Thiền học
Hoài Hải Thiền Sư - Bá Trượng Quảng Lục
Thích Duy Lực
18/04/2555 12:01 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Hoài Hải Thiền Sư - Bá Trượng Quảng Lục
Mục lục

TỔ BÁCH TRƯỢNG

Sư họ Vương, húy Hoài Hải, người Trường Lạc, Phúc Châu. Sư xuất gia từ nhỏ, ba môn học (giới,định, tuệ) sư đều luyện đủ. Bấy giờ ngài Đại Tịch (Mã Tổ) xiểng hóa ở Giang Tây. Sư bèn dóc lòng nương tựa. Sư cùng với Tây Đường Trí Tạng, Nam Tuyền Phổ Nguyện được coi hàng là đệ tử nhập thất, là rường cột trong hàng đệ tử của Mã Tổ.

Bách Trượng là người đầu tiên, trước sự ưng thịnh của Thiền tông, đã khai sáng qui chế riêng cho các chùa Thiền, tách hẳn với chùa Luật, qua việc ngài soạn ra bộ Bác Trượng thanh qui. Do đó người ta còn gọi ngài là tổ trung hưng của Thiền tông vậy.

Một lần sư theo hầu Mã Tổ, có một bày le le bay qua, tổ hỏi:

- Chi đó?

Sư đáp:

- Le le

- Bay đi đâu?

- Bay mất rồi.

Tổ quay đầu, véo mũi sư một cái. Sư đau quá la lên, Tổ nói:

- Thế sao bảo bay mất rồi?

Sư tỉnh ngộ, liền về liêu thị giả khóc hu hu. Người đồng sự hỏi:

- Chú nhớ cha mẹ chăng?

Sư đáp

- không

- bị mắng sao?

- không

- không thế thì khóc chi vậy?

- mũi tôi bị hòa thượng véo, đau chịu không nổi.

- có điều chi không hợp chăng?

- chú cứ đi hỏi  hòa thượng đi.

Đồng sự đến hỏi  Mã Tổ:

- Chú Hải có điều chi không hợp mà khóc ở trong liêu, xin hòa thượng dạy cho nghe.

- Chuyện đó y biết, cứ đến mà hỏi  y.

Đồng sự về liêu nói:

- Hòa thượng nói chú biết chuyện, dạy tôi cứ hỏi  chú.

Sư bèn cười ha hả. Đồng sự nói:

- Mới khóc đó sao bây giờ lại cười?

Sư nói:

- Mới khóc đó sao bây giờ lại cười.

Đồng sự ngơ ngác chẳng hiểu gì.

Hôm sau Mã Tổ thăng đường, chúng vừa tụ tập, sư bèn bước ra cuốn chiếu. Tổ bèn hạ tòa.

Sư theo vào phương trượng, tổ nói:

- Hồi nãy ta chưa nói chi sao ông lại cuốn chiếu mất vậy?

- Hôm qua bị hòa thượng véo mũi đau.

- Hôm qua tâm trí ông để đâu?

- Hôm nay mũi không đau nữa.

- Ông biết chuyện hôm qua đó.

Sư bái lạy mà lui.

Một hôm sư đứng hầu Tổ. Tổ nhìn cây phất trần ở góc giường, sư nói:

- Tức cái dụng này mà rời cái dụng này.

Tổ nói:

- Sau này ông lấy chi mà dạy cho người ta?

Sư liền lấy phất trần đưa thẳng lên. Tổ hỏi:

- Tức cái dụng này hay rời cái dụng này?

Sư gác phất trần vào chỗ cũ. Tổ chấn uy quán một tiếng, sư ù tai ba ngày.

Từ đó oai danh của sư vang như sấm dạy. Tín đò thỉnh sư đến trụ trì núi Đại Hùng ở địa phận giữa Thiểm Tây và Tân Ngô. Vì ở đó địa thế núi non hiểm trở, có dòng thác cao trên 1000 thước nên gọi là Bách Trượng. Sư đến đây chưa đầy một tháng, Khách học đạo bốn phương tụ tập đông đảo. Qui Sơn, Hoàng Bá đứng đầu đồ chúng.

Hoàng Bá đến tham học với sư, một hôm cáo từ, thưa:

- Tôi muốn đến tham bái Mã Tổ.

Sư nói:

- Mã Tổ đã tịch

Hoàng Bá nói

- Không biết Mã Tổ có lời dạy chi?

Sư bèn thuật cho Hoàng Bá nghe chuyện cây phất trần giữa sư và ngài Mã Tổ, rồi nói:
- Phật pháp không phải chuyện nhỏ. Lão tăng hồi đó bị một tiếng quát của Mã Đại Sư, ù tai ba ngày.
Hoàng Bá nghe chuyện bất giác lè lưỡi. Sư nói:

- Thế ông sau này chẳng phải kế thừa Mã Tổ hay sao?

Hoàng Bá nói:

- Không, nhân hôm nay nghe hòa thượng thuất chuyện, thấy được cái dụng của đại cơ của ngài Mã Tổ, nhưng vẫn không biết Mã Tổ. Nếu kế thừa Mã Tổ thì về sau tôi mất hết con cháu.
Sư nói:

- Đúng thế! đúng thế! Chỗ thấy ngang bằng thầy thì giảm bớt nửa đức của thày. Chỗ thấy vượt hơn thày thì mới có thể truyền thừa được. Ông thực có chỗ thấy hơn thày vậy.

Về sau Qui Sơn hỏi  Ngưỡng Sơn:

- Trong câu chuyện tái tham Mã Tổ và dựng cây phất trần, ý chỉ hai vị ấy như thế nào?

Ngưỡng Sơn đáp:

- Đó là hiển lộ cái dụng của cái Đại cơ

Qui Sơn hỏi:

- Từ Mã Tổ mà ra có đến 84 vị thiện tri thức. Những ai được cái đại cơ, những ai được cái đại dụng?
Ngưỡng Sơn đáp:

- Bách Trượng được đại cơ, Hoàng Bá được đại dụng. Còn lại toàn là thày chùa cả.

Qui Sơn nói:

- Đúng thế, đúng thế.

Một hôm Mã Tổ hỏi  

- Đi đâu về đó?

Sư đáp:

- Sau núi

Tổ hỏi:

- có gặp ai không?

- sao không gặp?

- Nếu gặp tất trình hòa thượng.

Tổ nói:

- Thấy chuyện đó ở đâu vậy?

Sư nói

- Tôi có lỗi.

Tổ nói

- Đấy chính là lỗi của lão tăng.

Sư thượng đường nói:

Linh quang độc chiếu rạng ngời, vượt hẳn căn trần, lộ cái tâm chân thực, thường hằng của bản thể hiển bày, không câu chấp vào ngôn ngữ, văn tự.

Tâm tính không nhiễm, vốn tự viên mãn thành tựu.

Chỉ cần xa rời vọng duyên tức Phật Như Như.

Có ông tăng hỏi

- Sự lạ là sao?

Sư đáp:

- Ngồi một mình trên núi Đại Hùng

Ông tăng bái lạy, sư liền đánh.

Trước kia có một lần Tây Đường hỏi  sư:

- Sau này ông dạy học thế nào?

Sư co duỗi tay hai lần.

Tây Đường nói:

- Rồi sao nữa?

Sư lấy tay gõ đầu ba cái.

Mã Tổ sai người đem đến cho sư một phong thư và ba vò tương. Sư sai người bày ra trước pháp đường, rồi thượng đường. Tăng chúng vừa mới tụ tập, sư cầm gậy trỏ mấy vò tương mà nói:
- Nói được thì khỏi, nói không được thì ta đập vỡ.

Chúng không biết nói sao, sư đập vỡ rồi về phương trượng.

Hỏi:
- Y kinh giải nghĩa thì oan cho chư Phật ba đời, rời một chữ trong kinh, tức như tà thuyết. Vậy làm sao?

Sư nói:

- Cố chấp vào cái động, cái tĩnh thì oan cho chư Phật ba đời, còn nếu cầu tìm chỗ khác tức như tà thuyết.

Có ông tăng vào pháp đường khóc lóc, sư hỏi

- Sao vậy?

Ông tăng nói

- Cha mẹ tôi đều mất. Xin hòa thượng chọn ngày cho.

Sư nói:

- Ngày mai chôn luôn một lần.

Có lần sư thuyết pháp xong, mọi người đều rời khỏi pháp đường. Sư gọi:

- Đại chúng

Mọi người đều quay đầu lại, sư hỏi:

- Đó là gì?

Một hôm sư bảo tăng chúng khẩn ruộng, sư bảo Hoàng Bá:

- Thầy Vận (Hy Vận) khẩn ruộng không phải chuyện dễ.

Hoàng Bá đáp

- Đây là công việc của tăng chúng

Sư nói

- Phiền hà quá nhỉ.

Hoàng Bá nói

- Đâu dám chối từ khổ nhọc.

Sư hỏi:

- Khẩn được bao nhiêu ruộng?

Hoàng Bá làm bộ dạng cuốc đất.

Sư bèn quát.

Hoàng Bá bịt tai mà ra.

Sư hỏi  Hoàng Bá:

- Đi đâu về đó?

Hoàng Bá đáp:

- Hái nấm dưới núi.

Sư bảo:

- dưới núi có một con cọp, ông có thấy không?

Hoàng Bá nhại tiếng cọp gầm. Sư rút cái búa đeo ở bụng ra, làm bộ chém. Hoàng Bá chụp búa và tát sư một cái.

Tối đến sư tượng đường nói:

- Này các người, dưới núi có một con cọp,các người đi đứng phải coi chừng. Sáng nay chính ta bị một vố.

Sau này Qui Sơn hỏi  Ngưỡng Sơn:

- Câu chuyện con cọp của Hoàng Bá như thế nào?

Ngưỡng Sơn nói:

- Theo hòa thượng thì sao?

Qui Sơn nói:

- Bấy giờ Bách Trượng cứ chặt một cái cho chết. Sao lại phải để đến như vậy.

Ngưỡng Sơn nói:

- Chẳng phải vậy đâu.

- Theo ông thì sao?

- Chẳng những cưỡi đầu cọp, mà còn nắm đuôi cọp.

Qui Sơn nói:

- Thầy Tịch quả có nhiều câu thực hiểm.

Mỗi lần sư thượng đường, có một lão già đến nghe pháp, xong lại theo chúng mà lui ra. Một hôm lão không đi. Sư bèn hỏi

- Người nào đứng đó?

Lão già đáp:

- Vào thời Phật Ca Diếp, tôi đã từng ở núi này. Có học nhân hỏi  “Kẻ đại tu hành còn rơi vào nhân quả không?” Tôi đáp “Không rơi vào nhân quả” Bèn bị đọa làm thân chồn hoang. Nay xin hòa thượng cho tôi một lời chuyển ngữ.

Sư nói:

- Ông cứ hỏi.

Lão gìa bèn hỏi:

- Kẻ đại tu hành còn rơi vào nhân quả không?

Sư đáp:

- chẳng mờ nhân quả.

Lão già nghe xong, đại ngộ, cáo từ sư mà nói rằng:

- Tôi đã thoát thân chồn hoang, hiện ở sau núi, xin hòa thượng thiêu cho theo lệ tăng chết.
Sư sai duy na bạch chùy, báo chúng ăn xong sẽ làm lễ tống vong tăng.

Mọi người chẳng hiểu ra sao. Sư dẫn chúng đến hang sau núi, khều ra một xác chồn, đem hỏa thiêu theo nghi lễ.

Tối đến sư thượng đường, thuật chuyện lại. Hoàng Bá bèn hỏi:

- Người xưa đáp sai một lời chuyển ngữ, bị đọa làm thân chồn hoang. Nay nếu đáp mà lời nào cũng không sai thì sao?

Sư bảo:

- Lai gần đây ta nói cho nghe.

Hoàng Bá đến gần, tát sư một tát. Sư vỗ tay cười, nói:

- Tưởng râu tên Hồ thì đỏ, ai ngờ lại gặp tên Hồ đỏ râu.

Bấy giờ Quy Sơn làm điển tòa. Tư Mã đầu đà đem chuyện chồn hoang mà hỏi:

- Theo ngài thì sao?

Quy Sơn lay cánh cửa ba cái. Tư Mã nói:

- Thô lỗ quá.

Quy Sơn nói:

- Phật pháp chẳng phải nói như vậy.

Về sau Quy Sơn đem việc Hoàng Bá hỏi   chuyện chồn hoang mà hỏi   ý Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn nói:

- Hoàng Bá vẫn hay dùng cái cơ ấy.

Quy Sơn hói:

- Theo ý ông do trời sinh mà được như vậy hay do học người khác mà được như vậy?
Ngưỡng Sơn đáp:

- Cũng là thừa thọ của sư môn, mà cũng là của tự mình.

Quy Sơn nói:

- Đúng thế! Đúng thế!

Hoàng Bá hỏi   

- Cổ nhân đời trước lấy pháp gì truyền thọ cho người ta?

Sư yên lặng, chưa nói chi. Hoàng Bá nói:

- Con cháu đời sau lấy chi mà truyền thọ?

Sư nói:

- Thế mà ta cứ tưởng ông là đứa khá.

Có lần sư cùng Qui Sơn làm việc, sư hỏi 

- có lửa không?

Qui Sơn đáp:

- Có.

Sư hỏi

- Đâu?

Qui Sơn cầm một que củi, thổi đỏ, đưa qua cho sư. Sư cầm lấy bảo:

- Như mối ăn cây.

Nhân một buổi sư phổ thỉnh tăng chúng cuốc đất, có ông tăng nghe tiếng trống, vác cuốc lên, reo cười mà về. Sư nói:

- Khá thay! Đây là pháp “Quán Âm nhập lý”

Sau đó sư gọi ông tăng đến mà hỏi:

- Hôm nay ông thấy được lẽ gì?

Ông tăng đáp:

- Tôi sáng nay không ăn cháo, nghe tiếng trống, về ăn cơm.

Sư cười ha hả.

Tăng hỏi:

- Phật là gì?

Sư nói

- Ông là ai?

- Là tôi

- Ông biết “Tôi” không?

- Rõ lắm

Sư giơ cây phất trần hỏi:

- Ông thấy cây phất trần không

- Thấy

Sư làm thinh.

Sư sai một ông tăng đến gặp hòa thượng Chương Kỉnh và dặn

- Chờ ông ấy thượng đường thuyết pháp, ngươi hãy mở tọa cụ ra, lễ bái xong đứng dậy, lấy một chiếc hài, dùng tay phủi bụi rồi lật úp xuống.

Ông tăng đến gặp Chương Kỉnh, làm đúng như lời sư dặn..

Chương Kỉnh nói

- Lão tăng có lỗi.

Một hôm Qui Sơn, Vân Nham, Ngũ Phong đứng hầu sư, sư hỏi  Qui Sơn:

- Không được dùng cổ, họng, môi, miệng. Nói ra mau.

Qui Sơn nói:

- Tôi không nói được, thỉnh hòa thượng nói.

Sư nói:

- Ta không tiếc gì mà không nói với ông, chỉ sợ về sau ta mất hết con cháu.

Sư quay sang hỏi  Ngũ Phong, Ngũ Phong nói:

- Hòa thượng cũng phải không được dùng những thứ ấy mà nói ra.

Sư nói:

- Nơi nào không có người ta sẽ dập đầu lạy ông.

Sư lại hỏi  Vân Nham, Vân Nham nói:

- Tôi có chỗ nói, xin hòa thượng hỏi  đi.

Sư nói:

- Không được dùng cổ, họng, môi, miệng. Nói mau.

Vân Nham nói:

- Hòa thượng nay có hay chưa?

Sư nói:

- Mất con cháu.

Sư thượng đường bảo chúng

- Ta cần một người đến nhắn với hòa thượng Tây Đường, ai đi được đây?

Ngũ Phong nói

- Tôi đi được

Sư hỏi:

- Ông nhắn như thế nào?

Ngũ Phong đáp:

- Chờ gặp Tây Đường sẽ nói:

Sư lại hỏi:

- Gặp rồi nói cái gì?

Ngũ Phong nói:

- Để khi về rồi tôi sẽ trình cùng hòa thượng

Có ông tăng hỏi  hòa thượng Tây Đường

- Chỗ có hỏi  đáp thì hãy để dó, chỗ không hỏi  đáp thì sao?

Tây Đường nói

- Nói ra sợ mục nát mất.

Có người thuật chuyện ấy với sư. Sư nói:

- Lâu nay ta vẫn nghi vị lão huynh này.

Người ấy bèn hỏi:

- Xin hòa thượng nói

- Tướng hợp nhất không thể nắm bắt được.

Sư dạy chúng:

- Có một người không bao giờ ăn mà không kêu đói. Có một người ăn cả ngày mà không kêu no.
Chẳng ai biết đáp sao.

Vân Nham hỏi:

- Hàng ngày hòa thượng vất vả vì ai?

Sư đáp:

- Có một người yêu cầu.

Vân Nham hỏi:

- Sao không bảo y đích thân làm lấy?

Sư đáp:

- Y không có đồ nghề.

Thưở nhỏ sư theo mẹ vào chùa lạy Phật, chỉ tượng Phật mà hỏi  mẹ:

- Cái gì đây?

Bà mẹ đáp:

- Phật.

Sư nói:

- Hình dáng giống người, chẳng khác chi con. Sau này con cũng sẽ làm Phật.

Phàm những công việc lao lực, sư luôn luôn làm trước chúng. Mọi người không nỡ để như thế. Từ sáng sớm đã thu dấu dụng cụ, cuốc xẻng, và xin sư nghỉ ngơi. Sư nói:

- Ta chẳng phước đức gì, há để người khác gánh vác nhọc nhằn cho ta sao.

Sư tìm dụng cụ khắp nơi, bữa ấy không ăn. Mọi người lại phải trả sư dụng cụ Hôm sau sư đi làm như mọi người, rồi đến bữa vui vẻ ngồi vào bàn ăn.

Sư thượng đường nói:

- Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.

(Một ngày không làm, một ngày không ăn).