Phật Nói
Kinh Vô Lượng Thọ
Quyển Hạ
Ðức
Phật bảo A Nan: Nếu có chúng sinh nào sinh vào cõi ấy, đều
trụ vào chánh định. Vì sao vậy? Vì trong nước của Ðức
Phật ấy không có tà kiến và bất định. Mười phương chư
Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng, đều cùng khen ngợi
công đức oai thiêng của Ðức Phật Vô Lượng Thọ chẳng
thể nghĩ bàn. Nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu của Ngài
mà tín tâm hoan hỷ, dốc lòng hồi hướng dù trong một niệm,
nguyện sinh sang cõi nước ấy, liền được vãng sinh, trụ
vào ngôi Bất thoái chuyển, chỉ trừ những kẻ phạm năm
nghịch tội và gièm chê chính pháp.
Hết
thảy Trời và Người trong mười phương thế giới, nếu ai
dốc lòng nguyện sinh sang nước ấy thì được chia làm ba bậc:
Bậc
trên là những người đã bỏ nhà, dứt dục, xuất gia làm Sa
môn, phát tâm Bồ Ðề, chuyên niệm danh hiệu Ðức Phật Vô
Lượng Thọ, tu các công đức, nguyện sinh sang cõi nước
ấy. Những người này khi chết đi, sẽ thấy Ðức Phật Vô
Lượng Thọ cùng đại chúng hiện ra trước mặt, liền
được theo đ?c Phật Vô Lượng Thọ sinh qua cõi nước của
Ngài tự nhiên hóa sinh trong đóa hoa Thất bảo, trụ vào ngôi
Bất thoái chuyển, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại.
Này
ông A Nan: Bởi thế, những người nào ở cõi Sa bà này mà muốn
được thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ thì nên phát tâm Vô
thượng Bồ Ðề, tu hành công đức, liền được sinh về cõi
nước của Ngài.
Bậc
giữa là các Trời và Người trong mười phương Thế giới,
nếu có ai dốc lòng nguyện sinh về cõi nước của Phật Vô
Lượng Thọ, dù chẳng làm được Sa môn, tu công đức lớn,
nhưng nếu phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, chuyên niệm danh hiệu
Ðức Phật Vô Lượng Thọ, tu thiện được nhiều hay ít, chịu
giữ trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dường Sa môn,
treo phan, thắp đèn, rải hoa, đốt hương, đem những việc đó
hồi hướng, nguyện sinh về cõi nước của Ðức Phật Vô Lượng
Thọ. Những người ấy khi chết đi, Ðức Phật Vô Lượng
Thọ cùng đại chúng hóa hiện thân hình đẹp đẽ như
Phật, hiện ra trước mặt. Người ấy liền theo Ð?c Hóa Phật
mà vãng sinh về cõi nước của Ngài, trụ vào ngôi Bất
thoái chuyển, công đức và trí tuệ gần bằng bậc trên.
Bậc
dưới là các Trời và Người trong mười phương Thế giới,
nếu có ai dốc lòng muốn sinh về cõi nước của Phật Vô Lượng
Thọ, giả sử chẳng làm được công đức gì, nhưng nhờ phát
tâm Vô thượng Bồ đề, chuyên niệm danh hiệu Phật Vô Lượng
Thọ, nguyện sinh về cõi nước của Ngài. Sau khi nghe pháp
sâu xa mầu nhiệm, vui mừng, tin ưa, chẳng sinh nghi hoặc, dù
trong một niệm, niệm danh hiệu Ðức Phật ấy, đem lòng chí
thành nguyện sinh về cõi nước của Ngài, nên khi chết đi,
mộng thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ và được vãng sanh.
Công đức, trí tuệ của người ấy gần bằng bậc giữa.
Phật
bảo A Nan: Ðức Phật Vô Lượng Thọ oai thiêng vô cùng. Trong
mười phương Thế giới, chư Phật Như Lai vô lượng, vô
biên, chẳng thể nghỉ bàn đều khen ngợi Ngài. Vô lượng, vô
số Bồ Tát, Thanh Văn ở các cõi Phật về phương Ðông, nhiều
như số cát sông Hằng, đều tới chỗ Ðức Phật Vô Lượng
Thọ, cung kính cúng dường, đồng thời các Bồ Tát, Thanh Văn
xin nhận lãnh Kinh pháp, rồi cùng giáo hóa các phương Tây,
Nam và Bắc. Bốn phương Ðông Nam, Tây Nam, Ðông Bắc, Tây Bắc
và phương trên, phương dưới cũng đều như thế cả.
Bấy
giờ Ðức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng:
Các
cõi Phật phương Ðông
Số
như cát sông Hằng
Chư
Bồ Tát, Thanh Văn
Tới
chầu Vô Lượng Giác.
Các
Bồ Tát, Thanh Văn
Ðều
tới nghe Kinh pháp
Ðem
theo hoa Trời đẹp
Hương
báu, áo quý giá
Cúng
dường Vô Lượng Giác.
Khắp
nơi tấu nhạc trời
Tiếng
hòa nhã vang lừng
Ngợi
khen đức thâm diệu
Cúng
dường Vô Lượng Giác.
Thần
thông, tuệ tuyệt vời
Thâm
nhập Pháp sâu xa
Thật
vẹn toàn công đức
Trí
tuệ tựa mặt trời
Ðánh
tan mây sinh tử
Chẳng
ai sánh ví bằng
Cung
kính nhiễu ba vòng
Cúi
lạy Vô Thượng Tôn.
Thấy
cõi Phật nghiêm tịnh
Mầu
nhiệm không kể xiết
Liền
phát tâm Vô thượng
Nguyện
nước con cũng vậy.
Lúc
ấy Ðức Di Ðà
Hân
hoan trên nét mặt
Miệng
tuôn nhiều ánh sáng
Chiếu
khắp cả mười phương.
Thân
thể tỏa hào quang
Ba
vòng chói xán lạn
Tất
cả Trời và Người
Ðều
vui mừng hớn hở.
Quán
Thế AÂm Ðại Sĩ
Xốc
áo, cúi đầu hỏi:
Phật
cười - Vì cớ gì?
Xin
cho biết tôn ý:
Tiếng
Phạm như sấm vang
Cất
lên tám tiếng đáp:
"Vì
Bồ Tát muốn biết
Hãy
lắng nghe ta nói:
Chính
sĩ mười phương lại
Ta
biết hết nguyện họ
Chí
cầu cõi nghiêm tịnh
Quyết
định sẽ thành Phật.
Hiểu
rõ hết thảy Pháp
Như
mộng huyễn, tiếng vang
Ðầy
đủ các điều nguyện
Tất
sẽ được cõi này.
Hiểu
Pháp như bóng chớp
Rốt
ráo đạo Bồ Tát
Ðủ
các cội công đức
Quyết
định sẽ thành Phật.
Thông
suốt các Pháp tính
Ðều
là không, vô ngã
Chuyên
cầu cõi Phật tịnh
Tất
sẽ được cõi này."
Phật
dạy các Bồ Tát
Trụ
vào An Dưỡng Phật
Nghe
Pháp vui tu hành
Sớm
được chốn thanh tịnh
Tới
nước nghiêm tịnh kia
Mau
chứng được thần thông
Hẳn
Ðức Vô Thượng Tôn
Ghi
nhận cho thành Phật.
Sức
bản nguyện của Phật
Nghe
danh muốn vãng sinh
Ðều
về tới cõi đó.
Từ
đầy không lui chuyển.
Bồ
Tát khởi chí nguyện
Nguyện
nước mình cũng vậy
Niệm
độ khắp hết thảy
Danh
tỏ đủ mười phương.
Phụng
thờ ức vị Phật
Phi
hóa khắp mọi cõi
Cung
kính và hân hoan
Về
tới nơi An dưỡng.
Nếu
người không thiện tâm
Chẳng
được nghe kinh này.
Người
trai giới thanh tịnh.
Mới
được nghe chính pháp
Lại
từng thấy Thế Tôn
Thời
tin được việc này
Khiêm,
kính, nghe, vâng, làm
Tâm
vui mừng hớn hở.
Kẻ
kiêu mạn lười biếng
Khó
thể tin pháp này
Ðời
trước thấy chư Phật
Ham
nghe Pháp như vâỵ.
Bồ
Tát hoặc Thanh Văn
Chẳng
xét được tâm Phật
Ví
như kẻ mù lòa
Muốn
làm người dẫn đạo.
Biển
trí tuệ Như Lai
Sâu
rộng không bờ bến
Nhị
thừa chẳng lường được
Chỉ
riêng Phật tỏ rõ.
Giả
sử hết mọi người
Ðều
tu hành đắc đạo
Tịnh
tuệ biết vốn không
Ức
kiếp nghĩ trí Phật.
Cùng
tận tâm giảng thuyết
Hết
đời cũng chẳng biết
Phật
tuệ không ngằn mé
Thanh
tịnh cùng như thế.
Thọ
mệnh rất khó được
Ðời
Phật cũng khó gặp
Người
có tín tuệ khó
Nếu
nghe tinh tiến cầu
Nghe
Pháp thường chẳng quên
Thấy
kính được phúc lớn
Cùng
ta là bạn hiền
Bởi
thế nên phát tâm.
Vì
đời đầy đau khổ
Nên
phải cầu chính pháp
Sẽ
chứng được Phật đạo
Rộng
độ giòng sinh tử.
Phật
bảo A Nan: Bồ Tát trong cõi nước ấy sẽ được bổ vào
ngôi vị Phật, trừ những Bồ Tát có bản nguyện, vì chúng
sinh đem công đức hoằng thệ để trang nghiêm cho mình và muốn
độ thoát hết cả chúng sinh chóng thành Phật quả. Này A
Nan! Các chúng Thanh Văn trong cõi Phật ấy, ánh sáng nơi mình
phóng ra tám thước, còn ánh sáng của Bồ Tát chiếu sáng một
trăm do tuần. Trong các Bồ Tát đó, có hai vị Bồ Tát tôn
quý vào bậc nhất, nên ánh sáng oai linh chiếu khắp ba ngàn
Ðại thiên thế giới.
A
Nan bạch Phật: Hai vị Bồ Tát ấy danh hiệu là gì?
Ðức
Phật bảo: Vị thứ nhất tên là Quán Thế AÂm, vị thứ hai
tên là Ðại Thế Chí. Hai vị Bồ Tát đó đều ở cõi Sa bà
này tu hạnh Bồ Tát, khi mệnh chung chuyển hóa sinh sang cõi nước
Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà.
Này
A Nan! Những người nào sinh sang cõi nước ấy đều có đủ
ba mươi hai tướng tốt, trí tuệ đầy đủ, thâm nhập các
pháp, thông suốt tới chỗ cốt yếu mầu nhiệm thần thông
diệu dụng, các căn sáng sủa, nhanh nhẹn. Những người căn
tính sút kém thì thành tựu được hai đức nhẫn: AÂm hưỡng
nhẫn và Như thuận nhẫn; những người căn tính nhanh nhẹn
thì được đức Vô sinh pháp nhẫn, không thể kể xiết.
Lại
nữa, những vị Bồ Tát ấy, trước khi thành Phật, chẳng bị
rơi vào chốn ác, thần thông tự tại, lại biết rõ sinh mệnh
đời trước. Trừ những người sinh qua các phương khác là
cõi đời ngũ trọc ác thế, thì thị hiện cùng chúng sinh ở
những cõi ấy cũng như cõi nước của ta đây vậy.
Phật
bảo A Nan: Bồ Tát ở cõi nước ấy, nương oai thần của
Phật, dù trong khoảng một bữa ăn, đi tới vô lượng Thế
giới mười phương, cung kính cúng dường chư Phật Thế Tôn,
tùy theo tâm mình tưởng niệm tự nhiên hóa sinh ra vô số vô
lượng những thứ cúng dường như hoa, hương, kỹ nhạc, áo
lọng, cờ, phướn, ứng niệm liền đến, những thứ quý
báu mầu nhiệm khác lạ, trong đời hiếm có, rồi đem dâng rải
vào chư Phật và các chúng Bồ Tát, Thanh Văn. Ở trong hư không
hóa thành cây lọng hoa mầu sáng rực rỡ, mùi thơm tỏa ngát
khắp nơi. Hoa ấy có chu vi bốn trăm dặm, cứ như thế lần
lượt gấp lên mãi, cho tới khi che kín cả ba ngàn Ðại
thiên thế giới. Tuỳ theo thứ lớp trước sau rồi lần
lượt biến mất. Các vị Bồ Tát ấy, đều cùng đẹp lòng
vui vẻ. Ở trong hư không, nhạc Trời cũng trỗi lên. Tiếng
nhạc tuyệt vời mầu nhiệm, ca ngợi công đức của Phật,
thỉnh trụ Kinh pháp với tâm vô cùng hoan hỉ. Cúng dường
chư Phật xong, trước khi ăn, bỗng nhẹ cất mình lên trở về
cõi nước của mình.
Phật
bảo A Nan: Ðức Phật Vô Lượng Thọ khi ban truyền giáo pháp
cho các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời và Người đều nhóm họp hết
cả ở giảng đường Thất bảo, rộng tuyên đạo giáo, diễn
xướng pháp mầu. Tất cả đều trong lòng hoan hỉ, tỏ ngộ
được đạo lý.
Ngay
lúc đó, bốn phương Trời tự nhiên nổi gió, thổi vào cây
Thất bảo phát ra những tiếng Cung, Thương, Giốc, Chùy, Vũ,
vô lượng các thứ hoa đẹp theo gió bay đi, rải ra bốn phía,
tự nhiên cúng dường chẳng dứt. Tất cả chư Thiên đều
đem trăm ngàn thứ hoa, hương, kỹ nhạc trên cõi Trời để cúng
dường Ðức Phật Vô Lượng Thọ, các chúng Bồ Tát, Thanh Văn
thì rải hoa hương và tấu âm nhạc. Kẻ trước người sau,
kẻ qua người lại, tưng bừng vui vẻ, không thể kể xiết.
Phật
bảo A Nan: Các hàng Bồ Tát sinh qua cõi Phật Vô Lượng Thọ,
nếu ai có thể giảng thuyết thì thường tuyên chính pháp, bởi
theo trí tuệ thông đạt của mình, không trái không lầm. Ðối
với muôn vật ở cõi ấy, không ai có tâm ngã sở (coi vật
là của mình), không trái không lầm. Ðối với muôn vật ở
cõi ấy, không ai có tâm đắm nhiễm, đi lại tự tại, không
ưa thích cũng không ghét bỏ vật gì, không phân biệt mình với
kẻ khác, chẳng ganh đua và chẳng tranh chấp. Lại có tâm
đại từ bi nhiêu ích đối với chúng sinh, không có tâm
ương ngạnh giận hờn. Lìa khoải hết những phiền não làm
dao động, nên tâm hoàn toàn thanh tịnh, không chán nản biếng
nhác. Lại có tâm bình đẳng, tâm đắc thắng, tâm thâm diệu,
tâm thiền định, tâm ham pháp, vui pháp và mừng pháp. Lại dứt
các phiền não, lìa tâm ác thú, suy xét tường tận việc làm
của Bồ Tát, đầy đủ vô lượng công đức, được pháp
Thiền định thâm diệu và thần thông quang minh trí tuệ. Ý
chí nương vào bảy phần Giác ngộ, theo pháp Phật mà tu tâm,
Nhục nhãn trong suốt, phân biệt tỏ rõ mọi điều. Thiên
nhãn thông suốt không có hạn lượng. Pháp nhãn quán xét
cùng tột các lẽ đạo. Tuệ nhãn thấy rõ lẽ thật dẫn tới
bờ giác ngộ. Phật nhãn tròn vẹn biết rõ pháp tính. Ðem
trí vô ngại diễn thuyết cho người nghe. Quán thấy ba cõi
đều như hư không. Chí cầu Phật pháp, đủ các biện tài,
trừ diệt phiền não cũa chúng sinh.
Lại
nữa, tính thể từ Như Lai mà sinh ra nên hiểu rõ các Pháp
là Như Như Bất Ðộng. Khéo hiểu nghĩa Tập đế, Diệt đế
là phương tiện. Chẳng ham lời thế tục, vui ở nghĩa Ðại
Thừa. Tu các căn lành, chí sùng Phật đạo. Biết tất cả Pháp
đều vẳng lặng, sinh thân và phiền não đều hết. Nghe Pháp
cao sâu, lòng không nghi ngại, chăm chỉ tu hành, đức tính
đại bi, sâu xa mầu nhiệm, che chở khắp cõi, xét cùng nghĩa
đạo Nhất thừa, đến bờ Giác ngộ. Tuệ tâm phát khởi,
quyết đoán lưới nghi hoặc. Giáo pháp của Phật bao la không
gì vượt ra ngoài được. Trí tuệ như biển cả, thiền
định như núi cao, ánh tuệ quang sáng chói hơn cả mặt
Trời, mặt Trăng. Pháp trong sạch của các Ngài đầy đủ
trọn vẹn như núi Tuyết, khiến các công đức đều trong
sạch như cõi đất rộng không phân biệt những vật sạch, dơ,
tốt, xấu; như nước sạch rửa hết cát, bụi, bẩn, nhơ;
như lửa nồng đốt cháy tất cả củi phiền não; như bão loạn
quay cuồng khắp thế giới không gì ngăn cản; như hư không
chẳng vướng mắc vật gì; như hoa sen ở các cõi thế gian
không hề nhuốm bẩn; như cỗ xe lớn chở hết chúng sinh
thoát vòng sinh tử; như trên tầng mây, tiếng sấm Pháp lớn
vang dậy, thức tỉnh những người mê muội; như trận mưa
lớn, Pháp cam lộ thấm nhuần chúng sinh, như núi Kim cương,
chúng ma ngoại đạo chẳng thể lay chuyển; như Phạm Thiên Vương
đối với các Pháp lành là điều tôn quý; như cây Ni Câu Loại
che khắp tất cả; như hoa Ưu Ðàm Bát hiếm có khó tìm; như
loài chim cánh vàng oai hùng hàng phục ngoại đạo; như loài
chim lãng du không tích lũy vật gì; như Ngưu vương không vật
gì thắng được; như Tượng vương điều phục rất giỏi;
như Mãnh sư không sợ hãi vật gì.
Ðức
Ðại Từ lồng lộng như cõi hư không, diệt hết lòng ganh tị
nên chẳng ghét kẻ hơn mình. Chăm vui cầu pháp, lòng không biết
chán, cũng không biết đủ. Thường hay tuyên rộng chính pháp
mà không mỏi mệt. Ðánh
trống
pháp dựng cờ pháp, rọi đèn tuệ phá tan vô minh. Tu sáu
điều hòa kính, thường làm việc Pháp thí. Chí dũng mãnh
tinh tiến, tâm không yếu mềm. Làm ngọn đèn sáng cho đời và
ruộng phúc cho chúng sinh. Lại làm Thầy dẫn đạo, bình
đẳng chẳng ghét, chẳng yêu chỉ vui với chính đạo, không
có vui buồn nào khác. Nhổ sạch gai ham muốn an ổn chúng
sinh. Công đức và trí tuệ chẳng ai sánh bằng khiến mọi người
đều tôn kính. Diệt hết Tham, Sân, Si, dạo chơi bằng các
Pháp thần thông, đầy đủ khí lực như: Lực nhân, lực
duyên, lực ý, lực nguyện, lực phương tiện, lực thường,
lực định, lực tuệ, lực đa văn, lực thí, lực giải, lực
nhẫn, lực nhục, lực tinh tiến, lực thiền định và lực
trí tuệ. Lực chính niệm chỉ quán mọi lực thông minh. Lực
như pháp để điều phục chúng sinh. Lại nữa, hình tướng
tốt đẹp và công đức biện tài trang nghiêm trọn đủ, không
ai sánh bằng. Cung kính cúng dường vô lượng chư Phật,
thường được chư Phật ngợi khen, được các h?nh Ba la mật
của Bồ Tát. Tu các phép Tam muội: Không, Vô tướng, Vô nguyện,
Bất sinh, Bất diệt và các môn Tam muội, xa rời địa vị
Duyên Giác và Thanh Văn.
Này
A Nan! Các Bồ Tát ấy thành tựu vô lượng công đức như
vậy, ta chỉ nói sơ qua cho ông nghe đấy thôi, nếu nói rộng
ra thì trăm ngàn muôn kiếp cũng không hết được.
Phật
bảo Di Lặc Bồ Tát và tất cả Trời, Người rằng: Các Bồ
Tát, Thanh Văn trong cõi nước Phật Vô Lượng Thọ có công
đức, trí tuệ chẳng sao kể xiết. Cõi nước ấy thật
nhiệm mầu, an vui và thanh tịnh như thế, sao chẳng gắng
sức làm lành, nghĩ đến Ðạo pháp tự nhiên, nương vào nơi
không trên không dưới trống rỗng bao la, mà chuyên cần tinh
tiến, gắng sức cầu nguyện, khiến dứt vòng luân hồi, sinh
về cõi nước An Lạc, dứt hẳn năm đường dữ, tới con
đường không hiểm nguy. Ðường đó tuy bình an và dễ qua, nhưng
lại không có người chịu tu. Cõi nước đó chẳng có điều
trái nghịch, muốn gì đều toại nguyện. Sao chẳng bỏ việc
đời, chuyên cầu đạo đức để được sống lâu mãi mãi,
yên vui không cùng.
Song,
người đời thói b?c, chẳng chịu làm lành, tranh nhau những
việc trái lẽ, tranh nhau nhiều việc trong cõi đời cực khổ
dữ tợn này. Họ cần cù làm việc, mong thỏa mãn vật chất
cho đời mình. Chẳng cứ sang, hèn, giàu, nghèo, già rẻ, trai,
gái đều lo nghĩ nhiều về tiền của. Dù có hay không, cũng
đều lo nghĩ, sợ hãi, buồn khổ trong lòng. Vì quá lo nghĩ nên
tâm thần rối loạn, chẳng lúc nào được yên vui, yên tĩnh.
Kẻ có ruộng lo ruộng, người có nhà lo nhà; nhẫn đến lo
cả bò, ngựa, lục súc, tôi tớ, tiền của và các việc ăn
mặc v.v... Chất chứa nghĩ suy, lo buồn sợ hãi. Lại lo bị
những tai nạn bất thường như giặc cướp, nước, lửa,
kẻ thù, chủ nợ, làm cho tiêu tan lụn bại gia sản; quanh quẩn
lo buồn, không lúc nào nguôi! Kết giận trong lòng, chẳng rời
lo lắng nên tâm ý cố bám, ham thích không lúc nào buông bỏ.
Nhưng khi bể gẫy, dập nát, đem vứt bỏ đi, thân thác qua
đời, chẳng có vật gì đi theo mình cả.
Kẻ
giàu sang cũng có những nỗi lo âu, suy tính nhiều điều,
cần khổ như thế, nên sinh ra bệnh tật. Kẻ nghèo cùng hèn
hạ, thiếu kém mọi bề. Ví như không ruộng thì lo có ruộng,
không nhà thì lo có nhà, không trâu, ngựa, lục súc, tôi tớ,
tiền của và ăn mặc v.v... thì lo sao cho có đủ. Khi đã có
đủ rồi lại tiêu tan mất, sinh ra buồn khổ, nên lại lập
kế tìm mưu sao cho có lại. Khi chưa gặp thời suy tính chẳng
được, thân tâm mỏi mệt, ngồi đứng chẳng yên, lo nghĩ
chất chồng, cực khổ như thế, nên sinh bệnh tật. Hoặc lại
ngồi không, cuộc đời phế bỏ, chẳng chịu làm lành, tu
đức hành đạo. Ðến khi mệnh chung, thần thức phải sinh
vào nơi xa khác, dù thiện hay ác cũng không hay biết.
Người
sống trong cõi đời, cha con, anh em, vợ chồng, họ hàng, nội
ngoại, phải kính thương nhau, không được tị hiềm, nên
giúp đỡ lẫn nhau, không được tham xẻn; phải giữ hòa thuận,
vui vẻ từ lời nói đến cử chỉ không nghịch chống nhau,
không lòng tranh chấp, hận thù. Lòng tranh chấp, oán hận
trong cõi đời này, chỉ nóng lên một chút mà trở nên thù
oán dữ dội đến đời sau. Vì gây oán thù nên mưu hại
lẫn nhau, tuy hiện tại không hành động ngay được, nhưng
sự dồn nén vào cay độc của oán hận trong tinh thần, khiến
khắc ghi trong tạng thức chẳng rời nhau được. Do đó, khi
chết đi, cùng lúc tái sinh tìm nhau báo oán, trả thù!
Người
đời thường thương yêu dây dưa ham muốn, nên trôi lăn trong
vòng sinh tử, lại sinh một mình, tử một mình, đi một mình,
lại một mình, buồn khổ hay vui sướng tự mình làm mình chịu,
chẳng ai thay thế được. Thiện ác biến hóa, họa phúc đi
theo, sinh vào chốn khác, mờ mờ mịt mịt, chẳng hay biết
được; mỗi người mỗi ngả, vĩnh viện chia lìa, mong gặp lại
nhau, thật khó lắm vậy! Nay được gần gũi, sao chẳng bỏ
mọi chuyện vô ích, gắng sức chuyên cần tu thiện, lúc còn
khỏe mạnh tinh tiến nguyện độ chúng sinh để được thọ
mệnh lâu dài.
Lợi
ích như thế, sao chẳng cầu Ðạo vô thượng mà còn đợi
chờ chi nữa? – Người đời thường chẳng tin làm lành thì
gặp lành, tu đạo sẽ chứng đạo; chẳng tin bố thí thì
được phúc, người chết lại sinh ra. Vì không tin thiện ác,
cho mình là phải, lại nghe lời nhau, từ cha đến con, kẻ
trước người sau, Tổ tiên ông bà, chẳng biết đạo đức;
thần thức ngu tối, tâm ý nghiễm ô, chẳng hiểu sinh tử,
thiện ác, cát hung, họa phúc thế nào, nên hành động liều
lĩnh. Sống chết lẽ thường, cùng nhau nối tiếp. Hoặc cha
khóc con, hoặc con khóc cha, vợ chồng anh em thương khóc lẫn
nhau. Tráo trở trên dưới, cội rễ vô thường, đều phải
đi qua, chẳng giữ thường được. Lời Phật dạy bảo, ít
người chẳng tin, cho nên trôi quanh trong đường sinh tử; không
bao giờ ngừng. Những người như thế, đần độn ngu tối,
chẳng tin kinh pháp, tâm không lo xa, ý khoái lạc thú, ngu si
mê hoặc, ham dục tham tài, kiêu căng giận dữ. Ðó là vì chẳng
hiểu đạo đức tu hành đắc đạo, nên chịu ác thú, sinh tử
không cùng, thật đáng thương thay!
Sang
hèn giàu nghèo, tôn ti trên dưới, đều mang lòng sát hại
độc ác, gây sự càn dở, ác khí mờ mịt, nghịch với trời
đất, chẳng thuận lòng người, làm điều trái ác, nên phải
tội nặng. Tuổi thọ chưa hết, đã bị chết đi, đọa vào
đường dữ, quẩn quanh trong đó, hàng ngàn ức kiếp, không hẹn
ngày ra, nói sao cho hết, nhiều nỗi đau thương!
Phật
bảo Di Lặc Bồ Tát và Trời, Người rằng: Phải suy nghĩ
kỹ, gắng làm việc thiện, tránh xa việc ác, vì ái dục vinh
hoa vốn chẳng thường còn. Nay gặp Phật ở đời, cần
phải tinh tiến cầu đạo, ai có chí nguyện muốn sinh về Cực
Lạc, ắt sẽ được trí tuệ, công đức hơn hết, đừng
chiều theo dục vọng mà phụ kinh giới. Nếu có nghi hoặc,
không hiểu nghĩa kinh, nên đem hỏi Phật, xin Ngài chỉ dạy
cho.
Bồ
Tát Di Lặc quỳ gối bạch Phật rằng: Uy thần của Phật thật
là tôn quý. Theo lời Phật dạy; con đã nghe và suy nghĩ kỹ
lời nói chân thiện đó, quả đúng người đời như vậy.
Nay Phật từ mẫn, chỉ dạy đạo lớn, khiến Trời, Người
đều đội ơn lành, tỉnh tai sáng mắt, giải thoát lo khổ
và muôn loại đều được thấm nhuần ân đức, Phật tuệ
thông suốt tám phương, trên dưới, quá khứ, vị lai cùng mọi
việc hiện tại. Ngày nay chúng con đều được độ thoát là
nhờ ở đức khiêm tu cần khổ, cầu đạo đời trước của
Phật. AÂn đức của Phật che khắp, phúc lộc cao vời, quang
minh soi suốt, mở cửa Niết Bàn. Phật là Ðấng Pháp Vương,
đứng trên các bậc Thánh, làm Thầy tất cả cõi Người,
theo chỗ tâm nguyện, đều khiến đắc đạo. Nay được gặp
Phật, lại được nghe hồng danh Ðức Phật Vô Lượng Thọ,
tất cả đều vui mừng, tâm trí được mở mang sáng suốt.
Phật
bảo Bồ Tát Di Lặc: Ông nói phải đấy, nếu có người nào
tin kính Ðức Phật, thì người ấy có phúc thiện lớn, vì
lâu lắm Phật mới thị hiện một lần. Nay ta làm Phật ở
cõi đời nầy, diễn nói kinh pháp, truyền bá đạo giáo, cắt
lưới nghi ngờ, nhổ gốc ái dục, lấp mọi nguồn ác, đi
khắp Tam giới, không đâu trở ngại. Trí tuệ mở mang, tóm
thâu lý đạo, cầm giữ mối giềng, phân minh rõ rệt, chỉ bảo
năm chốn, độ kẻ chưa độ, dứt hẳn sinh tử, đến đạo
Niết Bàn.
Di
Lặc nên biết: Ông từ vô số kiếp tới nay, tu hạnh Bồ
Tát, cứu độ chúng sinh, từ lúc đắc đạo, cho đến khi vào
Niết Bàn, không thể kể số được. Ông cùng mười phương
Trời, Người và tứ chúng nhiều kiếp xoay vần trong năm
đạo, lo sợ cần khổ, không thể nói hết. Ðời nay gặp Phật,
được nghe kinh pháp, lại được nghe tên Phật Vô Lượng
Thọ, thật vui sướng lắm thay! Tôi mừng giùm cho ông đó.
Ông nay cũng nên tự chán mọi nổi thống khổ về Sinh, Lão,
Bệnh, Tử và sự xấu bất tịnh, chẳng đáng vui kia. Tự
mình nên quyết đoán, thân ngay, tâm chính, làm nhiều việc
thiện, sửa mình trong sạch, rửa bỏ tâm nhơ. Lời nói tin thật,
nết na ngay thẳng, ý nghĩ, việc làm ứng hợp với nhau. Người
đã độ được mình, lại cứu người khác, tinh tiến cầu
nguyện, chứa thêm nhân lành. Tuy có mỏi mệt nhưng được
sinh về cõi Phật Vô Lượng Thọ, vui sướng không cùng, an
vui mãi mãi. Ðã nhổ hết gốc rễ sinh tử, lại không còn khổ
nạn, tham giận, ngu si. Lúc ấy, muốn thọ một kiếp, một trăm
kiếp hay ngàn ức vạn kiếp cũng tùy theo ý mình, đều có thể
được. Ðó là Pháp vô vi tự nhiên, gần với đạo Niết Bàn.
Các ông tâm nguyện điều gì, đều phải tinh tiến, không
nên ngờ vực, kẻo hối không kịp, giữa chừng ăn năn, tự
làm tội lỗi, sinh vào cung điện thất bảo nơi biên địa
kia, trong năm trăm năm, chịu mọi gian khổ.
Di
Lặc bạch rằng: Con xin ghi nhận lời dạy vô cùng quý báu của
Phật, chăm chỉ tu học, vâng làm theo lời Phật dạy, chẳng
dám nghi ngờ điều gì.
Phật
bảo Di Lặc: Các ông ở trong đời này, ngay lòng thật dạ,
chẳng làm việc dữ, công đức rất lớn, mười phương thế
giới chẳng ai sánh bằng. Tại sao? – Vì cõi nước chư
Phật, các hàng Trời và Người, chỉ làm các điều lành, chẳng
làm những điều dữ, nên dễ dàng khai hóa. Nay ta làm Phật
ở thế gian này, trong đó có năm sự dữ, năm sự đau, năm
sự dốt, rất là cực khổ. Như Lai giáo hóa quần sinh, khiến
bỏ năm sự dữ, rời năm sự đau, lìa năm sự dốt; khiến
giữ năm sự lành, để dẫn đến phúc đức trường thọ
của Ð?o Niết Bàn, thật là vô cùng khó khăn.
Năm
sự dữ là gì? Năm sự đau là gì? Năm sự dốt là gì? Làm
thế nào tiêu trừ năm sự dữ, khiến giữ năm sự lành,
để cho đầy đủ phúc đức, khi chết đi được sinh lên
cõi Trường Thọ Niết Bàn.
Sự
dữ thứ nhất: Từ Trời, Người cho đến các loài giun, bọ,
đều cùng ham làm những việc bạo ác, mạnh bắt nạt yếu,
mưu hại lẫn nhau, chèn ép đánh giết, cắn nuốt lẫn nhau.
Chẳng biết tu thiện, ác nghịch vô đạo, tự nhiên chịu lấy
tội vạ về sau. Thần minh ghi nhớ, chẳng tha kẻ phạm. Thế
nên có kẻ nghèo khó thấp hèn, ăn xin côi cút, câm ngọng
điếc mù, xấu xa ngây dại, chẳng kịp được người. Vả
lại, có kẻ giàu sang, thông minh tài trí là do tu thiện tích
đức, thực hành thiện pháp trong những đời trước. Nhưng
nay lại thành nghiệp ác gây nên tội lỗi. Lúc sống vướng
phải pháp luật thế gian, lao tù đày đọa, chịu mọi hình
phát, rõ ràng trước mắt, khó mong ra khỏi. Ðến khi chết
đi, vào cõi u minh, hoặc lâu hoặc mau, chuyển sang thân khác,
phải chịu Tam đồ thật là cực khổ. Thần hồn tình thức,
tự nhiên cùng sinh, váo oán lẫn nhau, triền miên không dứt.
Ác báo chưa hết, chẳng rời được nhau, loanh quanh trong đó,
không hẹn ngày ra, khó được giải thoát, khổ đau ren xiết.
Ðó là sự dữ thứ nhất, sự đau thứ nhất, sự dốt thứ
nhất. Ví như lửa dữ đốt cháy thân người, nhưng nếu
người biết được thì dù ơ û trong lửa dữ, một lòng chống
ý, ngay mình sửa nết, làm mọi điều lành, chẳng làm điều
dữ, liền được độ thoát, được phúc đức lớn, nên khi
qua đời, được sinh lên cõi Thượng thiên Nê hoàn. Ðó là sự
lành lớn thứ nhất.
Sự
dữ thứ hai: Người trong thế gian, cha con, anh em, chồng vợ
không biết nghĩa lý, chẳng theo pháp luật, tâm ý buông lung,
hoang dâm kiêu ngạo, nịnh nọt chẳng ngay, nói năng không thật;
ghét người hiền, chê người thiện, bẫy người vào chỗ
oan uổng. Bậc trên bất minh, tin dùng kẻ dưới; kẻ dưới
tự ý, gian giảo nhiều bề, mưu mô tham nhũng, hại kẻ trung
lương, trái nghịch ý trời. Dưới lừa dối trên, con lừa dối
cha; bà con quen biết, dối gạt lẫn nhau; ai nấy đều mang lòng
tham muốn, giận hờn, ngây dại, coi mình cao trọng, tham lam
quá độ, sang hèn trên dưới, đều như vậy cả. Làng xóm chợ
thôn, người ngu kẻ dại, bóc lột lẫn nhau, kết thành oan
trái. Giầu có keo sẻn, chẳng chịu giúp người, tham ái quá
nặng, khổ xác nhọc tâm. Cứ như thế mãi, không nơi nương
cậy; trong cõi u minh, đi lại một mình; thiện ác họa phúc,
theo nghiệp đầu thai. Hoặc ở chốn vui, hoặc vào nơi khổ,
sau đó mới hối, thì đã muộn rồi. Người trong thế gian, tâm
ngu trí mọn, chê ghét người lành, chẳng lòng kính mến.
Hành động gian tham, rình lấy của người, khi tiêu xài hết,
lại đi tìm kiếm. Tâm tà chẳng chính, chẳng chịu nghĩ suy,
việc đến xảy ra, bấy giờ mới hối.
Lúc
sống vướng phải pháp luật thế gian, theo tội mình làm, chịu
lấy hình phạt. Ngoài ra thiên thần ghi tên vào sổ nên khi chết
đi, thần hồn bị đọa vào trong đường dữ, khổ não không
lường. Quanh quẩn trong đó, nhiều đời nhiều kiếp, không hẹn
ngày ra, khổ đau khôn xiết! Ðó là sự dữ lớn thứ hai, sự
đau thứ hai, sự dốt thứ hai. Ví như lữa dữ, đốt cháy
thân người. Nhưng nếu người biết được thì dù ở trong
đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, không làm việc dữ,
chỉ làm việc lành, liền được độ thoát, được phúc
đức lớn, nên khi qua đời được sinh lên cõi Thượng thiên
Niết Bàn. Ðó là sự lành lớn thứ hai.
Sự
dữ thứ ba: Người ta sinh trong thế gian, đều là sống gửi,
tuổi thọ chẳng được bao nhiêu. Trên là bậc hiền minh, trưởng
giả, tôn quý hào phú; dưới là kẻ bần cùng hạ tiện, bại
liệt ngu si; giữa là người ác, thường mang lòng tà, chỉ
nghĩ dâm dật, phiền não, ái dục giao loạn, ngồi đứng
chẳng yên; ý tham tiếc giữ, chỉ muốn lấy được; dòm ngó
sắc đẹp, thói tà hiện ra, vợ mình chán ghét, đi lại
ngoại tình; tổn hại gia cang, làm điều trái phép, tụ hợp
kết bè, ra quân đánh lộn, chỉ nghĩ việc ác, làm càn làm bậy,
trộm cắp của người; dông tâm phởn ý, mệt xác tìm vui chốc
lát. Hoặc đối với họ hàng, chẳng kể người nên kẻ dưới,
bà con nội ngoại, buồn khổ chán ghét, lại cũng chẳng sợ
phép nước cấm ngăn. Tội dữ như thế, chạm đến cả
người và quỷ; Nhật nguyệt soi thấy, Thần minh xét biết,
nên bị đọa vào Tam đồ khổ não; quanh quẩn trong đó, nhiều
đời nhiều kiếp, chẳng hẹn ngày ra, khổ đau khôn xiết!
Ðó là sự dữ lớn thứ ba. Ví như lửa mạnh đốt cháy
thân người. Nhưng nếu người biết được, thì dù ở trong
đó, một lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc
lành, chẳng làm việc dữ, liền được độ thoát, được phúc
đức lớn, nên khi qua đời, được sinh lên cõi Thượng Thiên
Niết Bàn. Ðó là sự lành lớn thứ ba.
Sự
dữ thứ bốn: Người trong thế gian, chẳng nghĩ tu thiện,
chỉ xúi giục nhau, làm những việc ác. Hoặc nói hai chiều,
nói lời độc ác, nói lời gian dối, nói lời thêu dệt,
gièm pha, ghen ghét, phá hại người hiền, chẳng hiếu cha
mẹ, khinh nhờn Sư Trưởng, chẳng giữ thành tín với bầu bạn.
Tự cao tự đại, cho mình có học, cậy thế làm càn, lấn
át người khác; không biết xấu hổ, chẳng sợ Trời Ðất,
Thần Minh Nhật Nguyệt, coi thường tất cả. May nhờ đời
trước, làm nhiều phúc đức nên được tiếp giúp cho chút
ơn lành. Ðời nay làm dữ, phúc đức mất hết, các thiện quỷ
thần, đều xa bỏ cả. Trơ trọi một mình, không nơi nương
tựa. Tuổi thọ khi hết, sự dữ đi theo, tội báo kéo lôi,
không sao lìa bỏ, đành phải đi trước vào trong vạc lửa,
thân tâm tan nát, tinh thần đau khổ, tới lúc ấy rồi, ăn
năn không kịp. Cho nên phải lăn lộn trong tam đồ khổ não,
nhiều đời nhiều kiếp, không hẹn ngày ra, khổ đau khôn xiết!
Ðó là sự dữ thứ tư, sự đau thứ tư, sự dốt thứ tư,
khổ sở khôn cùng. Ví như lửa dữ, đốt cháy thân người.
Nhưng nếu người biết được, thì dù ở trong đó, một
lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc lành, chẳng
làm việc dữ, liền được độ thoát, được phúc đức
lớn, nên khi qua đời, được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết
Bàn. Ðó là sự lành thứ tư.
Sự
dữ thứ năm: Người ở Thế gian, dựa dẫm lười biếng,
chẳng chịu làm lành, sửa mình tu tập. Cha mẹ dạy bảo, trợn
mắt giận dữ, nói năng chẳng hòa, trái ngược ngang bướng.
Giống như oan gia, chẳng hơn chẳng kém, lấy cho bừa bải, ai
cũng ghét chê, quên ơn trái nghĩa, không tâm báo đền. Nghèo
cùng túng thiếu, sinh tâm làm liều, dông dỡ chơi bời, bạc
bài gian lận, số tiền lấy được, dùng nuôi thân mình,
đắm say rượu thịt, ăn uống không chừng, tâm ý buông lung,
ngang tàng xấc xược; chẳng biết phải trái, cưỡng ép tình
người. Thấy người hiền thiện, đem lòng ganh ghét, không lễ
không nghĩa, chẳng kiêng nể gì. Tự cho mình phải, chẳng kể
khuyên can. Lục thân quyến thuộc, hoặc no hay đói, chẳng cần.
nghĩ đến; chẳng nghĩ công ơn cha mẹ, chẳng giữ đạo
nghĩa Thầy bạn. Tâm thường nghĩ điều dữ, miệng thường
nói điều dữ, thân thường làm việc dữ, chẳng làm một
chút lành. Chẳng tin chư Phật, Kinh Pháp, Thánh Hiền; chẳng
tin tu đạo thì được giải thoát, chẳng tin chết rồi còn
có sinh nữa, chẳng tin làm lành được lành, làm dữ chịu dữ.
Lại muốn giết cả Phật Thánh, khuấy rối chúng Tăng; muốn
hại đến cả cha mẹ, anh em, họ hàng, lục thân ghét bỏ,
mong cho chết đi. Tâm ý người đời, phần nhiều như vậy.
Ngu dại mờ tối, lại cho mình khôn ngoan sáng suốt; chẳng biết
sinh từ đâu lại, chết sẽ đi đâu, chẳng nhân chẳng thuận,
trái nghịch trời đất, mà vẫn cầu mong được sống lâu.
Phật có từ tâm dạy bảo, khiến cho tỏ ngộ đường sinh
tử, thiện ác, thì lại chẳng chịu tin theo. Tâm bị nghẽn lấp,
ý chẳng mở mang. Ðến khi sắp chết, những sự ăn năn, sợ
hãi dồn đến, thì dù muốn lo làm lành, ăn năn sửa đổi, làm
sao kịp được. Trong khoảng trời đất, năm đạo rõ ràng:
Trời, Người, Ðịa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh mênh mông mờ mịt,
thiện ác báo ứng, họa phúc theo nhau, tự mình chịu lấy, chẳng
ai thay được. Người lành làm việc lành, từ vui vào chỗ
vui, từ sáng vào chỗ sáng; người dữ làm việc dữ, từ khổ
vào chỗ khổ, từ tối vào chỗ tối. Lẽ ấy không ai biết
được, chỉ có Phật mới biết rõ thôi. Lời dạy chỉ bảo,
nhưng ít kẻ tin theo. Sống chết chẳng ngừng, đường dữ
chẳng dứt. Người đời như thế, khó thể nói hết. Cho nên
mới có ba đường khổ não, lăn lộn trong đó, nhiều đời
nhiều kiếp, khó được giải thoát, đau khổ nói sao cho xiết.
Ðó là sự dữ thứ năm, sự đau thứ năm, sự dốt thứ
năm, khổ sở không cùng. Ví như lửa mạnh đốt cháy thân người.
Nhưng nếu người nào biết được, dù ở trong đó, một
lòng chống ý, ngay mình sửa nết, chỉ làm việc lành, chẳng
làm việc dữ, thì được độ thoát, được phúc đức lớn,
nên khi chết đi, được sinh lên cõi Thượng Thiên Niết Bàn.
Ðó là sự lành thứ năm.
Phật
bảo Di Lặc rằng: Ta bảo với các ông, đời có năm sự
dữ, năm sự đau, năm sự dốt, khổ sở như vậy. Tất cả
chỉ vì làm điều dữ, chẳng chịu làm điều lành, nên mới
phải ra vào trong các đường dữ. Hoặc ngay hiện tại mắc
bệnh hiểm nghèo, mong chết chẳng được, mong sống chẳng
xong. Tội báo hiển hiện khiến cho mọi người đều được
trông thấy. Ðến khi chết đi, theo việc đã làm, vào ba
đường dữ, tự đốt lẫn nhau, khổ sở khốn cùng, đến
bao đời sau, cùng gây kết oán. Khởi từ việc nhỏ, liền
thành ác lớn, đều bởi tham tài năm sắc, chẳng chịu làm
ơn bố thí, ngu si tham dục hối thúc, tư tưởng chạy theo tâm
mình, phiền não trói buộc, chẳng cởi ra được. Giành lợi
về mình, không xét phải trái. Giàu sang sung sướng, hiện
thời vui dạ, chẳng hay nhẫn nhục, chẳng chăm tu thiện. Uy
thế không được bao, rồi cũng tan biến hết, khiến tâm
thân lao khổ, lâu ngày thành nguy kịch. Thể đạo thường nhiên,
xưa nay vẳng lặng, tựa như cung tên, giương, buông vẫn giữ.
Màn lưới nhân quả đều hợp lẫn nhau, như bóng theo hình,
tuy thưa khó lọt. Riêng mình côi cút, sống trong cảnh ấy,
mà chẳng hay biết, thật thẹn lắm thay!
Thế
gian như vậy, ta thật thương họ, nên đem sức thần, trừ
diệt việc dữ, đưa tới điều lành. Xóa sạch ý quấy, giữa
gìn kinh giới, chịu làm theo đạo pháp, chẳng hề sai trái, hầu
mong giải thoát tới đạo Niết Bàn.
Phật
lại dạy rằng: Ông cùng với các hàng Trời, Người và người
đời sau, được nghe kinh Phật, phải suy nghĩ kỹ. Thực hành
theo lời Phật dạy, tâm ngay hạnh chính; bậc trên nhất nên
làm việc lành để dẫn dụ kẻ dưới, khuyên bảo lẫn nhau,
khiến ai nấy tự giữ mình cho ngay chính. Tôn bậc Thánh,
kính người lành, nhân nghĩa từ bi, lời Phật dạy bảo, không
hề sai trái. Lòng mong cứu đời, nhổ dứt gốc mọi sự dữ
trong đường sinh tử, xa lánh tam đồ là ba đường dữ, vô
cùng lo sợ khổ đau. Các người hãy nên trồng nhiều cây
đức, ban ơn bố thí, đừng phạm giới cấm; nhẫn nhục,
tinh tiến, thiền định, trí tuệ; giáo hóa lẫn nhau, tu phúc
làm thiện. Chính tâm thành ý, trai giới thanh tịnh, một ngày
một đêm, công đức còn hơn làm lành một trăm năm ở cõi
Phật Vô Lượng Thọ. Tại sao vậy? Vì cõi nước Ðức Phật
ấy, vô vi tự nhiên, chứa mọi sự lành, không có mảy may sự
dữ. Cõi Sa bà tu thiện mười ngày mười đêm còn hơn làm
lành một ngàn năm ở các cõi Phật phương khác. Tại sao vậy?
Vì ở các cõi Phật phương khác, người làm lành nhiều, kẻ
làm dữ ít, phúc đức tự nhiên, không có chỗ để tạo nên
sự dữ. Chỉ ở cõi Sa bà có nhiều sự dữ, chẳng có tự
nhiên. Khổ công tham muốn, lừa dối lẫn nhau, mệt tâm nhọc
thân, ăn cay uống đắng, việc dữ như thế, nối tiếp không
ngừng. Ta thương các người là hàng Trời, Người, nên khổ
tâm dạy bảo, khiến tu thiện nghiệp. Tùy nghi dạy bảo, trao
cho kinh pháp. Nếu ai được tin, theo ý sở nguyện, đều
khiến cho chứng đước đạo quả. Phật đi đến đâu, nước
làng khu xóm, chẳng đâu chẳng được nhờ ơn giáo hóa.
Thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt sáng trong, mưa gió thuận
hòa, tai nạn chẳng khởi. Nước giàu dân yên, binh đao vô dụng.
Chuộng đức dấy nhân, chăm tu lễ nhượng.
Phật
lại dạy rằng: Ta thương xót lũ người là các Trời, Người,
còn hơn cha mẹ, thương nghĩ đến con. Nay ta làm Phật ở cõi
đời này, hàng phục năm sự dữ, tiêu trừ năm sự đau,
diệt tắt năm sự dốt, đem sự lành, trừ sự dữ, nhổ sạch
cái khổ sinh tử, khiến cho được năm đức, lên tới cõi an
lạc vô vi. Khi ta nhập diệt rồi, kinh đạo sẽ mất dần, loài
người dua nịnh dối trá, trờ lại làm mọi sự dữ, nên bị
năm sự dốt, năm sự đau y như trước kia. Càng lâu về sau,
càng thêm cực khổ, nói không thể hết. Ðó là ta chỉ nói sơ
qua cho các ngươi nghe, các ngươi nên suy nghĩ cho kỹ, khuyên bảo
lẫn nhau, theo như kinh pháp Phật, dạy mà tu hành, kh6ong
được trái phạm.
Bấy
giờ Bồ Tát Di Lặc, chấp tay bạch rằng: Những lời Phật dạy
rất đúng, người đời quả thật như vậy. Như Lai lòng từ
thương xót chúng sinh, khiến cho hết thảy đều được độ
thoát. Chúng con xin ghi nhận lời dạy quý trọng của Phật,
chẳng dám trái sai.
Phật
bảo A Nan: Ông hãy đứng dậy, sửa lại y phục, chấp tay
cung kính, đỉnh lễ Ð?c Phật Vô Lượng Thọ. Mười phương
cõi nước chư Phật Như Lai, thường cũng ngợi khen Phật Vô
Lượng Thọ không ngừng không ngớt.
Bấy
giờ A Nan đứng dậy, sửa lại y phục, thẳng mình hướng
về phía Tây, cung kính chấp tay, năm vóc sát đất, đỉnh
lễ Ð?c Phật Vô Lượng Thọ. Bạch rằng: "Lạy Ðức Thế
Tôn! Con nguyện được thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ ở cõi
nước An Lạc, và các đại chúng Bồ Tát, Thanh Văn”. Bạch
xong, tức thời Ðức Phật Vô Lượng Thọ buông hào quang
sáng lớn, soi khắp tất cả thế giới chư Phật, lần lượt
núi Kim Cương, núi Tu Di, các núi lớn nhỏ, cung điện, trời,
người, đều cùng hiện ra hết cả. Ví như nước lớn, tràn
ngập thế giới, muôn vật trong đó, chìm đắm chẳng hiện,
chỉ thấy nước lớn, mênh mông bát ngát, ánh hào quang sáng
của Ðức Phật kia, cũng giống như thế. Tất cả ánh hào
quang của Bồ Tát, Thanh Văn, đều bị che mờ bởi ánh hào
quang rực rỡ của Ðức Phật.
Bấy
giờ A Nan và tứ chúng, liền trông thấy Ðức Phật Vô Lượng
Thọ, oai đức cao vời, như núi Tu Di, cao hơn tất cả trong các
thế giới. Nương theo ánh sáng hào quang vô cùng mầu nhiệm của
Ðức Phật Vô Lượng Thọ, các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời,
Người bên cõi Cực Lạc cũng thấy được rõ ràng Ðức Phật
Thích Ca ở cõi Sa bà đang vì đại chúng mà thuyết pháp.
Lúc
ấy, Phật hỏi A Nan và Từ Thị Bồ Tát rằng: Trong cõi nước
kia, từ mặt đất trở lên, đến cõi Trời Tịnh Cư, trong đó
có những vật mầu nhiệm, thanh tịnh, tự nhiên, các ông
trông thấy hết không? – A Nan đáp: Dạ, chúng con đã thấy.
Các
ông có nghe tiếng lớn của Ðức Phật Vô Lượng Thọ
truyền đi khắp tất cả thế giới để giáo hóa chúng sinh
chăng? – A Nan đáp: Dạ, hcúng con đã nghe! – Các ông có thấy
nhân dân cõi nước kia, nương nơi cung điện Thất bảo rộng
lớn trăm ngàn do tuần, đi khắp mười phưong cúng dường
chư Phật, mà không bị trở ngại chăng? A Nan đáp: Dạ,
chúng con đã thấy. – Các ông có thấy, nhân dân cõi nước
kia, có loài thai sinh chăng? – A Nan đáp: Dạ, chúng con đã
thâý. Loài thai sinh đó, ở nơi cung điện, rộng trăm do
tuần, hoặc năm trăm do tuần, họ thụ hưởng mọi sự khoái
lạc, tự nhiên như trên cõi Trời Ðao Lợi vậy.
Bấy
giờ, Từ Thị Bồ Tát bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì
nhân duyên gì, nhân dân nước kia, người thì thai sinh, kẻ lại
hóa sinh? Phật bảo Từ Thị: Nếu có chúng sinh, tu các công
đức, nguyện sinh về cõi kia, nhưng đem lòng ngờ vực, thì
chẳng rõ được trí của Phật, trí chẳng thể nghĩ bàn,
trí chẳng thể ngợi khen, trí đại thặng rộng lớn, trí
trên hơn hết, không có trí nào sánh bằng. Ðối với các thứ
trí ấy, ngờ vực chẳng tin. Song còn biết tin tội tin phúc,
tu tập điều lành, nguyện sinh về cõi Cực Lạc.
Những
chúng sinh đó, khi mệnh chung lại được sinh nơi cung điện
kia, thọ năm trăm tuổi, thường chẳng thấy Phật, chẳng
nghe kinh Pháp, chẳng thấy Bồ Tát, Thanh Văn, Thánh chúng. Bởi
thế, ở cõi nước kia, gọi là thai sinh. Nếu có chúng sinh,
tin rõ Phật trí cho đến Thắng trí, làm mọi công đức, lòng
tin hồi hướng, sẽ được hóa sinh, trong hoa Thất bảo, ngồi
xếp bằng tròn, trong khoảng giây phút, thân tướng trang nghiêm,
công đức trí tuệ, đều trọn đủ cả, như các Bồ Tát vậy.
Lại
nữa, Từ Thị, các Ðại Bồ Tát ở phương khác, phát âm muốn
được thấy Ðức Phật Vô Lượng Thọ và các chúng Bồ
Tát, Thanh Văn bên nước của Ngài, để cung kính cúng dường,
thì các Bồ Tát ấy, khi mệnh chung được sinh về cõi Phật
Vô Lượng Thọ, tự nhiên hóa sinh, trong hoa Thất bảo. Di Lặc
nên biết: Bậc hóa sinh, thì có trí tuệ rộng lớn. Còn hạng
thai sinh thì trí tuệ thấp kém, trong năm trăm năm chẳng
được thấy Phật, chẳng nghe kinh Pháp, chẳng thấy Bồ Tát,
các chúng Thanh Văn; không được cúng dường chư Phật,
chẳng biết phép tắc Bồ Tát, chẳng được tu tập công
đức. Hạng người này, bởi đời trước không có trí tuệ,
ngờ vực trong lúc tu nhân, nên hậu quả là như vậy.
Phật
bảo Di Lặc: Ví như Chuyển Luân Thánh Vương, có nhà tù bằng
bảy tứ báu, trang hoàng đẹp đẽ, trần thiết giường mùng,
treo các dây lọng. Nếu có Thái tử, phạm tội với Vua, liền
bị giam vào trong đó, cột bằng khóa vàng, rồi cung cấp cho
mọi thứ: cơm nước, áo quần, giường nệm, hao hương, kỹ
nhạc, giống như Vua Chuyển Luân, không htiếu thứ gì. Vậy
theo ý ông, các vị Thái Tử có thích ở nơi ấy chăng? –
Bạch Ðức thế Tôn! Chắc hẵn không thích. Chỉ muốn tìm
đủ mọi cách, cầu mọi thế lực, mong được ra khỏi chốn
ấy.
Phật
bảo Di Lặc: Chúng sinh tu phúc, cũng giống như thế, vì còn
ngờ vực, trí tuệ của Phật, nên tuy sinh vào cung điện
bảy báu, kh6ong có hình phạt, không có khổ sở. Nhưng trong
năm trăm năm, chẳng thấy Tam Bảo, chẳng được cúng dường,
chẳng được tu các nhân lành, nên lấy đó làm khổ. Tuy vui
có thừa, nhưng cũng chẳng vui bằng cõi Phật Vô Lượng
Thọ. Nếu chúng sinh ấy, biết được lỗi mình, ăn năn tự
trách, cầu lìa khỏi đấy liền được như ý, dần được
đến chỗ cõi Phật Vô Lượng Thọ và vô lượng vô số các
cõi Phật khác, cung kính cúng dường và tu mọi công đức. Di
Lặc nên biết: Hễ có Bồ Tát nào sinh tâm ngờ vực, là mất
lợi lớn. Vì thế, nên phải hiểu rõ và tin tưởng vào trí
tuệ tuyệt vời của chư Phật.
Bồ
Tát Di Lạc bạch Phật rằng: Bạch Ðức Thế Tôn! Ở thế giới
Sa Bà có được bao nhiêu vị Bất Thoái Bồ Tát, sinh về cõi
Phật Vô Lượng Thọ? – Phật bảo Di Lặc: Ở thế giới này,
có sáu mươi bảy ức vị Bất Thoái Bồ Tát, vãng sinh sang
cõi nước ấy. Mỗi một vị Bồ Tát đã từng cúng dường vô
số chư Phật, gần bằng sự cúng dường của Di Lặc vậy. Còn
các Tiểu hạnh Bồ Tát và người tu tập công đức còn ít,
thì số vãng sinh chẳng thể kể xiết.
Chẳng
những ở cõi ta, mà các cõi Phật phương khác cũng đều có
các Bồ Tát vãng sinh sang cõi Cực Lạc.
Một
là cõi Phật Viễn Chiếu, cõi ấy có một trăm tám mươi ức
Bồ Tát, đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Hai
là cõi Phật Bảo Tạng, cõi ấy có chín mươi ức Bồ Tát đã
được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Ba
là cõi Phật Vô Lượng AÂm, cõi ấy có hai trăm hai mươi ức
Bồ Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Bốn
là cõi Phật Cam Lộ Vị, cõi ấy có hai trăm năm mươi Bồ Tát,
đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Năm
là cõi Phật Long Thắng, cõi ấy có mười bốn ức Bồ Tát
đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Sáu
là cõi Phật Thắng Lực, cõi ấy có một vạn bốn ngàn Bồ
Tát đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Bảy
là cõi Phật Sư Tử, cõi ấy có năm trăm Bồ Tát đã được
vãng sinh sang cõi nước ấy.
Tám
là cõi Phật Li Cấu Quang, cõi ấy có tám mươi ức Bồ Tát
đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Chín
là cõi Phật Ðức Thủ, cõi ấy có sáu mươi ức Bồ Tát đã
được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Mười
là cõi Phật Diệu Ðức Sơn, cõi ấy có sáu mươi ức Bồ Tát
đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Mười
một là cõi Phật Nhân Vương, cõi ấy có mười ức Bồ Tát
đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Mười
hai là cõi Phật Vô Thượng Hoa, cõi ấy có vô số các bậc Bất
Thoái Bồ Tát, trí tuệ dũng mãnh, đã từng cúng dường vô số
chư Phật, Chỉ trong bảy ngày mà thu nhiếp, được các pháp
kiên cố của các Ðại Sĩ, đã từng tu tập trăm ngàn ức kiếp.
Các Bồ Tát ấy đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Mười
ba là cõi Phật Vô Úy, cõi ấy có bảy trăm chín mươi ức Ðại
Bồ Tát, còn Tiểu Bồ Tát và các Tỉ Khưu, chẳng thể kể
xiết, đã được vãng sinh sang cõi nước ấy.
Phật
bảo Di Lặc: Chẳng những chỉ có các vị Bồ Tát trong mười
bốn cõi Phật ấy được vãng sinh, mà còn rất nhiều Bồ
Tát ở mười phương thế giới, cõi Phật số được vãng
sihh, cũng nhiều như vậy. Nay ta chỉ nói lược danh hiệu chư
Phật mười phương và các Bồ Tát, Tỉ Khưu, được sinh sang
cõi ấy. Nếu nói rộng ra, thì suốt đêm ngày, trong cả một
kiếp, cũng không thể hết được.
Phật
bảo Di Lặc: Nếu có người được nghe danh hiệu của Ðức
Phật Vô Lượng Thọ, sinh tâm vui mừng, chỉ trong một niệm,
cũng biết người ấy, được lợi ích lớn, công đức tròn
đầy.
Này
Di Lặc! Nếu có lửa dữ, đầy khắp ba ngàn Ðại thiên thế
giới, gắng sức vượt qua, được nghe Kinh này, vui mừng tin
ưa, chịu giữ đọc tụng, theo như Phật dạy mà tu hành, thì
được lợi ích không thể kể xiết.
Vì
sao vậy? – vì có nhiều Bồ Tát, muốn được nghe Kinh này.
Nếu lại có người, được nghe Kinh này, thì đạo Vô thượng,
quyết không lui chuyển. Do đó, nên phải chuyên tâm tin chịu,
trì tụng, khiến được thấy Phật Vô Lượng Thọ và tất cả
cảnh vật kỳ diệu ở cõi nước Cực Lạc.
Nay
Như Lai vì chúng sinh mà nói Kinh này, nếu làm điều gì, trước
nên cầu thỉnh và thực hành ngay. Ðừng để khi ta diệt
độ rồi, lại sinh tâm ngờ vực.
Như
Lai đem lòng từ bi thương xót nói cho ông rõ: Về đời mạt
pháp, Kinh giáo diệt hết, chỉ còn riêng Kinh này, trụ lại một
trăm năm, nếu có người nào, gặp được Kinh này, tùy theo
ý nguyện, đều được độ thoát.
Phật
bảo Di Lặc: Như Lai ra đời, khó gặp khó thấy, Kinh giáo của
Phật, khó được khó nghe, thắng pháp của Bồ Tát, các pháp
Ba La Mật, cũng khó được nghe; gặp bậc thiện tri thức,
được nghe Pháp mà tu hành, cũng lại là rất khó. Nếu người
nghe Kinh này, mà tín tâm chịu giữ, thì lại càng khó, chẳng
gì khó hơn. Vì thế, Pháp của Như Lai, làm như vậy, nói như
vậy, dạy như vậy, phải tin theo, đúng pháp mà tu hành.
Khi
Ðức Thế Tôn nói Kinh này, vô số chúng sinh nghe rồi, đều
phát tâm Vô thượng Chính giác. Một vạn hai ngàn na do tha ngưòi
được Pháp nhãn thanh tịnh, hai mươi ức chư Thiên nhân dân
được quả A La Hán, tám mươi vạn Tỉ Khưu được Lậu
Tận Ý Giải, bốn mươi ức Bồ Tát được ngôi Bất thoái
chuyển; rồi đem công đức thệ nguyện rộng lớn mà trang
nghiêm cho mình, đến đời sau này, thì thành Bậc Chính Bậc.
Lúc
ấy, ba ngàn Ðại Thiên thế giới, sáu thứ chân động, ánh
sáng lớn chiếu khắp mười phương các cõi nước, trăm ngàn
âm nhạc tự nhiên trỗi lên, vô số hoa thơm ngào ngạt, từ
trên không rải xuống.
Phật
nói Kinh này xong, Bồ Tát Di Lặc và các Bồ Tát ở mười
phương lại, Trưởng Lão A Nan, các đại Thanh Văn và tất cả
đại chúng đều vui mừng tin chịu vâng làm.
Hết
---o0o---