Lúc bấy giờ, ngài Phổ Hiền Bồ
Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ Tát và đại chúng
đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ Hiền Bồ Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực
Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh
giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A Di Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng
của đức A Di Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng Diêm Phù
Ðàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như
năm ngọn núi Tu Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân
lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở
khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở và nhiếp thọ những chúng
sanh niệm Phật.
Lại thấy toàn cõi Cực Lạc hiện
trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài,
liên trì, bảo lâu, bảo tòa... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha
lê, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện
nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y
thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa
báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ Tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất
khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận.
Hiện thần lực như thế rồi, ngài
Phổ Hiền bèn ra khỏi Nhất Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, làm cho đại chúng
trở lại như cũ.
Bấy giờ đại chúng được thấy sự
chưa từng có, cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng.
Lúc ấy, quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu chắp tay bạch rằng:
- Thưa Đại Sĩ, nay tam muội nầy
thật vô cùng hi hữu, có uy lực lớn, có công năng bất tư nghị, vậy tên gọi của
tam muội ấy là gì?
Phổ Hiền Bồ Tát nói:
- Tam muội nầy gọi là Nhứt
Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm
danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.
Nầy Phật tử, nay tôi nương thần
lực và lòng đại bi vô hạn lượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà tuyên thuyết
công đức bất khả xưng tán của sự chấp trì danh hiệu Phật.
Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật
ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu
môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm
nhập Niệm Phật tam muội, hiện bày cảnh giới Cực Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt
trọn tín tâm nơi bản nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật thì
dần dần đi vào Niệm Phật tam muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng
nói trên.
Tại sao vậy?
Nầy Phật tử! Nam Mô A Di Đà
Phật nghĩa là gì?
Nam Mô là thủy giác. A Di Đà là
tương tục giác, Phật là bản giác.
Nam Mô là năng niệm, A Di Đà là
tương tục niệm, Phật là sở niệm.
Nam Mô là giới luật, A Di Đà là
thiền định, Phật là trí tuệ.
.........................
Nam Mô là sai biệt trí, A Di Đà là vô sai biệt trí, và Phật là pháp hải tuệ
công đức vô tận tạng viên mãn trí.
Nam Mô là phương tiện lực, A Di
Đà là cứu cánh lực, và Phật là dung thông phương tiện siêu việt cứu cánh lực.
Nam Mô là ly trần, A Di Đà là
ly căn, Phật là ly thức
.................................
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật có vô lượng vô biên bất khả thuyết ý
nghĩa thâm mật vi diệu như thế, dẫu ba đời mười phương chư Phật diễn nói cũng
không cùng tận.
Lại nữa, không thể chấp trước
nơi ngữ ngôn, văn tự, âm thanh, tri kiến, biện luận... mà bảo rằng danh hiệu
Nam Mô A Di Đà là hữu niệm hoặc vô niệm. Vì sao vậy? Bởi vì danh hiệu ấy chính
là không tánh, là vô sở đắc, là vô sở ý, vô cấu nhiễm, là vô sở tương ưng, là
vô sở bội nghịch, vô công dụng hạnh, là vô sở cầu
hạnh............................................................
Khi ngài Phổ Hiền Bồ Tát ở
trước đức Như Lai mà tuyên thuyết ý nghĩa và công đức bất khả tư nghị của danh
hiệu Phật rồi, đức Như Lai khen rằng: “Lành thay! Lành thay!”
Vô lượng
vô biên Bồ Tát khắp mười phương chứng đắc Niệm Phật Tam Muội, và quốc mẫu Vi Đề
Hy cùng những vị trưởng lão trong đại chúng đều thân chứng Tín Giải đà ra ni.
Chư Thiên, Long, Quỷ, Thần đều thâm nhập Thiện Căn đà ra ni, hớn hở vui mừng
đồng chắp tay nhất tâm xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
(trang 17)