Những Tỳ-khưu vô bịnh không nên
đi xe, nếu có bịnh được phép đi xe bò, ngựa xa phu dầu
là nam hoặc nữ cũng được.
Khi vô bịnh không nên mang dép vào
xóm.
Không nên ngồi, nằm trên các thứ
da: khỉ (matadho), sư tử (kalasìho)... (sarabho), bò, ngựa, trâu
và các thú dữ, trừ ra của Giáo hội thì không cấm hoặc
dùng để làm dép đi cũng được.
Không nên mang dép toàn màu đỏ,
xanh, vàng, vàng lợt (như màu rơm), đen, đen sậm (như lưng rít),
đỏ như màu lá cây chín, như màu hoa sen. Nếu được những
vật như thế, nên làm cho ra khác màu đã cấm, thì dùng được.
Lại nữa, không nên mang guốc, các
thứ dép giống như của kẻ thế, dép bít mắt cá, bít lưng
chân, có giày buột đến mắt cá, góc có dồn bông gòn, dép
thêu, có dây buộc treo thắt kết, mũi quớt lên như đuôi con
bò cạp, như đuôi con công.
Tỳ-khưu cao hơn 5 hạ, đáng làm
Àcàriya đi chơn không, vị nhỏ hạ mang dép, phạm Tác ác.
Không nên thọ và ăn thịt, cá sống.
Người xuất gia được kẻ thí chủ sát sanh cầm thú dâng
cho, cũng chẳng nên ăn.
Không biết rồi dùng thịt thú mà
đức Phật cấm (akappiyamamsa) cũng phạm tội. Sau khi ăn, nếu
rõ là thịt (akappiya) thì phải sám hối. Như thế Tỳ-khưu cần
xem xét hỏi lại cho rõ rồi mới nên dùng. Vì khó phân biệt
thịt cấm (thịt gấu giống thịt heo, thịt beo, cọp giống
thịt thú rừng có 4 chân).
Nếu có mặt vị trưởng lão, thiện
tín thỉnh vị nhỏ hạ thuyết pháp, tụng kinh, nên chờ lịnh
của vị cả hoặc bạch cho vị cả hay.
Nếu vị cả nín thinh thì thuyết
pháp, tụng kinh, không lỗi. Bằng vị cả không cho, không nên
cãi. Nếu đã lên pháp tọa rồi, vị cả mới đến thì
không chờ lịnh.
Không có vải lọt nước, chẳng nên
đi đường xa.
Nên cho thực phẩm anàmattha
pindapàta đến cha mẹ, người hộ cha mẹ, hộ tăng và giới
sắp xuất gia (trong khi đang nhuộm y, đốt bát). Với giới tử,
dầu đồ đựng của mình đem cho, cũng vô tội. Với cha mẹ,
thiện tín thì không nên.
Nên cho anàmattha pindapàta đến kẻ
cướp và các quan đến chùa (vì e có sự tai hại đến Phật
giáo và mình). Có người đi lỡ đường đến nhà chùa nên
tuỳ tiện cho cơm, cháo, cho nước uống, chỗ nghỉ, song đừng
mong được sự lễ vật trả ơn). Với kẻ cướp, dầu là
tài sản thuộc của tăng cũng nên cho để ngừa tai hại.
Ðem tin cho cha, mẹ người sắp xuất
gia, không phạm tội. Hỏi thăm tin, mình nói cũng vô tội.
Ðem tin cho kẻ khác phạm Tác ác.
Cho bông đến cha, mẹ và thiện
tín để cúng Tam bảo không phạm tội.
Trồng cây để dùng bông trái,
bóng mát, hoặc tưới nước bằng lời kappiyavohàra vô tội.
Nhuộm y không nên ngồi quỳ 2 đầu
gối xuống đất.
Không dùng tăm xỉa răng có 5 tội:
- Mất sự lợi ích cho mắt.
- Miệng hôi.
- Bộ thần kinh thọ chất bỗ dưỡng không sạch sẽ.
- Mật và đàm hằng bao trùm thực phẩm.
- Thọ thực không biết ngon.
Người, trước khi tu có làm thợ
cạo,
hớt tóc, xin xuất gia không nên đem dao cạo theo.
Không nên nhỗ tóc bạc, song, nếu
có lông mọc trên mày, mí mắt, làm cho khó chịu, nhổ vô tội.
Không nên hớt tóc, nếu có ghẻ
trên đầu, hớt tóc thoa thuốc cũng được. Không nên chải
tóc, xức dầu, đánh sáp, vuốt tóc, trừ ra tóc có bụi vuốt
cũng được.
Không bị chẳng nên che dù đi vào
xóm. Có bịnh là; chóng mặt, nhức đầu, choá mắt hoặc có
bịnh cần phải che dù, thì không cấm.
Nếu có mưa sợ ước y, hoặc sợ
kẻ dữ mà che dù, thì không tội, dù bằng lá cây che nơi nào
cũng được, nếu muốn khỏi tội, chỉ được phéep che dù
trong chùa, trong đất chùa mà thôi.
Không nên vẽ, hoặc bảo kẻ khác
vẽ hình người và thú để chơi. Nếu vẽ làm cho sanh lòng
chán nản, thì vô tội (như vẽ các tích đức Bồ tát).
Không nên máng, treo bát. trong
nơi nào
cả.
Ðể bát trên chỗ bén, cứng (đá,
sắt... ) cũng phạm tội.
Không nên để dành đồ ăn trong bát,
rữa tay trong bát dùng bát đựng đồ dơ (lá, vỏ rác... )
đem đi đổ. dùng tay dơ cầm bát không nên, vật thực ăn vào
miệng rồi nhả ra để trong bát không nên. chẳng nên ăn vật
chi mà không có kẻ dâng. Những vật dính trong tử thi chưa rã
là da thịt còn nguyên chưa bị thú ăn, không được phép lấy
mà dùng, bát còn ướt không nên đem phơi hoặc cất.
Không nên ngồi và nằm chung với
phụ nữ, bộ nấp và người có cả 2 bộ sanh thực khí.
Không nên ngồi và nằm trên chỗ họ
trãi lót mà mình chưa xem xét trước (hoặc lấy tay rờ, lật
qua lại). Khi họ trải mình thấy, hoặc lót bằng vải mỏng
thì không cần phải xem xét. Chẳng nên ngồi nằm trên chỗ
có rải bông, hoặc vật thơm.
Không nên dùng gối thêu, gối dài
quá nửa thân mình, gối may 2 mặt bằng vải đỏ sậm, đỏ
lợt.
Những vật chi để cho Giáo hội
dùng trong 1 nơi nào, không nên lấy đem dùng riêng cho mình.
Nếu thí chủ thỉnh đi thọ thực,
họ chưa mời, không nên ngồi, phải đứng xa nơi ấy chờ họ
thỉnh sẽ ngồi.
Tỳ-khưu không nuôi bịnh cho nhau,
dầu
vị cả không nuôi cũng phạm Tác ác. Nếu chia phiên nuôi bịnh
thì vô tội.
Ðức Phật cho phép người nuôi bịnh,
nếu người bịnh chết được thọ lãnh phần y bát, ngoài ra
vật trong garubhanda thì nhập vào của Tăng dùng chung, không
được phép chia. Những vật tầm thường thì phải chia với
nhau, cho tất cả người xuất gia có mặt trong chùa (Tỳ-khưu,
Sa-di).
Không nên rờ đụng hình tượng phụ
nữ và 7 thứ lúa, dầu trồng ngoài ruộng cũng vậy. Nếu không
có đường đi thì nguyện là "đường đi" rồi mới
đi, không phạm, nhưng không nên đạp nhằm lúa. Nếu thí chủ
thỉnh ăn tại trên đống lúa, gạo, thì không được phép ngồi,
phải nói với họ trải trong nơi khác. Nếu không có nơi nào
trống thì vô tội.
Không nên rờ đụng trái cây chưa
dâng, trái cây rụng trong rừng. Nếu tính lượm về cho
anupasampanna thì được phép. Không nên đụng nhằm 10 thứ ngọc
thạch và vàng bạc. Ngọc Mutta nếu chưa giồi, đụng không
sao. Ngoài ra, đều là vật anàmàsa cũng chẳng nên thọ. Nếu
thọ lễ làm thuốc chữa bịnh thì vô tội.
Các thứ khí giới đều là vật
không nên rờ, đụng nhằm. Khí giới bỏ nơi chiến trường,
bỏ cán ra, lấy lưỡi về làm vật dụng không tội.
Nếu có bụi bay vào bát cơm nên bảo
anupasampanna (Sa-di hoặc cư sĩ) dâng lại, hoặc rửa cho sạch
mới nên dùng.
Không nên có ý hát múa, bảo kẻ
khác hát múa, hoặc nghe đờn kèn trong chùa. Trong nhà ăn, có
bọn hát múa, đờn kèn đến cũng không tội. Nếu cố ý
dòm, xem, nghe thì phạm.
Không nên nằm chung trên giường,
chiếu đã trải lót, đắm mùng. Nếu nằm chung trên đồ trải
lót, lấy vật chi (y, gậy... ) để ngăn ngừa ở giữa không
phạm.
Không nên ăn chung đồ đựng, uống
chung đồ múc nước. Nếu đồ khô để trong 1 dĩa, tô, vị lấy
ra ăn, vị khác dùng vật còn lại trong dĩa, tô ấy cũng khỏi
phạm tội.
Xin thực phẩm và y bằng miệng
không nên. Xin chỗ ở bằng cách nói rằng "Trong lúc này,
cất tịnh thất được chăng?" Hoặc hỏi cư sĩ rằng:
Ông ở đâu? Ðáp: - Tôi ở trong dinh. Hoặc hỏi Tỳ-khưu có
thể trong dinh được chăng? Xin như thế vô tội.
Ðức Phật giải rằng:
"Này các Tỳ-khưu! Có đường
đi không có lương thực, ít nước, ít thực phẩm, nếu
không đự trữ đồ ăn thì khó đi được. Như Lai cho phép kiếm,
trữ lương thực đi đường, được phép xin gạo, đường,
muối, khô. Cần dùng vật chi, xin vật ấy.
Này các Tỳ-khưu! Có người tín
ngưỡng
bố thí nói với kẻ hộ tùng rằng: "Nếu đại đức dùng
vật chi, người nên dâng vật ấy, Như Lai cho phép vật do
vàng bạc mà phát sanh, các ngươi nên ưa thích vật ấy".
Như Lai không nói rằng: "Nên
ưa thích vàng bạc trong nơi nào cả". Chẳng nên tìm vàng
bạc đâu. Cần xin lương thực cho vừa để đi đường. đến
nơi rồi, nếu còn dư, phải đem cho kẻ khác."
Trái cây có người trồng giữ, họ
hứa sẽ dâng cúng mới nên thọ. Hứa dâng trái cây để sắm
4 vật dụng, nếu Tỳ-khưu ăn lén, phải xử theo giá trái
cây: nhằm cơn đói kém đem ra đổi mua thực phẩm cũng được.
Gặp mùa không sao kiếm thực phẩm được, nếu có thể, nên
bán đổi chỗ ở cũ, hư, của Giáo hội, để nuôi sanh mạng,
song phải nên tu bổ mấy chỗ còn chắc.
Nếu có kẻ đến trộm, cướp vật
chi của chùa, Tỳ-khưu phải cho quan hay để tìm vật ấy lại.
Nếu quan toà hỏi ai trộm cướp? Dầu Tỳ-khưu biết cũng chẳng
nên nói tên kẻ ác ấy. Cần nói như vầy: Ông nên biết lấy,
tôi chỉ xin tìm các vật ấy lại thôi. Nếu thưa kiện, quan
xử phạt đến 0$60, Tỳ-khưu phạm tội Bất cộng trụ. Bằng
chẳng thưa kiện, không chỉ tên kẻ dữ, dầu quan toà có xử
phạt cũng vô tội.
Nếu chân không rửa hoặc đã rửa
mà còn ướt, hoặc mang dép đạp lên chỗ ngồi, nằm (giường,
chõng, hoặc chỗ có sơn phết), phạm Tác ác. Không nên dựa
vào chỗ có sơn phết, (vách cột, cánh cửa) nếu để giường,
chõng trên chỗ ấy phải lấy đổ lót, kê chân giường, chõng.
Nếu vị cả không kê chân giường, mình để vậy cũng vô tội.
Không nên liệng hoặc bảo kẻ
khác liệng đồ dơ (phẩn, nước tiểu, đồ ăn dư, rác)
ngoài vách tường, ngoài hàng rào. Dầu liệng bỏ vật ấy,
và cây tăm (xỉa răng) trên ruộng rẫy của người cũng phạm
tội. Liệng trong ruộng rẫy, chưa gieo trồng chi hết thì
không sao.
Chẳng nên ngủ ngày không đóng cửa.
Nếu không đóng cửa mà tin rằng có người vào sau họ đóng
hoặc có vị khác coi chừng dùm thì ngủ không phạm. Ngủ đến
mặt trời mọc thức dậy cửa không đóng không phạm. Nhưng
đã thức dậy mà không đóng cửa mà ngủ lại nữa thì phạm
tội.
Không nên mướn ai làm công việc
hoặc xin tài chánh để mướn người làm công việc cho mình,
được phép xin họ làm thí công. Nếu họ không rãnh và nói:
Ngài kiếm người làm rồi tôi trả tiền thì vô tội.
Muốn cần dùng vật chi chẳng nên
xin ngay bằng lời nói. Ví dụ như đốt bát mà không có đồ
thoa bát, khi đi khất thực thí chủ đem cơm dâng, lấy tay đậy
bát lại, họ hỏi tại sao? Nên đáp: Đốt bát rồi không có
dầu thoa. Họ xin bát đem thoa rồi để vật thực trong bát,
mang đến dâng cúng được.
Nếu đi đường hoặc đi bát mệt,
họ trãi chiếu hoặc đem ghế cho ngồi, khi đi phải cho chủ
hay. Bằng không mất đồ phải thường.
Không nên dùng gối dài nữa thân
mình, gối may 2 mặt đỏ để trên 2 đầu giường, (phía đầu
và phía chân) và gối thêu, trừ ra gối vừa kê đầu thì
không cấm.
Tỳ-khưu cao hoặc thấp hơn 2 hạ
chỉ được phép ngồi chung trên giường hoặc chõng vừa ngồi
được 3 người.
Ðược phép ngồi trên ghế của cư
sĩ có dùng bông gòn mà không nên nằm, nếu nệm không dính với
ghế thì không nên.
Chẳng nên ngồi, nằm trên chỗ cao
quá hơn 8 ngón tay của đức Phật, trên chỗ cao quí (ghế có
chạm trỗ) và có chạm trổ hình thú dữ.
Không nên nằm trên chỗ có sơn hình
thú dữ, trên đồ trải bằng lông dài hơn 4 ngón tay, đồ trải
bằng tơ, thêu hình thú dữ, đồ trảitrắng làm bằng lông
thú, đồ trải làm bằng lông có chùm, đồ trải có dồn
gòn, đồ trải có vẻ hình thú dữ, đồ trải có làm lông dững
lên 2 bên, đồ trải có làm lông dững lên 1 bên, đồ trải
có chạy kim tuyến, bằng tơ, hoặc đương bằng đồ quý, đồ
trải bằng lông thú vửa cho 16 người khiêu vũ nhảy múa, đồ
trải trên lưng voi, ngựa xe, bằng da cọp, đồ ngủ có trần
đỏ lên trên lưng, gối có 2 mặc đồ phết và lót, đồ sạch
sẽ của tăng. Nếu chưa lót ngọa cụ của mình hoặc đã trải
rồi mà ngủ quên, đồ trải cuống vào, thân thể đụng nhằm
nơi ấy phạm tội. Lông chạm nhằm nơi nào, phạm tội, đếm
theo số lông. Bàn tay và đụng nhằm vô tội.
-ooOoo-
Về sự thọ bằng cách thân thiết
theo 5 chi:
- Của bạn đã thường thấy
nhau.
- Của bạn thường hay ăn chung cùng nhau.
- Của bạn đã nói trước rằng: ngài muốn vật nào của
tôi hãy lấy vậy ấy đi.
- Của người bạn còn sống.
- Của bạn biết rằng mình đã lấy rồi và ưa thích.
Tỳ-khưu gởi y trong tay vị khác,
nhắn rằng: ngài đưa giùm y này đến giùm y tên đó. Người
nhận lãnh, đi đến nữa đường, lấy y bằng cách thân thiết
vời Tỳ-khưu gởi, gọi là lấy bằng cách chơn chánh. Nếu lấy
bằng cách thân thiết với Tỳ-khưu chẳng chịu gởi cho gọi
là không chơn chánh.
Người đi đến nữa đường, nghe
tin chủ gởi y chết, nếu nguyện là di sản của vị chết
ấy, gọi là nguyện lấy không chơn chánh. Nếu lấy bằng
cách thân thiết với người gởi gọi là lấy bằng cách chơn
chánh.
Nghe tin rằng gởi y đến vị nào,
mà vị ấy đã chết rồi, nguyện là di sản của vị ấy chết,
gọi là nguyện lấy không chơn chánh. Nếu lấy bằng cách
thân thiết với người gởi gọi là lấy bằng cách chơn chánh.
Nghe tin cả 2 đều chết hết rồi
nếu nguyện là di sản của Tỳ-khưu đã gởi ấy gọi là
nguyện lấy bằng cách chơn chánh.
Nguyện lấy của Tỳ-khưu mà chủ
chịu gởi cho gọi là nguyện lấy không chơn chánh.
Lạinữa, Tỳ-khưu gởi y trong tay
của
vị khác rằng: Tôi cho y này đến Tỳ-khưu tên này, Tỳ-khưu
nhận lãnh, đi đến nữa đường, lấy bằng cách thân thiết
với Tỳ-khưu, mà chủ gởi cho, gọi là lấy không chơn chánh.
Lấy bằng cách thân thiết với Tỳ-khưu gởi, gọi là lấy bằng
cách chơn chánh.
Nghe tin rằng Tỳ-khưu gởi, hoặc
Tỳ-khưu
phải được đều chết cả, nếu lấy bằng cách thân thiết
với vị phải được như thế là lấy bằng cách chơn chánh.
Nếu lấy bằng cách thân thiết với
vị gởi, hoặc lấy mà nguyện là di sản của vị gởi, như
thế gọi là lấy không chơn chánh.
- Vật vừa cho người có sức lực
bậc trung dở lên nổi.
- Ở xa trong 1 hắc, 1 gang rõ rệt.
- Ý định dâng cho rõ rệt.
- Chư thiên hoặc người hay thú, dâng bằng thân hay bằngvật
dính với thân, hoặc thầy cho.
- Tỳ-khưu thọ lãnh vật ấy bằng thân, hoặc bằng vật
dính với thân.
Nếu thí chủ lấy đồ đựng thực
phẩm đội chồng lên đầu, đến đứng gần Tỳ-khưu, xin Tỳ-khưu
thọ lãnh, không có ý định dâng trước, thì không nên thọ.
Nếu họ có ý kính dâng, Tỳ-khưu đưa tay lấy đồ đựng phía
dưới, thì đồ đựng phía trên cũng gọi là thọ rồi, hoặc
giả muốn vật nào thọ vật ấy cũng được.
Về đồ đựng, nếu thí chủ gánh
dâng gánh đồ trong hatthapàsa, Tỳ-khưu thọ cũng được. Dầu
là tre dài 30 hatthapàsa, 1 đầu buộc nước mía, 1 đầu sữa,
nếu đã thọ đòn gánh cũng gọi là thọ cả 2 món thuốc ấy.
Ở trong hatthapàsarồi dùng vật dính theo mình mà thọ gọi
là thọ chơn chánh, trừ ra dùng vật phát sanh ra trong nơi ấy,
như dùng lá sen để bợ, thọ thì không nên, vì vật ấy
không phải là vật dính theo mình. Nếu thí chủ đứng xa
hatthapàsa rồi dâng, thì nên bảo họ lại gần. Nếu họ
không nghe, phải thọ mới lại (thọ rồi đưa cho anupasampanna
dâng lại nữa).
Ði khuất thực có bụi bay vô trong
bát, phải nhờ người dâng bát lại rồi mới nên thọ đồ
ăn, nếu không có ai dâng mà dùng bát ấy đi thọ nữa, phạm
Tác ác. Nếu nói mà họ không nghe, hoặc không để ý, thọ
không phạm. Nhưng khi xong, phải nhờ kẻ khác dâng bát lại,
rồi mới nên đi khất thực nữa.
Có gió thổi bay vào bát không thể
thọ thực được, nhưng nên chú ý rằng thọ để đem về
cho anupasampanna, thì vô tội.
Về đến chỗ ngụ, cho dứt đồ
ăn ấy đến anupasampanna, rồi anupasampanna dâng lại, hoặc
mình lấy bằng cách thân thiết rồi ăn cũng được. Nếu mình
cho bát và cơm đó dính bụi ấy đến Tỳ-khưu trong bọn, nên
nói với Tỳ-khưu ấy cần phải thọ mới lại dùng đi. Nếu
bụi rớt trên mặt đồ ăn thì nên rửa, hoặc lấy bỏ ra,
ăn vật cón dư ấy cũng được. Nếu bụi dính phía dưới,
phải thọ mới lại. Nếu không có anupasampanna, không nên rời
bát khỏi tay, phải đi tìm anupasampanna để thọ lại. Bụi vào
cơm và bánh thì lấy bụi ra rồi ăn cũng được. Nếu bụi
nhỏ lắm bay vào cơm phía trên, nên lấy cơm phía trên ra, hoặc
thọ lại rồi sẽ ăn cũng được.
Thí chủ đem cháo hoặc canh để
trước mặt mình, văng bọt rớt trong bát, nên thọ bát lại.
Nếu họ để bát, bọt trong cơm rớt vào bát trước, gọi là
rớt vào chơn chánh, vì họ đã có ý định dâng cúng rồi. Nếu
họ dâng có cơm và cà ràn có tro, than bay rớt vào không tội,
vì họ đã kính dâng đến rồi. Nếu họ dâng theo thứ tự Tỳ-khưu
ngồi liên tiếp nhau, cơm rớt vào bát Tỳ-khưu khác, gọi là
rớt vào chơn chánh. Nếu cắt, chặt, xẻ (vật ăn) dâng đến
1 vị Tỳ-khưu mà làm văng vào bát 1 vị khác nên thọ bát lại.
Họ cắt xẻ xẻ vật ăn trên bát vị nào, văng vào bát vị
ấy vô tội, vì họ đã chú tâm dâng cúng rồi. Họ dâng mà
mình không hay biết và không cố ý thọ, không gọi là thọ.
Đồ ăn nóng hoặc mình nằm chung trong 1 chỗ có cuộc để bát,
nếu họ dâng thực phẩm, mà mình lấy tay, hoặc chân vịn
chân bát để thọ cũng được. Vật chi họ dâng mà rơi rớt
được phép được dùng. Nếu vật rơi văng gần Tỳ-khưu khác,
vị này lượm dùng cũng được, hoặc mình nói cho Tỳ-khưu
ấy dùng cũng vô tội. Nếu Tỳ-khưu chủ vật không nói lời
chi, thì Tỳ-khưu kia không nên lượm. Nhưng nếu cố ý lượm
giùm thì không phạm.
Nếu dao có sét, róc dính mía, hoặc
lấy chày đâm thuốc, thấy thuốc dính sét, nên thọ lại mới
dùng được. Bụi sét dính không rõ rệt, dùng không phạm.
Ði bát có mưa trên mình hoặc trên y rớt vào bát nên thọ
bát lại, dầu ngồi ăn dưới bóng cây có mưa rớt vào bát cũng
vậy. Nếu trời mưa 7 ngày, nước mưa trong mình hoặc mưa rớt
từ trên thinh không, dùng khỏi phạm.
Khi cho cơm đến Sa-di, không nên
rờ
đụngvật trong bát của Sa-di hoặc phải thọ bát của Sa-di
đã, vì đụng nhằm vật trong bát của Sa-di, rồi trở lại lấy
cơm của mình, cơm dính theo ấy thuộc về uggahita. Nếu muốn
cho, nên bảo Sa-di: Ngươi lấy bát hốt cơm đi. Sa-di bạch: Tôi
có đủ dùng rồi. Dầu Tỳ-khưu có nói nữa rằng: Vật ấy
ta đã bố thí cho ngươi rồi, mà Sa-di bạch lại rằng: Tôi
không cần dùng. Như thế dầu có nói đến 100 lần thì của
ấy vẫn còn lại của mình (của Tỳ-khưu). Cơm của Tỳ-khưu
đã cho đến Sa-di rồi, nếu cơm ấy rơi vào bát của mình
thì Tỳ-khưu nên thọ bát lại.
Thí chủ nấu cháo rồi họ đi, có
Sa-di còn nhỏ không sao nhắc nồi cháo xuống được, Tỳ-khưu
nên nghiên bát vào, Sa-di nên nghiên nồi đổ cháo ra ngay miệng
bát . Cháo rớt vào bát gọi là vật dâng chơn chánh, với
thúng bánh, thng cơm hoặc bó mía cũng vậy, như bó mía nặng
vừa cho sức người bậc trung dở lên dâng mà được 2, 3
Sa-di giúp nhau dở lên dâng, dầu 2, 3 vị Tỳ-khưu tiếp nhau
để thọ cũng được.
Về đựng dầu hoặc đường treo máng
dưới chân giường, Tỳ-khưu ngồi trên giường thọ cũng
được, vì không phải là vật uggahita. Hai cái nồi chồng
nhau, thọ nồi trên, không thọ nồi dưới, cầm lấy nồi phía
trên cũng được. Nồi phía dưới thọ rồi, nồi trên chưa
thọ, khi dở nồi trên lên, cầm lấy nồi dưới, nồi trên
là uggahita.
Nồi dầu chưa dâng để dưới giường,
khi quét dọn đụng nhằm không gọi là uggahita.
Tính lấy vật đã thọ mà lấy lộn
vật chưa dâng, biết rồi đem để lại chỗ cũ, không phải
là uggahita.. Đã đem vật ra, ngồi thì mới hay thì không nên
để phía ngoài, phải đem cất lại chỗ cũ. Làm vậy không tội,
song chẳng nên đụng nhẳm nữa. Nếu vật mà thí chủ không
đậy nắp rồi cất, Tỳ-khưu không nên đậy nắp, phải để
như thuờng cho họ.
Người leo lên cây thốt nốt hoặc
cây dừa, lấy dây buộc quày thòng xuống rồi kêu bảo thọ
thì không nên thọ. Nếu có người đứng trên đất họ cầm
mối dây buộc quày thốt nốt hoặc dừa họ dâng, thì thọ
được. Nên bảo làm kappiya nhánh cây lớn có trái rồi sẽ
thọ, thì các trái cây trên nhánh đều là vật đã thọ rồi
cả.
Tỳ-khưu cầm nhánh có trái làmdù
che đi, rồi muốn ăn trái cây ấy, phải người dâng mới
nên dùng.
Sa-di muốn nấu cơm song dỡ nồi
không
nổi, Tỳ-khưu nên thọ gạo và rồi đổ gạo và bắt nồi
lên cà ràn, nhưng đừng nổi lửa, khi dở nắp xem chừng. Nếu
thấy chưa chín đập nắp lại cho chín thì không nên, bằng
đậy không cho bụi tro rớt vào thì được. Đến khi chín, nhắc
nồi xuống ăn cũng được.
Sa-di có thể nấu được nhưng không
rảnh, Tỳ-khưu nên nói: Ngươi phải dâng gạo nồi và nước
lã, rồi bắt nồi lên cà ràn nhúm lửa cho cháy rồi đi đi.
Như thế tiếp theo Tỳ-khưu làm các công việc như trên cũng
được. Tỳ-khưu muốn dùng cháo, để nồi sạch trên cà ràn
nấu nước cho sôi cũng được, khi nước sôi, Sa-di đổ gạo
vào nồi, từ đó Tỳ-khưu không được chụm lửa thêm nữa.
Lúc cháo chín thọ lãnh rồi ăn cũng được. Sa-di đang nấu
cháo, Tỳ-khưu lại rờ nồi đụng nhằm dỡ nắp đụng thì
không được phép ăn cháo.
Tỳ-khưu đi khất thực về, để bát
trên chân bát vật ấy, không cần phải dâng nửa. Nếu Tỳ-khưu
rờ rẫm bát, nấp bát mà chơi, cơm đã được trong bát,
không nên đến Tỳ-khưu ấy. Nếu Tỳ-khưu dỡ bát lên rồi
để bát xuống, cơm ấy không nên đến tất cả Tỳ-khưu.
Tỳ-khưu nấu nước sôi uống cũng
được, song nếu có tro bụi bay rớt vào, nên thọ mới lại.
Tỳ-khưu đang dùng mía, Sa-di xin ăn, Tỳ-khưu dạy cho Sa-di bao
nhiêu, Sa-di lấy theo lời cho, vật còn dư lại không cần phải
dâng, dầu với đường cũng vậy.
Thực phẩm ợ ra khỏi miệng nuốt
vào khỏi cổ, ngoài buổi ăn, phạm tội, dầu vật ăn dính kẻ
răng cũng vậy. Gần đúng ngọ dùng cơm trong nơi không có nước,
nên khạc nhổ 2, 3 cục rồi đi đến nơi có nước sẽ súc
miệng cũng được.
Nếu không muối, lấy nước biển
dùng cũng được, nước mặn đã thọ rồi để dành trở
thành muối, hoặc muối tan ra nước, hoặc nước mía trở
thành đường hay là đường tan ra nước, nên thọ lại.
Nước múc trong sông, giếng, dầu
đục cũng không cần phải dâng. Về nước đục nơi đồng
ruộng, nếu nước bưng, bàu, có bông, lá cây rụng vào, làm
cho nước có mùi vị, thì nên thọ rồi sẽ uống, nếu không
có mùi vị rõ rệt, không cần phải dâng. Nước trong ao sen có
nhụy sen trên mặt nước, nhận đồ đựng xuống trong nước
múc cũng được.
Tỳ-khưu bảo người làm tăm xỉa
răng, nên cho họ dâng. Tâm không thọ để dành, dầu không biết
vị nuốt vào cổ cũng phạm tội, vì điều học ấy về
acittaka.
Vật thực có mùi khó ăn, được
phép để vào chút rượu cho bán mùi, song không nên để nhiều,
có hơi rượu. Thuốc có mùi vị rượu, không phép uống, nhưng
thoa xức được.
Khi dùng bijagàma (trái cây còn
gieo
trồng được) nên bảo anupasamoanna rằng: Ngươi nên làm cho
ra vật nên dùng (kappiyam karohi), rồi mới nên ăn, là phải
làm theo 5 điều:
- Dùng lửa đốt.
- Dùng dao xắt, gọt, xẻ.
- Dùng ngón tay bấm, gạch.
- Trái không bija.
- Trái có bija mà lấy hột ra được.
Ớt còn tươi sống, nên làm kappiya
lấy hột ra hoặc làm cho chín, hoặc bấm hột cho nát đều
đủ. Nếu làm sai 1 điều nào trên đây gọi là phạm Tác
ác.
I- Tỳ-khưu trộm vật đáng giá là
vatthu pàràjika gọi là ekabhanda; cắp nhiều vatthu song mỗi vật
chưa đến giá, phạm Bất cộng trụ, gọi là nànàbhanda.
II- Sự cầm lấy vissasa phải có đủ
3 chi:
- Là người đã từng quen thấy,
gặp nhau hoặc đã có nói trước với nhau.
- Biết rằng đã cầm lấy rồi, tài chủ vừa lòng.
- Người chủ còn sống, mới gọi là cầm lấy chơn chánh.
III- Nếu saddhimvihàrika hoặc
antèvàsika ở chung với upajjhàya, àcàriya rồi, 2 vị này phải:
- Chia làbhaphala, dạy pháp có
tâm
metà.
- Có giới tinh nghiêm.
- Có sự tôn trọng: tam bảo, upajjhàya, àcàraya hoặc tôn trọng
mahàtthera khác, là bậc cao hạ ưa hơn mình.
- Không nên làm cho trò buồn lòng, cần cho đệ tử bỏ dữ
về lành, khiến cho trò được tiến hoá và càng được ưa
thích thầy.
IV- Tỳ-khưu chưa đủ 5 hạ, thông
hoặc không thông luật pháp, gọi là navabhikkhu, cần phải, cần
phải có nissaya luôn khi. Từ 5 hạ trở lên đến 10 hạ và
thông hiểu luật pháp là angaguna đang đến nissaya muttaka [*]
được gọi là majjhimabhikkhu. Được trên 10 hạ và thông thuộc
luật pháp có đủ angagunagọi là Thera.
[*] nissaya muttaka: là
Tỳ-khưu dầu
tu lâu đến 100 hạ mà không thông hiểu giới luật, cũng không
được phép ở xa ông thầy. Nếu xa thầy thì phạm tội mỗi
ngày.
V- Tỳ-khưu nhập hạ đầu đứt rồi,
qua hạ sau nhập không được, chỉ khi hữu sự, nhập hạ
trước không kịp, mới được phép nhập hạ sau.
VI- Làm Uposatha cần có đủ 4 anga:
1) Nhằm ngày 14, 15 hoặc là
ngàysàmaggì.
2) Tỳ-khưu từ 4 vị trở lên và nếu là pakatàttabhikku
không phạm pàràjika, hoặc bị Tăng phạt ukkhepanìyakamma
(song 2 hạng đò, có trong vị thứ thứ tư mới là không
được). Các ngài ngự trong hatthapasa, như thế mới làm
Uposatha được.
3) Các ngài không phạmsabhàgàpatti.
4) Tránh hạng người không được phép ngồi trong hatthapasa,
như thế mới làm Uposatha được.
VII- Trong 1 chùa có 5 Tỳ-khưu
nhập
hạ trước, qua kỳ sau có 5 vị khác đến nhập hạ, tới kỳ
Pavàranà, cả 10 vị phải hội nhau trong chánh điện làm đủ
pubbakicca, rồi 5 vị trước nên natti rồi làm Pavàranà, 5 vị
sau phải tỏ parisudhi. Đến kỳ Pavàranà sau, 5 vị sau cần
natti, pavàrana, 5 vị trước tỏ parisuddhi.
VIII- Vào đến cetiyathàna không
nên
mang giày, trùm y, tỏ ý dễ duôi nơi khàc, nói lới tiếng, ngồi
khoanh tay, nhổ khạc, ngồi ngay trước gần kim thân.
VIII.b-Tỳ-khưu nghi hoặc nhớ không
chắc không nên sám hối.
IX- Về sikkhàpada thứ 8 của
kosiyavatta nói rằng: "Ưa thích vàng bạc mà người cất
giữ cho mình, gọi là nissaggìya pàcittiya. Nghĩa là khi thí chủ
yêu cầu rằng: vàng bạc mà họ cất giữ đó để cho mình
là của mình. Rồi Tỳ-khưu không ngăn bằng thân, hoặc bằng
khẩu, có tâm ưa thích, thì phạm nissaggìya pàcittiya. Nếu họ
không tỏ cho biết, dầu có ưa thích cũng không phạm.
X- Tỳ-khưu mà thí chủ không thỉnh,
đi chung theo với Tỳ-khưu được thỉnh, thí chủ cũng dâng
cúng đến vị đó nữa, Tỳ-khưu ấy phạm về àjìvavipatti,
cần cho hoàn tục.
XI- Phải tụng Bhikkhu Pàtimokkha
cho
đến dứt (thuộc nằm lòng). Nếu không có antaràya, 1, 2, vị
tụng Pàtimokkha không được. Tụng thuộc lòng phân nửa, tụng
xem trong Pàtimokkha phân nửa không nên.
XII- Sìla có 2 thứ: pannatti và
àcàra. Tất cả sikkhàpada có trong Pàtimokkha đều là pannatti.
Các hạnh kiểm tốt nên hành, không có trong Pàtimokkha gọi
là àcàra.
XIII- Ðức Phật thuyết 4 nissaya để
trong anusàsana (Pindapada cìvara pasukùla). Ngụ dưới bóng cây,
dùng thuốc ngâm nước tiểu đó.
Ngài là bậc đế vương ra khỏi dòng
Sakya, có đủ sự sang cả, là điều mà mọi người mong mỏi.
Tuy nhiên muốn được vui cũng lắm khi làm quấy, khiến cho
quyến luyến các cảnh giới, lầm lạc say mê trong ngũ dục,
phải nóng nảy bận bịu, buộc ràng, thương thiếc, lúc các
vật mến yêu đó hư hao, tiêu hoại. Cho nên ngài chánh nản,
xuất gia tìm sự vui yên lặng, không quyến luyến trong các vật
đó. Trong thời đi tầm đạo giải thoát gặp àcàraya mà phần
đông sùng bái rằng là ông thầy đệ nhất. Ngài cũng vào thọ
giáo, đến khi học thuần thục, thấy rằng chưa dứt bỏ những
điều quyến luyến, xấu xa (là còn ham mê ngũ dục, còn mắc
trong pháp thế gian). Ngài liền đi trong nơi khác. Dầu chính
mình ngài chưa dứt được điều nhơ nhớp, tâm chưa yên lặng,
là còn say mê ưa thích, ngài cũng chưa vừa lòng. Ngài chỉ nhất
tâm hành theo chơn lý, cho đến giác ngộ mới thôi.
Thưở độ sanh, ngài hay tùy tiện
chỉ bảo, nhất là pháp tri túc (sandosa), lánh xa khỏisự ham
muốn xấu xa mà ngài đã từng gặp rồi, không phải là trung
đạo, để giác ngộ. Cớ đó, ngài mới ban hành 4 nissaya cho
bậc xuất gia dùng, vì hạng người lánh ngũ dục, tìm xuất
gia để làm bực thu thúc thân, khẩu, ý cho chơn chánh, chỉ cần
tu phạm hạnh pháp (brahmàcariyadhamma) có giới là điều trọng
yếu, là phải trong sạch đầy đủ trước hết, rồi sẽ tu
định, tu tuệ tiếp theo.
Nếu bậc xuất gia hành trọn nghĩa
vụ như thế mới không có sự khổ trong chánh mạng, như bắt
cá 2 tay. Lẽ đó, ngài dạy bậc xuất gia cần phải tìm thực
phẩm mà thí chủ tuỳ sức cúng dâng. Bốn nissaya đó là vật
dễ tìm kiếm hơn hết. Ngài cho phép dùng để ngăn ngừa cái
tâm không cho lay chuyển, vì là người nương nơi kẻ khác, họ
cho chi dùng nấy, mới gọi là bậc xuất gia, có tâm tri túc,
ưa thích vật dụng tuỳ được tuỳ có, là người dễ nuôi
tức nhiên trì giới cũng dễ, để tu thiền định và trí tuệ
nối tiếp là nấc thang cao thượng, được dễ dàng.
XIV- Tỳ-khưu chưa có nissaya
muttaka,
khi vào xóm cần bạch cho upajjhàya, àcàriya mới nên đi.
XV- Trong 6 samutthana phạm àpati
đều
alajjità, phạm mà không biết thẹn, là tội xấu xa nặng nề
hơn hết, vì không biết hỗ thì điều nào cũng phạm được
cả.
XVI- Khoe lokiyanaddhà,
calassaddhà thì
phạm pàcittiya, khoe lokuttarasaddhà, acalasaddhà thì phạm
pàràjika.
XVII- tiếng "cìvara" chẳng
phải kể chung tất cả y từ 4 + 8 ngón. Chỉ nói về
sikkhàpada 1, 5, 6 của cìvaragga, trong sikkhàpada thứ 5, 6 của
pattavagga, trong sikkhàpada thứ 5 của ovàdavagga, trong
sikkhàpada
thứ 10 của suràpanavagga, trong sikkhàpada thứ 11 của
sahadhammikavagga.
XVIII- Nếu làm vinayakamma để dùng
vật đã ngăn đó cho ra vật ăn được theo sikkhàpada thứ 5 của
bhojanavagga, phải làm vinayakamma như vầy: lấy bhojana đem để
có nơi, đi thỉnh vị khác không ngăn bhojana đến thọ thực,
làm cho có phép, rồi cho vị kia dùng được.
XIX- Tỳ-khưu tính hoàn tục, mặc
thứ y kẻ thế, phạm dukkata.
XX- Từ mặt trời mọc đến đứng
bóng gọi là purebhattakala. Từ quá ngọ đền gần sáng gọi
là pacchàbhattakàla.
XXI- Phạm bhedanaka pàcittiya,
phải
phá bỏ vật sanh àpatti trước, rồi sám hối sau (như sikkhàpada
thứ tư của ràjavagga) mới nên.
Phạm chedanaka pàcittiya cần cắt
bỏi
vật sanh àpatti cho trúng theo luật, rồi mới nên sám hối (như
sikkhàpada thứ 6 của ràjavagga).
XXII- Vật che thân có 3: y, nhà
tắm
trong nước.
Sàpattikassa bhikkhave niràyam
vadàmi
tiracchànayonimvà
Này các Tỳ-khưu! Như Lai nhất định
nói: địa ngục và cầm thú để cho các Tỳ-khưu phạm tội
[*].
[*] là phạm tội nhỏ mà
không
sám hối; phạm Bất cộng trụ mà không hoàn tục; phạm Tăng
tàn mà không chịu cấm phòng.
-ooOoo-
Các tội mà Tỳ-khưu đã cố ý phạm
rồi thì làm cho hư hoại đường trời đạo quả và Niết
Bàn, vì là phạm điều răn của đức Phật.
Cho nên Tỳ-khưu khi đã phạm điều
học Bất cộng trụ phải xin xả giới hoàn tục, phạm Tăng
tàn nên khai giới ấy cho tăng xử tội theo luật định, phạm
các tội nhẹ cầm phải đối với Tăng hoặc 2, 3 hay 1 vị Tỳ-khưu
mà sám hối, mới trở nên trong sạch được.
Tỳ-khưu phạm tội mặc y chừa 1 bên
rồi đi tìm vị khác, ngồi chồm hổm chắp tay đọc bài sám
hối.
Nếu phạm một tội đọc:
Aham àvuso / bhante ekam
thullaccayam /
pàcittiyam / dukkatam/ dubbhàsitam
Àpattim àpannotam patidesemi
Nghĩa là:
Bạch Ông / Ðại đức , tôi phạm
Trọng tội / Tội Ưng đối trị / Tội Tác ác / Tội Ác khẩu
Nay tôi xin sám hối tội lỗi ấy.
Người chứng nhận đọc:
Passatha bhante
- (nghĩa: Bạch đại đức đã thấy rồi chăng?)
Passàsi àvuso - (ông đã thấy rồi chăng?).
Người sám hối đọc:
Àma àvuso / bhante passàmi
Nghĩa là: Bạch Ông / Đại đức,
tôi đã thấy.
Người chứng nhận đọc:
Àyatim bhante samvarareyyàtha
Nghĩa là: Bạch, từ đây Đại đức
nên thu thúc lấy.
Àyatim àvuso samvareyyàsi
Nghĩa là: Bạch từ đây ông nên
thu thúc lấy.
Người sám hối đọc:
Sàdhu sutthu àvuso / bhante
samvarissàmi
Nghĩa là: Bạch Ông / Đại đức,
phải rồi tôi xin thu thúc chơn chánh
Nếu phạm 2 tội đọc:
Aham àvuso / bhante dve
thullaccayàyo
/ àcittiyàyo / dukkatàyo/ dubbhàsitàyo
Àpattiyo àpannotà pàtidesemi
Nếu phạm 3 tội đọc:
Aham àvuso / bhante
sambahulà
thullaccayàyo / àcittiyàyo / dukkatàyo/ dubbhàsitàyo
Àpattiyo àpannotà pàtidesemi
Nếu phạm nhiều tội Ưng xả đối
trị nên xả bỏ vật (y, bát) trước rồi mới nên sám hối
tội Ưng xả đối trị sau. Xả y đọc:
Idamme àvuso /bhante cìvaram
dasàhàtikkantam nissaggiyam imàhàm àyasmato nissajjàmi
Nghĩa là:
Bạch Ông / Đại đức, y này của
tôi đã quá 10 ngày, là vật phải xả, tôi xin xả y ấy của
tôi đến Ông / Đại đức.
Xả như thế, rồi sám hối tội
Ưng đối trị (pàcittiya) như đã giải trên.
Người chứng nhận đọc câu này
để trả y ấy lại.
Iman cìvaram àyasmato dammi
Nghĩa là: Tôi cho y này đến
ngài.
Nếu phải xả y ca-sa thì đọc:
Ayamme àvuso /bhante
sanghàti
uttaràsango antaravàsako ekarattim
Vippavuttho annatrabhikkhusammatiyà nissaggiyà imàham àyasmato
nissajjàmi
Nếu xả bát giữa quá 10 ngày, đọc:
Ayamme àvuso /bhante
patto
dasàhàtikkhanto nissaggiyo imàham àyasmato nissajjàmi
Nếu xả nhiều đọc:
Imme àvuso /bhante pattà
dasàhàtikkhanà nissaggiyà imàham àyasmato nissajjàmi
Về Rpiya, vật mua, đổi bằng
rùpiya,
và bát nứt bể chưa đủ 5 chỗ, phạm 3 điều học ấy, phải
xả vật ở giữa Tng.
Nếu có nghi phải tỏ sự nghi ấy
trước rồi sau mới nên xả y dư, nghi rằng chưa adhitthàna trước
10 ngày nên nói: "Nếu y này thiệt chưa adhitthàna, khi đã
xả như thế sẽ trở thành vật cho tôi dùng được".
Nói như thế nên xả y như đã có
giải trên. Khi đã nói cho biết như vậy rồi làm vinayakamma,
không phạm tội nói dối.
Lại nữa trong ngày Uposatha
Pavàranà mình nghi phạm tội, nên tỏ hay sự nghi ấy trước
rồi mới nên làm Uposatha Pavàranà và nghe giới bổn
(Pàtimokkha). Chẳng nên làm hại đến Uposatha và Pavàrana vì sự
nín thinh không sám hối, tìm vị Tỳ-khưu rồi ngồi chồm hỗm
chấp tay.
Nếu nghi 1 tội đọc:
Aham àvuso / bhante ekissà
thullaccayàya / pacittiỳaya / dukkatàya / dubbhàsitàya
Àpattiyà vematiko yadànibbematiko bhavissàmi tadàtamàpattim
patikarissàmi
Nghĩa là: Bạch Ông / Đại đức,
tôi nghi trong Trọng tội / Tội Ưng đối trị / Tội Tác ác
/ Tội ác khẩu,
Khi hết nghi tôi sẽ sám hối tội ấy.
Nếu nghi 2 tội, đọc:
Aham Àvuso / bhante dvìsu
thullaccayàsu / pacittiyàsu
Àpattisu vematiko yadànibbematiko bhavissàmi tadàtamàpattiyo
patikarissàmi
Nghi nhiều tội đọc:
Aham Àvuso / bhante
sambahulàsu
thullaccayàsu / pacittiyàsu
Nghi phạm nhiều tội mà điều học
khác nhau:
Aham Àvuso / bhante
sambahulàsunànàvatthukàsu thullaccayàsu / pacittiyàsu / ukkatàsu
/ dubbhàsitàsu
Không nghi bày, tên tội mà sám hối
cũng nên, sám hối như vầy:
Như mặt trời bị mây che áng, nghi
là buổi sáng hoặc buổi chiều, rồi dùng vật yàvakàlika,
tôi đã nghi rồi mà dùng vật yàvakàlika.
Nếu buổi sáng thì phạm Tác ác,
đọc:
Aham àvuso / bhante
yàtamin vatthusmim
sambahulà dukkatàyo / pacittiyàyo àpattiyoàpannotà patidesemi
Người chứng nhận đọc như đã
giải trên:
Lại nữa, Tỳ-khưu sám hối hoặc
chứng nhận tội phạm đồng nhau sabhàgàpatti, phạm tội Tác
ác, vì đức Phật có dạy: Na bhikhave sabhàgà àpatti
desetabbà... patiggahetabbà.
Nghĩa là: Tội đồng nhau, Tỳ-khưu
không nên sám hối, nếu sám hối phạm Tác ác. Tội đồng
nhau, Tỳ-khưu không nên chứng nhận, nếu chứng nhận phạm
Tác ác.
Hai Tỳ-khưu phạm tội đồng nhau
(chung 1 điều học) như ăn sái giờ cùng nhau không nên sám hối,
không nên chứng nhận lời sám hối với nhau.
Nếu 1 vị phạm tội ăn sái giờ,
sám hối với vị phạm tội ăn vật thực không phải của dư,
của Tỳ-khưu bịnh, cũng được.
Nhưng tội nào, có phạm điều học
giống nhau mà Tỳ-khưu sám hối rồi, cũng gọi là sám hối
chơn chánh. Người sám hối phạm thêm Tác ác khác (vì sám hối),
còn người chứng nhận cũng phạm thêm Tác ác khác (vì chứng
nhận), tội ấy gọi là tội có điều học khác nhau. Cho nên
chờ sám hối cùng nhau nữa cũng được.
Trong khi nghe tụng giới bổn hoặc
Pavàranà, nếu nhớ tội được, nên cho Tỳ-khưu ngồi gần
hay tên tội như vầy:
Nếu nhớ đến 1 tội đọc:
Aham àvuso / bhante ekam
thullaccayam /
pacittiyam / dukkatam / dubbhàsitam
Àpattim àpanno ito vutthahitvà tam àpattim patikarissàmi
Nghĩa là: Bạch Ông / Đại đức,
tôi phạm 1 Trọng tội / 1 Tội Ưng đối trị / 1 Tội ác /
1 Tội ác khẩu,
Khi đứng dậy khỏi nơi đây tôi sẽ sám hối tội ấy.
Nếu phạm nhiều tội nên khai tiếng
khác vào như đã có giải trên.
Phải tỏ với Tỳ-khưu sabhàga,
không nên nói đến Tỳ-khưu visabhàga vì e có sự cãi lẽ. Nếu
không có Tỳ-khưu sabhàga, thì cần ghi nhớ trong tâm rằng:
Khi ra khỏi nơi, ta sẽ sám hối. Rồi làm Uposatha, Pavàranà
được.
Nếu tất cả chư Tỳ-khưu trong chùa
đều phạm điều học giống nhau, nên cho 1 vị đến chùa
khác sám hối rồi trở về cho Tỳ-khưu trong chùa sám hối lại.
Nếu không có thể được thì vị
Tỳ-khưu thông hiểu nên đọc tuyên ngôn giữa Tăng rằng:
Sunàtume bhante sangho
ayam sabbo
sangho sabhàgam àpattim àpanno yadà annam bhikkhum suddham
anàpatti
tam apattim patikarissati.
Rồi làm Uposatha Pavàranà. Nếu
nghi, nên tụng tuyên ngôn giữa Tăng:
Sunàtume bhante sangho
ayam sabbo
sangho sabhàgà àpattiyà vematiko yadànibbe matiko bhavissati
tadàtam apattim patikarissati.
Rồi làm Uposatha Pavàranà.
Nếu có Tỳ-khưu cho rằng: nến sám
hối sabhàgàpatti ấy, rồi 2 vị sám hối cùng nhau. Ðã sám hối
gọi là sám hối chơn chánh, cả 2 Tỳ-khưu ấy phạm tội khác
điều học nhau như đã có giải trước. Cho nên phải sám hối
cũng nhau thêm nữa. Cả 2 vị ấy đều trong sạch. Chư Tỳ-khưu
khác nên sám hối với 2 vị ấy. Tỳ-khưu phạm tội chưa sám
hối nghe giới bổn hoặc Pavàranà, thì phạm Tác ác.
- PHẠM BẤT CỘNG TRỤ, TĂNG TÀN,
KHÔNG NÊN SÁM HỐI
- KHÔNG TỘI, KHÔNG NÊN SÁM HỐI
- TỘI ÐÃ SÁM HỐI, KHÔNG NÊN SÁM HỐI NỮA
- KHÔNG NÊN SÁM HỐI VỚI TỲ-KHƯU KHÔNG ÐỒNG ÐẲNG NHAU
- KHÔNG NÊN SÁM HỐI MỘT LƯỢT VỚI NHAU
- KHÔNG NÊN SÁM HỐI TRONG TÂM
- KHÔNG NÊN SÁM HỐI VỚI TỲ-KHƯU MÀ "TĂNG" ÐÃ PHẠT
CẤM PHÒNG (KHÔNG CHO Ở CHUNG), KHÔNG CHO LÀM "UPOSATHA
PAVÀRANÀ" CHUNG
Lại nữa, nhiều tội khác nhau,
không nên sám hối chung lại 1 tội, phạm 1 tội, sám hối nhiều
tội gọi là sám hối chơn chánh.
Phạm tội Bất cộng trụ rồi hườn
tục theo phép, gọi là sám hối Bất cộng trụ.
-ooOoo-