36. Tái Sinh Thọ Phước (^)
Ngày xưa tại tô Châu, Giang Tô có một người tên Vương Đại Lâm. Suốt đời ông thường yêu thương các sinh vật và thường mua chúng phóng sinh ròng rã mười năm trời, ngày nào cũng thế.
Khi nào ông thấy mấy đứa trẻ trong làng bắt các loại cá chim thì liền xuất tiền ra mua chúng phóng sinh, đồng thời khuyên các em: "Này các em thiếu niên, trăm nghìn lần không nên giết hại. Các em có thấy một con chim nhỏ ở trong rừng không? Nó đang vui thú biết bao, nhưng sau khi bị bắt, thì cha mẹ nó sẽ xót xa, đau đớn muôn phần. Con cá trong nước cũng vậy. Nó đang sảng khoái, bơi qua bơi lại, trông có vẻ rất khả ái; vì sao lại bắt nó, khiến cho nó phải chịu những nỗi oan khổ? Vì thế, các em không nên giết hại chúng".
Sau đó, các em nhỏ về nhà thuật lại những lý lẽ ấy với cha mẹ chúng, khiến cha mẹ chúng cũng rất cảm động.
Năm ấy, Vương Đại Lâm đột nhiên lâm bệnh rồi chết. Trong lúc chết , ông mơ màng nghe tiếng nói của thần linh, nửa tin nữa ngờ, thần bảo: "Này Vương Đại Lâm, vì bình nhật ông ăn chay, phóng sinh nên ta cho hưởng thọ thêm ba mươi năm nữa".
Đến chừng tỉnh lại, hóa ra đó là một giấc mộng mà bệnh ông cũng dần dần bình phục.
Về sau, Vương Đại Lâm sống đến chin mươi bảy tuổi, năm đời cùng sống chung một nhà, con cháu đều thành danh, rạng rỡ. Được như vậy là hoàn toàn nhờ hưởng phước báo của sự phóng sinh.