Bắc truyền
Kinh Niệm Phật Ba La Mật (Tóm tắt)
Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Ðời Diêu Tần, Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn ra Hán. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (dịch)
19/07/2555 04:40 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Phẩm thứ hai: Mười tâm thù thắng

- Nầy Diệu Nguyệt cư sĩ, thế nào là niệm Phật chân chánh? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

Đức Phật dạy rằng:

1. Tín Tâm

2. Thâm Trọng Tâm

3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm

4. Xả Ly Tâm

5. An Ổn Tâm

6. Đà Ra Ni Tâm

7. Hộ Giới Tâm

8. Ba La Mật Tâm

9. Bình Đẳng Tâm

10. Phổ Hiền Tâm

1. Thế Nào Gọi Tín Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, Tín Tâm nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững

2. Thế nào Gọi Là Thâm Trọng Tâm? (tâm biết ơn sâu, nặng)

Nầy Diệu Nguyệt, Thâm Trọng Tâm nghĩa là đem tấm lòng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.
3. Thế Nào Gọi Là Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm nghĩa là dấy động cái tâm trí như thế nầy: Không riêng vì bản thân mà cầu xuất ly Ta Bà loạn trược, khổ não. Trái lại, phải nguyện vì hết thảy chúng sanh khắp ba cõi sáu đường mà cầu vãng sanh Cực Lạc, chóng thành tựu Phật đạo để tế độ quần mê. Tại sao vậy? Vì muốn có cái quả đức siêu việt tối thượng thì phải phát khởi cái tâm chí quảng đại, dũng mãnh.

4. Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, phải phát khởi cái tâm thái lìa bỏ tất cả. Sao gọi là lìa bỏ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật; như thế gọi là lìa bỏ.

Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.

5. Thế Nào Gọi Là An Ổn Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật phải phát khởi tâm chí bất động, kiên cố, không thoát chuyển. Do đó gọi là An Ổn Tâm.

6. Thế Nào Gọi Là Đà Ra Ni Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả các thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp. Đó gọi là Đà Ra Ni Tâm.

7. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn an trụ nơi giới luật, và hằng phát tâm hộ trì giới luật

8. Thế Nào Gọi Là Ba La Mật Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải phát động tâm chí tu trì những thứ ba la mật sau đây: (Lục độ Ba-La-Mật)

9. Thế Nào Gọi Là Bình Đẳng Tâm?

Nầy Diệu Nguyệt, người niệm Phật phải luôn luôn thực hiện tâm thái bình đẳng, không phân biệt, không ngăn ngại, như là:

Tự tha bình đẳng: luôn mở rộng tuệ nhãn để nhận hiểu mình và người đều bình đẳng trước lực nhiếp thọ của chư Phật, chư Bồ Tát.

Chủng loại bình đẳng

Chúng sanh giới bình đẳng

Pháp giới bình đẳng, vì thường xuyên an trụ nơi vô tướng khép vào pháp tướng, không móng khởi tâm sợ sệt trước thời gian vô cùng, không gian vô tận. Tự tại giữa một sát na như vô lượng vô biên đại kiếp. An nhiên giữa các cực vi đầu sợi lông, cũng như du hí mười phương trần sát hằng hà sa các quốc độ

Phật độ bình đẳng

Tín tâm bình đẳng

10. Thế Nào Gọi Là Phổ Hiền Tâm?

Phổ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, Hiền nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh Đẳng Giác. Phổ Hiền Tâm là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh
(Trên đây chỉ là nói sơ lược, tóm tắt. Đạo hữu nào muốn biết rõ mỗi mỗi chi tiết thì phải xem vào chính kinh)

Tiêu điểm: