- Đức Tin Công Giáo
- Trần Chung Ngọc
- CHƯƠNG I
- NGUỒN GỐC KI TÔ GIÁO
Ki-Tô Giáo gồm ba hệ phái chính: Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Roman Catholicism), Chính Thống Giáo (Orthodox Christianity) và Tin Lành Giáo (Protestantism). Tin Lành là tên cưỡng dịch từ Protestantism, đúng ra chỉ là Phản Đối Giáo (Ca-Tô Giáo gọi Tin Lành là Phản Thệ Giáo), một hệ phái Ki Tô do Martin Luther khởi xướng tại Đức trong thế kỷ 16, phản đối quyền lực tự phong của Giáo Hoàng Ca-Tô và thủ đoạn thu thập tài sản vật chất của Tòa Thánh bằng cách bán bừa bãi phép xá tội cho đám tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, và bác bỏ một số tín điều và "bí tích" trong Ca-Tô Giáo, chứ chẳng có gì có thể gọi là Tin Lành cả, vì hệ phái Ki Tô này tuyệt đối tin vào sự không thể sai lầm của Thánh Kinh, nhất là 4 Phúc Âm trong Tân Ước, được tin là chứa những tin lành cho nhân loại. Và, cũng như Ca-Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành đã dẫn đường, đồng hành hay theo gót thực dân đi xâm chiếm các quốc gia kém mở mang qua sách lược "cường quyền và bạo lực thắng công lý" để rao truyền những thứ mà họ gọi là "tin lành" hoặc "tin mừng", nhưng thực chất chỉ là những điều huyễn hoặc, hoang đường, phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, phản tiến hóa v..v..
Thật vậy, những thứ mà họ gọi là Tin Lành hay Tin Mừng thật ra chỉ là những niềm tin hoang đường tôn giáo của một số người Do Thái cổ xưa, những niềm tin không còn có thể hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại ngày nay. Và, sau khi Giê-su bị đóng đinh trên thập giá vì tội tự nhận là con của Thần Ki Tô, là đấng cứu thế, là Vua của dân Do Thái v..v..., có một số người nhẹ dạ, bị hấp dẫn bởi những lời thuyết giảng hoang đường của Giê-su, tin rằng Giê-su là con của Thần Ki Tô thật, có khả năng "cứu rỗi" những người nào tin ở ông ta, cho họ lên Thiên đường sống đời đời bên cạnh Thần v..v.., đem lòng sùng tín Giêsu, viết Tân Ước và bắt đầu truyền bá những niềm tin của họ, về sau gọi là đạo Giê-su hay đạo Ki Tô. Điều này cũng không có gì là lạ, vì thời đó, những dân tộc quanh vùng Trung Đông có truyền thống thờ phụng thần linh. Khi Ki Tô Giáo bành trướng trên thế giới, các nhà truyền giáo đã thay đổi, ngụy tạo, chế biến, thêm thắt lời kinh, thăng cấp Giê-su lên chức Chúa Cứu Thế của cả nhân loại dù rằng Tân Ước cho chúng ta thấy chỉ có một số rất nhỏ dân Do Thái tin theo Giê-su, và dù Giêsu đã nhiều lần khẳng định rằng ông chính là đấng cứu tinh của dân Do Thái và chỉ cứu giúp dân Do Thái mà thôi.
Thực tế là, suốt 2000 năm nay, không có bất cứ một bằng chứng nào, hay một căn bản đáng tin nào có thể chứng tỏ là sự "cứu rỗi" của Giê-su là có thực. Thực chất sự "cứu rỗi" này chỉ là một hứa hẹn huyễn hoặc, nhưng lại rất hấp dẫn đối với những người mơ ước một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Vì biết rõ sự hứa hẹn trên chỉ là một hứa hẹn vô trách nhiệm của Giáo hội với mục đích lừa dối để chiêu dụ tín đồ, Linh Mục Ernie Bringas đã gọi sự "cứu rỗi" này là "một cái bánh vẽ ở trên trời" (A Pie-in-the-sky).
Điều rõ ràng là chưa có ai từ Thiên đường, một trụ xứ của Thần Ki Tô do một số người cổ xưa tưởng tượng ra phù hợp với trình độ hiểu biết sai lầm của họ về vũ trụ, trở về để cho chúng ta biết sự "cứu rỗi" này nó như thế nào, và những khám phá của khoa học hiện đại về vũ trụ và con người đã dứt khoát phủ bác vai trò "cứu thế" của Giê-su vì ngày nay, những bằng chứng tràn ngập trong các bộ môn khoa học đã chứng tỏ không làm gì có chuyện "sáng tạo" ra vũ trụ và thế giới của một vị Thần toàn năng toàn trí, không làm gì có Thiên đường, cái nhà ở trên trời nơi Thần ngự, không làm gì có "tội tổ tông" qua huyền thoại về Adam và Eve, kéo theo tính chất phi lý của vai trò chuộc tội và cứu thế của Giê-su. Những luận cứ này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
Cũng như Ca-Tô Giáo, sự truyền đạo Tin Lành trên thế giới đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân loại. Tuy nhiên, vì mới được thành lập từ thế kỷ 16, sự tác hại của hệ phái Ki Tô Tin Lành trên nhân loại không thể so sánh với sự tác hại của Ca- Tô Giáo Rô-Ma, một tôn giáo với gần 2000 năm lịch sử truyền đạo tàn bạo và đẫm máu nhất, và dù cho Giáo Hoàng đương nhiệm Gion Pôn Hai (John Paul II) đã hơn 100 lần xin lỗi thế giới và răn dạy các tín đồ phải ăn năn thống hối về những tội ác của Ca-Tô Giáo đối với nhân loại, muôn đời Giáo hội cũng không thể cất khỏi bờ vai lương tâm của mình những oan hồn của cả trăm triệu sinh mạng già, trẻ, lớn, bé vô tội đã bị hủy diệt dưới bàn tay tàn bạo của Giáo hội.
Avro Manhattan đã viết trong cuốn Chủ Nghĩa Đế Quốc của Ca-Tô Giáo Và Sự Tự Do Của Thế Giới, so sánh sự tác hại của Ca-Tô và Tin Lành tại Á Châu, như sau:
Ngay từ những ngày đầu tiên của Ki Tô Giáo ở Viễn Đông, Ki Tô Giáo, xuất hiện dưới bộ áo tôn giáo, đã luôn luôn vươn lên như một lực lượng chính trị phục vụ cho những cá nhân và quốc gia Tây phương. Tin Lành Giáo cũng phạm tội như là Ca-Tô Giáo. Giống như Ca-Tô Giáo, các thừa sai Tin Lành luôn luôn làm tiền phong, hoặc theo gót các con buôn, tàu chiến, và những đoàn quân xâm lăng. Tuy nhiên, chính trị Tin Lành Giáo, dù phạm tội, không thể nào đồng hạng với Ca-Tô Giáo. Sự tác hại gây nên bởi chính trị Ca-Tô Giáo (Công Giáo) ở Á Châu thì lớn lao một cách không thể nào so sánh được, hơn tất cả những sự tác hại gây nên bởi mọi giáo hội Ki Tô khác cộng chung lại với nhau. 1
Phải chăng vì vậy mà trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi là: "Giữa Ca-Tô và Tin Lành, tôn giáo nào tốt hơn?" (Between Catholicism and Protestantism, which one is better?), Robert G. Ingersoll, một nhà tư tưởng tự do lỗi lạc của Mỹ, một nhân vật có tên trong lịch sử Hoa Kỳ, trong Tự Điển, trong Bách Khoa Tự Điển, trong Tự Điển điện tử CD-ROM, Grolier Electronic Publishing v..v.. đã trả lời:
"Tin Lành tốt hơn Ca-Tô vì có ít tính chất Ca-Tô hơn (nghĩa là ít độc tài và ít giáo điều hơn. TCN), nhưng sự khác biệt giữa Ca-Tô và Tin Lành (về sự độc hại của hai tôn giáo này đối với nhân loại. TCN) chỉ như sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ"
(Protestantism is better than Catholicism because there is less of it. But the difference between Catholicism and Protest-antism is as much as between an alligator and a crocodile).
Hiện nay, Tin Lành cũng như Ca-Tô Giáo đều có sách lược bành trướng sang Á Châu vì hai hệ phái Ki Tô Giáo này đang bị suy sụp trầm trọng ở phương trời Âu Mỹ, nơi đây đời sống kinh tế của dân chúng tương đối ở mức cao, và nhất là, đầu óc dân chúng đã mở mang. Trong các nước tân tiến này, giới trí thức trong cũng như ngoài giáo hội, cùng những khoa học gia, không mấy người còn tin vào những điều hoang đường phi lý, phản khoa học trong Ki Tô Giáo nữa. Tôi sẽ trở lại sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Ki Tô Giáo ở Á Châu trong đoạn kết của cuốn sách này.
Muốn hiểu về Đức Tin trong Ca-Tô Giáo, chúng ta không thể không biết về nguồn gốc và nền tảng của Ki Tô Giáo (Christianity). Trong cuốn Ki Tô Giáo, nhà Thần học nổi danh Hans Kung có đưa ra một nhận định:
Không có hòa bình giữa các tôn giáo thì sẽ có chiến tranh giữa các nền văn minh khác nhau. Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo nếu không có sự đối thoại giữa các tôn giáo. Không thể có sự đối thoại giữa các tôn giáo mà không có sự nghiên cứu về những nền tảng của các tôn giáo.2
Trong những phần sau đây, tôi sẽ tóm lược những kết quả nghiên cứu về những nền tảng của Ca-Tô Giáo Rô-Ma. Nắm vững những nền tảng này rồi, chúng ta mới có một căn bản để dựa vào đó mà đối thoại hữu hiệu với Ca-Tô Giáo, hi vọng sẽ đem lại hòa bình giữa Ca-Tô Giáo và các tôn giáo khác tại Việt Nam, hay nói khác đi, xóa sạch cái mà LM Lương Kim Định gọi là "một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được" vì "sự truyền đạo Thiên Thiên Chúa vào Việt Nam...đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. (Cẩm Nang Triết Việt, trg. 57).
Một sự hiểu biết về nguồn gốc Ki Tô Giáo rất cần thiết cho một khảo luận đứng đắn về tín ngưỡng Ca-Tô. Các tín đồ Ca-Tô , nhất là những tín đồ ở trong những quốc gia đã một thời bị thực dân đô hộ, phần lớn thuộc thành phần thấp kém, ít học hay vô học trong xã hội, thường chỉ được nghe giảng những đoạn chọn lọc trong Thánh Kinh nói về những chuyện thuộc loại huyền thoại không thể kiểm chứng được, ví dụ như "tội tổ tông", "thiên đường", "địa ngục", "cứu rỗi" v..v.., liên hệ đến một vị Thần mà các nhà truyền giáo gán cho một thuộc tính hoang đường là "phép tắc vô cùng" đã sáng tạo ra muôn loài. Vì không đủ trí tuệ để suy luận, vì mê tín tin vào một cái bánh vẽ "cứu rỗi" trên trời, tầng lớp quần chúng thấp kém này rất dễ dàng tin vào những hứa hẹn của các giáo sĩ, linh mục, mục sư v..v.. về một sự "cứu rỗi" của Giê-su, nhất là khi họ bị đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn và được giúp đỡ chút ít vật chất với mục đích khuyến dụ họ vào đạo. Họ không hề biết rằng Giê-su chỉ là một người Do Thái được thần thánh hóa làm Đấng Cứu Thế, trong khi với những kết quả nghiên cứu chính xác nhất về cổ sử, về nguồn gốc Ki Tô Giáo, các học giả trong và ngoài Giáo hội đều đồng ý ở một điểm: tiểu sử Giê-su thuộc loại bất minh, không có một chi tiết nào rõ ràng, như sẽ được trình bày với đầy đủ tài liệu trong một phần sau. Về nhân vật Giê-su này, có lẽ chỉ có một sự kiện sau đây có thể chấp nhận với tất cả sự dè dặt: đó là, Giê su sống trong thời của Thống Đốc La Mã Pontius Pilate, bị kết tội mạo nhận là Vua của dân Do Thái, mạo nhận là con của Thượng đế, gây xáo trộn trong xã hội, và bị xử đóng đinh trên một giá gỗ hình chữ thập, một hình phạt dành cho những tội nhân phạm những tội như giết người, cướp của v...v... trong thời đó. Thánh Kinh kể rằng Giê-su bị xử đóng đinh trên thập giá cùng lượt với hai tên ăn trộm.
Niềm tin vào một sự "cứu rỗi" của Giê-su vô hại vì nó đáp ứng được một sự khao khát tinh thần nào đó của con người, khi con người phải đối diện với những khó khăn, nghịch cảnh, bất trắc, và tính vô thường của mọi vật ở trên đời này, và bị mê hoặc bởi những luận điệu Thần học như tội tổ tông, tin Giêsu thì sẽ được "cứu rỗi", đời sống vĩnh hằng trên Thiên đường, hưởng nhan thánh Chúa v..v.., nên mơ tưởng và hi vọng đến một đời sau tốt đẹp hơn, một điều an ủi lớn đối với họ. Nếu những tín đồ này cứ an vui với niềm tin của mình và để yên cho người khác an vui trong niềm tin riêng của họ thì thế giới này đã tốt đẹp biết bao. Bất hạnh thay, như Tiến sĩ Madalyn O'hair đã viết trong cuốn Tất Cả Những Câu Hỏi Mà Các Bạn Muốn Hỏi Những Người Mỹ Không Tin Có Thần Ki Tô:
Cái tiền đề căn bản của Ki Tô Giáo là sự bất khoan nhượng. Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Giê Su Ki Tô đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là muốn cho mọi người đều phải tin vào Giê-su) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Những vị Thần của tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau. Nhưng khi Ki Tô Giáo xuất hiện với tính chất riêng biệt độc nhất của nó, dựa trên điều răn thứ nhất của 10 điều răn, "Ngươi không được thờ Thần nào khác", thì sự giết chóc bắt đầu. 3
Ngày nay, các học giả nghiên cứu Thánh Kinh, ở trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, đều đồng ý là câu đòi hỏi tín đồ phải đi cải đạo người khác trên toàn thế giới mà người ta cho là Giê su nói, thực ra chỉ được giáo hội Ca-Tô thêm thắt vào Thánh Kinh sau này với mưu đồ Ca-Tô hóa toàn cầu, mê hoặc đám dân thấp kém, nhằm mục đích tạo thêm quyền lực vật chất cũng như tinh thần cho hàng giáo phẩm Ca-Tô gồm từ Giáo Hoàng trở xuống đến hàng linh mục. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tài sản của giáo hội, vào đời sống xa hoa của Giáo hoàng, của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và một số lớn Linh Mục ngay trong những quốc gia nghèo khó, và nhất là sự khúm núm qụy lụy của giáo dân đối với các "bề trên" ra sao là chúng ta có thể thấy rõ thực chất và tác dụng của sách lược truyền đạo trên khắp thế giới.
Câu đòi hỏi các tông đồ phải đi cải đạo thế giới đúng là một câu ngụy tạo không hợp với tinh thần Thánh Kinh, vì Thánh Kinh đã viết rõ: Giê-su tin rằng chính mình là đấng cứu thế của dân Do Thái, và của dân Do Thái mà thôi, cùng tin rằng ngày tận thế sắp tới (Matthew 10:23, 16:28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:30; Rom 13:11) và Giê-su sẽ trở lại thế gian (second coming) một ngày rất gần với khí thế:
"Tóc trắng như lông chiên, như tuyết, mắt sáng như ngọn lửa, chân như đồng sáng loáng trong lò, tiếng nói vang ầm như thác đổ. Tay phải Ngài cầm bảy ngôi sao, miệng cắn thanh gươm hai lưỡi sắc bén" (Thánh Kinh: Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994: Cuốn Khải Huyền, Chương 1, đoạn 14-16 (Rev.: 1: 14-16).
Bao giờ trở lại? Chúng ta có thể trích dẫn 2 đoạn khác trong Thánh Kinh:
Mã-Thi-Ơ (Matthew) 16:17-18: "Ta sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta bảo đảm với các người, vài người đang đứng đây sẽ vẫn còn sống cho đến khi thấy ta đi vào trong vương quốc của ta."
Mác-Cô (Mark) 9:1: Và Chúa nói với các môn đệ: "Ta bảo đảm với các người là vài người đang đứng nơi đây sẽ vẫn còn sống cho tới khi thấy vương quốc của Thượng đế đầy uy quyền"
Từ những đoạn trích dẫn trong Thánh Kinh ở trên chúng ta thấy ngay rằng những điều giáo hội dạy tín đồ như: giáo hội kế thừa cương vị của Phê-rô, người mà Giê-su trao cho quyền thành lập giáo hội, và lời dạy của Giê-su phải đi cải đạo thế giới v..v.. hoàn toàn vô lý và mâu thuẫn, vì ngày tận thế đã gần kề, Giê-su sẽ trở lại phán xét nhân loại ngay khi một số người đồng thời với Giê-su còn sống, vậy thì lập ra giáo hội và đi cải đạo thế giới để làm gì? Hơn nữa, cái thế giới mà Giêsu biết cách đây 2000 năm có phải là thế giới mà hiện nay chúng ta biết rõ hay không? Chúa Cha còn không biết là quả đất tròn, vậy Chúa Con thì biết được bao nhiêu về trái đất của chúng ta? Chúng ta nên nhớ, trong những thời đại mà Thánh Kinh được viết ra, con người miền Trung Đông không hiểu gì về vũ trụ như chúng ta hiểu ngày nay.
Chính vì sự thiếu hiểu biết và do đó tin tuyệt đối vào những giáo điều ngụy tạo trong Thánh Kinh, vì không nhận thức được rằng Thánh Kinh chỉ là một sản phẩm của những người Do Thái không có mấy hiểu biết, viết về lịch sử và tín ngưỡng của họ, rồi sau đó được những kẻ buôn Thần bán Thánh ngụy tạo, thêm thắt vào Thánh Kinh để đạt được những tham vọng thế tục cá nhân mà tinh thần độc tôn và bất khoan nhượng đã trở thành căn bản tín ngưỡng của Ki Tô Giáo. Và, cũng chính vì căn bản độc tôn và bất khoan nhượng này mà Ki Tô Giáo đã bành trướng ở Âu Châu và trên thế giới, trong tâm cảnh젣ủa một số người cuồng tín trong thời đại chưa khai hóa, bằng những phương sách tàn bạo nhất của nhân loại với mục đích cưỡng ép tất cả mọi người trên thế gian cũng phải tin vào những giáo điều do giới giáo quyền Ki Tô Giáo đặt ra. Kết quả sách lược truyền đạo trên đã được Linh Mục Ernie Bringas tóm tắt trong nhận xét sau đây:
Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự chỉ đạo của Thượng đế . 4
Thượng đế là danh từ tín đồ Ca-Tô Việt Nam dùng để gọi vị Thần của tôn giáo họ. Thực ra, nguyên thủy, vị Thần này chẳng qua chỉ là Thần của một bộ lạc Do Thái trong thời chưa khai hóa, rồi được thăng cấp làm Thần của cả 12 bộ lạc Do Thái khác nhau, và sau này, khi Ki Tô Giáo phát triển, vị Thần này được các giáo sĩ Ki Tô thăng cấp lên làm Chúa Trời để mê hoặc đám dân thấp kém, cả tin, nhẹ dạ, như sẽ được trình bày với nhiều chi tiết hơn trong chương này. Bản chất của vị Thần Do Thái này không khác những Thần khác trong vô số những huyền thoại về Thần sáng tạo trên thế giới. Để cho vấn đề dùng từ cho đúng, tôi dùng từ "Thần Ki Tô" để dịch chữ God trong Ki Tô Giáo (Christian God), thay thế cho từ Thượng Đế.
Thần Ki Tô dính liền với lịch sử Do Thái. Thật vậy, giáo sư Thần học Hans Kung đã viết trong cuốn Thần Ki Tô Có Hiện Hữu Không? (Does God exist?) như sau:
Chúng ta không thể nào hiểu được Thần Ki Tô mà không biết đến người Do Thái, vì thực ra người Do Thái chính là Thần Ki Tô . 5
Điều này có nghĩa là, tuy các tín đồ Ki Tô cho rằng Giê-su là ngôi hai, hiện thân của một vị Thần toàn năng, sáng tạo ra muôn loài, thật ra quan niệm về một vị Thần Ki Tô như trên chẳng qua chỉ là quan niệm của người Do Thái cổ xưa về một vị Thần của dân tộc họ. Quan niệm này, có thể hợp với đầu óc người Do Thái cách đây 3, 4 ngàn năm, nay đã không còn ý nghĩa trước sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại theo định luật tiến hóa.
Linh mục James Kavanaugh, trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thần (The Birth of God), cũng đưa ra một nhận xét, trang72:
Cựu Ước vang lên sự nồng nhiệt của một dân tộc sùng tín. Nhưng nó cũng vang lên với những huyền thoại, với những nghi lễ mê tín cổ xưa, sự hẹp hòi và niềm tự hào quốc gia, sự độc ác và giáo luật. Đó là cuốn ghi chép về sự tiến hóa tín ngưỡng đặc thù của người Do Thái. Nhưng đó không phải là "lời của Thần Ki Tô". Tân Ước cũng vậy. Người ta không thể hiểu được Tân Ước nếu không nhìn theo lịch sử Do Thái. Những người viết Tân Ước là người Do Thái, đắm mình trong luật lệ và truyền thống quá khứ của dân Do Thái. Không có lý do nào để tin rằng Thần Ki Tô đã đích thân nói chuyện trực tiếp cùng họ, nhưng có rất nhiều lý do để tin rằng họ chỉ là những tác giả sùng tín phản ứng trước đời sống và những lời thuyết giảng của Ki Tô (Giêsu), trước những nhu cầu tôn giáo trong những thời đại họ sống, trước những vấn đề mà họ phải đối diện trong những cộng đồng tôn giáo của họ. 6
Trong cuốn Chúa Ki Tô Hay Quỷ? Bộ Mặt Đồi Bại Của Ki Tô Giáo ở Phi Châu (Christ or Devil? The Corrupt Face of Christianity in Africa), học giả Gia Tô Phi Châu Anene Obianyido cũng viết như sau, trg. 17:
Thảo luận về nguồn gốc của Ki Tô Giáo, dĩ nhiên chúng ta phải bắt đầu từ dân Do Thái và đạo Do Thái, tín ngưỡng từ đó Chúa Ki Tô ly khai với kết quả là bị trừng phạt. 7
Cho nên, với những sự kiện lịch sử trên, điều rõ ràng là Ki Tô Giáo, khi bành trướng trên thế giới bằng bạo lực, đã ngụy thuyết và biến đổi Thần của dân Do Thái thành Thần của mọi chủng tộc trên thế gian, và thăng cấp vai trò "cứu rỗi" dân Do Thái mà thôi của Giê-su, như được viết trong Thánh Kinh, thành đấng cứu rỗi của tất cả những ai tin vào khả năng cứu rỗi của Giê-su, để chiêu dụ những người nhẹ dạ, cả tin. Để cho vấn đề được rõ ràng, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về nguồn gốc Ki Tô Giáo.
Ki Tô Giáo bắt nguồn từ lịch sử dân tộc Do Thái và Do Thái Giáo (Judaism). Căn bản giáo lý Ki Tô dựa vào cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước, viết bởi những người Do Thái. Trong vài thập niên gần đây, trước sự tiến bộ về trí thức của nhân loại, trước sự tràn ngập của những tác phẩm nghiên cứu về Thánh Kinh và ý nghĩa của Thần Ki Tô (The meaning of God) trong cũng như ngoài giáo hội, vạch ra những sai lầm về lịch sử, khoa học, và Thần học v...v...trong Thánh Kinh, và những thuộc tính đã lỗi thời, đối ngược với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức của con người ngày nay v...v...của Thần Ki Tô (Chúa Cha) và của Giê-su (Chúa Con) trong Thánh Kinh, Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã tận dụng học thuật Ca-Tô (Catholic scholarship) để uốn nắn đầu óc của đám tín đồ theo chiều hướng một nền thần học mới. Học thuật Ca-Tô bao gồm những lý thuyết Thần học mơ hồ, đã được thay đổi nhiều qua dòng lịch sử, để bảo vệ đức tin Ca- Tô, chủ yếu nhằm vào giới trí thức; những sách lược tuyên truyền sai sự thực về "những sự tốt đẹp", những sắc thái "thánh thiện", và những "phép lạ" v...v... mà Giáo hội đưa ra để thu hút và giữ tín đồ; những tín lý vô căn cứ của Giáo hội đưa ra để duy trì quyền lực của giới lãnh đạo Ca-Tô (Xin đọc chương 6, 7 trong cuốn Công Giáo Chính Sử, Ibid., trg 219-336).
Theo định nghĩa cổ điển, Thần học là "đức tin tìm kiếm sự hiểu biết" (Thánh Anselm: In the classical meaning of the term, theology is "faith seeking understanding"), do đó Thần học tìm cách biện giải những điều đã tin. Ngoài đức tin, Thần học không có nghĩa. (Apart from faith, theology has no meaning.) Cho nên, Thần học bao giờ cũng phải đặt căn bản trên đức tin, tin những điều viết trong Thánh Kinh, hoặc viết bởi những nhà lập giáo, những tín lý các công đồng Ki Tô đưa ra, v..v.. (Richard P. McBrien in Report on the Church, p. 2:...That is, theology must always have its starting point in Sacred Scripture, in the writings of the early fathers of the Church, in the official teachings of the councils, and so forth.) rồi từ đó mới tìm cách diễn giải để tăng thêm sự hiểu biết về những đức tin này. Thí dụ, Thần học đặt sự hiện hữu của Thần Ki Tô như một tiền đề không có nghi vấn, rồi từ đó mới biện giải về mối liên hệ giữa Thần và con người, và làm phát triển trong con người lòng tin và thờ phụng Thần.
Trong cuốn Systematic Theology, Paul Tillich viết rằng: "Thần học, như là một công năng của Giáo hội, phải phục vụ cho nhu cầu của Giáo hội" (Theology, as a function of the Church, must serve the needs of the Church.) Chúng ta thấy rằng, nếu Thần học phục vụ cho đức tin Ki Tô thì các nhà Thần học phục vụ cho Giáo hội, như là một bầy tôi của đức tin (McBrien, Ibid.: If theology exists for the sake of the Christian faith, then the theologian exists for the sake of the Church, as a servant of faith.)
Bản chất của nền Thần học Ki Tô là như vậy, và Ca-Tô Giáo Rô-Ma đã vận dụng tối đa xảo thuật sử dụng tính chất co dãn của ngôn từ vào trong môn Thần học, kể cả xuyên tạc, thay đổi sự thực để đạt mục đích toàn trị của Giáo hội. Thật vậy, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Xét Về Giáo Hội Lỗi Thời Của Mình, một cuốn sách đã được một số trí thức trong cũng như ngoài giáo hội ca tụng, linh mục James Kavanaugh đã đưa ra một nhận xét như sau về nền Thần học Ca-Tô:
Tuy nhiên, nền Thần học của chúng ta đã trở thành một trò chơi học thuật. Đó là một mớ luật lệ tích tụ trong sự cay đắng tôn giáo của những cuộc tranh chấp nhỏ mọn. Đó là một chuyện cổ tích về những chân lý đã nhàm chán, chỉ có tác dụng tước đoạt trách nhiệm cá nhân của con người và hạ thấp con người thành một nô lệ vô danh sợ sệt. Thần học đã tước đoạt đầu óc con người và chỉ để lại trong họ những lời học thuộc lòng... Đó là nền Thần học mà tôi đã học và truyền lại trong mọi kỳ xưng tội mà tôi nghe, trong mọi lớp học tôi dạy, trong mọi bài giảng tôi nói cho đám con chiên đầy mặc cảm tội lỗi .8
Và, trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu", Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ GiaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích" ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist), thường được biết dưới một tên hoa mỹ là "bí tích ban Thánh thể", mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the "god-eating" ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus' birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:
"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi.
Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca-Tô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái - KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là "Thần học"..
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái - KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng. 9
Cái thảm cảnh của con người hiện nay trên thế giới là vẫn còn một số không nhỏ những người mệnh danh là trí thức lãnh đạo Ki Tô Giáo bị giam giữ trong "cái lưới vô hình xiềng xích trí tuệ" (từ của Nguyễn Hùng Vũ, Thế Kỷ 21, số 126), ngự trị trên đám đông tín đồ thấp kém sống trong "những ốc đảo ngu dốt" (từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh), hoặc trong cái "bóng tối dày đặc của ý thức hệ Rô-Ma" (từ của Tiến Sĩ Barnado: The thick darkness of Romanism), không hề biết đến những tiến bộ của nhân loại cùng những sự thực về Ki Tô Giáo. Nhưng đối với lớp người hiểu biết thì nền Thần học Ki Tô Giáo, một nền Thần học đã chiếm địa vị độc tôn trong suốt 1000 năm của thời đại tăm tối (The dark Ages) ở Âu Châu với hậu thuẫn của gươm giáo, của những Tòa Hình án (Inquisitions), ngày nay đã mất đi tính cách thuyết phục và bị đẩy ra khỏi môi trường trí thức của nhân loại.
Đến đây, chúng ta đã hiểu tại sao Giáo sư David Voas, đại học New Mexico, Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách khảo cứu Tân Ước nổi tiếng: Cuốn Thánh Kinh Mang Tin Xấu: Cuốn Tân Ước, đã viết trong phần dẫn nhập như sau:
Thần học, đã một thời như là bà hoàng của các khoa học, ngày nay có vẻ chỉ còn là bà hoàng của các tu viện, vẫn đàm tiếu về cùng những chuyện cổ xưa sau khi các em nhỏ hát Thánh ca đã trưởng thành và bỏ đi lâu rồi. Thật là đáng xấu hổ... Thần học - chấp nhận như là môn học về Thần Ki Tô - bị coi là không có chủ đề nào, hoặc ít nhất là không có chủ đề nào chúng ta có thể nghiên cứu. Đó là ngành học duy nhất với những chuyên gia thực sự không biết mình đang nói cái gì.
Vì không có chất liệu cho chủ đề, các nhà Thần học phải xử dụng đến hai lãnh vực kỳ quặc: óc tưởng tượng và Giáo quyền... Ngày nay, các tư tưởng gia Ki Tô có nhiệm vụ chứng tỏ Thánh Kinh có ý nghĩa, nhất quán, và có vẻ như là có thể biện hộ cho vấn đề luân lý đạo đức trong đó. Điều này có thể thật là khó khăn. 10
Cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn Những Điều Tự Nhận Sai Sự Thực (của Giáo hội Ca-Tô. TCN):
Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết. 11
Cho nên, nếu chúng ta thấy một người nào ở trong Giáo hội Ca-Tô thuộc loại "Giáo Hoàng nói thì chỉ biết gật", mà mang học vị "Tiến sĩ Thần học" thì chúng ta phải hiểu ngay rằng học vị này chỉ được đào tạo với mục đích phục vụ giáo hội, có nhiệm vụ bảo vệ những tín lý đã lỗi thời, bất kể phải dùng đến thủ đoạn nào. Còn những "con chiên ghẻ" Thần học trong giáo hội như Hans Kung, Charles Curran, Edward Schillebeeckx v..v..., những người dám đặt vấn đề Đồng Trinh, Sống Lại, Thăng Thiên, Giáo Hoàng không thể sai lầm, kiểm soát sinh sản v...v... với Tòa Thánh, thì họ đã bị Giáo Hoàng khóa miệng, cấm dạy học, cấm viết sách v..v.. vì họ không chịu nhắm mắt tin theo những lời "Giáo hội dạy rằng". Nhưng như vậy thực sự họ đã đi ra ngoài môn Thần học vì đã đặt vấn đề với đức tin. Những tác phẩm của họ có lẽ thuộc lãnh vực triết lý tôn giáo, xã hội học tôn giáo, lịch sử tôn giáo v..v.. hơn là Thần học, vì bản chất của Thần học là củng cố đức tin chứ không phải là chất vấn đức tin. Lẽ dĩ nhiên, ngoài giáo hội cũng có những người mang danh giáo sư Thần học dạy trong các đại học, nhưng họ không lệ thuộc Tòa Thánh Vatican và vẫn giữ tư cách độc lập trí thức của họ. Cũng vì vậy mà ngày nay chúng ta mới có những tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc về những sự thật của Ki Tô Giáo mà tính cách chính xác và trí thức của những tác phẩm này không ai có thể phủ nhận.
Vậy thì, nền Thần học mới của Ca-Tô Giáo đã được vận dụng để thay đổi đầu óc tín đồ như thế nào? Đại cương thì nền Thần học mới này đặt nhẹ Cựu Ước, không tôn vinh, ca tụng và dựa hoàn toàn vào Cựu Ước như trước, coi đó là lịch sử của Do Thái, nhưng vẫn giữ quan niệm về một vị Thần toàn năng sáng tạo ra muôn loài và quan niệm về tội tổ tông. Những sự tàn ác, bất nhân, thù hằn, vô luân v..v.. của Chúa Cha trong Cựu Ước, vị Thần sáng tạo ra muôn loài theo niềm tin của dân Do Thái cũng như của các tín đồ Ki Tô ngày nay, những điều "mặc khải" sai lầm về con người và vũ trụ cũng như về lịch sử v...v..., nghĩa là sai lầm về tất cả các bộ môn kiến thức của con người hiện nay như vũ trụ học, vật lý học, sinh học, địa chất học, cổ sinh vật học, hóa học, sinh hóa học, đạo đức học v...v... được lờ đi tối đa và thay thế bằng quan niệm về một vị Thần đầy lòng thương yêu, nhân từ và tha thứ để mê hoặc và thu hút tín đồ. Giáo hội biết rõ đám tín đồ của mình thuộc loại không đội trời chung với óc suy luận, tìm tòi, nên Giáo hội đã cưỡng gán những thuộc tính sai sự thực cho Thần Ki Tô để lừa dối và chiêu dụ tín đồ, sai sự thực vì những thuộc tính này trái ngược hẳn với những thuộc tính tàn bạo, độc ác, ghen tuông, trả thù v..v.. như được viết trong Thánh Kinh. Giáo hội biết rất rõ, giáo dân không có đọc Thánh Kinh và thường chỉ nghe các Linh mục giảng những đoạn chọn lọc lặt vặt trong Thánh Kinh. Sự thay thế này đã tạo nên một hình ảnh của Thần hấp dẫn hơn đối với những người nhẹ dạ, cả tin, tuy nhiên, đối với giới hiểu biết, thì đó chỉ là một sách lược lừa dối trong học thuật Ca-Tô. Nói tóm lại, nền Thần học mới này đã đưa Cựu Ước vào trong hậu trường, và việc diễn xuất ngoài sân khấu đặt trọng tâm vào vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê-su trong Giao Ước mới hay Tân Ước, những hứa hẹn mà Linh mục Ernie Bringas gọi là "một cái bánh vẽ trên trời" (A pie-in-the-sky)..
Với bản chất của "những con cừu của Panurge" và với truyền thống "Giáo hội dạy sao thì nghe vậy", một số tín đồ Ca-Tô Việt Nam cũng lên tiếng phụ họa, yêu cầu Giáo Hoàng Gion Pôn Hai bỏ Cựu Ước vì đó là lịch sử của Do Thái, khai triển Tân Ước vì Tân Ước mới là tiếng nói đích thực của Thiên Chúa. Ông Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Ca- Tô Việt Nam, trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng, một cuốn sách mà một số trí thức đồng đạo của ông đã ca tụng là "vô cùng sâu sắc, thâm thúy, trí thức và chững chạc ...", cũng viết rõ, trang 63:
"Truyện Adam Eva ăn trái cấm, rồi bị Giavê phạt, chẳng cần là nhà Kinh Thánh học ta cũng có thể tưởng đó là môt huyền thoại - không phải là một ảo tưởng - lưu truyền nơi nhiều dân tộc. Dân Do Thái đã tạo ra huyền thoại hoặc vận dụng những huyền thoại sẵn có để thích ứng vào lối suy tư của mình."
hàm ý căn bản Cựu Ước là những huyền thoại của dân Do Thái, nhưng lại chấp nhận những huyền thoại trong Tân Ước, thí dụ như, trang 180:
"Tin hay không, tùy ý. Nhưng không thể không công nhận hình ảnh Giê su trong Tân Ước là hình ảnh Đấng đến để phá tan sợ sệt, chiến thắng ác, khổ, chết; hình ảnh một Đấng Cứu Thế đã xuống tận đáy địa ngục để xóa bỏ địa ngục, để giải thoát từng mỗi con người, mời gọi từng người tiến tới một cuộc sống trưởng thành và viên mãn."
Tin hay không tùy ý. Nếu tôi không tin thì làm sao tôi có thể công nhận những điều hoang đường như trên, vì công nhận một cái gì hàm ý biết rõ cái đó có thực. Câu viết mâu thuẫn, rỗng tuếch, hoang đường, phi thực tế, phản khoa học như trên phải chăng bắt nguồn từ một sự hiểu biết sâu sắc, thâm thúy, trí thức v..v... như là các đồng đạo trí thức cùng cỡ với ông Tri tôn vinh ông? Thực ra nó chỉ phản ánh một kiến thức hoàn toàn dựa vào một cặp nạng Thần học đã lỗi thời của thời Trung Cổ . Thật vậy, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai gần đây đã khẳng định không làm gì có địa ngục ở trong lòng đất, tất cả đều do tâm con người tạo ra, vậy câu ông Đỗ Mạnh Tri viết "Đấng Cứu Thế đã xuống tận đáy địa ngục" phải chăng chỉ là một điều hoang tưởng trong nền Thần học cũ kỹ đã không còn ý nghĩa trong thời đại này. Đã có biết bao linh mục, giám mục, nhà Thần học, tín đồ v...v... trong Ca-Tô Giáo vứt bỏ được cặp nạng này vì không còn tin vào những huyền thoại "chuộc tội", "cứu rỗi", "sống lại", thăng thiên", "thiên đường", "địa ngục" v...v... qua những kết quả nghiên cứu, suy luận trí thức rất thành thực và lương thiện của họ, và để lại cho thế giới những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại, trong khi một số trí thức Ca-Tô Việt Nam vẫn còn bám chặt vào một cặp nạng không cần thiết cho đời sống đạo. Thật đáng buồn.
Thật ra, học thuật Ca-Tô như trên, tạo ra một nền Thần học mới, chỉ có giá trị trong nội bộ Ca-Tô, hay nói đúng hơn, trong đám tín đồ thấp kém, ít học hay vô học. Vì đối với giới hiểu biết và những tín đồ trong các nước tân tiến, ai cũng biết căn bản của nền Thần học Ki Tô là ở Cựu Ước. Nếu gạt bỏ Cựu Ước thì nền Thần học Ki Tô này sụp đổ. Chứng minh?
Trọng điểm của Tân Ước là vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giê-su. Nhưng vai trò này đặt trên giả thuyết là con người có tội, cần đến một sự "chuộc tội" và "cứu rỗI". Do đó, câu chuyện con người sa ngã, phạm tội với Chúa Cha và bị Chúa Cha nguyền rủa, hành hạ, đày ải, trừng phạt v...v...được đặt ra qua các nhân vật của huyền thoại Adam và Eve. Khi phủ nhận những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần Ki Tô trong Cựu Ước, chấp nhận chuyện Adam và Eva ăn trái cấm tạo thành tội tổ tông là một huyền thoại, như ông Đỗ Mạnh Tri đã viết ở trên, thì vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con trở thành hoang đường. Bởi vì, tội tổ tông chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái, vậy thì ai (hoặc ông Nguyễn bà Trần nào) cần ai "chuộc tội", và ai (hoặc ông Lê bà Lý nào) cần ai "cứu rỗi"? Điều này kéo theo chuyện Chúa Con chịu đóng đinh trên Thánh Giá để "chuộc tội" cho nhân loại là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường. Nói tóm lại, vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Chúa Con, Giêsu, đặt nền tảng trên huyền thoại về các nhân vật Adam và Eve trong cuốn đầu trong Cựu Ước, Sáng Thế (Genesis), và cùng sống hay cùng chết với huyền thoại này. Nhưng, trong ánh sáng của khoa học và lý trí, giá trị đích thực của huyền thoại về tội tổ tông trong Cựu Ước đã được chứng minh rằng không hơn giá trị của một mớ huyền thoại khác thuộc lịch sử của dân tộc Do Thái. Vậy, hiển nhiên là những sự kiện lịch sử Do Thái đã được thay đổi, chế biến, diễn giải và lồng trong các huyền thoại được viết trong Cựu Ước để phù hợp với tín ngưỡng và tinh thần quốc gia của Do Thái trong thời cổ xưa. Đây là khuynh hướng chung của mọi dân tộc trên thế giới, lồng những sự kiện lịch sử vào trong các huyền thoại phù hợp với dân tộc tính và tinh thần quốc gia. Do đó, ngày nay không còn mấy người tin vào huyền thoại Adam và Eve là tổ tông loài người, kéo theo chuyện chẳng làm gì có tội tổ tông. Điều này kéo theo sự sụp đổ của vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giê su. Cũng vì vậy mà trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết, Giám mục John Shelby Spong đã dành riêng chương 6 để viết về đề tài Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế:Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ (Jesus as Rescuer: An Image That Has To Go). Trong chương này, Giám Mục Spong viết như sau:
Một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng trước khi sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trong thời trước-Darwin và một sự vô nghĩa trong thời sau-Darwin.12
Suốt từ đầu tới cuối cuốn Thánh Kinh, gồm có Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta chỉ thấy tên người, tên địa phương v..v.. toàn là tên Do Thái cổ xưa và những tên thuộc vài miền lân cận trong vùng Trung Đông như Ammon, Aram (Syria), Assyria, Babylonia, Edom, Egypt, Judah, Moab, Philistia, Phoenicia v...v..., và chúng ta cũng nên nhớ rằng Chúa Con, Giêsu, cùng với Tân Ước mới sinh ra cách đây 2000 năm. Nhưng Ki Tô Giáo đã lấy những huyền thoại trong lịch sử Do Thái, chế biến, thêm thắt, thay đổi và ngụy tạo nhiều biến cố để biến chúng thành những sự thực lịch sử chung cho cả nhân loại, làm mê mẩn đầu óc của khoảng 25% dân số trên thế giới bằng những điều huyễn hoặc, phi lý. Tôn giáo của dân tộc Do Thái đã chuyển dần thành Ki Tô Giáo, một tôn giáo dựa vào thế lực của các bạo Chúa để bành trướng ở Âu Châu, và sau cùng dựa vào thế lực thực dân để bành trướng trên thế giới. Điều kỳ quặc nhất trong lịch sử nhân loại là Ki Tô Giáo, như chúng ta đã biết, thuyết giảng rằng Giê su tình nguyện bị đóng đinh trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại, nhưng trong lịch sử phát triển lại vu cho dân Do Thái cái tội giết Chúa, một nghịch lý mâu thuẫn cùng cực, để tạo nên một tâm cảnh thù nghịch dân Do Thái trong đám tín đồ thấp kém và cuồng tín, ngõ hầu thực hiện những hành động diệt chủng, bách hại với mưu đồ tận diệt dân Do Thái trong suốt 2000 năm nay.
Những nhận định như trên phải chăng là những nhận định vô căn cứ, vô trách nhiệm của những người ngoại đạo, "chống Ki Tô Giáo"? Tuyệt đối không phải. Đó là tổng hợp nhận định của nhiều nhà trí thức trong những xã hội Âu Mỹ, những xã hội mà Ki Tô Giáo là tôn giáo chính của đa số dân chúng. Trong số những nhà trí thức này có những Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Mục Sư, những nhà Thần học của Ki Tô Giáo, những giáo sư đại học và chuyên gia về tôn giáo, những học giả và nhà nghiên cứu cổ văn và lịch sử nhân loại v..v... Đó là những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu và tuyệt đối tôn trọng sự thực, kết quả của những công cuộc nghiên cứu cẩn thận, kỹ càng, dựa trên những dữ kiện chính xác v...v...dù những sự thực này không phù hợp với niềm tin tôn giáo của họ.
Như vậy, phải chăng tất cả nền tảng Thần học Ki Tô Giáo đều được xây dựng trên những chuyện huyễn hoặc, giả tưởng, phi lý? Muốn giải đáp những nghi vấn này, chúng ta phải trở lại lịch sử Do Thái từ thời Abraham, ông Tổ của dân Do Thái. Abraham là người như thế nào? Thánh Kinh đã viết rõ. Ở đây tôi không nhắc lại nữa. Độc giả nào muốn biết chi tiết về Abraham xin đọc bài Abraham: Thánh Tổ Phụ Của Các Đạo Chúa trong phần Phụ Lục của cuốn Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, nxb Giao Điểm, 1999.
Nhưng trước hết, có lẽ chúng ta cũng nên biết tại sao nhân loại ngày nay lại coi nền Thần học Ki Tô Giáo là huyễn hoặc và phi lý, hoặc là đã chết. Huyễn hoặc và phi lý vì thế giới ngày nay gồm khoảng 6 tỷ người, với nhiều sắc dân có lịch sử, tiếng nói, phong tục, tập quán v...v... hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, người Việt Nam không có liên hệ gì với người Do Thái, dù những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có muốn nhận hai người Do Thái, Adam và Eve, được Thần Ki Tô tạo ra từ đất sét cách đây mới hơn 6000 năm, làm tổ tiên của mình cũng không được, khoa di truyền học không cho phép như vậy. Con người sinh ra, nói theo kiểu Việt Nam, là do tinh cha huyết mẹ, và gồm có 46 sắc tố (chromosome) được kết lại với nhau thành 23 cặp sắc tố, 23 sắc tố thuộc cha và 23 sắc tố thuộc mẹ. Trong cặp sắc tố truyền giống (sex chromosomes) có những đơn vị chuyên biệt gọi là đơn vị truyền giống hay "sex gen", chính những "gen" này sẽ quyết định con người sinh ra như thế nào, con gái hay con trai, da vàng mũi tẹt, hay mũi lõ mắt xanh v...v... Trong một phần sau, tôi sẽ giải thích kỹ hơn về những vấn đề thuộc môn sinh học này. Chưa kể là khoa học ngày nay đã xác nhận loài người đã có trên thế gian cách đây ít ra cũng là cả triệu năm chứ không phải là do Thần Ki Tô tạo ra "theo hình ảnh của Thần" cách đây trong khoảng 6, 7000 năm như được viết trong Thánh Kinh. Trong cuốn Sự Sinh Ra Của Vũ Trụ, Tiến Sĩ Trịnh Xuân Thuận, giáo sư vũ trụ học tại đại học Virginia, Hoa Kỳ, cho chúng ta biết:
Những động vật linh trưởng đã tiến hóa từ khoảng 20 triệu năm, và cách đây khoảng 2 triệu năm, những đại diện đầu tiên của giống người đã giẫm chân trên trái đất.13
Tưởng chúng ta cũng nên biết, trong tháng 4, 1999, đã xẩy ra ba biến cố khoa học. Thứ nhất, các nhà cổ sinh vật học (paleonthologist) đã kiếm thấy ở Ethiopia một cái sọ và những sinh vật hóa đá (fossils) được coi là thuộc tiền nhân loại (prehuman species), nghĩa là loài người tiến hóa từ những sinh vật có sọ như vậy. Phương pháp định tuổi vật chất cho biết chiếc sọ đó có tuổi khoảng 2 triệu rưỡi năm. Thứ nhì, các nhà vũ trụ học đã khám phá ra một hệ thống thái dương hệ mới gồm có một vị sao, tương tự như mặt trời, và 3 hành tinh. Thứ ba, các nhà vũ trụ học cũng đã nhìn thấy, lẽ dĩ nhiên qua kính thiên văn tân kỳ, một thiên hà cách trái đất khoảng 13 tỷ năm ánh sáng. Tất cả những khám phá khoa học mới này, cùng với những khám phá khoa học qua nhiều thế kỷ, một lần nữa, đã dứt khoát bác bỏ huyền thoại "sáng tạo" của một vị Thần toàn năng, cũng như bác bỏ mọi điều "mặc khải" của Thần Ki Tô về con người và vũ trụ như được viết trong Thánh Kinh, những điều mà, cho đến tận ngày nay, các tín đồ Ki Tô vẫn còn tin rằng không thể nào sai lầm. Những khám phá của khoa học hiện đại cũng dứt khoát dẹp bỏ vai trò "cứu thế" của Giê-su, vì Giê-su mới sinh ra cách đây chưa đầy 2000 năm, trong khi loài người đã xuất hiện trên trái đất cách đây ít ra là 2 triệu năm, trong khi Thánh Kinh viết rằng Chúa Cha mới "sáng tạo" ra trời đất cách đây mới có 6000 năm. Từ những sự kiện nêu trên, chúng ta thấy ngay rằng, giáo lý Ca-Tô thật là hoang đường và phi lý. Giáo hội Ca-Tô thường dạy rằng: "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người (Giêsu) sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời" (Gion Pôn Hai, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trg. 76). Điều rõ ràng là câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giêsu. Nhưng trước khi Giêsu sinh ra cả 2 triệu năm thì trên thế gian này đã có biết bao nhiêu người sống rồi, và hiển nhiên họ đâu có biết tới Giêsu. Vậy họ có bị luận phạt hay không? Vì theo giáo lý Gia Tô, đến ngày tận thế, Chúa sẽ giáng trần để thưởng phạt nhân loại, làm cho người chết sống lại, kẻ nào tin Giêsu thì được lên Thiên đường, kẻ nào không tin Giêsu thì xuống địa ngục. Trong số những kẻ không tin Giêsu này gồm cả nhân loại trước thời Giêsu và trong đó tất nhiên có cả gia hệ của Giêsu gồm không biết là bao nhiêu đời. Một giáo lý thuộc loại mê tín dị đoan, phi lôgic, phi nhân đạo, phản khoa học v... v.. như vậy mà vẫn có nhiều người tin thì chúng ta phải hiểu rằng họ thuộc những thành phần nào trong cộng đồng thế giới. Trước thế kỷ 16, dân Việt Nam không biết Giêsu là ai. Từ thế kỷ 16, những người dân Việt Nam đầu tiên biết tới Giêsu thuộc thành phần cùng đinh của xã hội, như nhiều tài liệu lịch sử đã chứng tỏ. Tín đồ Ca-Tô Việt Nam hẳn rất lấy làm sung sướng được lên Thiên đường thấy nhan thánh Chúa, sống đời đời bên Chúa, trong khi ông bà tổ tiên nhiều đời của họ bị đày địa ngục. Cái đạo gì mà đưa ra một giáo lý ác ôn như vậy, và những người bị mê hoặc bởi cái giáo lý ác ôn này có bao giờ nghĩ đến đồng bào ruột thịt, ông bà tổ tiên của họ không? Nhưng điều đáng nói là câu Giáo hoàng viết như trên vào năm 1994 nay đã trở thành một tín điều hoang đường, vì tháng 7, 1999, chính ông lại phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Địa ngục, chứng tỏ cái mà ông gọi là "luận phạt" hay "sống đời đời" chỉ là những điều Giáo hội bày đặt ra để hù dọa và khuyến dụ những người có đầu óc yếu kém.
Đây chính là thực chất hoang đường của nền Thần học Ki Tô Giáo mà ngày nay, trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại cùng với những khám phá của khoa học, đã trở thành, theo như nhận định của Giám Mục Spong, những sự vô nghĩa trong thời hậu-Darwin. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng, không bao giờ muốn cho tín đồ của mình biết những sự thực này, sợ tín đồ mất đi niềm tin và kéo theo hậu quả Giáo hội mất đi nguồn lợi và quyền lực về vật chất cũng như về tinh thần. Nhưng tiến hóa là một định luật tự nhiên của con người, không có một quyền lực nào, thế tục cũng như tôn giáo, có thể ngăn chặn nổi. Bởi vậy trong những xã hội Âu Mỹ tân tiến ngày nay, những công cuộc nghiên cứu về lịch sử nhân loại cũng như tôn giáo càng ngày càng vạch ra những sự thực không ai có thể chối cãi, và người dân trong những xã hội này càng ngày càng hiểu biết hơn, do đó đã xảy ra tình trạng bỏ đạo, thiếu hụt linh mục đến mức độ trầm trọng. Đây là những sự kiện xã hội trong thế giới mà chính Tòa Thánh Vatican và các lãnh tụ Chính Thống Giáo, Tin Lành đều công nhận.
Bây giờ chúng ta hãy trở lại lịch sử Do Thái, được viết trong Cựu Ước. Tin hay không tùy ý, và lẽ dĩ nhiên, độc giả không cần phải "công nhận" bất cứ điều nào viết trong Cựu Ước.
Người Do Thái tin rằng dân tộc mình là một dân tộc được Thần Giavê (Yahweh hay Jehovah), alias Chúa Cha, đặc biệt chọn (chosen people). Niềm tin này bắt nguồn từ một sự tích trong Cựu Ước: Thần Giavê chọn Abraham và sau đó lập giao ước với Abraham.
Cách đây khoảng 4000 năm, nghĩa là khoảng 2000 năm Trước Thường Lịch (TTL) [Ngày nay, hầu hết các sử gia, kể cả một số Giám Mục, Linh Mục v..v.., đều bỏ từ "Trước Ki Tô" (B.C. = Before Christ) và "Trong Năm Của Chúa Chúng Ta" (A.D. = Anno Domini = In the year of our Lord), trong những tác phẩm nghiên cứu sử của họ, và thay A.D. bằng Thời Đại Thông Thường (C.E = Common Era), và B.C. bằng Trước Thời Đại Thông Thường (B.C.E = Before Common Era). Để cho dễ hiểu, tôi dịch Common Era là "Thường Lịch" và Before Common Era là "Trước Thường Lịch", viết tắt là TTL], Thần Giavê hiện ra và nói với Abraham như sau, Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân Ước (The Holy Bible in Vietnamese), United Bible Societies ở New York xuất bản, 1998, Sáng Thế 12: 1-4:
"Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương , vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các chi tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước"
Sau khi Áp-ram tới Ai Cập, Thần Giavê lại hiện ra và nói với Áp-ram, Sáng Thế 13: 14-15:
"Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi ở cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây. Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời. Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi như bụi trên đất; thế thì, nếu kẻ nào đếm đặng bụi trên đất, thì cũng sẽ đếm đặng dòng dõi ngươi vậy"
Sau đó, trong một dịp khác, Thần Giavê lại hiện ra và nói với Áp-ram trong một giấc mộng, Sáng Thế 15: 5-6 & 12-14:
"Ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi...Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. Áp-ram tin Đức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người. (Đoạn này bản tiếng Việt dịch sai. Nguyên văn trong bản King James như sau: "And he believed in the Lord, and He accounted it to him for righteousness", có nghĩa là: Và Áp-ram tin Chúa nên Ngài kể Áp-ram là người đạo đức ngay thẳng. Bản tiếng Việt do Thánh Kinh Hội Quốc Tế (International Bible Society) xuất bản năm 1994 dịch như sau: Áp-ram tin lời Chúa nên Chúa kể ông là người công chính)
"Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Phải biết rằng, dòng dõi con sẽ ngụ trong một xứ chẳng thuộc về chúng nó, làm tôi mọi cho dân xứ đó và bị họ hà hiếp 400 năm. Nhưng Ta sẽ đoán phạt dân mà dòng dõi ngươi sẽ làm tôi mọi đó; rồi khi ra khỏi xứ, thì sẽ được của cải rất nhiều."
Và sau cùng, Thần Gia-vê lại hiện ra và lập một giao ước với Áp-ram và đổi tên Áp-ram (Cha cao quý) thành Áp-ra-ham (Abraham: Cha của nhiều dân tộc), Sáng Thế 17: 7- 14. Trong giao ước này có hai khoản đặc biệt: phải nhận Thần Giavê làm Đức Chúa Trời, và.... phải cắt bì, nghĩa là cắt da ở đầu dương vật (qui đầu), tại sao và để làm gì, không thấy Thánh Kinh giải thích. Thánh Kinh không giải thích nhưng các học giả ngày nay đã biết rằng, cắt bì là một tục lệ của nhiều bộ lạc ở miền Trung Đông vào thời đó, chứ chẳng phải là một luật Thần Giavê đặt ra cho dân của Thần.
"Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời, ấy là giao ước đời đời, hầu cho Ta làm Đức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ.
Đoạn, Đức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: Phần ngươi cùng dòng dõi ngươi, từ đời nọ sang đời kia, sẽ giữ sự giao ước của Ta. Mỗi người nam trong vòng các ngươi phải chịu phép cắt bì, ấy là giao ước mà các ngươi phải giữ, tức giao ước lập giữa ta cùng các ngươi. Trải qua các đời, mỗi người nam trong vòng các ngươi, hoặc sanh đẻ tại nhà, hoặc đem tiền ra mua mọi người ngoại bang, chẳng thuộc về dòng giống ngươi, hễ lên được 8 ngày rồi, đều phải chịu phép cắt bì. Chớ khá bỏ làm phép cắt bì cho ai sanh tại trong nhà ngươi, hay đem tiền ra mua về; sự giao ước của ta sẽ lập đời đời trong xác thịt của các ngươi vậy. Một người nam nào không chịu phép cắt bì nơi xác thịt mình, sẽ bị truất ra khỏi ngoài dân sự mình, người đó là kẻ bội lời giao ước ta."
Tôi sẽ không phê bình những đoạn trích dẫn từ Kinh Thánh ở trên, vì đó không phải là mục đích của tôi khi viết cuốn sách này. Xin để cho quý độc giả chiêm nghiệm xem những lời Thần Giavê giao ước với Áp-ra-ham, so với thực trạng hiện nay trên thế giới, đã thực hiện được bao nhiêu phần qua suốt 4000 năm. Khi Thần Giavê bảo Abraham "Ngươi hãy ngó lên trời và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi...Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy." thì Thần Gia-Vê thực sự đã không biết có bao nhiêu sao trên trời dù chính Thần đã tạo ra những ngôi sao đó. Sự thực là dù Abraham có dùng suốt đời, suốt kiếp, kiếp này sang kiếp khác, cũng không thể đếm hết sao trên trời, vì nguyên giải Ngân Hà mà hệ thống Thái Dương Hệ của chúng ta nằm trong đó cũng đã có tới cả trăm triệu tỷ ngôi sao, và trong vũ trụ còn có cả tỷ thiên hà như vậy. Một mặt khác, khi Chúa Cha bảo Abraham hãy "nhướng mắt lên nhìn khắp bốn phương, xứ nào ngươi thấy ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đời đời" thì tầm nhìn của Abraham được bao xa, mấy chục cây số, chưa kể là khi đó chính Thần Giavê, đấng "toàn năng" tạo ra vũ trụ, cũng không biết là trái đất có hình cầu. Vậy làm sao mà Abraham có thể trở thành cha của các dân tộc trên thế giới. Những tín đồ Ca-Tô Việt Nam có thể quên đi tổ tiên của mình và coi Abraham như "Thánh tổ phụ" của họ, nhưng tuyệt đại đa số người Việt Nam tuyệt đối không có liên hệ gì tới một người Do Thái tên là Abraham, và cũng chẳng cần biết và quan tâm tới cái giao ước giữa Thần Giavê và Abraham. Bằng chứng? Tuyệt đại đa số người Việt Nam không...cắt bì. Đó chính là một hồng phúc cho dân Việt Nam, vì nếu chẳng may bị Thần Giavê chọn làm dân của Thần như dân Do Thái thì thật là khốn nạn, như lịch sử dân tộc Do Thái đã chứng minh. Và tôi cũng tự hỏi có bao nhiêu tín đồ Ca-Tô Việt Nam làm lễ cắt bì trong vòng 8 ngày sau khi sinh ra, và nếu không cắt bì thì có còn được làm dân Chúa nữa hay không, có còn được Chúa Con "chuộc tội" và "cứu rỗi" hay không? Và tôi cũng nghĩ, giá Thần Giavê thông minh hơn một chút thì đã chọn Vua Nghiêu, Vua Thuấn bên Tàu để mà giao ước, vì Trung Quốc bây giờ quả thật là một dân tộc lớn nhất thế giới, lẽ dĩ nhiên, so với dân tộc Do Thái thì lớn hơn rất nhiều, gần một tỷ rưỡi dân so với vài triệu dân Do Thái. Nhưng nếu chọn vua Nghiêu hay Thuấn thì lại có vấn đề, vì lịch sử đã chứng tỏ các vua Nghiêu, Thuấn là những bậc anh quân, trí tuệ sáng suốt, đạo đức, thương dân chứ đâu có dễ tin và vô đạo đức như Abraham, dâng vợ cho các Vua Ai Cập Pharaoh và Abimelech, rồi định giết cả đứa con ruột của mình để chiều lòng Thần Giavê (Xin đọc bài Abraham: Thánh Tổ Phụ Của Các Đạo Chúa, đăng trong phần Phụ Lục, cuốn Công Giáo Chính Sử, tác giả: Trần Chung Ngọc). Tuy nhiên, nghĩ như vậy thì cũng không công bằng, vì trí tuệ của Thần Giavê khi đó, đúng ra là trí tuệ của những người viết Cựu Ước, thuộc loại chưa khai hóa, chỉ biết tới những nước trong vùng Trung Đông chứ làm sao biết được là có nước Tàu, khoan nói đến hình dạng của trái đất và sự chuyển động của trái đất trong vũ trụ.
Thánh Kinh còn cho biết sau đó Thần Giavê còn hiện ra nhắc lại giao ước trên với Isaac, con của Abraham, và với Jacob, cháu nội của Abraham. Đọc Thánh Kinh chúng ta cũng biết tư cách của Isaac và Jacob cũng chẳng khá hơn tư cách của Abraham là bao. Dù sao thì, vì sự tích giao ước trên, và trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, dân Do Thái rất tự hào được làm con cháu của Abraham, nghĩa là hậu tự của người đã được Thần Giavê chọn. Nhưng những sự kiện trong lịch sử Do Thái đã chứng tỏ: được Thần Giavê, alias Chúa Trời, chọn, quả thật là một bất hạnh cho dân Do Thái, vì trong suốt dòng lịch sử, Do Thái đã bị làm nô lệ, lưu đầy, bách hại v..v... với cao điểm là 6 triệu người Do Thái chết oan uổng trong những lò thiêu sống của Đức Quốc Xã trong thời đệ nhị Thế chiến. Có lẽ chúng ta cũng nên duyệt qua lịch sử Do Thái để biết số phận của một dân tộc đã được Thần Giavê đặc biệt chọn làm dân của Thần, tuy Thần là "Đấng Toàn Năng" đã sáng tạo ra cả vũ trụ.
Trước hết, chúng ta nên biết rằng, Cựu Ước là một tác phẩm tôn giáo, được hoàn thành trong một thời gian gần 1000 năm TTL. Riêng bộ Ngũ Kinh mà các tín đồ Ki Tô được dạy để tin là do Moses (Mai-sen) viết theo lời "mặc khải" của Thần, vì Moses một mình lên núi Sinai rồi xuống tuyên bố đã được hội kiến với Thần Giavê và được Thần ban cho một mớ luật để dạy dân Do Thái, cũng được viết trong một thời gian khoảng 400 năm, từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 5 TTL, nghĩa là sau khi Moses chết 3, 4 trăm năm, và do nhiều tác giả viết chứ không phải là do Moses viết. Thật vậy, Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca-Tô trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài nghiên cứu rất đặc sắc "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập I, trang 18:
"Ngày nay các học giả đã chứng minh được rằng: Ngũ Kinh (Genesis, Exodus, Numbers, Deuteronomy, Leviticus) là do nhiều môn phái, nhiều người sống trong nhiều thế kỷ khác nhau viết. Những môn phái đó là:
- Phái Yahwistic (viết tắt là J - J là đầu chữ Jehovah), vì gọi Chúa là Yahweh hay Jehovah, viết vào khoảng thế kỷ IX trước kỷ nguyên.
- Phái Elohistic (viết tắt là E) vì gọi Chúa là Elohim, viết ít lâu sau trường phái trên...
- Phái Deuteronomic (viết tắt là D) viết vào khoảng 622 đời Josiah.
- Phái Priestly (viết tắt là P) viết sau khi dân Do Thái đi lưu đày, tức là sau 500.
Như vậy Moses sống vào khoảng 1250 (TTL), người mà ta vẫn được dạy dỗ là tác giả Ngũ Kinh - ngay Chúa Giêsu cũng tin vậy (John 5:46 - Luke 24:27 - Luke 16:31) - thực ra lại không phải là tác giả, mà tác giả lại là vô số người viết, cách nhau nhiều thế kỷ (bộ Ngũ Kinh như vậy đã được viết ra trong vòng 400 năm”.
Làm sao mà các học giả có thể khám phá ra được ai là những tác giả của bộ Ngũ Kinh? Đây là một công cuộc nghiên cứu của nhiều người, trải dài trong 600 năm. Nhưng cuốn sách này không có mục đích phân tích Thánh Kinh nên tôi sẽ không đi vào chi tiết xuất xứ của Thánh Kinh. Đại cương thì những nhà nghiên cứu Thánh Kinh, trong và ngoài giáo hội, đã khám phá ra rằng, danh sách các vua xứ Edom trong Sáng Thế 36 là những vua sống trong những thời kỳ khá lâu sau khi Moses đã chết, và cho rằng một người nào đó sống sau thời của Moses đã viết. Ngay từ thế kỷ 12, Ibn Ezra đã vạch ra nhiều đoạn trong Thánh Kinh không thể do Moses viết: ví dụ như, những đoạn gọi Moses ở ngôi thứ ba, dùng những từ ngữ mà Moses không thể biết, mô tả những địa danh mà Moses chưa tới đó bao giờ, và dùng ngôn ngữ thuộc thời điểm khác và địa phương khác với thời điểm và địa phương của Moses. (Richard Elliott Friedman in Who Wrote The Bible?, p. 19: Ibn Ezra alluded to several biblical passages that referred to Moses in the third person, used terms that Moses would not have known, described places where Moses had never been, and used language that reflected another time and locale from those of Moses.)
Sự kiện này, cộng với sự kiện là không có một tài liệu lịch sử nào để lại cho chúng ta biết về dân Do Thái trước 1400 TTL, do đó, những chuyện viết về giao ước giữa Thần Giavê và Abraham hay Isaac, Jacob ( cả ba sống trong khoảng từ 2000 tới 1700 TTL) chẳng qua chỉ là những sự kiện lịch sử của Do Thái lồng qua những huyền thoại, truyền thuyết phù hợp với truyền thống và dân tộc tính của Do Thái. Ngày nay, nếu Tổng Thống của siêu cường quốc Hoa Kỳ, đi nghỉ hè ở Camp David rồi về tuyên bố là được Chúa Cha "mặc khải" cho một mớ luật để áp dụng cho nước Mỹ, thì người ta sẽ bó chặt ông vào một cái áo không thể vùng vẫy được (straightjacket) rồi tống ông vào nhà thương điên. Nhưng cách đây hơn 3000 năm, khi Moses được coi như lãnh tụ của dân Do Thái, và với trí tuệ của đám cùng dân Do Thái khi đó, thì Moses muốn nói sao họ cũng phải tin.
Kể từ khi được Thần Giavê chọn làm dân riêng của Thần với giao ước là phải thờ Thần, chỉ mình Thần Giavê thôi, không được thờ Thần nào khác, và con trai phải cắt bì, dân Do Thái đã lâm vào cảnh trầm luân, hết bị làm nô lệ, đày biệt xứ, rồi lại bị Ki Tô Giáo vu cho tội giết Chúa Con, bách hại tàn nhẫn trong suốt 20 thế kỷ. Và cho đến ngày nay, tại vùng "đất hứa", thay vì "sữa và mật" tràn trề như lời hứa của Thần Giavê trong Thánh Kinh, chúng ta chỉ thấy "máu và nước mắt" chảy dài dài vì những cuộc tranh chấp với những xứ Ả Rập xung quanh.
Theo Cựu Ước thì lịch sử Do Thái bắt đầu bằng một cuộc di cư nhân xảy ra nạn đói kém ở vùng Canaan (bây giờ là Palestine), quê hương của Abraham, Abraham dẫn gia đình, thân quyến, nô lệ, mang theo tài sản đi xuống miền Nam, tới Ai Cập định cư. Tại đây, con cháu và dòng dõi Abraham phát triển đông đảo, làm ăn khá giả và vẫn giữ truyền thống thờ độc Thần Giavê trong khi dân Ai Cập thờ đa Thần. Người Do Thái tin rằng dân tộc mình là dân tộc được Thần Giavê chọn riêng, và do đó, sẽ luôn luôn sát cánh để hỗ trợ dân Do Thái. Nhưng rồi, các vua Ai Cập, vì sợ dân tộc Do Thái ngày càng lớn mạnh, có thể tạo ảnh hưởng trên truyền thống, tín ngưỡng của dân Ai Cập, cho nên ra sắc lệnh bắt dân Do Thái làm những công việc nặng nhọc và đối xử với dân Do Thái như là nô lệ. Do đó dân Do Thái phải sống trong những hoàn cảnh rất khắc nghiệt, kéo dài tới mấy trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 13 TTL, Vua Ai Cập còn ban hành một biện pháp vô cùng tàn nhẫn và cực đoan: mọi trẻ sơ sinh Do Thái phái nam đều phải giết đi bằng cách ném xuống sông. Người Do Thái, tin rằng Thần Giavê là vị Thần giúp dân Do Thái trở thành một dân tộc lớn mạnh nhất, nay trở thành hoang mang vì những bất hạnh đổ lên đầu họ. Vì không thể quy trách cho Thần Giavê, các nhà gọi là tiên tri hay thông thái Do Thái bèn đổ trách nhiệm lên chính đầu dân của mình: vì dân Do Thái tội lỗi nên Thần Giavê phạt, chỉ phạt thôi. Họ cũng hứa hẹn cùng dân Do Thái: một ngày nào đó Thần Giavê sẽ trở lại giúp con dân của Thần. Cái lý luận hoang đường và quái gở này, cho tới ngày nay, vẫn được các tín đồ Ki Tô Giáo tin. Điển hình là nhà trí thức Ca- Tô Đỗ Mạnh Tri cũng viết trong cuốn Ngón Tay và Mặt Trăng, trang 146:
"Các ông vua Ai Cập hành hạ dân Do Thái nhưng các ông không biết rằng chính Thiên Chúa đã dùng các ông như phương tiện để giáo dục Dân Chúa."
Một câu hỏi được đặt ra là: dân Do Thái đã làm những gì mà Thần Giavê phải giáo dục dân Do Thái và giáo dục như thế nào? Vua Ai Cập Pharaoh hành hạ dân Do Thái và ra lệnh ném xuống sông tất cả những đứa bé trai sơ sinh để giáo dục dân Do Thái? Kiểu giáo dục gì mà man rợ đến như vậy? Đầu óc những tín đồ Ca-Tô thuộc loại Đỗ Mạnh Tri thật là đặc biệt, có thể tin và chấp nhận những chuyện độc ác nhất, miễn là được giảng dạy đó là ý của Chúa Cha. Nhưng đặc biệt hơn cả là những đầu óc thuộc loại trên không hề đọc Thánh Kinh mà chỉ nhắc lại như con vẹt những điều diễn giảng phi lô-gic về Thánh Kinh của các cán bộ truyền giáo Ca-Tô để giải thích những điều độc ác trong Thánh Kinh. Vì nếu đọc Thánh Kinh thì chúng ta phải tự hỏi rằng: Nếu Thiên Chúa đã dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái thì tại sao về sau Thiên Chúa lại gây ra 10 tai họa cho dân Ai Cập, giết tất cả các đứa con đầu lòng trong các gia đình Ai Cập, và sau cùng giết hàng ngàn, hàng vạn dân Ai Cập ở Hồng Hải, khi dân Do Thái chạy ra khỏi xứ Ai Cập? Điều này chứng tỏ Thiên Chúa độc ác, bất nhân và vô ơn đối với dân Ai Cập. Ấy thế mà người ta vẫn được dạy và tin rằng Thiên Chúa thương yêu nhân loại nhất hạng, nhân từ nhất hạng.
Ngày nay mà Thần Giavê ban chính sách giáo dục cho các Vua Ai Cập như xưa thì sẽ phải đối phó với hỏa tiễn Tomahawk, bom Smart, và trực thăng Apache của Mỹ và đồng minh. Chúng ta nên nhớ, Do Thái là dân cưng của Chúa, được Chúa đặc biệt chọn. Vậy, có người Việt Nam nào muốn làm dân Chúa nữa không? Có ai thật tình muốn cho dân Việt Nam trở thành dân Chúa để được Thiên Chúa giáo dục theo kiểu này không? Cũng may cho dân Việt Nam không phải là dân Chúa, và dân Việt Nam quả là thông minh, vì tuyệt đại đa số đã khước từ "hồng ân" của Chúa.
Nhưng không phải là chỉ có vua Ai Cập mới hành hạ dân Do Thái mà chính Thần Giavê, alias Chúa Cha, đã ra tay hoặc sai người giết dân Do Thái, dân cưng nhất của Ngài. Đây là chuyện về sau, trong thời Moses, khoảng 1250 TTL, sau khi Moses dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Muốn biết Ngài ra tay ác độc như thế nào tôi xin mời độc giả hãy lấy cuốn Cựu Ước ra đọc, đặc biệt là đọc kỹ những quyển Exodus (Xuất Hành), Dân Số (Numbers), và Phục Truyền (Deuteronomy). Ở đây tôi chỉ trích dẫn vài đoạn nhỏ trong Thánh Kinh:
"Exodus 32: 23-29: Khi Mai-sen (Moses) thấy dân chúng phóng đãng, liền ra đứng ở cửa trại kêu gọi: "Ai thuộc về Thiên Chúa, đến đây với ta". Tất cả người Lê-Vi (bộ lạc theo Mai-sen) đều tập họp bên ông. Ông nói với họ: "Thiên Chúa, Thần của Israel bảo: Mỗi người phải đeo kiếm vào, đi từ cửa trại này đến cửa trại kia và giết cả cho đến anh em ruột, người thân thích, láng giềng. Người Lê-vi vâng lời và hôm ấy có chừng 3000 người bị giết. Mai-sen bảo người Lê-vi: "Hôm nay anh em đã hiến thân phục vụ Thiên Chúa, chẳng sá chi đến cả con cái, anh em ruột mình, vậy Chúa sẽ giáng phúc cho anh em."
Quý độc giả có biết tại sao Thiên Chúa nổi trận lôi đình, định chính mình ra tay giết sạch đám người này (Exodus 32: 10: Now, let Me alone, that My wrath burn hot against them and I may consume them), sau vì Moses can để bảo vệ "thanh danh" của Thiên Chúa nên Thiên Chúa mới nhường cho Moses công tác đặc biệt này? Chỉ vì khi Moses đi lên núi biệt tăm trong nhiều ngày, dân Do Thái hoang mang, nên Aaron, anh ruột Moses, mới làm một con bò nhỏ bằng vàng và nói rằng chính con bò đó là Thần đã dẫn dân Do Thái ra khỏi xứ Ai Cập, thoát cảnh nô lệ. Do đó, thay vì thờ Thần Giavê thì một số dân Do Thái đi thờ con bò nhỏ bằng vàng vì tin rằng chính con bò đó đã dẫn dân Do Thái thoát cảnh nô lệ. Chuyện này được viết rõ trong Thánh Kinh.
Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn trong Thánh Kinh:
"Numbers 25: 1-9: Khi dân Israel đồn trú tại Acacia, một số thanh niên bắt đầu "thân thiện" với những thiếu nữ Moab ở địa phương. Các thiếu nữ này mời họ dự những cuộc lễ tế Thần của họ, dần dà họ không những chỉ dự các buổi tiệc mà còn thờ lạy các Thần đó nữa. Không bao lâu dân Israel đều thờ Baal, Thần của dân Moab. và Thiên Chúa nổi giận dữ dội đối với chính dân của mình. Thiên Chúa ra lệnh cho Moses: "Hãy bắt các trưởng tộc, treo cổ họ giữa ban ngày trước mặt Chúa, Chúa sẽ hết giận dân Israel. Moses ra lệnh cho các ông chánh án hành quyết tất cả những người nào thờ lạy Baal....Rồi tai họa đó chấm dứt, nhưng chỉ chấm dứt sau khi đã có 24000 người bị giết."
Nhưng tại sao Thiên Chúa lại muốn giáo dục dân Do Thái một cách "nhân từ" như vậy? Vì Thiên Chúa ghen với con bò bằng vàng, không muốn dân Chúa thờ con bò vàng, cho nên khi thấy một số dân Do Thái chê mình, đi thờ con bò nhỏ bằng vàng vì tin rằng không phải là Thần Giavê cứu mình ra khỏi vòng nô lệ của Ai cập mà chính con bò vàng đã dẫn dân tộc Do Thái ra khỏi đất Ai Cập, trở về vùng đất hứa. Ngài liền nổi giận và xuống tay "giáo dục" đám người này bằng cách chỉ giết sơ sơ lúc thì 3000 người, lúc thì 24000 người thôi. Với những hành động man rợ như vậy, và nhiều hành động man rợ độc ác gấp bội khác của Chúa Cha, được mô tả rõ trong Cựu Ước, nay chắc quý độc giả đã hiểu tại sao ngày nay Giáo hội Ca-Tô Rô-Ma đã lờ đi Cựu Ước, coi đó chỉ là lịch sử của Do Thái (gián tiếp đổ những gì xấu xa độc ác lên đầu người Do Thái), nhưng vẫn giữ những huyền thoại trong Cựu Ước như Thần Giavê "toàn năng" sáng tạo ra muôn loài, sự sa ngã của con người tạo thành tội tổ tông. Tại sao phải giữ, vì bỏ những huyền thoại này đi thì vai trò "chuộc tội" và "cứu rỗi" của Giêsu trở thành vô nghĩa.
Suy rộng ra thời cận đại, theo quan điểm giáo dục đặc biệt trên, những tín đồ Ca-Tô với đầu óc thuộc loại Đỗ Mạnh Tri có thể vẫn cho rằng dân Do Thái không hiểu rằng Thiên Chúa đã dùng Hitler làm phương tiện giáo dục dân Do Thái bằng cách giết 6 triệu người Do Thái trong các lò thiêu sống. Suốt 2 ngàn năm lịch sử, Giáo hội Ca-Tô vu cho dân Do Thái cái tội giết Chúa con, hành hạ dân Do Thái đủ điều, dạy con chiên thù ghét dân Do Thái, vì thế mới có cái lối giải thích Thánh Kinh lạ đời là dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Hitler đã từng nói về chính sách của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái: "Chúng tôi chẳng qua chỉ thực hiện những điều giáo hội Ca-Tô muốn thực hiện trong 2000 năm nay mà không thực hiện nổi". Hitler cũng là một tín đồ Ca-Tô và chủ trương của Hitler rất phù hợp với đường lối của Giáo hội Ca-Tô Giáo Rô Ma. Chẳng vậy mà khi Hitler xâm chiếm nước Áo, Hồng Y Inmitzer ở Vienna ra lệnh cho tất cả các nhà thờ đánh chuông để ăn mừng. Ông khuyến cáo mọi tín đồ phải tuân phục Hitler vì sự tranh đấu của Hitler phù hợp với tiếng nói của Thần Ki Tô (When Hitler invaded Vienna, Cardinal Inmitzer ordered the bells of all his churches to be rung in celebration. He recommended all Catholics to submit to Hitler , "whose struggles correspond to the voice of God").
Trở lại lịch sử Do Thái, trong giai đoạn mà tất cả các bé trai sơ sinh Do Thái đều bị ném xuống sông, vào khoảng thế kỷ 13 TTL, thì Thánh Moses (Mai-sen) sinh ra đời. Thánh Moses là ai? Thánh Kinh viết rõ, Thánh Moses là sản phẩm của một cuộc loạn luân: Cha của Moses lấy cô ruột của mình và sinh ra Aaron và Moses (Exodus 6: 20: Amram lấy Jochebed, cô ruột của mình, làm vợ, và bà sinh ra Aaron và Moses (Now Amram took for himself Jochebed, his father's sister, as wife, and she bore him Aaron and Moses)). Mẹ của Moses không nỡ giết con nên để Moses vào một cái giỏ và đặt giỏ trôi trên sông. Moses được một công chúa Ai Cập vớt và nuôi nấng cho đến khi Moses khôn lớn, rồi nhận Moses làm con nuôi.
Thánh Kinh (Exodus 2-14) kể rằng, Moses bỗng nhiên biết mình là người Do Thái và cảm thấy đau lòng khi thấy dân Do Thái bị người Ai Cập hành hạ. Và một hôm, khi thấy một người lính canh Ai Cập đánh đập dân Do Thái, Moses bèn giết người lính canh rồi khi bị Vua Ai Cập ra lệnh truy lùng, trốn sang xứ Madian. Ở đây. Moses lấy vợ, sinh con.
Dân Do Thái, dân được Thần Ki Tô chọn làm dân cưng của Ngài, vì bị làm việc cực nhọc và bị đối xử như nô lệ, ta thán và khóc than với Thần Ki Tô. Thần nghe tiếng kêu than của họ, nhớ lại (Ngài quên khuấy đi mất rồi, vì đã trải qua 6, 700 năm) lời Ngài đã hứa với Abraham, Isaac, và Jacob. Do đó, một hôm, Thiên sứ của Thần Ki Tô hiện ra trước Moses trên núi Horeb, nơi Thần cư ngụ. (Dân Do Thái tin rằng dân tộc họ ở đâu thì Thần Ki Tô ở đó để che trở, bao bọc, giúp đỡ họ. Vì vậy, khi lang thang trên sa mạc, họ làm một chiếc tàu lớn để cho Thần Gia-vê ngồi trong đó, và khi Vua Solomon đóng đô ở Jerusalem thì dựng lên một đền thờ để Thần Gia-vê cư ngụ trong đó). Thế rồi Thần Ki Tô (Thánh kinh chỉ viết Thiên sứ của Thần hiện ra chứ không phải đích thân Thần hiện ra: And the Angel of the Lord appeared to him...) gọi Moses và sai Moses trở về Ai Cập để thuyết phục Vua Ai cập Pharaoh thả dân của Ngài trở về xứ. Vua Ai Cập không chịu vì chính Thần Ki Tô đã làm cho lòng Vua chai cứng (Exodus 7: 3: Nhưng Ta sẽ khiến cho lòng Pharaoh trở nên chai cứng, và Ta sẽ đưa ra gấp bội những dấu hiệu và phép lạ của Ta trong nước Ai cập. (And I will harden Pharaoh's heart, and multiply My signs and My wonders in the the land of Egypt)
Thật là chuyện lẩm cẩm nhất trong những chuyện lẩm cẩm. Thiên Chúa "toàn năng" dùng Vua Ai Cập để giáo dục dân Do Thái. Giáo dục xong rồi, Ngài chỉ việc khẩy cái móng tay là dân Do Thái ào ào chạy ra khỏi xứ Ai Cập, như dân Bùi Chu, Phát Diệm lên tầu Mỹ chạy theo Đức mẹ bồng Chúa Giê-su vào Nam năm 1954. Nhưng không, Ngài lại sai Moses trở về Ai Cập làm thuyết khách, rồi lại làm cho lòng Pharaoh chai cứng, không chịu thả dân Do Thái, nghĩa là biết trước Moses thất bại trong nhiệm vụ của mình, rồi bấy giờ Ngài mới làm nhiều phép lạ trên đất Ai Cập để ép Vua Ai Cập phải thả dân Ngài đi. Chuyện vô lý và lẩm cẩm như vậy mà vẫn có nhiều người tin, cũng như tin chuyện Thần tạo ra những cảnh khổ ở Calcutta rồi mới mượn bàn tay của bà Teresa chứng tỏ lòng nhân từ của Thần.
Những phép lạ Thần mượn tay Moses tạo ra là những phép lạ nào? Đó chẳng phải là phép lạ mà là những tai họa mà thời đó người ta coi như là của Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập. Đặc biệt là sau mỗi lần tai họa được giáng xuống, Thần lại làm cho lòng Vua Ai Cập chai cứng, không chịu để cho dân Do Thái rời khỏi xứ, kết quả là Ngài phải giáng tới 10 tai họa xuống dân Ai Cập, gây ra bao cảnh khổ, chết chóc, rồi bấy giờ Ngài mới làm cho lòng Vua Ai Cập bớt chai cứng, chịu thả cho dân Do Thái ra đi. Ấy thế mà nhiều người vẫn còn tin rằng "Thiên Chúa" là bậc "nhân từ"ì nhất hạng. Nhưng những tai họa mà Thần giáng xuống đầu dân Ai Cập là những tai họa gì? Hầu hết chẳng qua chỉ là những thiên tai hoặc những hiện tượng thiên nhiên như: nước sông Nile đỏ ngầu như máu, nhiều ếch nhái, bọ rận chấy쬍 ruồi muỗi, bệnh dịch làm súc vật chết, ghẻ lở, mưa đá, châu chấu, hoặc phản khoa học như tối tăm trên toàn đất Ai Cập trong 3 ngày nhưng lại có ánh sáng trong những nơi cư ngụ của dân Do Thái, và vô cùng tàn nhẫn và độc ác như: tất cả những đứa con đầu lòng của dân Ai Cập, từ Vua cho tới thứ dân, và những con vật sinh ra đầu tiên trong xứ Ai Cập, đều chết hết. Sau 10 tai họa trên, Vua Ai cập mới sợ và để cho dân Do Thái ra đi.
Ngày nay, nhiều người, từ những bậc trí thức cho tới những dân thường trong những xã hội văn minh tiến bộ đã đặt câu hỏi: "Một vị Thần độc ác như vậy, có đáng để chúng ta tôn thờ hay không? Chúng ta nên nhớ, theo thuyết Ba Ngôi của giáo hội Gia Tô La Mã, thì vị Thần độc ác táng tận lương tâm này, Chúa Cha, và Giê-su, Chúa Con, cùng Chúa Thánh Thần chỉ là một. Chúng ta có nên mong ước được sống đời đời bên cạnh vị Thần hung ác này không, vị Thần mà chúng ta biết chắc rằng có tính đồng bóng, thưởng phạt bất công, hỉ nộ vô chừng, và nhất là không hề có thiện tâm, nếu chúng ta tin tất cả những lời trong Thánh Kinh đều là những lời "mặc khải" không thể sai lầm của Thần." Xin để cho những cán bộ truyền giáo cùng những nhà trí thức Gia Tô Việt Nam trả lời câu hỏi này với sự thành thực nhất trong lương tâm của họ. Trong giáo hội Gia Tô hoàn vũ đã có nhiều người trong hàng giáo phẩm như Giám mục, Linh Mục và nhiều tín đồ đã trả lời câu hỏi này một cách dứt khoát, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói: từ bỏ giáo hội và viết sách để lại cho hậu thế những suy tư lương thiện và thành thực nhất của họ về chính tôn giáo của họ. Thực chất của sự từ bỏ này bắt nguồn từ sự nhận thức được rằng, Thần Ki Tô không đáng để cho con người tiến bộ ngày nay kính trọng, đừng nói là thờ phụng, do đó tiến tới quyết định dứt khoát khước từ ân sủng "được thấy nhan Thánh Chúa" sau khi chết, một thứ bánh vẽ ở trên trời.
Chuyện về Thánh Moses trong Thánh Kinh còn nhiều, và các tín đồ Ki Tô đều được dạy rằng Moses được Thần Ki Tô đích thân ban cho 10 điều răn và các luật lệ khác trên núi Sinai, và là tác giả năm cuốn đầu trong Cựu Ước, viết theo đúng lời mặc khải của Thần Ki Tô, kể cả chuyện tả chính mình (Moses) chết ra sao trong Phục Truyền 34. Vì cuốn sách này không có mục đích phê bình Thánh Kinh nên tôi sẽ không đi vào chi tiết những chuyện mâu thuẫn, phi lý, phản khoa học v...v... trong Thánh Kinh. Quý độc giả hãy chịu khó bỏ chút thì giờ, đọc kỹ 5 cuốn này để thấy rõ những chuyện hoang đường trong đó, cùng tư cách, đạo đức của Thần Ki Tô, và của tổ tiên dân Do Thái, từ Abraham trở xuống, ra sao. Ở đây tôi chỉ xin tóm tắt một phần lý luận phân tích của Frederick Heese Eaton trong cuốn Những Thánh Gây Tai Tiếng về chuyện Thánh Moses:
Theo chuyện kể trong Thánh Kinh thì, dân Ai Cập từ chối không cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập. Tuy nhiên, điều này vô lý nếu xét theo những sự kiện. Người Ai Cập sợ dân Do Thái vì dân Do Thái càng ngày càng đông và đông hơn dân Ai Cập. Lẽ dĩ nhiên là họ sẽ rất vui mừng nếu những người Do Thái rời khỏi Ai Cập (Exodus 1: 9,10).
Điều không còn nghi ngờ gì nữa là Thánh Moses toan tính thuyết phục Pharaoh bớt khắc nghiệt khi đối xử với dân Do Thái. Dân Do Thái không muốn rời khỏi Ai Cập. Đồng bằng sông Nile là cánh đồng cỏ tốt nhất trong vùng để nuôi gia súc, do đó dân Do Thái không muốn rời bỏ miền đất này. Nơi đây, bầy gia súc của họ tăng trưởng tốt đẹp, và dân Do Thái sinh sôi nảy nở và trở thành giầu có. Ngay cả khi họ đã rời khỏi Ai Cập rồi, họ vẫn còn mong được trở lại (Dân Số 14:4)
Tuy nhiên, khi Pharaoh từ chối lời yêu cầu đối xử bớt khắc nghiệt với người Do Thái thì Moses có thể nói gì với dân của ông? Rằng ông đã thất bại trong nhiệm vụ thuyết phục Pharaoh? Không có một lãnh tụ chính trị nào muốn thú nhận sự thất bại của mình, và Moses chính là một lãnh tụ chính trị. Ông ta là người cầm đầu dân tộc Do Thái. Do đó, thay vì thú nhận sự thất bại của mình, Moses xoay câu chuyện sang ngả khác và tuyên bố rằng Pharaoh không muốn cho dân Do Thái rời khỏi xứ.
Mánh khóe tiếp theo của Moses là thuyết phục dân Do Thái rằng ông sẽ tạo nên một loạt những tai họa cho dân Ai Cập để bắt họ phải để cho dân Do Thái rời khỏi Ai Cập. Dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật nó xuống là một mánh khóe xảo quyệt quen thuộc của các chính trị gia để lạc dẫn họ khỏi biết đến sự thật.14
Chúng ta đã biết, những tai họa mà Moses, với sự giúp đỡ của Thần Do Thái, sau này trở thành Thần Ki Tô, tạo ra đều là những hiện tượng thiên nhiên hoặc những biến cố không thể nào xảy ra vì phản khoa học. Nhưng vào thời đại mà Moses đang sống, nghĩa là hơn 1200 năm TTL, thì tất cả những hiện tượng thiên nhiên như bão lụt sấm sét bệnh tật v..v... đều được cho là tác phẩm của Thần Do Thái, nên những người viết Cựu Ước đều cho đó là những phép lạ của Thần mà họ thờ phụng.
Trở lại lịch sử Do Thái. Sau khi thoát được ách nô lệ của Ai Cập, Do Thái gồm có 13 bộ lạc, mỗi bộ lạc chiếm cứ một vùng đất. Vào khoảng 1000 TTL, dưới sự lãnh đạo của Vua David, và rồi của Solomon, con của David, Do Thái trải qua một thời kỳ bành trướng đất đai, chiếm cứ cả vùng Canaan, Edom, Moab, Ammon v..v.. mà họ gọi là những vùng đất hứa (promised land) vì Thần đã hứa cho họ. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của Do Thái. Cho nên thật là dễ hiểu khi ta thấy dân Do Thái rất tôn sùng David, một anh hùng có công thống nhất và mở mang đất nước của dân tộc họ. Tư cách và đạo đức của David và Solomon ra sao? Tôi sẽ luận về những điều này khi tôi phân tích Thánh Kinh trong một cuốn sách khác. Trong bối cảnh lịch sử, dân Do Thái trong thời đó tin rằng Thần Gia-vê đã đứng về phe họ, dân chọn lựa của Thần, tuy Thần sáng tạo ra cả vũ trụ, đưa họ ra khỏi ách nô lệ của Ai Cập, đưa họ đến chiến thắng ở vùng Canaan, đưa dân Do Thái đến một cuộc định cư hưng thịnh, ổn định và kéo dài khoảng hai trăm năm.
Sự thống nhất và hưng thịnh của Do Thái không tồn tại được lâu dài. Sau khi Solomon chết vào năm 922 TTL, một cuộc nội chiến bùng nổ và Do Thái bị chia làm hai quốc gia: Israel ở miền Bắc và Judah ở miền Nam. Hai quốc gia này đều tự nhận là quốc gia kế thừa chính thức của Abraham, Moses, với quyền chiếm hữu đất đai và chỉ đạo tôn giáo theo như giao ước của Thần với Abraham và Moses. Cho tới năm 722 TTL, Israel ở miền Bắc lại bị đế quốc Assyria chinh phục. Dân chúng bị phân tán. Assyria lưu đầy người Do Thái, nhất là giới thượng lưu và trung lưu, tới khắp các miền trong nước Assyria. Những người Do Thái bị lưu đầy này được biết về sau là 10 bộ lạc thất lạc của Israel. (the ten lost tribes of Israel). Trong khi đó, chính quyền Judah ở miền Nam ổn định hơn, sự ổn định này kéo dài hơn 100 năm sau khi Israel mất đi tính cách quốc gia vì bị Assyria chinh phục. Đến năm 582 TTL, Do Thái lại bị Babylonia chinh phục, và dân được Chúa chọn lựa và cưng nhất lại rơi vào cảnh mất nước, tầng lớp trí thức lại bị lưu đầy, kéo dài 62 năm cho đến năm 520 TTL, khi Persia đánh bại Babylonia, giải thoát cảnh lưu đầy của người Do Thái, và cho dân Do Thái được sống tập trung quanh vùng Jerusalem.
Trong hai thế kỷ bị Assyria và Babylonia lưu đầy, người Do Thái vô cùng hoang mang, vì từ trước tới nay vẫn tin rằng dân tộc mình được Thần Gia-vê, alias Chúa Cha, đặc biệt chọn lựa và cưng nhất. Nay những thực tại lịch sử chứng tỏ rằng những giao ước của Chúa Cha với Abraham, Issac, Jacob chỉ là những chiếc bánh vẽ trên trời. Giới tiên trí thông thái lãnh đạo dân Do Thái bèn an ủi dân chúng là cứ yên tâm, sẽ có một ngày Chúa Cha đoái thương, và một đấng cứu tinh (Messiah) của dân tộc Do Thái sẽ xuất hiện để tiêu diệt Assyria và Babylonia, khôi phục chủ quyền của dân Do Thái. Đấng cứu tinh mà dân Do Thái mong đợi thật ra chỉ là một anh hùng dân tộc, có công với dân Do Thái, tương tự như David khi xưa đã đưa Do Thái lên địa vị hùng mạnh trong vùng Trung Đông, chứ không phải là đấng cứu thế cứu rỗi linh hồn lên hiệp thông với Chúa Cha trên Thiên đường. Do đó, vị cứu tinh dân tộc này phải thuộc giòng giõi của vị Vua anh hùng Do Thái: David.
Vào thời điểm Giê-su sinh ra đời thì Do Thái đang sống dưới ách thống trị khắc nghiệt của La Mã. Do đó, dân Do Thái mong chờ và tin rằng Thần Ki Tô sẽ đoái thương đến họ, và một đấng cứu thế thuộc dòng dõi vua David sẽ xuất hiện để giải phóng dân tộc họ. Và quan niệm Nước Trời (Kingdom of God) nguyên thủy của người Do Thái rất đơn giản, đó chỉ là sự biến đổi thế giới thường thành một thế giới mà Thần sẽ trực tiếp cai quản công việc thế gian và do đó, khôi phục những phúc lợi của dân Do Thái, dân đã được Thần chọn lựa (Joel Carmichael, The Birth of Christianity, Dorset Press, New York, 1989, p. 1: It (The Kingdom of God) meant the transformation by God of the natural world into one in which God's will would conduct human affairs directly and hence restore the fortunes of the Jews, the Chosen People). Người Do Thái tin tưởng rằng nơi nước Trời này, dân Do Thái sẽ sống sung sướng với sữa và mật tràn đầy, dưới sự quản trị và ân sủng trực tiếp của Thần.
Người ta không biết cuộc đời niên thiếu của Giê-su ra sao vì không có một tài liệu nào để lại. Gần đây có vài tác giả cho rằng ông ta đã sang tới Ấn Độ và biết đến vài triết lý của phương Đông, về sau thay đổi chúng để thành những điều giảng của chính mình, nhưng luận cứ này không có tính cách thuyết phục.
Khi Giê-su bắt đầu đi lang thang thuyết giảng về những cái gọi là phúc âm và tự nhận mình là con Thần Gia-vê, là đấng cứu thế v..v.. thì thánh kinh viết rõ là gia đình ông và nhiều người cùng thời cho là ông ta điên. Thánh kinh cũng viết, có nơi khi ông tới, dân làng kéo ra ngoài làng đuổi ông đi, không cho ông vào làng. Những lời rao giảng của ông không phù hợp với sự mong ước về một anh hùng dân tộc, cứu dân Do Thái ra khỏi vòng tối tăm nô lệ, của dân Do Thái, trái lại còn chủ trương tuân phục sự thống trị của La Mã (Cái gì của Ceasar hãy trả cho Ceasar, đóng thuế cho Ceasar v..v..), cho nên dân Do Thái không công nhận ông là đấng cứu thế (Messiah) và vẫn tiếp tục không công nhận cho tới ngày nay. Họ cho rằng ông đã nhận xằng những danh hiệu cứu thế cũng như con thiên chúa nên khi ông bị đóng đinh trên thập giá họ còn buông lời chế riễu. Theo kết quả nghiên cứu của Peter Jennings trên đài ABC trong chương trình The Search for Jesus gần đây, số người tin và theo ông không quá 15 người, kể cả 12 người gọi là tông đồ, và không có một người nào trung thành với ông, tất cả đều bỏ trốn khi ông bị bắt cũng như bị hành hình.
Những chi tiết về Giê-su, khi cần, tôi sẽ bàn tới về sau. Ở đây, tôi chỉ bàn tới xuất xứ của Ki Tô Giáo, lý do nào đã khiến cho Ki Tô Giáo hình thành và phát triển.
Đọc lịch sử Do Thái, chúng ta thấy rằng năm 70 Thường Lịch, 40 năm sau khi Giê-su chết trên thập giá, một biến cố trọng đại đã xảy ra cho dân Do Thái, từ đó đạo Do Thái cũ, với thánh kinh là cuốn Cựu Ước, đã biến thể và chia làm hai hệ phái: đạo Do Thái hiện đại (modern Judaism) và Ki Tô Giáo (Chistianity).
Vào giữa thập niên 60, dân Do Thái nổi giậy chống đối sự thống trị của La mã. Sự chống đối này kéo dài liên tục trong 4 năm. Đến năm 70, nhiều đoàn quân La Mã tràn vào Palestine và tiêu diệt dân Do Thái: phá hủy hoàn toàn thủ đô của Do Thái (Jerusalem), đền thờ Thần Gia vê của Do Thái, và thay đổi toàn diện lối sống của người Do Thái. Sử gia Do Thái đương thời Flavius Josephus ghi rằng có tới hơn 1 triệu người bị tàn sát và thành phố Jerusalem bị phá hủy toàn diện.
Đời sống xã hội của dân Do Thái hồi đầu thế kỷ thứ nhất theo mô thức: chính trị và tôn giáo là một. Người dân phải theo những giáo điều dưới sự chỉ đạo của các thày tu Do Thái Giáo tại các đền thờ lớn, với những lễ tiết ví dụ như giết súc vật, tưới máu để thờ Thần v..v.. Cuộc đàn áp của quân La Mã đã thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội này. Không còn đền thờ để mà thờ, không còn các thày tu để chỉ đạo, và không còn được phép giết súc vật để tế Thần v..v.., những người Do Thái sống sót phải tụ tập với nhau thành từng nhóm để định ra một lối sống mới. Từ đây nẩy ra một hệ phái mạnh nhất, hệ phái của dân Pharisee (cũng là Do Thái: Jews). Hệ phái này lấy thánh kinh Torah Do Thái, gồm 5 cuốn đầu trong Cựu Ước, làm căn bản, và đây chính là sự hình thành của đạo Do Thái hiện đại.
Mặt khác, có một hệ phái khác gồm người Do Thái và dân Gentile, hấp dẫn bởi những điều rao giảng của Giê su. Họ lập thành những cộng đồng riêng, cũng lấy thánh kinh Do Thái làm căn bản, nhưng thêm vào đó những điều Giê-su mới rao giảng. Đây chính là sự hình thành của Ki Tô Giáo, và những người theo hệ phái này tự gọi là tín đồ Ki Tô (Christian). Chúng ta biết rằng, trong 4 phúc âm, thì phúc âm Mark được viết trước nhất, vào khoảng năm 70, và các phúc âm Matthew, Luke và John được viết trong khoảng thời gian vài chục năm sau Mark. Chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy trong Tân ước, các tác giả phúc âm đã hạ thấp dân Pharisee, nghĩa là dân Do Thái, và đề cao Giê-su. Đây là những phản ứng trả đũa, vì trong thời đó, hệ phái Pharisee ở thế mạnh, thường bách hại những tín đồ Ki Tô và thường đuổi những tín đồ Ki Tô ra khỏi những giáo đường của dân Do Thái.
Trên đây là sơ lược về nguồn gốc Ki Tô Giáo. Ki Tô Giáo phát triển ra sao? Chúng ta đã biết, sự phát triển của Ki Tô Giáo dựa vào những sách lược dã man như đốt sách vở, cường quyền và bạo lực thắng công lý, giết ngoại đạo, cưỡng bách cải đạo, liên kết với các chế độ thực dân, phát xít v..v.. (Xin đọc Công Giáo Chính Sử của Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2000 (tái bản)). Riêng về Ca-Tô Giáo Rô-Ma, lời xưng thú 7 núi tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hoàng và giáo hội ngày 12 tháng 3, 2000, đã nói lên tất cả những sự thật về bản chất của một tôn giáo vẫn luôn luôn tự nhận là một tôn giáo “duy nhất mạc khải”, “thánh thiện”, là “ánh sáng của nhân loại” v..v.. nhưng cũng chính là tôn giáo duy nhất trên thế gian đã gây ra những tội ác không thể đếm xuể đối với nhân loại, do đó đã xây dựng, phát triển và “sống vinh quang” trên núi xương sông máu của cả trăm triệu nạn nhân vô tội.
Trải qua bao thế kỷ, cho tới giữa thế kỷ 20, Ca-Tô Giáo Rô-Ma vẫn tự cho mình là một tôn giáo thiên khải duy nhất, theo nghĩa những điều giảng dạy trong Tân Ước của Giê-su là tiếng nói đặc thù của Chúa, có một không hai. Nhưng nhiều biến cố gần đây đã phá tan huyền thoại “duy nhất” và “đặc thù” này. Sự việc có thể tóm tắt như sau:
Năm 1947, một em bé chăn cừu tình cờ thấy một số tài liệu cổ trong một hang ở vùng Khirbet Qumran, khoảng 10 dặm phía Đông Jerusalem, và sau đó các nhà khảo cổ đã tìm kiếm và khai quật được một số tài liệu mà ngày nay chúng ta biết dưới tên Những Cuộn Kinh ở Biển Chết (The Scrolls from the Dead Sea). Từ những cuộn tài liệu này, người ta thấy có một sự liên hệ mật thiết giữa dân Essene - những người viết những cuộn kinh ở Biển Chết - và những tín đồ Ki Tô đầu tiên, và đi tới kết luận: “Sự đột khởi của Ki Tô Giáo sau cùng nên hiểu một cách đại cương như là một giai đoạn trong lịch sử nhân loại thay vì là sự truyền bá của tín điều và sự mạc khải thần thánh.” (The rise of Christianity should, at last, generally understood as simply an episode of human history rather than propagated as dogma and divine revelation.)
Các học giả nghiên cứu thánh kinh, khi đọc những cuộn kinh nơi biển chết song song với Tân Ước, đã khám phá ra có nhiều điều quá giống nhau, những điều mà cho tới gần đây, người ta cho là những lời giảng đặc thù của Giê-su, thực ra đã có trong dân gian từ trước (At the least, such “matches” seem to indicate that elements of Jesus’ teaching were in the air). Ví dụ như những câu như “Phúc cho những kẻ nghèo khó” (Blessed are the poor), “Phúc cho những kẻ yếu kém tâm linh” (Blessed are the poor in spirit), “Đưa má kia cho người ta tát” (Turn the other cheek) v..v.. đều đã thấy trong những cuộn kinh nơi biển chết. Rồi những lễ tiết trong Ki Tô Giáo như “Rửa tội” (Baptism) hay chuyện “Bữa ăn chiều cuối cùng” (The last supper) cũng là những sự kiện đã có trước thời Giê-su. Ngoài ra, cả hai dân Essene và Ki Tô đều tự nhận là được Thần giao ước mới (Tân Ước) và đều tin rằng ngày tận thế sắp kề, và một đấng cứu thế sẽ xuất hiện (theo dân Essene), hoặc tái xuất hiện (theo các tín đồ Ki Tô), để ngự trị con người như là một tu sĩ (priest) đồng thời là một ông vua (king). Do đó các học giả đã đi tới kết luận: “Ki Tô Giáo nảy sinh ra từ Do Thái Giáo trong thế kỷ đầu” (Christianity grew out of first-century Judaism.) [Xin đọc cuốn Gospel Truth của Russell Shorto, chương 3].
Những렫hám phá trên đã làm sáng tỏ một điều: Nhiều điều trong 4 phúc âm mà từ xưa tới nay người ta tin rằng đó là những nét đặc thù của Ki Tô Giáo, thực ra chỉ là chỉ là sao lại của dân Essene, vì những cuộn kinh trong Biển Chết đã được viết ra trước Tân Ước ít ra là vài chục năm. Do đó, điểm đồng thuận của các học giả nghiên cứu Thánh Kinh ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-Tô, là các tác giả 4 phúc âm Matthew, Mark, Luke, và John, và ngay cả thánh Phao Lồ (Paul), qua những bức thư tông đồ (epistles), đã quen thuộc với những giáo lý, lễ tiết tôn giáo của dân Essene, và đã thay đổi phần nào những giáo lý, lễ tiết này để viết ra những điều theo niềm tin riêng của mình.
Cuốn sách này không có mục đích phân tích Thánh Kinh Ca-Tô cho nên tôi không đi vào những chi tiết để chứng minh những luận điểm trên. Công việc phân tích Thánh Kinh cần một cuốn riêng biệt, dày ít ra là vài trăm trang mới có thể gọi là tạm đầy đủ. Quý độc giả muốn biết rõ hơn, xin đọc những cuốn khảo cứu điển hình như “Is The Bible True?” của Jefferey L. Sheler, “Gospel Truth” của Russell Shorto, hoặc “Why Christianity Must Change or Die” của Giám Mục John Shelby Spong v..v..
Một câu hỏi được đặt ra là, sau khi hình thành và phát triển, Ca-Tô Giáo Rô-Ma đã đưa tín đồ vào những niềm tin như thế nào, tại sao một tôn giáo luôn luôn tự nhận là thiên khải, duy nhất lại có thể phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại trong suốt 20 thế kỷ nay, và cái gì đã làm cho giáo hội Ca-Tô vẫn là một giáo hội có nhiều tín đồ nhất trên thế giới. Nhiều học giả ngày nay, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-Tô, đã cho rằng giới lãnh đạo giáo hội, từ giáo hoàng xuống tới linh mục, đã khai thác sự yếu kém về tinh thần cũng như vật chất của đa số đám dân thấp kém, lạc dẫn tín đồ, đưa tín đồ vào trong vòng mê tín, tạo thành đức tin trong Ca-Tô Giáo. Và, cũng vì những niềm tin bị lạc dẫn này mà, theo linh mục Ernie Bringas, Ca-Tô giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng cho toàn thể nhân loại. Vậy những niềm tin chính trong Ca-Tô Giáo là gì? Đây chính là chủ đề mà tôi muốn bàn tới trong Chương II: Kinh Tin Kính Của Ca-Tô Giáo.