Một cách rõ ràng, Phật giáo đã kết hợp hành vi tâm lý và
luân lý để luận cập. Luân lý học Phật giáo đã không chỉ giới ở quan niệm luân
lý và phân tích lý luận, mà xa hơn, còn chỉ dạy những phương thức sinh hoạt và chuẩn
tắc cho mọi hành vi. Luân lý học của Phật giáo đã dạy con người không làm những
điều ác, bồi dưỡng thiện tâm và thanh tịnh tâm ý. Chỉ cần hành vi phù hợp với chuẩn
mực, thước đo quy phạm của văn hóa xã hội thì đó là tâm lý lành mạnh.
LUÂN LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN TÍNH
Đức Phật dạy rằng, sự hài hòa của thế giới nhân loại được
đặt trên nền tảng tâm lý. Vì vậy hành vi xã hội phải được nối kết với tâm lý
học của Phật giáo để phân tích. Nếu vấn đề cá nhân đã được giải quyết thì sự
khẩn trương và xung đột của xã hội sẽ giảm thiểu. Tạo ra những cảm tính như
tham lam, kiêu mạn, sân hận v.v… đều có thể ảnh hưởng đến sự quan hệ của nhân
tế. Đức Phật dạy: “Bảo hộ chính mình là bảo hộ người khác; bảo hộ người khác
cũng chính là bảo hộ tự thân.” Đức Phật lại nhấn mạnh, bồi dưỡng tố chất tâm lý
đã được nhìn nhận là có giá trị văn hóa xã hội, như tự tiết chế, tâm lý an bình
thanh tịnh, tự răn buộc v.v..
Tóm lại, luân lý xã hội gồm có hai mặt tích cực và tiêu
cực: Đứng trên mặt tiêu cực để nói thì sự tiết chế trên phương tiện nhân cách
và thực tiễn luân lý chuẩn tắc sẽ có thể làm giảm thiểu sự xung đột của xã hội;
đứng trên mặt tích cực để luận cập thì, bồi dưỡng, phát triển nhân cách lành
mạnh, có thể kiến lập được một xã hội lương thiện. Đức Phật ví dụ nhân tính như
một mỏ vàng, có những lúc bề ngoài tuy bị vô minh làm mê hoặc, nhưng sự huấn
luyện của nội tại khả dĩ chuyển hoá và biến nó thành lương thiện.
LÝ LUẬN CỦA TRI THỨC
Ý nghĩa của tri thức, nếu nói trên một nghĩa rộng thì gồm
có hai loại, đó là lý tính và kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể được chia thành
kinh nghiệm cảm quan (sense experience) và kinh nghiệm trực quan (intutive
experience). Thông thường thì con người biết sử dụng cả kinh nghiệm lý tính lẫn
cảm quan; nhưng, chỉ có những người phát huy kỹ xảo trực quan mới có thể đạt
đến phương pháp sử dụng tri thức một cách đầy đủ. Loại sử dụng phương pháp tri
thức đầy đủ nầy, đã chẳng phải là một loại thần bí; trong Phật giáo, những ai
có sự huấn luyện đặc biệt đều có thể đạt đến mục đích nầy.
Những kẻ ở cõi thế tục đều ràng buộc kinh nghiệm trên khái
niệm của một loại kinh nghiệm nào đó, nhưng, Phật giáo thì vượt qua phạm vi cục
hạn nầy. Lý do là vì khi chúng ta truy tầm tri thức thường bị chấp trước
(craving), và vô minh (ignorance) dụ phát, còn Phật giáo khi phân tích về khái
niệm đã không dừng lại ở ngôn ngữ hoặc trên tầng thức của luận lý học mà tiến
thêm một bước, Phật giáo có thể tiềm nhận vào cảnh giới tâm lý chân thật. Đối với
phương diện nầy, Phật giáo có thể tầm cầu được một loại mô thức mới của nhận
thức luận (a new model of epistemology).
LÝ LUẬN THỰC TẠI (THE THEORY OF REALITY)
Khi thảo luận đến vấn đề con người và vũ trụ. Phật giáo
cho rằng hành động của con người là do ý chí tự do của chúng ta đối với sự phải
trái và không bị quyết định bởi bất cứ hình thức nào khác; Khi Đức Phật biện
luận với sáu nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời, Ngài đã nắm lấy chủ trương nầy.
CƠ SỞ TRỊ LIỆU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Mục đích chủ yếu của Tâm lý học Phật giáo là nhằm giải đáp
rốt ráo nguyên nhân khổ đau mà nhân loại phải tiếp nhận, và, vấn đề là làm thế
nào để giải thoát sự thống khổ đó. Triết học và Tâm lý học của Phật giáo đều có
một thứ “Thủ hướng trị liệu” (Therapy oriented). Triết học Phật giáo cung cấp
một loại giải trừ khốn hoặc của tri tánh; còn tâm lý học Phật giáo thì cung cấp
phương pháp trị liệu về sự nhiễu loạn của tình cảm.
Erich Fromm bảo rằng Sigmund Freud không thể trị liệu tật
bệnh tâm lý mà Sigmund Freud chỉ muốn giải trừ sự lo âu, nóng nảy không hợp lý
và tánh cưỡng bức của nhân loại mà thôi. Phương thức trị liệu của những nhà tâm
lý học hiện nay đó là mô thức điều chỉnh vấn đề và bệnh lý xã hội một cách rộng
rãi hơn. Trên thực tế, những quốc gia có nền công nghiệp hóa và đã đang phát
triển cao độ thì những tâm trạng như hoang vắng trống rỗng, lãnh cảm, sự thiếu
sót về mặt hướng đạo nhân sinh trong lòng nhân loại, đều là khái niệm và mục
tiêu của tâm lý trị liệu ngày nay. Phật giáo thuyết minh rằng tâm cảnh khó
khăn, xung đột, bất mãn, nóng nảy, lo lắng, tham lam, ghét hận, mê chấp v.v… của
nhân sinh đều có thể cho là phù hợp với thông bệnh của con người hiện đại;
nhưng, Phật giáo còn có khả năng chỉ dạy cho mọi người hướng đến con đường lớn
huy hoàng đại giải thoát, tối cực phúc lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn.
LÃNH VỰC CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Những lãnh vực nghiên cứu của Tâm lý học Tây phương đều có
chủ đề trung tâm của nó, như tâm lý học Hoàn Hình Phái (Gestlat Psychology) chủ
yếu là nghiên cứu về tri giác (Perception); Phân tích tâm lý của Sigmund Freud
thì nhắm vào sự nghiên cứu động cơ và nhân cách. Và tâm lý học Hành vi phái
(Behaviourism) thì chủ yếu nghiên cứu về lý luận học tập (learning) v.v…
Nhưng, vấn đề quan thiết nhất của tâm lý học Phật giáo đó
là căn nguyên khổ đau của nhân loại và con đường giải thoát; vì thế, động cơ
thúc đẩy (motivation) và cảm xúc (emotion) chính là giáo nghĩa chủ yếu; Tri
nhận (cognition) là điều kiện tiên quyết phải được nghiên cứu thêm; ngoài ra,
như tính tình, nhân cách (personality) kể cả sự kết cấu trị liệu của tâm lý học
Phật giáo; giảo nghiệm trên phương diện tâm lý học, như phân tích tâm lý của Sigmund
Freud, tâm lý học nhân tính của Carl Rogers và A. Maslow có thể thấy một cách
thấu triệt về cách trị liệu của chủ nghĩa tồn tại và cách trị liệu của chủ
nghĩa hành vi đều là lãnh vực chủ yếu của sự nghiên cứu tâm lý học Phật giáo.
NGUỒN TƯ LIỆU TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
Dùng văn Pàli để tập thành kinh điển Phật giáo nguyên thủy
(đều có dịch sang Anh Văn) làm gốc, kinh điển được chia thành 3 loại: Một là
lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh tạng (Sutta Pitaka), hai là những điều
mục huấn luyện, răn chế của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni gọi là Luật tạng (Vinaya
Pitaka) và ba là Luận tạng (abhidhamma pitaka), trong đó gồm có phân tích tâm
lý của tri thức. Nhưng, Kinh tạng lại có thể được chia thành 5 loại:
Trường Bộ (The Digha Nikaya or Dialogues of the Buddha):
Đối thoại trường thiên của đức Phật, bao gồm 34 kinh điển
trường thiên, trong đó có thể trùng kiến sự tích bình sanh của đức Phật và thật
sử về chánh trị, xã hội và tôn giáo Ấn Độ đương thời. Trong đó Sigalovada Sutra
đã đưa ra những chỉ dẫn về quan điểm luân lý học Phật giáo thực dụng.
Trung Bộ A Hàm Kinh (The Majjhina Nikaya of Middle
Langth Saying)
Bao gồm 152 kinh. Giá trị của nó ở chỗ là có thể làm cho
chúng ta biết được tình hình tiến hóa ở thời kỳ bắt đầu của Phật giáo và những
giáo pháp của đức Phật cũng như tình huống khái quát của những đệ tử thân cận và
những sinh hoạt của xã hội Ấn Độ đương thời. Kinh Trung A Hàm cũng chứa đựng
một số tài liệu về Luật tạng.
Tạp Bộ A Hàm Kinh (The Samyutta Nikaya of Kindred Sayings)
Gồm 2889 kinh do 56 chương tiết hợp thành, trong ấy có rất
nhiều chỗ lập lại, trùng phúc.
Tăng Chi Bộ A Hàm Kinh (The Anguttara Nikaya of Gradual Sayings)
Thâu tập 2308 kinh, chia thành 11 chương tiết và có thêm
phần thảo luận. Đặc điểm chủ yếu là sự đơn giản, thanh khiết và gồm rất nhiều
câu thức tỉnh nhân sinh.
Tiểu Bộ A Hàm Kinh (The Khuddaka Nikaya of Division of Small Works)
Là một loại đoản thiên danh ngôn sử dụng tán văn hoặc hình
thức thi ca viết nên, thường được dùng để kỳ đảo, vịnh thi, ca xướng v.v… Đứng
trên quan điểm văn học, Phật giáo sử và Triết học để nhận xét thì Tiểu Bộ A Hàm
Kinh là một bộ kinh rất có giá trị.
Ngoài những sự kiện nầy, những tác phẩm nổi tiếng của Đại
Thừa kinh điển đã dùng Phạn văn, Hán văn, Nhựt văn và Tạng văn để viết thành,
cũng có thể tìm được những tư liệu liên quan như Kinh Dược Sư (Bhaisajya – Guru
– Sutra of the Lapis Lazuli Radiance Tathagata). Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh
Duy Ma Cật v.v… Truyền thống của Đại Thừa Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh đến sự
thành Phật hoặc những hành hoạt của các bậc Bồ Tát. Còn Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni thì được miêu tả trong kinh điển Pàli, như là một bậc có khả năng trị liệu
vĩ đại, phương thức trị liệu của Ngài gồm có hai loại: Trị liệu trên giáo nghĩa
và tâm lý hoặc thần tích.
Đem kinh Phật và một số nguyên lý của tâm lý học Tây
phương hiện đại, nhất là một số học lý của các loại học phái y liệu để so sánh
tìm hiểu trên tinh thần nghiên cứu thì mới có thể nhận thức một cách sâu sắc về
Tâm lý học Phật giáo.
VẤN ĐỀ THUỘC TRÊN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Trên phương diện hiện tượng tâm lý, đức Phật chủ trương do
kinh nghiệm mà chứng thực lý luận. Nhưng kinh nghiệm đã không chỉ là kinh
nghiệm cảm quan mà còn là công phu của trực quan (intuition) và nội tỉnh. Bởi
lẽ đức Phật nhận thức rằng truyền thống nhân tập, hoặc sử dụng luận lý học và
lý tánh đều có sự giới hạn của nó và, chỉ có kinh nghiệm mới được sự bảo hiểm
tốt nhất. Kinh nghiệm của đức Phật ngoài việc căn cứ vào ngũ quan còn tái dụng
Nội Tỉnh Pháp (Introspection) như là một giá trị cao độ để đạt được kỹ thuật
tri thức và phát huy thấu thị (quán sát một cách thấu triệt). Trực quan pháp là
một loại kỹ thuật “Phân tích tự ngã” (Self-analysis). Ở Tây Phương người ta sử
dụng trực quan pháp để nghiên cứu hiện tương tâm lý và đã được cho là kỹ thuật không
đáng được tin cậy, bởi vì kinh nghiệm của riêng mình không thể làm cho người
khác giác sát được. Nhưng, Phật giáo cho rằng do công phu thiền định cao độ mà
có thể đạt đến năng lực vượt qua cảm quan, và chính vì thế mà nó là phương thức
khảo nghiệm khách quan. Nếu có thể đạt đến kỹ thuật thiền định một cách nhất
định thì không bị vô minh làm trở ngại và do vậy mà tâm lý có khả năng đạt đến
giai đoạn của sự an bình và thanh tịnh.
KHÁI NIỆM VỀ TÂM (MIND)
Đức Phật phủ định bất cứ thực thể nào có tánh vĩnh cửu tức
Tâm hoặc Ý Thức (Mind or Consciousness). Phật dạy: cái được gọi là tâm là một
loại phức tạp thể của nhân thể (a psycho-physical complex of nama-rupa), nama
là chỉ cho 4 loại quần thể phi vật chất tức là cảm giác, ấn tượng của cảm giác
(tưởng tượng, quan niệm, khái niệm), ý chí hoạt động (conative activity) và ý
thức; rupa là nói về 4 nguyên tố lớn, tức là khuếch đại (extention), ngưng tụ
lực (cohesion), nhiệt (heat) và hình trạng vật chất (materialshape) có được từ
những nguyên tố nầy. Vì vậy, có thể nói, nó là một phúc hạp thể được tổ thành
bởi những thành phần tâm lý và vật chất và có tính chất tâm thể (hoặc thể tâm)
nương tựa lẫn nhau. Muốn liễu giải một cách rốt ráo về hiện tượng tâm lý thì
cần phải xuyên qua luật nhân quả, bởi vì chúng cùng làm nhân và quả cho nhau.
Nhân duyên giả hợp là sự biểu thị của điều kiện hỗ vi của
tâm lý và vật chất. Giáo nghĩa vô ngã (egolessness) cũng còn chỉ dạy rằng cả
nội lẫn ngoại đều không có cái gọi là thực thể tồn tại. Vì thế, hai giáo nghĩa
nhân duyên giả hợp và vô ngã là tâm lý học Phật giáo giải thích về tâm (có thể
dùng phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích để phân biệt giải thích hai
loại hiện tượng nầy). Căn cứ theo tâm lý học Phật giáo, chúng ta có thể bảo
rằng Tâm là một thể loại liên tục động thái (dynamic continuum), có thể khuếch
đại đến khởi nguyên và khó mà tính đếm được, vả lại, nó còn có thể phát triển
bên ngoài của sự kết liễu của thọ mạng.
Loại
thuyết pháp nầy hiện vẫn chưa được sự thừa nhận của tâm lý học Tây Phương.
Nhưng, “Tính chất di truyền nguyên thủy của người” (Archaic heritage of mind)
của Sigmund Freud và quan niệm về “Tập thể vô ý thức” (Collective
Unconsciousness) của Carl Jung đều muốn thăm dò vào một lãnh vực sâu xa khác,
trong tương lai, rất có thể sự khám phá mới sẽ hội tụ cùng chủ trương tâm lý
học của Phật giáo.