Luật
Nhất Thiết Hữu Bộ
Luật sư Nghĩa
Tịnh đời Ðường, Trung Quốc, phiên dịch từ Phạn ngữ
sang Hán,
Nhật Bản biên tập đưa vào Ðại chính Ðại Tạng Kinh,
từ số 1444 đến 1455.
Tỳ kheo
Tâm Hạnh dịch Việt, PL 2545 (TL 2001)
-ooOoo-
Mục
lục
[01]
XUẤT GIA SỰ (No. 1444: 4
quyển)
[02] AN CƯ SỰ (No. 1445: 1
quyển)
[03] TÙY Ý SỰ (No. 1446: 1
quyển)
[04] YẾT-SĨ-NA Y SỰ (No.
1449: 1 quyển)
[05] NY-ÐÀ-NA (No. 1452a:
quyển 1-5)
[06] MỤC-ÐẮC-CA (No.
1452b: quyển 6-10)
[07] BÍ-SÔ GIỚI KINH (No.
1454: 1 quyển)
[08] BÍ-SÔ-NI GIỚI KINH (No.
1455: 1 quyển)
-ooOoo-
Lời
người dịch
Trong Phật Giáo, Pháp
Bảo là nội dung trung tâm nhưng về hình thức tổ chức thì
thuộc về Tăng Bảo. Quốc độ nào có sự hiện diện,
truyền thừa của Tăng già mới gọi là có Phật giáo
Tuy rằng nguyên ngữ
"Tăng già" - Sangha - có nghĩa là chúng hội, hội đoàn
được ràng buộc nhau với mục đích chung nhưng đoàn thể
Tăng già do đức Phật thành lập có ý nghĩa khác hơn. Ðó
là tập thể những người cùng nhau thực hành pháp thiện
bằng trí tuệ vô lậu để giải thoát đau khổ, sợ hãi,
đem an lạc cho tự thân và mọi người.Vì vậy, Tăng già
mới được đặt vào Tăng bảo - một trong ba ngôi báu - làm
ruộng phước, làm nơi nương tựa cho thế gian.
Giá trị của Tăng già
được Ðức Phật khen ngợi bằng bốn đức:
"Các Thanh văn đệ
tử (sàvaka
sangho) của đức Thế tôn là bậc :
- Thiện hạnh
(Su-patipanno)
- Chánh trực hạnh (Uju-patipanno)
- Ứng lý hạnh(Nãya-patipanno)
- Như pháp hòa kính hạnh (Sàmìci-patipanno)
Nghĩa là bốn đôi: Tu-đà-hoàn,
Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán; và tám chúng: Tu-đà-hoàn đạo,
v.v... đến A-la-hán quả.
Chư Thanh văn đó là
bậc đáng kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng
chắp tay lễ bái, bậc phước điền vô thượng của thế
gian." (Trung Bộ kinh).
Ðời sống cao thượng
giải thoát của Tăng già được y chỉ trên giới cụ túc
(Upasampàda), gồm bốn chi phần thanh tịnh:
* Biệt giải thoát
luật nghi: còn gọi là giới thanh tịnh, tức là sự hộ
trì nghiêm túc các hoc giới đã thọ để ngăn chận và
loại bỏ các hành vi, lời nói bất thiện, không cho pháp
ác đi vào tâm.
* Căn luật nghi: còn
gọi phòng hộ căn môn, tức là kiểm soát các giác quan, các
cảm thọ từ đối tượng, không cho tham ái phát sanh xâm
nhập vào tâm.
* Mạng thanh tịnh:
sinh sống chánh mạng trên bốn thánh chủng về ăn, mặc,
ở, thuốc đúng pháp.
* Niệm thanh tịnh: luôn
luôn chánh niệm tỉnh giác trong các uy nghi cử chỉ, quán
sát sự sinh diệt các pháp.
Ðể thực hiện trọn
vẹn đời sống này trong địa vị Tăng Bảo, vị tỳ kheo
trong năm năm đầu sau khi thọ giới cụ túc phải học thông
suốt giới bản hai bộ tăng ni, pháp truyền giới, thuyết
giới, tự tứ an cư, thọ y công đức, kiết cương giới và
các pháp yết ma khác để thực hành đến trọn đời và
truyền dạy lại cho người đi sau. Ðây cũng chính là chức
năng trụ trì thế gian Tăng Bảo và trách nhiệm truyền
thừa Phật Pháp của vị tỳ kheo.
Tập sách này tập
hợp những phần việc trên của luật Nhất Thiết Hữu Bộ
do luật sư Nghĩa Tịnh đời Ðường, Trung Quốc, phiên
dịch từ Phạn ngữ sang Hán, được Nhật Bản biên tập
đưa vào Ðại chính Ðại Tạng Kinh từ số 1444 đến 1455
gồm có:
* Xuất gia: nhân
duyên hai Ðại Ðức Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên học
đạo, xuất gia, chứng quả. Trường hợp xuất gia của các
vị khác. Các qui định về tư cách thầy và trò, xuất
gia, truyền giới, thọ giới, v. v...
* An cư: duyên
khởi về an cư, cách tác pháp, những qui định cụ thể
cho từng trường hợp xảy ra khi an cư.
* Tùy ý (Tự
tứ): duyên khởi và những qui định về nội dung, nghi
thức pháp tùy ý.
* Yết sĩ na:
thọ y công đức.
* Ni đà na - Mục
đắc ca (Nhân duyên - Bổn sự): duyên khởi, giải thích,
qui định về các sinh hoạt của tăng đoàn như truyền
giới, kết cương giới, thuyết giới, phân chia vật
dụng, cách sử dụng y, bát, chổ ở, thuốc, trị phạt,
v.v..., tiền thân các thánh đệ tử.
* Giới bổn của
tỳ kheo và tỳ kheo ni (Bí-sô giới và Bí-sô-ni giới).
Chúng tôi dịch tập này
với mục đích góp phần tài liệu về luật cho các vị tân
tỳ kheo và những vị lưu tâm nghiên cứu về luật.
Con xin thành kính tri ân:
- Các vị ân sư, giáo
thọ sư, thiện hữu tri thức.
- Luật sư Thích Ðổng Minh đã hướng dẫn và chứng nghĩa.
- Hòa thượng Thích Chí Tín.
- Hòa thượng Thích Thiện Bình.
- Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh.
- và Chư Tăng Chùa Long Sơn, Nha Trang, đã giúp đỡ và
tạo các điều kiện rất thuận lợi để con thực hiện
công tác phiên dịch này.
Nha Trang, Long Sơn Tự,
Hạ 2545 (TL 2001)
Tỳ kheo Tâm Hạnh