19/07/2554 05:18 (GMT+7)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có
thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não
đầy những giá trị giả. Có lẽ vì thế một vị thiền sư đã viết “mướt mướt
hoa vàng phơi bày bát-nhã, xanh xanh cành trúc hiển lộ chân như”. Trong
lặng lẽ, hoa nở rồi tàn, không nói với ai điều gì. Vậy mà trong cõi lặng
yên kia lại như thì thầm cùng ta, nên người tìm thấy ở hoa rất nhiều
ngôn ngữ. Có người từ phố nhớ quê quay quắt trở về chỉ để ngắm sen trong
hồ, cúc trong vườn nhà mùa thu, nghe lòng thanh thản bình yên trở lại
rồi tiếp tục ra đi. Ngay đến hoa dâm bụt nở dọc theo bờ giậu, hoa mướp
vàng bò trên giàn nhà hàng xóm, cũng có tác dụng thanh lọc tâm hồn! |
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Một trăm lẻ một câu chuyện trong sách này là một trăm lẻ một câu
chuyện hết sức bình thường. Phần lớn được chuyển dịch sang Anh ngữ từ
tập sách tiếng Nhật có tựa là Shaseki-shu (được dịch sang Anh ngữ là Collection of stone and sand)
có nghĩa là “góp nhặt cát đá”. Đúng như tên gọi đó, trong tuyển tập
này bạn sẽ không tìm thấy những ngọc ngà châu báu rực rỡ muôn màu, mà
chỉ có những đá sỏi, đất cát hết sức bình thường, luôn có thể tìm thấy ở
bất cứ nơi đâu trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi được soi rọi dưới ánh
sáng tỉnh thức của thiền, mỗi một hòn sỏi, hạt cát nơi đây đều sẽ toát
lên những ý nghĩa phi thường. Khi hiểu được điều này, người đọc sẽ nhận
ra bằng tâm thức rộng mở của chính mình rằng phép mầu vi diệu nhất
chính là việc bước đi vững vàng trên mặt đất. |
15/07/2554 01:04 (GMT+7)
Sách xưa có câu: Văn chương là phương tiện để ghi chép đạo lý, cũng có
nghĩa là cỗ xe chở đạo. Lại có câu: Nói mà không có văn chương thì lưu
hành chẳng được xa. Vậy bất cứ tôn giáo nào cũng đều cần dùng văn chương
để gửi gắm, phát triển, và truyền bá đạo lý, làm cho đạo lý có thể lưu
lại ngàn đời, truyền xa ra ngoài muôn dặm. Ví như có một thắng cảnh kia,
chân ta chưa từng bước tới, mắt ta chưa được xem qua, có thể nhờ văn
chương của các tao nhân mặc khách miêu tả mà cảnh trí thanh lịch rực rỡ
đều như hiện ra trước mắt, chẳng khác gì ta đã từng đi đến tận nơi vậy. |
13/07/2554 22:57 (GMT+7)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường
khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn
nhất trong cuộc đời khi may mắn tìm được giữa đêm đen một ngọn đuốc soi
đường. Con rùa mù gặp được bộng cây đã khó, nhưng người sinh ra gặp được
Phật pháp còn khó hơn. Muôn nghìn lần tri ân Phật, tri ân thầy tổ, tri
ân bạn bè đồng đạo, tri ân cả cuộc đời thăng trầm của tôi, đã dắt dìu
tôi đi qua những chặng đường dài. |
11/07/2554 10:30 (GMT+7)
Những năm gần đây, có một dấu hiệu rất đáng mừng là các tác
phẩm Phật học đã xuất hiện ngày càng nhiều và hết sức phong phú, từ
những trước tác của các vị đại sư cho đến các bản dịch giáo pháp từ Anh
ngữ, Hán ngữ; từ những bài giảng dành cho người sơ cơ đến những tác phẩm
nghiên cứu Phật học chuyên sâu; từ các sách giảng luận về Tịnh độ,
Thiền tông cho đến Mật tông đều có đủ và thường xuyên gia tăng số lượng.
Vì thế, người Phật tử đã không còn phải khó khăn trong việc tìm kiếm và
chọn lựa món ăn tinh thần thích hợp với mình. |
15/04/2554 23:20 (GMT+7)
Cuộc
sống xô bồ và dồn dập trong các xã hội phương Tây không cho phép một số
người có thì giờ đọc toàn bộ những quyển sách liên quan đến các vấn đề
khúc mắc của tâm linh. Vì thế nhiều tác giả chọn lọc các lời thuyết
giảng, các câu phát biểu ngắn gọn hoặc các đoản văn ý nghĩa nhất để gom
lại thành sách giúp người đọc dễ theo dõi và tìm hiểu, vì họ muốn đọc
hay muốn dừng lại ở đoạn nào cũng được. |
12/03/2554 06:59 (GMT+7)
Ðôi khi vì mục đích giáo hóa, đức Thế tôn cũng sử dụng thần thông, như trường hợp cải hóa Nanda, người em cùng cha khác mẹ với ngàì. Lúc còn tại gia, Nanda có người vợ mới cưới rất xinh đẹp thuộc dòng Sakya. Một hôm Phật về thăm và khi ngài từ giã, do mãnh lực từ tâm nơi ngài, Nanda đã đỡ lấy cái bát của ngài và định theo tiễn chân một đoạn. Nào ngờ, họ tới cổng tinh xá lúc nào không hay. |
07/03/2554 23:50 (GMT+7)
Sinh là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học. Anh ở trọ trong một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí. Quan huyện sở tại cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ đạo. Quan có một cô con gái tuổi độ trăng tròn, nhan sắc mỹ miều diễm lệ. Một hôm nhân ngày lễ Vu lan, cô gái theo cha đến chùa. Vừa trông thấy người ngọc, Sinh ôm lòng thầm yêu trộm nhớ. |
01/12/2553 23:35 (GMT+7)
Vào đời nhà Minh có vị Vương cư sĩ, cả đời ưa làm phước, giúp người, đối với những kẻ nghèo cùng cô độc, ông lại càng hết long cứu giúp. Cư sĩ là người rất tin tưởng Phật pháp, nhưng vì không giữ giới ăn chay, nên ở nhà không có chỗ để tụng kinh. |
31/10/2553 03:29 (GMT+7)
Tập truyện cổ này do Pháp sư Tịnh Không sưu tập bằng Hoa văn. Sau một thời gian đọc và thấy nội dung mang những đức tính cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn cao cả và đầy nhân tính qua các nhân vật và sự kiện trong toàn bộ 100 mẩu chuyện |
20/10/2553 15:07 (GMT+7)
Chú bước ra sân. Lá hãy còn rụng đầy mà chưa ai quét. Chú nhớ có lần thầy dạy chú rằng hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình. Quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm: không để cho bất cứ một ngọn lá hay một cọng rác nhỏ nào sót lại thì mới tạo ra được một khu vườn sạch đẹp. |
18/10/2553 05:01 (GMT+7)
Sự hiểu biết về định luật Luân Hồi sẽ đem đến cho chúng ta một nguồn khích lệ và can đảm. Nó cũng đem đến cho ta một viễn ảnh mới mẻ, tốt đẹp và huy hoàng về Vũ Trụ Nhân Sinh; một sự hiểu biết sâu xa, tế nhị và thâm trầm về cuộc đời, để giúp chúng ra có thể chịu đựng một cách vui vẻ, bình tĩnh và hồn nhiên, tất cả mọi sự thử thách đắng cay và đau khổ của định mệnh. |
21/02/2553 01:55 (GMT+7)
Cuộc đời của Tất Đạt cũng là cuộc đời của mọi người chúng ta. Ba lần tỉnh ngộ của Tất Đạt tương đương với ba lần vấp ngã của chàng. Ngộ đi liền với mê, phiền não đâu thì giác ngộ đó (phiền não tức bồ đề). |
20/02/2553 04:49 (GMT+7)
Hôm ấy trong chùa Sùng Ân các sư đang rộn rịp chuẩn bị để đón tiếp một đại thí chủ, đó là Vương tiểu thư, con quan Tể Tướng của đương triều sắp đến lễ Phật. Khắp nơi trong chùa đều được quét dọn sạch sẽ, duy có trên chính điện thì trái lại vị hương đăng trẻ tuổi Ngọc Lâm, có tiếng là chăm chỉ, hôm ấy lại để cho bề bộn, không chịu dọn dẹp. |
20/02/2553 04:45 (GMT+7)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác giả Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẩn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia: Họ tự hào vì con đường cao quí con mình đã chọn, đồng thời đau khổ vì sự chia ly, vì quyết định quá sớm, quá đột ngột của con mình. |
20/02/2553 04:45 (GMT+7)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh là Tâm Hiền rằng chỉ còn một tiếng đại hồng chung cuối cùng nữa là chuông nhập, và buổi công phu sáng bắt đầụ Đợi cho tiếng chuông thứ 107 ngân hết, chú mới thỉnh đến tiếng chuông thứ 108. |
20/02/2553 00:05 (GMT+7)
Tu Bụi Là Tu Giữa Bụi Trần Tu giữa đời thường, sen trong lửa, “Tu bụi” là tu giữa bụi trần. |
|