[09]
225 - TỨ NIỆM XỨ (SATIPAṬṬHĀNA)
Lược Giải:
Satipaṭṭhāna hay
niệm xứ là đề mục thiền quán. Niệm xứ có 4:
1- Thân Quán Niệm Xứ (Kāyānupassanāsatipa hānaṃ)
2- Thọ Quán Niệm Xứ (Vedanānupassanāsatipa hānaṃ)
3- Tâm Quán Niệm Xứ (Cittānupassanāsatipa hānaṃ)
4- Pháp Quán Niệm Xứ (Dhammānupassanāsatipa hānaṃ)
Tại sao Ðức Phật thuyết Tứ Niệm
Xứ mà không là tam Niệm Xứ hay ngũ Niệm Xứ?
- Ðức Thế Tôn thuyết Tứ Niệm Xứ
là vì có 3 nguyên do:
I - Vì thích hợp với 4 hạng người.
II - Ðể loại trừ 4 vọng tưởng.
III - Vì vừa đủ bao trùm các pháp.
226 - BỐN HẠNG
NGƯỜI (PUGGALA)
Lược Giải:
Bốn hạng người ở đây là:
1- Hạng người Tuệ Yếu nặng về Tham dục.
2- Hạng người Tuệ mạnh nặng về Tham dục.
3- Hạng người Tuệ yếu thích Phân tích lý luận.
4- Hạng người Tuệ mạnh thích Phân tích lý luận.
- Ðối với hạng người Tuệ yếu
nặng về Tham dục, nhất là sắc dục thì đề mục "Thân Quán Niệm Xứ" sẽ
thích hợp.
- Ðối với hạng người Tuệ mạnh,
nặng về Tham dục, nhất là nhục dục thì đề mục "Thọ Quán Niệm Xứ" sẽ
thích hợp.
- Ðối hạng người Tuệ yếu, thích
Phân tích lý luận thì đề mục "Tâm Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
- Ðối với người Tuệ mạnh thích
Phân tích lý luận thì đề mục "Pháp Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
227 - BỐN VỌNG
TƯỞNG NGÃ CHẤP (ATTAVĀDUPĀDĀNAṂ)
Lược Giải:
Bốn vọng tưởng ngã chấp đó là:
1- Chấp rằng có tự ngã trong Sắc Uẩn.
2- Chấp rằng có tự ngã trong Thọ Uẩn.
3- Chấp rằng có tự ngã trong Thức Uẩn.
4- Chấp rằng có tự ngã trong Hành Uẩn và Tưởng Uẩn.
- Vọng tưởng về "Ta là Sắc
uẩn, Sắc uẩn của Ta, Ta trong Sắc uẩn, Sắc uẩn trong Ta" thì đề mục
"Thân Quán Niệm Xứ sẽ trừ diệt
- Vọng tưởng về "Ta là Thọ
uẩn, Thọ uẩn của Ta, Ta trong Thọ uẩn, Thọ uẩn trong Ta" thì đề mục
"Thọ Quán Niệm Xứ" sẽ trừ diệt.
- Vọng tưởng về "Ta là Thức
uẩn, Thức uẩn của Ta, Ta trong Thức uẩn, Thức uẩn trong Ta" thì đề mục Tâm
Quán Niện Xứ sẽ diệt trừ.
- Vọng tưởng về "Ta là
Tưởng uẩn, Tưởng uẩn của Ta, Ta trong tưởng uẩn, Tưởng uẩn trong Ta" và
Vọng tưởng về "Ta là Hành uẩn, Hành uẩn của Ta, Ta trong Hành uẩn, Hành
uẩn trong Ta" Thì đề mục "Pháp Quán Niệm Xứ" sẽ diệt trừ.
228 - HÀM TẬN CÁC
PHÁP (SABBADHAMMĀ)
Lược Giải:
Ðức Chánh Biến Tri thuyết Tứ
Niệm Xứ chứ không thuyết nhiều hơn hay ít hơn, vì 4 Niệm Xứ vừa đủ bao các Pháp
Hữu vi, Vô vi v.v...
- Thân Quán Niệm Xứ là pháp quán
cho thấy rỏ về Sắc uẩn.
- Thọ Quán Niệm Xứ là pháp quán
cho thấy rỏ về Thọ uẩn.
- Tâm Quán Niệm Xứ là pháp quán
cho thấy rỏ về Thức uẩn.
- Pháp Quán Niệm Xứ là pháp quán
cho thấy rỏ về Hành uẩn, Tưởng uẩn, và ngoại uẩn (tức Níp-Bàn).
Như vậy, hành theo pháp Tứ Niệm
Xứ là Tu tập Chánh Niệm hay chú Tâm đến Ngũ uẩn để Trí Tuệ sinh khởi thấy rỏ
Thực tướng của Ngũ uẩn và chứng ngộ Níp-Bàn.
Hành giả Tu tập pháp Tứ Niệm Xứ
sẽ Quán sát Ngũ uẩn như sau: Cái gọi là chúng sinh, loài hữu tình, người thú
v.v... Sự thật chỉ có 5 tổ hợp, hay là 5 thành phần tụ hợp tức là 5 uẩn.
229 - NGŨ UẨN
(PAÑCA KHANDHO)
Lược Giải:
Ngủ uẩn là Sắc uẩn, Thọ uẩn,
Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.
- Sắc uẩn phân ra có 11 loại:
Sắc Quá khứ, Sắc Vị lai, Sắc Hiện tại, Sắc Nội Phần, Sắc Ngoại Phần, Sắc Thô,
Sắc Tế, Sắc Hạ liệt, Sắc Thù thắng, Sắc Cận, Sắc Viễn.
- Thọ uẩn phân ra 11 loại: Thọ
Quá khứ, Thọ Vị lai, Thọ Hiện tại, Thọ Nội Phần, Thọ Ngoại Phần, Thọ Thô, Thọ
Tế, Thọ Hạ liệt, Thọ Thù thắng, Thọ Cận, Thọ Viễn.
- Tưởng uẩn phân ra 11 loại:
Tưởng Quá khứ, Tưởng Vị lai, Tưởng Hiện tại, Tưởng Nội Phần, Tưởng Ngoại Phần,
Tưởng Thô, Tưởng Tế, Tưởng Hạ liệt, Tưởng Thù thắng, Tưởng Cận, Tưởng Viễn.
- Hành uẩn phân ra 11 loại: Hành
Quá khứ, Hành Vị lai, Hành Hiện tại, Hành Nội Phần, Hành Ngoại Phần, Hành Thô,
Hành Tế, Hành Hạ liệt, Hành Thù thắng, Hành Cận, Hành Viễn.
- Thức uẩn phân ra 11 loại: Thức
Quá khứ, Thức Vị lai, Thức Hiện tại, Thức Nội Phần, Thức Ngoại Phần, Thức Thô,
Thức Tế, Thức Hạ liệt, Thức Thù thắng, Thức Cận, Thức Viễn.
230 - SẮC UẨN
(RŪPAKHANDHA)
Lược Giải:
Rūpakhandha là nhóm Sắc Pháp, là
vật biến ngại và biến hoại. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong bên
ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Sắc Uẩn.
QUÁ KHỨ SẮC (ATĪTĀRŪPAṂ)
Atītārūpaṃ là Quá
Khứ Sắc, Sắc đã đi qua, Sắc đã diệt Sắc đã mất, Sắc đã xa lìa, Sắc đã biến
hoại; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh đã tiêu, đã hoại, đã vong, đã không
còn.
VỊ LAI SẮC (ANĀGATARŪPAṂ)
Anāgatarūpaṃ là Vị
lai Sắc, Sắc sẽ sinh, Sắc sẽ hiện, Sắc sẽ khởi, Sắc sẽ có, Sắc sẽ xuất hiện:
Tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh chưa sinh, chưa trụ, chưa có.
HIỆN TẠI SẮC (PACCUPAÑÑARŪPAṂ)
Paccupaññarūpaṃ là Hiện
Tại Sắc, Sắc đang có mặt, Sắc đang còn, Sắc đang trụ, sắc đang hiện diện; tức
là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh đang còn, chưa diệt, chưa mất, chưa tiêu hoại.
NỘI PHẦN SẮC (AJJHATTARŪPAṂ)
Ajjhattarūpaṃ là Nội
Phần Sắc, Sắc trong thân của Ta, Sắc uẩn trong phần của mình, Sắc Pháp nội
thân; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh do nghiệp Tham ái, Tà kiến của Ta đã
tạo từ nhiều đời trước.
NGOẠI PHẦN SẮC (BAHIDDHĀRŪPAṂ)
Bahiddhārūpaṃ là
Ngoại Phần Sắc, Sắc ngoài thân của Ta, Sắc uẩn thuộc phần người khác, Sắc pháp
ngoại thân; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh củ người khác liên hệ với
nghiệp Tham ái, Tà kiến từ nhiều đời trước đã tạo.
THÔ SẮC (OLĀRIKARŪPAṂ)
Olārikarūpaṃ là Thô
Sắc, Sắc hiển lộ rỏ ràng tức là Nhãn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Sắc
xứ, Thinh xứ, Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ (đất, lửa, gió).
TẾ SẮC (SUKHUMARŪPAṂ)
Sukhumarūpaṃ là Tế
Sắc, Sắc vi tế, nhặt nhiệm, khó thấy biết; phải dùng trí mới hiểu biết được,
tức là Sắc Nữ tính, Nam tính, Mạng Quyền, Thân biểu tri, Khẩu biểu tri, Giao
Giới, Khinh, Nhu, Thích Nghiệp, Sinh, Tiến (thừa kế), Dị (lão), Diệt (vô
thường) và Vật Thực.
HẠ LIỆT SẮC (HĪNĀRŪPAṂ)
Hīnārūpaṃ là Hạ
Liệt Sắc, Sắc xấu xí, Sắc đáng chán, đáng chê, đáng nhờm gớm, đáng ghê sợ, tức
cảnh sắc xấu, cảnh thinh xấu, cảnh khí xấu, cảnh vị xấu, cảnh xúc xấu.
THÙ THẮNG SẮC (PANĪTARŪPAṂ)
Panītarūpaṃ là Thù
Thắng Sắc, Sắc tốt đẹp, Sắc khả ái, Sắc khả ý, Sắc khả hỷ tức cảnh sắc tốt,
cảnh thinh tốt, cảnh khí tốt, cảnh vị tốt, cảnh xúc tốt.
Ghi chú: Sắc tốt hay Sắc xấu tùy
theo cá tánh mỗi chúng sinh và do sự so sánh mà có.
Thí dụ: Trên ngọn cây cảnh tốt
của chim, nhưng cảnh xấu của cá v.v...
VIỄN LY SẮC (DŪRERŪPAṂ)
Dèrerūpaṃ là Viễn
Ly Sắc, Sắc xa, khó thấy, khó nhận, tức là Sắc nữ tính, nam tính ... và Sắc vật
thực (như Sắc tế).
THÂN CẬN SẮC (SANTIKERŪPAṂ)
Santikerūpaṃ là Thân
Cận Sắc, Sắc gần, Sắc dể thấy, dể nhận, tức là 10 Sắc Thô.
231 - THỌ UẨN
(VEDANĀKHANDHA)
Lược Giải:
Vedanākhandha là nhóm cảm thọ,
tri giác lãnh nạp đối tượng. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong bên
ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Thọ Uẩn.
QUÁ KHỨ THỌ (ATĪTĀVEDANĀ)
Atītāvedanā là Thọ đã diệt, đã
mất, đã xa lìa, đã vắng mặt, đã sinh và diệt mất rồi tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và
Xả Thọ đã diệt v.v...
VỊ LAI THỌ (ANĀGATAVEDANĀ)
Anāgatavedanā hay Thọ sẽ sinh
khởi, Thọ sẽ hiện bày, sẽ có, sẽ hiện, sẽ sinh trụ, Tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và
Xả Thọ chưa sinh v.v...
HIỆN TẠI THỌ (PACCUPAÑÑĀVEDANĀ)
Paccupaññāvedanā làThọ đang còn,
đang có, đang trụ, Thọ đang hiện diện, đang hiện hữu tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và
Xả Thọ đang tồn tại chưa hoại diệt ...
NỘI PHẦN THỌ (AJJHATTAVEDANÀ)
Ajjhattavedanà là Thọ riêng của
mỗi chúng sinh, Thọ trong thân, trong mình, Thọ Phần ta tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ
và Xả Thọ do nghiệp Tham ái liên quan Tà kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN THỌ (BAHIDDHĀVEDANĀ)
Bahiddhāvedanā làThọ ngoài của
mỗi chúng sinh, Thọ của tha nhân, Thọ của người khác, Thọ thuộc phần tha nhân
mà có liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ THỌ VÀ TẾ THỌ (OLĀRIKĀ
SUKHUMĀ VEDANĀ)
Olārikā và sukhumā là Thọ Thô và
Thọ Tế. Thọ Bất Thiện là Thọ Thô, Thọ Thiện và Thọ Vô Ký là Thọ Tế. Thọ Thiện
và Thọ Bất Thiện là Thọ Thô, Thọ Vô Ký và Thọ Tế. Thọ Khổ là Thọ Thô, Thọ Lạc
và Thọ Xả là Thọ Tế. Thọ của người không nhập thiền là Thọ Thô, Thọ của Bậc
nhập thiền là Thọ Tế. Thọ hưỡng cảnh lậu là Thọ thô, Thọ hưỡng cảnh Vô Lậu là
thọ Tế.
Nói tóm lại, Thọ Thô và Thọ Tế,
do so sánh tức là có sự phân biệt vậy.
HẠ LIỆT THỌ VÀ THÙ THẮNG THỌ
(HĪNĀ VÀ PANĪTĀ VEDANĀ)
Hīnā và panītā vedanā là Thọ tốt
và Thọ xấu, Thọ Bất Thiện là Thọ xấu, Thọ Thiện và Thọ Vô Ký là Thọ tốt. Thọ Ưu
là Thọ xấu, Thọ Hỷ và Thọ Phi Khổ Lạc là Thọ tốt. Thọ Hỷ và Thọ Ưu là Thọ xấu,
Thọ Phi Khổ Phi Lạc là Thọ tốt. Thọ của người không nhập thiền là Thọ xấu, Thọ
của Bậc nhập thiền là Thọ tốt. Thọ hưỡng cảnh lậu là Thọ xấu, Thọ hưỡng cảnh Vô
Lậu là thọ tốt. Nói tóm lại, Thọ tốt và Thọ xấu là do so sánh mà có.
VIỄN LY THỌ (DŪREVEDANĀ)
Dèrevedanā là Thọ Viễn Ly, xa
lìa: Thọ Bất Thiện xa lìa Thọ Thiện và Thọ Vô Ký. Thọ Thiện và Thọ Vô Ký xa lìa
Thọ Bất Thiện. Thọ Thiện xa lìa Thọ Bất Thiện và Thọ Vô Ký. Thọ Bất Thiện và
Thọ Vô Ký xa lìa Thọ Thiện. Thọ Vô Ký xa lìa Thọ Thiện và Thọ Bất Thiện. Thọ
Thiện và Thọ Bất Thiện xa lìa Thọ Vô Ký. Thọ Khổ xa lìa Thọ Lạc và Thọ Xả. Thọ
Lạc và Thọ Xả xa lìa Thọ Khổ. Thọ Lạc xa lìa Thọ Khổ và Thọ Xả. Thọ Khổ và thọ
Xả xa lìa Thọ Lạc. Thọ Xả xa lìa Thọ Khổ và Thọ Lạc. Thọ Lạc và Thọ Khổ xa lìa
Thọ Xả. Thọ của người không nhập thiền xa lìa Thọ của người nhập thiền. Thọ
thành cảnh Lậu xa lìa Thọ Phi thành cảnh Lậu. Thọ không thành cảnh Lậu xa lìa Thọ
thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN THỌ (SANTIKEVEDANĀ)
Santikevedanā là gần gủi, trái
với Thọ Viễn Ly: Thọ Bất Thiện gần với Thọ Bất Thiện. Thọ Thiện gần với Thọ
Thiện. Thọ Vô Ký gần với Thọ Vô Ký.Thọ Khổ gần với Thọ Khổ. Thọ Lạc gần với Thọ
Lạc. Thọ Xả gần với Thọ Xả. Thọ của người nhập thiền gần với Thọ của người nhập
thiền. Thọ của người không nhập thiền gần với Thọ của người nhập thiền. Thọ
thành cảnh Lậu gần với Thọ thành cảnh Lậu. Thọ Phi thành cảnh Lậu gần với Thọ
Phi thành cảnh Lậu. Nói tóm lại, Thọ Xả và Thọ gần đều do so sánh mà có.
232- TƯỞNG UẨN
(SAÑÑĀKHANDHO)
Lược Giải:
Saññākhandho là nhóm hồi tưởng,
nhớ lại, nhận ra, biết cái đã biết. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong,
bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Tưởng Uẩn.
QUÁ KHỨ TƯỞNG (ATĪTĀSAÑÑĀ)
Atītāsaññā là Tưởng đã qua, đã
diệt, đã mất, tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng và
Pháp Tưởng đã diệt mất, đã vắng mặt, đã xa lìa.
VỊ LAI TƯỞNG (ANĀGATASAÑÑĀ)
Anāgatasaññā là Tưởng vị lai sẽ
sinh, sẽ có, sẽ hiện, tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc
Tưởng và Pháp Tưởng chưa sinh, chưa khởi, chưa hiện.
HIỆN TẠI TƯỞNG (PACCUPAÑÑĀSAÑÑĀ)
Paccupaññāsaññā làTưởng hiện
tại, đang trụ, đang có mặt, đang hiện hữu tức là Sắc Tưởng, ... Pháp Tưởng đang
hiện khởi, đang hiện diện.
NỘI PHẦN TƯỞNG (AJJHATTASAÑÑĀ)
Ajjhattasaññā là Tưởng bên
trong, Tưởng riêng của mỗi chúng sinh, Tưởng thuộc Phần ta tức là Sắc Tưởng,
... PhápTưởng của phần riêng mình, liên quan đến nghiệp Tham ái liên quan Tà
kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN TƯỞNG (BAHIDDHĀSAÑÑĀ)
Bahiddhāsaññā là Tưởng bên
ngoài, Tưởng ngoại thân, Tưởng của tha nhân, tức là Sắc Tưởng, ... Pháp Tưởng
liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ TƯỞNG VÀ TẾ TUỞNG (OLĀRIKĀ
VÀ SUKHUMASAÑÑĀ)
Olārikā và sukhumasaññā là Tưởng
Thô và Tế: Tưởng sinh khởi trong lộ ngũ môn là Tưởng thô Tưởng sinh khởi trong
lộ Tâm Ý môn là Tưởng tế. Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện là Tưởng Thô. Tưởng Vô
Ký là Tưởng tế. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ là Tưởng Thô, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc
và Thọ Xả là Tưởng tế. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ là Tưởng thô, Tưởng
Tương Ưng Thọ Xả là Tưởng tế. Tưởng của người không nhập thiền là Tưởng thô,
Tưởng của người nhập thiền là Tưởng tế, Tưởng Phi cảnh lậu là Tưởng tế. Nói tóm
lại, Tưởng thô và Tưởng tế là do so sánh mà có.
Nói tóm lại, Thọ Thô và Thọ Tế,
do so sánh tức là có sự phân biệt vậy.
HẠ LIỆT TƯỞNG VÀ THÙ THẮNG TƯỞNG
(HĪNĀ VÀ PANĪTĀ SAÑÑĀ)
Hīnā và panītā saññā là Tưởng
xấu xa và Tưởng tốt đẹp. Tưởng Bất Thiện là Tưởng xấu, Tưởng Thiện và Tưởng Bất
Thiện là Tưởng xấu, Tưởng Vô Ký là Tưởng tốt. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ là Tưởng
xấu, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Tưởng tốt, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và
Thọ Khổ là Tưởng xấu, Tưởng Tương Ưng Thọ Xả là Tưởng tốt. Tưởng của người
không nhập thiền là Tưởng xấu, Tưởng của người nhập thiền là Tưởng tốt. Tưởng
mà thành cảnh của lậu là Tưởng xấu, Tưởng không thành của Lậu là Tưởng tốt. Nói
tóm lại, Tưởng tốt và Tưởng xấu là do so sánh mà có.
VIỄN LY TƯỞNG (DŪRESAÑÑĀ)
Dèresaññā là Tưởng Viễn Ly, xa
lìa, rời ra. Tưởng Bất Thiện xa lìa Tưởng Thiện và Tưởng Vô Ký. Tưởng Thiện và
Tưởng Vô Ký xa lìa Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện xa lìa Tưởng Bất Thiện và Tưởng
Vô Ký. Tưởng Bất Thiện và Tưởng Vô Ký xa lìa Tưởng Thiện. Tưởng Vô Ký xa lìa
Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện xa lìa Tưởng Vô
Ký. Tưởng Tương Ưng Khổ xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả. Tưởng Tương
Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc
xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ và Thọ Xả. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ và thọ Xả xa lìa
Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Xả xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ
và Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Xả.
Tưởng của người không nhập thiền xa lìa Tưởng của người nhập thiền. Tưởng thành
cảnh cuả Lậu xa lìa Tưởng Phi cảnh Lậu. Tưởng Phi cảnh Lậu xa lìa Tưởng thành
cảnh Lậu.
THÂN CẬN TƯỞNG (SANTIKESAÑÑĀ)
Santikesaññā là Tưởng Bất Thiện
thân cận gần gủi Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện gần với Tưởng Thiện. Tưởng Vô Ký
gần với Tưởng Vô Ký. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ.
Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Xả
gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Xả. Tưởng của người nhập thiền gần với Tưởng của
người nhập thiền. Tưởng của người không nhập thiền gần với Tưởng của người nhập
thiền. Tưởng thành cảnh của Lậu gần với Tưởng thành cảnh của Lậu. Tưởng Phi
cảnh Lậu gần với Tưởng Phi cảnh Lậu. Nói tóm lại, Viễn Ly Tưởng và thân cận
Tưởng đều do so sánh mà có.
233 - HÀNH UẨN
(SAMKHĀRAKHANDHO)
Lược Giải:
Samkhārakhandho là nhóm hành vi,
hành động, Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong, bên ngoài, dù thô hay
tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Hành Uẩn.
QUÁ KHỨ HÀNH (ATĪTĀSAMKHĀRĀ)
Atītāsamkhārā là hành vi đã
diệt, đã qua, đã mất tức là Sở hữu Tư trong các Tâm như Sắc Tư, Thinh Tư, Khí
Tư, Vị Tư, Xúc Tư và Pháp Tư đã đã xa lìa, đã vắng mặt, đã không còn.
VỊ LAI HÀNH (ANĀGATASAMKHĀRĀ)
Anāgatasamkhārā là những hành vi
chưa sinh, chưa có, chưa hiện bày tức là Sắc Tư ... Pháp Tư chưa sinh, chưa
khởi, chưa xuất hiện, chưa hiện bày.
HIỆN TẠI HÀNH
(PACCUPANNĀSAMKHĀRĀ)
Paccupannāsamkhārā là hành vi
đang sinh, đang khởi, đang còn tức là Sắc Tư, ... Pháp Tư đang sanh khởi, đang
hiện diện. đang hiện hữu.
NỘI PHẦN HÀNH (AJJHATTASAMKHĀRĀ)
Ajjhattasamkhārā là những hành
vi riêng của mỗi chúng sinh, hành vi thuộc trong thân, hành vi của mình, tức là
Sắc Tư, ... PhápTư của phần mình, thuộc phần ta, thuộc phần riêng của mỗi chúng
sinh có liên quan nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN HÀNH
(BAHIDDHĀSAMKHĀRĀ)
Bahiddhāsamkhārā là những hành
vi bên ngoài, thuộc phần tha nhân, thuộc phần của ngưòi khác tức là Sắc Tư, ...
PhápTư của tha nhân có liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ HÀNH VÀ TẾ HÀNH (OLĀRIKĀ VÀ
SUKHUMA SAMKHĀRĀ)
Olārikā và sukhuma samkhārā là
hành vi Thô thiển và vi tế. Hành Bất Thiện là Hành Thô, Hành Vô Ký là Hành tế.
Hành Tương Ưng Thọ Khổ là Hành Thô, Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Khổ Thọ là Hành
thô, Hành Tương Ưng Xả Thọ là Hành tế. Hành của người không nhập thiền là Hành
thô, Hành của người nhập thiền là Hành tế, Hành thành cảnh lậu là Hành thô,
Hành không thành cảnh lậu là Hành tế. Nói tóm lại, Hành là Sở hữu Tư trong các
Tâm, do so sánh mà có thô và tế.
HẠ LIỆT HÀNH VÀ THÙ THẮNG HÀNH
(HĪNĀ & PANĪTĀ SAMKHĀRĀ)
Hīnā và panītā samkhārā là hành
vi thấp hèn và hành vi cao quý; hành xấu và hành tốt. Hành Bất Thiện là Hành
xấu, Hành Thiện và Hành Vô Ký là Hành tốt. Hành Tương Ưng Thọ Khổ là Hành xấu,
Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Hành tốt, Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ
là Hành xấu, Hành Tương Ưng với Thọ Xả là Hành tốt. Hành của người không nhập
thiền là Hành xấu, Hành của người nhập thiền là Hành tốt. Hành thành cảnh của
lậu là Hành xấu, Hành Phi thành cảnh Lậu là Hành tốt. Nói tóm lại, Hành là Sở
hữu Tư trong các Tâm, do theo sự so sánh mà có tốt và xấu.
VIỄN LY HÀNH (DŪRESAMKHĀRĀ)
Dèresamkhārā là hành vi xa lìa,
rời ra. Hành Bất Thiện xa lìa Hành Thiện và Hành Vô Ký v.v...
Hành Tương Ưng Thọ Khổ xa lìa
Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả v.v...
Hành của người không nhập thiền
xa lìa Hành của người nhập thiền, Hành của người nhập thiền xa lìa Hành của
người không nhập thiền. Hành thành cảnh Lậu xa lìa Hành Phi cảnh Lậu. Hành Phi
cảnh Lậu xa lìa Hành thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN HÀNH (SANTIKESAMKHĀRĀ)
Santikesamkhārā là Hành vi thân
cận gần gủi. Hành Bất Thiện gần với Hành Bất Thiện. Hành Thiện gần với Hành
Thiện. Hành Vô Ký gần với Hành Vô Ký. Hành Tương Ưng Thọ Khổ gần với Hành Tương
Ưng Thọ Khổ. Hành Tương Ưng Thọ Lạc gần với Hành Tương Ưng Thọ Lạc. Hành Tương
Ưng Thọ Xả gần với Hành Tương Ưng Thọ Xả. Hành của người nhập thiền gần với
Hành của người nhập thiền. Hành của người không nhập thiền gần với Hành của
người nhập thiền. Hành thành cảnh Lậu gần với Hành thành cảnh Lậu. Hành Phi
cảnh Lậu gần với Hành Phi cảnh Lậu. Nói tóm lại, Hành là Sở hữu Tư hiệp trong
các Tâm, do so sánh mà có gần và xa.
234 - THỨC UẨN
(VIÑÑĀṆAKHANDHA)
Lược Giải:
Viññāṇakhandha
là nhóm Tri giác, Tâm thức, Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong, bên
ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Thức Uẩn.
QUÁ KHỨ THỨC (ATĪTĀVIÑÑĀṆAṂ)
Atītāviññāṇaṃ là Thức
đã diệt, đã qua, đã mất tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân
Thức và Ý Thức đã diệt mất, đã xa lìa.
VỊ LAI THỨC (ANĀGATĀVIÑÑĀṆAṂ)
Anāgataviññāṇaṃ là Thức
chưa sinh, chưa khởi, chưa có, tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, ... Ý Thức chưa hiện
khởi, chưa sinh ra, chưa có mặt.
HIỆN TẠI THỨC (PACCUPANNAVIÑÑĀṆAṂ)
Paccupannaviññāaṃ là Thức
hiện tại, đang sinh khởi, đang hiện diện tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức đang trụ,
đang tồn tại, đang hiện bày.
NỘI PHẦN THỨC (AJJHATTAVIÑÑĀṆAṂ)
Ajjhattaviññāṇaṃ là Thức
nội phần, riêng của mỗi chúng sinh chấp thủ rằng của ta, của mình, thuộc nội
thân tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức riêng của mỗi người, mỗi chúng sanh, mỗi hữu
tình.
NGOẠI PHẦN THỨC (BAHIDDHĀVIÑÑĀṆAṂ)
Bahiddhāviññāṇaṃ là Thức
ngoại phần, tha nhân, của người khác tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức thuộc phần
bên ngoài ngoại thân của người khác.
THÔ THỨC VÀ TẾ THỨC (OLĀRIKĀ
& SUKHUMAVIÑÑĀṆAṂ)
Olārikā và sukhumaviññāṇaṃ là Thức
Thô và Thức tế. Thức Bất Thiện là Thức Thô, Thức Thiện và Thức Vô Ký là Thức
tế. v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ là Thức
Thô, Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Thức tế v.v...
Thức của người không nhập thiền
là Thức thô, Thức của người nhập thiền là Thức tế. Thức thành cảnh lậu là Thức
thô, Thức không thành cảnh lậu là Thức tế. Nói tóm lại, Thức thô và Thức tế là
do so sánh mà có.
HẠ LIỆT THỨC VÀ THÙ THẮNG THỨC
(HĪNĀ & PANĪTĀVIÑÑĀṆAṂ)
Hīnā và panītāviññāṇaṃ là Thức
xấu và Thức tốt.
Thức Bất Thiện Thức xấu Thức Bất
Thiện và Thức Vô Ký là Thức tốt v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ là Thức
xấu, Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Thức tốt v.v...
Thức của người không nhập thiền
là Thức xấu, Thức của người nhập thiền là Thức tốt.
Thức thành cảnh của lậu là Thức
xấu, Thức không thành cảnh Lậu là Thức tốt. Nói tóm lại, Thức tốt và xấu do so
sánh mà có.
VIỄN LY THỨC (DŪREVIÑÑĀṆAṂ )
Dèreviññāṇaṃ là Thức
viễn ly, xa lìa, rời ra. Thức Bất Thiện xa lìa Thức Thiện và Thức Vô Ký v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ xa lìa
Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả v.v...
Thức của người không nhập thiền
xa lìa Thức của người nhập thiền.
Thức của người nhập thiền xa lìa
Thức của người không nhập thiền.
Thức thành cảnh Lậu xa lìa Thức
không cảnh Lậu.
Thức Phi cảnh Lậu xa lìa Thức
thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN THỨC (SANTIKEVIÑÑĀṆAṂ)
Santikeviññāṇaṃ là Thức
thân cận gần gủi. Thức Bất Thiện gần với Thức Bất Thiện. Thức Thiện gần với
Thức Thiện. Thức Vô Ký gần với Thức Vô Ký. Thức Tương Ưng Thọ Khổ gần với Thức
Tương Ưng Thọ Khổ. Thức Tương Ưng Thọ Lạc gần với Thức Tương Ưng Thọ Lạc. Thức
Tương Ưng Thọ Xả gần với Thức Tương Ưng Thọ Xả. Thức của người nhập thiền gần
với Thức của người nhập thiền. Thức của người không nhập thiền gần với Thức của
người nhập thiền. Thức thành cảnh Lậu gần với Thức thành cảnh Lậu. Thức không
thành cảnh Lậu gần với Thức không thành cảnh Lậu. Nói tóm lại, Thức xa Thức gần
do so sánh mà có.
235 - VÔ THƯỜNG
(ANICCA)
Anicca là tư cách không thường,
luôn luôn biến đổi. Cũng gọi Palokaṃ là suy
vong, biến hoại - Cũng gọi Caraṃ là bị giao động, bị chi phối vì
tứ khổ, bát phong - Cũng gọi Pabhagu bất toàn, vì do nhân sinh tất phải hoại diệt.
- Cũng gọi là Addhuvam là không bền vững, vì không có chân đướng vững chắc.
Cũng gọi Viparināmadhammā là pháp thay đổi tự nhiên, đối với người gọi là sinh,
già, đau, chết. Ðối với trời đất gọi là thành, trụ, hoại, không đối với các
pháp nói chung là sinh, tiến, dị, diệt ...
- Cũng gọi là Asāraṃ là mềm
yếu, vì không có lõi, cũng như cây chuối v.v...
- Vibhavaṃ là
không có sự trưởng thành thật sự, sự già chuyển biến trong mỗi sát na sau già
hơn sát na trước vì đi đến gần với sự diệt vong ...
- Cũng gọi là sankhataṃ là pháp
do nhân cấu tạo tức là pháp hữu vi, pháp hành . ..
- Cũng gọi là Maranadhammaṃ là pháp
có sự hoại diệt, sự chết chắc chắn, không sao tránh khỏi được.
Hành giả luôn luôn ghi nhớ mười
danh nghĩa nói trên để Quán cho thấy rỏ thực tướng của ngũ uẩn gọi là Quán
tướng Vô Thường của ngũ uẩn (Aniccalakkhaṇa). Hoặc
hành giả suy niện thêm 4 đặc tính của vô thường:
- Vô thường có đặc tính sinh lên
rồi phải diệt (Uppādavaya Vattito)
- Vô thường có đặc tính luôn
luôn thay đổi (Viparināma)
- Vô thường có đặc tính là hằng
có sự thay đổi trong tất cả thời gian và không gian (Tāvatālika)
- Vô thường có đặc tính là đối
lập với thường (Níp-Bàn) (Niccapatipakkhapatthena).
(*) Phần Quán Tam Tướng nương
theo bản dịch của Ngài Hộ Tông đã trích dịch từ sách Visuddhimagga
236 - KHỔ NÃO
(DUKKHA)
Dukkha là tư cách thống khổ, đau
khổ, khó chịu đựng bất toại nguyện, ưu, bi, sầu, nảo, ai, khốc ...
- Cũng gọi Rogaṃ là bệnh
hoạn, khốn quẩn...
- Cũng gọi Gandaṃ là ung
nhọt, vì bị châm chít dầy vò mãi, vì có vật uế trược rĩ chảy, vì bị đau đớn, vì
bị sưng và bể vỡ.
- Cũng gọi Sallaṃ là mũi
tên, ngũ uẩn như bia, đau khổ như tên.
- Cũng gọi Aghaṃ là sự
bất hạnh sầu não, không hay của ngũ uẩn.
- Cũng gọi Abādhaṃ là động
cơ gây sự đau khổ của ngũ uẩn, vì mất tự do, vì bất toại nguyện, vì là kho tàng
thống khổ ...
- Cũng gọi Iti là mối tai họa
nguy hiểm vì vô chủ quyền vô sở hữu chủ.
- Cũng gọi Upaddavaṃ là sự
hư hỏng, rủi ro vì hằng đưa lại sự tiêu hoại, bất lợi vô ích...
- Cũng gọi Bhayaṃ là kinh
hãy khiếp đảm, vì đem lại sợ sệt khổ đau, vì ngăn sự an vui lợi lạc.
- Cũng gọi Upasaggaṃ là tai
hại, hoạn họa, vì đem lại sự bất lợi, vì gây ra tội lỗi, vì pháp ra vô lượng
khổ.
- Cũng gọi Attanaṃ là yếu
hèn bất lực, vì không chống được sự khổ, không đương đầu nổi với cảnh khổ.
- Cũng gọi Alenaṃ là
trống không, vì chẳng che ngăn được sự tuông rơi xuống.
- Cũng gọi Asarānaṃ là bơ
vơ đơn độc vì thiếu sự che chở, hộ trì.
- Cũng gọi Ādinavaṃ là tội
lỗi sai lầm, vì gây ra sự khó khăn liên tục, khổ đau mãi mãi.
- Cũng gọi Aghamulaṃ là
nguyên nhân cột trói tâm mất tự do.
- Cũng gọi Vadhakaṃ là động
cơ hủy diệt nềm vui.
- Cũng gọi Sāsavaṃ là trầm
luân, chìm đắm vì Dục Lậu, Hữu Lậu, Tà Kiến Lậu và Vô Minh Lậu.
- Cũng gọi Mārāmisaṃ là mồi
của ác ma, pháp hành ma, phiền não ma, tử thần ma.
- Cũng gọi Jātidhammaṃ là pháp
sinh khởi trôi chảy luôn luôn như giòng thác lũ.
- Cũng gọi Jarādhammaṃ là pháp
mang đến sự già liên tục, như lá vàng rơi lả tả.
- Cũng gọi Byādhidhammaṃ là pháp
đến sự đau khổ liên tiếp.
- Cũng gọi Sokadhammaṃ là pháp
đưa đến sự sầu muộn.
- Cũng gọi Paridevadhammaṃ là pháp
đem lại sự ai bi, tảm não, khóc than.
- Cũng gọi Upayasadhammaṃ là pháp
dẫn theo sự thống khổ thê lương.
- Cũng gọi Sankilesadhammaṃ là pháp
tích tụ những điều phiền toái như tham, sân, tà kiến ...
Hành giả ghi nhớ 25 danh nghĩa
kể trên để quán cho thấy rỏ thực trạng của ngũ uẩn gọi là quán tưởng khổ não
của ngũ uẩn (dukkha lakkhaṇa).
Hoặc hành giả suy niệm thêm 4
đặc tính của khổ não:
- Khổ não có đặc tính làm cho
nóng nảy (Santāpa).
- Khổ não có đặc tính làm khó
chịu, khó kham nhẩn (Dukkhama)
- Khổ não có đặc tính làm cho
sinh thống khổ, vật sinh ra khổ khác (Dukkha-vatthuka).
- Khổ não có đặc tính đối lập
với sự an vui (Sukkhapa ipakkhapatthena)
236 - VÔ NGÃ
(ANATTĀ)
Anattā là tư cách không có tự
ngã đơn thuần bất biến, không có chủ quyền trống không - Cũng gọi Paraṃ là
riêng rẽ từng phần, không dưới quyền ai cả, không ai có năng lực gì làm cho
trái lại lý vô ngã.
- Cũng gọi Rittaṃ là ít
oi mỏng mảnh, khiếm khuyết vì không có được sự an vui vĩnh viễn.
- Cũng gọi Tucchaṃ là rổng
không, huyển giả, hư vọng ảo tưởng vì không có thực chất tự ngã.
- Cũng gọi Suññaṃ là
không trống không, huyển không vì không có ngã và ngã sở.
Hành giả ghi nhớ 5 danh nghĩa kể
trên để quán cho thấy rỏ thực tướng của ngũ uẩn gọi là quán tướng vô ngã của
ngũ uẩn (Anattālakkhaṇa).
Hoặc hành giả suy niệm về 4 đặc
tính của pháp vô ngã:
- Vô ngã có đặc tính là không ở
dưới quyền ai cả (Vase avattanāyeva).
- Vô ngã có đặc tính rổng không,
chẳng có linh hồn chẳng có tự ngã bất biến (Suññatā).
- Vô ngã có đặc tính không lệ
thuộc dưới đấng tự hữu, tạo hóa chúa tể nào cả (Asusa-mikattā).
- Vô ngã có đặc tính đối lập với
danh nhgĩa tự ngã, hữu ngã, bản ngã (Attavipakkha-bhāvato).
LỜI PHỤ
Hành giả
tu tập theo pháp Tứ Niệm xứ nên tìm chổ thanh vắng như trong rừng, dưới cội
cây, ngôi nhà trống hay một trú xứ thanh tịnh nào khác cũng được, rồi thong thả
tu tập trong cả bốn oai nghi là khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi. Nhất Tâm
Chánh Niệm là luôn luôn ghi nhớ biết mình, chú tâm theo dỏi mỗi mỗi hành vi,
động tác của Thân Tâm. Khi chánh Niệm thuần thục vững mạnh rồi, Trí tuệ sẽ phát
sinh thấy rỏ sự sinh diệt của Danh Sắc.
Ðiều đáng chú ý hơn hết là làm
sao quán cho thấy rỏ tướng trạng Vô Thường, Khổ não, Vô Ngã của ngũ uẩn. Ba
tướng nầy là pháp ấn căn bản của môn Thiền Quán. Người tu hành khá ghi nhớ thận
trong, không nên khinh suất. Nếu hành giả lìa bỏ đề mục là ngũ uẩn, và lìa bỏ
ba pháp ấn căn nầy thì không thể thành tựu Ðạo Quả.
Nay chúng tôi dù tài hèn sức
kém, nhưng cố gắng tìm tòi trong chánh tạng Pàli những bài pháp chính của Ðức
Phật dạy về pháp Tứ Niệm Xứ, để đóng góp vào nền thiền học của nước nhà, nếu có
những chổ sơ sót ngoài ý muốn, mong quí Ngài Cao Tăng Thiền Ðức từ bi chỉ dạy
cho.
GIÁC
CHÁNH