Thể loại sách khác
Đức Tin Công Giáo
Trần Chung Ngọc
23/02/2553 07:26 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Đức Tin Công Giáo
Trần Chung Ngọc

CHƯƠNG 4
THAY LỜI KẾT

      Qua sự phân tích những vấn đề trong hai chương II và III, chúng ta đã thấy rõ thực chất đức tin Ca-Tô qua Kinh Tin Kính cũng như những “bí tích” trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma là như thế nào.  Điều rõ ràng là suốt 2000 năm nay, tín đồ Ca-Tô đã bị lừa dối bởi một chính sách nhồi sọ tinh vi, xảo quyệt, của giáo hội Ca-Tô để giam hãm đầu óc tín đồ vào trong những nhà tù tư tưởng, do đó tín đồ vẫn tiếp tục tin vào những giáo điều sai lầm, lỗi thời, hoang đường, phi lô-gic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. của giáo hội, cũng như tiếp tục tin vào những thần quyền giả tạo tự phong của giới giáo sĩ như giám mục, linh mục.   Tại sao các tín đồ vẫn tiếp tục tin?  Vì họ không hề biết đến những sự thật mà chính giáo hội đã thú nhận, nhưng giáo hội vẫn dấu kín trước đám đông tín đồ thấp kém, hoặc diễn giải lệch lạc những diễn biến trong nội bộ giáo hội theo luận điệu ngụy biện một chiều của giáo hội cho những tín đồ đã bị nhồi sọ từ nhỏ, vốn đã không có khả năng suy luận.   Đây không phải là những luận cứ vu vơ, mà dựa trên những bằng chứng hiển nhiên như được trình bày sau đây.

   Năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học.  Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) tiếp kiến.  Ngài bảo các khoa học gia cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thần Ki-Tô. (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God).   Đây là một biến cố rất quan trọng trong nội bộ giáo hội Ca-Tô.  Giáo hoàng, và lẽ dĩ nhiên giáo hội, đã thừa nhận là vũ trụ này sinh ra từ một sự nổ lớn, theo như thuyết “Big Bang” trong khoa học. Điều này đã chôn vùi thuyết sáng tạo trong thánh kinh xuống đáy hầm Vatican, dù giáo hoàng đã vớt vát bằng một câu hoàn toàn vô nghĩa: “Big Bang là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thần Ki-Tô”.  Vô nghĩa vì giáo hoàng không hề có một chút kiến thức nào về khoa học nên đã nói nhảm nhí về “lúc sáng tạo”.  Vì Big Bang chẳng qua chỉ là sự nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay. Nóng bao nhiêu, và đặc như thế nào?  Các khoa học gia đã tính ra được là sau khi nổ khoảng một phần ngàn giây đồng hồ (1/1000 s) thì nhiệt độ của Big Bang vào khoảng “một ngàn tỷ độ” (10 12 độ) và tỉ trọng của khối cầu lửa khi đó vào khoảng 100000 tỷ gram (10 14 g) cho 1 phân khối.  Để có một khái niệm về nhiệt độ và tỉ trọng của Big Bang chúng ta nên biết là nhiệt độ của mặt trời chỉ vào khoảng 6000 độ, và tỉ trọng của nước chỉ là 1 gram cho một phân khối.  Với nhiệt độ của Big Bang như vậy thì Thần KiTô nào tạo ra Big Bang cũng phải tự mình bị thiêu hủy ngay tức khắc, còn đâu nữa để mà sau này đi dạo trong vườn địa đàng nói chuyện với Adam, hay hiện ra trước ông tổ Do Thái Abraham của những người đi đạo Việt Nam.  Mặt khác, nếu Thần sáng tạo ra Big Bang thì Thần phải ở ngoài Big Bang. Big Bang đã trở thành vũ trụ ngày nay, rộng khoảng 15 tỷ năm ánh sáng, vậy Thần Ki Tô cũng phải ở ngoài vũ trụ này.  Big Bang không phải là cái Popemobile để khi sáng tạo xong Thần nhảy vào trong đó ngồi để mà tránh đạn thế gian. Cũng vì vậy mà từ thuở khai thiên lập địa chúng ta có thấy Thần can thiệp vào chuyện thế gian đâu. Nhưng thật ra bảo rằng Thần ở ngoài Big Bang cũng không đúng.  Vì thời gian và không gian mà chúng ta hiểu ngày nay được sinh ra cùng với Big Bang, cho nên những câu hỏi như Thần ở đâu trước Big Bang để tạo ra Big Bang đều vô nghĩa vì không có cái gì có thể gọi là “trước Big Bang” hay “ngoài Big Bang”.  Nói tóm lại, Thần Ki Tô chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của một số người Do Thái trong thời đại mà đa số các dân tộc trên thế giới đều tin vào sự hiện hữu của một thần linh nào đó (Xin đọc cuốn Lịch sử của Thần (A History of God) của Nữ Tu Karen Armstrong).  Sau cùng, giả thử chuyện Thần Ki-Tô tạo ra Big Bang là có thật thì Chúa Giê-su mới chết cách đây chưa tới 2000 năm, dù cho có sống lại và bay lên trời với vận tốc của ánh sáng cũng chưa ra khỏi giải ngân hà (rộng khoảng 100000 năm ánh sáng), làm sao mà lên ngồi bên tay phải của Chúa Cha ở ngoài Big Bang được, dù vũ trụ ngày nay ngưng, không tiếp tục nở rộng nữa. Giáo hoàng nói chỉ để giáo hoàng và con chiên đầu óc vốn mù mịt nghe, chứ còn người ngoài, ai mà chẳng biết là giáo hoàng nói nhảm.  Chúng ta cũng nên biết, năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh, mà tòa thánh đã công nhận thuyết Big Bang rồi.  Phải đến năm 1992, khi phi thuyền COBE (COsmic Bacground Explorer) dò ra được những vân (ripples) trong bức xạ nền (background radiation) của vũ trụ, thuyết Big Bang mới được công nhận là hoàn chỉnh và rốt ráo.

   Năm 1992, giáo hoàng đã công khai nhìn nhận là giáo hội đã sai lầm trong vụ án Galileo Galilei.  359 năm về trước, Giáo hội bắt Galilei phải sửa lại kết quả nghiên cứu khoa học của ông ta (rằng trái đất quay xung quanh mặt trời) cho đúng với những lời “mạc khải không thể sai lầm trong Thánh Kinh” (nghĩa là trái đất đứng yên và mặt trời quay xung quanh trái đất), rồi giam ông ta tại gia cho đến khi chết.  Sự nhìn nhận sai lầm của Tòa Thánh trong vụ Galilei cho thấy thánh kinh sai và kéo theo vấn đề: nếu thánh kinh đã sai về vũ trụ thì rất có thể cũng sai về nhiều điều khác nữa.  Ngày nay, các chuyên gia nghiên cứu thánh kinh đều đồng thuận ở điểm là thánh kinh có rất nhiều sai lầm cả về thần học lẫn khoa học.  Do đó, thánh kinh không phải là những lời “mạc khải” không thể sai lầm của một vị thần toàn năng toàn trí, như lời giáo hội vẫn thường dạy cho những tín đồ bảo sao nghe vậy.  Thực tế cũng cho thấy rằng, trí tuệ của con người ngày nay đã vượt xa trí tuệ của bậc “toàn năng, toàn trí” trong Thánh Kinh Ca-Tô rất nhiều.  Â깠thế mà người ta vẫn đi thờ phụng một “đấng” mà trí tuệ kém cỏi hơn người đời rất nhiều.  Thật là kỳ lạ.

   Năm 1996, giáo hoàng  đã đặt chắc thẩm quyền giáo lý của Ca-Tô giáo sau quan điểm là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thần Ki-Tô, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”.  Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).  Chấp nhận thuyết tiến hóa, giáo hoàng đã phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thần tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông, do đó vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là một hoang tưởng, được đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

   Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thần Ki-Tô, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).  Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Ca-Tô: “người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”.  Củ cà-rốt thiên đường thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và cây gậy hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.

   Tháng 3 năm 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho “hội thánh” Ca-Tô, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội lỗi” đối với nhân loại của Ca-Tô giáo Rô-ma.  7 núi tội lỗi này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như “thập tự chiến” (thường được gọi một cách sai lầm là “thánh chiến” vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là “thánh” cả), tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v..  (Xin đọc chi tiết những tội ác của Ca-Tô giáo đối với nhân loại trong cuốn VATICAN: Thú Tội Và Xin Lỗi? của 6 tác giả, Giao Điểm xuất bản năm 2000).  Hành động “xưng thú 7 núi tội lỗi” này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Ca-Tô giáo là tôn giáo “thiên khải duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “hôn thê của Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, bác ái”, “dân chủ” v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người.

   Tôi tự hỏi, có bao nhiều phần trăm trong số gần một tỷ tín đồ của Ca-Tô Giáo Rô-Ma biết đến những điều thú nhận công khai trên của giáo hoàng và “tòa thánh” Vatican?  Tôi nghĩ con số này phải là rất nhỏ, vì sách lược của giáo hội, qua vai trò của những người gọi là lãnh đạo tôn giáo như linh mục, giám mục v..v.., là duy trì sự “càng biết ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu” trong quần chúng tín đồ.  Mà dù tín đồ có biết đến những sự thực này thì cũng biết một cách sai lạc, vì như Học Hội Đức KiTô Phục Sinh ở Houston đã đưa ra nhận định:

   Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội lỗi đối ngoại - và một chương đối nội là 8 - nghệ thuật tuyên truyền của giáo hội Rô-Ma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời..

   Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, giáo hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên.  Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thầy tu”, và “quỷ Sa-Tăng đóng vai ông thánh.”

   Do đó, chúng ta không thể hi vọng là mọi tín đồ Ca-Tô đều biết đến một sự thực không thể chối cãi, đó là, toàn bộ nền thần học Ca-Tô với những quan niệm về Thần KiTô, thuyết Sáng Tạo, huyền thoại Adam và Eve, thiên đường và hỏa ngục, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., cũng như những thuộc tính cao cả mà giáo hội tự nhận cho giáo hội, giáo hoàng v..v.. nay đã không còn chỗ đứng trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại.

   Giáo hội biết rõ trình độ hiểu biết của giáo dân cho nên vẫn có thể giữ chặt giáo dân trong đức tin mà thực chất chỉ là tin bướng tin càn, vì đức tin này hoàn toàn mâu thuẫn với những điều mà giáo hội đã công khai thừa nhận về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa, thiên đường, hỏa ngục, và lịch sử chứa đầy tội ác của giáo hội.  Do đó, giáo hội vẫn còn đủ khả năng theo đuổi chính sách “lá mặt, lá trái” trên chính trường quốc tế.

   Dựa vào sức mạnh của đám đông tín đồ, đúng như định nghĩa của Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota: “KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers), giáo hội Ca-Tô vẫn giữ thái độ tự tôn trịch thượng vô lối đối với mọi hệ phái KiTô khác.

   Mới vừa đây, tháng 9 năm 2000, “hồng y thiết giáp” Joseph Ratzinger đã phổ biến một bản văn dài 36 trang, với sự chấp thuận của giáo hoàng, khẳng định mọi hệ phái KiTô khác đều là các tôn giáo hạng hai, không bằng được Ca-Tô Giáo, vì chỉ có những người ở trong giáo hội Ca-Tô mới có được sự cứu rỗi đầy đủ nhất  (those who, in the church, have the fulness of the means of salvation), và ý tưởng là “mọi tôn giáo đều tốt như nhau” làm nguy hiểm đến thông điệp truyền giáo của Ca-Tô giáo (The idea that “one religion is as good as another” endangers the Catholic church’s missionary message), hàm ý Ca-Tô giáo vẫn là tôn giáo tốt nhất.  Nhiều tôn giáo khác đã lên tiếng phản đối, và nhiều nhà bình luận đã cho rằng, hành động này chẳng qua chỉ để trấn an đám tín đồ thấp kép, vớt vát được chừng nào hay chừng đó đà suy sụp của Ca-Tô giáo Rô-ma.  Thái độ tự tôn, trịch thượng trên của giáo hội Ca-Tô không ảnh hưởng gì đến Phật giáo vì những tín đồ Phật giáo không hề quan tâm đến một sự “cứu rỗi” hoang đường của một nhân vật hoang đường gọi là “Chúa cứu thế” trong một nền thần học hoang đường của Ca-Tô giáo.  Vả chăng, phân tích kỹ ra thì thái độ tự tôn của Ca-Tô giáo phản ánh một sự thiếu tự tin trầm trọng của giáo hội và đó chẳng qua chỉ là một đòn phép trong thuật sử dụng sách lược lá mặt lá trái của tòa thánh Vatican, vì, như trên đã dẫn chứng, giáo hội đã chính thức công nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, phá bỏ thuyết truyền thống về thiên đường và hỏa ngục v..v.. , vậy còn đâu là Chúa Cha, Chúa Con, Tội Tổ Tông v..v.. mà cứu rỗi với chẳng cứu rỗi.  Mặt khác, việc “xưng thú 7 núi tội lỗi” của giáo hội Ca-Tô gần đây có cho phép giáo hội tiếp tục tự xưng là một tôn giáo “thánh thiện”, “thiên khải” v..v.. được nữa hay không?  Cho nên, giáo hội muốn nói gì thì nói, muốn tuyên bố gì thì tuyên bố, thực chất của giáo hội ra sao, cả thế giới đã đều biết.  Giáo hội không thể lừa dối được ai trong thời buổi này, trừ  đám tín đồ nô lệ của giáo hội.  Lẽ dĩ nhiên, trong giáo hội cũng có không thiếu gì người đầu óc đã mở mang và giữ thái độ “đừng tin những gì giáo hội nói, mà hãy nhìn kỹ vào những gì mà giáo hội làm”.

   Vấn đề của chúng ta ngày nay là phải xét xem giáo hội có thể làm được những gì trong tương lai, và những việc này có ảnh hưởng gì đền đất nước Việt Nam.  Sách lược của giáo hội Ca-Tô  cũng như Tin Lành, chúng ta đã rõ.  Sau đây, tôi sẽ đi vào phần phân tích sách lược này để ít ra chúng ta cũng có thể đưa ra vài biện pháp đối phó.  Tại sao lại phải đối phó?  Bởi vì KiTô giáo chưa hề thay đổi trong sách lược truyền đạo, và sách lược này luôn luôn xúc phạm đến các tôn giáo và các nền văn hóa truyền thống địa phương.  Ki Tô giáo không thể chấp nhận ý tưởng hòa hợp tôn giáo theo quan niệm đa tôn giáo bình đẳng trên thế giới.   Đây là một thái độ nguy hiểm, phương hại đến nền hòa bình thế giới.  Sau đây chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề.

   Trong những năm gần đây, trong khi Giáo Hoàng Ca-Tô Gion Pôn Hai đi tới các nước trong thế giới thứ ba để xin lỗi các quốc gia này vì những bất hạnh mà Ca-Tô Giáo đã gây nên trong quá khứ, cùng răn dạy các tín đồ Ca-Tô phải ăn năn thống hối về những thảm họa, đau khổ mà Ca-Tô Giáo đã mang tới nhiều quốc gia trên thế giới, thì một số chức sắc trong hàng Giáo Phẩm Tin Lành cũng lên tiếng xin lỗi dân da đỏ ở Tân Thế Giới (nước Mỹ bây giờ) về những hành động diệt chủng và xóa bỏ nền văn hóa của dân bản xứ (dân da đỏ) của các nhà truyền giáo Tin Lành vào khoảng hai thế kỷ trước đây. 

   Tuy nhiên,   ngoài mặt thì  xin lỗi  để xoa dịu   dư luận  quần chúng và để mị dân, thực chất của Ca-Tô và Tin Lành vẫn không thay đổi.  Không còn dựa vào bạo lực quân sự của đế quốc và thực dân để truyền bá đạo như xưa nữa, những nhà truyền giáo Ca-Tô và Tin Lành đã thay đổi phương thức truyền đạo, song hành với  sách lược xâm lược kinh tế và văn hóa của các cường quốc Âu Mỹ.  Những hoạt động phá hoại nền văn hóa bản xứ vẫn được các nhà truyền giáo Ca-Tô và Tin Lành tiếp tục thi hành trong các nước kém mở mang ở Á Châu và Phi Châu, nhắm vào các dân tộc thiểu số để gây xáo trộn xã hội, điển hình là ở Thái Lan, một xứ Phật Giáo, ở Ấn Độ, một xứ Ấn Độ Giáo, và ở Nam Dương, một xứ Hồi Giáo.  Dựa vào ưu thế kinh tế, quân sự và kỹ thuật của thế giới Âu Mỹ, những nhà truyền giáo Ca-Tô và Tin Lành, núp sau những chiêu bài hữu danh vô thực, chỉ có trên mặt văn tự, như tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng v..v.. để xâm nhập những quốc gia kém mở mang.  Qua bản chất kiêu căng truyền thống thường có tính cách xúc phạm nặng nề đến các tôn giáo và các nền văn hóa địa phương, họ tiếp tục xuyên tạc, mạ lỵ,  phá ngầm các tôn giáo và truyền thống văn hóa địa phương bằng những bản văn truyền đạo đầy tính cách trịch thượng, xúc phạm, thuộc thế kỷ 18, 19, với mưu đồ thay thế các tôn giáo, văn hóa địa phương này bằng một tôn giáo mà những đặc tính của nó như hoang đường, tàn bạo, bất khoan nhượng,  độc tôn, kiêu căng,  hẹp hòi, vô luân v..v.. đã biểu lộ trong suốt 2000 năm lịch sử của nhân loại.   Ngoài ra, sách lược của Vatican phong Thánh bừa bãi  cho các tội đồ của các nước mà khi xưa Ca-Tô Giáo đã liên kết với thực dân để xâm chiếm cũng chỉ nhằm mục đích mị dân, khuyến khích các tín đồ bản địa cuồng tín hơn, sẵn sàng phản bội quốc gia để đặt hi vọng vào một hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, vô giá trị, về một cái bánh vẽ ở trên trời.

   Điều 18 trong  bản Tuyên Ngôn  Nhân Quyền Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc năm 1948 quy định quyền tự do tôn giáo là quyền tin vào giáo lý, sự thực hành, thờ phụng và lễ tiết (belief in teaching, practice, worship and observance) của con người.  Quyền tự do tôn giáo, quy định như trên, và quyền tự do truyền giáo là hai quyền khác nhau.  Nhưng thế giới Âu Mỹ đã lạm dụng quyền tự do tôn giáo, đồng nhất hóa tự do tôn giáo với tự do truyền đạo.  Tự do tôn giáo đang được các cường quốc Âu Mỹ dùng như một chiêu bài và bình phong để ép những  quốc gia nào  mà họ có thể ép  được,  để cho các thừa sai Ki Tô của họ được tự do truyền đạo.  Thái độ trịch thượng này đã bị thế giới lên án, và những quốc gia lớn nhất trên thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ đều tích cực chống đối, hoặc hạn chế, hoặc ngăn cấm các công vụ truyền giáo của Ki Tô Giáo.

   Chúng ta biết rằng, tháng 10, 1998, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật về tự do tôn giáo thế giới (The International Religious Freedom Act).   Đạo luật này đã phơi bày cái bộ mặt đế quốc, đạo đức giả của Ki Tô Giáo tại Hoa Kỳ về sách lược của Hoa Kỳ đối với vấn đề "vi phạm tự do tôn giáo" trên thế giới, bao gồm những biện pháp chính trị, kinh tế, văn hóa mà Hoa Kỳ có thể dùng để trừng phạt những nước mà Hoa Kỳ cho là vi phạm.  Mục đích chính của đạo luật này là mở đường cho các nhà truyền giáo Ki Tô đi truyền đạo ở những nơi nào mà Hoa Kỳ có thể ép được bằng áp lực kinh tế và chính trị.  Đạo luật này qui định bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải đưa ra trước ngày 1 tháng 9, 1999, danh sách những nước vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo, và sau đó 90 ngày, Tổng Thống Hoa Kỳ phải phúc trình cùng quốc hội biện pháp đối phó với quốc gia vi phạm.   Quy định này đã không được bộ Ngoại Giao thi hành. (The State Department has not complied with the act's requirement to name by September, 1999, those countries deemed responsible for "particularly severe violations of religious freedom".  When a country is so designated, the president has 90 days to report to Congress on action to be taken).  Tại sao?  Vì tự do tôn giáo chỉ là một chiêu bài, và cách sử dụng chiêu bài này còn tùy thuộc quyền lợi chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ. Sudan, Do Thái và Saudi Arabia là những nước vi phạm tự do tôn giáo nhất trên thế giới.  Nhưng điều chắc là Hoa Kỳ chỉ kể đến Sudan và bỏ qua Do Thái và Saudi Arabia vì Do Thái và Saudi Arabia đều là đồng minh của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế.  Saudi Arabia còn là nước xuất cảng dầu nhiều nhất trên thế giới, và không có một chính trị gia Hoa Kỳ nào khuyên chính phủ ngưng mua dầu của Saudi Arabia như là một hành động phản đối sự vi phạm tự do tín ngưỡng của quốc gia này.  Stephen Chapman viết trên tờ Chicago Tribune ngày 2 tháng 11, 1997 như sau:

   "Những người Mỹ đề nghị ngưng giao thương với những quốc gia vi phạm tự do tín ngưỡng hãy bắt đầu từ nơi khác.  Thí dụ như ở Saudi Arabia, nơi đây mọi tôn giáo ngoại trừ Hồi Giáo đều bị cấm ngặt và một tín đồ Hồi Giáo cải đạo theo đạo khác có thể bị tử hình.  Nhưng chính sách độc tài tôn giáo của Saudi Arabia không gây phản đối tại Washington khi Hoa Kỳ đem nửa triệu quân vào để bảo vệ Saudi Arabia chống Saddam Hussein.  Không có ai ở ngoài một bệnh viện tâm thần lại đề nghị Hoa Kỳ ngưng mua dầu của Saudi Arabia, xứ cung cấp nhiều dầu nhất." 1

      Phê bình đạo luật về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ, Giáo sư luật tại đại học Emory, Abdullahi Ahmed An-Na'im nói: "Nhiều người nhớ lại những lời hoa mỹ thiên Ki Tô trước đây và tin rằng Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến sự hỗ trợ các thừa sai Mỹ ở ngoại quốc." (Emory University law professor Abdullahi Ahmed An-Na'im says many remember the early pro-Christian rhetoric and believe the United States is only interested in aiding American missionaries abroad.)  J. Paul Martin, Giám đốc trung tâm nghiên cứu nhân quyền tại đại học Columbia còn đi xa hơn nữa.  Ông nói: "Ở các nước như Nga sô, Pháp, Bỉ, và Đức, nhiều người coi đạo luật về tự do tôn giáo của quốc hội Hoa Kỳ là một phần của chủ nghĩa đế quốc rộng lớn hơn của Mỹ" (J. Paul Martin, executive director of Columbia University's Center for the study of Human Rights, goes further.  In such countries as Russia, France, Belgium, and Germany, he says, many see Congress' action as "part of a larger American imperialism".)

    Để   độc giả  có một ý niệm về  bản chất  cuồng tín của các nhà truyền giáo Ca-Tô và Tin Lành, ngay trong thời đại này, tôi xin trích dẫn sau đây một đoạn trong cuốn Missionaries của Julian Pettifer và Richard Bradley, nói về phương cách truyền giáo của Gia Tô Giáo ở Thái Lan:

     Ở Á Châu, không có mấy nước mà các thừa sai cảm thấy hoàn toàn tin tưởng là công vụ truyền giáo của họ sẽ không bị gián đoạn trong tương lai.  Ngay cả dân Thái  cũng  nhạy  cảm đối   với  vấn đề  thừa sai  nếu  sự truyền giáo không khéo xử, thái độ khoan dung của dân Thái có thể thay đổi.   Hiện nay, trong một nước mà  97 phần trăm theo Phật Giáo, 2 phần trăm

theo Hồi Giáo,  số người theo Ki Tô Giáo hiển nhiên rất ít

   Sulak Siravaksa là một trí thức Phật Giáo theo học các trường Ki Tô.  Tuy nhiên, ông ta rất lấy làm khó chịu trước những tài liệu truyền giáo mô tả Thái Lan là "địa hạt của Satan"; rằng "99% dân Thái bị câu thúc bởi ma quỉ"; lên án Phật Giáo là "thờ hình tượng" và là "một tôn giáo yếm thế một cách vô vọng.";  và chấp chặt là "không có sự mặc khải của Ki Tô thì không hiệp thông được với Thượng đế."  Như Sulak đã vạch rõ,  đó là ngôn ngữ hàng ngày của một số tài liệu truyền giáo, những tài liệu này đã xúc phạm nặng nề đến những Phật tử Thái Lan. 2

   Những hành động phá Phật Giáo ở Thái Lan đã lộ liễu đến mức Phật Giáo Thái đã phải chính thức gửi kháng thư cho  Gion Pôn Hai (John Paul II),  phàn nàn  về những   việc làm sai trái của Ca-Tô Giáo ở Thái Lan.  Nhưng theo truyền thống "cường quyền thắng công lý" và bất kể đến liêm sỉ của Giáo hội Ca-Tô, Giáo Hoàng đã không có một hành động sửa sai nào, chứng tỏ chấp nhận đó là sách lược hữu hiệu của Giáo hội để truyền giáo, và gần đây, ông còn kêu gọi tín đồ phải mở mang Ca-Tô Giáo sang Á Châu.

     Ấn  Độ,  hơn 400  năm nay Ki Tô Giáo đã vô cùng tích cực trong vấn đề truyền đạo với hi vọng Ki Tô  hóa Ấn Độ nhưng dân chúng Ấn, tuy nghèo khó và trước những hứa hẹn về vật chất của Ki Tô Giáo, vẫn từ chối tôn giáo này.  Số người theo Ki Tô Giáo nói chung chỉ vào khoảng 1% tuy chính quyền Ấn đã rất dễ dãi để cho những nhà truyền giáo tự do truyền đạo.  Chủ đích đi kiếm thêm linh hồn cho Chúa của bà Teresa ở Ấn Độ cũng thất bại, vì người ta đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của bà qua chiêu bài "từ thiện". (Xin đọc Mother Teresa: Beyond the Image của Anne Sebba, 1997).

     Chúng ta cũng nên để ý rằng, hiện nay, ở Ấn Độ đang có phong trào bài Ki Tô Giáo rất mạnh.  Báo Los Angeles Times ngày 12 tháng 11, 1998, đăng một bài tường thuật dài của ký giả Dexter Filkins về những hành động bài Ki Tô Giáo, nhiều khi dùng đến bạo lực, ở Ấn Độ.  Một lãnh tụ của phong trào bài Ki Tô Giáo, ông B. L. Sharma, tuyên bố:

   "Chúng tôi đã phải làm nô lệ cả ngàn năm, và nay chúng tôi đã sáng mắt rồi.  Tôi đòi hỏi chính phủ Ấn Độ phải đuổi cổ những kẻ đang  dụ dân Ấn  cải đạo,    phá hại văn hóa, ngôn ngữ  và y phục của chúng tôi."

   (We were slaves for 1000 years and now we have opened our eyes.  I demand that the government of India throw out these people who are out to convert Hindus and ruin our culture, language and attire.)

      Cũng như ở Thái Lan, nguyên nhân sự chống đối Ki Tô Giáo ở Ấn Độ không phải là vấn đề vi phạm  tự  do tôn giáo mà vì sách lược truyền đạo có  tính  cách  hiếu  chiến    xúc phạm   đến các tôn giáo khác cũng như nền văn hóa Ấn Độ.  Ký giả Uli Smettzer viết trong tờ Chicago Tribune ngày 29 tháng 10, 1999 như sau:

   "Những hoạt động viên Ấn Độ đặc biệt giận dữ vì những thừa sai của một vài tông phái Ki Tô rao truyền là những Thần mà người Ấn Độ kính ngưỡng là những hình tượng ngụy.  Một vài tên  thừa sai còn rao giảng  rằng "Ấn Độ Giáo là sản phẩm của quỷ."

   Nhiều   người  Ấn Độ vô cùng  giận dữ  khi Giáo Hội   Báp-Tít (một tông phái Tin Lành) miền Nam Hoa Kỳ phát hành 40000 cuốn kinh cầu nguyện để gây quỹ dùng trong công cuộc cải đạo dân Ấn "khỏi bị lạc trong sự tăm tối vô vọng của Ấn Giáo"

   (Hindu activists are particularly angered by missionaries from some Christian sects who mportray revered Hindu gods as false idols.  Some even preach that the Hindu religion is the work of the devil.

   Many Hindus were outraged by the Southern Baptist Church in the US, which recently published 40000 prayer books that lobby for funds to convert Indians "lost in the hopeless darkness of Hinduism.")

   Xuyên qua phương cách truyền đạo mang đặc tính cuồng tín và xúc phạm đến các nền văn hóa địa phương như trên, chúng ta đã nhìn thấy thực chất sản phẩm tinh thần của Ki Tô Giáo là như thế nào.  Có điểm nào có thể gọi là đạo đức tôn giáo trong những mẫu người mà Ki Tô Giáo đã đào tạo ra như trên không?  Giáo lý đưa đến thực hành.  Qua những chính sách thực hành truyền đạo như trên, chúng ta có thể biết được bản chất giáo lý của Ki Tô Giáo ra sao.

   Thế lực chính trị và kinh tế của Ca-Tô và Tin Lành còn rất mạnh trong phương trời Âu Mỹ.  Tuy nhiên,   vì trình độ người dân nơi đây đã cao, vì những khám phá của khoa học đã bác bỏ toàn diện những điều hoang đường trong Ki Tô Giáo, vì càng ngày càng có nhiều tín đồ, mục sư, linh mục bỏ đạo, cũng như có nhiều học giả vạch ra những sai lầm của Thánh Kinh Ki Tô cùng những hành động vô đạo đức của các giáo hội Ki Tô v...v..., ngày nay, Ca-Tô Giáo Rô-ma và  Tin Lành không còn rao bán được cái gọi là Phúc Âm trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ,  cho nên hai tôn giáo này đều đang tập trung nỗ lực truyền đạo sang những nước kém mở mang mà dân trí thấp kém và sự nghèo khổ là những yếu tố dễ khai thác để cho đám dân ít học dễ dàng theo đạo.  Sách lược dùng tiền của, vật chất để truyền bá "Phúc Âm", kiếm thêm linh hồn cho Chúa đang được thi hành tích cực.  Họ hiểu rõ hơn ai hết, Phúc Âm không thể khuyến dụ được ai nếu không đi kèm với mồi vật chất.  Số linh hồn kiếm được càng nhiều thì hậu thuẫn chính trị của họ càng lớn, hậu thuẫn chính trị càng lớn thì quyền lợi vật chất càng cao.  Đó là mục đích tối hậu của các nhà truyền giáo Ki Tô từ xưa tới nay chứ chẳng phải là vấn đề tâm linh đạo đức hay cứu rỗi gì đâu.

    Nhưng sự nguy hại thật sự của những nỗ lực truyền đạo này trong những nước kém mở mang là, do cái căn bản tự cho là một tôn giáo chân thật duy nhất và chỉ được thờ một Thần Ki Tô, và tin vào sự hứa hẹn của các nhà truyền đạo về một sự "cứu rỗi" của Giê-su, sự truyền đạo có tính cách mê hoặc này cộng với sách lược hạ thấp, mạ lỵ các tôn giáo và nền văn hóa khác như vừa nêu ở trên, sẽ tạo nên một lớp người bản xứ cuồng tín, nô lệ cho ngoại bang, sẵn sàng phản bội quốc gia, do đó không tránh khỏi đưa đến những cảnh xáo trộn trong xã hội, bất hòa trong những khối tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia yêu chuộng hòa bình, đang sống hòa hợp trong tình tương thân tương ái giữa những đồng bào ruột thịt.  Những điều này đang xảy ra ở Ấn Độ, Thái Lan, ở Đông Timor, Nam Dương, và có thể sẽ xảy ra nơi vài miền dân tộc thiểu số ở Việt Nam nếu chính quyền không để ý đến cái bình phong tự do tín ngưỡng mà các nhà truyền đạo dùng để che đậy những âm mưu chính trị nhằm phá hoại cơ cấu quốc gia, gây chia rẽ, xúi dục tín đồ đòi độc lập, tự trị, với Ki Tô Giáo là quốc giáo v..v....

   Sự suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung trong phương trời Âu Mỹ là một hiện tượng rõ rệt.  Nhưng, đáng lẽ phải tìm cách đảo ngược trào lưu suy thoái này trong chính những quốc gia của họ, những nhà truyền giáo Ca-Tô và Tin Lành lại mưu toan bành trướng  sự truyền đạo trong các nước kém mở mang để kiếm thêm tín đồ với hi vọng bù đắp lại sự hao hụt trong khối tín đồ ngay trong thế giới Âu Mỹ.  Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ gần đây, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai đã tuyên bố rằng: “đi cải đạo người khác là một nhân quyền” và kêu gọi bành trướng truyền đạo sang Á Châu, tuy sự suy thoái của Ca-Tô Giáo tại Âu Châu, cái nôi của Ca-Tô Giáo trước đây, là một hiện tượng xã hội mà ông thường than phiền. (Chicago Tribune ngày 8 tháng 11, 1999: Pope concludes visit to India with call for crusade in Asia).

   Nhận định về lời tuyên bố đầy tính cách hung hăng và trịch thượng trên, Mac Kher đã viết một bài bình luận ngắn trên Internet (www.nycny.com) nhan đề Tòa Hình AﮠÁ Châu - Tây Ban Nha Của Giáo Hoàng (The Pope’s Asian - Spanish Inquisition) nội dung như sau:

   Gần đây, giáo hoàng kêu gọi tăng gia nỗ lực cải đạo những người phi-Ca-Tô ở Á Châu.  Giáo hoàng nói cải đạo là một nhân quyền.  Giáo hoàng nói: “Cũng như trong thiên niên kỷ thứ nhất cây thập giá đã cắm chắc vào đất Âu Châu, và, trong thiên niên kỷ thứ nhì, vào Mỹ Châu và Phi Châu, có thể thiên niên kỷ Ki Tô thứ ba sẽ chứng kiến một sự được mùa lớn về đức tin trên lục địa rộng lớn và quan trọng này (Nghĩa là Á Châu)”.  Giáo hoàng nói giáo hội công nhận những gì chân thật và thánh thiện trong những tôn giáo như Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo, nhưng chỉ có Chúa Ki Tô là có thể mang đến cho chúng ta sự cứu rỗi chung cùng. (Giáo hoàng ngủ mơ, hoang tưởng rằng những tín đồ Phật Giáo cần đến một sự “cứu rỗi” của Giê-su khi mà họ đã theo con đường tự tu tự chứng và thấy rõ rằng Đức Phật của họ về mọi phương diện đều vượt xa Thần và Giê-su của KiTô giáo. TCN)

   Sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Âu Châu, Mỹ Châu, U飠Châu, và phần lớn Phi Châu và vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống, toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần tiền-KiTô.  Thật vậy, cuốn thánh kinh, với sự hỗ trợ của súng ống, đã dùng để trao đổi lấy đất đai của các thổ dân địa phương.

  Tuyên bố bởi giáo hoàng, chức sắc cao nhất của Ca-Tô Giáo, lời kêu gọi cải đạo là một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, Ấn Độ Giáo nói riêng.  Sách lược cải đạo quần chúng vào Ki Tô Giáo mưu toan phá hủy linh hồn của Á Châu, cấy ghép vào đó một triết lý mà Á Châu không cần đến.   Á Châu không cần đến bất cứ một bài học nào về tôn giáo và lòng mộ đạo từ bất cứ ai.

   Tại sao mà một tôn giáo lại có thể toan tính loại trừ một tôn giáo khác qua sách lược cải đạo quần chúng?  Thật là rõ ràng, Giáo hoàng đang theo đuổi chính sách diệt tôn giáo (religious cleansing) Á Đông.  Phương cách hiểm độc và dã tâm (malicious and predatory) này thật là quá sức phi luân (immoral) và vô đạo đức (unethical).  Cái gì làm cho Giáo hoàng nghĩ rằng tôn giáo của ông là tôn giáo chân thật duy nhất?  Đó là sự tự phong và sự bất khoan nhượng đi đến cực đoan.  Ông ta có thể có quyền tin như vậy, nhưng ông ta không có quyền tổ chức một sự tấn công có phối hợp (concerted attack) vào các xã hội khác để hủy diệt bản chất của những xã hội này.

   Sự cải đạo quần chúng đã gây nên sự chia rẽ chính trị trong nhiều quốc gia.  Giáo hoàng sẽ gây nên sự bất ổn định chính trị ở Á Châu với sách lược cải đạo này. Điều tệ hại nhất về hầu hết những hoạt động cải đạo của Ki Tô Giáo ở Ấn Độ là những hoạt động này đặt nặng vào bả vật chất.  Ngụy trang sau bộ áo dịch vụ y tế và xã hội, nhiều nhà truyền giáo Ki Tô đã ép buộc hữu hiệu đám dân nghèo phải theo Ki Tô Giáo.  Thượng đế của ai có thể hoan hỉ với sự gian dối như vậy?

   Sự đạo đức giả của giáo hoàng thật sự làm cho người ta sửng sốt.   Năm ngoái, trong một cuộc công du Châu Mỹ La Tinh, ông ta đã buộc tội những nhà truyền giáo Tin Lành là giẫm chân lên đàn con chiên của ông ta!  Ngày nay, cũng ông giáo hoàng đó lại tuyên bố rằng cải đạo là một nhân quyền.  Vậy thì, Vatican có công nhận tôn giáo nào khác ngoài Ca-Tô Giáo?    Hiển nhiên là Giáo hoàng muốn sự cải đạo chỉ có một chiều vào Ki Tô Giáo.  Trong khi đánh bóng dịch vụ và tình thương của Gia Tô, qua niềm tin vô lý hung hăng của ông và thuyết không khoan nhượng về “một tôn giáo chân thật duy nhất”, Giáo hoàng đã chứng tỏ rằng sự khoan nhượng và tốt đẹp của Ấn Độ Giáo chẳng có gì đáng kể.

   Ấn độ giáo không phán xét các tôn giáo khác, và các tín đồ Ấn Giáo đã lịch sự chấp nhận các tín đồ Ki Tô trong những cộng đồng của họ.  Họ chỉ đơn giản yêu cầu Giáo hội Ca-Tô hãy miễn cho họ cái số phận của Âu Châu và Mỹ Châu.  Thỏa mãn với tôn giáo của họ, những tín đồ Ấn Giáo không thích người ngoài mưu toan thay đổi tôn giáo và chính trị dân tộc họ qua sự cải đạo quần chúng với sự sắp đặt cẩn thận.  Nhưng Giáo hoàng đòi hỏi phải cải đạo quần chúng.  Ông ta không có một khuyến khích nào để đối xử với nhau tử tế và hòa hợp.  Tín đồ Ấn Giáo sẵn sàng sống cùng với các tín đồ Ki Tô.  Họ chỉ yêu cầu có một điều:  Giáo hội Ca- Tô đừng có tìm cách loại bỏ Ấn Giáo bằng cách cải đạo dân Ấn, nghĩa là thay đổi Ấn Độ vĩnh viễn.  Những tín đồ Ki Tô hiện đang sống ở Ấn Độ có thể sống tự do nhưng đừng có toan tính cải đạo người khác.  Bảo vệ lãnh thổ, sự tự do và văn hóa có phải là một nhân quyền căn bản nhất hay không?

   Giáo hoàng nói về “gặt mùa đức tin ở Á Châu” làm như những tín đồ Ấn Giáo và các tôn giáo khác chỉ là những ngũ cốc, chờ đợi để bị gặt hái và tích trữ vào trong vựa chứa.  Có thể có một số người thích được gọi như một đàn trâu bò (flock of cattle) [có lẽ flock of sheep (đàn chiên) đúng hơn. TCN], nhưng những tín đồ Ấn Giáo không thích bị coi như là mùa màng bất động, không có sự sống, không thể bảo vệ chính mình.  Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, Giáo hoàng nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo.  Ngày hôm sau, ông ta nói ngược trở lại, nhấn mạnh Ki Tô Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu.  Đây là sự đạo đức giả và lừa dối cố ý tệ mạt nhất.

   Giáo hoàng cương quyết loại trừ Ấn Giáo và nền văn hóa Ấn Độ bằng chủ trương cải đạo quần chúng Ấn vào Ki Tô Giáo chẳng khác gì chủ thuyết Taliban trong thời Trung Cổ.  Những tín đồ Hồi Giáo tiêu diệt những kẻ ngoại đạo bằng gươm giáo; Giáo hoàng có cùng chủ trương qua sách lược cải đạo.   Kết quả cũng như nhau.  Báo chí Tây phương không giữ một vai trò xác thực trong vấn đề này.  Luôn luôn, những bản tường trình từ những hãng thông tin Associated Press và Reuters mô tả những nhóm người Ấn Giáo chống lại toan tính của Giáo hoàng xâm chiếm tôn giáo của họ như là những kẻ “cứng rắn” hoặc “cuồng tín”.  Vậy thì, có nên gọi cái nhóm (Ca-Tô. TCN) cho rằng “chỉ có đạo của ta là đúng”,  là “cứng rắn”, “cuồng tín” và “phát xít” hay không?   Trong khi đó, những tín đồ Ấn Giáo sẵn sàng sống chung với mọi tín đồ tôn giáo khác -  chỉ không muốn bị những người kia nuốt - thì lại bị mạ lỵ.  Thật ra, bất cứ nhóm nào tuyên bố là mình duy nhất và tin rằng mọi người khác sai, và nhất là tích cực tìm cách loại trừ các nhóm khác thì đã từ bỏ bất cứ quyền đặc biệt, quyền ưu tiên hoặc sự khoan nhượng nào từ các nhóm khác.

   Điều hết sức cần đến hiện nay là sự khoan nhượng tôn giáo và sống chung hòa bình.  Các tôn giáo có thể tiếp tục tin vào tôn giáo của mình, nhưng không nên tìm cách hủy diệt các tôn giáo khác.  Mọi sự tấn công có tổ chức vào một tôn giáo nào cũng sẽ mang bất hạnh đến mọi người. 3

    Không có gì xác thực hơn những lời phê bình trên của Mc Kher.  Chúng ta đã thấy rõ bộ mặt thực hung hăng hiếu chiến, giả nhân giả nghĩa, đạo đức giả cũng như sách lược lá mặt lá trái của giáo hội Ca-Tô Rô-ma.

   Sau đây, tôi xin phân tích về vấn đề sách lược xâm lăng Á Châu của Ca-Tô giáo có thể thành công hay không?  Dựa trên những sự kiện lịch sử trong quá khứ xa và gần, chúng ta có thể phần nào tiên đoán được sự thành công hay thất bại của sách lược xâm lăng văn hóa và tôn giáo của Vatican tại Á Đông. Phân tích vấn đề này tôi quan tâm đến nước Việt Nam của chúng ta nhiều hơn là đến các nước khác, và tôi có thể nắm phần chắc là sách lược cải đạo của Ca-Tô Giáo tại Việt Nam sẽ thất bại bởi những lý do sau đây.

      Trở lại lịch sử, Gia Tô Giáo xâm nhập vào Việt Nam từ 1533, và 140 năm sau, tới đầu thập niên 1670, các thừa sai Gia Tô mới khuyến dụ được khoảng 60000 người theo đạo, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam (Xin đọc Catholicism et Sociétés Asiatiques của Yoshiharu Tsuboi).  Có thể nói, Ca-Tô Giáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam sau khi Giám mục Bá Đa Lộc tuyển mộ và đứng đầu một số giặc đánh mướn (mercenaries) giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn vào đầu thế kỷ 19.  Sau đó, các thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, mở đầu cuộc xâm chiếm bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858.  Sau khi Việt Nam bị Pháp đô hộ, Ca-Tô Giáo dựa vào thế lực thực dân để truyền đạo, làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam.  Nhưng dù ở thế thượng phong, dưới cái dù của thực dân trong gần 100 năm, cộng với 9 năm miền Nam dưới chế độ Ca-Tô độc tôn Ngô Đình Diệm, số tín đồ Ca-Tô trên tỷ lệ dân số không thể lên quá 7, 8 phần trăm.  Điều này chứng tỏ nền văn hóa Việt Nam không tương hợp với nền văn hóa Ki Tô.  Vậy ngày nay, tất cả lợi thế về quyền lực của Ca-Tô Giáo đã không còn, ngoại trừ sức mạnh hữu danh vô thực, dựa vào đám đông cuồng tín của Ca-Tô Giáo trên hoàn cầu và sức mạnh của tiền bạc, Ca-Tô Giáo có cách nào để cải đạo người dân Việt Nam?   Liệu chính quyền hiện nay có để cho họ tự do xâm nhập ào ạt vào Việt Nam để truyền đạo sau những chiêu bài đạo đức giả có tính cách lưỡng chuẩn (double standard) như nhân quyền và tự do tín ngưỡng một chiều hay không?  Chúng ta cần phân biệt rõ ràng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do xâm nhập một quốc gia để truyền đạo.   Hai quyền này hoàn toàn khác nhau.

   Ki Tô giáo nói chung, nhất là Ca-Tô giáo nói riêng, đang suy thoái khắp nơi trong những quốc gia văn minh tiến bộ nhất.  Lý do Giáo hoàng John Paul II đã phải tìm mọi cách để giữ tín đồ: từ những cuộc công du trên khắp thế giới, đặc biệt là tới các nước nghèo khó ở Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh, và Phi châu để phủ dụ tín đồ bằng cách đưa ra vài lời xin lỗi mơ hồ (nhiều nơi bị dân chúng biểu tình la ó phản đối), cho tới viết cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng để hạ thấp các tôn giáo khác và tôn vinh sự mạc khải bất khả kiểm chứng của Thiên Chúa, rồi hứa hẹn xá mọi tội lỗi cho các tín đồ với một giá rẻ mạt: “chỉ cần bỏ thuốc lá hay rượu một ngày”, “phong thành bừa bãi” cho các tội đồ của dân tộc Việt Nam, của Trung Quốc mà thực chất chỉ là những nô lệ của  Vatican, phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi”, một loại ngôn từ phi đạo đức tôn giáo để đời cho các tín đồ, và cao điểm là hành động “xưng tội trống với Thiên Chúa và đồng loại” gần đây.  Những sự kiện lịch sử này không cho phép giáo hội Ca-Tô mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa hay “thánh thiện” để mà đi rao giảng tin mừng Phúc Âm nữa, vì người ta sẽ công khai chất vấn về thực chất của Giáo hội.

   Thực chất của giáo hội Ca-Tô Rô-Ma ra sao?  Trước ngày 12 tháng 3, 2000, ngày “xưng thú 7 núi tội lỗi” của giáo hội tại “thánh đường” Phê-rô, Học Hội Đức KiTô Phục Sinh ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, đã đưa ra bản Tuyên Ngôn số 1 và bản Tuyên Cáo số 6 với nội dung liên hệ đến tội lỗi KiTô giáo đã phạm suốt 2000 năm qua.  Trong số 15 trọng tội được liệt kê trong bản Tuyên Ngôn số 1, chúng ta có thể đọc vài đoạn sau đây trong mục “Tội Thứ 15”:

   Những trọng tội của giáo hội liệt kê trên (trong 14 mục trước) chưa phải là tất cả!  Những trọng tội trải dài hàng ngàn năm, và còn hiện hữu trong thế giới ngày nay, cuối thế kỷ 20, tại bất cứ nơi nào và bây giờ.  Gốc và đầu mối trọng tội của giáo hội còn nằm trơ y nguyên trạng không thay đổi!  Giáo hội là Caesar, và Casaer là giáo hội, đế quốc thường phạm vào những tội danh gì, giáo hội cũng phạm vào những tội danh ấy, và có phần nhiều hơn vì tội nhìn thấy và tội nhìn chẳng thấy..

   Giáo hội truyền giáo cứu độ là danh là diện là chiêu bài, giáo hội đế quốc là thực là điểm là cứu cánh!  Qua đoạn giáo lý ngắn vài hàng dẫn chứng (giáo hội dẫn chứng từ một đoạn vô cùng hoang đường trong Thánh Kinh kể chuyện ba Vua miền đông được một ngôi sao dẫn lộ đến chầu Chúa, tuy rằng ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều chứng minh rằng đó là chuyện phịa, không thể nào xảy ra được. TCN), hạng ngu phu thất học cũng nhận ra ngay tâm địa tuyên truyền nhồi sọ xảo quyệt của giáo hội bắt mọi người phải trả giá cho hồng ân cứu độ của đấng cứu thế bằng cái giá từ bỏ căn tính dân tộc riêng của mình để nhận lấy phẩm giá dân tộc Do Thái là dân riêng của Thiên Chúa, là dân riêng của của giáo hội qua phép rửa tội..

   Nhận định của một nhóm Ca-Tô hữu mà còn như vậy, huống chi là đối với người ngoài, giáo hội làm sao có thể thuyết phục để họ tin vào những điều quái gở mà giáo hội bày đặt ra, chỉ có tác dụng đối với tầng lớp cùng dân thấp kém.  Làm sao giáo hội còn có thể thuyết phục được người dân Việt Nam từ bỏ căn tính dân tộc riêng của mình để nhận lấy phẩm giá dân tộc Do Thái?

   Thời buổi này, không còn mấy người có đầu óc còn tin ở những chuyện hoang đường như “tội tổ tông”, “Chúa tình nguyện leo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Đức Mẹ đồng trinh”, “Giê-su chết ba ngày rồi sống lại và bay lên trời”, khả năng “cứu rỗi” của Giê-su v..v.., kể cả một số giám mục, linh mục trong giáo hội.  Khoa học với những bằng chứng bất khả phủ bác trong vũ trụ học, di truyền học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học v..v.. cộng với thuyết tiến hóa đã bác bỏ toàn bộ nền thần học Ki Tô.  Đặc biệt là trong thời đại thông tin điện tử này, không ai có thể dấu ai được điều gì, và con người có thể kiểm chứng những tài liệu nghiên cứu chính xác bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.  Làm sao giáo hội có thể thuyết phục được quần chúng bằng những lý thuyết mơ hồ không có một căn bản xác thực nào.  Trí tuệ người dân Việt Nam đâu còn ở mức trí tuệ của những nông dân hay dân chài ở những vùng hẻo lánh trong thế kỷ 18, 19?

   Đó là những lý do tổng quát khiến cho Ca-Tô giáo khó có thể thành công ở Việt Nam.  Nhưng lý do chính là, khi truyền đạo ở Việt Nam, nền văn hóa KiTô không tránh khỏi vấp phải nền văn hóa Phật giáo đã bám rễ ăn sâu và đồng hóa với nền văn hóa truyền thống của dân Việt Nam, vốn là một nền văn hóa nhân bản và nhân chủ.  Sự tích dân tộc Việt Nam là Con Rồng Cháu Tiên của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân và tục thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời, chứng tỏ người Việt Nam từ ngàn xưa đã bác bỏ quan niệm thần linh sinh ra con người.  Còn gì nhân bản hơn là người tôn thờ người, và người thờ nhân tính.  Đạo sống này của dân Việt Nam có trước cả khi Đức Phật, Lão Tử, Khổng tử hay Giê-su sinh ra đời.  Và Phật Giáo đã đóng góp vào nền văn hóa đặc thù này bằng cách đưa vào con đường tự tu tự chứng, mình làm chủ chính mình.   Do đó, nền văn hóa nhân bản và nhân chủ của Việt Nam chính là thành trì chống nền văn hóa Kitô hữu hiệu nhất, không phải vì nền văn hóa này cũng tàn bạo và thấp kém như nền văn hóa Ki Tô, mà vì nền văn hóa này cộng với nền văn hóa Phật Giáo, suốt trong giòng lịch sử, đã chứng tỏ cho thế giới thấy đó là một nền văn hóa hòa bình, nhân bản, tôn trọng nhân phẩm của con người.  Sau đây tôi xin đi vào vài chi tiết để chứng minh.

   Xét riêng về phương diện tôn giáo, đại cương thì, nền văn hóa Á Đông,   trừ Phi Luật Tân (Ca-Tô) và Nam Dương (Hồi Giáo), còn chung chung có thể nói cũng là nền văn hóa Phật Giáo, dù ở trong những quốc gia đang sống dưới chế độ chuyên chính như ở Trung Quốc và Việt Nam, hoặc ở trong những quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Tân Gia Ba v..v..   Nền văn hóa Phật Giáo cao hơn nền văn hóa Ki Tô rất nhiều, điều này không ai có thể phủ nhận, trừ phi chúng ta đánh đồng sai lầm nền văn hóa Ki Tô với những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật của xã hội của Tây phương, những tiến bộ mà Ki-Tô giáo nói chung, Ca-Tô giáo nói riêng, đã tích cực ngăn chặn (đốt sách vở, đốt luôn cả khoa học gia, cấm tín đồ đọc sách v..v..) nhưng không nổi, cho nên ngày nay đã nhận vơ theo kiểu “thấy sang thì bắt quàng làm họ.”   Ngày nay, Tây phương đã nhận ra chân giá trị của Phật Giáo, và Phật Giáo phát triển rất tự nhiên trong những xã hội Tây phương mà không hề có ý định cải đạo người khác hoặc kiếm thêm tín đồ.  Đụng phải cái thành trì Phật Giáo ở Á Đông, Ki Tô Giáo không có cách nào thắng được Phật Giáo vì từ giáo lý cho đến thực hành, từ bản chất của mỗi tôn giáo cho đến những phúc lợi mà mỗi tôn giáo đã mang đến cho nhân loại, từ đạo đức tôn giáo cho tới trí tuệ của những vị lãnh đạo tinh thần trong mỗi tôn giáo v..v.., Ki Tô Giáo đều không thể so sánh với Phật Giáo được.  Chúng ta nên nhớ, lịch sử đạo đức của một số không nhỏ giáo hoàng và nhiều vị lãnh đạo Ca-Tô giáo là một lịch sử đầy sự ô nhục, và gần đây Giáo Hoàng John Paul II đã phải công khai xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với thế giới, trong đây tất nhiên Việt Nam là một nạn nhân, vậy Ki Tô Giáo lấy gì để mà thuyết phục người dân Việt Nam, trừ khả năng mang bả vật chất ra để mua tín đồ, mua những người “theo đạo có gạo mà ăn”, hoặc đưa ra những hứa hẹn hoang đường, vô trách nhiệm, về “xác chết sẽ sống lại” trong ngày phán xét, và sẽ có một cuộc sống đời đời trên một thiên đường tưởng tượng nếu giữ vững niềm tin vào những điều huyền hoặc của Tòa Thánh đưa ra với mục đích khai thác sự yếu kém tinh thần và lòng mê tín của đám cùng dân thấp kém.  Giáo hội có tin rằng những người ngoại đạo ở Việt Nam sẽ để yên cho Giáo hội muốn tuyên truyền lừa dối đồng bào của họ ra sao cũng được?  Hay tin rằng người dân Việt Nam đã quên đi vai trò của giáo hội Ca-Tô Rô-Ma tại Việt Nam trong việc đưa nước Việt Nam vào vòng nô lệ của Pháp?

   Ngoài ra, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, nhất là các Phật tử, cũng đã biết rõ những điều khác biệt căn bản giữa Phật Giáo và Ca-Tô Giáo.  Những điều này sẽ giúp họ có thái độ thích hợp để đối thoại hữu hiệu với các tín đồ Ca-Tô, hoặc trước những lời tuyên truyền giả dối của Ca-Tô Giáo.

   Thứ nhất, lịch sử truyền giáo của đạo Phật, một tôn giáo có trước Ca-Tô Giáo hơn 500 năm, đã cho thế giới thấy, Phật Giáo là một tôn giáo hòa bình, không hề làm đổ một giọt máu trong quá trình truyền giáo và phát triển trong suốt hơn 2500 năm nay.  Trái lại, lịch sử truyền giáo của Ca-Tô Giáo trên thế giới đã chứng tỏ rằng Ca-Tô Giáo là một tôn giáo hiếu chiến, sắt máu, tàn bạo v..v.., và trong quá trình truyền giáo qua 16 thế kỷ, từ thời Constantine, đã làm cho máu của nhiều triệu người vô tội chảy thành sông, xương chất thành núi.   Đây chính là lý do khiến cho giáo hội Ca-Tô ngày nay phải công khai xưng thú 7 núi tội lỗi và xin được tha thứ.               Nhưng dù giáo hội có làm gì đi chăng nữa thì núi xương sông máu này cũng vẫn muôn đời tồn tại trên bờ vai lương tâm của giáo hội và của những tín đồ còn đôi chút lương tri và đầu óc suy tư. 

   Thứ nhì, Kinh Luận Phật Giáo gồm thiên Kinh vạn quyển, số lượng nhiều gấp bội Thánh Kinh. Nhưng chúng ta không hề thấy trong rừng kinh điển Phật Giáo bất cứ một lời nói nào hay một hành động nào của Đức Phật, hay của các đệ tử Phật, trái với những tiêu chuẩn luân lý và đạo đức của con người xưa cũng như nay.  Trái lại, trong Thánh Kinh chúng ta thấy vô số những chuyện ác độc, thương luân, bại lý, không của Chúa Cha thì cũng của Chúa Con, hoặc của các bậc được gọi là Thánh trong Ki Tô Giáo, cùng những chuyện dâm ô, loạn luân, thù hận, giết người tập thể v..v..  Cũng vì vậy, càng đi vào Kinh điển Phật Giáo chúng ta càng thấy chân trời của chúng ta mở rộng, càng thấy những tư tưởng Phật Giáo quả là siêu việt, vượt thời gian và không gian.  Đây chính là lý do Phật Giáo đang phát triển mạnh trong thế giới, trong những nền văn minh Âu Mỹ, nhất là trong giới trí thức.  Trái lại, càng đi sâu vào Thánh Kinh, chúng ta càng khám phá ra nhiều điều sai lầm, về thần học cũng như về khoa học, ngoài những điều không thể chấp nhận được vì chúng đối nghịch hẳn với những tiêu chuẩn luân lý đạo đức của con người ngày nay.  Đây chính là lý do làm cho Ca-Tô Giáo suy thoái khắp nơi trên thế giới.

   Thứ ba, đạo đức của những nhà tu hành Phật Giáo thật là vượt xa đạo đức của những nhà lãnh đạo Ca-Tô giáo.  Trong một phần trên tôi đã viết sơ lược về những sự đồi bại của một số giáo hoàng và linh mục.  Có người cố cãi rằng đó là những chuyện ngày xưa, ngày nay giáo hội đã trở nên thánh thiện hơn nhiều.   Nhưng đây chỉ là sự cãi lấy được, vì họ không hề cập nhật hóa về những hoạt động của giáo hội cũng như trong cung đình Vatican.  Chuyện giáo hội ký thỏa ước với Phát Xít Đức và Ý, và chuyện độc ác tàn bạo của giới giám mục, linh mục trong trọng tội giết 700000 dân Serb theo Chính Thống Giáo và dân Do Thái ở Croatia là chuyện gần đây, không phải là chuyện ngày xưa.  Chuyện cả trăm linh mục phạm tội cưỡng dâm trẻ phụ tế và nữ tín đồ vị thành niên là ngay trong thập niên 1980-90 chứ không phải là chuyện ngày xưa.  Những chuyện đồi bại trong cung đình Vatican trong cuốn Cuốn Theo Chiều Gió Trong Vatican (Gone With The Wind in the Vatican) của linh mục Marielli viết năm 1999, và cuốn Những Tội lỗi Của Giáo Hoàng (Papal Sins) của học giả Ca-Tô Gary Wills viết năm 2000, không phải là những chuyện ngày xưa.  Quý độc giả nào muốn biết thêm chi tiết về những chuyện nhơ nhớp này xin đọc một phần trong cuốn Đức Tin và Lý Trí của Trần Văn Kha.

   Thứ tư, Phật giáo và Ca-Tô Giáo đều là tôn giáo ngoại lai, theo nghĩa từ ngoài du nhập vào Việt Nam.  Tuy nhiên bản chất của sự du nhập và ứng dụng của mỗi tôn giáo vào trong xã hội Việt Nam hoàn toàn khác nhau và đối ngược hẳn nhau.

   Phật giáo đi vào dân tộc Việt Nam qua giới trí thức bằng con đường tận dụng khả năng suy tư của con người, con đường phát triển trí tuệ, tự lực tự cường, không có những giáo điều khô cứng, không có những hứa hẹn hão huyền có tác dụng ru ngủ dân chúng, và nhất là không chống lại những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.  Với những giáo lý nhân bản, lấy con người làm gốc, phục vụ con người ngay trong đời sống này, lấy trí tuệ làm căn bản, và qua những triết thuyết cao siêu, phù hợp với tinh thần khoa học, Phật Giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi suy luận trí thức của giới có học.  Từ giới trí thức này, tinh thần Phật Giáo được phát huy qua những giáo lý hòa bình, bao dung, bình đẳng, giản dị, đạo đức, từ bi v..v.. cho nên Phật Giáo đã lan xuống khắp các giới trong xã hội Việt Nam.   Từ đó, Phật Giáo đã hội nhập trong dân gian để tạo nên một tinh thần Phật Giáo dính liền với tinh thần yêu nước cao độ cố hữu của người dân Việt Nam.  Phật Giáo chưa bao giờ phản bội dân tộc, liên kết với kẻ ngoại xâm chống lại tổ quốc.  Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ nhận lệnh của bất cứ chức sắc ngoại quốc nào, lệ thuộc bất cứ một tổ chức tôn giáo hay chính trị quốc tế nào.  Do đó, ảnh hưởng của Phật Giáo trên nền văn hóa dân tộc thực là sâu đậm, sâu đậm đến độ người ta không còn phân biệt được đâu là văn hóa Phật Giáo và đâu là văn hóa dân tộc.   Đây là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ bác.

   Trái lại, Ca-Tô Giáo du nhập vào Việt Nam qua giới cùng đinh thất học bằng những phương pháp truyền đạo xảo quyệt, xuyên tạc sự thật, và mạ lỵ, xâm phạm tới toàn bộ tín ngưỡng, đạo đức và cấu trúc văn hóa của xã hội Việt Nam.  Ngoài ra nhiều thừa sai Ca-Tô còn trắng trợn can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam và trong nhiều trường hợp đã xúi dục nội loạn và gây nên sự chia rẽ, bất hòa trong xã hội Việt Nam.  Họ ru ngủ đám tín đồ thấp kém bằng những điều mê tín hoang đường, bằng một đức tin vào những giáo điều tín lý khô cứng, phi lôgic, phản khoa học, bằng những hứa hẹn vô trách nhiệm vào một niềm tin “xác chết ngày sau sống lại” để có “sự sống đời đời”, do sự “cứu rỗi” của một Thiên Chúa đã chết trên cây thập giá cách đây 2000 năm và chưa bao giờ xuất hiện để cứu bất cứ ai v..v...  Những giáo sĩ thừa sai đầu tiên có ảnh hưởng trong việc truyền đạo không phải là những nhà tu hành đạo đức mà là những tên gián điệp như Alexandre de Rhodes, Francois Pallu, Lambert de la Motte v..v.., hoặc những tên lính đánh thuê như Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), hoặc những tên thực dân như Retord (thầy của Trần Lục), Gauthier (thầy của Nguyễn Trường Tộ), Puginier, Huc, Pellerin v..v.. Nhưng bất hạnh nhất cho Việt Nam là nền đạo lý Gia Tô đã thành công trong việc đào tạo được một lớp tín đồ trong những giới thấp nhất của xã hội (từ của Toàn quyền Đông Dương de Lanessan: the lowest classes), sẵn sàng phản bội dân tộc, tiếp tay với thực dân Pháp vì một cái bánh vẽ trên trời cho riêng mình.  Lời thú nhận của giám mục Puginier “Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gãy hết càng” về vai trò quyết định của giáo dân Việt Nam trong sự hỗ trợ đoàn quân xâm lăng của Pháp là một bằng chứng.  Sự kiện linh mục Trần Lục mang 5000 giáo dân đến hỗ trợ quân Pháp để hạ chiến khu kháng chiến Ba Đình là một bằng chứng khác. (Xin đọc chi tiết những sự kiện trên trong cuốn Công Giáo Chính Sử, chương VIII.)  Bản chất của Giáo hội Ca-Tô Việt Nam chỉ là một mớ tín đồ hạng hai.  Ca-Tô giáo vào Việt Nam từ 1533 nhưng 400 năm sau (1933) mới có một giám mục đầu tiên (Nguyễn Bá Tòng).  Nhưng tệ hơn cả là Giáo hội này hoàn toàn lệ thuộc Vatican bất kể là những quyết định của Vatican xâm phạm đến chủ quyền dân tộc và xúc phạm đến nền văn hóa  của Việt Nam tới đâu.  Lịch sử cho thấy quyền lợi của Vatican luôn luôn đối nghịch với quyền lợi của Việt Nam.  Chừng nào mà tinh thần nô lệ này còn tồn tại, thì chừng đó người dân Việt Nam vẫn còn phải lưu tâm đề phòng lịch sử tái diễn.

   Trên đây chỉ là vài lý do chính mà tôi nghĩ chính sách trồng cây Ca-Tô Giáo vào những miền đất ở Á Châu sẽ thất bại.  Đất Á Châu không thích hợp với cây Ca-Tô.   Trồng vào đó, cây tuy không đến nỗi chết héo queo như cây sung bị Chúa Giêsu nguyền rủa, không bao giờ có thể ra trái được nữa, nhưng có lẽ cũng chỉ sống một cách èo ẹt, không có nhiều sinh khí.  Không ai có thể đi ngược lại đà tiến hóa của con người.   Người dân Việt Nam không lẽ lại tệ hại đến mức phải đi hốt những thứ làm ô nhiễm đầu óc con người mà Âu Châu và Mỹ Châu đang đào thải dần dần, và coi đó là những của báu trên trần gian.  Tôi thực tình không tin như vậy.

   Tuy âm mưu truyền đạo sang các nước Á Châu của Ca-Tô Giáo không có mấy hi vọng thành tựu, nhưng chúng ta không thể lơ là, coi thường những thủ đoạn của Giáo hội Ca- Tô.  Chúng ta không thể áp dụng hạnh từ bi một cách sai lầm theo nghĩa chỉ biết tụng Kinh niệm Phật và để mặc cho Ca- Tô Giáo tự do hoành hành trong âm mưu nô lệ hóa đầu óc người dân Việt.   Từ là cho vui, và Bi là cứu khổ.  Khai sáng trí tuệ người dân, chuyển hóa để cho họ thấm nhuần giáo lý nhân bản, thiết thực, hòa bình, vị tha, vô thường, vô ngã v..v.. của Phật Giáo là mang niềm vui đến cho họ.  Cứu họ ra khỏi vô minh, mê tín dị đoan, xiềng xích trí tuệ, tinh thần nô lệ ngoại nhân v..v.., đó chính là cứu khổ.

   Muốn chống lại âm mưu truyền đạo sang Á Châu của Ca- Tô Giáo chúng ta cần phải biết tôn giáo này đã thành công và phát triển trên thế giới như thế nào, và tại sao ngày nay các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ lại đang từ bỏ dần dần tôn giáo này để đi tìm những giá trị tâm linh của Á Đông.  Có lẽ vài nhận định sau đây của Học Hội Đức KiTô Phục Sinh, có thể cho chúng ta thấy rõ vấn đề. Trong mục “Tội Thứ Sáu” trong số 15 trọng tội của Giáo hội, Học Hội viết:

   Hạ lưu tôn giáo là:  Thánh kinh, thánh truyền, mạc khải, tín điều, thần học, tế lễ, bí tích, cầu kinh, và kể cả đức tin.. là bản năng tín ngưỡng hướng ngoại thấp hèn của đại đa số nhân loại chưa được giáo dục đủ để có một hiểu biết chân thật về chính mình, là vong thân và đi tìm một thiên đường trên mây, bên ngoài con người.. Giáo hội rất mạnh nơi thôn dã, chài lưới, làng mạc, dân ngu và nghèo.

   Trong mục “Tội Thứ Tám”, Học Hội trích dẫn Chỉ Dụ ngày 4 tháng 3 năm 1804 của Vua Gia Long:

    “Còn về đạo Bồ Đào Nha (Ca-Tô) là một đạo ngoại lai đã được truyền cách chùng lén khắp trong nước và hiện nay vẫn còn, mặc dù chính phủ đã cố gắng để hủy bỏ cái đại dị đoan này.  Hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này dùng để làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ.   Thiên đàng mà đạo hứa sẽ ban cho những người ngay lành (thật ra là những người chỉ cần tin Chúa. TCN) là một thành ngữ rất kêu để quyến rũ những kẻ khờ khạo.  Đạo này đã được dạy trong đám dân ngu.  Một số khá lớn?? Trong nước bị thâm nhiễm tà đạo, và đã quen giữ lề luật (của đạo Ca-Tô) một cách mù quáng, không suy nghĩ, và không sao mở mắt cho họ được..” rồi đưa ra nhận định như sau:  Tội lỗi của giáo hội là mượn chiêu bài truyền giáo Tin Mừng và tôn giáo cứu độ, nhưng chủ yếu là chinh chiến xâm lăng mở rộng quyền lực trên đất đai và trên con người..

   Trọng tội của giáo hội là đồng hóa đại cuộc truyền giáo Tin Mừng vào công việc thương mại hàng hải, giáo hội đồng hành với các đạo quân viễn chinh của các nước Tây phương đi cướp đất cướp dân làm thuộc địa và nô lệ hóa dân bị trị cả thể xác lẫn văn hóa và linh hồn.  Giáo hội chủ trương làm cỏ nền văn hóa và lễ nghi Trung Hoa và Việt Nam.

      Và, trong mục “Tội Thứ Mười”:

      Giáo hội không biết mình, không biết người!  Giáo hội công giáo Rôma La-tinh rất chủ quan, trịch thượng và kiêu ngạo, luôn luôn có quyết tâm lấy mạc khải đánh đổ minh triết, lấy chư thần bức bách con người, lấy văn hóa La-Hi tiêu diệt văn hóa thiên hạ.  Nền minh triết và văn hóa định cư nhiều ngàn năm của Châu Á Viễn Đông đã có hùng lực Đức Sung Phù kháng cự dẻo dai bền bỉ trước cuộc tấn công của mạc khải và văn hóa bán du mục bán định cư của phương Tây.  Ki-Tô giáo bị chặn đứng tại cửa ngõ các trường Nho học, Lão học, Phật   học.   Học  trò  chư  thánh  hiền  Đông  phương     giới

 trí thức khoa bảng tam giáo có giòng máu văn hóa bách gia chư tử đã đồng thuận khinh thị và tẩy chay văn hóa Tây phương.  (Học hội viết sai chỗ này: Đông phương khinh thị và tẩy chay văn hóa đặc thù Ki Tô chứ không phải là tất cả nền văn hóa Tây phương.  Từ thế kỷ 16, Tây phương đã thoát ra khỏi ngục tù tư tưởng của văn hóa đặc thù KiTô và tạo cho mình một nền văn hóa tiến bộ biệt lập, đưa văn hóa Ki Tô vào hậu trường lạc hậu lỗi thời. TCN)  Giai cấp Nho sĩ đã bước qua phạm trù hạ lưu tôn giáo là mạc khải, thần học, tín điều, giáo điều, đức tin.. và đã thăng đường nhập thất bước lên phạm trù thượng lưu tôn giáo là minh triết, đạo học, tâm học, lý học, hình nhi thượng học.. Dưới mắt các nho sĩ Đại Việt, thần thánh là cỏ rác chó rơm, và 7 phép bí tích của Ki-Tô giáo (Chỉ có Ca-Tô giáo mới có 7 bí tích, Tin Lành chỉ có 2: rửa tội và ban thánh thể. TCN) là việc hành quái, nhất là bí tích Thánh Thể, bánh và rượu biến thành thịt và máu Đức Giêsu là hiện tượng hành quái và dị đoan tuyệt đối không thể chấp nhận được.

   Từ những nhận định chính xác của Học Hội Đức Ki Tô Phục Sinh như trên, chúng ta thấy rõ ràng là ông cha chúng ta đã có những nhận định rất đúng về Ca-Tô Giáo và đã đưa ra những biện pháp ngăn chận hợp lý để bảo vệ, gìn giữ nền văn hóa dân tộc và truyền thống xã hội của Việt Nam.  Tiếc thay, vì ở thế yếu quân sự, nên thực dân Pháp đã thành công trong việc chiếm giữ nước ta, và bọn ngu dại, tin vào một cái bánh vẽ trên trời, đang tâm phản quốc, mới có cơ hội mê hoặc quần chúng bằng những quan niệm về thiên đường, hỏa ngục hoang đường mà ngày nay chính giáo hoàng của họ đã thú nhận đó chỉ là những luận điệu thần học có tính cách lừa bịp.

   Thế nhưng, đạo đức giả và nói xuôi rồi nói ngược hầu như là nghề của đương kim giáo hoàng Gion Pôn Hai.  Thật vậy, ngày 20 tháng 5, 1996, Giáo Hoàng Gion Pôn Hai lên tiếng khuyên cùng thế giới: "Các quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của họ như là một biểu thị của phẩm cách Quốc gia" (Countries must preserve their culture as an expression of national dignity).  Giáo hoàng thừa biết rằng nền văn hóa Ki Tô không thể nào tương hợp với những nền văn hóa ở Á Châu, nhưng ông vẫn khuyến khích tín đồ "Phúc âm hóa" Á Châu, hi vọng có thể bù đắp phần nào cho sự hao hụt tín đồ trong các thế giới tiến bộ Âu Mỹ.  Tuyên bố như trên nhưng ông vẫn chấp chặt vào niềm hoang tưởng: rằng nền văn hóa Ki Tô là nền văn hóa của Thượng đế (God's culture), do đó phải được truyền bá khắp thế giới qua sách lược Ki Tô hóa toàn cầu, xóa bỏ mọi nền văn hóa bản xứ để thay vào đó bằng nền văn hóa Ki Tô. Do đó, truyền bá Phúc Âm chẳng qua chỉ là hành động xâm lược những nền văn hóa khác của các quốc gia mà chính Giáo hoàng đã khuyên họ phải gìn giữ như là phẩm cách quốc gia.  Qua những biện pháp cấm đạo, tuy không phù hợp với sự tiến bộ xã hội của nhân loại ngày nay, nhưng ông cha chúng ta đã thành công trong việc gìn giữ nền văn hóa dân tộc dù trong nước vẫn còn một số không nhỏ, do thực dân để lại, chưa bỏ được những hành động phi dân tộc, lệ thuộc ngoại bang, sống xa lạ với những truyền thống văn hóa Việt Nam. Chúng ta cần ghi ơn tổ tiên và nguyện tiếp nối truyền thống yêu nước, bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa dân tộc.  Vậy, ngày nay, nếu chúng ta có đưa ra những biện pháp hòa bình ngăn chận sự xâm lăng văn hóa của các thừa sai Ki Tô thì cũng chỉ để gìn giữ phẩm cách quốc gia của chúng ta mà thôi.  Thật là hợp lý và chính đáng.  Không ai có thể dựa vào bất cứ căn bản nào để lên án chúng ta là vi phạm tự do tôn giáo.

    Bản chất của Ca-Tô Giáo và Tin Lành là lợi dụng sự cuồng tín của tín đồ, tạo thành một lực lượng xã hội,  để khi có cơ hội và quyền thế thì sẽ khuynh loát chính quyền, đàn áp và áp bức tín đồ của các tôn giáo khác.   Bản chất cuồng tín này, nếu ở vị thế nắm quyền hành thì sự tác hại của nó đối với khối dân chúng không đồng tín ngưỡng không biết lên tới mức độ nào.   Kinh nghiệm lịch sử ở những nơi mà Ca-Tô giáo là chủ lực tinh thần trong thời Trung Cổ, ở Tây Ban Nha dưới quyền của nhà độc tài Ca-Tô Franco, ở Croatia dưới quyền của tên Ca-Tô Ante Palevic và những linh mục khát máu, và của người dân miền Nam Việt Nam dưới chế độ Ca-Tô Ngô Đình Diệm là một tấm gương cảnh tỉnh những người còn mơ mộng là "tôn giáo nào cũng tốt cả". Ngày nay, không ai còn coi Ki Tô Giáo là một lực lượng tôn giáo thuần túy mà trái lại chỉ là những định chế coi nặng vấn đề quyền lợi chính trị và kinh tế.  

    Cái hiểm họa Ki Tô Giáo ở trên thế giới là một hiểm họa có thực.  Lịch sử đã chứng tỏ như vậy.  Chúng ta không nên bị mê hoặc bởi luận điệu: "Tôn giáo nào cũng tốt như nhau cả, đều dạy con người làm lành, tránh ác."  Chính nhà Thần học nổi tiếng Hans Kung đã mở đầu cuốn Ki Tô Giáo (Christianity) bằng câu:

   "Chỉ có kẻ không biết gì mới cho rằng mọi tôn giáo đều giống nhau.  Trái lại, thật là vô cùng quan trọng cho tín đồ mỗi tôn giáo tự đặt câu hỏi: Sự khác biệt giữa tôn giáo của mình và các tôn giáo khác là gì?" (Only the ignorant can claim that all religions are the same.  On the contrary, it is extremely important for members of each religion to ask: What is the difference between my religion and other religions?).

 

    Ngày nay, không một người nào có đầu óc còn nghĩ đến những biện pháp cấm đạo và bách hại những người đi đạo như khi xưa nữa.   Vậy biện pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam?   Tôi cho rằng, để tránh cái hiểm họa Ca-Tô (Công Giáo) và Tin Lành,  cái hiểm họa đã được chứng tỏ trong 2000 năm lịch sử của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-Tô giáo , ở Việt Nam, ngoài việc cương quyết ngăn chận sự xâm nhập của các thừa sai truyền đạo vào trong đất nước, con đường hữu hiệu nhất là con đường mở mang dân trí.  Qua con đường này, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, và từ đó sẽ đỡ bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang đường, phi lý của Ki Tô Giáo.  Nữ học giả Ca-Tô Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Ca-Tô từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Ca-Tô Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):

 "Đạo Ca-Tô chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt.   Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái." (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant.  It  is  overcome  by education   and economic well-being).

    Điều này đã xảy ra trong những nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ trong đó đời sống vật chất của con người tương đối cao, và những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về tôn giáo, bất kể tôn giáo đó là tôn giáo nào, và bất kể chủ đề nghiên cứu là chủ đề nào, của những người có uy tín trong giới trí thức như lãnh tụ tôn giáo, học giả, chuyên gia, giáo sư đại học v..v.. được phổ biến rộng rãi trong quần chúng.  Đừng bao giờ e ngại trước những lời lên án việc mở mang dân trí này là chống tôn giáo hay chia rẽ tôn giáo.  Sự hòa hợp giữa những khối dân có tín ngưỡng khác nhau trong những quốc gia tân tiến Âu Mỹ, nơi đây các tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo được phổ biến rộng rãi, là một bằng chứng rõ rệt nhất về lợi ích của việc mở mang  dân trí  để   cho  người dân  biết rõ  sự thật về  tôn giáo trong xã hội.  Những sự thực về lịch sử những tội ác của Ca-Tô Giáo, về tổ chức độc tài của Giáo hội, về những thần quyền tự phong của giới lãnh đạo Ca-Tô, cùng những tín điều hoang đường phi lô-gic, phi lý trí, phản khoa học, huyền hoặc, lỗi thời v..v.. của Ca-Tô Giáo phải được nghiên cứu cẩn thận và phổ biến rộng rãi.

   Việt Nam cần phải ý thức được sự nguy hại của chiêu bài nhập nhằng tự do tôn giáo với tự do truyền đạo để có thể tìm cách đối phó, đưa ra những biện pháp ngăn chận thích nghi, hợp lý.   Những biện pháp ngăn chận này phải nằm trong quốc sách và phải được cương quyết thi hành.  Tôi tin rằng đa số người dân Việt Nam sẽ ủng hộ những biện pháp bảo vệ nền văn hóa truyền thống Việt Nam này vì chúng ta ý thức rõ ràng rằng không có một chế độ nô lệ nào độc hại bằng nô lệ văn hóa.

    Truyền Giáo là sự phát triển tự nhiên của mọi tôn giáo.  Tôn giáo nào cũng mong muốn đạo mình có thêm tín đồ.  Nhưng phương cách truyền giáo là cả một vấn đề và thường phản ánh bản chất của tôn giáo đó.  Chúng ta không nên quên 7 núi tội lỗi mà giáo hoàng vừa xưng thú, những tội lỗi trải dài suốt 2000 năm và ở mọi nơi Ca-Tô Giáo mang cây thập giá tới.  Chúng ta cũng không nên quên Ca-Tô Giáo đã giữ một vai trò then chốt quyết định trong việc đưa Việt Nam vào vòng nô lệ của Pháp.  Lịch sử đã chứng minh: Sách lược truyền giáo của Ca-Tô Giáo là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo, dối trá để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để chiêu dụ và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc làm mê mẩn đầu óc tín đồ v..v.. Lịch sử thế giới đã ghi rõ điều này, và kinh nghiệm cay đắng của Việt Nam đối diện với sự xâm nhập của Ca-Tô Giáo còn ghi rõ trong sử sách.  Ở đây, sách lược truyền giáo của đạo Ca-Tô đã đưa tới những cảnh bất hòa trong những gia đình nào có người bỏ tôn giáo truyền thống của gia đình, của dân tộc, để tin theo những lời dụ dỗ huyền hoặc của Ca- Tô Giáo, từ bỏ không còn tôn trọng những lễ tiết truyền thống trong gia đình.  Ca-Tô Giáo cũng đưa tới những cảnh Lương Giáo nghi kỵ, thù nghịch, tàn sát lẫn nhau như lịch sử đã chứng tỏ.   Gần đây, Ca-Tô giáo còn đưa ra sách lược nham hiểm: dùng bọn người trí thức nô lệ mất gốc, đưa ra những tác phẩm xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam, nhất là lịch sử và văn hóa Phật Giáo, hoặc đánh đồng khập khiễng vài nét văn hóa Việt Nam hoặc Phật Giáo với nền văn hóa Ki Tô, ngụy trang đằng sau những chiêu bài đầu môi chót lưỡi như   “Thần học Ki Tô Giáo theo cung cách Á Châu”, hoặc “quay về với truyền thống dân tộc, hội nhập văn hóa dân tộc”, trong khi bản chất độc tôn cuồng tín về “Chúa KiTô là đấng trung gian duy nhất” vẫn không thay đổi.   Chính quyền và người dân Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để biết rõ những âm mưu lũng đoạn quốc gia Việt Nam, và nhất là thái độ “không đội trời chung” của Ca-Tô Giáo đối với Cộng Sản, để biết đường mà tránh đóng vai “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ” hoặc  “đánh đu với tinh”﮼o:p>

    Hơn ai hết, người Việt Nam cần phải đề cao cảnh giác trước âm mưu truyền giáo sang Á Châu của Vatican. Chúng ta cần phải ý thức được rằng, Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, đang lạm dụng và núp sau chiêu bài “Nhân quyền”, “Tự Do Tín Ngưỡng”, và dựa vào ưu thế kinh tế và quân sự của các cường quốc Âu Mỹ để truyền đạo trong những quốc gia mà họ có thể ép được.  Họ không dám đụng tới khối Hồi Giáo hay Do Thái, những khối tuyệt đối không nhân nhượng về vấn đề tự do truyền đạo.  Họ cũng không dám đụng tới Trung quốc, một quốc gia vĩ đại với một tỷ hai dân, có tiềm lực kinh tế và quân sự không thể coi thường, và có một chính sách rõ rệt để ngăn chận và kiểm soát sự tự do truyền giáo.  Nhưng họ lại khai thác sự yếu kém kinh tế của các nước nhỏ ở Á đông và tính dễ dãi của những dân tộc trong vùng này, trong đó có Việt Nam, để thực hiện mưu đồ Ki Tô hóa các quốc gia này.  Chính quyền Việt Nam cần phải ý thức được cái hiểm họa Ki Tô nếu không muốn truyền thống dân tộc và văn hóa của Việt Nam bị xóa sạch trong tương lai, rơi vào vòng nô lệ Vatican cả hồn lẫn xác, giống như ở Phi Luật Tân và một số nước ở Phi Châu, Nam Mỹ.

    Người Việt Nam chúng ta thường tự hào với 4000 năm văn hiến.   Thật ra, nền văn hóa nhân bản (lấy con người làm gốc), nhân chủ (con người tự quyết định số phận mình) và định cư (không lang thang nay đây mai đó) của dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa đối ngược với loại văn hóa thần linh, du mục của dân Do Thái, còn lâu hơn là 4000 năm.  Nền văn hóa này, được biết trong giới khoa học và khảo cổ là nền văn hóa Hòa Bình (Bắc Việt Nam).  Tiến sĩ Wilhel G. Solheim II, giáo sư nhân chủng học ở trường đại học Hawaii đã viết: “Tôi không ngạc nhiên nếu thời kỳ văn hóa Hòa Bình (Bắc Việt Nam) bắt đầu khoảng 15000 (mười lăm ngàn) năm trước Tây Lịch..  Trên một mảnh sành khoảng 6 cm vuông, chúng tôi đã thấy dấu vết vỏ một hạt thóc oriza savita.  Dùng carbon 14 định tuổi những đồ vật bị vùi ở lớp đất trên lớp đất vùi mảnh sành, chúng tôi biết là mảnh sành - và hạt lúa - đã có niên đại muộn là 3500 trước Tây Lịch” (Wilhelm G. Solheim II, New Light On A Forgotten Past, National Geographic, Vol. 139, No. 3, March 1971).  Như vậy, tính đến thế kỷ 16, khi Ca-Tô giáo bắt đầu du nhập Việt Nam, thì Việt Nam đã có một lịch sử và một nền văn hóa không hề biết đến Chúa Cha cũng như Chúa Con trong ít nhất là 5000 năm.  Trong 5000 năm này, tổ tiên chúng ta đã tốn bao xương máu, mồ hôi, nước mắt để xây dựng nước và giữ nước, những việc thiết thực nhất của một quốc gia độc lập.

   Thế nhưng, đạo Ca-Tô đến Việt Nam và dạy tín đồ quên đi công ơn của tổ tiên, dẹp đi bàn thờ tổ tiên để đi thờ một ông Do Thái chẳng ai biết mặt mũi ra sao và lý lịch thuộc loại bất minh nhất trong mọi lý lịch.  Hơn thế nữa, đạo Ca-Tô còn tạo ra những mẫu người phản quốc khát máu như Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v..v..  Tôi thực tình không hiểu bằng cách nào mà họ có thể đào tạo ra những nhân vật như linh mục Trần Lục, mang 5000 giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lăng Pháp, góp phần lớn vào viêc렬àm trung tâm kháng chiến Ba Đình thất thủ (LM Trần Tam Tĩnh: Thập Giá và Lưỡi Gươm); như giám mục Nguyễn Bá Tòng dám nhân danh người dân Việt Nam phát ngôn bậy bạ “..con dân (đúng ra là giáo dân) Việt Nam tỏ lòng trung thành đối với mẫu quốc” là nước Pháp đang đặt ách thống trị trên toàn dân Việt Nam (Toan Aﮨ: Hội Hè Đình Đám); như Ngô Đình Diệm dám mở miệng nói “Tổ Hùng Vương là Tổ của các anh chứ đâu phải là Tổ của tôi” (Đỗ Mậu: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi); như linh mục Hoàng Quỳnh khích động giáo dân vác gậy gộc đi biểu tình hô cao khẩu hiệu “Thà mất nước, không thà mất Chúa (Do Thái)) v..v.. Những kẻ như vậy có phải là  “mất gốc” hoặc “phản quốc” hay không?  Tôi không hiểu các tín đồ Ca-Tô Việt Nam có cảm thấy hãnh diện vì những đồng đạo của họ có tên tuổi như trên không?   Đem 5000 lịch sử và văn hóa của đất nước đã sinh ra tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình và nuôi dưỡng mình vất vào xọt rác để đi thờ một anh Do Thái bị đóng đinh trên cây thập giá cùng với hai tên ăn trộm, còn có gì có thể vô ơn bạc nghĩa và mù quáng hơn.    Trước hành động xưng thú tội lỗi và xin được tha thứ của giáo hoàng và cung đình Vatican, Hồng y John O’Connor ở New York đã tuyên bố “tín đồ Ca-Tô phải được sự thật giải phóng”.  Ngày nay sự thật đã rõ ràng: những luận điệu thần học về sự sáng tạo ra vũ trụ muôn loài của một vị Thần Ki Tô toàn năng toàn trí; về huyền thoại Adam và Eve, tội tổ tông, bà Mary đồng trinh, Giê-su là con một của Thần Ki Tô, chết rồi, xuống địa ngục rồi lại sống lại và bay lên trời; về thuyết “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, thiên đường và hỏa ngục; về giáo hội Ca-Tô là do Giê-su thành lập và Giáo hoàng là vị kế thừa chính thức của Chúa, do đó chính là đại diện của Chúa trên trần; về những thần quyền của giới chăn chiên, có khả năng đuổi quỷ Sa-Tăng ra khỏi con người, có quyền tha tội cho ai thì tha, giữ tội của ai thì giữ, có phép thần thông biến bánh và rượu thành thịt và máu đích thực của Chúa v..v.., tất cả chỉ là những trò lừa bịp giả dối để mê hoặc đám cùng dân thấp kém hoặc những kẻ yếu kém tinh thần, cần đến một cặp nạng thần linh bên ngoài để giúp mình ăn một cái bánh vẽ trên trời.  Bởi vì, những luận điệu thần học kể trên, trước sự tiến bộ trí thức của con người, và trước những khám phá của khoa học mà không ai có thể phủ bác, nay đã bị giáo hoàng và Vatican bắt buộc phải chính thức bác bỏ dưới hình thức này hay hình thức khác.  Trước sự thật này, một số không nhỏ tín đồ Ca-Tô trên thế giới, nhất là trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, đã được giải phóng.  Nhưng không hiểu các tín đồ Ca-Tô Việt Nam đã được giải phóng chưa?  Chúa Giê-su cũng đã từng nói: “John 8: 12: Rồi các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát các ngươi”, mong rằng lời tiên tri này của Chúa sẽ ứng nghiệm trong cộng đồng Ca-Tô Việt Nam để cho đa số tín đồ Ca-Tô Việt Nam khỏi tiếp tục lạc đàn, biết đường quay về với dân tộc, do đó toàn dân Việt Nam lại có thể lấy lại được cảnh thái hòa, thống nhất văn hóa, như trước khi Chúa tới.