I. THIỀN LỘ (tt)
Chương 3
LY
ĐÃ BỂ
Ayya Khema
Ni sư Ayya Khema là người Đức, nhưng đã chu du thế giới thuyết pháp. Là một phụ nữ bình thường, Bà cũng đã tạo dựng gia đình. Người ta tìm thấy nơi Bà sự thẳng thắng, sáng tạo. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng thấy sự gay gắt nơi Bà, nhưng điều đó xuất phát từ lòng từ bi, ấm áp, chân thật của Bà. Là người lãnh đạo Phật giáo ở Âu Châu, Ni sư cũng là tác giả của quyển Being Nobody, Going Nowhere (ND: Vô Ngã Vô Ưu).
Sống hay Chết
Mới đây khi tôi được biết mình bị ung thư ngực, cần được chữa trị, tôi không coi đó là một tin mới lạ gì. Tôi tự biết mình mắc bịnh đã hơn 10 năm và đã sông với căn bệnh như thế từ ấy, cố gắng sử dụng tốt thời gian còn lại của mình, để khi không còn có thể chống đỡ nổi với căn bịnh, tôi có thể nhẹ nhàng ra đi. Tôi hoàn toàn không tìm cách chữa trị cho căn bịnh ung thư của mình, không dùng thuốc hay hóa trị, vì tôi không muốn bị dính vào cái bẩy của y học, của thuốc men và tái khám.
Tôi nghĩ nếu tôi phải chết, thì sẽ chết; nếu được sống thì sẽ sống. Nhưng cũng đến thời điểm tôi không còn có thể sống với sự đau đớn triền miên. Phải gần chín năm, cơn đau mới bộc phát, và trở nên nghiêm trọng đến nổi tôi phải dùng đến thuốc giảm đau, nhưng cũng thấy chẳng hiệu qủa gì.
Cuối cùng tôi cũng bằng lòng giải phẩu, giờ tôi chỉ phải uống viên một viên hormone mỗi ngày. Tất cả các bác sĩ, y tá đều rất tử tế với tôi, và những ngày sống trong bịnh viện đã để lại nhiều kinh nghiệm thú vị. Tôi rất vui vì các cô y tá đặt những câu hỏi về giáo Pháp. Đó cũng là dịp để tôi nghỉ ngơi, một sự nghỉ ngơi tôi rất cần nhưng đã trì hoãn quá lâu, nên tôi kiệt sức. Tôi ở trong bịnh năm tuần, bốn tuần ở viện hồi sức.
Cuộc sống của tối đã thay đổi từ đó. Tôi vẫn tiếp tục công việc hoằng pháp như trước đây, nhưng giờ đây tôi cảm thấy mình hoàn toàn buông xả, giải thoát khỏi mọi ham muốn. Có những ngày trọng bịnh viện, đặc biệt là hai ngày mà tôi không thể nào quên, khi tôi cảm thấy rất cần kề với cái chết, vì dường như bao sinh lực trong tôi đều tan biến. Tôi không nói được nữa, và các bộ phận khác của cơ thể cũng đang rời bỏ tôi. Tôi sẳn sàng chấp nhận, nhưng các bác sĩ, y tá bằng mọi cách quyết định cứu sống tôi. Lúc đó tôi nghĩ nếu họ đã cố gắng đến như thế, thì có lẻ mình cũng phải cố lên đôi chút, và tôi đã cố gắng chống chọi.
Thêm nữa, bạn bè, đệ tử, những người ủng hộ tôi cũng gửi thiệp, hoa; có người điện thoại. Họ nói không quan trọng việc tôi có còn thuyết pháp được nữa hay không, nhưng biết tôi còn ở bên họ, đó mới là điều quan trọng. Điều đó cũng giúp tôi thêm sức mạnh cố chống chọi để được ở bên họ.
Giờ đối với tôi, "chiếc ly đã bể". Một người Tây phương hỏi ngài Achaan Chah, một vị đại sư Thái Lan, vì sao Ngài giữ qúa nhiều những đồ đạc, vật chất trong phòng. Vị thầy đáp: " Bạn nhìn cái ly kia, đối với tôi, nó đã bể. Giờ nó còn nguyên trên bàn, tôi còn dùng nó. Cái ly rất đẹp có màu sắc óng ánh dưới ánh sáng mặt trời, và phát ra những âm thanh thánh thót khi tôi khẻ chạm muổng vào. Nhưng đối với tôi, cái ly như đã bể". Điều ấy có nghĩa là không bám víu, không chấp chặt vào bất cứ thứ gì.
Bịnh Hoạn Là Một Ông Thầy Tốt
Nếu bạn đang hành theo Phật Pháp, bạn sẽ biết coi sự bịnh hoạn như một ông thầy tốt, vì nó là cái khổ (dukkha) chung của mọi người. Khi Đức Phật còn là một vị Bồ Tát, chưa đắc đạo, Ngày nhận ra được sự vô thường, và khổ, là những động lực thúc đẩy Ngài đi tìm phương cách giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ đau.
Có người phải trãi qua hoàn cảnh khổ đau mới biết tu, vì thế đôi khi bịnh hoạn lại giúp con người tìm đến con đường tâm linh. Nếu bạn đã bước trên con đường đạo, thì bịnh hoạn giúp bạn phát khởi tâm xả ly. Vì chúng ta nhận ra rằng đó cũng chỉ là một trong bao cái khổ của nhân loại.
Trong bệnh viện ta chỉ thấy toàn người bịnh, bác sĩ, y tá và thuốc men. Có hằng trăm người bịnh trong một bệnh viện, trong mỗi quôc gia lại có hàng trăm bệnh viện. Nhận thức được như thế giúp ta biết các ưu tiên trong đời là gì, vì khi bạn bịnh nặng thì cái chết là một kết thúc tất yếu. Bịnh hoạn tạo cho ta cơ hội để buông xả tất cả. Lúc ấy bạn có thể thật sự nhận thấy mình mất hết các khái niệm về cá nhân và cá tính; chúng hòa nhập vào bản thể ban đầu, mà từ đó vạn pháp phát sinh.
Nếu may mắn ra, chúng ta bịnh hoạn mà không chết, thì hãy coi đó như một kinh nghiệm cận kề vơi cái chết. Chúng ta có thể coi như mình đã chết, nhưng được cho thêm một ít thời gian để giúp đỡ người khác. Coi như mình đã chết có nghĩa là ta không còn tìm kiếm những thành quả, lợi lộc cá nhân. Chúng có ích lợi gì khi ta đã chết? Trái lại, ta có thể dùng khoảng thời gian còn lại cho những việc ích lợi hơn, ở trường hợp của tôi, đó là hoằng pháp.
Hướng Dẫn Người Mới Bắt Đầu
Người bắt đầu học thiền có thể thấy dể thực hành hơn nếu có phương thức giúp họ theo dõi hơi thở. Nếu thích con số, họ có thể đếm hơi thở. Nếu thích văn tự, họ có thể dùng các từ như "từ bi" hay "bình an". Nếu thiên về hình ảnh, họ có thể dùng hình ảnh các làn sóng biển. Tưởng tượng hơi thơ như làn sóng biển, tấp vào, giạt ra, có thể giúp tâm an định, cũng như thở vào, ta nói: 'từ bi', thở ra, 'bình an'.
Một khi tâm thiền đã ổn định hơn, họ có thể theo dõi khúc khởi đầu, khúc giữa và khúc cuối của từng hơi thở, và chú tâm đến các cảm thọ đi kèm. Họ cũng có thể tỉnh giác theo dõi các cảm thọ từ mũi đến bụng.
Sau đó tôi sẽ hướng dẫn họ về vô thường, bằng cách quan sát sự vô thường của hơi thở cũng như các vọng tưởng. Nếu bạn có thể đặt tên các vọng tưởng của mình, thì bạn có thể nhận ra những thói quen suy tưởng của mình. Chỉ dùng một từ để diễn tả như 'tương lai', 'quá khứ', 'dự tính', 'nghĩ nhớ', 'ao ước', 'chán nản', 'mộng mơ'. Không cần quan tâm từ nào đến trong đầu bạn trước tiên. dần dần, bạn sẽ nhận ra một khuôn mẫu, thí dụ, bạn không ngừng dự tính. Khi bạn đã nhận ra được khuôn mẫu tư tưởng của mình, bạn sẽ thấy là chúng không ích lợi gì cả, và sẽ buông bỏ đi.
Người Quan Sát Không Phải Là Người Suy Tưởng
Một lợi ích lớn nữa từ việc đặt tên các suy nghĩ là bạn nhận ra rằng người quan sát không phải là người suy tưởng. Chúng ta có thể áp dụng điều này trong cuộc sống hằng ngày bằng cách thay thế các tư tưởng bất thiện bằng tư tưởng thiện, giống như khi ta thay thế vọng tưởng bằng cách chú tâm vào hơi thở khi hành thiền. Đức Phật gọi sự hoán chuyển nầy là 'Tứ Chánh Cần', tóm tắt là không để cho tư tưởng bất thiện được duy trì, mà thay thế chúng bằng tư tưởng thiện. Đây là một trong những cách thực tập thanh tịnh hóa. Để có thể thực hiện điều này, ta phải biết tâm ta chứa đựng những gì.
Việc đặt tên chỉ áp dụng cho những người mới bắt đầu. Đối với các thiền sinh đã có thể định tâm, ít có các vọng tưởng, thì phương pháp này không ích lợi, nhưng với người sơ cơ thì rất hữu dụng. Cách này cũng có ích lợi về mặt giúp ta nhận ra tư tưởng không đáng tin; chúng chỉ là vọng tưởng. Không cần phải hành động theo chúng. Nếu ta có thể nhận thức được điều này, ta sẽ không còn hay tranh cãi, là một sự chuyển đổi tuyệt vời.
Trong Đời Sống Hàng Ngày
Chánh niệm rất quan trọng trong cuộc sống đời thường. Chánh niệm trong thực tế đi kèm với trí tuệ; cái này không thể thiếu cái kia. Trí tuệ có nghĩa là bạn quan sát xem mục đích, động lực của mình, xét xem bạn có sử dụng những phương tiện thiện xảo không. Ngoài ra, ta cũng phải giữ cho tâm trí được thanh tịnh, để chắc rằng ta không duy trì các tư tưởng, hành động bất thiện, mà luôn hoán đổi chúng bằng những hành động, tư tưởng thiện. Sự hoán chuyển này, cộng với Chánh niệm, tự động giúp chúng ta được thanh tịnh.
Chứng Nghiệm
Ta cần phải thực sự hiểu mọi chứng nghiệm của mình ở mọi giai đoạn. Nếu không hiểu thì chúng có ích lợi gì cho ta? Một phụ nữ 60 tuổi đến gặp tôi, bảo rằng bà đã có một chứng nghiệm 30 năm về trước, mà bà không thể nào quên, nhưng bà không hiểu đó là gì. Bà đã vào tầng định thứ năm một cách tự nhiên.
Sau khi chúng tôi trao đổi về chứng nghiệm của bà, cuối cùng bà cũng hiểu, có được chút tri kiến về điều đó, và theo con đường tu thiền. Nếu bà biết tìm kiếm câu giải đáp trong những lời dạy của Đức Phật, bà đã có thể hiểu được sớm hơn. Sự chứng nghiệm mà ta có được ở trong tim ta, đó là những cảm xúc của ta; sự hiểu biết lại ở trong đầu ta. Cả hai cần kết hợp thành một.
Thiền Định
Phương pháp tu tập chính của tôi là thiền định (jhanas). Đó là thực hành thiền chỉ (samatha). Các tầng thiền cao hơn -năm, sáu, bảy- được gọi là minh sát tuệ (vipassana-jhanas). Chúng mang đến cho ta tri kiến tự nhiên về vô ngã, giúp ta bỏ được ảo tưởng về sự hiện hữu của một cái ngã. Làm sao để buông bỏ được ngã tưởng được Đức Phật thuyết giảng chi tiết trong Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya).
Ba định cao hơn được gọi là ' không vô biên xứ', 'thức vô biên xứ' và ' vô sở hữu xú'. Nếu chúng ta thực sự chứng nghiệm được các định này, thì ta biết thực sự không có ngã, chúng ta chỉ tạo ra 'cái tôi' trong tâm mình mà thôi. Từ đó ta mới thực sự có thể buông bỏ ngã tưởng này. Không bám víu và thức tỉnh là con đường Đức Phật đã đi và chỉ dẫn lại cho chúng ta.
Có tất cả tám tầng thiền định. Tầng đầu tiên có thể được coi là 'an định, hỷ lạc'; nói vậy cũng không diễn tả được gì nhiều, nhưng đó là một cảm giác thật tuyệt vời. Bốn tầng thiền đầu tiên được gọi là rupa-jhanas, có nghĩa là thiền sắc giới. Bốn tầng kế tiếp được gọi là arupa-jhanas, có nghĩa là vô sắc giới. Bốn tầng đầu tiên mang đến cho ta những tri kiến thực nghiệm nếu ta biết sử dụng chúng hợp lý và được sự hướng dẫn tận tình. Chúng ta phải từ bỏ các ngã tưởng và ngã sở trên nhiều bình diện để có thể đạt được thiền định, đưa đến sự hiểu biết sáng suốt.
Các tầng thiền năm, sáu và bảy đem lại cho ta những tri kiến rõ ràng về ngã tưởng. Sau khi nói về các tầng thiền định jhanas, tôi sẽ hướng dẫn các thiền sinh thực tập để xem thực sự tâm chúng ta có muốn buông bỏ cái ngã mà ta hằng yêu quý, và có thể chứng nghiệm được sự giải thoát không. Có nhiều phương thức để thực hiện được điều đó, không phải là điều không tưởng như ta nghĩ.
Tôi thường hướng dẫn thiền định jhanas cho những người đã chút ít kinh nghiệm thực hành thiền, tuy nhiên các khóa thiền này cũng mang đến nhiều ích lợi cho những người chưa từng hành thiền trước đây. Sư phụ của tôi bảo rằng điều đó phụ thuộc vào những đời trước của ta. Nếu bạn đã từng thực hành thiền trong các kiếp sống trước, bạn sẽ làm được thôi, bằng không thì bạn cũng có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.
Cuộc Đời Là Một Sân Khấu
Quan niệm rằng thiền định jhanas nguy hiểm vì thiền giả có thể bám víu vào các chứng nghiệm, là đã lỗi thời. Trước hết, nếu ta bám víu vào cái gì đó, thì ta không thể nhận thức được điều đó. Hơn nữa, tri kiến thực sự mang đến cho ta một sự bình an thực sự. Chúng ta không thể có được một ít thứ này, mà thứ kia thì nhiều hơn. Sự an tĩnh tạm thời chỉ mang đến những nhận thức hạn chế.
Đ
iều thú vị là bất cứ ai
đã từng hành thiền
đều có thể
đạt
được thiền
định jhanas. Lúc ấy việc hành thiền trở thành là một thực tại,
đáp ứng
được nguyện vọng của chúng ta. Chúng ta chứng nghiệm
được rằng thế giới còn có những cái mà mắt ta không nhìn thấy
được, và
điều
đó khiến cho cuộc sống tâm linh của ta thêm ý nghĩa.
Đứ
c Phật vẫn tiếp tục hành thiền sau khi
đạt giác ngộ. Trước lúc nhập diệt, Ngài còn nhập
định
đến tầng thiền thứ tám, rồi xuất
định, nhập
định trở lại từ sơ thiền, diệt
độ ở khoảng giữa tầng thứ tư và thứ n
ăm.
Điều này
đã
được tôn giả Anuruddha, là người có khả n
ăng tâm linh, nhắc
đến trong kinh
Đại Bát Niết Bàn (Mahaparanibbana Sutra), nói về sự nhập diệt của
Đức Phật.
Đứ
c Phật bảo ta có thể kinh nghiệm
được sự giải thoát sau khi chứng
được bất cứ thiền na nào. Tuy nhiên
điều này cũng khó thành hiện thực sau sơ thiền, vì nó chưa mang
đến cho ta
đủ trí tuệ. Sau khi
đã
đạt
được các thiền quả, cảm nhận
được sự an tịnh tuyệt
đối, tâm thức
đã
được chuyển
đổi,
đó mới là lúc ta có thể hướng tâm
đến giải thoát.
Bạn có thực hiện được điều đó hay không tùy thuộc vào bạn có hoàn toàn xả bỏ. Những lời hướng dẫn để đưa tâm đến chỗ giải thoát dành cho tất cả những ai có thể làm chủ được các tầng thiền định. Làm chủ có nghĩa là bạn có thể vào định nếu muốn, trụ ở đó bao lâu cũng được, sau đó chiêm nghiệm lại từng tầng thiền định, cũng như có thể đi từ tầng thiền này qua tầng thiền khác. Điều này được xem là rất khó thực hiện. Tuy nhiên thật là diệu kỳ, khi bao nhiêu người, với chút khả năng, và chủ tâm, có thể thực hành thiền định.
Nhờ thiền định, ta có thể nhìn thế giới một cách khác. Việc hành thiền làm thay đổi chúng ta, cái nhìn của ta đối với thế giới bên ngoài cũng thay đổi, dầu là ta chưa đạt tới giác ngộ. Như Shakespeare (ND: Nhà đại văn hào người Anh) đã nói: "Thế giới chỉ là một sân khấu, mà chúng ta đều là những diễn viên".
Tuy nhiên, vì chúng ta còn sống, nên vẫn còn tiếp diễn vở kịch. Người mà có thể nhìn cuộc đời là một sân khấu, và đã thấu đáo lời Phật dạy, sẽ có thể hoằng pháp và sẽ giang tay đến với cuộc đời bằng lòng từ bi. Họ còn có thể làm gì khác hơn chứ?
Kinh Nghiệm Bản Thân
Năm 1963 tôi tham dự một khóa Thiền ở tịnh thất Sri Aurobindo, ở Pondicherry. Ngài Sri Aurobindo đã mất, nhưng mẹ ngài vẫn còn sống, và bà đã hướng dẫn chúng tôi hành thiền. Chúng tôi thường ngồi ngoài trời, trên sân trường lắng nghe bà thuyết giảng. Đó là lần đầu tiên tôi được biết đến Thiền, và tôi lập tức thích ngay.
Cái tôi cảm thấy còn thiếu sót là sự hướng dẫn chính xác. Tôi luôn nghĩ thật là kỳ diệu khi một hiền triết có thể chúng đắc, nhưng còn tôi, tôi phải làm thế nào? Tôi cố gắng tìm ra con đường. Tôi đọc sách của bà mẹ, cảm thấy chúng rất thực dụng, không giáo điều, nhưng không thể hiểu nổi thầy của bà, là ngài Sri Aurobindo.
Vào năm 1973, một tăng sĩ người Anh, Đại đức Khantipalo đến Úc, và qua thầy, lần đầu tiên tôi biết đến Phật giáo. Đây rõ ràng là con đường đạo tôi có thể hiểu, tin và hành theo. Tôi cảm thấy đây đích thực là con đường tâm linh chân chánh để tôi theo.
Tôi bắt đầu học giáo lý của Đức Phật được dịch từ kinh tạng Pali sang tiếng Anh. Tôi tìm được những lời hướng dẫn cụ thể, thực tế, phù hợp với những gì xảy ra hằng ngày trong đời sống của tôi. Khi học về năm điều chướng ngại, tôi đã cố gắng thực tập buông bỏ chúng. Thật là kỳ diệu. Sau ba năm, đại đức Khantipalo mời tôi tham gia thuyết giảng với thầy.
Mỗi lần đọc một bài kinh, tôi cố gắng đem ra thực hành. Tôi vẫn còn đọc các kinh vì có quá nhiều, nên tôi luôn tìm được những điều mới lạ để học hỏi. Tôi thường giảng dạy dựa vào các kinh. Nếu bạn chưa từng hành thiền Phật giáo, bạn sẽ thấy kinh điển khá khó hiểu; chúng ta không thể đọc kinh điển như những quyển sách bình thường.
Thành Quả Tốt Đẹp Nhất Của Tôi!
Tôi xuất gia năm 1979. Tôi đã thành lập được tu viện Wat Buddha Dhamma ở Úc và cùng với Đại đức Phra Khantipalo hoằng pháp tại đây. Tôi nghĩ trở thành một nữ tu sĩ là việc đáng làm nhất. Đó là cách duy nhất để bảo vệ tôi khỏi những việc thế gian làm mất nhiều thì giờ, công sức của tôi. Tôi đã thực hiện được nhiều việc và đã làm việc cho ngân hàng Bank of America bảy năm. Nhưng có ai lại muốn làm việc đó suốt đời?
Làm người tu sĩ đem lại nhiều lợi ích cho tôi. Tôi không cần phải lái xe, phải lo có xe cộ. Không cần có tài khoảng ở ngân hàng để lo lắng. Tôi không cần phải đi mua sắm, lo lắng về việc ăn uống, để ý đến đầu tóc, quần áo. Đến việc trả lời điện thoại, tôi cũng không phải làm.
Đó
là một sự bảo vệ tuyệt
đối cho bạn, và là một lợi ích vô hạn cho việc tụ tập. Gần như lập tức ngay sau khi vừa xuất gia, tôi
đã có cảm giác
được giải thoát. "Tôi không cần phải là ai cả. Không cần phải làm
đẹp, làm duyên, phải giàu có hay quan trọng. Tôi chỉ cần khoác y vào, và cố gắng hết sức mình".
Đó
là một cảm giác buông xả thực sự, hoàn toàn nhẹ nhỏm. Môt khi bạn
đã cạo tóc và khoác y. Nếu ai có thích bạn cũng tốt, không thích cũng chẳng hề gì.
Đó là việc tốt
đẹp nhất tôi
đã làm
được!
Hỗ Trợ Phong Trào Ni Giới
Ở Sri Lanka, tôi có thiết lập một hòn đảo dành cho ni giới tên là Pappuduwa Nuns' Island, gần bên một đảo của chư tăng do Đại đức Nyanyatiloka lập ra năm 1911, cũng ở bên hồ Radgania. Tôi có thể thực hiện được điều đó vì tôi có một đệ tử thuần thành, sống bên cạnh bờ hồ. Tôi cảm thấy hoàn toàn có thể tin tưởng người này, nên tôi trao cho ông tất cả tiền cúng dường tôi đã nhận được, và ông ấy đã xây một ni viện ngay trên đảo. Đã có rất nhiều phụ nữ Tây Phương đến đảo này để tu tập, hay xuất gia. Hai trong số các vị ni này đang ở đó, lo việc giảng dạy và trụ trì ni viện.
Bạn tôi, Ayya Nyanyasiri, môt nữ tu sĩ người Mỹ ở Sri Lanka, đã thành lập được một nơi dành cho quý sư cô thuyết pháp và tu tập. Vị trí của ni giới ở Sri Lanka khá thấp kém, nhưng nhờ vào những cố gắng này, mà nó đã được cải thiện. Giờ thì chính quyền nơi ấy cũng đang rất cố gắng để nâng cao trình độ học vấn cho ni chúng. Hai trong số các thiền sinh của tôi đã có thời gian hướng dẫn thiền cho các vị ni ở đấy.
Năm 1987, tôi thọ đại giới ở Chùa Tây Lai ở Los Angeles. Tôi làm việc này chỉ là cho giống như các vị nữ tu sĩ Tây phương khác khi họ thọ giới tỳ kheo ni. Việc này không thay đổi cuộc sống của tôi cũng như công việc của tôi dưới hình thức nào, nhưng là một kinh nghiệm thật thú vị, và tôi cũng mừng là nó đã qua đi nhanh chóng.
Ngay hiện tại tôi rất hoan hỷ được hỗ trợ các phong trào nữ Phật giáo quốc tế. Điều quan trọng là nữ giới thuộc nhiều tôn giáo trên thới giới cần nhận lãnh nhiều trách nhiệm hơn, điều nầy hoàn toàn không có nghĩa chống đối, thù hằn đối với nam giới. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các nữ tu và cư sĩ Phật giáo mà tôi biết không hề có vấn đề này.
Tôn giáo là lãnh vực cuối cùng trong guồng máy phụ hệ khiến người phụ nữ cảm thấy khó phát triển hết khả năng của họ. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy là người phụ nữ mạnh mẽ lúc nào cũng để lại dấu ấn.
Năm 1987, tôi được mời tham dự môt cuộc trao đổi giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo tại trường Đại Học Berkeley, bang California. Chúng tôi có hai nhóm phụ nữ, gồm hai vị thuộc Phật giáo và hai vị thuộc Thiên Chúa giáo. Các vị bên Thiên Chúa giáo phát biểu trước về những vấn đề hàm chứa trong đề tài 'phụ nữ và tôn giáo'. Khi đến phiên tôi, tôi bảo rằng là tôi rất mừng là các vị bên Thiên Chúa giáo cũng có nhiều vấn đề giống như chúng tôi. Cả phòng họp cười rộ, nhưng tôi thật sự rất nghiêm túc khi phát biểu. Có khoảng tất cả 700 thính giả và tất cả dường như rất thông cảm, ủng hộ chúng tôi.
Có 12 buổi tối, mỗi buổi có một bài thảo luận. Mười một bài là của phái nam, chỉ có một của phái nũ. Tất cả các vị kia được phát biểu trong một tiếng đồng hồ, còn bốn phụ nữ chúng tôi chỉ được trình bày mỗi người 15 phút. Chúng tôi nói với ban tổ chức: "Quý vị rất may mắn là chỉ trả một lệ phí cho cả bốn người!". Đó là vào năm 1987 ở Đại Học California ở Mỹ, được coi là xứ sở cởi mở nhất về giới tính. Nhưng tất cả những việc đó đều là vô tình, không có dụng ý xấu.
Truyền Thống Không Phải Là Giáo Điều
Tôi thật sự vui mừng vì đã gặp được giáo lý của Đức Phật để tụ tập. Tôi dựa vào truyền thống này để bồi dưỡng sự tu học và hiểu biết của mình. Tôi không thể làm được điều đó nếu không có những lời chỉ dẫn của Đức Phật. Khi giảng dạy, tôi giải thích những điều cơ bản dựa vào những kinh nghiệm của chính mình, mà không đi ra ngoài cái khung căn bản mà Đức Phật đã đề ra, dầu rằng tôi có thể thêm vào đó sự diễn giải riêng của tôi về các giáo lý truyền thống.
Tôi đã tìm được cả một kho tàng các lời giáo huấn của Đức Phật trong tàng kinh Pali mà tôi đã cố gắng chuyển tải qua kinh nghiệm và hiểu biết của riêng mình. Trong nhiều năm, tôi đã trao đổi kinh nghiệm với Thầy tôi, Sư Nannarama, một người hoàn toàn theo truyền thống và được Thầy chứng minh. Mười bốn năm trước, Sư Nannarama trở thành Thầy tôi, khi tôi đi tìm một người để có thể trao đổi và chứng minh cho các chứng nghiệm của mình. Tôi đã thưa hỏi các vị thiền sư khác, nhưng họ không giúp được tôi nhiều. Sư Nannarama viên tịch đầu năm 1992, thọ 91tuổi. Ngài đã hỗ trợ tôi rất nhiều. Qua nhiều lần trình thưa với Thầy về những chứng nghiệm, và tri kiến của mình, tôi có thể chắc rằng tôi không tưởng tượng hay diễn đạt sai lạc các hiện tượng đó.
Sư Nannarama dạy tôi phải đi khắp nơi, giảng dạy thiền định jhanas vì không còn nhiều người biết đến những điều này. Lúc đầu tôi cũng ngần ngại, nhưng tôi thấy nhiều người có thể chứng nghiệm và điều đó làm cuộc đời họ thay đổi hoàn toàn.
Tôi theo truyền thống, nhưng chắc chắn không phải là chính thống vì tôi thấy rằng chính thống, giáo điều chỉ trói buộc con người, chứ không phải giải thoát. Là người Do Thái, tôi thấy rằng Do thái Giáo Chính Thống có thể khiến người ta không có những hành động thích hợp, thí dụ phải đổi mũ lông trong lúc thời tiết nóng. Những sai lầm tương tự cũng tiềm ẩn trong các giáo điều của truyền thống Nguyên Thủy.
Truyền thống có thể mang đến cho ta sự an tâm vì ta biết rằng chúng được dựa trên những sự thật tuyệt đối đã được thử thách với thời gian. Do đó truyền thống cần được gìn giữ, tuân theo. Trái lại giáo điều, theo tôi, là mù quáng tuân theo một số khuôn mẫu hành động không thích hợp ở một đất nước khác, một thời điểm khác. Tôi thường thay đổi một số hành động khuôn mẫu để thích hợp với xã hội mình đang sống, để chúng không gây khó khăn cho những người bình thường khác.
Phật Giáo Có Thể Được Xã Hội Hóa Không?
Phật giáo ở Tây phương không nên dùng ngoại ngữ của Châu Á, nên dùng ngôn ngữ Tây phương hiện đại. Đức Phật có bài Kinh gọi là Sự Diễn Giải Không Xung Đột (The Exposition of Non-Conflict), trong đó Đức Phật dạy rằng phải học Phật pháp bằng tiếng mẹ đẻ và phải được truyền đạt một cách chính xác. Không được thay đổi những điều cốt lõi của giáo lý. Khi chúng ta cố gắng chiều theo quan niệm của nhiều người, để được xã hội chấp nhận là chúng ta đã đánh mất đi sự vĩ đại, siêu việt của một lý tưởng hoàn toàn giải thoát.
Mục đích của xã hội nhằm đạt được, trở thành, được sở hữu và duy trì. Trong khi giải thoát là con đường của xả bỏ, không trở thành gì cả; chỉ hiện hữu và buông bỏ. Nó hoàn toàn trái ngược lại với những gì xã hội thường mong muốn. Phật giáo đã bị biến chế theo ý hướng của xã hội sẽ trở thành là pháp tâm ( psycho-dharma), chỉ chứa đựng một phần sự thật. Tu theo Phật giáo là phải chuyển hóa hoàn toàn nội tâm, không phải là chỉ để cải thiện các hành động, cư xử của chúng ta. Ở phương Tây, với khuynh hướng biến chế Phật giáo đe dọa tính xác thực của tôn giáo nầy.
Chúng ta phải chắc chắn rằng Phật giáo chỉ được thuyết giảng vì một mục đích duy nhất đó là để đạt được Niết bàn. Đó là lý do để chúng ta tụ tập, thuyết giảng, hành thiền theo con đường của Đức Phật. Cần luôn ghi nhớ điều đó trong tâm như là một đường hướng chung. Nếu Niết bàn không phải là điều chúng ta theo đuổi, thì pháp Phật chỉ là một triết lý hay tâm lý học, hay tệ hơn là cái hội của những người có ý hướng giống nhau.
Niết Bàn
Niết bàn là sự biến mất hoàn toàn các ý niệm về ngã. Thật ra chúng ta dễ sống ở đời hơn nếu không có ngã sở. Nếu bạn có thân hình quá kích cỡ, khi đi qua một khung cửa hẹp, bạn phải va chạm đau đớn cả thân. Cũng thế nếu ngã của bạn qúa lớn, thì bạn cũng gặp trở ngại ở khắp nơi, là điều luôn làm ta đau đớn. Nếu không còn ngã, thì không còn gì để đau.
Chúng ta sẽ sống tốt hơn nếu không còn ngã chấp. Cuộc sống sẽ trở nên một màn kịch sân khấu thú vị với nhiều điều đáng nhớ. Kinh Hạnh Phúc (Mahamangala Sutra) nói rằng: "Dầu những hoàn cảnh cuộc đời có tác động, tâm người giác ngộ không lay chuyển". Các nghịch cảnh trong đời có xảy ra, tâm họ không dời đổi theo chúng. Hoàn toàn diệt ngã là Niết bàn, nhưng con đường đó gồm nhiều chặng, nhiều giai đoạn của sự đoạn diệt, cho đến khi chúng ta có thể hoàn toàn buông bỏ mọi giấc mơ ảo tưởng.
Chúng ta có thể thực hành các lời dạy của Đức Phật, chứng nghiệm chúng, dầu ta có thuộc một truyền thống tôn giáo nào hay không. Con người thường hay tranh cãi; nhưng thực tế thì chỉ có một sự thật duy nhất và tất cả mọi thần bí của tất cả thời đại cũng tìm đến một sự thật. Có một tâm thức về vũ trụ mà chúng ta có thể chứng nghiệm trong thiền định - thức vô biên xứ.
Tất cả các tâm hành thiền cuối cùng đều đi theo một con đường, vì không còn con đường nào khác. Dầu ta tự cho mình là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo hay Phật giáo, không quan trọng, tất cả chúng ta đều có cùng tâm con người. Sự bài xích tôn giáo thì cũng vô lý như tính vị kỷ của chúng ta.
Tâm vũ trụ không phải là Phật giáo, nhưng là vô cùng tận. Thức vô biên xứ là cội nguồn của sự chứng nghiệm của cái không nơi mọi thứ đều hòa lẫn vào nhau.
Ứng Xử Với Lòng Từ Bi
Sau một khoá tu chuyên sâu, ta thường cảm thấy bực bội vì những uế nhiễm quanh ta. Chỉ có một thuốc chữa duy nhất đó là lòng từ bi - cư xử với lòng từ bi ở khắp nơi, bất cứ nơi nào ta có mặt. Mỗi khi ta tiếp xúc với ai, cũng được coi là một thử thách cho sự tu tập của ta.
Trong suốt khóa tu, mỗi tối chúng ta đều hành thiền từ bi chung với nhau. Điều đó giúp ta trở nên quen thuộc, thân thiết với cảm giác này. Tất cả chúng ta đều có nhiều va chạm với người khác, vì thế điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là thực hành lòng từ bi. Ngồi yên lặng khi thiền chỉ là một phương pháp. Chúng ta không thể ngồi trước ai đó và nói: "Hãy chờ một chút, tôi phải ngồi xuống, tôi mới tử tế với bạn được". Lòng từ bi là điều ta có thể thực hành ngày này qua ngày khác cho đến khi nó trở thành một cách cư xử tự nhiên.
-ooOoo-
Chương 4
C
ĂN BẢN THIỀN
Aoyama Sensei
Aoyama Sensei là ni trưởng của một trung tâm đào tạo Ni, thuộc truyền thống Thiền Soto của Nhật bản. Bà là một nhà văn nổi tiếng, cũng là một nhà chuyên môn về trà đạo và nghệ thuật cắm hoa. Bà rất trang nghiêm nhưng cũng bình dị, dáng vẻ uy nghi nhưng vẫn toát ra lòng đại bi.
Ngồi Thẳng Và Thẳng Thắng
Căn bản của việc tọa thiền (Zazen) {za, "toạ, ngồi", zen, "thiền"} là để điều chỉnh thân; nghĩa là, ngồi tréo chân, đôi tay để lên nhau, lưng thẳng. Ngồi thẳng lưng nghĩa là phần mông sau đưa ra, bụng cũng đưa ra phía trước và lưng thì thắt chặt. Rồi bạn điều hòa hơi thở. Điều chỉnh thân và tâm không phải là hai công việc tách biệt; bản thể tâm linh được biểu tượng hóa bằng hình thể vật lý nầy.
Đừng nghi
êng bên nầy, bên kia, qua bên trái hay bên phải. Hãy giữ tư thế cho thẳng. Nếu việc toạ thiền phát triển tốt, bạn có thể sinh tự kiêu và nghĩ rằng mình hơn hẳn thiên hạ. Trái lại, nếu việc toạ thiền không suông sẻ, bạn có thể thất vọng, chán nản, nhưng
điều quan trọng là không
đi đến hai thái cực này, phải trung dung. Ngồi cho thẳng và thẳng thắn trong sự thực tập.
Bước cuối cùng để phát triển tư thế toạ thiền đúng cách là hòa hợp hơi thở với tư thế. Bắt đầu bằng cách thở ra, đẩy hết hơi thở của bạn ra và để cho thân theo hơi thở, rồi hít thở vào từ từ trong lúc bạn sửa lại tư thế cho đúng. Khi thở ra, bạn đẩy ra tất cả các khí xấu (năng lượng). Khi bạn để thoát ra ngoài tất cả những khí cũ, hôi hám chất chứa trong phổi, từc là bạn cũng đẩy ra tất cả những ý nghĩ lộn xộn và các vọng tưởng.
Khi bạn thở ra, các cơ quan cũng được thư giãn. Nếu có sự căng thẳng các cơ quan tế bào, bạn sẽ bị giao động và nếu bạn ngồi thiền với sự căng thẳng này, kết quả là bạn sẽ cảm thấy buồn bực hơn. Một khi bạn thở các căng thẳng nầy ra, cảm thấy nhẹ nhàng, là bạn đã ở tư thế sẵn sàng để tọa thiền.
Sự Phản Chiếu Trong Gương
Giờ bạn đang hít thở điều hoà và thân đang ở vị trí thiền toạ. Mọi thứ đều thăng bằng, nhưng bạn phải nhớ rằng thân nầy liên hệ đến tâm. Kể cả khi mọi thứ đều đâu vào đó và tâm bạn mở ngõ cho thanh tịnh thì vọng tưởng dấy lên. Tiếng động đến tai. Mắt thấy ánh sáng thay đổi. Tất cả đều là những hoạt động tự nhiên của tâm, ta không cần phải chối bỏ chúng, nhưng cũng không nên chạy theo chúng. Chúng như những hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương soi.
Các tư tưởng dấy khởi giống như mũi tên xuất phát. Quan trọng là đừng nắm bắt và theo đuổi chúng, cũng như là những mũi tên kế tiếp. Hãy để cho mũi tên đầu tiên rơi xuống chứ đừng bám theo nó. Nếu bạn có nghe tiếng xe bên ngòai, đừng bắt đầu nghĩ: "Người này đi đâu mà vội vã quá?" Nếu một tư tưởng dấy khởi, đừng theo đuổi nó, vì đó là sự bắt đầu của bám víu, si mê.
Tư tưởng dấy khởi thường làm chủ, trong ý nghĩa là chúng ta có khuynh hướng chạy theo nó như một kẻ nô lệ. Hành thiền là không để cho các vọng tưởng làm chủ. Đừng theo đuổi nó, hãy để nó tự đến, tự đi. Nếu các tư tưởng xuất hiện, chỉ cần quay lại tư thế ngồi ngay thẳng. Ở đây tôi muốn dùng một biểu tượng của Thiên Chúa giáo. Toạ thiền giống như cây thập tự giá. Đấng Christ trên thập tự giá là biểu tượng của cái chết của tự ngã tầm thường. Tự ngã chết đi và tái sanh thành vũ trụ vạn vật.
Chúng ta thường nghĩ rằng các ý tưởng của mình là những điều tuyệt diệu, nhưng chúng đã từng có mặt ở đây 20, 30, 50 hoặc có thể là 100 năm rồi. Những gì mà con người có thể suy nghĩ và hiểu được thật rất giới hạn, và thường xoay quanh cái ngã. Rất ít có những ý tưởng đáng để ta theo đuổi.
Chúng ta toạ thiền, là mong cái tự ngã thường theo đuổi các vọng tưởng, có thể chấm dứt, nhưng các vọng tưởng cứ tiếp tục hiện đến. Mỗi khi nhận thức được rằng chúng ta đang dong ruổi trên chuyến xe lửa vọng tưởng về Luân đôn hay đến Mỹ quốc, chúng ta phải quay lại việc toạ thiền của mình. Chúng ta phải khơi dậy niềm mong muốn đạt được giải thoát. Dầu ta có dong ruổi hằng tỷ lần, nhưng tất cả việc ta cần làm là quay trở về với tâm tỉnh thức và sự toạ thiền của mình.
Việc toạ thiền là nền tảng, và quá trình điều khiển thân tâm, sự hít thở; không chạy đuổi theo những vọng tưởng, lúc nào cũng quay trở lại với công việc trước mắt, chỉ toạ thiền. Đây là nền tảng dựa trên đó bạn vung trồng tâm linh nầy, đem nó trở về với đời sống nội tâm của mình.
Khi bạn lau chùi, hãy giữ thân và tâm nơi việc lau chùi. Bất kỳ bạn làm gì, chỉ chú tâm vào việc đang làm và quay trở về với nó ngay khi biết mình đang lạc hướng. Cả cuộc đời bạn phải là chỉ để thục hành. Kodo Sawaki có nói: 'Tôn giáo là đời sống'. Đây là cuộc sống hằng ngày của chúng ta - lau chùi, giặt giũ, chỉ làm bổn phận của mình. Tôn giáo cần phải đến với cuộc đời, hoà nhập vào cuộc sống đời thường.
Người Ăn Xin Cửa Thiền
Đừng cố gắng đạt được điều g
ì
đó qua việc tu tập của mình. Dĩ nhiên một người
đã từng tu tập sẽ khác, nhưng
đấy chỉ là kết quả, không phải là chủ
đích mà ta nhắm
đến. Tu tập với ý muốn sẽ
đạt được một cái gì
đó cho bản thân là kẻ
ăn mày cửa thiền.
Chữ "thực tập", viết theo tiếng Nhật là shuygyo. Có hai cách để viết chữ shu. Một là nét chữ được dùng trong chữ "đại thương" (big business). Nó có nghĩa là một công việc với năng khiếu đặc biệt hoặc với một khả năng nhất định nào đó, như bác sĩ, chẳng hạn. Một nét chữ khác có nghĩa là tự dâng hiến mình cho cái gì đó. Tôn giáo là gyo, nghĩa là di động, thi hành. Đó là việc bạn phải thục hiện, không phải để phát triển một năng khiếu đặc biệt nào. Những người hành thiền với ý muốn là nó sẽ dẩn ta đến đâu đó hay đạt được điều gì đó cho bản thân, thường bỏ cuộc sau vài năm thực tập.
Trí Tuệ Và Lòng Từ Bi
Mặc dù hành thiền là nền tảng của việc tu tập cả một đời, bạn vẫn có thể ngồi thiền với ý niệm sai lầm. Sau vài năm thực tập, nó sẽ thay đổi tính tình của bạn, vì vậy việc hành thiền cũng phải được chỉnh sữa. Bạn biết mình làm đúng hay không bằng cách lắng nghe một vị thầy mà bạn kính phục và bằng cách đọc những bài viết về Phật giáo. Đấy là trí tuệ.
Thế giới của trí tuệ là thế giới của tri thức. Từ bi là thế giới của cảm xúc. Chúng ta phải nhớ rằng cảm xúc mạnh hơn tri thức. Chúng ta có thể biết một hành động là bất thiện, nhưng cảm thấy không thể dừng lại; thí dụ, người ta vẩn hút thuốc, dù biết nó có hại cho sức khoẻ.
Từ bi bao gồm tình thương yêu, nhưng gốc rễ của từ bi là biết rõ tất cả chúng ta đều đau khổ. Đức Phật đã chịu khổ cùng với tất cả chúng sanh. Vì thế Ngài hiểu rõ tất cả nỗi đau cũng như lòng ái dục của chúng ta. Nếu bạn hiểu sâu sắc về điều này, năng lượng cảm xúc sẽ thấm vào bạn và sẽ hỗ trợ cho công phu tu tập của bạn. Lần nữa, việc tu tập phải theo một hướng đi đúng, và đó là công việc của trí tuệ.
Nguồn Gốc Của Đau Khổ
Từ bi là cái nhìn về thế gian với tất cả chúng sanh được xem như là biểu hiện của tính đồng nhất của vạn vật. Tuy nhiên, cái ngã nhỏ bé của chúng ta không nhận biết rằng sự hiện hữu của chúng ta phát xuất từ một nguồn ánh sáng vũ trụ. Cái tự ngã nhỏ bé không muốn bị đau đớn, nó muốn mọi thứ tốt đẹp cho nó, và muốn bảo vệ cái ngã nhỏ bé ấy; đó là nguồn gốc của khổ đau. Chừng nào chúng ta còn chưa nhận biết đó là nguồn gốc của khổ đau, thì sẽ không có cách gì để khắc phục.
Căn phòng đầy ánh sáng nầy, nhìn có vẻ sạch sẻ, nhưng nếu ta làm cho nó tối đi, chỉ cho ánh sáng chiếu qua khe, ta có thể thấy bụi bậm rất rõ trong luồng ánh sáng đó. Lắng nghe các bài pháp Phật giáo, ta có thể nhận biết các lỗi lầm của mình, và nguồn gốc của chúng. Chúng ta nhận ra hoàn cảnh đáng thương của mình.
Qua sự hiểu biết này và những giọt mắt đi kèm, ta có thể nhìn những kẻ đau khỗ khác, đang chỉ lo cho bản thân của chính họ, mà không trách móc họ. Ta có thể thông cảm với họ, cảm thương họ. Đó là bước khởi đầu của lòng từ bi chân thật; chia xẻ khổ đau với người khác thay vì phê bình, quay lưng lại với họ.
Chỉ thực hành trí tuệ thôi chưa đủ, nếu bạn không có lòng từ bi, thì sự tu tập của bạn rất nông cạn. Cùng chia xẻ đau khổ với người khác, đó mới là sụ tu tập chân chánh. Khi người khác thấy bạn không kết tội họ mà bạn cũng đang khổ như họ, hoặc bạn chịu khổ vì họ, họ sẽ cảm nhận một cách khác. Bạn có thể thực sự thức tỉnh qua việc thông cảm hoàn toàn với người khác.
-ooOoo-
Chương 5
BÌNH AN VÀ TĨNH LẶNG
Maechee Pathomwan
Maechee (7) Pathomwan là Trưởng Ni của cả một tỉnh ở Thái Lan. Sư bà cao, ốm, hay mặc áo trắng, trông rất thánh thiện, trầm tĩnh. Nhưng các câu truyện về thời thơ ấu của Sư bà cũng rất ranh mãnh, buồn cười. Sư bà đã xuất gia hơn 38 năm, đã từng giảng dạy Vipassana (Minh Sát Tuệ) trong nhiều năm.
Ma Vương Và Rắn
Tôi xuất gia khi mới được 12 tuổi. Từ lúc còn thơ ấu, tôi đã mong muốn được gia nhập tăng đoàn, nên khi vừa được 7 tuổi, tôi đã xin phép cha tôi cho mặc áo tu. Nhưng mãi đến năm 12 tuổi, cha mới cho phép tôi được lên ở chùa một tuần lể, nhưng tôi cứ gia hạn từ tuần này sang tuần khác.
Khi còn trẻ, tôi đã nhận thấy rằng dù cuộc đời thế tục cũng sung sướng, ổn thỏa, nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì đó rất đặc biệt nơi những người xuất gia mà tôi đã có dịp tiếp xúc. Họ đầy vẻ trang nghiêm , tĩnh lặng, và điều đó làm tôi choáng ngợp. Lúc đầu tôi chỉ muốn thử trong một tuần lễ, như đã hứa với cha tôi.
Tuần lễ đầu, tôi được dạy tụng kinh công phu sớm chiều. Khi thấy người ta tọa thiền, tôi cũng muốn được học. Tôi đã học được phương pháp thiền bằng cách theo dõi hơi thở nơi bụng. Bạn sẽ cảm nhận được không khí tràn đầy lồng ngực, bụng phồng lên, rồi thì bạn thở ra, bụng xẹp xuống. Tôi muốn biết kết quả của việc thực tập ra sao.
Năm năm sau, sau khi đã tốt nghiệp trường Phật học, tôi dời về tu viện Nanachat, nơi tôi được truyền dạy về bốn phương pháp chánh niệm được coi là căn bản của thiền.
Là một ni cô trẻ, tôi rất sợ ma, nên tôi vào ở trong một thất nhỏ, cạnh khu nghĩa trang. Nhiều phen tôi sợ điếng người, nhưng quyết định tiếp tục ngồi thiền để trấn áp sự sợ hãi.
Lần khác, có ai đó đã khoét trái dưa hấu, rồi đặt vào đó một cây đèn cầy, mà tôi thấy tưởng là ma, nên rất sợ. Tuy nhiên, trước khi chạy, tôi ngừng lại, đứng yên, nhìn thẳng vào con ma đó, như cha tôi đã dạy, cho đến khi tôi nhận ra được đó chỉ là trái dưa với ngọn đèn cầy.
Tu viện nơi tôi dung thân còn nổi tiếng có nhiều rắn. Một ngày kia, tôi quyết định sẽ ngồi suốt 3 giờ liền, nhưng chỉ sau 10 phút, tôi cảm thấy có gì lành lạnh trên chân tôi. Vì sợ là ma, tôi mở choàng mắt ra. Tôi thở phào khi thấy đó chỉ là một con rắn độc, vì thế tôi càng ngồi yên hơn theo lời dặn của sư phụ khi gặp rắn.
Qua thầy tôi, tôi được học cách thiền bằng cách đưa bàn tay lên xuống. Trước tiên trong ba ngày, ba đêm tôi nâng bàn tay lên và hạ bàn tay xuống, cho đến khi tôi cảm nhận được sự tĩnh thức trong lòng bàn tay. Sau đó tôi thực tập trong suốt 12 ngày liền để xem việc gì sẽ xảy ra. Cuối cùng tôi nhập thất trong 6 tháng liền
Có lần tôi quyết định ngồi suốt ba giờ liền để quan sát sự lên xuống, phồng xẹp của bụng. Tôi rất chú tâm, đến độ cảm thấy người rất nhẹ và an lạc. Có một vi ni khác chăm sóc tôi. Khi mở mắt ra, sau một lúc tưởng chừng như chỉ mới 10 phút, tôi hỏi đã đủ ba tiếng chưa, thì được trả lời là tôi đã ngồi được 10 tiếng rồi.
Sự Chuyển Đổi
Đ
ã có những chuyển
đổi rõ ràng trong tánh tình tôi qua những chặng
đường
đời. Lúc còn trẻ, tôi rất cứng
đầu. Lúc nóng giận, tôi nói n
ăng thô lỗ,
đập phá
đồ đạc. Khi
đã biết tu tập, dần dần những tánh xấu này biến mất, tôi trở nên bình tĩnh, dịu dàng hơn.
Đó là việc trọng
đại
đối với tôi: phát triển
được khả n
ăng quan sát cơn giận khi nó phát khởi, rồi chấm dứt với chánh niệm, thấu hiểu rỏ ràng về nguồn gốc cơn giận, và có thể
đối mặt với nó mà không cần phải biểu lộ ra ngoài. Tôi cảm thấy rằng chánh niệm, sự tỉnh thức và cái nhìn thấu
đáo, rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của tôi.
Tôi đã bắt đầu bằng lòng tin vào Phật giáo và tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Và nguyên do khiến tôi muốn sống cuộc đời tu hành là vì muốn được an trú trong tam bảo (Phật, Pháp và Tăng). Dần dần qua nhiều năm thực tập với chánh niệm, tất cả không chỉ là lòng mến mộ, mà tôi thực sự chứng nghiệm được sự vô thường của vạn vật. Điều đó giúp tôi nuôi dưỡng thêm lòng tin nơi Phật Pháp và đời sống tu hành của mình.
Cảm nhận được kết quả của sự tu tập của mình ngày càng phát triển, càng cũng cố thêm niềm tin của tôi vào Phật Pháp. Dưới góc độ nào đó, lòng tin của tôi không thay đổi, nhưng dưới khía cạnh khác, thì dường như lòng tin của tôi được bồi đắp thêm. Tôi càng tăng thêm lòng tin vào công phu tu tập, tin rằng Niết bàn có thể đạt được bằng sự kiên trì tu tập.
Phương Pháp Thiền
Bắt đầu bằng sự chú tâm nơi đầu mũi của mình, chú tâm vào hơi thở vào ra ở mũi. Con người ta cũng giống như chiếc xe hơi -chúng ta cần một ống thông hơi để thông thoát tất cả những đau khổ, phiền não trong ta. Khi ta tập thở vào để dịu lắng tâm, và thở ra các tạp khí trong ta, cũng giống như khi chiếc xe thải ra ngoài các thán khi để tiếp tục chạy máy.
Đô
i khi các bạn mới tập tu tìm
đến tôi với những tâm tư, cảm xúc mãnh liệt. Khi họ nóng giận, tôi bảo họ thở ra, thở vào trong ba phút. Khi thiền sinh
đã thấy
được kết quả của việc làm giảm cơn giận, trở nên bình tĩnh, thì họ t
ăng thời gian thực hành lên n
ăm hay mười phút. Dần dần tôi t
ăng thời gian lên, cho
đến khi họ thực sự cảm nhận
được những lợi ích của thiền, lúc
đó họ thường xin
được ngồi lâu hơn.
Bằng cách thực hiện thiền nhắc tay, đưa lên, rồi hạ xuống, chúng ta nhận ra được sự liên hệ giữa thân và tâm. Tâm như người chủ, thân là đầy tớ. Để có thể hiểu các hành động của mình, ta phải hiểu cả hai, thân và tâm. Và chú tâm vào tay, vì tay tạo ra hành động. Tay ta đã tạo nên điều thiện hay việc ác. Nhận thức, chú tâm vào các cảm xúc ở nơi bàn tay, sự thức tỉnh ở nơi tay, giúp ta quan sát sự liên hệ giữa tâm và thân.
Ta có thể cảm thấy khó chịu khi ngồi đó, tiếp tục đưa tay lên xuống, nhưng ta không cần phải thực hiện việc này trước mặt người khác, ta có thể làm việc này lúc một mình. Sau một thời gian, ta có thể cảm thấy nhịp điệu của bàn tay, giống như nhịp tim đập. Khi sự thức tỉnh của ta trở nên tinh tế hơn, ta có thể cảm nhận được dòng máu lưu chuyển. Đôi tay trở thành một bộ phận khác mà ta có thể quan sát giống như hơi thở.
Tâm
Sau khi đã phát triển được một căn bản vững chắc, ta có thể duy trì chánh niệm một thời gian dài và có thể bắt đầu nhìn thẳng vào tâm. Chúng ta có thể quan sát sự phát sinh của các cảm xúc, phản ứng. Ta cảm nhận mỗi cảm thọ như thế nào? Lúc toạ thiền, những cảm thọ nào dấy khởi? Ta cần cố gắng nhận biết những cảm thọ đang dấy khởi trong ta.
Tâm là trung tâm của các cảm nhận giác quan. Chúng ta phải chú tâm vào sự hiểu biết xem các bộ phận giác quan liên hệ với tâm như thế nào.
Vì tâm là nơi ta nhận biết các cảm xúc, đó cũng là nơi dấy khởi những tội lỗi. Đó là nơi ta có thể quan sát sự dấy khởi của tham ái. Trong một lúc ta cần duy trì chánh niệm để có thể hiểu được các cảm thọ khởi lên trong ta, và nguồn gốc của chúng.
Một khi ta đã nhận biết các vô lậu, tạp nhiễm có thể dấy khởi, và ta có một nơi, một trung tâm, nơi mà tưởng, thức, cảm giác, sự tự nguyện xảy ra, thì ta có thể thực tập bằng cách quan sát chúng cho đến khi chúng qua đi. Một khi ta đã biết bản chất sự vật, biết đó là ái dục, thì ta có thể hiểu được nó, không bám víu nó nữa, thì nó sẽ qua đi.
Thực tập bằng cách đó, ta có thể quan sát được sự sinh diệt của vạn vật, và để cho mọi thứ qua đi. Chúng ta có thể nhận thấy rằng nguồn gốc của ái, của hữu liên quan đến tham, sân si. Chúng ta có thể biết một cảm giác nào đó đang xảy ra, và do sự hiểu biết này mà ta không bám víu vào nó, vì thế nó sẽ qua đi.
Khi ta có thể nhìn thấu rỏ các cảm thọ này, chúng ta sẽ biết mất. Như khi ta có thể quan sát lòng ham muốn đến, rồi đi, ta có thể làm giảm đi chính quá trình bám víu, chấp chặt, khi ta tiến thêm trên bước đường thực tập. Tự nhiên ta sẽ bắt đầu suy nghĩ về anicca(vô thường), dukkha (khổ) và anatta (vô ngã); mọi việc phát sinh như thế nào, trong cuộc đời ta, bao đau khổ đã đến và qua đi như thế nào.
Chúng ta tiếp tục thực hành như thế; khi có việc gì xảy đến, chúng ta quan sát nó, để nó tự nhiên cho đến khi ta có thể hiểu được rõ ràng nó phát khởi như thế nào, rồi để nó qua đi. Như thế là ta đã hiểu được diệu đế thứ nhất (khổ), diệu đế thứ hai (tập), diệu đế thư ba (đoạn) và thứ tư (đạo đế).
Ái Dục
Ta cần phải cẩn trọng đối với ái dục. Khi chúng ta chạy đuổi theo các dục lạc, sắc đẹp, ta dễ bị cuốn hút bởi các khoái lạc, rồi hoặc là bám víu vào đối tượng hay những khoái lạc mà đối tượng đó mang đến. Vì thế, ta cần phải gìn giữ tâm luôn tỉnh giấc. Cẩn thận đừng để dính mắc vào dục lạc, tránh ở trong những hoàn cảnh hay môi trường nơi sân hận hay những tình cảm thương ghét mãnh liệt có thể phát khởi.
Ta rất dễ bị cuốn hút bởi ảo tưởng, mà không thật biết ảo tưởng là gì. Ảo tưởng giống như một cơn say -tâm bị choáng váng, không phải bởi những chất kích thích bên ngoài, mà bởi những tình cảm, trạng thái như thương yêu, ham muốn, những tình cảm ta bám víu vào, những dục lạc ta chạy đuổi theo. Cần quan sát thêm điều gì khiến ta xúc cảm, khiến ta chạy đuổi theo cái gì đó.
Khoảng Không Gian Tươi Mát
Tôi khuyến khích người cư sĩ nên thực hành bố thí (dana), không nhấn mạnh vào những vật chất trao tặng nhau bên ngoài, mà là sự bố thí tâm linh, như tha thứ cho nhau. Bạn phải thực tập tha thứ cho người, và hãy dành cho họ một khoảng không gian nào đó để họ có thể vượt lên những khó khăn họ đang đối mặt.
Khi bạn giận ai đó, điều quan trọng là phải tìm một không gian để giải tỏa, cân bằng sự tiêu cực bằng tích cực, bằng cách nghĩ đến những điều tốt mà người ấy đã mang đến cho bạn. Cố gắng đừng bám vào giây phút lúc bạn đang giận; thay vào hãy cố gắng tìm một nơi mát mẻ, để tìm lại sự thăng bằng cho tâm hồn. Rồi đem tâm từ trãi đến cho người bạn đang giận hờn. Điều quan trọng là ta phải biết cách đối đầu với những hoàn cảnh khó khăn, nhờ đó có thể tạo được sự hòa hợp trong gia đình.
Tôi thường khuyên các gia đình hãy tìm ra nguồn gốc của sự phiền não trong cuộc sống hàng ngày, mà đó thường không phải do những điều kiện bên ngoài. Không phải là vì ai đó mà bạn cảm thấy giận dữ, khó chịu hay thất vọng. Trái lại thường là do chính bạn vun trồng các tình cảm này; nguồn gốc chính là trong nội tâm. Hãy chánh niệm lời nói và hành động của mình. Hãy bình tĩnh, hãy biết rằng nguyên do tạo nên khổ đau chính là các cảm xúc của mình, do đó cần trọng các hành động đối với những người sống quanh ta.
Mỗi người đều có một mức độ hiểu biết nào đó, dù họ không tu tập thiền định. Ở Thái Lan, khi người nông dân chăm bón đất đai, phải có một mức độ chánh niệm nào đó, nếu không, anh ta sẽ không thể nào hoàn thành tốt công việc của mình. Nhưng 'sự chánh niệm trầm tĩnh' chỉ có được sau nhiều công phu hành thiền liên tục, tinh tấn.
Chỉ Là Tiếng Vọng
Mới đầu tâm luôn xao động. Vừa ngồi xuống tọa thiền, tâm tôi bắt đầu lên tiếng: 'Đáng lý ra nên đi kinh hành'. Thế là tôi bắt đầu đi kinh hành. Rồi tâm lại bảo đứng lại. Nên tôi đứng, rồi tâm bảo đi nằm. Hay có lúc thi tâm vọng tưởng đó lại nói là tôi không có hy vọng gì để chứng đắc, thì tại sao cố gắng làm chi? Hoặc có lúc nó lại thì thầm: 'Bạn chỉ mới 16 tuổi. Sao không vui hưởng cuộc đời? Không phải là chỉ người lớn tuổi mới ngồi nhắm mắt thiền định hàng giờ đó sao? Sao không vui hưởng khi còn trẻ?' Lúc thì tâm hoang tưởng đó lại nói: 'Nếu suốt đời làm tu sĩ, thì ai sẽ chăm sóc lo lắng cho bạn lúc tuổi già? Tốt nhất là nên lập gia đình, có con cái để chúng lo cho khi già yếu'.
Rõ ràng đối với tôi, những lời nói này không đáng tin. Lúc nào cũng có một nơi để tôi an trú vào đó, mà nhận thức rõ được những lời nói luôn ám ảnh tôi. Tôi biết rằng điều cốt yếu là cứ tiếp tục thực hành, duy trì nỗ lực, chịu đựng kham nhẫn.
Cuối cùng, trong một đêm kinh hành, tôi cảm thấy rất sáng suốt, tĩnh lặng. Tôi có cảm giác rõ ràng rằng tôi chỉ cần tiếp tục tụ tập thì sẽ gặt hái được đạo quả thôi. Trong tôi vang lên tiếng nói nhẹ rằng: 'Cứ tiếp tục tu hành, rồi sự tuyệt mỹ của con đường đạo sẽ hiển lộ cho bạn'. Do đó dù có những lời nói vẩn vơ, điên rồ, nhưng cũng có tiếng nói khôn ngoan, trí tuệ khuyến khích, giúp đỡ tôi tiến bước.
Tâm Nhẹ Nhàng
Trước hết ta quán thân trên thân, các cảm xúc. Cảm giác thế nào trong thân nầy? Kế đến ta quán các cảm thọ trên cảm thọ. Sau đó đến quán tâm. Các sự quan sát này giúp ta phát triển tâm chánh niệm, khiến ta có thể nhận ra được các trạng thái tâm vọng niệm, ái dục. Nói thì dể, nhưng ta phải thực hành để được tri kiến, để tự chứng nghiệm.
Sự thực tập này đem lại cho tôi cảm giác nhẹ nhàng, hỷ lạc, đầy biết ơn đối với cuộc sống. Điều đó tiếp theo sức mạnh cho tôi, và tôi khám phá ra được vẻ đẹp thật sự của sự hiện hữu của con người. Mục đích của sự hiện hữu nầy là để nhận ra được sự hoại diệt của tâm vọng niệm, để đạt được tâm thanh tịnh, và chấm dứt khổ đau.
Phần thưởng của công phu tu tập này là một cảm giác hỷ lạc, tự tại, cởi mở, an bình trong tâm. Ta phải kiên trì chịu đựng những trạng thái khó chịu đối với tất cả những gì ta đang gánh vác, những gì ta đang đảm nhiệm, với sự hiểu biết rằng tất cả sẽ chấm dứt. Con người tự tại này cũng sẽ mang tình thương, lòng bi mẫn đến với mọi chúng sinh.
Rèn Tâm Chánh Niệm
Có được trí tuệ siêu việt về bản chất tuyệt đối của vạn vật là phần thưởng tối hậu mà bạn có thể đạt tới được. Hãy kiên trì tu tập dầu bất cứ chuyện gì xảy ra, và duy trì chánh niệm trong mọi hoạt động. Nếu bạn biết cách tu tập, nếu bạn biết phải tu tập về cái gì, thì sự tụ tập đó vượt qua giới hạn thời gian. Bạn có thể tu tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Không quan trọng là bạn phải lập thất để phát triển tâm chánh niệm, nhưng bạn phải có lòng tin vào việc tụ tập của mình.
Khi bạn có con, nếu đứa trẻ chậm lớn, bạn đâu có bỏ rơi con mình, mà bạn chăm sóc nó, bồi dưỡng cho nó, làm tất cả để giúp nó mau lớn. Đối với việc tu hành của ta cũng thế. Bạn cũng cần phải tưới tẩm, chăm bón, vun trồng liên tục, thì đúa trẻ mới lớn bằng cha mẹ nó hay lớn hơn thế nữa. Bạn phải kiên trì tu tập để rèn luyện tâm chánh niệm như mài bén lưỡi kiếm. Bạn cần tâm chánh niệm để quan sát.
Nếu bạn thực hành mỗi ngày, liên tục, bạn sẽ nhận ra được sự khổ đau, phiền não của kiếp con người. Đó là lý do khiến tôi tiếp tục thực hành. Chánh yếu là vô minh. Biết rằng mình còn vô minh, tôi vẫn còn nhiều đau khổ (dukkha). Cuộc sống đời thường cho ta thấy con người chịu nhiều đau khổ, và nó giống như một vòng tròn. Tuy nhiên chúng ta đừng nên gắn ghép mình với dukkha, vì không có cái ngã nào để chịu đau khổ.
Chánh niệm được tính cách vô thường của vạn vật, chỉ riêng điều đó, cũng mang đến cho tôi sự an bình. Nhìn thấy được tính vô thường ở bên ngoài, ở nội tâm, ở thân, sẽ mang đến cho ta sự an bình, tự tại, nhưng ngay chính điều đó cũng vô thường. Vì sự tự tại cũng vô thường, nên ta phải kiên trì thực hành.
Sự tu tập không bao giờ chấm dứt; phải liên tục thực hành. Nếu bạn kiên trì tụ tập, tâm bạn sẽ luôn trong trạng thái chánh niệm, tỉnh giác, trí tuệ thông suốt.
Tất cả chúng sinh đều có tội lỗi, đều mang những nghiệp riêng vào cuộc đời. Chúng ta cũng chìm đắm trong ái dục, bám víu chấp ngã, và ngã sở. Tôi vẫn thấy mình còn nhiều tội lỗi (klesas). Tôi có thể tụ tập, để an trụ trong chánh niệm, nhưng tôi không thể đứng yên, không tu tập. Cần phải kiên trì tụ tập, không chỉ cho riêng tôi, mà cũng cho tất cả chúng sinh.
Chúng ta không chỉ thực hành cho đến lúc có được chút tri kiến về bản chất của sự vật, rồi nghĩ: 'Đây rồi' và ngừng thực tập. Chỉ thực tập một thời gian, hiểu được sự liên tục của các cảm thọ, các trạng thái đưa đẩy, điều khiến ta, và rồi ngưng lại, không tiếp tục tu tập thì không lợi ích gì. Chúng ta vẫn còn nhiều uế nhiễm, chấp ngã cho đến khi ta có thể diệt mọi cấu uế. Đó là lúc ta có thể ngưng lại; khi đã đạt được sự giác ngộ tối thượng.
Không Có Ai Ở Đây
Nếu bạn tiếp tục quan sát thế giới phàm tục này, nhận ra được tính cách vô thường của nó, rồi bạn sẽ đạt được một trạng thái của không, nhận thức được rằng không có ai ở đây vào lúc này. Chúng ta đạt đến trạng thái ở giữa cái thực tại đầy quy luật nầy và thế giới vô điều kiện, để đi đến sự thật tuyệt đối. Chúng ta sẽ bắt đầu biết những điều này thực sự là sao. Khi đã cảm nhận được sự vô ngã, thì ta cũng cảm nhận được tính vũ trụ bao trùm.
Hãy tiếp tục quan sát, suy tư về tên gọi, về hình tượng trong thế giới phàm tục này - sự phân biệt Đông Tây, Nam Bắc, Á Châu, Âu Châu, nghĩ rằng, 'Đây là thân tôi, nhà tôi, thành phố của tôi, xứ sở của tôi'. Nếu qua sự quan sát thấu đáo này, ta có thể hiểu ra được tất cả chỉ là phương tiện, ta sẽ đạt được tính không. Không có ai ở đó cả, trong thân này, trong các cảm xúc, suy tưởng, trong tâm hành hay thức cả. Từ đó đào sâu thêm vào cảm nhận của tánh không.
Người Ngộ Cũng Là Người Dẫn Đường
Không nhất thiết phải đoạn diệt mọi cấu uế mới có thể thấy, chứng nghiệm được tính vô ngã, vì chúng ta cần có các cấu uế để chuyển đổi chúng. Ta cần phải biết, phải nhận mặt ái dục trước khi có thể chuyển hóa ái dục. Ta phải biết tính chấp vào 'cái tôi' mới có thể thật sự chuyển hóa nó. Giống như người vượt biển với miếng ván thuyền, khi đã tới bờ bên kia, ta sẽ vứt bỏ tấm ván, không cần dùng đến nó nữa.
Chúng ta cứ kiên trì tu tập để có thể thấy được trạng thái vô thường trong vạn vật. Với sự tỉnh thức mà ta xử dụng như người dẫn đường, nó luôn có mặt vững chải xuyên suốt trong mọi quan sát của ta. Từ ngã đến vô ngã, giống như trên một cuộc hành trình, nên đến khi ta đoạn diệt mọi cấu uế, là ta đến đích, đã đạt được sự tỉnh giác, một cảm giác của người quan sát, người ngộ cũng là người dẫn đường.
Cần phải trãi qua nhiều cuộc hành trình trước khi đạt được ánh sáng trí tuệ. Giống như chùi rửa một món đồ rất đổi dơ, ta phải chùi mãi đến khi nó sáng lại. Bằng cách tẩy rửa đó, ta phát triển tri kiến, một dụng cụ của trí tuệ. Chứ không phải cứ nhìn mọi thứ như là vô thường, khổ, vô ngã, mãi rồi được như thế. Không như việc sản xuất trong các nhà máy, cứ tự động mà thành, trái lại cần phải có trí tuệ, có tri kiến, nên ta biết rằng kết quả đó tuyệt vời biết bao. Nên ta cứ kiên trì tẩy rửa. Kiên trì tu tập để tẩy trừ các cấu uế với tâm chánh niệm và trí tuệ thông suốt. Giống như khi nhổ cỏ - chúng ta cứ kiên trì bứng gốc các tội lỗi (klesas), vì chúng ta kiên trì nỗ lực tu tập; ta cứ nhổ mãi cho đến khi không còn gốc rễ nào có thể nảy sinh ra nữa.
Cứ Thong Thả
'Không có gì, không có pháp nào, không có lời dạy nào đáng cho ta bám víu vào'. Thực tại tuyệt đối không thể gắn ép với một trạng thái nào. Đừng vội vã trong việc thực hành, đừng coi nó quá nghiêm trọng. Đừng biến việc tụ tập thành một gánh nặng cho bạn. Hãy đi từng bước một, không kể lâu mau. Hãy tôn trọng bản thân. Nếu bạn vội vã, mong muốn mau thành công, là bạn đã không biết tôn trọng mình, không tạo cho bản thân một cơ hội. Cứ thong thả. Tất cả mọi người đều tới nơi.
Đừ
ng biến mình thành kẻ chủ bại với suy nghĩ: 'Tôi không có
đủ chánh niệm. Tôi sẽ không bao giờ
đến
đích. Tôi không gieo trồng
đủ thiện duyên
để chứng
đắc'.
Đừng
để cái ngã cản trở ta thực hành bằng cách lắng nghe những
điều tiêu cực này. Làm thế là chứng tỏ là bạn không biết tôn trọng bản thân. Cứ tiếp tục
đi tới, cung cấp cho bản thân thêm n
ăng lượng bằng cách vun trồng n
ăm yếu tố: tín tâm, tinh tấn, chánh niệm, tỉnh thức và trí tuệ; những yếu tố này có thể
đưa bạn
đến
đích của sự tu hành.
Chúng ta dễ bị áp lực bởi những gì mình không thể thấy. Còn những gì có thể thấy, bạn có thể buông bỏ khi đã nhìn thấu suốt chúng, khi chúng trở thành gánh nặng cho mình. Chấp ngã là một gánh nặng và cái ngã muốn đạt được điều gì đó sẽ làm cho sự tu tập của ta trở nên quá nặng nề. Áp lực của việc tu tập có thể khiến ta phản ứng lại bằng ý niệm của tự ngã. Thật là nghịch lý khi bạn muốn tu tập để thấy được tâm vô ngã, vậy mà cái làm cản trở bạn chính là vì bạn coi cái ngã của mình quá quan trọng.
Ngưng Bặt Nghĩ Suy
Hãy ngưng bặt mọi nghĩ suy. Ta thường bám víu quá nhiều vào những suy nghĩ của mình. Chính sự nghĩ suy có thể làm gián đoạn việc thực hành của bạn. Khi tâm bị các vọng niệm dấy khởi, làm bận rộn, ta có thể dùng chánh niệm, và trí tuệ thông suốt để nhận ra được bản thể của chúng. Đừng cố gắng đào sâu, tìm hiểu chúng. Chỉ cần buông bỏ. Mỗi lần một vọng tưởng khởi lên, chỉ cần báo cho tâm quan sát biết: 'Đây chỉ là một vọng tưởng'. Bạn không cần phải theo đuổi, phải tìm hiểu nó; cố gắng tìm hiểu chỉ làm nó thêm nghiêm trọng.
Trong pháp tu này, bạn huân tập buông bỏ, buông bỏ trong tâm trí. Đặt tâm trí của bạn lên trên các cảm xúc, các trạng thái tâm lý mà bạn quan sát được, nhờ thế ban không bị chúng chế ngự. Đừng phản ứng theo chúng; hãy để các trạng thái, tình cảm, cảm giác của bạn tự nhiên, không tạo ra thêm nghiệp với chúng. Hãy để chúng tự qua đi. Khi một tình cảm mãnh liệt dấy khởi, đừng đặt mình vào ngay trong đó bằng cách phản ứng lại, chỉ cần để nó như một người khách tạm trú trong tâm bạn, nghĩa là để nó tự qua đi.
Nữ Tu Sĩ
Trong cách thực hành riêng của tôi, tôi ngồi thiền một tiếng, đi kinh hành một tiếng. Là người tu sĩ giúp tôi để tu tập hơn vì tôi có thể nổ lực không ngừng. Dầu rằng thỉnh thoảng, tâm tôi cũng ở trong trạng thái ù lì, không thể nhận biết sự dấy khởi, hoại diệt của một trạng thái tâm lý, tôi vẫn luôn có thể nương tựa vào Tam Bảo. Lòng tin vào cuộc sống cho tôi sức mạnh để luôn bước tới, giúp tôi có thể nhìn xuyên qua bức màn vô minh.
Người nữ tu sĩ cần phải tuân giữ những giới luật đã được trao truyền, đó là điều quan trọng. Các nữ tu thọ Bát Giới (tám điều giới luật) ở Thái Lan được dạy phải tôn kính chư tăng, vì chư tăng phải tuân theo nhiều giới luật hơn họ. Chúng ta tôn trọng chư tăng vì chúng ta muốn giúp họ giữ giới luật vinaya (những cung cách cư xử trong tu viện), và vì ta muốn tạo cơ hội cho họ tu tập. Chúng ta hành động như những người hỗ trợ, hơi giống như một chỗ tựa cho chư tăng. Không liên quan gì đến ngôi thứ. Tôi không coi đó là tự ti hay tự tôn. Tôi chỉ coi giới luật, vinaya , là điều cốt lõi.
Ở Thái Lan, ngài Tan Ajahn Dhamadaro, vị trụ trì của chúng tôi, là một người độc đáo. Thầy rất cởi mởi, công bằng, thực sự là đầy nữ tính. Tuy nhiên cũng có những vị tăng thực sự rất chống đối việc phụ nữ muốn trở thành nữ tu. Nếu một nữ tu sĩ đến tu viện của họ, họ sẽ xua đuổi; không muốn liên hệ gì với các vị nữ tu.
Tất cả chúng ta, quý tăng cũng như quý ni, đều có những điều kiện, những cách làm việc khác nhau. Chúng ta không phải sống chung trong một cộng đồng tăng chúng, chúng ta có cuộc sống riêng, nhưng thỉnh thoảng cũng có lúc gặp gỡ, liên hệ với nhau. Miễn là chúng ta tôn trọng sứ mệnh của nhau, chỉ cần thế là đủ. Rõ ràng là chúng ta không cần các thứ bậc, so sánh hơn thua. Không cần bàn cãi đến những vấn đề bình đẳng vì chúng ta thật khác nhau.
Thế Giới Ước Lệ
Không cần phải bàn cãi về sự bất bình đẳng của hai giới tính, vì điểm trọng yếu trong việc tu hành của chúng ta là để đạt được giác ngộ. Ta phải tự thích ứng với những gì mình có. Các vị nữ tu sĩ có khoảng từ tám đến mười giới và các luật của Sa di, thế là đủ. Nếu ta kiên định trong việc tu tập để được giải thoát, ta không cần phải đòi hỏi gì hơn. Điều ta cần làm là kiên trì tu tập. Ta không thể thăng tiến trên đường tu tập nếu cứ đi so sánh với người nọ, người kia mãi. Ta tu tập thực hành để quay vào nội tâm quan sát ba độc tham, sân và si.
Khi chúng ta xuất gia với mục đích có thể với tới và thấu đạt chân lý tuyệt đối, thì thực tại tầm thường này không phải là cái ta muốn bám víu vào. Với cái nhìn thấu đáo, ta sẽ thấy một người không phải nữ cũng chẳng là nam. Trong thế giới ước lệ, chúng ta chỉ chấp nhận sự việc như thế, mà không bám víu vào đó. Công phu tu tập luôn giải thoát ta ra khỏi mọi ràng buộc.
Nếu chúng ta gánh lấy một vai trò nào dó, ta sẽ bị dính mắc vào thế giới ước lệ này và cuối cùng có thể chỉ phí hết thời gian của ta để bàn về sự bất bình đẳng và ngôi thứ. Chúng ta phải thực sự nhìn lại chính mình, quan sát xem tại sao ta lại đảm nhận vai trò đó. Chúng ta phải kiên định trong bất cứ hoàn cảnh nào để nhận chân sự vật thực sự là thế nào đối với chân lý tuyệt đối. Chúng ta cần phải xem mọi trở ngại như một thử thách để tu tập. Nếu nhận thấy có một vấn đề gì, rồi ta bị dính vào vấn đề đó, thì ta không thể tiến bước hoặc giải thoát mình ra khỏi đó để trưởng thành. Điều đó sẽ ngăn chặn sự tiến triển trên con đường đạo.
Có một con đường đạo trước mắt - hãy nắm tay nhau, cùng bước tới trên con đường này trong tinh thần hoà hợp, thân thiện! Mục đích của chúng ta là để được chuyển hoá. Cuối cùng rồi thì thân chúng ta cũng sẽ bị hoả táng, và ngọn lửa cháy trên thân người nam hay người nữ cũng không khác màu nhau. Tất cả chúng ta đều đi theo một con đường.
Nếu bạn tin có cái ngã, nếu bạn tin vào thực tại đầy tính ước lệ này thì làm sao bạn có thể chứng đắc được?
Pháp Vượt Thời Gian
Chân lý tuyệt đối và thực tại đầy ước lệ này vẫn hiện hữu bên nhau. Chúng ta cố gắng nhìn ra và thông suốt cả hai thực tại. Điều đó không có nghĩa là ta phải thực hành cho đến khi thấy được tánh không, đạt được trạng thái của chân lý tuyệt đối. Nhưng tất cả chúng ta đều có khả năng đạt được thực tại đó, nếm trãi được chân lý tuyệt đối, miễn là ta có chánh niệm, thiền định và trí tuệ.
Phật pháp không bị thời gian trói buộc. Phập pháp vượt thời gian. Vì thế bất cứ ai muốn tu tập đều có thể làm được. Không tuỳ thuộc bạn phải là tu sĩ hay cư sĩ, nam hay nữ. Nếu bạn đã tìm được cho mình một phương pháp tu tập, là bạn đã tìm được con đường và tấm bản đồ để hướng dẩn bạn đến đó, nên cứ bước tới. Vì tôi mặc áo tu không có nghĩa là tôi sẽ đạt được trí tuệ. Tất cả chúng ta đều phải đi trên cùng một con đường để tới đích. Bất kể giới tính, thứ bậc, vân vân, tất cả chúng ta đều có thể tu tập. Chân lý tuyệt đối ở trong tất cả chúng ta.
-ooOoo-
Chương 6
BƯỚC SEN
I Tsao Fashih
Pháp Sư I Tsao là một nữ tu sï Đài Loan trẻ. Một trong những người chuyên tu theo Pháp môn Tịnh Độ truyền thống tại chùa Phổ Quang Sơn (Fo Kuang Shan), Đài Loan. Tôi cảm thấy Sư là người rất hoạt bát, vui vẻ. Sư đã để lại trong tôi một cảm giác an lạc tuyệt vời. Mắt sáng rỡ, nụ cười thân thiện và giọng nói như hát của Sư đã khiến tôi khởi tín tâm đối với Pháp môn Tịnh độ.
Lòng Tin Vào Tịnh Độ
Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói có cõi Tịnh Độ (Pure Land) nơi đức Phật A Di Đà (Amitabha) đang an trú, vì vậy chúng ta tin tưởng điều này. Đức Phật A Di Đà nói với chúng ta là cõi nước của Ngài vô cùng tươi đẹp. Nếu bạn muốn tu pháp môn Tịnh Độ, đầu tiên bạn cần hiểu rõ về pháp môn này, như vậy bạn mới có thể thực tập được. Sự thành tựu của bạn sẽ tùy thuộc vào mức độ hiểu biết sâu sắc của bạn về pháp môn này. Bạn cần phải hiểu là tại sao đức Phật A Di Đà muốn giảng nói Kinh A Di Đà, như vậy bạn mới có niềm tin để thực tập. Bạn phải biết tại sao bạn muốn đến cõi Tịnh Độ. Bạn cảm giác thế nào về việc đến đó? Bạn có tự tin và phát đại nguyện không?
Bạn cần thực tập ngay nơi tâm mình. Sau khi bạn đã tin tưởng vào cõi Tịnh Độ ở bên ngoài thì bạn sẽ tin tưởng có cõi Tịnh Độ ở bên trong tâm của mình. Cuối cùng rồi thì bạn sẽ thấy cả thế giới là cõi Cực Lạc.
Bạn biết là có Mỹ châu, dầu bạn chưa bao giờ đến đó; nhưng bạn biết một ngày nào đó mình sẽ đi đến đó. Cũng thế đối với Cõi Tịnh Độ.
Nếu bạn quyết đến cõi Tịnh Độ, thì ngay bây giờ, bạn phải tin rằng có cõi Tịnh Độ. Như vậy, bạn sẽ trở nên tự tin, để có thể tu tập được. Một người đạt đến sự giải thoát, giác ngộ, thì vị ấy có thể đến hay đi vào cõi Tịnh Độ theo ý muốn. Tôi chưa giác ngộ, nhưng trong những giấc mơ, tôi đã thường đến đó.
Trách nhiệm là ở chúng ta. Bởi chúng ta đã làm những việc bất thiện cho nên chúng ta mới sanh ra ở thế giới đau khổ này; chúng ta có mặt ở đây để tu sửa những hành động bất thiện trong quá khứ của mình. Để một ngày kia, chúng ta lại có thể trở về cõi Tịnh Độ.
Có ba điều cần phải được vun trồng trong Pháp môn Tịnh Độ. Thứ nhất, phải có tín tâm, để tin rằng có cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Thứ hai, bạn phải lập nguyện ước đi đến đó, và thứ ba là bạn thực hành.
Thí dụ, đầu tiên bạn tin rằng có chùa Phổ Quang Sơn (Fo Kuang Shan) ở niềm nam Đài Loan. Kế đó bạn phải lập nguyện ước đi đến đó. Bạn có thể đến đó bằng máy bay, xe buýt hoặc xe riêng và bạn cần có tiền để mua vé và mọi thứ khác.
Cây Bằng Vàng Và Hồ Pha Lê
Bạn có muốn biết cõi Tịnh Độ ra sao không? Tôi hiểu bạn quan tâm muốn biết làm cách nào để thực tập pháp môn này hơn, nhưng nếu bạn muốn biết các cách thực hành, trước hết bạn cần phải biết cõi ấy ra sao đã. Nếu không, bạn có thể sẽ bỏ cuộc nửa chừng.
Cõi ấy đầy những cây bằng vàng và các hồ đẹp như pha lê. Nơi đấy bạn không cần lo lắng về nạn kẹt xe hay rớt máy bay. Có nhiều hoa sen; những hoa sen nhỏ cũng to lớn như đảo Đài Loan. Nơi đấy rất tiện nghi và bạn có thể ngồi trên hoa sen nếu muốn. Bạn có thể đi đây đó theo ý muốn, hoàn toàn tự do, không cần thẻ thông hành. Nếu bạn thích mặc y phục đẹp, thì tự nhiên bạn được mặc đẹp. Nếu bạn muốn ăn ngon, lập tức chúng sẽ hiện ra ngay trước mặt. Mỗi khi bạn nghĩ về điều gì, bạn sẽ được như ước muốn.
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệm và tâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc. Khi đi, tôi như đang bước trên các cánh hoa sen, vì vậy tôi luôn luôn hạnh phúc. Khi chết, tôi sẽ đến cõi Tịnh Độ; tuy nhiên, tôi biết rõ rằng ngay hiện tại tôi cũng đang sống ở cõi Tịnh Độ.
Hãy Để Tự Nhiên
Tôi đang cố gắng sống một cách an lạc. Mỗi khi ai đó muốn tranh cãi về điều gì, tôi tự nhủ: "Hãy bỏ đi, hãy để tự nhiên". Từ từ, tôi cố gắng dẹp bỏ mọi vấn đề để mỗi ngày đều sống an lạc. Trong đời sống hằng ngày tôi ráng chỉ nói những điều tốt lành về mọi người.
Ngày kia, tôi mơ thấy mình đến cõi Tịnh Độ. Nơi đó có bảy báu, và một người đã đưa tôi đi xem chúng. Tôi chọn lấy một và thốt lên : "Thật là đẹp!" Khi tôi quay lại, tôi thấy đức Phật A Di Đà. Tôi cũng thấy cây báu của đức Phật.
Một lần khác tôi mơ thấy những cây kim cương và tôi tự hỏi tại sao kim cương lại mọc trên cây. Tôi thấy một cô bé trong cõi của đức Phật A Di Đà, và hỏi cô bé ấy nếu tôi có thể đem về một cây. Tôi chọn lấy một cây cao khoảng chừng 0,3 mét. Ở cuối thân cây là một hoa sen và hoa sen này tôi xin dành tặng cho bạn.
Ba năm trước đây, tôi đã viếng một bảo tàng viện, nơi đó có nhiều châu báu quý giá. Người hướng dẫn hỏi tôi có muốn đến gần hơn để xem không. Tôi nói với anh ta là không cần thiết lắm, vì những châu báu hiếm quý đều ở cõi Tịnh Độ. Tôi muốn nói kho báu nằm ở trong tâm tôi, vì thế tôi không cần đến những viên kim cương giả tạo.
Tất cả những gì được diễn tả trong Kinh A-Di-Đà đều là sự thật. Đó không phải là điều mà bạn bắt buộc phải tin, đấy là sự thật, cõi Tịnh Độ là có thật. Có một con tàu đi đến cõi Tịnh Độ, và tôi cũng đã mơ thấy nó. Tất cả những giấc mơ này làm tăng trưởng thêm niềm tin của tôi vào cõi Tịnh Độ. Thế bạn có muốn đến cõi Tịnh Độ không?
Trong mười năm, tôi đã dùng đất sét, nặn tượng của các vị Bồ Tát Đại Thế Chí, Quan Âm, Phổ Hiền và Văn Thù Sư Lợi. Sau những tượng này, tôi đã nặn tượng đức Phật A Di Đà. Tôi nặn tượng Phật A Di Đà để lễ lạy và chiêm ngưỡng Ngài, để tạo công đức đi vào cõi Tịnh Độ. Trong một giấc mơ, tôi thấy tượng A Di Đà từ từ biến thành gạo và điều này làm tôi nhận thấy rằng gạo giúp cho cơ thể chúng ta mạnh khoẻ.
Thực Tập
Tôi cảm thấy đức Phật A Di Đà đã phù hộ giúp đỡ tôi trong công phu tu tập của mình. Sau khi nặn tượng đức Phật A Di Đà xong, tôi làm một tượng Quan Âm nữa và hai tượng Ma Ha Tát, những vị đang bảo vệ cõi Tịnh Độ. Khi tôi nặn xong ba tượng này, tôi bắt đầu nghiên cứu kinh điển. Tôi đọc về pháp môn Niệm Phật, làm thế nào để tập trung tư tưởng và làm sao để tưởng nghĩ đến cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà.
Khi tôi khám phá ra Kinh A-Di-Đà, tôi bắt đầu tụng đọc mỗi ngày 15 lần. Những giấc mơ của tôi tương ứng với nội dung của bài kinh. Trong cõi Tịnh Độ, có khoảng sáu, hoặc bảy thứ bậc và tôi tiếp tục thực tập cho đến khi tôi đạt đến bậc cao nhất. Tôi niệm hồng danh Phật A Di Đà mỗi khi tôi làm việc và không bận rộn lắm. Sau 5 giờ chiều, khi trở về phòng của mình, tôi lại tụng kinh lần nữa.
Một khi bạn đã thuộc kinh, bạn có thể đọc tụng trong vòng 5 phút. Trên đường từ văn phòng về phòng riêng, tôi đọc được ba lần. Tôi cũng tụng chú A-Di-Đà. Sau 30,000 lần lập đi lập lại, bạn biết rằng đức Phật A Di Đà đã ở trong tâm trí bạn, nhưng điều này không phải làm được trong một ngày. Bài kinh dạy tôi biết phải luôn nghĩ đến sự vĩ đại của Phật A Di Đà.
Đôi lúc tôi h
ành một pháp tu
đặc biệt, trong vòng một tuần lễ tôi chỉ niệm hồng danh
đức Phật A Di Đà. Nhiều người họp lại, kinh hành và niệm hồng danh Phật. Khi trở lại chổ ngồi, tôi thấy
đức Phật A Di Đà thật to lớn, vĩ
đại đến nỗi tôi chỉ thấy kim thân Phật, không thấy kim thủ của Ngài.
Trong các giấc mơ, tôi thấy tượng Phật A Di Đà và Quán Âm và tôi đã đảnh lễ. Các tượng đang toạ lạc dưới những tàng cây, trên một bàn thờ thật đẹp. Đức Phật A Di Đà ngồi trên toà sen, nắm lấy tay tôi, như một người mẹ đang nắm tay con.
Mỗi ngày tôi lễ Phật nhiều lần. Trong phòng riêng, tôi có một bàn thờ nhỏ với nhiều tượng của các vị Bồ Tát mà mỗi ngày tôi lễ lạy trên 100 lần.
Bằng cách niệm hồng danh Phật và tụng kinh tôi sẽ tạo được nhiều công đức. Tất cả những công đức mà tôi có được, tôi xin hồi hướng cho tất cả mọi người và rồi tôi sẽ đi đến cõi Tịnh Độ.
Tôi Là Người Giàu Có Nhất
Khi có thời gian, tôi thực tập và tôi cũng giúp tu viện bằng cách làm các việc văn phòng. Tôi đã là người tu sĩ trên 10 năm rồi; trước đó, tôi làm kế toán viên cho một văn phòng ở Đài Bắc (Taipei). Tôi đã muốn học hỏi về Phật giáo, để trở thành một tu sĩ Phật giáo, nhưng chưa tìm ra nơi nào thích hợp. Tôi mơ đến một ngọn núi và có cảm giác là đức Phật ngụ tại nơi đó. Nơi đó giống như một thế giới hoa sen, nhưng ở Đài Loan có rất nhiều núi, tôi không biết phải tìm ở đâu hay đi đâu.
Trước tiên tôi đến ni viện Yungmin, nơi mà Ngài Hư Vân (Hiu Wan) thường giảng dạy, nhưng tôi đã quá lớn tuổi để mà gia nhập khóa tu học đó. Tôi đã 31 tuổi, mà khoá học ấy chỉ dành cho những người dưới 30 tuổi. Sau đó tôi nghe nói về Phổ Quang Sơn, nơi các ni dưới 35 tuổi đều có thể vào học. Vì vậy tôi lên đường và gia nhập vào khoá học này.
Ngày nọ, tôi tụng kinh Quán Âm, và sau khi xong tôi đi dạo, vừa ngước nhìn lên các đỉnh núi. Tôi mhận thấy các dãy núi này rất quen thuộc. Chúng chính là những ngọn núi tôi đã mơ trước đây. Tôi quay trở lại và đảnh lễ đức Quán Âm, vì tôi hiểu rằng mình đã tìm được nơi đang kiếm tìm.
Trong khoá học, tôi phải học về nghệ thuật Phật giáo. Tôi không thích môn này lắm, vì tôi nghĩ mình không có khiếu mỹ thuật, nhưng bà thầy của tôi lại rất hào hứng. Tôi hỏi bà làm sao vẽ và nặn một cái hoa sen, và từ đó, tôi bắt đầu có nhiều hứng thú trong việc nặn tượng. Sau khi khắc được hoa sen, tôi quyết định nắn tượng Phật.
Tôi làm kế toán nên phải đếm tiền, nhưng không có vấn đề gì, vì mỗi đồng tiền tôi đếm, tôi niệm hồng danh Phật A Di Đà, A Di Đà Phật! Trong tâm trí tôi, tất cả đều là Phật A Di Đà. Tôi rất hạnhh phúc, tôi là người giàu có nhất. Mọi nơi trong nhà tôi, trong tâm tôi đều là Phật A Di Đà. Cây cối ở bên ngoài, bên trong tôi, mọi thứ đều là Tịnh Độ.
Bạn cần phải có niềm tin và thực hành. Rồi tôi sẽ gặp lại bạn ở cõi Tịnh Độ. Bất cứ ai nếu thực tập theo lời Phật dạy và thiền quán đều có thể đi đến đó. Thiền không rời khỏi việc tụng niệm. Sự thực hành pháp môn Tịnh Độ và pháp môn Thiền không khác, bạn có thể thực tập cả hai cùng một lúc. Thiền không rời Tịnh Độ, và Tịnh Độ không khác Thiền. Vì thế bạn có thể đến cõi Tịnh Độ và chúng ta có thể gặp nhau ở đấy.
-ooOoo-