Không những cả tàng thức nó vậy mà mỗi hạt giống, mỗi đối tượng, mỗi nhận thức mỗi tâm sở của nó đều như vậy hết.