NGỌN ĐUỐC MINH TRIẾT TRÊN ĐƯỜNG TÌM ĐẠO
(CHÂN LÍ)
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
(Trích trong Đường Về Minh Triết; NXB
Văn Nghệ, 2007)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí
của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng
tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của
tất cả.
* “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là
biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà
bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất
diệt, tịch tri, tịch chiếu.
* Tự tri là, bằng trí tuệ nội quán, nhận
biết trọn vẹn mọi cảm giác, tư tưởng, ý muốn, nhận thức phân biệt v. v…đang xảy
ra trong tâm trí. Đây là sự nhận biết (kiến chiếu) một cách tự nhiên, không phê
phán, không lấy-bỏ (thủ-xả), không dụng công. Có năng lực kiến chiếu này thì
tâm trí sẽ tĩnh lặng (tỉnh thức) và thấy rõ bản chất của bản ngã (cái “tôi”).
Bản ngã sẽ được chuyển hoá thành trạng thái tâm vô ngã - tức là tâm thái hoà bình,
từ bi đích thực, mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn “mạng lưới vật chất
và tâm linh” của vũ trụ.
*“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ
đại nhất của chính mình.
* Viên mãn “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” rất
khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung cho nhân cách,
cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà
bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với người.
* Không xiển dương sự thanh tẩy tâm thức
thì tôn giáo, tín ngưỡng chứa đầy mê tín có hại.
* Thiền chân chính, tôn giáo chân chính
không thể không lấy “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” làm lí tưởng, làm mục đích. Đó là
cốt tuỷ của Thiền học chân truyền, của hành trạng Đại thừa.
* Nên thấu hiểu rằng, lòng tự hào tôn
giáo cũng là cái “tôi” hiếu chiến vô minh.
* Sự giác ngộ đích thực thì đi đôi với
lòng từ bi, bao dung.
* Muốn giác ngộ chân lí tuyệt đối, phải
biết “đạt lí, quên lời”, không chấp thủ ngôn từ, hình tướng - dù hình tướng
thánh nhân.
* Thượng Đế (hay Chân-Thiện-Mĩ) không
thuộc về phe này hay nhóm kia, không thuộc về hình tướng nào; mà thuộc về những
tâm hồn trong sạch, bình đẳng, bác ái, từ bi. Đó là Tánh Viên Giác.
* Thiền định tự tri thì không thuộc
riêng tôn giáo nào hay nền văn hoá giáo dục nào; đó là tài sản cực kì quý giá
của nhân loại muôn đời, của vũ trụ.
* Có thể có tinh thần tôn giáo mà không
theo tôn giáo nào, tín ngưỡng nào.
* Một người ngoại đạo có thể sống
khế hợp giác ngộ nếu có khát vọng. Ngộ đạo không khó, cái khó là có khát vọng.
* Không tôn trọng phương tiện thăng hoa
tâm linh của người khác thì chưa có tâm thái hòa bình, tỉnh thức.
* Người có tâm Đại thừa thì vui mừng vì
nhiều người biết hướng thượng, chứ không cố chấp “hơn thua" về khái niệm,
về từ ngữ.
* Nếu đã thật sự phát khởi tâm nguyện
lớn (tâm Đại thừa) thì dù chưa triệt ngộ, vẫn có thể tuỳ duyên sử
dụng nghịch hạnh.
* Khi sống muốn bao la cùng trời đất thì
khi chết sẽ không bị trói buộc vào chốn phiền não.
* Tôn giáo có ý nghĩa lớn về đạo đức, về
cảm hứng, nhu cầu cải tạo tâm tính, nếu tôn giáo giàu từ bi bác ái .
* Về tôn giáo cũng như về các lĩnh vực
khác, rất nhiều người đạt đến đỉnh cao bằng con đường tự học, tự đào tạo,
bằng cách sống thông thường. Khát vọng lớn thì thành công lớn.
* Ở giữa vườn hoa, xác chuột chết vẫn
thối; ở giữa đầm bùn lầy, đoá sen vẫn thanh khiết.
* Không biết phục thiện thì không thể
học được những bài học vĩ đại trong trường đời; dù có bằng cấp cao cũng chi là
kẻ ấu trĩ về trí tuệ.
* Không tự tri, tức quán tâm, thì không
thể thấy huyễn tướng cái “tôi”, tức bản ngã.
* Sự xấu ác là biểu hiện của cái “tôi”
(bản ngã) đen tối.
* Cái “tôi” càng lớn thì tình thương
càng nhỏ. Càng chấp thủ cái “tôi, bệnh tinh thần càng nặng; càng ảnh
hưởng có hại cho tha nhân, môi trường bằng hành vi, bằng thái độ, bằng năng
lượng tâm ý.
* Theo cách nói của nhiều nhà vật lí thì
vũ trụ là một mạng lưới chằng chịt vật chất và tâm linh tương quan với nhau.
Hiểu như vậy, sẽ thấy toàn vũ trụ là một cơ thể bất khả phân.
* Con người cần có sự định tâm tỉnh trí
để thấy biết trọn vẹn tâm hồn mình. Không tự tri thì không tự chủ, không có sự
liêm khiết và tự do tinh thần, không có Thiền.
* Tham cứu Thiền là tham cứu sự sống và
ý nghĩa cuộc sống.
* Thiền là tự tri, là siêu vượt tín
ngưỡng, hình tướng, khái niệm…, là sống tỉnh thức toàn diện với trí vô sư, với
trí tuệ siêu vượt quy định nhị nguyên (tức là sống với trí bát-nhã).
* Không phải “danh ngôn” nào, “lễ nghĩa”
nào, “truyền thống” nào cũng giá trị, cũng đáng theo.
* Tinh thần càng tự do thì trí tuệ-lương
tri càng sáng.
* Có những thứ “vinh quang” dính đầy sự
bẩn thỉu. Ai mới thấy hào quang danh lợi đã trọng vọng, đó là người không minh
mẫn, không biết chính tà.
* Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã
(cái “tôi") thì chưa thể có đường lối giáo dục đúng đắn.
* Không biết phục thiện thì không thể
học được những bài học vĩ đại trong trường đời; dù có bằng cấp cao cũng chi là
kẻ ấu trĩ về trí tuệ.
* Tâm hồn đen tối tạo ra xã hội đầy tệ
nạn. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, phải có nền giáo dục có khả năng giáo dục
tất cả mọi người (không trừ một ai) nhận thức sâu sắc các bệnh tâm hồn, phải
làm cuộc cách mạng nội tâm tận đáy cái “tôi”.
* Nhà giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là
công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì nhiều người ngây thơ tin tưởng vào
họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
* Một vấn đề lớn của thời đại chúng ta,
là làm thế nào để xây dựng vững chắc cảm hứng sống có đạo đức nhân văn ở con
người.
* Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và
minh triết.
* Khi ta suy nghĩ, ta chỉ tiếp xúc với
một vài khía cạnh cuộc sống. Nhưng nếu muốn giáp mặt thực tại toàn diện của
cuộc sống thì phải im lặng tâm trí.
* “Vô niệm” để chấm dứt trí nhớ
tâm lí - thứ trí nhớ lấy cái “tôi”, cái chấp ngã làm trọng tâm.
* Tâm vô ngôn là sự tỉnh thức toàn diện
của sự sống.
* Tâm trí không tĩnh lặng thì không thể
giáp mặt thực-tại-đúng-như-thực, không thể giáp mặt chân lí cuộc sống.
* Niềm tin nếu đi đôi với sự chấp
ngã nặng nề thì nuôi dưỡng lòng kiêu ngạo sân si.
* Không biết tu tâm thì không thể phát
triển nhân cách. Sự tu tâm chân chính là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lớn
đối với xã hội, vũ trụ.
* Truyền bá minh triết Thiền Định Tự Tri
là góp phần cải tạo xã hội.
* Khi dục vọng vô mình và sự chấp ngã
ngự trị thì không có tự do tinh thần.
* Vô minh là trạng thái tâm trí trụ vào
kiến chấp nhị nguyên (nhị tướng).
* Tự tri là hồi quang phản chiếu, là nội
quán.
* Giá trị làm người thể hiện ở hiệu quả
thiện ích , ít tác hại (nhất là ở mặt “tiềm ẩn” là năng lượng tâm thần) đối với
xã hội , đối với vận hành của vũ trụ.
* Tâm giải thoát phiền não mang ý nghĩa
hiếu nghĩa lớn nhất, mang ý nghĩa nghĩa vụ và trách nhiệm cao quý nhất, vì đó
là hành động thuận đạo lí, thuận hợp đại luật vận hành của vũ trụ.
* Thấu triệt lí duyên sinh-vô ngã thì
tâm dễ tĩnh lặng, não dễ chuyển hóa, dễ ngộ nhập chân lí tuyệt đối.
* Vắng mặt năng lực tự tri tự chủ, vắng
mặt trí-lương-tri thì trí-công-cụ sẽ trở thành tôi tớ cho trí-chó-sói.
* Cái “tôi" càng lớn, càng bền
chắc, càng xảo quyệt, càng tự tôn, càng bè phái thì sự liêm khiết trí thức càng
suy yếu, tư tưởng và hành vi “người bóc lột người” càng đa dạng .
* Giáo dục “toạ thiền-quán hơi thở-tự
tri” là biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả giáo dục, thăng hoa tâm trí, cải
thiện thế giới.
* Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và
minh triết.
* Thấy-biết khác với hiểu. Nếu thấy-biết
của tâm chưa khế hợp với Bát Nhã Tâm Kinh thì chưa có Trí Bát Nhã.
* Một trong những phương cách giúp duy
trì cảm hứng sống thiền là tọa thiền mỗi ngày. Không nên bỏ trắng ngày nào cả
(vì lí do gì đó cũng nên duy trì vài phút).
* Khoác lác, tự đại, tự ti, khiêm tốn
đều không có lợi cho Đạo.
* Muốn đi sâu vào kinh sách về Thiền,
phải có năng lực đọc-hiểu và đọc-thấy. Thiền định tự tri làm xuất sinh năng lực
đọc-thấy. Đó là cái thấy nội tại.
* Khi tâm hồn không có lí tưởng thánh
thiện và minh triết thì con người rất dễ bị cái xấu lôi cuốn, rất dễ bị tha hóa
biến chất.
* Chưa thật thấy chúng sinh là ân nhân
của mình thì chưa có phẩm chất Bồ tát, chưa tỉnh thức.
* Sự tĩnh tâm tự tri có công năng giữ
gìn lương tri, sự tự chủ, sức khoẻ tinh thần, giá trị làm người .
* Người biết yêu nét đẹp của tâm hồn là
người trưởng thành tâm trí, là người có tinh thần dũng cảm, biết sống với hạnh
phúc chân chính.
* Càng hướng đến lí tưởng vô ngã thì cái
“tôi” càng giàu thiện ích mĩ.
* “Vô ngã” là bản ngã (cái “tôi”) chuyển
thành trạng thái tâm trí hòa bình, tỉnh sáng, “vô ngôn giữa muôn lời”.
* Khi cái “tôi” xâm lấn, bóc lột người
khác, nó luôn ẩn núp sau những lời hoa mĩ.
* “Vô ngã” là Sự Sống bất sinh bất diệt.
“Vô ngã” là chân ngã, là giải thoát.
* Tâm hồn không tự do thì không có năng
lực tư duy độc lập, không cảm thụ được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống, nghèo nàn
tinh thần sáng tạo, kém nhân cách.
* Tâm ý xấu ác không chỉ có hại cho thế
giới, mà còn rất hại cho môi trường năng lượng của mình.
* Tư tưởng xuất thế góp phần làm trong
sạch sự nhập thế.
* Tâm Đại thừa là tâm khiêm hạ, hiểu
rằng tội lỗi của mình từ vô lượng kiếp đã ảnh hưởng xấu đến tất cả chúng sinh.
* Tâm Đại thừa khởi phát từ sự
nhận thức sâu sắc rằng, tội lỗi của cá thể ảnh hưởng đến toàn thể, qua thân
khẩu ý.
* Thể xác thì tất nhiên có sở trụ, nhưng
tinh thần thì cần “hướng đến” vô sở trụ.
* Làm cho con người biết yêu quý nét đẹp
tâm hồn mình, đó là nhiệm vụ cao cả của văn hoá, của giáo dục, của tôn giáo.
* Thiền định tự tri là sống tận nền
tảng, tận cội nguồn sự sống.
* Giá trị giác ngộ, giá trị Đại Thừa
không nằm ở hành vi, hình tướng bên ngoài, mà ở thực chất của tâm. Nếu
thật sự có giác ngộ, có tâm Đại thừa thì dù sống ẩn dật vô danh vẫn có thiện
ích lớn cho chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.
* Có duyên lành với nền văn hoá giác ngộ
là có diễm phúc cực kì lớn lao.
* Nếu chưa quán tâm (tự tri) để thấy rõ
tướng trạng như huyễn của bản ngã thì chưa biết “đọc kinh bằng tâm”, chưa
biết đọc công án Thiền.
* Thỉnh thoảng có được một vài phút sống
với tâm vô ngôn cũng có công đức và phước đức rất lớn.
* Giới hạnh là vấn đề khoa học, vấn đề
nhân quả. Chí hướng giác ngộ biết tôn trọng nhân quả, nhưng muốn siêu vượt nhân
quả, luân hồi.
* Gọi là “Thiền” hay từ nào khác cũng
được, điều quan trọng là cái nội hàm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
* Thiền học không nên chỉ dạy hạn chế
ở một vài ngành đại học, mà nên phổ cập ở mọi cấp học để có nền tảng vững
chắc trong giáo dục-đào tạo nhân cách.
* Cái “tôi” làm cho tâm hồn nặng trĩu vì
uy lực, còng xuống vì nô lệ, đen tối vì tự ti, tự phụ, tự ái…
* Thiền định tự tri càng cao thì càng
minh mẫn hơn, chủ động hơn với cuộc sống, với công việc; năng lượng phiền não
được chuyển hoá thành năng lượng an lạc, thiện ích .
* Niệm (nhớ-nghĩ) luôn xuất hiện
trong tâm. Chúng là ngôn từ (tiếng nói bên trong) và có hình tướng (sóng tâm
thức). Trong thiền định (tự tri), ai thấy rõ niệm sinh diệt liên tục, thấy rõ
chỗ niệm xuất hiện và chấm dứt (tức là khoảng trống giữa hai niệm) thì sẽ nhận
ra (ngộ) tâm vô niệm, “vô ngôn”. Đó là tâm thể “một niệm vô ngôn" như vầng
trăng toả sáng. (“Niệm” trong “niệm vô ngôn" có huyền nghĩa khác hẳn với
“niệm” trong “vọng niệm”. Phải ngộ mới thấy, mới biết). Vô ngôn đó khi đã “an
định”, sẽ soi sáng muôn lời (tức là soi sáng trí phân biệt tương đối), sẽ
là tri giác tự do tự tại, thoát tình trạng vọng động vô minh. Đó là “tánh sáng”
bất sinh bất diệt.
* Phải biết “ghét” bệnh phong,
nhưng đừng ghét người mang bệnh phong; cũng vậy, phải biết ghét thói xấu nhưng
đừng ghét người đang có thói xấu. Sự xấu ác là bệnh tinh thần.
* Nếu chưa quán tâm (tự tri) để thấy rõ
tướng trạng như huyễn của bản ngã thì chưa biết “đọc kinh bằng tâm”, chưa
biết đọc công án Thiền.
* Thỉnh thoảng có được một vài phút sống
với tâm vô ngôn cũng có công đức và phước đức rất lớn.
* Giới hạnh là vấn đề khoa học, vấn đề
nhân quả. Chí hướng giác ngộ biết tôn trọng nhân quả, nhưng muốn siêu vượt nhân
quả, luân hồi.
* Cái nhìn khách quan không thể đánh giá
được nhân cách minh triết; chỉ họ tự biết. Nhân cách minh triết tối cao
chính là nhân cách tự-do-tinh-thần. Đó là giá trị cao nhất.
* Tâm bất bình thường thì não bất bình
thường. Tâm não bất bình thường tác động bất bình thường đến sự vật và
ảnh hưởng xấu đến nhận thức của ta, đến cuộc sống của ta (kể cả hoàn cảnh).
* Được lên thiên đường bởi niềm vui:
niềm vui mang tính chất nhân từ. Bị xuống địa ngục cũng bởi “niềm vui”: niềm
vui mang tính chất gian ác.
* Không quan tâm đến sự sống sau khi thể
xác chết là quá thờ ơ với tương lai.
* Trong ta có “tấm gương” “nghe và thấy”
được tư tưởng, cảm giác, ý muốn... Tĩnh tâm một thời gian thì tấm gương
này sẽ lộ rõ. Nó càng sáng, ta càng dễ thấy cái “tôi” và cái “tôi” dễ dàng được
chuyển hoá thành “vô ngã”.
* Mọi tài năng đều có giá trị về mặt
công cụ, đều có thể góp phần làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhưng cái năng lực
quý giá nhất làm cho con người giữ vững giá trị làm người, đó là sự tự tri tự
chủ. Thiếu cái năng lực này, các tài năng khác có thể biến con người thành ác
quỷ, dã thú, kẻ đê tiện.
* Khi ngồi định tâm mà vẫn nhớ nghĩ đủ
chuyện (tức nói năng bên trong) thì giống như khi ngồi một mình mà nói đủ điều.
Đó là tình trạng bất bình thường của tâm trí, của bộ não và hệ thần kinh.
* “Tỉnh thức” là “có mặt” trong giây
phút hiện tại với những gì đang xảy ra.
* “Có mặt” tức là tâm trí không còn vọng
tưởng lang thang.
* Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu
là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lí
giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lí giác ngộ thì dễ thực hành tự tri; người
biết thực hành tự tri thì dễ thực chứng chân lí tuyệt đối, siêu vượt khái
niệm-tướng trạng.
* Khi kẻ ác tấn công ta, ta sử dụng trí
tuệ và lòng dũng cảm để đối phó với chúng; làm như thế thì có lợi hơn là sử
dụng lòng căm thù.
* Vô ngã là tâm thái tịch tri, tịch
chiếu, thường tịch quang. Vô ngã là Chân ngã.
* Đừng coi thường việc chữa trị các bệnh
tinh thần, vì nếu thế, văn minh vật chất và sự hưng thịnh kinh tế chỉ như sức
lực dồi dào của một gã khùng hung hãn, sẽ rất nguy hiểm cho nhân loại.
* Từ năng lượng quán tâm (tự tri) xuất
sinh tình thương, niềm vui, năng lực sáng tạo có chất lượng cao, xuất sinh nhãn
quan minh triết, tác dụng giáo dục.
* Tâm thái vô ngã là tâm thái hòa bình,
bao dung, minh triết, thông minh.
* Khi đã biết sống với tâm vô ngôn thì
tuỳ duyên ứng xử, không bị quy định bởi bất cứ gì; đó là sự tự do tự tại đích
thực của tâm trí. Tâm Thiền là Chân-Thiện-Mĩ. Minh triết tối thượng là biết
dừng tâm và tịch chiếu.
* Tâm hồn không thanh bình thì cuộc sống
kém chất lượng, hiệu quả công tác không cao, không có kinh nghiệm về niềm an
vui tự phát, không thể ngộ nhập Tánh Viên Giác vốn có ở chúng sinh và trùm khắp
mười phương.
* Truyền bá minh triết thiền “tự
tri-tỉnh thức-vô ngã” là góp phần xây dựng nền văn hoá hoà bình, nền văn hóa
tiên tiến.
* Tu viện lớn, lễ lược nhiều không có ý
nghĩa bằng chăm lo chu đáo và khoa học cho sự tu tập và đời sống vật chất của
tu sĩ.
* Một tinh thần thật sự trẻ trung và đầy
sinh lực là một tinh thần trong sạch. Tinh thần đó ít lệ thuộc vào thể trạng và
hoàn cảnh.
* Có đức mà không có tài, không phải là
vô dụng, vì vẫn có tác dụng giáo dục lớn lao đối với xã hội (qua lối sống), vì
vẫn mang năng lượng tinh thần (thiện ích) ảnh hưởng tốt đến môi trường sống của
cộng đồng (có cả giá trị giáo dục). Có tài mà không có đức, không chỉ có hại
cho xã hội về hành vi xấu, mà còn mang năng lượng tâm thức độc hại cho môi
trường (và cho bản thân mình). (Vấn
đề này Phật giáo gọi là tạo nghiệp tốt xấu; nghiệp cũng mang năng lượng; toàn
vũ trụ là những dòng chảy năng lượng).
* Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã
(cái “tôi") thì chưa thể có đường lối giáo dục đúng đắn.
* Theo nhiều nhà khoa học tự nhiên, năng
lượng tâm thức là dạng năng lượng cơ bản, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho toàn vũ
trụ (tuỳ tính chất tâm thức) và cho bản thân.
* Trái đất đang nóng dần lên; tâm hồn
nhân loại đang nóng bỏng. Nhà khoa học nỗ lực vá tầng ô-dôn; thiền gia nỗ lực
thiền định để góp phần chuyển hoá tâm trí nhân loại bằng năng lượng tỉnh thức,
an lạc, thanh thoát, từ bi.
* Nhà tâm lí học không thể hiểu biết sâu
sắc cơ cấu tâm lí nếu không thiền định tự tri. Nhà giáo dục học, nhà chính trị
học sẽ không có tầm nhìn minh triết về giáo dục, về chính trị nếu không hiểu
biết sâu sắc cơ cấu tâm lí con người. Nhà truyền bá tôn giáo sẽ hạ thấp giá trị
tôn giáo nếu thiếu quan tâm vấn đề này.
* Không ai là không có tâm xấu ác, điều
quan trọng là phải nỗ lực cải tạo. Thực hành “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là trách
nhiệm của mọi người.
**************
NAM-MÔ QUÁN THẾ ÂM
BỒ-TÁT
(*)
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
Trì danh Ngài Quán Thế Âm
Trí - bi hội nhập Chân Tâm đất
trời
Vơi bao nghiệp chướng cõi đời
Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm
kinh…
Niệm thầm theo hơi thở thiền
Tháng ngày an lạc như hiền triết
xưa
Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa
Hương trà thấp thoáng Chân Như
vĩnh hằng.
(*): Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng
lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của tôn giáo.
-(Chân Tâm: Bản Thể Vũ Trụ,
Thượng Đế, Viên Giác, Phật Tính, Pháp Thân, Chân Như, Chân Thiện Mĩ…).
-Bồ-tát Quán Thế Âm có truyền
bá một câu chân ngôn mang thần lực cứu khổ cứu nạn và trợ lực giác ngộ là: Án
Ma Ni Bát Di Hồng (Om Ma Ni Pad Mé Hum). (Ngài
là một vị Phật thời quá khứ xa xưa; nhiều người dù không phải là người Phật
giáo vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).
-Thí nghiệm của M.Emoto cho
thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2
chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm
này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn…
-A.Einsten có phát biểu đáng
lưu ý: Khoa học không có tôn giáo là khoa học khập khiễng.
-Theo Thiền Luận (D.T.Suzuki),
ngày xưa có các vị Bồ-tát tu hành trong nghịch cảnh như làm kĩ nữ, bán cá ở
chợ, mò tôm để sinh nhai… Vì thế, dù còn phải sống trong nghịch cảnh, chúng
sinh cũng có thể tu tập hướng thiện hướng thượng tâm linh, chuyển hoá nghiệp.
-“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là
đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang
năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh
chung của tất cả.
(Đường Về Minh Triết;
Idoc.vn ).
25/2/2013
*****************
CÂU HỎI LỚN TRONG ĐỜI
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
(Tản bút)
Thế giới quanh ta
Là biểu hiện của thế giới trong ta
Thế giới đầy chiến tranh, xung đột, tranh giành
Đầy bạo lực, bạo quyền, trí thức rởm, tàn ác
Đầy tham ô, hối lộ, bè phái, tà kiến, bất công
Đầy độc tài, độc đoán, bịp bợm, tham vọng cá nhân
Đầy xảo quyệt, tự hào, mặc cảm, dua nịnh, hư danh
Đầy tham sân si, cố chấp, khổ đau, sa đọa…
Thế giới quanh ta
Là biểu hiện của thế giới trong ta
Thế giới của cái “tôi” chấp thủ vô minh!
Ta làm được gì cho thế giới?
Vô thức vũ trụ có mặt trong mỗi tâm thức cá nhân
Tâm linh cá thể là một mắt lưới
Mắt lưới trung tâm của toàn mạng lưới vũ trụ vô biên…
Nếu còn một mắt lưới không bị chìm trong biển vô minh
Thì toàn mạng lưới còn có cơ hội được kéo lên
Ta làm được gì cho toàn mạng lưới tâm linh?
Sinh ra và lớn lên giữa cõi đời điên đảo
Tâm não ta bị khuôn định theo trăm nghìn cái khuôn
Cuộc sống của ta là biểu hiện của cái “tôi” ảo tưởng
Chưa một lần dừng lại để tỏ ngộ chính mình!
Mang đầy năng lượng vô minh trong thế giới khổ đau
Ta làm được gì cho thế giới?...
Chiều nay ngồi quan sát cái “tôi”
Cảm nghiệm thâm sâu và hốt nhiên tỏ ngộ
Giải thoát khỏi mọi khuôn đúc và được an lạc tự do
Cái thấy tự do là tuệ tri như thực
Tri tức hành – Tâm Không tức diệu hữu…
Hành thâm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” (*)
Giây phút tự tri là giây phút chân thiện mĩ cho đời
Ta tự biết ta làm gì cho thế giới.
20/8/2013
(*): -“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ,
là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;
mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ,
cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
-“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại
nhất
của chính mình.
(Đường Về Minh Triết)
**************
NHÚ MỘT VẦN THƠ
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
(Chùm thơ-3 bài)
Bài Thơ Không Đề
Sợ tâm hồn lãng đãng
Đêm nặng vần thơ đau buốt lưng
Gác bút
Hơn mười năm quên chuyện văn chương...
Sáng nay
Bên tách-cà-phê-ngày-tháng-cũ
Một vần thơ nhú giữa vô ngôn.
(16/01/2013)
Mình Cảm Thơ Mình
(Thân tặng Lê Bá Mai Thảo,
Lê Bá Mai Trang & những mến thương)
Đường trần thế lợi danh chen lấn
Chút tà tâm là đánh rơi mình...
Ai có thể ung dung Chân Thiện Mĩ
Nếu thiếu vần thơ thanh khiết trái tim? (*)
Nên gìn giữ điệu vần minh triết
Giữa thế gian đen trắng xô bồ...
Mang năng lượng thiện lành tỏa khắp
Cát bụi chợ đời không lấp nổi tiếng thơ. (**)
(*) & (**): Những câu thơ trong
Đường Về Minh Triết.
Bài Thơ Không Lời
(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn & cháu ngoại
Nguyễn Xuân Nhi) - (2010)
**************