MỤC LỤC
Lời nói đầu
Khía
cạnh thực tế của Đạo Phật
Ý nghĩa sự thực chứng
Con đường hạnh phúc
Vô thường
Đối diện với đau khổ
Phật Giáo và sự thờ cúng
Đạo lý về nghiệp
Cúng dường cao thượng
Chuyển hoá tư tưởng
Thu thúc lục căn
Nhân sanh trí tuệ
Con
đường giải thoát
Chánh ngữ
Phật Giáo có phải là tôn giáo không?
Tấm gương người con hiếu
Cảm thắng ma vương
Đối trị tam chướng
Chữ khổ trong Đạo Phật
Nhận lãnh trách nhiệm
Thoát vòng nô lệ
Vô ngã
Tiến trình giải thoát
Thất giác chi
Phần phụ lục
Phỏng vần Hòa Thượng Shanti Bhadra
Thực tập thiền vipassanā
Bài tập thiền hành căn bản
Vấn đáp về thiền vipassanā
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng tôi viết những bài pháp ngắn nầy cho một tạp chí Phật
Giáo vào những năm 1970 và 1971, sau đó Phật Học Viện Phật Bảo đã tập hợp các
bài viết trên thành một tập sách và cho xuất bản lần đầu năm 1972 dưới tựa đề "Đạo
Phật, Con Đường Hạnh Phúc". Đến năm 1998, NXB Thuận Hoá cho phép
xuất bản lần thứ hai dưới tựa đề "Con Đường Hạnh Phúc".
Vì là những bài báo có chủ đề
riêng biệt, đăng tải vào mỗi kỳ khác nhau, nên đây không phải là một cuốn sách
biên soạn chuyên đề có nội dung chi ly kỹ lưỡng, mà chỉ là những bài viết nhằm
mục đích giới thiệu khái quát về những khía cạnh cần biết cho những người mới
học Phật. Ngay cả có những Phật tử đã theo Phật Giáo từ lâu nhưng nặng tính tín
ngưỡng nên chỉ biết cung kính, cúng dường, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật, cầu
nguyện, chứ không quan tâm đến giáo lý trong sáng, thực tiễn, khoa học, hữu ích
cho đời sống của con người.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, nên
ngay trong thời Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đức Phật đã khẳng định không nên chỉ
tin mà không tìm hiểu và thể nghiệm để chứng ngộ sự thật. Về sau, một vài
tông phái Phật Giáo, vì lợi ích chuyển hoá quần chúng mê tín nên đã vận dụng
hình thức tín ngưỡng hơi nhiều cho hợp với căn cơ trình độ của họ, từ đó một số
Phật tử xao lãng trọng tâm trí tuệ và thực nghiệm của Đạo Phật.
Với những bài viết khái quát nầy
chúng tôi cố gắng và hy vọng giới thiệu được một Đạo Phật thật trong sáng, giản
dị, còn nguyên vẹn, chưa bị pha trộn một quan niệm ngoại lai của bất cứ hệ
thống tư tưởng hay tôn giáo nào khác. Vì vậy, lần xuất bản thứ ba nầy chúng tôi
đã cố gắng hiệu đính lại tương đối kỹ càng cho nội dung phong phú và chính xác
hơn.
Phần Phụ Lục do Sư Khánh Hỷ
(Trần Minh Tài) sưu tập để đáp ứng nhu cầu hành thiền mà hiện nay đông đảo Phật
tử đang quan tâm. Phần này gồm hai cuộc phỏng vấn nhị vị thiền sư nổi tiếng ở
Sri Lanka và Myanmar, cùng một số bài tập cơ bản về thiền Vipassanā theo
trường phái của Ngài Thiền sư Mahāsi lừng danh ở Miến Điện.
Rất mong được quí vị đọc giả góp
ý chân tình để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.
Trân
trọng,
Tổ Đình Bửu Long, Mùa An cư 2549
Tỷ kheo Viên Minh