Vào thế kỷ thứ bảy, lúc Ngài Huyền Trang ghé thăm, nước Cao-xương
là một nước lớn cường thịnh ở Á Châu, có quân đội nghiêm minh, tề
chỉnh. Cũng là một nước văn minh, công nghệ, mỹ thuật đều khéo léo, có
tiếng tăm. Nhưng sự dời đổi trong hoàn vũ thật không sao lường trước
được, cách 1.500 năm sau đã xảy ra lắm cuộc bại thành! Xứ ấy ngày xưa
nước mạnh binh cường, ngày nay lại là một nơi mà đến tên tuổi cũng chẳng
còn ghi trên bản đồ. Ngày xưa, dân xứ ấy rất tự hào về thương mãi và mỹ
thuật, ngày nay chỉ còn là những khóm dân rãi rác đang chết dần giữa
làn sóng văn minh hiện đại. Nhưng dấu tích xưa chưa phai nhạt hết, cứ
theo các nhà khảo cổ thì vẫn còn biết được nhiều tranh ảnh khéo léo,
tinh xảo, tài tình. Xem các tượng Phật của nước ấy còn lại thì cũng đủ
thấy là một dân tộc có văn minh và tín ngưỡng.
Người bản xứ rất hâm mộ văn chương và đạo đức nhà Phật, có nhiều vị tăng
thông thạo tiếng Phạn, vẫn thường khảo cứu và phiên dịch kinh sách.
Người trong nước phần đông đều chịu ảnh hưởng của Trung Hoa về phần văn
minh vật chất. Vào thời đó, vua là một người gốc Trung Hoa, hâm mộ đạo
Phật, trước đây vẫn giao thiệp và cống nộp cho Trung Quốc. Khi vua Thái
Tông bình trị thiên hạ, nhà vua này hằng giữ nghĩa và kết tình lân bang
rất thân thiết. Hơn nữa, vua gốc là người Trung Hoa nên khi nghe có danh
sư nhà Đường nhân đi thỉnh kinh sắp đến nước mình thì quyết ý tiếp
rước.
Sách Trung Hoa có nói đến vị vua này, tuy mộ đạo nhưng rất bạo ngược,
kiêu căng, muốn cho mọi người đều chiều lòng mình. Vừa được tin Ngài
Huyền Trang vào đất Y-ngô, vua đã cho sứ giả đến thăm và cầu thỉnh. Dẫu
Ngài muốn đi theo đường khác và viếng một vị cao tăng có danh, nhưng vua
thành khẩn quá, Ngài phải nhận lời ghé lại hoàng thành. Ngài đến kinh
đô lúc chiều tối. Lòng vua nôn nóng gặp Ngài, không chờ được đến sáng
hôm sau. Vua liền ngự ra khỏi thành để chờ đón rước Ngài và thỉnh lên
bảo tọa đã sắp đặt nghiêm trang trước rồi. Vua đứng trước mặt Ngài, cung
kính làm lễ và đọc bài diễn văn chúc mừng: Bạch Đại Đức, từ hôm nghe
Ngài qua đến xứ này, đệ tử lấy làm sung sướng, cho đến quên cả việc ăn
uống ngủ nghỉ. Đệ tử đã ước độ đường từ đất Y-ngô qua đây, biết rằng hôm
nay Ngài vào đến kinh thành, nên cùng vợ con bỏ ngủ, thức đây tụng kinh
để chờ Ngài. Giây lát, hoàng hậu, các công chúa, hoàng tử đều đến lạy
ra mắt Ngài. Buổi lễ đêm ấy rất long trọng. Vua vì quá kính trọng Ngài
và lòng rất mộ đạo, nên ngồi bàn luận với Ngài đến gần sáng mới chịu ra
về.
Ngài đi đường xa nên đã mệt, hôm ấy phải ngồi tiếp chuyện với vua suốt
đêm, lại càng mệt thêm. Khi vua ra về, Ngài mới nghỉ yên được.
Trong đêm gặp gỡ ấy, Người có trí hẳn đã hiểu được tánh tình của vua
rồi. Ngài Huyền Trang lại càng đủ sức hiểu biết hơn ai hết. Cho nên tuy
Ngài có vui về sự biệt đãi, mà cũng có lòng lo về chuyện sắp đến. Thật
vua có lòng mộ đạo, nhưng tánh tình không được hòa nhã.
Qua mấy hôm sau, vua tặng cho Ngài nhiều món đồ quý báu, định phong chức
tước cao sang, vua có dời các nhà danh sư trong nước đến phục sự và
luận đạo với Ngài. Vua lấy làm hân hạnh mà thỉnh được một vị cao tăng
như Ngài nên không đành để Ngài đi, ý muốn giữ lại đặng phong quyền tước
và giao việc đạo pháp trong nước cho Ngài chấp chưởng. Nhưng Ngài từ
chối tất cả và tâu rằng: Bần tăng đi đây nào phải vì sự phú quý vinh
hoa, mà chính vì tình hình đạo đức rối ren ở nước nhà! Bần tăng thấy đạo
lý ở quê hương còn khiếm khuyết và kinh sách thiếu hụt, sai lầm, nên
mới chịu trăm ngàn sự khổ mà ra đi tìm đạo. Vì lý tưởng ấy, bần tăng
chẳng nệ sanh tử, quyết đến Tây Thiên mà học thêm đạo lý. Bần tăng muốn
rằng, chẳng những tinh thần nhà Phật soi tỏ cho Ấn Độ, mà lại còn truyền
khắp Trung Quốc với các nước Viễn Đông. Vậy bệ hạ nỡ nào ngăn cản bần
tăng. Xin bệ hạ dứt bỏ lòng quyến luyến, để cho bần tăng được thong thả
ra đi mà làm tròn phận sự!
Vua không thuận lòng, bèn đáp rằng: Bạch Đại đức, đệ tử kính mến Ngài vô
cùng vô tận. Xin Ngài đoái tưởng đến thì đệ tử rất vui lòng hầu hạ
Ngài. Đệ tử đã quyết cầu khẩn cho được, xin Ngài tha lỗi cho, dầu cho
núi Bạch-mễ-nhĩ có dời, ý kiến đệ tử cũng không thay đổi!
Ngài Huyền Trang nghe nói lấy làm lo sợ. Nhưng Ngài nhất định không ngã
lòng. Vua thấy cầu khẩn mãi chẳng được, giận dữ đưa tay lên phán rằng:
Ngài chẳng nghĩ đến, thôi để ta làm thẳng xem Ngài có đi được hay không.
Ta đã quyết định cầm Ngài lại, nếu không được ta sẽ trục xuất Ngài về.
Ngài nên thong thả mà suy nghĩ lại, tốt hơn hết là nên nghe theo ta!
Ngài Huyền Trang chẳng thuận tình bèn đáp lại khẳng khái rằng: Bần tăng
vì đạo lớn mà đi, nào có sợ sệt chi. Bệ hạ dầu muốn cầm lại thì chỉ giữ
được xương cốt của bần tăng thôi, chứ không thể giữ được tinh thần và ý
chí của bần tăng đâu.
Vua vẫn quyết ý cầm lại, hết sức hăm dọa, rồi đến ngon ngọt vỗ về. Bấy
giờ vua càng trọng đãi thêm, càng phong thưởng thêm, cho đến đích thân
lo việc cơm nước và hầu hạ bên Ngài. Ngài Huyền Trang thấy vua chẳng
khứng cho mình đi, bèn thề rằng sẽ tuyệt thực cho đến chết. Đoạn Ngài
ngồi yên tịnh một chỗ, không hề lay động nữa, chẳng nói năng gì. Ròng rã
ba ngày không ăn không uống. Qua ngày thứ tư, vua thấy hơi thở của Ngài
yếu dần và sinh mạng thật mong manh. Vua hổ thẹn và hoảng sợ lắm, mới
quỳ xuống lạy xin nhận tội. Vua thề trước tượng Phật sẽ để cho Ngài đi.
Ngài Huyền Trang vững lòng, mới nhận dùng ít món cơm canh. Nhưng vua xin
Ngài nán lại một tháng đặng giảng đạo cho bá quan và dân chúng trong
thành, và Ngài nhận lời. Vua truyền xây cất ngay một giảng đường, trong
ấy dự được 300 người. Rồi cả triều đình từ hoàng thái hậu, vua với cung
phi, các quan đều đến dự, cùng với vị Quốc sư và hàng tăng chúng; ai nấy
nghe thuyết giảng đều rất kính phục tài diễn giải, luận biện của Ngài.
Mỗi ngày đến giờ thuyết pháp, vua thân hành đến rước Ngài, tay cầm lư
hương còn lưng vua thì cúi xuống để Ngài nương theo đó mà bước lên đài.
Lúc trước, vua vì kính trọng tài đức Ngài mà tìm đủ cách để cầm giữ
Ngài. Bây giờ vua lại giúp cho mọi cách để Ngài đi được dễ dàng. Vua sợ
Ngài phải lạnh vì sẽ trải qua dãy núi Thiên sơn và dãy núi Bạch-mễ-nhĩ
rất cao, nên chuẩn bị cho Ngài những mền đắp, y phục và nhiều đồ cần
dùng khác để đỡ lạnh. Vua ban cho Ngài một trăm lượng vàng, ba muôn đồng
bạc, năm trăm vóc lụa và mọi thứ ăn dùng trong khi đi đường. Vua lại
cấp cho ba chục ngựa tốt và hai mươi lăm lính hầu. Vua hết lòng trông
nom và phái sứ thần đi theo qua đến xứ người Thổ miền Tây, vì vua
Cao-xương vốn có tình giao hảo đậm đà với vua xứ ấy. Vào lúc đó, người
Thổ miền Tây cường thạnh và văn minh lắm. Nếu được họ giúp đỡ thì cuộc
hành trình của Ngài sẽ dễ dàng hơn nhiều, sẽ được các nước khác tiếp đãi
nhiệt tình. Vua lại còn trao cho Ngài hai mươi bốn tờ sắc điệp giới
thiệu và các đồ lễ. Đến đâu Ngài sẽ trình sắc điệp và dâng lễ thì vua
các nước sẽ tiếp rước trân trọng. Nhưng quan trọng hơn hết là vua muốn
giới thiệu Ngài đến nước Thổ miền Tây, vì nếu nhờ vua nước ấy giúp đỡ
cho thì mọi sự đều dễ dàng. Vì thế, vua sắp sẵn lễ vật giao cho Ngài là
năm trăm cây gấm chở vào hai cỗ xe và một tờ sắc chỉ, cả thảy sẽ dâng
lên vua nước Thổ miền Tây. Trong tờ sắc vua nói rằng: Đại Đức Huyền
Trang đây vốn là anh em với trẫm, nay muốn qua Tây phương mà tìm đạo,
nhân đi ngang ghé đến Đại vương, nhờ Ngài giúp đỡ cho thì kẻ viết mấy
dòng này lấy làm cảm phục lắm...
Từ đó, nhờ có các vị vua chúa tiếp trợ, việc đi đường của Ngài không đến
nỗi quá lận đận như lúc ban đầu. Nghĩ lại khi một mình ra khỏi Trường
An, rồi trải qua các xứ lạ lùng, trong lưng không có một tờ giấy thông
hành, chẳng có ai theo nâng đỡ, một sự rủi ro nhỏ nhặt cũng đủ hại mạng
người. Nhưng đã có tâm thành thì Phật tổ hẳn chứng cho, nên mới tai qua
nạn khỏi, lại được vua Cao-xương hết lòng giúp đỡ. Nhờ đó, đến đâu Ngài
cũng vào thẳng chốn kinh thành, giao tiếp với các vị vua chúa, các vị
danh sĩ. Nhất là sau khi trình sắc điệp giới thiệu và lễ vật lên vua Thổ
miền Tây, Ngài cũng được vị này tận lực giúp sức, làm cho trăm việc đều
hóa ra dễ dàng. Với những thuận lợi đó, Ngài được bình an mà đi thẳng
vào gần đến Ấn Độ.
Tưởng đâu Ngài đã phải lưu lại mà đóng một vai quan trọng ở triều vua
Cao-xương, nào ngờ vua ấy chẳng nỡ ép tình mà lại còn giúp cho mọi việc!
Thật là nhờ lòng kiên nhẫn, ý chí kiên trì và tấm lòng thành tín của
Ngài, mà bao nhiêu việc khó đều hóa ra dễ, bao nhiêu việc dở đều hóa ra
hay.
Ngày rời Cao-xương, vua và quần thần cùng các nhà tăng với chúng dân đều
đưa Ngài ra khỏi thành. Vua vừa tiễn chân vừa khóc. Ngài hứa khi trở về
sẽ ghé thăm và ở lại ba năm với vua. Nhưng rồi sau vua băng hà trước,
nên qua mười lăm năm Ngài trở về, không thể đáp lại tấm lòng xưa của
vua.
Ngài Huyền Trang ra khỏi thành vua Cao-xương, bèn nhắm xứ Yen-ki mà đi
tới, trải qua một hòn núi nổi tiếng là nhiều mỏ bạc. Yen-ki chính là xứ
Qarashar bây giờ, vốn là một xứ phồn thịnh ngày xưa. Những đoàn bộ hành
thường đi lại xứ này mà buôn bán. Nhưng ở những khoảng vắng, hay có quân
cường đạo cướp giật của người. Ngài Huyền Trang chính mắt có trông thấy
thi hài của nhiều thương gia nước ngoài, vì muốn mau tới chợ bèn tách
riêng một mình, nên bị bọn cướp đón giật và giết đi. Chính Ngài cũng bị
bọn ấy đón lại và đòi tiền mãi lộ.
Nhưng qua khỏi mấy khoảng vắng thì đến xứ Qarashar, chợ búa xem ra náo
nhiệt lắm. Việc buôn bán đã thịnh phát mà nghề trồng trọt cũng ổn định
nhờ có núi non bao phủ phía ngoài, có sông rạch nhiều và đồng ruộng mênh
mông. Xứ ấy cũng chịu ảnh hưởng văn minh nhà Phật, mỹ thuật xem ra khéo
léo, tinh xảo, vốn là gốc từ Ấn Độ đưa vào. Trong xứ có mười ngôi chùa
với hai ngàn tăng sĩ, tu theo phái Tiểu thừa Tát-bà-đa. Vua là người mộ
đạo trọng tăng, nên nghe tin Ngài Huyền Trang đến thì đưa cả quần thần
ra ngoài thành để nghinh tiếp và rước vào, lại giúp cho Ngài những vật
cần dùng để đi đường. Vua xứ này vốn không thích vua nước Cao-xương, vì
thường bị áp bức và lấn lướt, nhưng vì đạo đức mà vẫn hoan nghênh và ủng
hộ Ngài. Tuy vua trọng đãi Ngài, nhưng cũng dè dặt để quân lính theo
Ngài ở ngoài thành. Ngài Huyền Trang nghỉ một đêm ở đó. Đến sáng ra từ
tạ lên đường, thẳng tới xứ Khuất-chi. Đường tuy không bao xa, nhưng
phải lần theo nhiều đỉnh núi cao, Ngài lấy làm mệt nhọc lắm. Ngài lại
phải còn đi ngang một con sông to và lần qua một truông rộng mới đến xứ
Khuất-chi. Đây là một tỉnh thành lớn nhất ở vùng Trung á. Dân cư giàu có
và phần đông đều có tri thức, lanh lợi. Nghề canh nông rất thịnh với
lúa gạo, khoai, bắp. Công nghệ cũng phát triển với nhiều mỏ vàng, mỏ
bạc. Phong thổ ở đây điều hòa và tập tục hiền lương, chân thật. Nổi bật
hơn hết là về âm nhạc, người xứ này có thể vượt hơn các nơi khác, xuất
sắc về nghệ thuật thổi sáo và chơi đàn. Mỹ thuật cũng khéo léo có tiếng,
như việc trang hoàng cung vua thì không xứ nào bằng. Các nơi đều nhận
rằng đền đài, cung điện vua Khuất-chi đẹp như cảnh thần tiên. Ngài Huyền
Trang là người tu, chỉ quan sát tình hình đạo đức, nên không để ý nhiều
đến các sự việc thế tục. Nhưng đất nước con người xứ này quả thật là
đẹp lắm. Nhất là bọn thương khách vẫn thích xứ Khuất-chi vì hàng phụ nữ ở
đây mặn mà, yểu điệu, trang điểm coi tươi tắn, dịu dàng lắm. Trong xứ
có nhiều dầu thơm, phấn tốt, hàng năm đều có xuất khẩu các mặt hàng này.
Hàng phụ nữ đã xinh đẹp, dồi dào hương phấn, lại có tài đàn hát, với
năng khiếu âm nhạc đa phần là bẩm sinh. Nghề đàn hát có danh tiếng,
nhiều tài tử có truyền qua Trung Quốc những tác phẩm mà người ta rất
thích. Đời nhà Đường, vua có đón một toán ca nhi xứ này qua để giúp vui
trong những lúc lễ tiệc ở triều đình. Xứ Khuất-chi được khéo léo tinh
xảo, một phần lớn là nhờ ảnh hưởng đạo đức và mỹ thuật bên Ấn Độ. Và bởi
xứ này ở vào khoảng giữa, cho nên miền Viễn Đông học hỏi đạo lý nhà
Phật cũng nhờ đến các vị tăng sĩ ở Khuất-chi truyền ra. Như vào khoảng
thế kỷ thứ tư, trước ngài Huyền Trang vài trăm năm, có vị danh tăng là
Cưu-ma-la-thập, là dòng dõi quý tộc, sang học đạo bên Ấn Độ rồi trở về
xứ viết sách, dịch kinh. Bấy giờ nhằm lúc sứ Trung Hoa sang, Ngài nhân
dịp ấy theo vào nước Trung Hoa và dịch nhiều bộ kinh. Xứ này không xa
Ấn Độ, có nhiều chỗ phong cảnh đã gần giống với quê hương đức Phật Thích
Ca. Ngài Huyền Trang lấy làm hân hạnh mà xem các tranh ảnh, hình tượng
về nhà Phật. Vua lại là người rất mộ đạo, hằng bảo bọc, cung dưỡng hơn
năm ngàn vị sư ở các chùa và rất kính trọng vị tăng trưởng, thường hỏi ý
kiến luôn. Vua giao thiệp với nước Trung Hoa, giữ phận bề tôi, thường
đem lễ cống nộp hàng năm cho hoàng đế Trung nguyên. Các đời vua trước
đều thần phục Trung Hoa. Đến đời này, vua cũng có sai sứ qua nhà Đường
để nạp lễ cho hoàng đế Thái Tông và có lãnh sắc ấn của vua nhà Đường.
Vua đã là người trọng tăng mộ Phật, lại thân mật với người Trung Hoa,
nên nghe Đường tăng thỉnh kinh vừa đến thì vua sẵn lòng tiếp rước vào
triều. Vua ngự cùng bá quan và các vị danh tăng ra ngoài thành để thỉnh
Ngài.
Khi cả đoàn vào đến trong thành, có một vị sư đem cúng dường cho Ngài
một số hoa thơm vừa mới nở. Ngài nhận lấy rồi đem rảy trước tượng Phật.
Ngài lần lượt viếng qua các ngôi chùa. Trong xứ Khuất-chi có chừng mười
ngôi, đến đâu các sư cũng dâng hoa cúng dường cho Ngài, rồi Ngài đem
cúng dường trước tượng Phật.
Đạo Phật ở xứ Khuất-chi thuộc về Tiểu thừa. Tuy trước kia ngài
Cưu-ma-la-thập có theo Đại thừa, song về sau không mấy ai theo gương
ngài. Đức vua có thỉnh Ngài Huyền Trang cùng dự tiệc với các sư, song
Ngài từ chối, vì tu sĩ Đại thừa dùng toàn chay, còn các vị tăng Tiểu
thừa thì có dùng tịnh nhục. Và nói qua phần giáo pháp, triết lý thì hai
bên lại càng có nhiều chỗ khác nhau. Học thuyết của các học tăng ở xứ
này là dung hòa cả hai phái Tiểu thừa cố cựu là Tỳ-bà-sa-luận bộ và
Tăng-ca-lan-da bộ, thiên về thực nghiệm. Còn phái Đại thừa mà Ngài
Huyền Trang theo học thì lại thiên về siêu hình. Mặc dầu nhà sư đáng
kính nhất trong xứ là Mộc-xoa-cúc-đa có trưng ra nghĩa lý của những bản
kinh Tỳ-bà-sa luận và A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận, nhưng Ngài Huyền Trang
đáp rằng: Ở nước bần tăng vẫn có hai bổn kinh ấy. Song bần tăng thấy
nghĩa lý còn cạn hẹp nên mới lìa quê hương để tu học kinh điển Đại thừa,
như bộ Du-già luận chẳng hạn. Liền đó sư trưởng Mộc-xoa-cúc-đa công
kích học thuyết Đại thừa, bảo rằng đó là giáo lý mới mà người sau này
đưa lẫn vào những học thuyết của đức Phật. Sư nói rằng: Tôi tưởng Ngài
chẳng cần tu học theo những kinh điển ấy, chẳng qua chỉ là những sở kiến
sai lạc thôi. Người đệ tử chân chính của Phật chẳng trì tụng những kinh
điển ấy.
_ Trước sự biện bác của Mộc-xoa-cúc-đa, Ngài Huyền Trang vẫn hết sức
điềm nhiên mà đáp lại. Vì ông này nói rằng tinh thông hai bộ luận
Tỳ-bà-sa và Câu-xá, nên Ngài đề nghị ông trình bày một đoạn đầu của
Câu-xá luận. Ngay khi đó, Ngài chỉ ra một lỗi lớn không đúng với kinh
văn của ông này. Đoạn Ngài hỏi tiếp ông ta một câu khác, ông cũng không
đáp được. Ngài Huyền Trang lại trích dẫn một đoạn trong Câu-xá luận để
hỏi. Ông này ngay lập tức bác bỏ cho là không có đoạn này trong bản
luận. Khi ấy, có người chú của vua là Tri-nguyệt đang ở đó, vốn là một
người cũng tinh thông kinh luận. Ông mang bộ luận này ra và đọc lên đoạn
trích dẫn ấy để minh chứng cho Ngài Huyền Trang. Mộc-xoa-cúc-đa vô cùng
hổ thẹn và đổ lỗi cho tuổi già đã làm ông lẫn lộn. Tuy nhiên, trong
thâm tâm ông rất kính nể Ngài, vì cho dù Ngài chẳng theo Tiểu thừa mà
còn thông bác kinh luận Tiểu thừa hơn cả người như ông.
Trong nhöõng cuoäc tranh bieän veà ñaïo lyù, vì loøng nhieät thaønh ñoâi
khi cuõng khoâng theå traùnh ñöôïc nhöõng söï ñuïng chaïm gay gaét. Tuy
nhieân, Ngaøi vaãn thöøa nhaän raèng caùc taêng só ôû ñaây hoïc roäng
veà giaùo lyù Tieåu thöøa vaø giöõ ñöôïc sinh hoaït tinh khieát theo
giôùi haïnh. Ngöôïc laïi, vò danh taêng Moäc-xoa-cuùc-ña tuy bò Ngaøi
Huyeàn Trang bieän baùc, song thöïc söï kính phuïc, vaãn giöõ moái caûm
tình vaø thöôøng thaêm vieáng Ngaøi luoân.
Vì phaûi chôø cho tuyeát treân ñöôøng tan raõ, Ngaøi Huyeàn Trang phaûi
ôû laïi xöù Khuaát-chi hai thaùng. Ñeán khi trôøi quang khí aám, Ngaøi
laïi tieáp tuïc leân ñöôøng. Vua caáp cho Ngaøi nhöõng ngöôøi theo giuùp
vieäc, laïc ñaø, ngöïa vaø caùc ñoà vaät duïng. Thaønh ra moät ñoaøn
löõ haønh nghieâm chænh. Vua laïi coøn ngöï giaù ñöa Ngaøi ra khoûi
thaønh raát xa, coù baù quan, caùc vò taêng vaø daân chuùng trong thaønh
theo ñöa ñoâng ñaûo.