Đời sống
Tịnh Tư Ngữ
Pháp Sư Chứng Nghiêm Thích Giải Hiền dịch
Đã cập nhật: 0 phút
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Tịnh Tư Ngữ
Pháp Sư Chứng Nghiêm
Thích Giải Hiền
dịch
Sàigòn 2001 ; PL. 2545

PHẦN HAI

(Tiếp theo)

6. NÓI VỀ THỰC TẾ

.Có người hỏi : Làm sao phát tâm ?

Phát tâm thì phát ở nơi chân : đi cho ngay ngắn, đứng cho vững vàng. Không phải là phát tâm nơi cửa miệng, chỉ nói mà chẳng thực hành.

. Có vị thanh niên học Phật pháp tới tá túc nơi tịng xá, thỉnh vấn rằng : Vì sao người đọc sách (học sinh) thường hay cảm thất phiền muộn ?

Các bạn trí thức thì ai ai cũng nhiều chữ nghĩa. Khi bạn không thể dung hợp lý và sự (sự hiểu biết với hiện thực trước mắt) thì lòng sẽ sinh phiền muộn, đó gọi là hiểu biết nhưng thiếu thực hành. Do đó mình nên bỏ việc buồn rầu, chuyện gì cần làm thì làm ngay, việc gì phải bỏ thì bỏ liền. Vậy thì còn giờ đâu mà ngồi lãng phí rầu rĩ chớ ?

. Có vị chuyên làm công tác xã hội cảm thán rằng đời nay càng ngày càng tệ, lòng người chẳng như xưa nữa .

Chớ nên than phiền đời này bây giờ tệ hại ra sao, hay lòng người bỉ thử xấu xa thế nào. Ngược lại mình nên vì nó mà sinh ý tưởng mạnh dạn rằng: do xã hội tệ hại như vậy, nên mới cần ta làm gì chứ. Ví dụ : do có người bệnh thì mới thấy sự quan trọng của bác sĩ. Chính vì có chuyện tệ hại thì mới khuyến khích mình xắn tay vào việc; nó cũng là duyên lành khiến ta phục vụ chúng sinh, thực hiện lý tưởng của mình.

7.NÓI VỀ VIỆC LÀM

. Có đôi vợ chồng hỏi rằng khi làm việc (buôn bán) nên có thái độ ra sao?

Phải thành tâm, phải ngay thẳng.

. Lại hỏi ; Trong khi công ty thường có chuyện đồn đãi thị phi, phải làm sao ?

Chuyện thị phi khiến đến tai người trí tuệ thì chúng ta sẽ ngừng lại. Nếu không có chuyện thị phi, rắc rối, thế giới này chẳng còn là cõi phàm nữa.

. Đệ tử hỏi : Kẻ phàm phu thì thường hay mê muội chính mình trong chuyện thị phi nhân ngã, vậy phải làm sao ?

Luật nhân quả chi phối kẻ phàm phu khiến họ xoay chuyển trong vòng nghiệp báo đã tạo. Tuy đau khổ nhưng họ cứ chui vào vòng thống khổ. Thánh nhân thì dùng tâm bình thường để chuyển nghiệp. Hãy mau mau để nỗi đau khổ qua đi, vì nghiệp chướng cũng theo tâm cảnh mà thay đổi.

. Người ta thường cho khổ cán (khả năng chịu khổ) và năng cán (khả năng làm việc) là giống nhau.

Thật sự chúng có chỗ sai khác. Người năng cán tuy tích cực làm việc, , nhưng không bỏ được thói đời. Do đó y có thể chịu đựng lao nhọc nhưng không chịu được bị người oán trách. Kẻ khổ cán thì không những biết tận lực phát huy khả năng, nhưng đáng quý nhất là y biết chịu đựng lao nhọc và oán trách.

. Có người thường vì gánh vác (trách nhiệm) nặng nhọc nên sinh bực bội.

Không nên lo rằng gánh nặng quá lớn. Trải qua thử thách mới thành công lớn. Chỉ cần chân đứng vững vàng thì khí lực càng dùng càng dồi dào.

. Quan niệm về công việc và nghỉ ngơi phải ra sao ?

Ý nghĩa của nghỉ ngơi tức là thay đổi tư thái, là một phương thức làm việc khác. Không phải rằng ngồi yên, toàn thân bất động là nghỉ ngơi. Mình phải khéo lợi dụng cuộc đời này, hoạt động hơn một tý để thành tựu công việc nhiều hơn một chút.

. Có vị ủy viên từ ngoại quốc mới về nước tạm trú tại tịnh xá Tĩnh Tư, theo chúng làm lao tác, bao bọc đèn cầy. Bởi vì đèn cầy thì trơn tru, giấy dầu dán cũng trơn tuột; thêm vào đó phải bao mấy cây đèn cầy vào một bó với nhau nên anh ta không sao làm cho tròn trịa được. Sư thấy vậy nên mới làm thử cho coi, chỉ thoáng chốc là bọc xong. Vị ủy viên mới hỏi nguyên lý bọc đèn cầy là gì ?

Sư giải thích ; Làm việc gì cũng phải chú mục ngưng thần vào việc ấy. Tay chỉ tùy theo ý niệm dắt dẫn mà chuyển động. Bạn cần phải tế nhị, chuyên nhất, thứ lớp mà làm. Không cần phải quá tham lam. Trước hết, dùng giấy dầu bọc kỹ một cây đèn sáp trước; Xong từ từ lăn giấy tới để bọc hết mấy cái kia. Bởi vì mỗi cây đèn thì lớn nhỏ bằng nhau nên bạn có thể (lăn đèn sáp vấn giấy vào), để tuần tự hoàn thành. Làm việc, tu hành đều cùng nguyên tắc.

. Các đệ tử ở tịnh xá Tĩnh Tư trong lúc làm việc, phát hiện rằng hộp hồ (glue) đã dùng hết, nên có vị mới tới văn phòng hội Từ Tế để mượn hộp hồ (đã sử dụng qua rồi).

Khi sư cô đi ngang qua, nghe được chuyện này thì mới nói: Kinh phí của hội Từ Tế, một đồng, một cắt đều là sự đóng góp quý báu của hàng ngàn người hội viên. Tài chánh đó dùng vào việc giúp đời, cứu kẻ nghèo cùng, không thể dùng sai lầm dù chỉ cắt bạc. Nếu kẹt quá thì phải mượn đồ dùng, thí dụ như mượn hộp hồ, bạn phải mượn nguyên hộp, sau đó phải mau mau trả lại nguyên hộp. Việc gì cũng phải rõ ràng thì ta mới ăn nói được với các hội viên. Làm việc, không thể việc nhỏ mà ta xem thường. Phải rõ ràng tinh tế từ việc một.

8. NÓI VỀ BỔN PHẬN

. Có vị giáo sư đại học, nhìn thấy sự nghiệp trước mắt ngày càng biến chất, tệ hại thì thương cảm vô cùng.

Từ xã hội chuyên về lễ giáo truyền thống hồi xưa tới xã hội thiên về ích kỷ trục lợi ngày nay, ý nghĩa chân chính trong quan hệ giữa thầy và trò thì không ngoài lòng chân thành và sự tận tâm làm tròn bổn phận. Đời nay, quan hệ giữa thầy và trò đã biến chất : những việc chẳng trọng yếu thì quá nhiều, trong lúc những bổn phận cần thiết thì quá ít.

. Nghĩa vụ và bổn phận khác nhau ra sao ?

Khi người ta cảm thấy đây là nghĩa vụ của mình thì lúc làm, họ không cần tính toán rằng mình có được lợi ích gì không. Khi làm bổn phận của mình, chẳng ai tính toán lợi lộc gì cả. Nghĩa vụ là việc ta tình nguyện. Bổn phận là ta nhất định phải làm. Nghĩa vụ là việc có liên hệ tới người khác, được quy định bởi hình thức (như tổ chức , hội đoàn). Còn bổn phận thì tự nhiên, với nội dung thiết thực (như học hành, làm việc trong nhà). Trong mỗi trường hợp, cảm giác vui thích của mỗi người lại khác nhau.

. Có một sinh viên đang ở viện nghiên cứu hỏi ràng : thủ đoạn và mục đích, cái nào quan trọng hơn ?

Chuyện gì cũng phải có quá trình hay trình tự (process), không thể dùng thủ đoạn (như đi tắt, đi ngõ sau). Cần có mục tiêu mà không cần mục đích. Quá trình là bổn phận và rất tự nhiên (chuyện gì cũng phải tuần tự phát triển). Thủ đoạn thì cơ xảo và quyền biến (vì ích kỷ, không nghĩ tới kẻ khác ). Mục đích thì có được có mất. Còn mục tiêu chính là phương hướng.

9. NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM

. Có vị hội viên hỏi rằng : Nhiều vị thanh niên bây giờ thấy xã hội bất công bất nghĩa thì sinh lòng bất bình, muốn ra tay chính nghĩa : Tư tưởng như vậy, hành động như vậy có thỏa đáng chăng ?

Họ nên có một chút trí tuệ tĩnh quán (im lặng quan sát). Dẹp bất bình, giương chính nghĩa :việc này chỉ làm thêm phức tạp, thêm hỗn loạn. Nhiều chuyện bất công bất nghĩa không không phải nhìn ra đơn giản như vậy đâu. Không nên quá gấp rút, nhất thời xung đột rồi hét hò, làm này nọ, kết quả là nhiều khi còn đào sâu thêm sự bất công bất nghĩa. Hãy cố gắng tự tỉnh ngộ. Nên suy nghĩ mình đã làm gì, và có khả năng làm gì ? Mỗi người cần làm tròn bổn phận phải làm. Hãy có tinh thần trách nhiệm và lòng chính nghĩa. Nếu ai cũng làm được vậy thì xã hội sẽ trở nên công bình hơn.

. Tinh thần trách nhiệm và lòng chính nghĩa khác nhau ra sao ?

Tinh thần trách nhiệm là yêu cầu đối với chính mình. Lòng chính nghĩa (ở đây có nghĩa là lòng khẳng khái, bất bình khi thấy việc bất công) là một yêu cầu đối với kẻ khác. Tinh thần trách nhiệm là một thứ lý tánh nội tại; là sự phụng hiến thân mình, xuất phát từ lương tri lương năng của ta. Lòng cảm tánh là chiếu rọi ở bên ngoài; nó là trực giác phán quyết thị phi đúng sai trong xung đột giữa chân lý và dục vọng.

. Lúc kẻ phàm gặp phải chuyện rắc rối, nghịch ý thì bực bội, nổi nóng, phải làm sao ?

Phải tự chủ, cấp thời phản tỉnh. Nổi giận là tự thất trách, tự mình làm tiêu hoa tinh thần và thể lực mà thôi. Nóng giận là sức mạnh phá hoại nội tại, nhiễu loạn tâm tánh, làm mất trí tuệ để giải quyết vấn đề. Đời mình phải làm sao đạt tới cảnh giới định. Một khi phải đối diện với hiện trạng trước mắt, chớ để nó ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của cõi lòng.

10. NÓI VỀ CÂU THÔNG

. Giao thông hiện tại ở Đài Loan thật hỗn loạn, cội nguồn của nó xuất phát từ đâu ?

Nếu lòng người ai ai cũng câu thông với nhau dễ dàng thì trên đường lộ, giao thông sẽ tự thông suốt. Đáng tiếc là trên dưới trong ngoài, mỗi ngày đâu đâu cũng toàn chuyện tôi tranh, anh giành. Mọi người đâu rảnh rang lắng lòng, im lặng câu thông với nhau ? đường lộ lại lồi lõm ổ gà, thường thường trở ngại giao thông, lại không có kế sách hoàn thiện và lâu dài (bảo trì và kế hoạch hoá đường xá) . Do đó giao thông mới sinh rắc rối : giao mà chẳng thông .

. Thế nào là câu thông (communicate) ? Làm sao câu thông với kẻ khác ? Những kẻ bất đồng bối cảnh sinh hoạt, thói quen khác nhau, tri thức trình độ sai khác, có thể câu thông chăng ?

Thực tế rằng : Những ai có quan niệm phương hướng, và thói quen tương tự thì dễ dàng nói chuyện với nhau hơn. Nhưng khởi điểm thì tùy theo mỗi người. Trước hết mình phải lắng lòng lắng nghe. Phải vất bỏ những thành kiến của mình, để lòng trống rỗng tiếp nhận ý kiến, trí huệ của kẻ khác, thì đó mới đúng là câu thông. Do đó câu thông không phải do mình yêu cầu người khác làm, mà mình phải tự làm, tự tìm cách để câu thông với người ta. Bắt người ta nhượng bộ lùi bước, còn mình thì tiến bước; xấn tới : đó không phải là câu thông, mà là thuyết phục.