Phần lớn thiền định và cầu nguyện đưa ra trong phần này
đều là nghi lễ tantric, đó là mật truyền. Điều này có nghĩa bạn cần được nhập
môn và rèn luyện trong chúng trước khi có thể thực hành chúng. Những người chưa
rèn luyện nên gắn bó với rèn luyện “Bốn Nguyên Nhân Thọ Tái Sanh Trong Cõi Tịnh
Độ Cực Lạc” đã cho trong phụ lục A.
GIỚI THIỆU TÁM NGHI LỄ
Tôi đã soạn thảo ở đây một số cầu nguyện và thiền định
quan trọng nhất. Có bảy phần.
Thứ nhất, thực hiện thực hành chuẩn bị thọ quy y nơi Tam
Bảo, sau đó phát triển quan điểm giác ngộ phục vụ tất cả chúng sanh nhất là
người chết hoặc sắp chết.
Thứ hai, hãy quán tưởng chính bạn là Đức Avalokiteshvara,
vị Phật của Lòng Bi (được biết là Đức Cherezig ở Tây Tạng), và thiền định về
Ngài. Việc thấy chính bạn như một vị Phật sẽ làm nghi lễ hiệu quả hơn việc thực
hiện nghi lễ này trong một trạng thái tâm bình thường.
AVALOKITESHVARA ĐỨC PHẬT CỦA LÒNG BI
Thứ ba, với năng lực thiền định, câu triệu hoặc mời tâm
thức người chết (nếu họ đã chết) vào thân hoặc hình nộm và ban giáo lý. Sau khi
chết, ý thức của người chết lang thang nhanh chóng như gió, tự nó ít khả năng
neo bám, vì người chết chỉ có thân tâm thức. Do vậy, bạn phải kéo ý thức người
chết vào hình nộm và giữ nó ở đó qua năng lực thiền định của bạn và qua năng
lực của chư Phật. Sau đó, bạn có thể giảng dạy người chết và có thể giải thoát họ.
Thứ tư, phục vụ cúng dường sur đã ban phước như thực phẩm
cho người chết. Đây là một biểu lộ của Tây Tạng, “Không ai không thèm muốn thực
phẩm.” Tâm người chết có thể tiếp tục cố gắng để được thực phẩm. Họ chỉ có thể
hưởng được thực phẩm nào hồi hướng cho họ, và mùi của thực phẩm thì dễ hưởng
thụ và thỏa mãn họ. Nếu không có vật liệu làm cúng dường sur, bạn có thể bỏ qua
phần này. Hoặc, nếu không có điều kiện thuận lợi để đốt hay thiêu thực phẩm
cúng dường, bạn có thể lo liệu một số thực phẩm ăn được và đồ uống để cúng, và
sau nghi lễ đem bỏ nó trong rừng hoặc bất kỳ nơi nào sạch sẽ và thích hợp.
Thứ năm, cho hướng dẫn. Bạn có thể nói lớn hướng dẫn cho
người chết hoặc sắp chết với một tâm bi mẫn, giọng nói dịu dàng và truyền cảm,
và sức mạnh của tự tin. Tuy nhiên, nếu vì bất kỳ lý do nào bạn cảm thấy không
thích hợp, thì có thể bỏ qua.
Thứ sáu, cầu nguyện và thiền định về phowa. Với cầu nguyện
sùng kính và thiền định mạnh mẽ, chuyển di tâm thức của người chết vào tâm của
Đức Phật Vô Lượng Quang. Thiền định này tạo cho người chết được tái sanh vào
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc (hoặc thậm chí đạt giác ngộ). Đây là phần trọng tâm của
nghi lễ chết.
Thứ bảy, nếu bạn thực hiện phowa như một thiền định để rèn
luyện chính bạn hơn là giúp đỡ người sắp chết, sau đó bạn có thể thiền định về
Đức Phật Vô Lượng Quang và niệm mantra trường thọ của Ngài. Tuy nhiên, rèn
luyện sau này cũng có thể bỏ qua.
Thứ tám, cuối cùng hồi hướng mọi công đức của bạn cho tất
cả bà mẹ-chúng sanh và nhất là cho người chết, như nguyên nhân được tái sanh
vào cõi tịnh độ của Đức Phật Vô Lượng Quang, theo sau bằng cầu nguyện khao khát
mạnh mẽ cho sự an bình, hạnh phúc, và tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc của họ.
Hình Nộm của người Chết.
Trong nghi lễ chết, ý thức của người chết được triệu hồi
vào hình nộm và yêu cầu ở tại đó để nhận giáo lý. Chỗ đứng của hình ảnh thu hút
thân người chết, chú thích tên người chết cho ngữ của họ; một gương trong sáng
cho tâm; y phục sạch cho quần áo; cái lọng cho nơi cư trú; đệm màu trắng cho
chỗ ngồi; và gậy tre cho người chết cầm. Chú thích tên sau đây (khoảng trống
được thay bằng tên người chết) sẽ xuất hiện dưới khoảng trống của hình; Cầu
mong tâm thức đã chết của ______ được đăt ở đây. NRI DZA HUM BAM HO TISTANTU!
SỰ THỰC HIỆN TÁM NGHI LỄ
Nếu rèn luyện chính của bạn là phowa, đó là phần chủ yếu
của tám nghi lễ, cho chính bạn hoặc cho người còn sống, thì bạn nên bắt đầu với
thực hành chuẩn bị. Sau đó đi thẳng đến thực hành phowa và kết thúc với hồi
hướng và nguyện khao khát. Bạn có thể rèn luyện về điều này trong vài tuần, vài
tháng, hoặc kết hợp chặt chẽ với thực hành hàng ngày của bạn.
Với bất cứ thiền định nào, đặc biệt là phowa, có được một
số kinh nghiệm thiền định trước khi thực hiện cho chính bạn hoặc người chết hay
sắp chết là điều rất quan trọng. Nếu người sắp chết cũng đã rèn luyện phowa
trước đó thì rất lợi ích.
Nếu thực hiện cho một người đã chết, bạn phải làm tất cả
bảy phần.
Trước tiên phải làm thực hành chuẩn bị. Kế tiếp chú tâm
quán tưởng và cầu nguyện Đức Phật Lòng Bi. Sau đó kết thúc với hồi hướng và
nguyện mong ước. Bạn có thể làm điều này một cách độc lập như thực hành hàng
ngày của bạn.
Tôi đã phiên dịch các nghi lễ sau như thể dùng nó để thực
hiện cho một người chết, trừ khi bản văn nói khác đi. Nhưng, bất cứ cách nào,
vì chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn Tây Tạng thường linh động, bạn có thể sử
dụng đại danh từ chúng ta, chúng tôi, cô, ông, v.v.. khi thích hợp.
THỰC HÀNH CHUẨN BỊ
Thọ Quy Y
Với lòng sùng kính mạnh mẽ, thọ quy y nơi Đức Phật Vô
Lượng Quang, trong Giáo Pháp; giáo lý; con đường của rèn luyện và thành tựu tâm
linh, và trong Tăng Đoàn; cộng đồng tinh thần của chư bồ tát và người sùng mộ.
Lập lại ba lần:
Sang-gye ch’o-tang tshog-kyi ch’og-nam-la
Đến Phật, Pháp, và Tăng Đoàn tôn quý
Chang-ch’ub par-tu dag-ni kyab-su-ch’i
Con thọ quy y cho đến khi đạt giác ngộ
Dag-kee jin-sog gyee-pe sod-nam-kyee
Nhờ công đức của bố thí và các thứ khác [đạo đức]
Dro-la phen-ch’ir sang-gye drub-par-shog
Cầu mong con đạt được Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
Phát Triển Thái Độ
Giác Ngộ (Bồ Đề Tâm)
Phát sinh lòng bi mạnh mẽ cho tất cả, hãy suy nghĩ rằng
bạn cầu nguyện và thiền định vì lợi ích của tất cả bà mẹ-chúng sanh, để họ có
thể nhận tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Nhất là phát triển lòng bi mạnh mẽ
cho người chết. Không có lòng bi mạnh mẽ, sự thiền định như phowa sẽ không dễ
dàng thành công.
Lập lại ba lần:
Sem-chen tham-ch’ed de-wa tang de-we gyu-tang den-par kyur-chig
Cầu mong tất cả chúng sanh có được hạnh phúc và nguyên nhân gây hạnh
phúc.
Dug-ngal tang dug-ngal kyi gyu-tang tral-war kyur-chig
Cầu mong họ thoát khỏi đau khổ và nguyên nhân gây đau khổ.
Dug-ngal med-pe de-wa tam-pa tang mi-dral-war kyur-chig
Cầu mong họ không bao giờ tách khỏi hạnh phúc tối thượng, được thoát
khỏi đau khổ.
Nye-ring ch’ag-dang nyee-tang tral-we tang-nyom tshed-med-pa la ne-par
kyur-chig
Cầu mong họ an trụ trong thanh thản vô biên, thoát khỏi bám luyến
người thân và thù hận kẻ địch.
QUÁN TƯỞNG VÀ THIỀN ĐỊNH VỀ CHÍNH
MÌNH NHƯ ĐỨC PHẬT CỦA LÒNG BI
Hri! Rang-nyid ked-chig tren-pei
ting-dzin-kyee
Hri! Qua thiền định nhớ tưởng lập
tức, khiến hoàn thiện chính con [như Phật Avalokiteshvara],
Tong-pe ngang-le pe-ma da-we-den
Từ trạng thái của rỗng không xuất
hiện một ngai hoa sen và mặt trăng.
Ped-kar hree-tshen yong-su
kyur-pa-le
Trên đó thấy một hoa sen trắng được
trang hoàng với chữ HRI, rồi chuyển hóa
Thug-jee nga-dag phag-ch’og
chen-re-zig
Thành Đức Thế Tôn của Lòng Bi. Đức
Avalokiteshvara tôn quý
Zhal-chig ch’ag-zhi ku-dog
kar-la-tsher
Thân Ngài sáng trắng rực rỡ, có một
mặt bốn tay
Tang-poo chag-nyee thug-kar
thal-mo-jar
Hai tay thứ nhất của Ngài chắp ngay
ngực
Ch’ag-ye og-ma rin-ch’en
shel-threng-nam
Tay phải thứ hai cầm một chuỗi pha lê
quý báu
Chag-yon ped-kar dab-trug
yu-wa-dzin
Tay trái thứ hai cầm một cọng hoa sen
trắng
Zhal-dzum chen-tang shang-kyi
yib-tho-zhing
Mặt Ngài mỉm cười, mắt Ngài trong
sáng, và mũi Ngài cao và tôn quý
Wu-tra chang-lo thon-thing
kyen-du-khyil
Mái tóc xanh dương đậm của Ngài
cuộn lên thành búi [tại đỉnh đầu].
Chi-tsug rig-dag nang-wa
tha-ye-shug
Tại đỉnh đầu Ngài là Đức Phật Vô
Lượng Quang, vị Vua của dòng truyền
Rang-nyid te-tar sal-we thug-ka-ru
Tự quán tưởng nơi ngực con
Ped-ma kar-po dab-trug gye-pe-woo
Hình ảnh một hoa sen trắng nở ra
với sáu cánh. Tại trung tâm hoa
Yi-ke hree-tshen dru-trug
dab-teng-tu
Quán tưởng một chữ HRI và trên sáu
cánh là Sáu Chữ [OM MANI PADME HUNG HRI].
Te-tar sal-we ku-le od-throo-pe
Những tia sáng chiếu ra từ thân
Ngài [chạm vào con]
Nang-wa tham-ched nang-tong
lha-yi-ku
Mọi thân tướng [của vũ trụ] trở
thành thân thiêng liêng, sự hợp nhất của tánh Không và hình tướng:
Phag-pe gyal-po thug-je ch’en-por-sal
[thân của] Đấng Đại Bi, vua của các
bậc tôn quý.
Ngag-le od-throo jung-we
dra-la-tsog
[được tràn đầy bởi] những tia sáng
chiếu ra từ mantra, âm thanh của những nguyên tố và
Trag-pa tham-ched trag-tong
ngag-kyi-dra
Mọi âm thanh trở thành âm thanh của
mantra, sự hợp nhất của tánh Không và âm thanh.
Tren-tog kye-gag ne-sum
tha-tral-ngang
Sự nhớ tưởng và tư duy của con trụ
trong trạng thái tự nhiên, thoát khỏi sinh, trụ, và diệt,
Ma-sam jod-tral gong-pe
ngang-la-zhag
Cái thấy siêu vượt mọi khái niệm,
biểu lộ, và thứ bậc
Te-tar sal-we rig-ngag dru-trug-po
Thiền định trong cách này, Lục Tự,
Mantra mật truyền
Tra-zur ma-nyam yi-ke trug-ma-da
Con tụng niệm mà không làm giảm sự
trong sáng bất cứ phần nào của nó.
Mantra Của Đức Phật Lòng Bi
Lập lại mantra hàng trăm, hàng ngàn
lần hoặc nhiều hơn.
OM MANI PADME HUNG (HRI)
HUNG (phát âm là hoong) là phát âm
của Tây Tạng về chữ HUM của tiếng Phạn. Trong một số truyền thống, chữ HRI được
bỏ bớt.
Ý nghĩa tổng quát của mantra:
Thân, khẩu, và ý của chư Phật với
lòng bi (châu báu) và trí tuệ (hoa sen), xin ban ân phước của Ngài lên chúng
con.
Hoặc: Ô Đức Phật, bậc trì thủ châu
ngọc và hoa sen, xin để ý chúng con.
Hoặc: Ô Đức Phật của trí tuệ và
lòng bi, xin để ý đến chúng con.
Ý nghĩa từng chữ của mantra:
OM (A, O, M): Thân, khẩu, và ý của
chư Phật và ba cửa của chính con. (Hoặc: Ô!)
MANI (ngọc): Phương tiện thiện xảo,
lòng bi, đáp ứng mọi mong ước,
PADME (hoa sen): Trí tuệ, thanh
tịnh không nhiễm ô.
HUM/HUNG (hợp nhất): Sự hợp nhất
của phương tiện thiện xảo và trí tuệ; hoặc khẩn cầu Đức Phật ban phước.
HRI (chủng tự tâm): Hạt giống tâm
của Avalokiteshvara (để đạt tới hoặc cầu thỉnh hay hợp nhất với tâm bi mẫn của
Đức Avalokiteshvara. Nhiều truyền thống không sử dụng HRI.)
Cúng Dường Đến Đức Phật Của Lòng Bi
Niệm mantra sau:
TIẾNG PHẠN
Om
arya-avalokiteshvara-mandala-saparivara vajra-argham pad-yam pushpe dhupe aloke
gandhe naivedye shabda praticcha svaha.
DỊCH NGHĨA
Ô Đức Avalokiteshvara Tôn Quý,
mandala và quyến thuộc của Ngài, xin thu nhận nước uống bất hoại, nước rửa
chân, hoa, trầm hương, đèn, dầu thơm, thực phẩm, và âm nhạc, như thế.
Dâng Cúng Tán Thán Đến Đức Phật
Lòng Bi
Hri! Chom-den thug-je chen-po ni
Hrih! Đấng Ban phước và Lòng Bi
Kyon-kyee ma-koo ku-dog-kar
Trong sạch vì Ngài không bị hoen ố
bởi bất cứ lỗi lầm nào.
Dzog-sang gye-kyee wu-la-gyen
Trên đầu Ngài trang hoàng vị Phật
toàn giác [Vô Lượng Quang].
Thug-jee chen-kyee dro-la zig
Đôi mắt bi mẫn của Ngài đang quán
sát chúng sanh.
Chen-re zig-la chag-tshal-tod
Đức Phật Lòng Bi, con dâng cúng tán
thán đến Ngài.
OM MA-NI PAD-ME HUNG HRI
Cầu Nguyện Mong Ước
Ge-wa di-yee nyur-du-dag
Bởi công đức của thiền định này
Chen-ri zig-wang drub-kyur-ne
Cầu mong con nhận biết Đức Phật của
Lòng Bi.
Dro-wa chig-kyang ma-loo-pa
Không để sót lại một bà mẹ-chúng
sanh nào.
De-yi sa-la khod-par-shog
Cầu mong có thể dẫn dắt tất cả vào
Phật quả của Ngài.
CÂU TRIỆU Ý THỨC CỦA NGƯỜI CHẾT VÀ
BAN GIÁO LÝ
Thiền định về cơ ngơi và hình thái
của người chết, niệm mantra và cầu nguyện sau:
Om svabhava-shuddhah sarva-dharma
svabhava-shuddho-ham
Om! Mọi hiện tượng đều thanh tịnh
trong bản tánh; tôi cũng thanh tịnh trong bản tánh
Tong-pa nyid-tu kyur
Tất cả trở thành rỗng không.
Tong-pe ngang-le ped-ma tang da-we
den kyi teng tu
Từ lãnh vực rỗng không đó, xuất
hiện một ngai hoa-sen-và-mặt-trăng.
Nri yong-su kyur-pa le
Trên nó xuất hiện một chữ NRI.
Tshe-de kyi phung-po kham-tang
kye-ch’ed tham-ched yong-su dzog-pa
Sau đó NRI trở thành thân xác người
chết. Thân họ đầy đủ mọi giác quan và cảm giác
Son-too kyi ne-kab chi-ta-wa kyur
Như khi họ còn sống [và mạnh khỏe]
Lập lại bài sau ba lần, câu triệu ý
thức người chết nhập vào thân (hay hình nộm) qua năng lực thiền định của bạn:
Hri! Dag-nyid thug-je ch’en-poo
kur-sal-we
Hri! Tự con quán tưởng trong thân
tướng của Đức Phật Đại Bi.
Thug-ke hri-le od-zer rab-throo-pe
Từ chữ Hri tại ngực con, những tia
sáng được chiếu ra.
Tshe-de nam-shey jig-ten
dun-poo-yul
Chúng đem ý thức của người chết, dù
họ ở bất cứ hệ thống [4] *thế giới nào
Kang-na ne-kyang kun-te zug-la-tim
Nhập vào thân họ [hay hình nộm]
Đem tâm thức của người chết nhập
vào thân như thế qua năng lực của Đức Phật Lòng Bi:
Na-mo! Ch’og-sum tsa-sum kun-doo
thug-jee-lha
Kính lễ! Nhờ năng lực chân lý của
Bổn Tôn lòng bi, bậc hiện thân cho Tam Bảo và ba gốc:
Dug-ngal rang-trol chen-re-zig
wang-ki
Đức Avalokiteshvara, Bậc Giải Thoát
Tự Nhiên khỏi Đau Khổ
Den-pe tob-kyee tshe-de nam-shey-te
Cầu mong tâm thức của người chết
Nyur-wa nyid-tu tsham-chang
di-la-khug
Được nhanh chóng đem vào hình nộm
này.€[5]
Om ma-ni pad-me hung hri. Tshe-de-kyi
nam-par shey-pa ang-gu-sha dza.
OM MANI PADME HUNG HRI. Cầu mong tâm
thức người chết được đem đến đây.
Sau đó, suy nghĩ người chết đang
ngồi trước bạn, hãy bình thản và kính trọng ban giáo lý sau:
Hri! Di-nang le-thal tshe-de khyod-nyon-chig
Hri! Hỡi người chết, bạn đã đi khỏi
cuộc sống này, hãy lắng nghe tôi.
Rig-trug kar-kye dug-ngal
dzin-three-ne
Trong sáu cõi, bất kỳ bạn tái sanh
nơi đâu đều đầy đau khổ [như sống giữa cá sấu]
Te-le don-ch’ir zug-ming
yid-ch’ag-dze
Để giải thoát khỏi chúng, tại hình
nộm này và tên bạn được ghi vào, là những vật chất thu hút
tâm bạn và Go-sum ten-dze di-la
ten-par-zhug
Nơi để thiết lập ba cửa, hãy ngồi
vững vàng.
Nri dza hung bam ho tee-thran-tu.
Cầu mong tâm bạn được đem vào và ổn
định trong thân!
Hãy nghĩ người chết ngồi vững vàng
và bình thản trên ghế và đi theo giáo lý.
CÚNG DƯỜNG SUR CHO NGƯỜI CHẾT
Cúng dường này có thể bỏ nếu không
thực tế
Niệm mantra sau đây, cầu thỉnh
quyền năng của Đức Phật Tịnh Hóa, và rỗng không tất cả vào rộng mở tối thượng:
Om vajra-krodha-hayagriva hum phat
Om! Phẫn nộ tôn Hayagriva bất hoại
Hum Phat.
Om svabhava-shuddhah sarva-dharma
svabhava-shuddho-ham
OM! Mọi hiện tượng đều thanh tịnh
trong bản tánh; tôi cũng thanh tịnh trong bản tánh.
Tong-pa nyid-tu kyur
Tất cả trở thành rỗng không.
Trước tiên, hãy quán tưởng vật liệu
sur là thanh tịnh, những đối tượng như ý vô tận:
Tong-pe ngang-le, rin-po-ch’ee
nod-kyi-nang-tu dod-yon kyi ngoo-po zug-zang-wa dra-nyen-pa tri-zhim-pa
ro-nga-wa reg-cha-jam-pa tong-sum rab-jam nam-khey tha-tang-nyam-pa ch’en-po
chig-tu kyur.
Từ trạng thái rỗng không đó, [xuất
hiện] một [bao la] bình vật liệu quý đầy các vật chất đáng khao khát của các
sắc tướng tối thảo, âm thanh êm dịu, [thực phẩm] mùi vị ngon, và [vải vóc] mềm
mại khi xúc chạm, đó là sự vô tận như không gian rộng mở của ba bậc hệ thống
thế giới.
Sau đó, niệm ba chủng tự linh
thiêng và mantra, ban phước vật liệu sur để trở thành những đối tượng như ý,
thanh tịnh vô tận:
OM AH HUM.
OM AH HUM.
OM AH HUM HO.
Om a-karo mukham sarva-dharmanam
adyanutpannatvat om ah hum phat svaha
OM! Chữ AH là cửa, vì sự bất hiện
nguyên sơ của mọi hiện tượng.
OM AH HUM PHAT SVAHA.
Hãy thấy các đồ vật sur như những
vật chất làm thỏa mãn, tụng:
Dun-tu rin-po ch’e-yi-nod
Phía trước bạn là bình vật liệu quý
Yang-shing gya-ch’e trang-den-pe
Bao la, rộng rãi và vô số.
Nang-tu lha-tang mi-sog-kyi
Chúng chứa đầy món nấu nướng của
chư thiên và cõi người:
Za-cha dag-zhib la-sok-ze
Các thực phẩm để ăn, nhai, liếm, và
mút, và
Cha-ch’ang o-zho la-sog-kom
Trà, rượu, sữa, sữa chua, v.v.. để
uống.
Dzed-med yid-zhin ter-tu-kyur
Cầu mong chúng trở thành kho tàng
như ý vô tận
Lập lại mantra sau đây ba lần, ban
phước vật liệu sur để chúng trở thành một phương tiện của thỏa mãn và một nguồn
ban phước:
Nama sarva-tathagatebhyoh vishva-mukhebhyah
sarvatha kham udgate spharana imam gagana-kham svaha.
Kính lễ đến tất cả “chư Như lai”
của mười phương, xuất hiện vào mọi lúc như không gian, tỏa khắp không gian cõi
này, như thế!
Sau đó cúng vật liệu sur cho người
chết như sau:
Kha-ze ro-ch’og gya-den-pe
Các món nấu nướng với hàng trăm mùi
vị tuyệt hảo:
Za-we ze-tang tung-we-kom
Thực phẩm để ăn, và thức uống,
Go-we koo-tang yo-ched-dzey
Quần áo để mặc và những vật dụng
cần thiết –
Mi-zed ter-tu chin-lab-ne
Nhờ ban phước chúng thành kho tàng
vô tận,
Tshe-de khyod-la ngoo-pa-yee
Tôi hồi hướng chúng cho bạn, người
chết của chúng tôi [bạn].
Wang-po trug-dang rab-thun-pe
Cầu mong chúng thích hợp với sáu
giác quan của bạn,
So-soo long-chod phun-tshog-ter
Phong phú các kho tàng khác nhau có
thể hưởng thụ.
Ngoo-pa chi-zhin thob-kyur-ne
Cầu mong bạn nhận được chúng, vì
tôi đang hồi hướng cho bạn.
Thral-tu ga-dee roo-tshim-zhing
Giờ đây, cầu mong bạn thỏa mãn với
hương vị của an bình và hạnh phúc.
Thar-thug nam-tag sar-chod-shog
Cuối cùng, cầu mong bạn đạt được
trạng thái hoàn toàn thanh tịnh [Phật tánh].
Phục vụ thực phẩm bằng cách đốt
trên than hồng và rót thức uống chung quanh ngọn lửa. Kế tiếp, như một cúng
dường sur vắn tắt, nói những dòng sau:
Dod-yon nam-khey dzod-zhin-tu
Cầu mong các đồ vật này, được [vô
tận như] kho tàng-bầu trời,
Long-chod ch’ed-pa med-par-shog
Giàu có vô tận.
Tsod-pa med-ching tshe-med-par
Cầu mong tất cả [người được cúng
dường] không bị tranh dành và bạo lực
Rang-wang tu-ni chod-pa-shog
Tự do hưởng thụ chúng.
Lập lại bốn dòng cuối ba, bảy, hoặc
nhiều lần.
Trong tâm của cầu nguyện cúng dường
sur là mantra của Đức Phật Lòng Bi. Thế nên hãy cúng sur bằng cách lập lại
mantra nhiều lần với lòng sùng kính đến Đức Phật Lòng Bi cho người chết.
Hãy lập lại hàng trăm hoặc hàng
ngàn lần:
OM MANI PADME HUNG (HRI)
Lúc kết thúc cúng dường sur, tụng
bài nguyện mong ước:
Kye-ma! Jig-rung ne-su khyam-pe
nar-we-dro
Ôi! Cầu mong những chúng sanh đang
lang thang trong nơi sợ hãi
Gyal-se thug-je chen-kyee
kyob-pa-shog
Được bảo vệ bởi người Con bi mẫn
của Đức Phật.
Ye-shey nga-le sem-pey kur-trul-pa
Nhờ năng lực biểu hiện của năm trí
nguyên sơ như chư bồ tát –
Sa-nying nam-khe nying-po
chen-re-zig
Kshitigarbha (Địa Tạng),
Akashagarbha (Hư Không Tạng), Avalokiteshvara (Quán Thế Âm),
Ch’ag-dor drib-pa nam-sel
thug-je-yee
Vajrapani (Kim Cương Thủ), và
Nivaranaviskambin –
Tshe-de wang-poo go-nge ned-sel-ne
Cầu mong các nhiễm ô của năm giác
quan người chết của chúng ta được tẩy trừ.
Phun-tshog dod-yon nga-la
long-chod-shog
Cầu mong họ có được sự giàu có của
năm đối tượng đáng [6] *khao khát
Thog-med too-ne nyen-pe yi-tam-lha
Các Bổn Tôn riêng mà chúng ta đã
phục vụ từ thời vô thủy:
Dren-ch’od chang-sem nga-la
kyab-su-ch’i
Năm bồ tát, các vị dẫn dắt tối
thượng, đến các Ngài chúng con thọ quy y.
Thug-jee tshe-de chin-kyee
lab-tu-sol
Với lòng bi các Ngài, xin ban phước
cho người chết của chúng con.
Di-ne nub-kyi ch’og-rol-na
Từ đây, nơi hướng Tây,
Od-pag med-pe zhing-kham-yod
Đó là tịnh độ của Đức Phật Vô Lượng
Quang.
Su-zhid te-yi tshen-dzin-pa
Bất kỳ ai nhớ tưởng danh hiệu Ngài,
Zhing-ch’og te-ru kye-war-shog
Cầu mong họ được sinh vào cõi tịnh
độ siêu phàm của Ngài.
HƯỚNG DẪN GIÁO PHÁP CHO NGƯỜI CHẾT
Với tâm bi mẫn, người giúp đỡ có
thể tùy ý ban hướng dẫn sau đến người chết bằng một giọng nói dịu dàng truyền
cảm, và mạnh mẽ với tự tin. họ có thể bỏ nếu thấy không thích hợp vì bất kỳ lý
do nào.
Trước tiên, hãy gọi tên người chết.
Sau đó nói ba lần, “Giờ chết đã đến
với bạn.”
Kế tiếp nói, “Cái chết không chỉ
đến với bạn. Tất cả ai được sinh ra đều là chủ thể bị chết. Từ người giàu có,
quyền lực, đến người nghèo khó xin ăn, tất cả đều bị cái chết ràng buộc. Không
ai thoát khỏi chết. Do vậy, đừng cảm thấy buồn, đừng bám luyến vào người thân
hoặc các sở hữu vì không ai sẽ có thể đến hoặc giúp bạn. Đức Phật đã nói:
Nếu giờ khắc đã đến, ngay cả một vị
vua cũng phải chết,
Tài sản, bạn bè, thân nhân sẽ không
đi theo ông ta.
Người ta đi bất cứ đâu, ở bất cứ
chỗ nào,
Nghiệp như một cái bóng sẽ đi theo
họ.
Nếu tâm bạn bám luyến người thương
hoặc của cải, bạn có thể rơi vào cõi bất hạnh. Do vậy, bạn phải nhớ và hoan hỷ
rằng mình đã gặp giáo lý của Đức Phật. Thậm chí nghe được danh hiệu Phật cũng
làm cuôc sống bạn đầy ý nghĩa. Nếu bạn chết với niềm tin nơi Đức Phật và cảm
thấy hoan hỷ, bạn sẽ giải thoát khỏi việc bị sinh vào các cõi thấp và sẽ tái
sanh vào các cõi hạnh phúc. Vậy, bạn phải đi theo Đức Phật, như sự dẫn dắt của
bạn với lòng sùng kính. Bạn phải nương tựa vào Giáo Pháp, giáo lý, và thiền
định như con đường của bạn. Bạn phải cầu khẩn Tăng Đoàn, chư bồ tát hỗ trợ bạn.
“Nhất là nhớ tưởng Đức Phật Vô
Lượng Quang và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Ngài, tràn đầy một đại dương chư bồ tát
và người sùng mộ như Bồ Tát của Lòng Bi (Avalokiteshvara) và Bồ Tát của Năng
Lực (Mahasthamaprapta – Đại Thế Chí).
“Đức Phật Vô Lượng Quang đã hứa
rằng nếu bạn nhớ tưởng danh hiệu và cảm thấy sự hiện diện của Ngài và những
phẩm tính cõi tịnh độ của Ngài, bạn sẽ được bảo vệ khỏi những trạng thái khủng
khiếp của bardo. Các nguyên nhân gây tái sanh vào cõi thấp sẽ được tẩy sạch. Và
Ngài sẽ dẫn dắt bạn nhận tái sanh vào tịnh độ của Ngài.
“Giờ đây, để nhận tái sanh vào Cõi
Tịnh Độ Cực Lạc hãy cùng tôi thiền định đặc biệt về phowa.
Trong không gian phía trên bạn, với
lòng sùng kính, hãy quán tưởng – hoặc, nếu bạn không thể quán tưởng, hãy cảm
thấy – sự hiện diện của Đức Phật Vô Lượng Quang và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc của
Ngài.
“Sau đó hãy quán tưởng hoặc nghĩ
tâm bạn trong dạng một chữ HRI tại ngực.[7] Bây giờ hãy nhớ bạn không còn thân
thô nặng, mà chỉ còn thân tâm thức. Khi tôi nói PHAT, hãy nghĩ và tin rằng tâm
bạn trong dạng một chữ HRI bắn từ thân bạn đến Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Tập trung
chú tâm bạn bay đến Cõi Tịnh Độ Cực Lạc mà không nhìn lại.”
Hoặc nếu người chết ở quá khứ đã
rèn luyện trong thiền định, người trợ giúp có thể hướng dẫn họ bằng cách nói:
Với lòng sùng kính, hãy quán tưởng
trong không gian phía trên bạn là Đức Phật Vô Lượng Quang và Cõi Tịnh Độ Cực
Lạc của Ngài. Sau đó quán tưởng chính bạn là Vajrayogini. Trong trung tâm bạn,
hãy quán tưởng kinh mạch giữa. Phần trên của kinh mạch giữa mở ra tại lỗ mở
đỉnh đầu. Phần dưới của nó hoàn toàn được niêm lại ở rốn. Tại ngực, trong kinh
mạch giữa, quán tưởng một quả cầu năng lượng màu xanh lục nhạt. Ở giữa quả cầu
năng lượng đó, quán tưởng tâm bạn trong dạng một chữ HRI màu đỏ (hoặc một quả
cầu nhỏ màu đỏ). Sau đó, trên đầu bạn, hãy quán tưởng Đức Phật Vô Lượng Quang ở
giữa Cõi Tịnh Độ Cực Lạc kỳ diệu.
Kế tiếp, hãy kết hợp với tôi bằng
lòng sùng kính mạnh mẽ và hoan hỷ cùng cầu nguyện đến Đức Phật và chư bồ tát.
Vào lúc kết thúc bài nguyện, khi tôi nói PHAT, hãy nghĩ và tin rằng tâm thức
bạn bắn lên với sức mạnh của năng lượng qua lỗ mở đỉnh đầu bạn và hòa nhập vào
tâm của Đức Phật Vô Lượng Quang và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Ngài.
Hướng dẫn này có thể cho trước nghi
thức phowa.
Về những lời chỉ dẫn hoặc giới
thiệu cho các vị thầy thành tựu cao, người giúp đỡ nên tra cứu các bản văn
khác.
THIỀN ĐỊNH VÀ CẦU NGUYỆN CỦA PHOWA
- SỰ CHUYỂN DI TÂM THỨC ĐẾN CÕI TỊNH ĐỘ CỰC LẠC
Phowa là một thiền định suy niệm
với cầu nguyện sùng kính làm chuyển di tâm thức người chết và hợp nhất nó với
tâm giác ngộ của Đức Phật Vô Lượng Quang. Qua thiền định này, một người có thể
nhận tái sanh vào Tịnh Độ Cực Lạc. Việc thực hành phowa vào bất cứ lúc nào đều
rất lợi ích và hùng mạnh, và nhất là để thực hiện cho một người trong lộ trình
cận tử và trong bardo. Vào lúc chết, khi tâm thức ra khỏi thân, bạn sẽ bị bất
tỉnh (vô thức). Khi lấy lại ý thức, bạn sẽ ra ngoài thân thể và lang thang
trong bardo, một mình cùng với thói quen tâm thức bạn, không biết bạn sẽ kết
thúc ở đâu. Vào lúc đó, nếu có thể thiền định về phowa, nó có thể dẫn bạn đến
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc, ở đó bạn sẽ nhận tái sanh hạnh phúc với một chút hoặc
không cần lang thang trong bardo.
Do đó, bạn nên rèn luyện trong
phowa khi còn sống và mạnh khỏe, để tâm bạn sẽ được chuẩn bị trong lúc bạn còn
ý thức và sẽ sẵn sàng khi thời điểm chuyển di tâm thức thực tế xảy đến. Sau đó,
khi cái chết đến gần bạn nên tập trung nhiều hơn về thực hành phowa, hoặc bởi
chính bạn hoặc do người khác thực hành cho bạn. Khi tâm thức bạn rời khỏi thân,
sẽ hướng dẫn nó đến tịnh độ quen thuộc là điều lý tưởng.
Nếu bạn sắp chết, rèn luyện này sẽ
không làm ngắn đi cuộc sống bạn, vì công đức của thiền định và ban phước của
đức Phật chỉ làm kéo dài cuộc sống bạn và làm mạnh mẽ sự an bình và hoan hỷ cho
cuộc sống. Điều quan trọng nhất là thực hành này sẽ luôn giúp bạn xây dựng niềm
tin nơi đức Phật và cõi tịnh độ Phật và chuẩn bị cho một cái chết và tái sanh
tốt hơn, mà có thể xảy đến bất cứ lúc nào dù trẻ hay già.
Nếu đang thực hiện phowa cho chính
bạn, với sức mạnh của năng lượng sùng kính đến Đức Phật Vô Lượng Quang, hãy bắn
tâm bạn vào tâm Đức Phật và cả hai hòa nhập làm một. Lập tức tâm tin tưởng của
bạn và tâm-trí tuệ của Phật trở thành một, hoàn toàn buông xả trong trạng thái
của tỉnh giác vô niệm. Tùy theo kinh nghiệm thiền định của bạn, sự tỉnh giác
này là tánh giác ngộ của tâm Dzogchen, sự hợp nhất của đại cực lạc và tánh
Không của tantra, hoặc sự giải thoát khỏi khái niệm của con đường Madhyamika
(Trung Quán). Sự tỉnh thức của nhận biết như vậy có thể giúp bạn đạt được Phật
quả hoặc nhận tái sanh vào tịnh độ.
Thực hiện phowa bởi người khác cho
một người vẫn còn sống là rất lợi ích cho việc thiết lập kết nối thực sự của họ
với tịnh độ. Nó cũng có thể thậm chí được thực hiện nhiều tuần sau cái chết của
một người, vì tâm thức không có thân nên rất trôi nổi không phương hướng và có
thể hướng tới tịnh độ. Tối thiểu nó cũng tạo ra công đức cho người chết thậm
chí nếu họ đã tái sanh.
Theo một số bản văn, nếu người giúp đỡ thực hiện phowa cho người sắp chết, có
một điều mà người thực hiện nên đặc biệt chú ý. Nếu người sắp chết còn trẻ và
hy vọng sống sót, thi hãy đợi tới lúc mạch của họ ngưng đập mới thực hiện
phowa. Nhiều người nghĩ rằng phowa chỉ dành cho người chết và sắp chết, nên có
thể làm họ hoảng sợ hoặc không bằng lòng. Nếu người sắp chết bị bệnh nặng và
già, và nếu họ rộng mở với nghi lễ, thì bạn có thể thưc hiện ngay cả lúc mạch
vẫn còn đập. Họ thường rộng mở và đánh giá cao các nghi lễ như vậy. Tuy nhiên,
bạn nên thực hành phowa vào bất kỳ lúc nào như một rèn luyện và nếu người đó
rộng mở với nó, vì thực hành phowa đều tốt cho bất cứ ai, cả trẻ và già.
Để thực hiện phowa hiệu quả cho
người khác, cả hai vị tổ Atisha và Milarepa đều đồng ý rằng người thực hiện
phải đạt được “con đường minh sát” (Phạn, darshanamarga), đó là sự nhận thức
của chân lý tối thượng, cái thứ ba của “năm con đường” (tích lũy công đức, kết
hợp, nhận thức, thiền định, và vượt lên rèn luyện, đó là Phật quả). Thành tựu
như vậy ra ngoài khả năng của phần lớn chúng ta. Tuy nhiên, nói chung thiền giả
được nghĩ là đủ phẩm tính để thực hiện phowa nếu họ có lòng sùng kính đến Đức
Phật Vô Lượng Quang, có lòng bi cho người chết, và đã rèn luyện tốt trong thiền
định này trước đó.
Thiền Định
Với một tâm bình thản, chú tâm một
điểm, hãy đi vào thiền định phowa với lòng tin hoàn toàn vào Đức Phật. Thiền
định với những hình ảnh hoặc nhận thức thanh tịnh, những lời nói hay cầu nguyện
thanh tịnh, và cảm giác thuần khiết và sùng kính mạnh mẽ đến Đức Phật Vô Lượng
Quang, cũng như lòng bi mạnh mẽ đến tất cả bà mẹ-chúng sanh, nhất là đến người
chết.
Trước tiên, hãy quán tưởng người mà
bạn đang thực hiện phowa trong thân tướng thiêng liêng của Vajrayogini. Điều đó
giúp chuyển hóa các nhận thức bình thường của bạn về việc thấy và cảm nhận
người khác như bất tịnh, ô trược và rối loạn. Vajrayogini là một Bổn Tôn-trí
tuệ trong thân tướng nữ, bậc biểu tượng rộng mở. Nước da hơi đỏ của Bà biểu
tượng sức mạnh nồng nhiệt. Bà đứng trong tư thế biểu hiện sẵn sàng phục vụ tất
cả, và sự không che đậy của Bà chỉ ra sự vô úy, được trang hoàng với châu ngọc
biểu tượng sự phong phú và giàu có. Trong tay phải, Bà giơ cao một lưỡi dao
cong (yểm nguyệt đao), biểu tượng trí tuệ nguyên sơ cắt đứt tận gốc sự chấp
ngã. Trong tay trái, Bà cầm một chén sọ người đầy cam lồ, biểu tượng đại cực
lạc. Với năng lượng hoàn toàn sùng kính, ba mắt Bà nhìn trừng trừng vào hư
không về hướng Đức Phật Vô Lượng Quang.
Quán tưởng kinh mạch trung ương
trong thân Vajrayogini. Nó là một kinh mạch ánh sáng màu xanh dương nhạt,
thẳng, trống rỗng, trong sáng, trong suốt. Phía dưới kết thúc ở dưới rốn và
phía trên mở rộng ra tại lỗ mở đỉnh đầu của Bà. Mọi lỗ mở khác của Bà hoàn toàn
đóng kín. Trong kinh mạch trung ương nơi ngực, tâm thức Bà (lúc đó là người
chết) trong dạng chữ HRI màu đỏ lợt. Nếu không quen thuộc với chữ HRI, bạn hãy
quán tưởng nó trong dạng một quả cầu ánh sáng hơi đỏ. Chữ HRI được bọc trong
một quả cầu nhỏ ánh sáng màu xanh lá của năng lượng hoặc gió.
Trong một số truyền thống, người ta
cũng được dạy là trong thiền định hãy thấy chín trong mười lỗ mở của người chết
nên đóng lại bằng chữ HRI màu đỏ. Chúng là các lỗ mở của hậu môn, sinh dục,
miệng, hai lỗ mũi, hai mắt và hai tai. Cánh cửa tại lỗ mở đỉnh đầu được mở ra
hoàn toàn, để tâm thức thoát ra ngoài hòa nhập với tâm của Đức Phật.
Ngoài ra, người giúp đỡ hay người
thực hiện nghi lễ nên ngồi phía sau đầu của người chết hoặc sắp chết. Không nên
đặt những đồ vật tôn giáo chung quanh phần dưới về hướng chân người chết. Từ
lúc bắt đầu sự hóa tán, không nên để người nào chạm vào phần thân dưới của
người chết. Không một người thân nào được ngồi ở dưới chân hoặc phần thân dưới
của người chết. Nếu làm như vậy sẽ thu hút sự chú ý của người chết xuống dưới
và gây cho họ thoát ra những cửa dưới.
Hãy quán tưởng thế giới bạn đang
ngồi là rất Thanh Tịnh và Cực Lạc. Đó là một thế giới của những cánh đồng, đồi
núi, hoa quả, vườn tược, các dòng sông, cây, và trái đẹp đẽ, tất cả đều bằng
ánh sáng. Các bậc linh thiêng tỏa sáng rực rỡ đang bay và di chuyển qua không
gian trong an bình và hỷ lạc tuyệt đối. Các âm thanh êm dịu của giáo lý và âm
nhạc của Giáo Pháp tràn đầy không khí. Mọi hiện tượng đều trong một không gian
an bình và hạnh phúc cực điểm. Hãy quán tưởng, cảm nhận, và suy nghĩ các phẩm
tính của Cõi Tịnh Độ Cực Lạc như vậy nhiều lần, như thể tịnh độ ở phía trước
bạn.
Sau đó, trên bầu trời, giữa các đám
mây ánh sáng, hãy quán tưởng Đức Phật Vô Lượng Quang. Thân ánh sáng đỏ nhạt của
Ngài được trang hoàng với những dấu hiệu viên mãn đẹp đẽ. Ngồi trong tư thế
thiền định, Ngài mặc một áo choàng tinh khiết, đơn giản của một nhà tu khổ
hạnh. Kết định ấn, hai tay Ngài cầm một bình đầy cam lồ. Ngài tỏa ánh sáng và
làm đầy vô số thế giới và cõi tịnh độ với ánh sáng tỏa ra từ thân Ngài, đem lại
an bình và hoan hỷ cho mọi người mà nó tiếp xúc. Khuôn mặt tươi trẻ của Ngài nở
hoa với một nụ cười hoan hỷ. Mắt Ngài nhìn bình thản vào bạn với tình thương và
trí tuệ.
Hãt phát triển niềm tin sùng kính
nơi Đức Phật bằng suy nghĩ rằng tình thương không điều kiện của Ngài nhìn mỗi
người chúng ta với tất cả lòng bi như người mẹ dành cho đứa con duy nhất. Trí
tuệ toàn giác của Ngài thấy mọi sự xảy ra cùng lúc. Năng lực toàn giác và vô
biên của Ngài xoa dịu mọi đau khổ của thế gian, cung cấp an bình và hạnh phúc
cho tất cả. Ngài là vị Phật nguyện dẫn dắt mọi người cầu nguyện đến Ngài với
niềm tin đến tịnh độ của Ngài.
Ngài là hiện thân của tất cả Đấng
giác ngộ. Ngài là tiêu biểu cho tánh thanh tịnh của các phẩm tính giác ngộ của
toàn bộ pháp giới. Ngài là sự phản chiếu phẩm tánh giác ngộ của chính bạn, là
Phật tánh mà tất cả chúng ta đều có sẵn như bản tánh thật của mình. Chỉ nhờ
tiếp xúc với tia sáng từ thân Ngài, đều được Ngài tịnh hóa mọi sợ hãi, rối
loạn, đau khổ, buồn phiền, và tất cả nghiệp tiêu cực.
Ngoài ra, hãy quán tưởng Đức Phật
Vô Lượng Quang được bao quanh bởi Bồ Tát của Lòng Bi, Bồ tát của Năng Lực và vô
số các tập hội những bậc giác ngộ khác trong nhiều thân tướng, tư thế, và hoạt
động khác nhau. Tất cả các Ngài đều nhìn bạn với tình thương, trí tuệ, và năng
lực.
Hãy cảm thấy sự ấm áp trong việc hiện diện của vô số bậc giác ngộ này, tất cả
các Ngài đều nhìn và suy nghĩ về bạn với tình thương. Hãy cảm nhận rằng sự tái
sanh của bạn vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc là tuyệt đối chắc chắn nhờ năng lực nguyện
của Đức Phật Vô Lượng Quang và sự ban phước của tất cả bậc giác ngộ. Hãy cảm
thấy rằng bạn được hoàn toàn bảo vệ khỏi bất kỳ sợ hãi bằng năng lực tràn khắp
của vô lượng các bậc giác ngộ. Hãy biết rằng bạn được an toàn trong sự hiện
diện của các bậc giác ngộ. Kinh nghiệm mọi điều bạn cần được hoàn toàn đáp ứng
nhờ trong sự hiện diện của Đức Phật. Ngài Chagmed Rinpoche nói, “Vào mối nối
của cận tử, một cảm giác hạnh phúc và tự tin, thay vì sợ hãi và tán loạn, là
rất quan trọng.”
Nếu bạn có thể thấy Đức Phật Vô
Lượng Quang với các phẩm tánh như vậy, tâm bạn sẽ mở ra và chuyển hóa thành các
phẩm tánh tương tự. Đó là mục đích quan trọng nhất của rèn luyện này.
Bạn cũng có thể nghĩ và tin rằng Đức Phật Vô Lượng Quang là bất khả phân với vị
thầy Giáo Pháp bạn. Thường, các vị thầy là thiết bị chính trong cuộc sống chúng
ta để đánh thức và làm mạnh nhận thức tâm linh hoặc kinh nghiệm của chúng ta.
nếu đó là trường hợp của bạn, thì ký ức tích cực quen thuộc đó sẽ là một phương
tiện hiệu quả để tới cõi tịnh độ, cho dù nó là một kinh nghiệm bên trong hay
bên ngoài.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, để thực
hiện phowa cho người khác, bạn phải có kinh nghiệm vững chắc, tốt trong thiền
định sùng kính về Đức Phật. Nói chung, một số người đã phát triển năng lượng
tâm linh qua thiền định, thậm chí nếu họ có ít hoặc không có kinh nghiệm thiền
định về cõi tịnh độ, cũng có thể phóng tâm thức họ hay người chết, nhưng không
thể dẫn đến tịnh độ. Nhưng người nào đã nối kết với Đức Phật Vô Lượng Quang và
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc qua kinh nghiệm thiền định sẽ có thể thực sự chuyển di tâm
thức đến tịnh độ. Do vậy điều cốt tủy để thiết lập kết nối thiền định là bằng
cách nhớ tưởng về đức Phật và tịnh độ, tạo công đức, lập nguyện mong ước với
quan điểm giác ngộ nhiều lần với nhất tâm và sùng kính.
Cầu Nguyện
Trước tiên hãy rỗng không mọi nhận
thức nhị nguyên vào rộng mở bằng việc niẹâm mantra tiếng Phạn sau đây:
Om maha-shunyata-jnana-vajra
svabhava-atmakon-ham
Om! Chính tôi có bản tánh bất hoại
của đại rỗng không và trí tuệ.
Sau đó, tụng niệm bài sau đây, quán
tưởng người chết hay sắp chết trong thân tướng Bổn Tôn nữ Vajrayogini:
Ah! Rang-nang lhun-drub tag-pa
rab-jam-zhing
Ah! Mọi nhận thức xuất hiện tự
nhiên của con như cõi Phật hoàn toàn thanh tịnh,
Kod-pa rab-dzog de-wa chen-kyi-woo
Cõi Phật Cực Lạc hoàn toàn trang
nghiêm. Tại trung tâm
Tshe-de zhi-loo dor-je nal-jor-ma
Người [8] *chết trong thân
tướng Vajrayogini,
Zhal-chig ch’ag-nyee mar-sal
tri-thod-dzin
Có một mặt, hai tay, màu đỏ trong
suốt, cầm một dao cong và một chén sọ.
Zhab-nyee dor-tab chen-sum
nam-khar-zig
Đứng trong tư thế tiến lên [của
lòng bi] và ba mắt nhìn lên bầu trời
De-yi khong-woo tsa-wu-ma
Ở giữa [thân con] là kinh mạch
trung ương,
Bom-tra da-nyuk tsam-pa-la
Giống như mũi tên bằng tre dầy,
Tong-sang od-kyi bu-ku-chen
Rỗng không, trong sáng, và phát
sáng.
Yar-na tshang-bug ney-su-har
Phần trên của kinh mạch trung ương
mở ra tại lỗ mở đỉnh đầu, và
Mar-na te-war zug-pa-yi
Phần dưới của nó kết thúc dưới rốn.
Nying-khar tshig-kyee ched-pe-teng
Trên nút thắt tại ngực
Lung-ki thig-le jang-kye-woo
Ở giữa một quả cầu gió xanh lục
[năng lượng]
Rig-pa hri-yig mar-por-sal
Là giác tánh của con [tâm] trong
dạng chữ HRI màu đỏ. [9]
Chi-wor tru-kang tsam-kyi-teng
Tại độ dài một cánh tay trên đỉnh
đầu con
Sang-gye nang-wa tha-ye-ni
Con quán tưởng Đức Phật Vô Lượng
Quang
Tshen-pe dzog-pe phung-por-al
Trang hoàng với những dấu ấn và
biểu tượng tối ưu nhất
Moo-koo trag-poo sol-wa-deb
Con cầu nguyện đến Ngài với lòng
sùng kính mạnh mẽ.
Tụng Niệm Bài Nguyện Hồng Danh Đến
Đức Phật Và Bồ Tát
Sau đó với lực của lòng bi hướng
đến tất cả bà mẹ-chúng sanh và nhất là người chết, và năng lượng hoàn toàn sùng
kính đến Đức Phật Vô Lượng Quang, tụng niệm bài nguyện hồng danh sau với âm
điệu dịu dàng bằng tiếng Phạn hay Tây Tạng. Lập lại bảy, hai mươi mốt, hoặc
nhiều lần.
TÂY TẠNG
Chom-den-de de-zhin-sheg-pa
dra-chom-pa yang-dag-par dzog-pe sang-gye gon-po od-pag-du-med-pa la
ch’ag-tsal-lo ch’od-do kyab-su ch’i-o
PHẠN
Namo bhagavate tathagataya-arhate samyak-sambuddhaya natha-amitabhaya pujayami
sharanam gacchami.
DỊCH NGHĨA
Đến đấng ban phước, đấng “Như lai”,
đấng quý giá, viên mãn, bậc bảo hộ hoàn toàn tỉnh giác Vô Lượng Quang. Con kính
lễ, cúng dường và thọ quy y.
Sau đó tụng niệm bài nguyện hồng
danh của Bồ Tát Lòng Bi (Avalokiteshvara) bằng tiếng Tây Tạng hay Phạn. Lập lại
ba, bảy, hay nhiều lần
TÂY TẠNG
Chang-ch’ub sem-pa sem-pa ch’en-po
nying-je ch’en-po dang den-pa phag-pa chen-re-zig wang-ch’ub la ch’ag-tsal-lo
ch’od-do kyab-su-ch’i-o
PHẠN
Namo
bodhisattva-mahasattva-mahakarunika arya-avalokiteshvaraya pujayami sharanam
gacchami.
DỊCH NGHĨA
Đến bậc đại bồ tát, đấng đại bi,
tôn quý Avalokiteshvara, con kính lễ, cúng dường, và thọ quy y.
Sau đó tụng niệm bài nguyện hồng danh của Bồ Tát Năng Lực (Mahasthamaprapta)
bằng tiếng Tây Tạng hay Phạn. Lập lại ba, bảy, hay nhiều lần
TÂY TẠNG
Chang-ch’ub sem-pa sem-pa-ch’en-po
phag-pa thu-ch’en-thob la ch’ag-tsal-lo ch’od-do kyab-su-ch’i-o
PHẠN
Namo bodhisattva-mahasattvaya arya-mahasthamapraptaya pujayami sharanam
gacchami.
DỊCH NGHĨA
Đến bậc đại bồ tát, đấng đại hùng
tôn quý, con kính lễ, cúng dường, và thọ quy y.
Thiền Định Chính Của Phowa
Trong thiền định sau, hãy thực hành
với lực của sùng kính, hãy thấy Đức Phật Vô Lượng Quang bất khả phân với vị
thầy gốc của bạn, và hòa nhập tâm bạn với tâm giác ngộ của Ngài. Tâm giác ngộ
của đức Phật là trạng thái tự-hiện và sự tuyệt đối của cõi tịnh độ siêu phàm,
nó cũng là trạng thái của pháp thân. Nếu là một thiền giả thành tựu cao, bạn có
thể đạt Phật quả nhờ hòa nhập với tâm giác ngộ của đức Phật, chân lý phổ quát.
Nếu là một thiền giả chưa cao, bạn sẽ không đạt Phật quả, nhưng nhờ cầu nguyện sùng
kính như vậy và thiền định hòa nhập, bạn sẽ chắc chắn tái sanh vào Cõi Tịnh Độ
Cực Lạc, hoặc tối thiểu cũng tạo được khả năng nhờ năng lực của đức Phật và sự
sùng kính của bạn. Loại thiền định này cũng có thể giúp bạn hòa nhập tâm với
đức Phật trong thời gian ngắn bằng cách cho bạn lóe sáng nhận thức trong tiến
trình chết (như đã nhắc đến trong chương 3, “Bản Tánh Tối Thượng”), ngay cả nếu
bạn không thể duy trì nó. Thậm chí một ánh chớp kinh nghiệm của tâm Phật – cũng
gọi là Phật-tánh hoặc tánh giác ngộ của tâm – sẽ là một nguồn công đức to lớn
và hùng mạnh tạo ra việc tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc.
E-ma-ho! Ne rang-nang ton-kyi
og-min na
Tuyệt diệu thay! Trong trạng thái
tự-hiện, Cõi Tịnh Độ Phật tuyệt đối vô song,
Yid ted-gye ja-kur thrig-pe long
Ở giữa quang minh bao la tỏa ra
sùng kính vô tận
Kyab kun-doo tsa-we la-ma ni
Vị thầy gốc của con, hiện thân của
tất cả sự quy y.
Ku tha-mal ma-yin tang-me loo
Ngài hiện diện không trong một thân
bình thường
Pal sang-gye nang-thei ngo-wo zhug
Mà là thân thanh tịnh của Đức Phật
Vô Lượng Quang vinh quang.
Yid moo-koo dung-we sol-wa deb
Con cầu nguyện đến Ngài với lòng
sùng kính mạnh mẽ.
Lam pho-wa jong-war ch’in-kyee-lob
Xin ban phước cho con được thành
tựu trong hành trình thiền định trên con đường phowa.
Ne og-min drod-par ch’in-kyee lob
Xin ban phước cho con để đạt tới
Tịnh Độ Vô Song.
Ying ch’o-koo gyal-sa zin-par shog
Cầu mong con đạt được trạng thái
tối thượng của pháp thân [rộng mở và an bình tuyệt đối].
Lập lại chín dòng này ba lần hay
nhiều hơn. Cuối cùng lập lại dòng chót ba lần.
Sau đó, trong lúc thiền định về tâm
thức của người chết trong dạng chữ HRI, như bạn đã quán tưởng trước đó, hãy nói
thầm HRI năm lần.
Kế tiếp, hãy chú tâm một điểm và
sùng kính, hét PHAT! năm lần.[10] Khi bạn đang hét PHAT! hãy quán tưởng, cảm
nhận và tin* rằng tâm của người chết – trong dạng một chữ HRI màu đỏ trong một
quả cầu năng lượng xanh lục – được bắn lên bởi năng lực của sùng kính và lực
của quả cầu năng lượng màu xanh lục, qua kinh mạch trung ương của họ. Nó bắn
thẳng ra lỗ mở đỉnh đầu của người chết và hòa nhập vào giữa thân của Đức Phật
Vô Lượng Quang, tâm trí tuệ giống như nước hòa vào nước, lập lại năm lần. Sau
lần cuối, hãy cảm nhận và tin rằng tâm người chết đã hoàn toàn trở thành một
với tâm toàn giác của Đức Phật Vô Lượng Quang. An trụ nhất tâm trong kinh
nghiệm đó một lúc.
Theo giáo lý, nếu đang thực hiện
phowa cho một người sắp chết, thời gian tốt nhất để làm chỉ khi nào hơi thở và
mạch đập của người đó ngừng lại. Do đó tâm thức của họ có thể chuyển đến tịnh độ
bởi sự hỗ trợ của thiền định, vì sinh lực của họ chỉ vừa kết thúc, mà họ chưa
bị giam trong bất cứ mạng lưới ảo tưởng nào của cuộc sống kế tiếp. Thậm chí nếu
phowa không gây tái sanh trong tịnh độ, và lúc người chết bị thu hút vào kinh
nghiệm phiền não, thì hiệu quả của công đức thiền định sẽ chắc chắn ở với họ và
sẽ chín muồi khi có cơ hội xảy ra.
Bạn cũng nên sử dụng sự hợp nhất
tâm bạn với tâm lama như thực hành phowa. Vào lúc chết, hãy quán tưởng tâm bạn
trong dạng một chữ HRI màu đỏ hoặc AH màu trắng. Sau đó, bằng sức mạnh của năng
lượng (gió), tâm bạn đi lên và ra ngoài thân, hòa nhập vào tâm của guru gốc
bạn, Ngài đang ngồi trong không gian trên đầu bạn. Sau đó lama bay cao hơn, cao
hơn nữa và tới Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Cuối cùng hãy thiền định trong trạng thái
bất khả phân giữa tâm bạn và tâm lama.
Ngài Tsele viết, “Nhận ra giác tánh
nội tại thanh tịnh của chính bạn. Không rơi vào con đường của ảo tưởng, hoàn
toàn đi theo giáo lý. Hòa nhập [tâm bạn hay tâm người chết] vào lãnh vực tối
thượng. Điều đó gọi là phowa.”
CẦU NGUYỆN VÀ THIỀN ĐỊNH VỀ ĐỨC
PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ
Nếu bạn đang thực hiện phowa như
một rèn luyện, mà không là một nghi lễ chết thực tế, vào lúc cuối, như một thực
hành lựa chọn, bạn có thể cầu nguyện và thiền định về Đức Phật Vô Lượng Thọ cho
sự trường thọ của bạn.
Trước tiên, thấy Đức Phật Vô Lượng
Quang mà bạn đang thiền định tan thành một quả cầu ánh sáng. Quả cầu hòa nhập
vào bạn, và bạn lập tức trở thành Đức Phật Vô Lượng Thọ. Nước da Ngài màu đỏ
sáng chói, ngồi trong tư thế thiền định trên một ngai hoa sen và mặt trăng.
Ngài là thân tướng của Báo Thân, trang hoàng với vương miện, trang phục bằng
lụa, và trang sức châu ngọc. Hai tay Ngài kết định ấn, cầm một bình đầy cam lồ
trường thọ.
De-tse od-pag med-pe-ku
Sau đó hình ảnh của Đức Phật Vô Lượng Quang
Od-du zhu-ne rang-la-thim
Tan thành ánh sáng và hòa nhập vào chính con
Kyen-tee ked-chig tren-dzog-su
Nhờ đó, chính con, nhanh chóng
Rang-yang tshe-pag med-tu-kyur
Trở thành Đức Phật Vô Lượng Thọ
Sau đó, với tâm sùng kính, niệm
mantra sau, cầu nguyện đến Đức Phật Vô Lượng Thọ để ban phước giác ngộ và sự
trường thọ của Ngài. Lập lại hai mươi mốt, một trăm lần, hoặc nhiều hơn.
MANTRA TIẾNG PHẠN ĐƯỢC TÂY TẠNG HÓA
Om amarani dziwandaye soha
MANTRA TIẾNG PHẠN
Om amarani-jivantaye svaha.
DỊCH NGHĨA
Om! Cuộc sống bất tử. Cầu được như
vậy.
HỎA THIÊU HÌNH NỘM
Nếu thực hiện phowa cho người chết
sử dụng một hình nộm, bạn có thể hỏa táng hình nộm với nghi lễ lựa chọn dưới
đây. Hãy nhớ tưởng chính bạn là Đức Phật của Lòng Bi, như bạn đã thiền định từ lúc
bắt đầu. Khi bạn cầm một ngọn đuốc và châm lửa vào hình nộm, hãy tụng bài kệ
dưới đây. Hãy nhớ rằng bạn, Đức Phật của Lòng Bi, đang đốt hình nộm của người
chết, với ngọn lửa của năng lực trí tuệ nguyên sơ hiện diện tự nhiên và thanh
tịnh. Năng lực thiền định của bạn tịnh hóa thân, tâm, cảm xúc, và nghiệp tích
lũy của người chết vào thanh tịnh nguyên sơ không để lại một dấu vết.
Hung! Ka-tag troo-tral me-thab-du
HUM! Trong lòng lò thiêu của thanh
tịnh nguyên sơ thoát khỏi khái niệm,
Rang-chung ye-shey me-bar-be
Được thiêu đốt bởi lửa trí tuệ hiện
diện tự nhiên,
Tshan-me nam-tok bud-shing-kun
Mọi nhận thức của các đặc tính
[thân] là nhiên liệu
Lhag-med dzod-chig dzo-la-ram
Con đốt với ngọn lửa sáng chói
không để lại bất kỳ tàn dư nào. RAM!
Nyon-mong ye-shey me-la-sreg
Con đốt các cảm xúc phiền não với
ngọn lửa của trí tuệ nguyên sơ.
Dag-nyee dag-med ying-su-sreg
Con đốt [khái niệm của] hai bản
chất [người và cảnh] vào phạm vi vô ngã.
Kun-zhi ma-rig nyee-dang-che
Nền tảng phổ quát với hai loại vô
minh [bẩm sinh và được gán cho]
Zhon-nu bum-ku’i long-du-sreg
Con thiêu đốt vào sự rộng mở bao la
của thân tịnh bình tươi trẻ.
Khor-wa dog-med gya-yee-dab
Con niêm dấu [vào cửa của] luân hồi
cho họ không trở lại.
Dod-ma’i trol-zhi ngon-kyur-ne
Cầu mong họ nhận ra nền tảng giải
thoát nguyên sơ
Tha-ye dro-don yong-drub-shog
Và hoàn toàn thành tựu các phục vụ
vô tận cho tất cả chúng sanh.
Trong khi đốt hình nộm, vẫn tụng
niệm là lập lại OM MANI PADME HUNG, Mantra Một Trăm Âm, những mantra tịnh hóa
và cầu nguyện khác. Vào lúc kết thúc, rắc tro và nước đã ban phước và rải những
vật liệu ban phước lên họ, nếu bạn có một số thứ. Cuối cùng thiền định trong
trạng thái vô niệm. Sau đó đem tro hình nộm bỏ ở nơi sạch sẽ và vừa ý – trên
mặt đất, trên sông hay biển.
Với sự hỏa táng của một thân thực
sự, việc thực hiện một nghi lễ hỏa thiêu sẽ quan trọng. Nhưng nếu không thể
thực hiện nghi lễ chi tiết, thì sẽ làm nghi lễ vắn tắt này, chừng nào bạn còn
thụ giáo và rèn luyện trong tu hành mật truyền.
HỒI HƯỚNG VÀ CẦU NGUYỆN MONG ƯỚC
Jam pal pa woo chi tar khyen pa tang
Như nhận biết của Đức Văn Thù quang vinh
Kun tu zang po te yang te zhin te
Cũng như của Đức Phổ Hiền,
Te tag kun kyi jey su dag lob ch’ir
Để rèn luyện chính con bằng cách đi theo các Ngài
Ge wa di tag tham ched rab tu ngo
Con hồi hướng mọi công đức của con [cho tất cả bà mẹ-chúng sanh]
Too-sum sheg-pe gyal-wa tham-ched-kyee
Tất cả chư Phật của ba thời
Ngo-wa kang-la chog-tu ngag-pe-tee
Tán thán cao độ sự hồi hướng [công đức cho người khác]
Dag-ki ge-we tsa-wa di-kun-kyang
Nên mọi hành động đạo đức của con
Zang-po chod-ch’ir rab-tu ngo-war-gyi
Con hoàn toàn hồi hướng như hành động tối hảo [cho người khác]
Dag-ni ch’i-we too-ched kyur-pa-na
Vào [11] chết,*lúc con
Drib-pa tham-ched tag-ni ch’ir-sal-te
Cầu mong mọi nghiệp che ám của con được tẩy trừ,
Ngon-sum nang-wa tha-ye te-thong-ne
Cầu mong con gặp mặt đối mặt với Đức Phật Vô Lượng Quang
De-wa chen-kyi zhing-ter rab-tu-dro
Và cầu mong con đi đến Cõi Tịnh Độ Cực Lạc.
Ter-song ne-ni mon-lam di-tag-kyang
Đến được đó, mọi mong ước [của hành
động tối hảo]
Tham-ched ma-loo nyon-du
gyur-wa-shog
Cầu mong con nhận biết không có
ngoại lệ nào
Te-tag ma-loo dag-kee yong-su-kang
Nhờ hoàn toàn đáp ứng mọi [mong
ước] không loại trừ
Jig-ten chi-srid sem-chen
phen-par-gyi
Cầu mong con phục vụ tất cả chúng
sanh, chừng nào vũ trụ còn tồn tại.
Gyal-we kyil-khor zanh-zhing
ga-wa-ter
Trong tập hội cực lạc và tối hảo
của Đấng Chiến Thắng
Ped-mo tam-pa shin-tu dzey-le-kyee
Cầu mong con được sinh trong một
hoa thiêng liêng cực đẹp.
Nang-wa tha-ye gyal-we ngon-sum-tu nhờ
Đức Phật Vô Lượng Quang, trong thân người,
Lung-ten pa-yang dag-kee
ter-thob-shog
Cầu mong con được thọ ký [được giác
ngộ]
Ter-ni dag-kee lung-ten rab-thob-ne
Hoàn toàn nhận được sự thọ ký
Trul-wa mang-po che-wa
thrag-gya-yee
Với hàng trăm triệu hóa thân của
con
Lo-yi tob-kyee chog-chu nam-su-yang
Và với năng lực-trí tuệ của con
khắp mười phương
Sem-chen nam-la phen-pa mang-po gyi
Cầu mong con cung ứng vô số lợi ích
cho tất cả chúng sanh.
Sang-gye ku-sum nyee-pe
chin-lab-tang
Nhờ ban phước của Đức Phật, Đấng
cung cấp ba thân-Phật,
Ch’o-nyid mi-gyur den-pe
chin-lab-tang
Nhờ ban phước của Giáo Pháp tối
thượng, chân lý bất động,
Ge-dun mi-ched doo-pe chin-lab-kyee
Nhờ ban phước của Tăng Đoàn, tập
hội bất khả phân,
Chi-tar ngo-ba mon-lam drup-par-shog
Cầu mong mọi hồi hướng và mong ước
này được thành tựu như dự định.
[1] Rộng lượng hay bố thí là cái
đầu tiên của sáu hoàn thiện: những cái khác là, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn,
thiền định, và trí tuệ.
[2] Trong tiếng Trung Quốc, NAMO
OMITO-FO. Trong tiếng Nhật, NAMU AMIDA BUTSU
[3] Trong những dòng này, đại từ
nhân xưng “con”, và “của con” được sử dụng. Nếu bạn lập khao khát cho người
khác, như người chết hoặc sắp chết, bạn nên dùng từ thích hợp như “ông ta” và
“của ông” và “bà”, “của bà”, hay “người chết”, v.v...
[4] Sáu cõi và bardo.
[5] Thay vì tsham-chang (hình nộm),
người ta có thể nói phung-po (thân), nếu người đó dùng thân của người chết.
[6] Các đối tượng của sắc, thanh,
hương, vị, và xúc có thể hưởng được.
[7] Theo một số kinh điển khác nói
hãy quán tưởng chữ AH thay cho chữ HRI
[8] Nếu thực hiện tụng niệm này cho
chính mình, bạn nên dọc dòng này là: Rang nyid je tzun dor je nal jor ma (“Con
trong thân tướng Vajrayogini”). Nếu bạn thực hiện cho người vẫn còn sống, bạn
nên đọc dòng này là: Mig yul zhi lu dor je nal jor ma (“ người đối tượng của
tôi tập trung là trong thân tướng Vajrayogini”). Nhân xưng đại danh từ trong
những dòng sau đây sẽ thay đổi tương tự, tùy vào việc bạn thực hiện phowa cho
chính bạn hay người khác.
[9] Một số kinh điển nói hãy quán
tưởng nó như một chữ AH màu trắng.
[10] Trong khi hét âm PHAT! Bạn có
thể thiền định rằng tâm thức được hòa nhập vào hóa thân, báo thân, pháp thân,
bất động thân, và thân toàn giác của Ðức Phật Vô Lượng Quang. Một vài người hét
HIK! thay cho PHAT!
[11] Nếu bạn lập nguyện mong ước
cho người khác, hãy thay đổi đại từ tương ứng.
Bảng Chú Giải Thuật Ngữ
Những chữ Tây Tạng trong phần chú giải thuật ngữ này trước
hết là phát âm đúng chính tả, sau đó là sự chuyển tự.
Cảm Xúc Phiền Não (Tạng, nyonmong, Nyon Mong; Phạn,
klesha): Cảm xúc tiêu cực gây hại. Có nhiều hệ thống phân tích cảm xúc phiền
não khác nhau trong Phật giáo. Trong sách này, chúng tôi đề cập chủ yếu đến hệ
thống sáu cảm xúc phiền não như nguyên nhân tái sanh trong sáu cõi: vô minh (tán
loạn, trạng thái bất giác), sân hận (tức giận, gây hấn), kiêu mạn (kiêu căng),
tham lam, thèm khát (khao khát), và ganh tị. Trong hệ thống khác, thèm khát và
tham lam được xem là cùng cảm xúc, sinh ra một phối hợp năm bậc: vô minh, thù
hận, kiêu mạn, tham lam (tham dục), và ghen tị. Chắt lọc lại hệ thống, gốc rễ
của mọi cảm xúc tiêu cực này là “ba độc”: tham, sân, và si.
Amitabha: Phật A Di Đà, xem Đức Phật Vô Lượng Quang.
Amitayus: Xem Đức Phật Vô Lượng Thọ.
Arhate (Phạn, bậc tiêu diệt kẻ thù, đấng quý báu; Tạng,
dra chom pa, dGra bChom Pa): A La Hán (Ứng Cúng) là các bậc thánh của đạo Phật
đã chiến thắng kẻ địch, các nhiễm ô của cảm xúc và tinh thần. Mặc dù chư Phật
cũng được biết là arhats, thuật ngữ này chủ yếu sử dụng cho các thánh nhân đã
đạt cấp độ thành tựu cao qua rèn luyện phổ thông của Phật giáo (đó là Phật giáo
công truyền đối lại với mật truyền hoặc Phật giáo Kim Cương Thừa), thừa của
“những người nghe giáo lý” (Thanh Văn) [Phạn, shravaka] và độc giác Phật (Phạn,
pratyeka-buddha).
Avalokiteshvara (Tạng, Chenrezig, sPyan Ras gZigs): Quán Thế Âm, (Quán Tự Tại),
Avalokiteshvara có hai phương diện. Trong thực tế Ngài là Đức Phật của Lòng Bi.
Ngài phục vụ chúng sanh trong thân tướng Bồ Tát của Lòng Bi. Trong Cõi Tịnh Độ
Cực Lạc, Ngài là bồ tát cao cấp nhất.
Bardo (Tạng, Bar Do; Phạn antarabhava): Trung ấm, lộ trình
chuyển tiếp hoặc trạng thái trung gian. Nhiều văn bản đạo Phật mật tông Tây
Tạng định rõ các lộ trình cuộc sống khác nhau như bardo, lộ trình chuyển tiếp,
nói rằng tất cả đều là những giai đoạn chuyển tiếp giữa hai giai đoạn. Nhiều
giáo lý mật tông phân loại bardo thành bốn loại: (1) Bardo tự nhiên của việc
sinh ra, cuộc sống hiện tại của chúng ta. (2) Bardo đau khổ của cận tử. (3)
Bardo của bản tánh tối thượng, tánh quang minh nền tảng. (4) Bardo của lộ trình
chuyển tiếp (trở thành), nghiệp nguyên nhân. Một số giáo lý phân loại bardo
thành sáu loại bằng cách thêm vào (5) Bardo của giấc mộng, và (6) Bardo của sự
thể nhập.
Tuy nhiên, theo giáo lý đạo Phật công truyền (giáo tông)
và cũng là văn hóa phổ thông của người Tây Tạng, bardo là một thuật ngữ cho lộ
trình chuyển tiếp giữa chết và tái sanh. do vậy, trong sách này, tôi sử dụng
thuật ngữ bardo chỉ cho giai đoạn giữa chết và tái sanh (hoặc giữa bản tánh tối
thượng và tái sanh). ba lộ trình khác của cuộc sống chỉ gọi là “sống”, “cận tử”
và “bản tánh tối thượng”.
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc (Phạn, Sukhavati; Tạng Dewachen, bDe
Ba Chan): Một thế giới hay thiên đường của chư Phật. Có hai loại tịnh độ. Một
là tịnh độ tối thượng của “hoan hỷ thân “ (Báo Thân - sambhogakaya). Hai là
tịnh độ tương đối của “thân hóa hiện” (Hóa Thân - nirmanakaya). Vì vậy, có Cõi
tịnh độ cực lạc của thân hoan hỷ và Cõi tịnh độ cực lạc của thân hóa hiện. (Xem
Ba Thân). Cõi Tịnh Độ Cực Lạc bàn luận trong sách này là thân hóa hiện. Nó được
xuất hiện bởi năng lực nguyện của Đức Phật Vô Lượng Quang. Tất cả ai tích lũy
“bốn nguyên nhân” (hoặc “ba nguyên nhân”) sẽ tái sanh vào đây nhờ năng lực
nguyện của Ngài.
Bodhichitta (Phạn, tâm giác ngộ, quan điểm giác ngộ): Bồ
đề tâm, giáo lý của Phật giáo Đại Thừa, bồ đề tâm có nghĩa nhận trách nhiệm
phục vụ tất cả bà mẹ-chúng sanh. Bồ đề tâm có hai phương diện. Cái thứ nhất là
mong ước giác ngộ mà chúng ta gieo trồng trong tâm thức bằng cách trau dồi tứ
vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, và xả. Phương diện thứ hai đòi hỏi áp dụng mong ước
này vào hành động bằng cách thực hành sáu hoàn thiện bố thí, trì giới, nhẫn
nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ.
Chúng ta có thể thực hành kết hợp chặt chẽ về bồ đề tâm
với thực hành về cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Trước khi bắt đầu thực hành Tịnh Độ Cực
Lạc, chúng ta nên suy nghĩ rằng mình thực hành vì lợi ích của tất cả chúng
sanh. sau đó nên nghĩ rằng tất cả chúng sanh đang kết hợp với chúng ta trong
thiền định và cầu nguyện, và tin tưởng rằng chúng ta chúng sanh đó sẽ thọ tái
sanh trong tịnh độ. Khi kết thúc, chúng ta nên hồi hướng mọi công đức của mình
cho tất cả chúng sanh như nguyên nhân cho sự tái sanh của họ vào tịnh độ. Thực
hành đơn giản này tiêu biểu cho cả hai phương diện của rèn luyện bồ đề tâm.
Bodhisattva: Bồ Tát, một khao khát giác ngộ của người phát
triển quan điểm giác ngộ (bồ đề tâm), nguyện đem lại hạnh phúc và giác ngộ cho
tất cả bà mẹ-chúng sanh không tư lợi. Chư Bồ Tát là những người đi theo con
đường Đại Thừa, dẫn họ đến thành tựu Phật quả, nhưng vẫn còn là một bồ tát cho
đến khi đạt tới mục đích. Bồ Tát phải đi qua mười giai đoạn (thập địa) trên con
đường trở thành một vị Phật.
Buddha (Phạn, tỉnh thức, Bậc Tỉnh Giác): Phật, một người
toàn giác. Trạng thái giác ngộ của tất cả chư Phật là một và trọn vẹn, còn có
vô số biểu hiện của chư Phật, bởi vì sự thanh tịnh và Phật tánh phổ quát (mà
tất cả chúng ta đều có) lưu xuất trong vô số thân tướng và phẩm tính hay sự lợi
ích, phục vụ nhị nguyên và tâm khái niệm của chúng sanh. khi viết bằng chữ hoa,
danh hiệu Phật thường ám chỉ Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, vị Phật của thời
đại này.
Đức Phật Vô Lượng Quang (Phạn Amitabha; Tạng, Opagme, A’od
dPag Med): Phật A Di Đà, Vị Phật chỉ huy khắp Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Tên Ngài
trong tiếng Phạn là Amitabha, dịch nghĩa là “Vô Lượng Quang” hoặc “Vô Biên
Quang”. Cũng xem Đức Phật Vô Lượng Thọ; Nguyện của Đức Phật Vô Lượng Quang.
Đức Phật Vô Lượng Thọ (Phạn; Amitayus, Tạng; Tsepame, Tse
dPag Med): Một phương diện của Phật Amitabha; Đức Phật Vô Lượng Quang. Amitabha
xuất hiện trong tướng hóa thân và dẫn dắt người sùng mộ đến cõi Tịnh Độ Cực Lạc
của Ngài khi họ chết. Như Amitayus, Ngài xuất hiện trong tướng báo thân và ban
trường thọ cho những người sùng mộ Ngài. Các Ngài cùng là Phật nhưng khác danh
hiệu vì khác phẩm tính và hành động.
Phật Giáo Phổ Thông: Giáo lý đạo Phật đặt căn bản trên
sutra (kinh điển), những lời của vị Phật lịch sử, Shakyamuni.
Daka (Tạng, khadro, mKha’ ‘Gro, không hành): 1) Một bôï
của chư Phật trong thân tướng nam. 2) Nguyên lý nam trong Phật giáo mật tông.
Dakini (Tạng khadroma, mKha’ ‘Gro Ma, không hành): Một
thuật ngữ dùng trong Phật giáo mật tông với một số nghĩa: 1) Một vị Phật trong
thân nữ, 2) Nguyên lý rỗng không của sự hợp nhất của trí tuệ và tánh Không,
hoặc trí tuệ của trí tuệ và phương tiện thiện xảo, hoặc tánh Không của tánh
Không và lòng bi. 3) Người nữ tâm linh thành tựu cao, bảo vệ và hướng dẫn giáo
lý mật tông và các người đi theo. Dakini có thể trong tướng phẫn nộ, hiền minh,
hoặc bán phẫn nộ. 4) Ở Tây Tạng, Dakini cũng là một danh hiệu cho các nữ đạo sư
cao cấp và cho các phối ngẫu của lama cao cấp.
Hồi Hướng (Tạng, ngo wa, bsNgo Ba): Một thực hành trong đó
chúng ta suy nghĩ và tụng niệm cầu nguyện cho đi mọi công đức chúng ta như
nguyên nhân của hạnh phúc và giác ngộ cho tất cả bà mẹ-chúng sanh.
Lý Duyên Sinh (Tạng, tendrel, rten ‘Brel; Phạn,
pratitya-samutpada): Theo Phật giáo, không trạng thái tinh thần hoặc hiện tượng
vật chất nào phát triển hay hoạt động hoặc độc lập, hoặc bởi cơ hội, hay bởi
hoạt động của một năng lực cao, mà qua căn nguyên phụ thuộc của nguyên nhân và
điều kiện. Cuộc sống của chúng sanh phát triển và hoạt động qua chuỗi thập nhị
nhân duyên: vô minh (trạng thái bất giác), hành, thức, danh sắc, lục nhập (sáu
giác quan), thọ, tưởng, ái, thủ, hữu, sinh, lão, và tử. Nếu nhận ra bản tánh
tối thượng chúng ta sẽ từ bỏ sự vô minh của mình và như vậy chúng ta sẽ chặn
đứng vòng quay bánh xe của chuỗi mười hai nhân duyên bằng cách đảo ngược mối
kết nối và cuối cùng đạt được hoàn toàn giải thoát, giác ngộ (Phật quả). Khái
niệm mà tôi gọi là lý duyên sinh đã được phiên dịch nhiều như sự xuất hiện phụ
thuộc lẫn nhau, phụ thuộc cùng-xuất hiện, căn nguyên cùng-phụ thuộc, v.v..
Dharma: Xem Tam Bảo
Pháp Vương Của Những Tử Thần (Tạng, Shingje Chogyal, gShin
rJe Ch’os rGyal): Vua Giáo Pháp, hay Vua của Luật, điều khiển mọi xét xử của
chúng ta sau khi chết. Tử Thần là người phụ tá, giám thị việc thi hành xét xử.
Các Ngài chỉ là sự phản chiếu của thói quen tinh thần, của nghiệp chúng ta.
Dharmakaya: Xem Ba Thân
Delog (Tạng, ‘Das Log): Một “người trở về từ cõi chết”. Ở
Tây Tạng có nhiều đàn ông và phụ nữ chết trong một số ngày, và sau đó sống lại
với nhiều tường thuật về những gì họ đã đi qua và đã kinh nghiệm trong lộ trình
cận tử, bản tánh tối thượng, và bardo.
Dudtsi (Tạng, bDud rTsi; Phạn, amrita, cam lồ, thức ăn của
thần thánh): Những viên thuốc thảo dược đã ban phước như các vật liệu chữa lành
và giải thoát qua nghi lễ thiền định nhiều ngày của tập hội các thiền giả.
Dzogchen hay Dzogpa Chenpo (Tạng, rDzogs Ch’en hoặc rDzogs
Pa Ch’en Po, Phạn; Mahasandhi hay Ati Yoga, Đại Viên Mãn): Theo học phái
Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, là cấp cao nhất của chín thừa hay các giai đoạn
của kiến, thiền, và thành tựu.
Quán Đảnh (tạng, wang, dBang; Phạn; abhishekha. Nhập môn):
Một nghi lễ mật tông, trong đó vị thầy đã thành tựu trao truyền năng lực giác
ngộ của họ cho đệ tử. Năng lực quan trọng nhất được tiếp nhận trong nghi lễ mật
tông cao là năng lực của thân, khẩu, ý, và trí tuệ của vị thầy, bổn tôn, hoặc
đức Phật. Thiền giả cũng có thể nhận được quán đảnh qua sự “tự-quán đảnh”, đó
là trong chính thiền định của họ không có sự hiện diện của vị thầy.
Phật Giáo Mật Tông: Kim Cương Thừa, một trong các học phái
chính của Phật giáo Đại Thừa. Kim Cương Thừa đi theo giáo lý mật truyền của
tantra. Các rèn luyện của nó tập trung vào nhận thức thanh tịnh: thấy, nghe, và
cảm nhận mọi sự đều như thân tướng-Phật, âm thanh-Phật, và trí tuệ-Phật. Mục
tiêu của nó là đạt được ba thân-Phật (xem Ba Thân Phật), Phật quả vì lợi ích
của tất cả bà mẹ-chúng sanh.
Người Hành Hình (Tạng, le khen, Las mKhan): sứ giả của Tử
Thần hoặc nhân viên của họ, người thi hành trừng phạt.
Bữa Tiệc Cúng Dường (Tạng, tsog khor, Tshogs; Khor; Phạn
ganachakra, bánh xe của tập hội): Một nghi lễ quan trọng của thực hành mật tông
bao gồm ba tập hội: tập hội Bổn Tôn mà người ta cúng dường, tập hợp của thực
phẩm và thức uống, các vật liệu của bữa tiệc, và tập thể nam, nữ dâng cúng bữa
tiệc.
Năm Gia Đình Phật: Ngũ Bộ Phật, theo Phật giáo mật tông,
chúng sanh chưa giác ngộ kinh nghiệm cuộc sống của họ với các đặc tính của năm
kết tập (ngũ uẩn – sắc, thọ, tưởng, hành, và thức), năm nguyên tố (đất, nước,
lửa, gió, và hư không), và năm cảm xúc phiền não (tham, sân, si, kiêu mạn, và
ganh tị). Khi bạn giác ngộ, sự hiện diện của năm gia đình Phật trong bạn sẽ thức
tỉnh vì bạn đã nhận ra ngũ uẩn như năm vị Phật, năm nguyên tố như năm vị Phật
nữ, năm cảm xúc phiền não là năm trí.
1. Phật bộ (giác ngộ): gia đình màu xanh dương và tỏa khắp
trung tâm mandala biểu tượng vũ trụ giác ngộ. Điều khiển khắp là sự hợp nhất (nhất
như) của vị Phật nam Vairochana (Tỳ Lô Giá Na), thức thanh tịnh, và vị Phật nữ
Dhatvisvari, phẩm tính thanh tịnh của hư không, trí tuệ của Phật bộ này là trí
tuệ của lãnh vực tối thượng, là tánh thanh tịnh của vô minh.
2. Kim Cương Bộ: Gia đình màu trắng và tỏa khắp phần hướng
đông của mandala vũ trụ. Điều khiển khắp là sự hợp nhất của Phật Akshobya (A
Súc) hay Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), sắc thanh tịnh, và vị Phật nữ
Buddhalochana (Lô Xá Na) tánh thanh tịnh của nước. Trí tuệ của nó là trí tuệ như
–gương, và là tánh thanh tịnh của sân.
3. Bảo Bộ: Gia đình màu vàng và tỏa khắp hướng nam của
mandala vũ trụ. Điều khiển khắp là sự hợp nhất của vị Phật nam Ratnasambhava
(Bảo Sanh), tánh thanh tịnh của tưởng, và vị Phật nữ Mamaki, tánh thanh tịnh
của đất. Trí tuệ của nó là bình đẳng, tánh thanh tịnh của kiêu mạn.
4. Liên Hoa Bộ: Gia đình màu đỏ và tỏa khắp hướng tây của
mandala vũ trụ. Điều khiển khắp là sự hợp nhất của vị Phật nam Amitabha (A Di
Đà), tánh thanh tịnh của thọ, và vị Phật nữ Pandaravasini, tánh thanh tịnh của
lửa. Trí tuệ của nó là trí tuệ toàn giác, tánh thanh tịnh của tham.
5. Tác Nghiệp Bộ: Gia đình màu xanh lục và tỏa khắp hướng bắc của mandala vũ
trụ. Điều khiển khắp là sự hợp nhất của vị Phật nam Amogasiddhi (Bảo Sanh),
tánh thanh tịnh của hành, và vị Phật nữ Samayatara, tánh thanh tịnh của gió.
Trí tuệ của nó là trí tuệ thành tựu, tánh thanh tịnh của ganh tị.
Năm Vô Gián Tội (Tạng, tsham med pa nga, mTshams Med Pa
lNga; Phạn, panchanantarya): Giết cha, giết mẹ, giết một vị thánh (a la hán)
tấn công đức Phật với ý định xấu, và gây chia rẽ trong cộng đồng (tăng đoàn).Vi
phạm bất kỳ một trong năm tội này có nghĩa phải đối diện với nghiệp quả xấu
nhất, như tái sanh vào cõi địa ngục.
Bốn Nguyên Nhân: Có bốn nguyên nhân để được tái sanh trong
Cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Chúng là: (1) Nhớ tưởng nhiều lần các phẩm tính của Cõi
Tịnh Độ Cực Lạc cùng với Đức Phật Vô Lượng Quang, (2) tích lũy công đức, (3)
phát triển bồ đề tâm, hoặc quan điểm giác ngộ, và (4) hồi hướng công đức như
nguyên nhân thọ tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc, và lập nguyện mong ước được
sinh vào đó. Người ta cũng có thể rèn luyện trong “ba nguyên nhân”, không cần
phát triển bồ đề tâm, để được tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc.
Bám Chấp Vào “Bản Ngã” (Tạng, dag dzin, bDag ‘Dzin, Phạn,
atmagraha): Chấp “ngã” là gốc rễ của ảo tưởng tinh thần, cảm xúc phiền não, và
bệnh tật thân thể. Nó là sự ràng buộc tâm, xuất phát từ chấp vào chính mình như
“tôi”, “của tôi”, và chấp vào người khác như “ông ta”, “bà ta”, “đây”, “đó”,
v.v... Đến phạm vi mà sự chấp chặt trở nên khó cởi bỏ, đau khổ và tán loạn càng
trở nên trầm trọng và căng thẳng hơn. Tới phạm vi mà sự chấp chặt được buông
lỏng, chúng ta sẽ an bình và cảm thấy thanh thản. Hoàn toàn buông bỏ bám chấp
là hoàn toàn giải thoát.
Guru: Xem Lama.
Guru Padmasambhava (Phạn, Liên Hoa Sanh): Một trong các
bậc thánh và vị thầy của Phật giáo mật tông, được biết phổ biến ở Tây Tạng là
Guru Rinpoche, Vị Thầy Quý Báu. Từ Ấn Độ, Ngài du hành đến Tây Tạng vào thế kỷ
thứ tám và đặt nền tảng cho Phật giáo Tây Tạng, thuần phục con người và các thế
lực phi nhân chống đối Giáo Pháp, trao truyền giáo lý Kim Cương Thừa (mật
truyền), và qua năng lực huyền diệu của Ngài, đã chôn dấu giáo lý và các pháp
khí tôn giáo cho những người đi theo trong tương lai tìm thấy. Các giáo lý chôn
dấu và kho tàng này (Tạng, terma, gTer Ma) vẫn còn được phát hiện ở Tây Tạng.
Hãy xem quyển Các Vị Thầy của Thiền Định và Phép Lạ, trang 74-92, và Các Giáo
Lý Ẩn Dấu của Tây Tạng.
Guru Yoga: Một thực hành trong đó hành giả chấp nhận một
vị thầy tâm linh hoặc vị thầy tôn giáo, như Đức Guru Padmasambhava là đối tượng
và suối nguồn của cảm hứng tâm linh, ban phước, và tỉnh thức.
Người Trợ Giúp: Tăng, Ni, hoặc cư sĩ có rèn luyện thiền
định và nghi lễ phục vụ cho người chết và sắp chết. Họ được gọi là lama hoặc
người giúp đỡ trong sách này. Những người săn sóc, người còn sống, và các thành
viên trong gia đình của người chết hay sắp chết cũng có thể là người giúp đỡ,
nếu họ đã rèn luyện trong thiền định và cầu nguyện. Để cống hiến một hướng dẫn
tâm linh và ban phước thực sự, người giúp đỡ phải rèn luyện tốt trong thiền
định và nghi lễ. Tuy nhiên, nếu người giúp đỡ sùng kính đến “nguồn ban phước”
và/ có lòng bi cho người chết hoặc sắp chết, thì ngay cả nếu họ không được rèn
luyện tốt, bất kỳ tư duy, cầu nguyện, hay phục vụ tích cực nào mà họ cống hiến
đều sẽ là một nguồn lợi ích to lớn.
Karma (Phạn, nghiệp): Một khuôn mẫu thói quen đã gieo
trồng trong dòng tâm thức bởi tư duy, lời nói, và hành động của chúng ta. Khuôn
mẫu nghiệp quyết định loại kinh nghiệm sống chúng ta sẽ có, bây giờ và trong
tương lai. Đôi khi cũng có ý nghĩa đơn giản là “việc làm” hoặc “hành vi”.
Trì-Minh (Tạng, rigdzin, Rig ‘Dzin; Phạn, vidyadhara): Một
danh hiệu cho các vị thầy mật tông hoặc người đã thành tựu cao qua rèn luyện
của đạo Phật.
Quang Minh (Tạng, osel, A’od gSal; Phạn, prabhasvara):
Trong giáo lý mật tông, chúng ta thiền định về sự hợp nhất của tánh Không và
quang minh, cũng liên quan đến tịnh quang, và nhận ra sự viên mãn của hợp nhất
giữa tánh Không và tánh sáng, đó là thật tánh của tâm – mục đích tối thượng.
Mahasthamaprapta (Phạn - Trung Quốc, Đại Thế Chí, Tạng
Thuchenthob, mThu Ch’en Thob): Danh hiệu của một bồ tát biểu tượng cho năng lực
hay sức mạnh. Trong Cõi Tịnh Độ Cực Lạc, Ngài là bồ tát cao cấp thứ hai sau
Avalokiteshvara.
Mandala (Phạn, Tạng, kyil khor, dKyil ‘Khor): 1. Một tập
hội nhiều Bổn Tôn. 2. Một chu trình của Bổn Tôn. 3. Một bàn thờ cho nghi lễ mật
tông. 4. Một biểu tượng hay đồ hình của cõi tịnh độ Phật. 5. Rất nhiều tài sản
hay kho tàng.
Tạo Công Đức (Tạng, tshog sag, Tshogs bSags): Sự tích lũy
các hiệu quả tích cực tạo ra bởi tư duy, và hành động đạo đức như bố thí, trì
giới, tinh tấn, nhẫn nhục, và thiền định.
Bà Mẹ-Chúng Sanh: Tất cả chúng sanh. mọi sinh linh, thậm
chí là con côn trùng nhỏ nhất, trong một kiếp đã từng là mẹ chúng ta, và do vậy
chúng ta được dạy là quan tâm đến tất cả “bà mẹ-chúng sanh” với tình thương và
lòng bi.
Núi Sumeru (hoặc Núi Meru): Núi Tu Di, theo vũ trụ học Ấn
Độ cổ đại, là một ngọn núi vĩ đại nằm tại trung tâm thế giới. Chung quanh là
bốn châu lục chính. Châu phương nam gọi là Jambu, mà nhiều học giả xác nhận là
Châu Á.
Nirmanakaya: Xem Ba Thân.
Nirvana (Tạng, Mya ngan le de pa, Mya Ngan Las ‘Das Pa):
Niết Bàn, sự chấm dứt phiền não và chu trình sinh tử luân hồi. Qua rèn luyện
tâm linh, chúng ta đạt được việc chấm dứt vô minh, cảm xúc phiền não, và kinh
nghiệm được an bình và hạnh phúc vĩnh cửu. Tuy nhiên, niết bàn không phải là
trạng thái toàn giác của Phật quả.
OM MANI PADME HUM HRI: Mantra của Đức
Phật Lòng Bi (Avalokiteshvara), mantra phổ biến nhất trong Phật giáo Tây Tạng.
Một số truyền thống có chữ HRI, một số khác thì không có. OM MANI PAD ME HUM
đôi khi ám chỉ mantra Lục Tự. Xem phụ lục B giải thích rõ hơn.
PHAT: Một âm duy nhất trong rèn luyện tantric của Phật
giáo Tây Tạng. PHAT đại diện sự hợp nhất của hai rèn luyện, pha; phương tiện
thiện xảo hay lòng bi, và t, trí tuệ hay tánh Không, qua lực của việc hét chữ
PHAT! Hành giả thiền định về việc cắt bỏ, tiêu diệt, hay loại trừ mọi tư duy,
cảm xúc, cảm nhận, và hiện tượng tiêu cực, và hóa tán chúng vào tánh Không.
Phowa (Tạng, ‘Pho Ba; Phạn samkranti): Sự chuyển di tâm
thức. Phowa là một thiền định và nghi lễ duy nhất để bạn rèn luyện nhiều lần
trong khi còn sống. Sau đó, khi bạn hoặc người khác sắp chết, bạn sử dụng thiền
định phowa để chuyển di hoặc hòa nhập tâm thức bạn hoặc của người chết hay sắp
chết vào tâm giác ngộ của Đức Phật Vô Lượng Quang. Mặc dù phowa cần phải thiền
định về việc hòa nhập tâm bạn vào tâm đức Phật, nhưng bạn sẽ không trở thành
một với đức Phật trừ khi bạn là một thiền giả đã thành tựu cao. Thay vào đó, sự
thiền định hòa nhập với đức Phật sẽ gây cho bạn hoặc người mà bạn thực hiện
phowa nhận tái sanh vào Cõi Tịnh Độ Cực Lạc như một người an bình và hỷ lạc,
trên con đường đến giác ngộ.
Tịnh Độ (Tạng, zhing kham, Zhing Khams; Phạn,
buddhaksetra, cõi Phật): Một thế giới hay thiên đường của an bình và hạnh phúc
vĩnh cửu, nơi an trụ của chư Phật và các bậc giác ngộ. Tịnh độ tuyệt đối là
trạng thái của pháp thân và báo thân. Phật quả thực sự và tịnh độ Phật chỉ có
thể nhận thức bởi các bậc giác ngộ. Do vậy, có vô số tịnh độ hóa thân, thế giới
của an bình và hạnh phúc, xuất hiện bởi chư Phật trong nhiều hình tướng khác
nhau để những chúng sanh may mắn có thể hưởng được.
Tịnh Hóa (Tạng, drib jong, sGrib sByong): Thực hành thiền
định, cầu nguyện, nghi lễ đơn giản hay chi tiết để tịnh hóa nghiệp tiêu cực,
tác động của hành động tiêu cực với dấu vết của nó. Bất cứ loại suy nghĩ và
hành động tích cực nào cũng có thể là một nguồn tịnh hóa.
Samsara (Tạng, khorba, ‘Khor Ba): Sáu cõi luân hồi, trong
đó chúng sanh lang thang vô tận trong các cõi cao và thấp vì sự thúc đẩy của
nghiệp.
Sangha (Phạn): Tăng Đoàn, xem Tam Bảo.
Sáu Cõi: Sáu loại thế giới hiện hữu trong luân hồi, ở đó
chúng sanh liên tục tái sanh theo luật nhân quả, trừ khi thoát khỏi Bánh Xe của
Cuộc Sống nhờ đạt giác ngộ. Sáu cõi là cõi thiên, bán thiên, (đôi khi gọi là
cõi trời ganh tị và trời chiến tranh), người, ngạ quỷ, súc sanh, và địa ngục.
Đôi khi sắp xếp thành năm cõi, cõi thiên và bán thiên gộp chung làm một.
Phương Tiện Thiện Xảo (Tạng, thab, Thabs; Phạn, upaya):
Một trong hai cách rèn luyện chính trong Phật giáo, cái thứ hai là trí tuệ
(Tạng, sherab, Shes Rab; Phạn, prajna). Phương tiện thiện xảo là mọi khái niệm
và hoạt động tích cực của chân lý tương đối, như bố thí, trì giới, nhẫn nhục,
tinh tấn, thiền định, lòng bi và nỗ lực. Trí tuệ bao gồm rèn luyện thiền định,
nhận biết của chân lý tuyệt đối, và thoát khỏi khái niệm. Sự kết hợp trí tuệ và
phương tiện thiện xảo dẫn chúng ta đến giác ngộ.
Nguồn Ban Phước: Trong sách này, thuật ngữ này chỉ bất kỳ
đối tượng của cầu nguyện, sám hối, quy y, bảo vệ, và ban phước. Nó có thể bao
gồm bất cứ nguồn ban phước bên trong, cao hơn, hoặc thật sự như chư Phật, bồ
tát, thánh nhân, hiền triết, hoặc vị thầy tinh thông. Bất cứ đối tượng tinh
thần nào sẽ là một nguồn ban phước hùng mạnh nếu có các phẩm tính tích cực và
được tâm đánh giá là tích cực. Người chết và sắp chết cũng như người giúp đỡ họ
phải dựa trên nguồn ban phước như đối tượng hoặc sự hỗ trợ cho cầu nguyện,
thiền định, và nghi lễ của họ. Nguồn ban phước tối thượng là trong chúng ta vì
tất cả chúng ta đều có Phật tánh. Tuy nhiên, trước khi nhận ra tiềm năng của
mình, chúng ta phải dựa vào một nguồn ban phước bên ngoài để đánh thức phẩm
tính và bản tánh của chúng ta.
Ba Thân (Phạn, trikaya; Tạng, kusum, sKu gSum): Ba phương
diện của Phật quả. Thân tối thượng (Phạn, dharmakaya – pháp thân) là khía cạnh
rỗng không thanh tịnh của Phật quả. Thân hỷ lạc (Phạn, sambhogakaya – báo thân)
là thân tướng Phật thật sự như hưởng thụ bởi chư Phật. Các Ngài sở hữu phẩm
tính-Phật phong phú và sự thịnh vượng của các tịnh độ Phật, mà tất cả đều trong
trạng thái vĩnh cửu của nhất như. Thân hóa hiện (Phạn, nirmanakaya – hóa thân)
là thân vật chất mà người thường có thể thấy thân tướng của một vị Phật.
Tam Bảo (Phạn, triratna; Tạng, konchos sum, dKon mCh’og
gSum): (1) Đức Phật, hay vị thầy, hoặc dẫn dắt, (2) Giáo Pháp, giáo lý hay con
đường của hành trình tâm linh, và (3) Tăng Đoàn, cộng đồng tâm linh của các bậc
đi theo hỗ trợ hành trình của chúng ta.
Bản Tánh Tối Thượng (Tạng, ne lug, gNas Lugs): Sự vật như
nó là, cách thức tối thượng của hiện hữu. Thuật ngữ ám chỉ sự bất khả phân của
hình tướng và tánh Không – trạng thái tự nhiên thực sự của tâm và hiện tượng
hiện hữu. “Lộ trình của bản tánh tối thượng” được biết là chonyi bardo (Ch’os
Nyid) trong tiếng Tây Tạng.
Lãnh Vực Tối Thượng (Tạng, cho ying, Ch’os dByings, Phạn,
dharmadhatu – pháp giới): Lãnh vực tối thượng hay không gian dung chứa tất cả
là bản tánh rộng mở vô biên của hiện tượng hiện hữu. Phật quả là sự hợp nhất
của trí tuệ nguyên sơ (thật tánh của tâm) và lãnh vực tối thượng (thật tánh của
các đối tượng tinh thần).
Kim Cương Sư: Một vị tổ hoặc vị thầy của giáo lý mật tông.
Bài Nguyện Vajra Bảy Dòng: Một cầu nguyện đặc biệt đến
guru Padmasambhava, trong bảy dòng, với năm trình độ ý nghĩa và thiền định. Hãy
xem Hành Trình Giác Ngộ, trang 166-190.
Nguyện Của Đức Phật Vô Lượng Quang: Lời hứa hay mong ước
(Phạn, pranidhana) được lập bởi Đức Phật Vô Lượng Quang rất quan trọng trong
giáo lý về cõi Tịnh Độ Cực Lạc. Nhờ năng lực nguyện của Ngài, Cõi Tịnh Độ Cực
Lạc xuất hiện vì lợi ích chúng sanh, cho họ nhận tái sanh ở đó. Ngoài ra, bất
cứ người nào đã tích lũy bốn nguyên nhân (hoặc tối thiểu là ba) sẽ tái sanh vào
tịnh độ này nhờ năng lực nguyện của Ngài.
Tara Trắng: Một trong hai mươi mốt vị Phật trong thân nữ
được biết trong Phật giáo Đại Thừa như Tara
(Phạn, savioress, Tạng, drolma, sGrol Ma). Tara Trắng được kính trọng như nguồn
công đức và trường thọ.
Chữ HRIH
OM MANI PADME HUM HRIH
MANTRA LỤC TỰ