Văn học Phật giáo
Siêu Lý Học
Tỳ Kheo Giác Chánh
08/08/2554 13:18 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

MỤC LỤC

 

 

[01]

SIÊU-LÝ CƯƠNG-YẾU

I- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO NGŨ UẨN
II- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO XỨ
III- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO GIỚI
IV- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO TỨ DIỆU ÐẾ

1- KỆ NHẬP ÐỀ
2- NHỊ ÐỀ VIÊN DUNG

[02]

3- TÂM
4- TÂM NHÃN THỨC
5- TÂM NHĨ THỨC
6- TÂM TỶ THỨC
7- TÂM THIỆT THỨC
8- TÂM THÂN THỨC
9- TÂM Ý THỨC
10- TÂM THAM
11- TÂM SÂN
12- TÂM SI
13- TÂM TIẾP THÂU
14- TÂM QUAN SÁT
15- TÂM KHAI NGŨ MÔN
16- TÂM KHAI Ý MÔN
17- TÂM VI TIẾU
18- TÂM THIỆN DỤC GIỚI
19- TÂM QUẢ DỤC GIỚI HỮU NHÂN
20- TÂM DUY TÁC DỤC GIỚI HỮU NHÂN
21- TÂM THIỆN SẮC GIỚI
22- TÂM QUẢ SẮC GIỚI
23- TÂM DUY TÁC SẮC GIỚI
24- TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI
25- TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI
26- TÂM DUY TÁC VÔ SẮC GIỚI
27- TÂM SƠ ÐẠO
28- TÂM NHỊ ÐẠO
29- TÂM TAM ÐẠO
30- TÂM TỨ ÐẠO
31- TÂM SƠ QUẢ
32- TÂM NHỊ QUẢ
33- TÂM TAM QUẢ
34- TÂM TỨ QUẢ

[03]

35- SỞ HỮU TÂM
36- SỞ HỮU XÚC
37- SỞ HỮU THỌ
38- SỞ HỮU TƯỞNG
39- SỞ HỮU TƯ
40- SỞ HỮU NHỨT HÀNH
41- SỞ HỮU MẠNG QUYỀN
42- SỞ HỮU TÁC Ý
43- SỞ HỮU TẦM
44- SỞ HỮU TỨ
45- SỞ HỮU THẮNG GIẢI
46- SỞ HỮU CẦN
47- SỞ HỮU HỶ
48- SỞ HỮU DỤC
49- SỞ HỮU SI
49- SỞ HỮU VÔ TÀM
50- SỞ HỮU VÔ ÚY
51- SỞ HỮU PHÓNG DẬT
52- SỞ HỮU THAM
53- SỞ HỮU TÀ KIẾN
54- SỞ HỮU NGÃ MẠN
55- SỞ HỮU SÂN
56- SỞ HỮU TẬT
57- SỞ HỮU LẬN
59- SỞ HỮU HỐI
60- SỞ HỮU HÔN TRẦM THỤY MIÊN
61- SỞ HỮU HOÀI NGHI
62- SỞ HỮU TÍN
63- SỞ HỮU NIỆM
64- SỞ HỮU TÀM
65- SỞ HỮU ÚY
66- SỞ HỮU VÔ THAM
67- SỞ HỮU VÔ SÂN
68- SỞ HỮU HÀNH XẢ
69- SỞ HỮU TỊNH THÂN VÀ TỊNH TÂM
70- SỞ HỮU KHINH THÂN VÀ KHINH TÂM
71- SỞ HỮU NHU THÂN VÀ NHU TÂM
72- SỞ HỮU THÍCH THÂN VÀ THÍCH TÂM
72- SỞ HỮU THUẦN THÂN VÀ THUẦN TÂM
73- SỞ HỮU CHÁNH THÂN VÀ CHÁNH TÂM
74- SỞ HỮU CHÁNH NGỮ
75- SỞ HỮU CHÁNH NGHIỆP
76- SỞ HỮU CHÁNH MẠNG
77- SỞ HỮU BI
78- SỞ HỮU TÙY HỶ
79- SỞ HỮU TRÍ TUỆ

[04]

80- SẮC PHÁP
81- ÐỊA ÐẠI
82- THỦY ÐẠI
83- HỎA ÐẠI
84- PHONG ÐẠI
85- SẮC THẦN KINH NHÃN
86- SẮC THẦN KINH NHĨ
87- SẮC THẦN KINH TỶ
88- SẮC THẦN KINH THIỆT
89- SẮC THẦN KINH THÂN
90- SẮC CẢNH SẮC
91- SẮC CẢNH THINH
92- SẮC CẢNH KHÍ
93- SẮC CẢNH VỊ
94- SẮC NAM TÍNH
95- SẮC NỮ TÍNH
97- SẮC Ý VẬT
98- SẮC MẠNG QUYỀN
99- SẮC VẬT THỰC
100- SẮC GIAO GIỚI
101- THÂN BIỂU TRI
102- KHẨU BIỂU TRI
103- SẮC KHINH
104- SẮC NHU
105- SẮC THÍCH NGHIỆP
106- SẮC TỨ TƯỚNG

107- NÍP-BÀN

[05]

108- ÐẦU ÐỀ TAM
109- TAM ÐỀ THIỆN
110- TAM ÐỀ THỌ
111- TAM ÐỀ QUẢ
112- TAM ÐỀ THỦ
113- TAM ÐỀ PHIỀN TOÁI
114- TAM ÐỀ HỮU TẦM
115- TAM ÐỀ HỶû
116- TAM ÐỀ SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ
117- TAM ÐỀ HỮU NHÂN SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ
118- TAM ÐỀ NHÂN SANH TỬ
119- TAM ÐỀ HỮU HỌC
120- TAM ÐỀ THIỂU
121- TAM ÐỀ CẢNH THIỂU
122- TAM ÐỀ TY HẠ
123- TAM ÐỀ TÀ
124- TAM ÐỀ TẠO THÀNH CẢNH
125- TAM ÐỀ SINH TỒN
126- TAM ÐỀ QUÁ KHỨ
127- TAM ÐỀ CẢNH QUÁ KHỨ
128- TAM ÐỀ NỘI PHẦN
129- TAM ÐỀ CẢNH NỘI PHẦN
130- TAM ÐỀ HỮU KIẾN

[06]

131- NHỊ ÐỀ KINH
132- NHỊ ÐỀ PHẦN MINH
133- NHỊ ÐỀ TỢ ÐIỂN
134- NHỊ ÐỀ NGU NHƠN
135- NHỊ ÐỀ HẮC PHÁP
136- NHỊ ÐỀ VIÊM
137- NHỊ ÐỀ ƯỚC ÐỊNH
138- NHỊ ÐỀ NGÔN NGỮ
139- NHỊ ÐỀ CHẾ ÐỊNH
140- NHỊ ÐỀ DANH SẮC
141- NHỊ ÐỀ VÔ MINH
142- NHỊ ÐỀ HỮU KIẾN
143- NHỊ ÐỀ THƯỜNG KIẾN
144- NHỊ ÐỀ HỮU TẬN KIẾN
145- NHỊ ÐỀ HỮU TIỀN KIẾN
146- NHỊ ÐỀ VÔ TÀM
147- NHỊ ÐỀ TÀM
148- NHỊ ÐỀ NAN GIÁO
149- NHỊ ÐỀ DỊ GIÁO
150- NHỊ ÐỀ TRI QUÁ
151- NHỊ ÐỀ NHẬP THIỀN
152- NHỊ ÐỀ TRI GIỚI
153- NHỊ ÐỀ TRI XỨ
154- NHỊ ÐỀ SỞ SINH
155- NHỊ ÐỀ CHÁNH TRỰC
156- NHỊ ÐỀ KHAM NHẪN
156- NHỊ ÐỀ CAM NGÔN
158- NHỊ ÐỀ BẤT THU THÚC MÔN QUYỀN
159- NHỊ ÐỀ THU THÚC MÔN QUYỀN
160- NHỊ ÐỀ THẤT NIỆM
161- NHỊ ÐỀ CHÁNH NIỆM
162- NHỊ ÐỀ GIẢN TRẠCH
163- NHỊ ÐỀ TỊNH CHỈ
164- NHỊ ÐỀ ẤN CHỨNG
165- NHỊ ÐỀ TINH TẤN
166- NHỊ ÐỀ SUY VONG
167- NHỊ ÐỀ TĂNG THƯỢNG
168- NHỊ ÐỀ THANH TỊNH
169- NHỊ ÐỀ KIẾN TỊNH
170- NHỊ ÐỀ KHỔ QUÁN
171- NHỊ ÐỀ VÔ BẢO THIỆN
172- NHỊ ÐỀ THÔNG MINH
173- NHỊ ÐỀ DIỆT TRÍ

[07]

174- DUYÊN SINH
175- VÔ MINH DUYÊN HÀNH
176- HÀNH DUYÊN THỨC
177- THỨC DUYÊN DANH SẮC
178- DANH SẮC DUYÊN LỤC NHẬP
179- LỤC NHẬP DUYÊN XÚC
179- XÚC DUYÊN THỌ
181- THỌ DUYÊN ÁI
182- ÁI DUYÊN THỦ
183- THỦ DUYÊN HỮU
184- HỮU DUYÊN SINH
185- SINH DUYÊN LÃO TỬ
186- LÃO TỬ DUYÊN VÔ MINH

[08]

187- DUYÊN HỆ
188- NHÂN DUYÊN
189- CẢNH DUYÊN
190- TRƯỞNG DUYÊN
192- ÐỒNG SINH TRƯỞNG DUYÊN
193- VÔ GIÁN DUYÊN
194- ÐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN
195- ÐỒNG SINH DUYÊN
196- HỔ TƯƠNG DUYÊN
197- Y CHỈ DUYÊN
198- VẬT TIỀN SINH Y DUYÊN
199- VẬT CẢNH TIỀN SINH Y DUYÊN
200- CẬN Y DUYÊN
201- THƯỜNG CẬN Y DUYÊN
202- TIỀN SINH DUYÊN
203- CẢNH TIỀN SINH DUYÊN
204- HẬU SINH DUYÊN
205- TẬP HÀNH DUYÊN
206- NGHIỆP DUYÊN
207- ÐỒNG SINH NGHIỆP DUYÊN
208- DỊ THỜI NGHIỆP DUYÊN
209- DỊ THỤC DUYÊN
210- VẬT THỰC DUYÊN
211- SẮC THỰC DUYÊN
212- DANH THỰC DUYÊN
213- QUYỀN DUYÊN
214- ÐỒNG SINH QUYỀN DUYÊN
215- TIỀN SINH QUYỀN DUYÊN
216- SẮC MẠNG QUYỀN DUYÊN
217- THIỀN DUYÊN
218- ÐẠO DUYÊN
219- TƯƠNG ƯNG DUYÊN
220- BẤT HỢP DUYÊN
221- ÐỒNG SINH BẤT HỢP DUYÊN
222- HIỆN HỮU DUYÊN
223- VÔ HỮU DUYÊN
224- LY KHỨ DUYÊN

[09]

225- TỨ NIỆM XỨ
226- BỐN HẠNG NGƯỜI
227- BỐN VỌNG TƯỞNG NGÃ CHẤP
228- HÀM TẬN CÁC PHÁP
229- NGŨ UẨN
230- SẮC UẨN

QUÁ KHỨ SẮC
VỊ LAI SẮC
HIỆN TẠI SẮC
NỘI PHẦN SẮC
NGOẠI PHẦN SẮC
THÔ SẮC
TẾ SẮC
HẠ LIỆT SẮC
THÙ THẮNG SẮC
VIỄN LY SẮC
THÂN CẬN SẮC

231- THỌ UẨN

QUÁ KHỨ THỌ
VỊ LAI THỌ
HIỆN TẠI THỌ
NỘI PHẦN THỌ
NGOẠI PHẦN THỌ
THÔ THỌ VÀ TẾ THỌ
HẠ LIỆT THỌ VÀ THÙ THẮNG THỌ
VIỄN LY THỌ
THÂN CẬN THỌ

232- TƯỞNG UẨN

QUÁ KHỨ TƯỞNG
VỊ LAI TƯỞNG
HIỆN TẠI TƯỞNG
NỘI PHẦN TƯỞNG
NGOẠI PHẦN TƯỞNG
THÔ TƯỞNG VÀ TẾ TUỞNG
HẠ LIỆT TƯỞNG VÀ THÙ THẮNG TƯỞNG
VIỄN LY TƯỞNG
THÂN CẬN TƯỞNG

233- HÀNH UẨN

QUÁ KHỨ HÀNH
VỊ LAI HÀNH
HIỆN TẠI HÀNH
NỘI PHẦN HÀNH
NGOẠI PHẦN HÀNH
THÔ HÀNH VÀ TẾ HÀNH
HẠ LIỆT HÀNH VÀ THÙ THẮNG HÀNH
VIỄN LY HÀNH
THÂN CẬN HÀNH

234- THỨC UẨN

QUÁ KHỨ THỨC
VỊ LAI THỨC
HIỆN TẠI THỨC
NỘI PHẦN THỨC
NGOẠI PHẦN THỨC
THÔ THỨC VÀ TẾ THỨC
HẠ LIỆT THỨC VÀ THÙ THẮNG THỨC
VIỄN LY THỨC
THÂN CẬN THỨC

235- VÔ THƯỜNG
236- KHỔ NÃO
236- VÔ NGÃ

LỜI PHỤ

-ooOoo-

 

Lời Nói Đầu

 


Quyển "SIÊU LÝ HỌC" được ra đời nhằm mục đích phát triển Văn Học ABHIDHAMMA. Là Nền Văn học cổ Ấn, đã trải qua một quá trình dài hơn 25 thế kỷ biết bao cuộc thăng trầm, nhưng ABHIDHAMMA vẫn chiếu hào quang rực rỡ.

Những thời vàng son của Phật giáo ABHIDHAMMA đã đi vào lịch sử của nhân loại, được khắc vào các phiến kim loại quý giá và được xem là một quốc bảo.

Thuở xưa ở Tích lan nhiều triều đại, các nhà Vua học ABHIDHAMMA trước khi lâm triều như vậy cũng đủ cho chúng ta nhận thấy rằng ABHIDHAMMA là một thượng vị của tinh thần đối với các bậc đại trí thức.

Khi Ðức Phật còn tại thế, các vị Thánh Tăng hỏi nhau rằng "Làm thế nào cho khu rừng chói sáng, khi có các vị Tỳ khưu cư trú?" Ngài Mục Kiền Liên và vị Ðại Thinh Văn đệ nhất về thần thông đã trả lời rằng " Hai vị Tỳ khưu đàm luận về ABHIDHAMMA sẽ làm thế nào cho khu rừng chói sáng!" Thật vậy, khu rừng ấy đã chói sáng mãi mãi trong lịch sử Phật Giáo đó là khu rừng của Ðại Ðức Nāgasena trú ngụ trong khi thuyết phục nhà vua MILANDĀ!

Câu hỏi của ngài Moggallāna có thể là lời tiên tri cho một sự kiện sẽ xảy ra sau đó hai thế kỷ.

Chúng tôi cố gắng hơn bao giờ hết để cho ra đời quyển "SIÊU LÝ HỌC" với mục đích trả ơn đến bậc Thầy Tổ của chúng tôi là Ngài Hòa Thượng Tịnh Sự, ngài đã hy sinh suốt cả đời để phục vụ Phật Pháp nói chung và cho nền văn học ABHIDHAMMA nói riêng ... Chúng tôi vẫn không quên công đức các vị Ðại Ðức cao tăng đã dầy công đóng góp vào nền văn học ABHIDHAMMA như quí Ngài Nārada, Ngài Hộ Tông, Ngài Minh Châu, Ngài Giới Nghiêm, v.v... Chúng tôi xin chân thành cám ơn các vị sư đệ Giác Giới, Giác Tấn, Giác Hoằng cùng các cô Dhammadinna, cô Visuddhi, cô Supuññā, cô Sucitta và cô Mallikā đã tích cực đóng góp công, của, cùng chúng tôi để ấn hành "Quyển Siêu Lý Học" nầy.

Chúng Tôi cũng xin tán thán công hạnh truyền bá pháp môn ABHIDHAMMA của các vị pháp đệ Bửu Chánh, Giác Ðẳng, Giác Trí, Ngộ Ðạo, Thiện Pháp, Giác Trung.

Môn học ABHIDHAMMA tuy khô khan sâu sắc khó hiểu, nhưng những người có trí ưa thích, không phải chỉ mến mộ vì Pháp hay (dể hiểu ... ) mà chính vì năng sinh Trí tuệ.

Tất cả luận Sư Ấn Ðộ thuở xưa như Thế Thân (Visubhandu), Vô Trước (Asanga) v.v... đã tạo nhiều bộ Luận trứ danh đều có học ABHIDHAMMA cả!

Các bộ luận nổi tiếng như Milindapañhā, Visuddhimagga, Thành Thật Luận, Câu xá Luận v.v... hầu hết đều phát triển từ văn học ABHIDHAMMA.

Mong rằng Việt nam ta sẽ có những nhà luận Sư lỗi lạc, những dịch giả trứ danh để nền văn hiến dân tộc có thể theo kịp đà tiến triển của các nước như Nhật Bản, Tích lan, Miến Ðiện, Ăng Lê, Ấn Ðộ .v.v...

Tập "Siêu lý Học" ra đời là nói lên niềm mong ước ấy, nhưng chúng tôi chỉ là một học giả tầm thường, lại có hoài bảo vĩ đại ấy thật là mạo muội và chắc chắn còn nhiều sơ thất đáng tiếc! Kính mong các bậc Thiện Trí Thức từ bi chỉ giáo để có dịp tái bản được hoàn hảo hơn.

Mong thay!

GIÁC CHÁNH
Bửu Long, ba không, không ba
Hai năm nhị ngũ, phát A-Tỳ-Ðàm

 


Tiêu điểm:
Các tin đã đăng: