Phần
V : Kết Luận và Tài liệu Tham chiếu
Qua phần trình bày về Tâm lý học và tâm
lý giáo dục Phật giáo trên cơ sở của hệ thống tám thức được thuyết minh
bởi 30 bài tụng Duy thức của Vasubandhu, các phân tích về tâm thức của
Bách pháp minh môn luận, (bởi Vasudbandhu) và Nhiếp luận của Asanga,
cũng như một số tư tưởng trong kinh tạng và luận thư của Đại thừa, chúng
ta có thể đi đến một số kết luận sau :
1- Duy thức học là tâm lý học Phật giáo,
vì nội dung của nó tập trung khảo sát, nghiên cứu và phân tích từ các
hiện tượng tâm lý cho đến cái bản chất của các hiện tượng tâm lý đó. Mặt
khác, Duy thức học cũng đề cập đến con đường cụ thể để phát triển tâm
thức và làm cho tâm thức con người đi ra mọi rối loạn, bất an, đau khổ
để đạt đến một sự toàn tri cao nhất - tức là chứng đắc giác ngộ - Niết
bàn như được trình bày cụ thể trong năm địa vị của Duy thức.
2- Lý do phân tích cụ thể các đặc tính,
hiện tượng, bản chất, trạng thái và các mối liên hệ v.v..., của tâm thức
trong triết học Duy thức là để giúp con người nhận thức rõ ràng các yếu
tố của tâm thức như phiền não, căn bản của phiền não, tâm thiện, tâm
bất thiện, tâm sở tác v.v... Qua đó, mỗi người tự nhận thức rõ ràng cái
căn để của khổ đau và hạnh phúc, của thực tại ảo và thực tại như thực...
Và cũng từ đó, mỗi người tự kiến tạo cho mình một sinh mệnh (chánh báo)
và cuộc đời (y báo) an lạc, hạnh phúc thật sự.
3- Điểm độc đáo nổi bật nhất của Duy
thức học cũng như điểm khác biệt cơ bản giữa Duy thức học và các hệ
thống tâm lý học Tây phương là Tàng thức.
Tàng thức, như đã trình bày, là một tổng
thể vừa là nền tảng, vừa là đỉnh cao của toàn bộ triết học Duy thức,
cũng như con đường khởi đầu và kết thúc của một tiến trình tâm lý từ
cuồng si, ngu muội đến thánh trí-tuệ giác vô thượng ; ở đây được trình
bày cụ thể qua hai góc độ : nhận thức và hành động. Trước hết, mỗi người
cần phải được giáo dục, được đánh thức để nhận diện rõ rằng tất cả hiện
hữu trên cuộc đời này từ các hiện tượng tâm lý thô kệch, như buồn,
giận, yêu, thương đến các hiện hữu của thế giới siêu thức, như vô tưởng
định, diệt tận định ; và thậm chí ngay cả thế giới thực tại khách quan
với muôn ngàn dị biệt đa thù v.v... tất cả đều là biểu hiện của Tàng
thức. Cho đến cái gọi là nhân tính, ngã tính, cái tập khí năng huân và
sở huân... thực chất cũng chỉ là những tác năng và biểu hiện của Tàng
thức. Tàng thức là một dòng sông đang trôi chảy, do đó mọi tác năng và
biểu hiện của nó dù được biểu thị dưới bất kỳ hình thức nào cũng không
thể gọi là có "một ngã tính vĩnh hằng-bất tử".
Trong khi đó, các hệ thống tâm lý học
phương Tây hoặc là chỉ dừng lại ở ý thức tự ngã, hoặc là đi xa hơn - ở
một vùng vô thức như những khái niệm của Freud và Jung. Nhưng khi đối
diện với các vấn đề thống thiết, bức bách của con người như : khát vọng
của tình dục, khát vọng của con tim, khát vọng của ý thức v.v... thì các
hệ thống tâm lý ấy đề ra những "tiếng gọi" từ bản năng (Id), từ tự ngã,
từ siêu ngã... Và, hướng giải quyết các vấn đề thống thiết ấy không còn
cách nào khác hơn là đi vào một giải pháp "bão hòa", hoặc "đáp ứng nhu
cầu" - tức chiều theo "tiếng gọi" của ý thức - tự ngã.
Sau cùng và ngược lại, con đường đi về
phía trước của Phật giáo là con đường của trí tuệ - nghĩa là sau khi
nhận thức rõ về chân lý, con người hoặc là theo chân lý để đi đến một
thực tại-toàn tri (giác ngộ), hoặc là sẽ mãi mãi đắm chìm trong cơn khát
vọng trần thế đang thiêu đốt. Đây là sự thách đố vĩ đại nhất của nhân
loại trước viễn cảnh của Chân như và tục lụy. Tuy nhiên, nên nhớ rằng :
"Niết bàn sinh tử thị không hoa".
4- Điểm cơ bản của sự giống nhau và khác
nhau trong tâm lý học Phật giáo và tâm lý học hiện đại là ở chỗ : về
mặt giống nhau, cả hai hệ thống tâm lý học đều tập trung nghiên cứu,
khảo sát các vấn đề tâm lý, các hiện tượng và diễn tiến của tâm lý -
nghĩa là cùng hướng về sự nhận thức của con người, tức là ý thức. Tuy
nhiên, trong khi Phật giáo qua triết lý của mình đã soi sáng cái tự tính
vô tính (Nihsvabhava) của con người và thế giới - có nghĩa là "Tất cả
đều vô ngã - Anatta". Ngược lại, tâm lý học hiện đại nỗ lực xây dựng học
thuyết của mình theo tiếng gọi của bản năng dục vọng, của ý thức tự ngã
... và do đó phải liên tục đối diện các vấn đề nóng bỏng của các mâu
thuẫn nội tại giữa khát vọng của tự ngã và ý thức xã hội, ý thức đạo lý -
nghĩa là "con tim" và "khối óc" liên tục đánh nhau. Và cũng từ đó, con
người với ý thức tự ngã cho rằng đây là Tôi (I), đây là cái của Tôi
(mine), đây là cái tự ngã của Tôi (myself) và chấp thủ, bám víu vào cái
tôi, cái của tôi, và cái tự ngã của tôi, nghĩ rằng đó là thường tại vĩnh
hằng. Vì thế, do chấp thủ vào tự ngã, đắm say vào tự ngã mà con người
thường xuyên rơi vào từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, đó là các
khủng hoảng của con tim và lý trí...
5- Quan niệm về con người : Dưới lăng
kính của Duy thức học, con người không phải là một sinh thể độc lập, một
con người cá thể, hay một sinh vật xã hội như quan điểm của triết học
Tây phương ; cũng không phải là một phần của bản thể Đại ngã (Brahman),
như triết học Ấn Độ cổ đại ; cũng không phải là hiện hữu từ vô vi, hay
nguyên lý vận hành của âm dương như triết học Trung Hoa. Con người theo
Phật giáo, trước hết là một biểu hiện từ Tàng thức, bao gồm đầy đủ các
nhân duyên (địa, thủy, hỏa, phong, không, thời, phương, thức) và xuất
hiện như một tổng thể bất khả phân ly của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng,
hành, thức) ; và bản chất của con người không gì khác hơn là một tích
hợp của nhân duyên cộng với dòng nghiệp thức. Nếu có mặt đầy đủ các nhân
duyên mà thiếu vắng dòng nghiệp thức (hay Kiết sinh thức) thì con người
không thể hình thành như một sinh vật biết tư duy, có tri giác, biết
sáng tạo và có con tim yêu thương...; mà trái lại, con người thiếu vắng
dòng nghiệp thức đó sẽ là tượng đá vô tri, không thể giáo dục, uốn nắn,
đào luyện được. Nhưng Nghiệp ở đây là gì ? Như đã trình bày, đó là các
hạt giống, các tập khí, các tạo tác trong chiều sâu của tâm thức. Nói
khác đi, nghiệp chính là tư duy và hành động của chính mỗi con người, đó
là các nghiệp thiện, ác (và vô ký). Con người, trên đời trần thế, đã
tạo nghiệp (nhân) gì thì phải gánh chịu nghiệp (quả) đó. Hành động, tư
duy và tạo tác của ta như một thứ trái khoán được vay mượn, và một ngày
nào đó nó phải được trả lại cho trái chủ - tức là con người chính nó.
Như thế, sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về Nghiệp (Karma) sẽ giúp bạn
thoát khỏi lưới mê hoặc của các "đấng" tạo hóa, quyền năng, ngự trị, chi
phối sinh mệnh của chính bạn. Và từ đó, bạn hãy tự chọn cho mình một
hướng đi.
6- Con đường tu tập của Duy thức : Mục
đích của Duy thức được lập ra là để giúp con người tiến đến một sự
chuyển y - một thay đổi trọn vẹn toàn bộ cơ cấu tâm thức của con người.
Đó là cái cơ cấu được thiết lập bởi dục vọng, chấp thủ, tham ái, bởi các
xung năng tình dục, hiện hữu và không hiện hữu v.v... Và con đường
chuyển y đó được Nhiếp Luận của Asanga định rõ qua sáu bước : (1) Thứ
nhất là do công năng hiện quán thiền định, do các lực Thắng giải (sự
hiểu biết - trí tuệ) trong giao tiếp (đa văn) huân tập, và do có sự hổ
thẹn nên các phiền não được suy giảm và một phần băng tiêu. Đây là sự
chuyển y bằng cách qui giảm sức mạnh và tăng thêm khả năng. (2) Thứ hai
là sự chuyển y bằng thông đạt. Riêng đối với các vị Bồ Tát đã vào Đại
địa (từ sơ địa đến lục địa), sức mạnh của sự chuyển y chính là "đôi mắt"
nhìn cuộc đời hiện hữu. Ở đó, cái chân thật được hiển thị, còn cái phi
chân thật thì không hiển thị. (3) Thứ ba là chuyển y bằng sự tu tập (từ
thất địa đến thập địa). Ở địa vị này chỉ có chân lý hiển thị còn các ảnh
tượng của chân lý thì không. Nghĩa là Bồ Tát có khả năng thấu thị (hay
nhìn xuyên suốt) toàn chân pháp giới. (4) Thứ tư là chuyển y bằng thể
tính thanh tịnh viên mãn. Ở đây, Bồ Tát đã tung tăng giữa dòng đời sinh
tử phiêu bạt này mà không còn bất kỳ một chướng ngại nào ; đây là sự đạt
đến chân lý tối hậu - cứu cánh, tức giác ngộ giải thoát toàn diện. (5)
Thứ năm là sự chuyển y của hàng Thanh Văn - Đó là sự chỉ đạt đến nhân
không - Vô ngã. Và (6) thứ sáu là sự chuyển y của Bồ Tát - Sự thông đạt
cả Nhân không - Vô ngã và Pháp không - Vô ngã. Hai sự chuyển y thứ năm
và thứ sáu chỉ là cách phân loại theo quan niệm về Mahayana (Đại thừa)
và Hinayana (Tiểu thừa). Như thế cách trình bày về sáu bước chuyển y của
Asanga đã được Vasubhandhu hệ thống hóa lại thành năm địa vị Duy thức,
đó là : tư lương, gia hạnh, thông đạt, tu tập và cứu cánh.
7- Thế giới quan của Duy thức được nhìn
bằng đôi mắt "nhân duyên". Từ con người đến thế giới sự vật hiện tượng
tất cả đều là hiện hữu của nhân duyên ; và khái niệm Duy thức tức là
khái niệm "Nhân duyên". Theo Asanga, tất cả hiện hữu luôn luôn có đủ bốn
nhân duyên : (1) Nhân duyên, (2) Sở duyên, (3) Tăng thượng duyên và (4)
Đẳng vô gián duyên. Ở đây Duy thức chính là Nhân duyên. Như thế, trong
tất cả các lĩnh vực từ tâm lý đến vật chất, một sự thể nếu muốn định
hình phải đầy đủ bốn nhân duyên. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, bốn
nhân duyên này chính là nguyên tắc cơ bản của sự thiết lập một đường
hướng giáo dục tốt nhất đối với con người. Từ bốn nhân duyên này, thế
giới và con người được xem như là một tổng thể của các mối quan hệ và
hàng loạt các giá trị tương quan lẫn nhau, tất cả đều điều kiện hóa lẫn
nhau, như muôn loài vạn vật không thể sống và sinh trưởng mà thiếu năng
lượng trong từng tia nắng của mặt trời.
Phần chú thích
(1) Khái niệm công nghệ hiện nay bao gồm
4 yếu tố cơ bản:
a) Technoware (kỹ nghệ máy móc) ->
Technology
b) Humanware (kỹ nghệ con người) ->
Human being
c) Inforware (kỹ nghệ thông tin) ->
Information
d) Organware (kỹ nghệ tổ chức) ->
Organization.
Và, sự vận hành của công nghệ bắt buộc
phải diễn ra theo hai qui luật :
1- Trade-off (đánh đổi) và 2-
Opportunity cost (chi phí cơ hội).
(2) Theo kinh tế gia Jeremy Rifkin, Chủ
tịch Hội đồng Kinh tế Washington thì thời đại hiện tại là thời đại của
robot và computer. Từ năm 1960, lực lượng lao động cổ xanh (blue collar)
là 33%, nhưng hiện nay chỉ còn 17%, và tính đến năm 2025 sẽ còn lại 2%.
Đến lúc đó, các quản trị gia bậc trung (white collar), thư ký
(secretary), tiếp tân (receptionist), tiếp thị (marketing)... đều bị
loại, (tư liệu của Newsweek 1995).
(3) Xem Kinh tế chính trị học (tập I)
Nguyễn Văn Luân, Trường Đại học Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1992.
(4) Quan niệm của các nhà tâm lý học như
Freud, Malinowski, Maslow, Erich Fromn... xem *"Escape From Freedom",
Erich Fromn, Reinhart and company, Inc., 1941. *"Mother - Right and The
Sexual Ignorance of Savages", Ernest Jones, 1925. *"Methods in Social
Science", Stuart, edited by A. Rice, University of Chicago Press,
Chicago, 1931 (phần A - Hypothesis Rooted in the Preconceptions of a
Single Civilization - Tested by Bronislaw Malinowski của Harold D.
Lasswell.
(5) Kinh Dhammapada, các hành
(formations), các pháp (existences) đều là cấu trúc của tư duy hữu ngã,
và được dựng lên bởi tri giác sai lầm (vọng tưởng). Những hiện hữu
(pháp) trong tâm lý và cấu trúc của tâm lý là vô thường, vô ngã; hay nói
cụ thể hơn là sắc (rùpa) và tâm (citta) là vô thường, vô ngã (xem nội
dung phần sau).
(6) Xem "The Concept of Personality
Revealed through The Pancanikaya, tr 006, (bản photo), 1996.
(7) Jean Paul Sartre (1905-?) một nhà tư
tưởng hiện sinh được xem là có tư tưởng gần gũi nhất với Phật giáo.
Những kiểm thảo tâm lý học của ông như "être-pour-soi" (hiện hữu cho nó)
và "être-en-soi" (hiện hữu chính nó), hay "hiện hữu có trước ngã thể"
(existence preceedes essence) v.v... là căn bản của triết học hiện sinh.
Và điều đó cũng cho thấy sự khác biệt căn bản của hiện sinh thuyết và
Phật giáo (chủ trương Vô ngã- Anatta, và Trung đạo- Majjhimà-patipadà).
Tuy nhiên, điểm tương đồng của Sartre với Phật giáo là "Con người phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tư duy và hành động của chính mình". (xem
100 Great Thinkers, J.E. Greene, Washington Square Press, New York,
1967).
(8) Đối tượng của tâm lý học
(Psychology) là nghiên cứu các sự kiện tâm lý, còn đạo đức học (Ethics)
nhằm đến xác định các bổn phận, trách nhiệm, và các vấn đề thiện, ác.
Về quan điểm nghiên cứu, tâm lý học là
khoa học mô tả, kiểm thảo đời sống tâm lý, còn đạo đức học thì hướng đến
việc tác thành các qui phạm, qui tắc để qua đó, nếu con người tuân thủ
thì sẽ đạt đến những điều thiện.
(9) "Owner of their Karma are the
beings, heirs of their karma, the karma is their womb from which they
are born, their karma is their friend, their refuge. Whatever karma they
perform, good or bad, there of they will be the heirs" (Majjhima Nikaya
- 135).
(10) Theo tổ chức NCEA, năm 1996 đã xếp
loại và đánh giá các nước có môi trường bị suy giảm như sau :
1- Pháp : 41,2% 2 - Canada : 38,1%
3- Mỹ : 22,1% 4 - Nhật Bản : 19,1%
5- Tây Đức : 16,5% 6 - Thụy Điển :
15,5%
7- Anh : 14,3% 8 - Hà Lan : 11,4%
9- Đan Mạch : 10,6%. Và Mỹ là nước xả
rác nhiều nhất trên thế giới : 180 triệu tấn /năm. Ông Alparvovtz, Chủ
tịch NCEA tuyên bố rằng : "Do mức phát triển thấp của nền kinh tế nên
hậu quả là như vậy, nếu phát triển hơn nữa thì mức độ nguy hiểm càng
tăng". (NCEA's report, 1996 tại Hội nghị môi trường - America).
(11) Thông qua hiệu ứng nhà kính (do
Dioxide de carbone), bà Algela Merket, Bộ trưởng Môi trường Đức cho
rằng, nếu không giảm 60% khí đốt, dầu lửa, than đá..., thì đến năm 2100,
mực nước biển sẽ tăng lên 1m, làm mất diện tích sinh sống của 94 triệu
người. Về vấn đề này, bà tuyên bố : "Chúng ta đang cùng đi trên một
chuyến tàu".
(12) Trung Bộ kinh I. 87, trong "Some
Teachings of Lord Buddha on Peace and Human Dignity", Thích Minh Châu,
VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1995, tr. 40.
(13) "He who builds up such
imaginations, he is equal, he is superior, he is inferior to me. Such
imaginations will lead to quarrels ! He who is unshaken by there three
fancies, to him, there will be no equality, no superiority". (Samyutta
Nikàya. i. 12)
(14) "Victory engenders hatred ! Defeat
brings up suffering ! He who gives up victory and defeat, with serenity,
he enjoys happiness". (Samyutta Nikàya. I. 102)
* Trích dẫn của Thích Minh Châu, trong
"Some Teachings of Lord Buddha on Peace and Human Dignity", VNCPHVN, TP.
Hồ Chí Minh, 1995, tr. 40-51.
(15) Xem biểu đồ của 3 hệ thống trên ở
phần sau (phần biểu đồ).
(16) Asanga, Luận sư là vị Tổ thứ 20
dòng Thiền Ấn Độ. Vasubandhu, Luận sư là vị Tổ thứ 21 dòng Thiền Ấn Độ.
(17) Trước Aristote khoảng 200 năm, Đức
Phật (563-483 B.C.) đã trình bày mối liên hệ của 5 uẩn (Skandhas) và 12
nhân duyên hay Duyên khởi (paticcasamupàda), tức là mối tương duyên
không thể tách rời giữa con người và thế giới rất cụ thể trong Nikàya.
(xem : 100 Great Thinkers, J.E. Greene, Washington Square Press,
Newyork, 1967).
(18) Xem "Từ điển Triết học", nhà xb Đại
học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987
- "Culture and Personality", J.J.
Honigman, Harper & Bros, NY, 1952.
- "Handbook of Social Psychology",
Gardner Lindzey (chủ biên), 2 vols, Addision-Wesley, Cambridge, 1954.
- "Social Psychology", Robert E.L.
Faris, Ronald Press, Newyork, 1952.
(19) Xem "Tâm lý học kinh doanh và quản
trị", Nguyễn Văn Lê, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1994.
- "An Outline of Psychoanalysis",
Sigmund Freud, Norton, Newyork, 1949.
- "Sociology", Leonard Broom, and Philip
Selzick, Peterson and Company, Evanston, Illinois, USA, 1958.
(20) "Personality can be described as
the psychological characteristics that both determine and reflect how a
person will respond to his or her environment". Trích dẫn của Nguyễn Văn
Lê trong "Psychology of Business and Administration", Nxb Trẻ, 1994,
tr. 58.
(21) Xem "Lô-gích học và phương pháp
nghiên cứu khoa học", Lê Tử Thành Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1993.
- Tập san Triết học và tư tưởng, số 1-2,
San Jose, 1996.
(21) "Mind Self and Society", George H.
Mead, University of Chicago Press, Chicago, 1943.
(22) "Sociology", Leonard Broom &
Philip Selznick, Peterson and Company, Evanston, Illinois, USA, 1958.
(23) Bản dịch : Xã hội học, Trung tâm
nghiên cứu VN, Ban tu thư Diên Hồng, Sài Gòn, 1962.
(24) Mind Self and Society,..., tr.
140.
(25) Xã hội học ....., tr. 118
(26) Ibid..., tr. 119-120.
(27) Xem "An Outline of Psychoanalysis",
Sigmund Freud, Norton, Newyork, 1949.
(28) Từ điển triết học giản yếu, Nxb Đại
học và Trung học chuyên nghiệp , Hà Nội, 1987, tr.267.
(29) Sociology ..., tr. 111
(30) Ibid, tr. 113
(31) Xung năng (pulsion), là những xung
lực mang tính năng động luôn luôn thôi thúc ý thức tìm kiếm sự thỏa mãn
cho các nhu cầu sinh lý cơ bản như : ăn uống, sinh dục... Sinh dục hay
nhục dục (khoái lạc xác thịt) nếu không được thỏa mãn, thì có thể dùng
năng lượng đó đầu tư cho các hoạt động văn hóa, sự kiện này được gọi là
thăng hoa (Sublimation). Ngược lại, nhục dục nếu không giải quyết được
sẽ tạo thành các bệnh lý như : dồn nén (repression) mặc cảm (oedipe), dữ
tợn (truculent), qui kỷ (eyocentric), thầm lặng (inhibited), đa cảm
(hyperémotivité) v.v..
(32) Theories of Personality, Calvin. H.
Hall and Gardner Lindzey, Wiley Eastern Ltd, New Delhi, 1991.
- Handbook of Social Psychology, 2 vols,
Gardner Lindzey, Cambridge, Addision - Wesley, 1954.
(33) Đọc thêm "Tâm lý bệnh nhân", A.V.
Kvaxenco, Ju. G. Dubarep, Nxb Mir, Maxcơva, Hà Nội, 1986.
(34) Escape from Freedom, Erich Fromn,
Reinhart and Company, Inc, 1941.
(35) Tâm lý học quản trị, kinh doanh,
Nguyễn Văn Lê, Nxb Trẻ, 1994, tr. 72-73.
(36) "The Role of Dominance in the
Social and Sexual Behavior of Infrahuman Primates : III. A. Theory of
Sexual Behavior of Infrahuman Primates", A.H. Maslow, Jouraual of
Genetic Psychology, 48 (1936), 310-38.
(37) Sociology,..., tr 103
(38) Tâm lý học kinh doanh và quản
trị,..., tr. 73.
(39) Xem chú thích số (7).
(40) Xem "Tìm hiểu nhân sinh quan Phật
giáo". Thích Tâm Thiện, THPG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1995.
- Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thích Thanh
Kiểm, THPG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1989.
(41) Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận,
Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Sàigòn,
1959, tr. 37, (bộ mới in).
(42) Ibid, tr. 36-45 (bộ mới)
(43) Ibid, tr. 42-43.
(44) Ngài Ca Đa Diễn Ni Tử, một người
tinh thông Tam tạng ra đời sau Phật khoảng 300 năm, người được xem là
thủy tổ của Thượng Tọa bộ qua tác phẩm Phát trí luận. (Xem Lược sử Phật
giáo Ấn Độ, Thích Thanh Kiểm, THPG TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM, 1989, tr.
90.
(45) Đây là hai bộ luận trung tâm của
Hữu bộ lúc bấy giờ.
(46) Về niên đại ra đời của các vị Luận
sư này vào khoảng từ đầu thế kỷ II đến cuối thế kỷ thứ IV.
(Xem : Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thích
Thanh Kiểm..., tr. 135-136)
(47) Xem thêm : Lược sử Phật giáo Ấn Độ -
Sđd, tr. 116.
(48) Ibid, tr. 165-166.
(49) Tương truyền Bồ Tát Di Lạc
(Maitreya) ở tại cung trời Tusita ngự xuống giảng đường Ayodhya, Trung
Ấn, nước Magadha để giảng về Duy thức cho ngài Asanga suốt 4 tháng -
Sđd, tr. 176.
(50) Trong các luận thư trên, Câu xá
luận thuộc về giáo nghĩa của Hinayana, Duy thức tam thập tụng và nhị
thập tụng thuộc về Mahayana.
(51) Không phải là ngài A Nậu Đa La thời
Đức Phật.
(52) Thắng pháp tập yếu luận, Thích Minh
Châu dịch, 2 quyển, Tu thư viện Đại học Vạn Hạnh, Sàigòn, 1971 (tái
bản).
(53) Xem Trường Bộ kinh, bản dịch của
Thích Minh Châu, VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1993.
(54) Xem Đại cương Câu xá luận, Thích
Thiện Siêu, VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1992.
(55) Đọc thêm : "Tiểu thừa & Đại
thừa Phật giáo tư tưởng luận", Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch, Tu
thư Đại học Vạn Hạnh, SàiGòn, 1959.
- "Đại cương Câu xá luận", Thích Thiện
Siêu, VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1992.
(55) Xem "Giảng luận Duy Biểu Học" (Tâm
lý học Phật giáo), Nhất Hạnh, Lá Bối, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr.13.
(56) Xem "Lý thuyết khoa giáo về con
người qua tư tưởng Gandavyùaha (Hoa Nghiêm), Thích Tâm Thiện, TP.Hồ Chí
Minh, 1996.
(57) Treatise in Thirty Verses on
Mere-Conciousness; Swati Ganguly, Motilal Banarsifdass Publishers,
Private limited, Delhi, First Edition1992.
(58) Xem "Vấn đề cơ bản của triết học
Phật giáo", Thích Tâm Thiện, BVHTW.GHPGVN, TP. Hồ Chí Minh, 1997.
(59) Bách Pháp Minh Môn luận của
Vasubandhu, bản dịch của Ngài Huyền Trang.
(60) Xem Vấn đề Cơ bản của Triết học
Phật giáo Thích Tâm Thiện, BVHTW.GHPGVN, TP. Hồ Chí Minh, 1997
(61) "Einstein The Life and Time, Ronald
W.Clark, Avon Books, World Publishing Company, Newyork, 1993.
(62 The Buddhist Teaching of Totality -
(The Philosophy of Hwa Yen Buddhism) Garma C.C.Chang, The Pennsylvania
State University, USA, 1989.
(63) Hua Yen Buddhism, The Jewel Net of
Indra, Francis H.Cook, Sri Satguru Publications, New Delhi, 1994.
(64) Xem The Oxford Companion to
Philosophy, edited by Ted Honderich, Oxford University Press Inc.,
Newyork 1995.
(65) Trong Phật giáo thường đề cập đến
các địa (bhumi) và giới (dhatu) như : tam giới (ba cõi), bao gồm :
1- Dục giới : cũng gọi là Ngũ thú tạp cư
(trời, người, địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh) ; hay thế giới của sự ham
muốn, dục vọng - gọi là Karmadhatu (The realm of desire).
2- Sắc giới : Có 4 cõi - sơ thiền, nhị
thiền, tam thiền, và tứ thiền - gọi là Rupàdhatu (The realm of
existence).
3- Vô sắc giới : Có 4 cõi : Không vô
biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ -
gọi là Arùpadhatu (The realm of non-existence). Cộng các cõi của tam
giới lại gọi là Cửu hữu - 9 cảnh giới (worlds).
(66) Xem The Oxford Companion to
Philosophy, edited by Ted Honderich, Oxford University Press Inc.,
Newyork, 1995, tr. 300-301.
(67) "Small is Beautiful", E.F.
Schumacher, Harper & Row USA, 1989, tr. 84.
(68) Ibid, tr. 93.
(69) Ten New Direction for The 1990's
Megatrends 2.000, John Naisbitt & Patricia Aburdene, William Morrow
and Company, Inc., Newyork, 1990.
(70) "Small is Beautiful"...., tr. 100.
(71) "The Great Philosophers", Karl
Jaspers, Harcourt, Brace & World, Newyork, 1962 (4 tập).
(72) 100 Great Thinkers, Dr J.E. Greene,
Washington Square Press, Inc., Newyork, 1967, tr. XI.
(73) Vấn đề này được trình bày cụ thể
trong các luận thư và kinh tạng Đại thừa. Xem kinh Niết Bàn, Trung Quán
Luận và Bát Nhã Tâm Kinh.
(74) Xem "Vấn đề cơ bản của triết học
Phật giáo", Thích Tâm Thiện, BVHTƯ.GHPGVN, TP. Hồ Chí Minh, 1997.
(75) Sư phạm lý thuyết, Trần Văn Quế,
Trung tâm Học liệu, SàiGòn, 1963, tr. 104.
(76) Ibid, tr. 104.
(77) Ibid, tr. 105
(78) 1- Nguyên tắc đồng phát sinh : Là
sự khích lệ tác động - khơi dòng cho tâm thức chảy ra chứ không phải là
nhồi nhét, áp đặt như rót nước vào thùng.
2- Nguyên tắc sư phạm cơ năng : Là sự
xúc tiến, thúc đẩy cái tiềm lực của tâm lý phát triển theo nhu cầu của
cuộc sống.
3- Nguyên tắc ý thức xã hội : Là hệ quả
của nguyên tắc sư phạm cơ năng.
ThưMục Sách Tham Khảo
* Tài liệu Anh ngữ
1- Treatise in Thirty Verses on Mere-
Consciousness, tr. by Swati Ganguly, Motilal Banarsidass Publishers,
Private Limited, Delhi, 1992.
2- The Human Body, by The Reader's
Digest Association Limited, London and Cape Town 1964
3- Buddhist Logic, by F. Th.
Stcherbatsky, Dover Publications, Inc. Newyork, 1962.
4- Buddhist Thought in India, E. Conze,
George Allen & Unwin Ltd, London, 1962.
5- The Central Philosophy of Buddhism,
T.R.V. Murti, George Allen and Unwin Ltd, London 1960.
6- Buddhism and its relation to religion
and science, R.G de S. Wettimung, M.D. Gunasena & Co., Ltd,
Colombo, 1961.
7- Contemporary Indian Philosophy,
edited by Radhakrishnan and J.H. Muirhead, George Allen and Unwin Ltd,
Humanities Press Inc, Newyork, 1966.
8- The Concept of Personality Revealed
Through The Pancanikaya (Thesis of Doctor of Philosophy) by Bhikshu
Nguyen Hoi (Thích Chơn Thiện) Department of Buddhist Studies, University
of Delhi, Delhi, 1995.
9- Sociology, by Leonard Broom and
Philip Seiznick, Peterson and Company Evanston, Illnois, USA. 1962.
10- 100 Great Thinkers, Dr. J.E.Greene
Washington Square Press, Inc, Newyork, 1967.
11- Process Metaphysic and Hua-yen
Buddhism, Steve Odin, Sri Satguru Publications, Delhi, 1995.
12- The Jewel Net of Indra, Francis Hi
Cook, Sri Satguru Publications, India, 1994.
13- The Buddhist Teaching of Totality,
Garma - C.C. Chang, The Pennsylvania State, University Press, London,
1989.
14- The Book of the Gradual Saying
(Anguttara-Nikàya) Mrs. Rhys Davids, Pali Test Society, London, 1960.
15- The Literature of the Personalists
of early Buddhism, Thich Thien Chau, Vietnam Buddhist Research
Institude, HCM.C, 1997.
16- Indian Philosophy, Radhakrishnan,
Unwin Brothers Ltd, London, 1962.
17- The Perennial, Dictionary of World
Religions, Keith Crim, General editor, Harper & Row, San Francisco,
1989.
18. Buddhist Dictionary (Manual of
Buddhist Terms and Doctrines) Nyanatiloka, Frewin & Co., Ltd,
Colombo, Ceylon, 1972.
19- The History of Buddhist Thought,
E.J. Thomas, Routledge & Kegan Paul Ltd, London, 1971.
20- The Samyutta Nikàya, ed.M.L. Feer,
Pali Test Society, London, reprinted 1969.
21- The Majjhima Nikàya, ed.V. Trenekner
& R. Chelmers, Pts, London, 1960.
22- The Digha Nikàya, ed. T.W. Rhys
Davids & J.E. Carpenter, Pts, London, 1960.
* Tài liệu Việt ngữ
- Tài liệu gốc :
1- Duy thức tam thập tụng, Thích Thiện
Hoa dịch (trong Duy thức học), THPGTP Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh,
1992.
2- Nhiếp Luận, Trí Quang dịch, NXB Thành
phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1995.
3- Đại thừa khởi tín luận, Trí Quang
dịch, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1994.
4- Kinh Giải Thâm Mật, Trí Quang dịch,
NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1994.
5- Thành Duy thức luận, Thích Thiện Siêu
dịch, VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1996.
6- Câu Xá luận, Thích Thiện Siêu dịch,
VNCPHVN, TP. Hồ Chí Minh, 1995.
7- Bách pháp minh môn luận, Thích Thiện
Hoa dịch (trong duy thức học), THPGTP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh,
1992.
8- Thắng pháp tập yếu luận
(Abhidhammatthasangaha), Thích Minh Châu, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sàigòn,
1971.
9- Đại trí độ luận, các bản dịch (không
đầy đủ) của Trí Hải, Diệu Không ... tài liệu ronéo.
* Tài liệu thứ yếu
1- Giảng luận Duy biểu học, Nhất Hạnh,
Lá Bối, 1996.
2- Nghiên cứu kinh Lăng Già, D.T.
Suzuki, Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn dịch, GHPGVN, Ban GDTN, TP. Hồ
Chí Minh, 1992.
3- Tâm lý học, Trần Bích Lan, Ngôn Ngữ
XB, Sàigòn, 1969.
4- Tâm lý học (Kinh doanh và Quản trị),
GS. Nguyễn Văn Lê, NXB Trẻ, 1994.
5- Tâm lý học, Thái Trí Dũng & Trần
Văn Thiện, Trường ĐH Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh, 1994.
6- Sư phạm lý thuyết, Trần Văn Quế,
Trung tâm Học liệu xb, Sàigòn, 1968.
7- Triết tâm lý đại cương, Đào Phú Thọ,
Nguyễn Quang Tuyến, Việt Anh, ĐàLạt.
8- Từ điển triết học, Đại học và Trung
học chuyên nghiệp xb, Hà Nội, 1987.