XUẤT
GIA SỰ
(No. 1444)
Quyển
thứ nhất
-ooOoo-
Thành kính đảnh lễ
đức Thế tôn, Ứng cúng, Chánh biến tri.
Tổng nhiếp tụng:
Xá Lợi Tử xuất gia
Tinh ngoại đạo, nhị nhân
Cập khu-ô thiếu nhi
A-la-hán bệnh nữ.
Biệt nhiếp tụng:
Xá Lợi Tử xuất gia
Hứa thọ Cận viên pháp
Ðiều phục vị tiểu quân
Ngoại đạo tinh ngũ chủng
Khi ấy, có vua nước
Chiêm Ba, tên Ương Già. Ðồng thời, láng giềng có vua nước
Ma Yết Ðà, hiệu Ðại Liên Hoa. Nhân dân hai nước đều giàu
có, thịnh vượng, yên ổn. Với binh mã hùng cường, tinh
nhuệ, hai nước đánh nhau thắng bại qua nhiều năm. Sau đó,
vua Ương Già với nước giàu dân mạnh, vì mưu tính việc oán
thù nên cố gắng luyện tập quân đội hùng mạnh, định
ngày lập quyết tâm cùng nhau tiêu diệt quân địch.
Bấy giờ, những người
ở vùng biên giới biết trước, sai sứ giả báo cho vua Liên
Hoa biết. Nhà vua nghe tin, xuất binh chống lại để bảo
vệ đất nước. Hai bên giao binh đánh nhau, vua Liên Hoa bị
thua, rút quân về thành, đóng cửa cố thủ.
Khi ấy, vua Ương Già tính
không khắc nghiệt, sai sứ đến báo với vua Liên Hoa rằng:
"Nếu hàng phục thì tốt, bằng không, quyết không thể
dung thứ. Giả sử có bay lên trời cũng giăng lưới ra
bắt. Giả sử có trốn vào nước cũng giăng dây trói lại.
Dù cho trốn lên núi, chạy vào rừng cũng không thoát
khỏi" .
Vua Liên Hoa nghe thế
rất sợ hãi, bảo với quần thần:
- Nay quân đội của
Ương Già hùng cường, sứ giả đến đây, đất nước đang
bị nguy ngập trầm trọng, các khanh có phương pháp nào để
cứu vãn không?
Quần thần tâu vua Liên
Hoa bằng kệ:
- Có vua thì có nước
Không vua, nước không còn
Nước mất trùng hưng được
Người chết không sống lại
Nước và người khác nhau
Người nên khéo giữ mạng
Nước mất, lập trở lại
Mất mạng, không sống lại
Khi ấy, quần thần
khuyên vua nên đầu hàng. Vua nghe theo ý kiến này, tự trói
mình đến gặp vua Ương Già, cùng nhau lập hòa ước vĩnh
viễn triều cống.
Sau khi công việc hoàn
tất, vua Liên Hoa được thả về.
Bấy giờ, đức Bồ tát
đang ở thiên cung Ðổ Sử. Ngài quan sát thế giới thấy có
đủ năm việc nên Ngài muốn giáng sinh. Chư thiên ở cõi
trời Lục Dục liền chuẩn bị những việc cần thiết.
Ngay tại thành Ca Duy La
Vệ, chọn bà phu nhân Tam Tịnh Ma Da - thuộc gia đình vua chúa
Duyệt Ðầu Ðàn - là chỗ nhập thai. Do nhân duyên này,
khiến cho bà Ma Da thấy giấc mộng rất tốt đẹp. Bà
thấy: Bồ tát hiện hình voi trắng, giáng thần vào thai
mẹ. Ngay lúc ấy, đại địa chấn động, ánh sáng rực
rỡ, che mất cả màu sắc của vàng ròng, chói lọi cả
thế giới, vượt hơn cả mặt trời, mặt trăng. Phương trên,
vượt lên hết cõi trời Ba mươi ba, rực rỡ khắp nơi, xua
tan hết tất cả những nơi tối tăm. Giả sử như đem bỏ
đi tất cả ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, khắp nơi
đều tăm tối, không phân biệt được gì cả, nhưng ánh sáng
thần thánh này rọi đến đều thấy nhau rõ ràng khắp nơi.
Ðây là biểu tướng thị hiện của Thánh nhân, không phải
là chỗ hiểu biết của thế gian.
Khi ấy có bốn vua
của bốn nước lớn:
- Một: vua Ðại Liên
Hoa của thành Vương Xá.
- Hai: vua Ðại Ma La của thành Thất La Phiệt.
- Ba: vua Ðại Xà Ða Di của thành Ô Xá Ny.
- Bốn: vua Ðại A Nan Ða Nê Di của thành Kiều Xá Di.
Ngay trong ngày giáng
sinh của Bồ tát, tại hậu cung của bốn vua này đều sinh
thái tử.
Ngày vua Ðại Liên Hoa
sinh con, gặp phải ánh sáng rực rỡ này, cho là điềm lành
của con mình, tự nghĩ: "Uy đức của con ta như mặt
trời mọc, uy quang của con ta có thể chiếu sáng thế
giới". Vì ánh sáng kia thù thắng, biểu thị cho điềm
lành vui vẻ, nhân đó, vua đặt tên con là thái tử Ảnh
Thắng.
Khi ấy, đại vương Ma
La cũng như vua Liên Hoa, vì thấy ánh sáng quang minh kia, cho là
điềm lành của con mình, nên phát biểu:
- Nay con ta mới sinh, só
sự vui vẻ mầu nhiệm rất thù thắng, ánh sáng khắp nơi,
quốc gia thanh bình an ổn, tốt nhất là lấy theo đức ấy
để đặt tên.
Nhân đó, vua đặt tên
con là thái tử Thắng Quân.
Khi ấy, vua Xà Ða Di cũng
như hai vua kia, cho là đi?m lành của con mình, phát biểu
rằng:
- Con ta có đức nên ánh
sáng xuất hiện, nên đặt tên biểu thị theo điềm lành
vui vẻ.
Nhân đó, vua đặt tên
cho con là thái tử Xuất Quang.
Khi ấy, vua A Nan Ða Nê
Di cũng như các vua kia, cho là điềm lành của con mình nên nói
rằng:
- Con ta đản sinh như mặt trời mới mọc,
tỏa ánh sáng phá bóng tối, ánh sáng chiếu cao rộng, biểu
thị sự tốt đẹp may mắn.
Nhân đó, vua đặt tên
con là thái tử Nhật Sơ.
Bấy giờ, bốn vị
quốc vương đều cho là con mình có những điềm lành nên
dựa theo điềm lành này mà đặt tên. Họ đều không biết
những sự biểu hiện này là do thần lực của Bồ tát Thích
Ca. Nhưng, các vị vương tử này đều có tích tập thắng
nhân từ lâu, có đại nguyện lực, đều đem theo quyến
thuộc, tùy theo bậc Thánh, sinh đến đây.
Thế nên, khi Ảnh
Thắng ra đời, cũng là thời gian bậc dị nhân xuất hiện,
làm cho ngay trong một ngày, năm trăm đại thần đều có
sinh một con trai, tùy theo tộc họ của mình mà đặt tên.
Thái tử Ảnh Thắng
được bố trí tám bà nhũ mẫu nuôi dưỡng. Ngày qua tháng
lại, thái tử như hoa sen vượt lên khỏi nước, học tập
các môn binh thư, kỹ nghệ, lịch số, kế toán cùng tất
cả vương pháp của bua Quán đảnh Sát-đế-lợi, thông
thạo tất cả. Thái tử còn lưu tâm đến việc công xảo và
các phép tắc điều khiển voi, ngựa, xe cộ, bắn cung tên,
học tập các phương pháp cầm binh đánh kiếm, trị thương....
Tất cả các việc này, thái tử đều thông thạo. Ðối
với bốn chỗ hiểu biết phải học tập cho tinh tường
(Tứ Vệ-đà), thái tử cùng con của năm trăm đại thần đều
thông đạt tất cả.
Vào thời gian nọ, thái
tử tham dự việc quốc gia. Nhân khi ngày nghỉ, thái tử voi
du hành trong nhân gian, thấy có người đang thu thuế, thái
tử hỏi tùy tùng:
- Những người này
tại sao được thu thuế?
Ðáp:
- Ðây là sứ giả
của vua Ương Già, nước láng giềng, từ xa đến thu thuế
theo quy đ?nh.
Thái tử hỏi:
- Nước ta tại sao lại đóng thuế cho họ?
Ðáp:
- Từ xưa đến nay đã
quy định như vậy.
Tức thì thái tử
triệu sứ giả đến hỏi:
- Nước ngươi cũng là
vua Sát-lợi quán đảnh, nước ta cũng là vua Sát-lợi quán
đảnh. Sự trị nước không đồng, nhân dân cung khác, tại
sao các người vượt qua biên giới của mình đến đây thu
thuế? Các ngươi hãy mau trở về nước. Từ nay ta vĩnh
viễn cấm tuyệt sự việc này.
Sứ giả kia nghe vậy,
tự nghĩ: "Ðây là thái tử bản tánh ngang ngược, ý
muốn bội ước để cho ta trở về tay không. Chúng ta nên
đến gặp vua Ðại Liên Hoa để tiến hành việc trưng thu này"
.
Sau khi gặp vua, họ được vua ra sắc lệnh:
được trưng thu theo như cũ.
Trên đường về, thái
tử gặp lại những sứ giả này, họ tiếp tục thu thuế
như cũ chứ không đình chỉ. Thái tử bảo:
- Ta đã ra lệnh cho các
ngươi rời khỏi nơi đây, tại sao các ngươi còn lưu lại?
Hãy trở về thì tốt, nếu không rời khỏi thì bị trừng
phạt.
Những người kia sợ hãi,
cùng tập họp nhau lại trở về nước.
Sau khi về nước, họ
tâu tất cả sự việc lên nhà vua:
- Thái tử Ảnh Thắng
là người bạo ngược, làm trái hiệp ước, không cho phép
thu thuế. Cầu mong nhà vua sớm có kế hoạch đối phó.
Nếu không làm ngay, sợ sinh ra tai họa sau này.
Nhà vua dùng kệ nói
với các sứ thần:
- Cây lớn khi trong
mầm
Móng tay bấm đứt ngay
Cao lớn liên kết nhau
Búa rìu không chặt ngã.
Bấy giờ vua Ương Già
rất giận, liền sai sứ mang thư đến cho vua Ðại Liên Hoa,
nói rằng: "Ảnh Thắng nghịch mạng, phải trói cổ
dẫn đến đây ; bằng không, ta sẽ thân chinh đến giết nó.
Nên hiểu ý trẫm".
Vua Liên Hoa nghe xong, cùng
quần thần kinh hãi, chỉ sợ mất nước, liền triệu Ảnh
Thắng đến, trách cứ việc chống cự kia và đưa thư cho
Ảnh Thắng xem. Ảnh Thắng tâu:
- Họ là vua Sát-lợi
quán đảnh. Nước ta cũng là vua Sát-lợi quán đảnh. Lãnh
thổ khác nhau, tại sao lại phải nộp thuế cho họ? Ngưỡng
mong đại vương ban cho bốn loại binh để con tự chống
lại với họ.
Bấy giờ, vua Liên Hoa
tự nghĩ: "Ảnh Thắng có thể gánh vác được việc
lớn", nên vua mới phúc thư cho vua Ương Già. Thư rằng:
"Qua thư, ngài
muốn sai tôi truy tìm Ảnh Thắng và ra lệnh cột cổ đưa
đến cho ngài. Nhưng đứa con này, tôi muốn nó được kế
tục sự nghiệp của tiên vương. Lệnh trên tuy đáng làm nhưng
tôi chưa dám vâng theo. Ðại vương tất muốn dùng đao to chém
xuống, khí mạnh lấn sang, binh mã tràn đồng. Tôi chỉ
biết chờ ngài xử tội" .
Vua Ương Già được
nghe tâu như vậy, tức giận vô cùng, liền ra lệnh tổng động
viên quân lực toàn quốc, trang bị khí giới. Vua sẽ thân
chinh phá diệt Liên Hoa, xử trảm Ảnh Thắng.
Nhà vua liền đưa ngàn
vạn quân sĩ, binh mã mạnh mẽ, cờ xí rợp đất, chuông
trống vang trời, tiến vào nước Ma Yết Ðà.
Khi ấy, vua Liên Hoa
kinh hãi, liền triệu Ảnh Thắng đến, giao cho bốn loại
binh. Thái tử vâng lệnh vua, thống lĩnh con của các đại
thần, truyền lệnh:
- Vua Ương Già cùng nước
ta vốn có cựu thù, nay ta phải phục hận. Bọn giặc ấy
khi xâm lấn đến nước ta có nhiều mưu chước. Các người
đã có công lao nhiều đời, lại thọ ân sũng của quốc
gia, có những phương sách nào giúp ta để phá giặc, giữ yên
cho nhân dân không?
Tất cả đáp:
- Chúng tôi tuy không có
kế gì nhưng dám liều thân theo phò thái tử.
Khi ấy, Ảnh Thắng nói
kệ:
- Trị quốc, dưỡng
nhân dân
Phải nên khéo giữ gìn
Nếu ngoại xâm lấn chiếm
Bá tánh biết nương đâu?
Thái tử bảo với
mọi người:
- Các người phải đồng tâm hiệp lực hộ
vệ ta.
Nói thế xong, thái tử
ra lệnh ba quân, binh mã tiến hành. Vua Ðại Liên Hoa leo lên
lầu cao, cùng các thị vệ vây quanh, xem quân đội ở từ
xa, nói với quần thần:
- Ðấy là binh của ai?
Ðáp:
- Ðấy là binh của thái
tử Ảnh Thắng.
Vua nói:
- Các ngươi nên biết,
binh sĩ ấy rất đông, nên gọi là binh chủng Ảnh Thắng.
Trong ấy, hoặc gọi là thang lớn Ảnh Thắng.
Như vậy có những
lời khen tặng về uy đức hùng mạnh của thái tử.
Khi ấy, thái tử bảo
mọi người:
- Ta nghe người thiện
chiến không phải mệt nhọc về quân trận. Nay vua Ương Già
có binh mã to lớn, số lượng rất đông, không thể đối
địch với chúng, chỉ gây thương tổn cho ta. Ta phải dùng
mưu thần bí quyết bắt họ là thượng sách.
Thái tử tuyển mộ
những người mạnh khỏe, chờ lúc địch không phòng bị,
giết vua Ương Già. Ba loại quân của sáu sư đoàn nhất
thời tan rã. Thái tử vội chỉnh đốn quân mã tiến về phương
Bắc. Người nước kia không biết vua Ương Già đã chết nên
cố thủ thành.
Khi ấy, thái tử Ảnh
Thắng ra lệnh treo đầu vua Ương Già lên ngọn giáo cho
trong thành thấy và ra lệnh:
- Ðây là đầu vua Ương
Già, các ngươi hãy mau mở cửa thành. Nếu không thi hành,
sẽ bị chết hết trong một lúc.
Mọi người nghe nói
vậy rất sợ hãi, tức thì mở cửa. Các vị đại thần
cột cổ quy hàng, nhân dân bá tánh đều chịu phục tùng.
Khi thái tử Ảnh
Thắng vào thành rồi, sai sứ về tâu lên vua cha:
- Nhờ uy lực của đại
vương và quần thần tận lực, tên nghịch mạng Ương Già
đã bị trừ diệt. Khắp nơi không còn sự lo lắng, xa gần
đều an ổn.
Vua Liên Hoa nghe vậy, vô
cùng mừng rỡ, liền đem các loại y phục, chuỗi ngọc
trang sức và lọng bảy báu đến tặng cho Ảnh Thắng và
phong làm vua nước Chiêm Ba, thay thế vua Ương Già. Nhân dân
cả nước đều gọi là đại vương Ảnh Thắng.
Sau đó, thần công thánh
đức của Ảnh Thắng thông cả bốn biển, nhân dân phong phú
an lạc, trộm cướp không còn, uy đức vang dậy, luu bố
gần xa.
Một thời gian sau, vua
Liên Hoa băng hà, quần thần nước Ma Yết Ðà báo tin cho
Ảnh Thắng biết và mời về để trị nước.
Bấy giờ, Ảnh Thắng
đem hết việc nước của Chiêm ba giao cho cựu thần rồi
trang bị xe cộ trở về nước thọ tang.
Sau tang lễ, Ảnh
Thắng kế vị vua cha, dùng pháp giáo hóa dân, mưa thuận gió
hòa, mùa màng sung túc, khắp nơi an ổn, đức độ được xây
dựng cao tột, các nước lân cận đều kính nể, không có
oán tặc.
Bấy giờ, ở Trung Thiên
Trúc có con của một Bà la môn muốn học pháp thuật nên đi
khắp nơi, đi dần đến phương Nam.
Tại Nam Thiên trúc có
một đại Bà la môn tên là Ðịa Sư thông thạo bốn bộ
luận, được mọi người tôn xưng là Ðại sư. Người này
đến gặp Ðại sư, lạy sát chân, chấp tay thưa:
- Con xin làm lễ ra
mắt, được xin làm đệ tử.
Ðại sư hỏi:
- Con muốn học gì?
Ðáp:
- Con muốn học bốn
bộ luận Vệ-đà.
Ðại sư nói:
- Ta đồng ý cho ngươi học theo ý muốn.
Sau đó, người đệ
tử này theo học các pháp sự.
Theo pháp của Bà la môn,
mỗi tháng có ba ngày không làm các việc khác, ngoại trừ
ba việc là khi tắm rửa, khi đi phố chợ, khi đốt củi.
Ðến ngày này, các
vị đệ tử Bà la môn cùng nhau đi lấy củi để đốt. Trên
đường đi, họ hỏi nhau về chủng tộc, quê quán, bốn
họ độc tử, tùy theo từng họ trả lời. Họ lại cùng
nhau hỏi rằng:
- Người ở phương nào?
Một người trả lời:
- Tôi ở phương Ðông.
Có người trả lời:
- Tôi ở phương Nam.
Có người trả lời:
- Tôi ở phương Tây.
Có người trả lời:
- Tôi ở phương Bắc.
Lại có người nói:
- Các quốc độ kia, ta đều được nghe thấy.
Họ nói kệ rằng:
- Phương Ðông trí
tuệ
Phương Tây lưỡng thiệt
Phương Nam kính thuận
Phương Bắc ác khẩu.
Các vị đệ tử Bà la
môn nói:
- Các xứ khác ta đã
biết như vậy, không biết Trung Ấn như thế nào?
Các vị đệ tử hỏi thầy họ:
- Ô Ba Ðà Da! Con muốn
đến Trung Ấn để xem xứ sở ấy. Con muốn tắm rửa
bằng nước nơi đó, tham kiến các vị thầy nơi đó. Con
muốn hàng phục các luận sư ở nước ấy. Tên tuổi của
chúng ta sẽ vang dậy khắp nơi, thu hoạch nhiều của cải,
thật là lợi ích!
Vị thầy Bà la môn này
sinh tâm niệm rất ưu ái đối với đệ tử nên đem y vật
phân chia cho các đệ tử. Sau khi chuẩn bị xong, họ cùng
nhau đi về Trung Ấn.
Trên đường đi, họ
gặp những người có trí tuệ đều bàn luận cùng họ,
họ đều thắng cuộc. Có lúc họ khuất phục người, dùng
bình đựng tro đổ lên đầu kẻ bị thua. Có nhiều người
đến học nghệ thuật cung tiễn, chiến cụ, họ đều dạy
bảo. Có những người đem hoa, hương, phan lọng, bảo cái
đến tiếp nghinh họ. Lại có vô số người đến phụng
sự họ như thầy. Họ đi dần dần qua các nước, thành
phố, xóm làng, đến đâu thắng đó.
Khi mới đến Trung
Ấn, Bà la môn tự nghĩ: "Ta nghe những người có trí đều
tập trung ở triều đình. Hôm nay ta cũng nên đến đó để
hàng phục họ. Việc này như thế nào? - Như cây lớn có
gốc và nhành lá, những nơi ta đi qua cũng như nhành lá.
Tại triều đình, nếu ta thắng, cũng như chặt gốc. Nay ta
nên đến chỗ vua ở".
Bà la môn nghĩ thế, đi
đến chỗ vua.
Sau khi chúc thọ vua
sống lâu không bệnh, Bà la môn đứng qua một bên, tâu vua
rằng:
- Hạ thần từng được
học ít nhiều nơi thầy dạy, ngưỡng mong được cùng với
các vị thầy trong nước này đàm luận.
Nhà vua bảo:
- Ta đồng ý lời yêu
cầu này.
Vua lại bảo các đại thần:
- Ngay trong đất nước
của ta, có những vị Bà la môn nào có thể cùng vị này đàm
luận không?
Quần thần tâu:
- Có Bà la môn ở thôn
Na La, thông hiểu bốn bộ luận Vệ-đà, trí tuệ như lửa
cháy. Ông ta tự soạn lấy sách luận đề tên là Ma Thát
La.
Nhà vua bảo:
- Hãy mời vị Ô Ba
Ðà Da ấy lại đây.
Ðại thần y lệnh,
mời Bà la môn ở thôn Na la đến.
Sau khi vị này chúc
tụng xong, vua hỏi:
- Người có thể cùng
vị Bà la môn kia luận nghị trước mặt ta không?
Vị này đáp:
- Phụng mệnh nhà vua,
thần sẽ gắng hết sức để thù tiếp vị kia.
Khi ấy, theo phép tắc,
bố trí Mạn-đà-la (đạo tràng), hai bên cùng ngồi vào
chỗ đã được soạn sẵn.
Nhà vua ra lệnh:
- Ai trình bày trước?
Ðại thần tâu:
- Vị Bà la môn khắc tên
địa sư có thể trình bày trước.
Ðịa sư vâng lệnh,
tụng năm trăm bài kệ rồi im lặng.
Bấy giờ, Ma Thát La
tụng lại bài tụng này, làm nổi lên rất nhiều lỗi sai sót
trong bài tụng của địa sư.
Ma Thát La phát biểu:
- Ngôn nghĩa trong bài
tụng của ngài không phù hợp với bài của tôi, không đúng
với đạo lý.
Ðịa sư nghe xong, im
lặng không biết nói gì. Theo pháp luận nghị, im lặng không
trả lời là chấp nhận thua.
Nhà vua hỏi quần
thần:
- Ai thắng? Ai thua?
Ðại thần tâu:
- Ma Thát La luận nghị đắc thắng.
Nhà vua rất vui vẻ, phán
rằng:
- Trong đất nước ta cũng
có người thông minh đại trí tuệ như thế này!
Nhà vua hỏi tiếp:
- Này Ô Ba Ðà Da, người
ở tụ lạc nào?
Ðáp:
- Thần ở thôn Na La.
Nhà vua liền phong thưởng
cho thôn Na La, tùy ý thọ dụng.
Thông thường, người
đời nếu muốn cầu sự sung sướng, có những nữ Bà la môn
đang kén chồng nhưng chưa có nơi vừa ý, bấy giờ Ma Thát
La chọn lấy một cô vừa ý làm vợ, sống chung hạnh phúc,
không lâu sinh được một con trai. Họ lập hội vui mừng
rất to lớn. Bé trai này thân thể cao dài, nhân đó họ đặt
tên con là Trường Thể và nuôi dưỡng chu đáo.
Trường Thể lớn lên,
được dạy các nghề như: kế toán, thủ ấn, Bà la môn
hạnh, tẩy tịnh, lấy tro, lấy đất, ca vịnh bốn sách
Vệ-đà, cúng tế, đọc tụng, thành tựu sáu cách cho và
nhận.
Sau đó, hai vợ chồng
Ma Thát La sinh thêm một gái. Cô gái này có đôi mắt như
chim Anh Lạc (anh vũ). Thân thuộc tập họp đặt tên cho cô
là Anh Vũ. Cô này được nuôi dưỡng, khi trưởng thành được
cha dạy cho văn học và các pháp luận nghị.
Sau đó, cô ta thường
luận nghị cùng anh. Khi cô luận nghị, thắng cả anh mình.
Người cha bảo con rằng:
- Con là đàn ông, lý
luận thua con gái, ta thật không người thừa kế. Tài sản
của ta chắc chuyển qua người khác.
Sau đó, ở Nam Thiên Trúc
có đồng tử Bà la môn tên Ðể Sa, thông hiểu về Vô hậu
thế luận. Ðể Sa vì cầu pháp nên từ Nam Thiên Trúc đến
gặp Ma Thát La, lạy sát hai chân, thưa:
- Ðại sư! Con muốn
học đạo với Ô Ba Ðà Da.
Hỏi:
- Ngươi muốn học
nghề gì?
Ðáp:
- Con muốn học Vô
hậu thế luận.
Thầy nói:
- Ta nhận lời của người.
Sau khi Ðể Sa thọ pháp
rồi, gặp lúc hết giờ học luận thuyết với các bạn, luôn
luôn thắng cuộc. Sau đó, đồng tử Ðể Sa cùng thầy
luận thuyết trước vua. Hai bên chia làm hai nhóm. Ma Thát La
là bậc niên trưởng nên được phát biểu trước.
Ma Thát La tự nghĩ:
"Ðồng tử Bà la môn này mới học thành tài, sợ bắt
bẻ không được, vậy nên đẩy hắn vào chỗ rối
loạn" .
Nghĩ thế xong, Ma Thát
La tụng năm trăm bài kệ dài. Ðồng tử Bà la môn tụng
kệ đáp lại, bác bỏ được những chỗ sai lầm của Ma Thát
La, đây là lời sai, đây là câu sai, thuyết này không đúng.
Ma Thát La phải đứng
im lặng.
Phàm biện luận không
bằng, không trả lời được là bị thua.
Bấy giờ, vua hỏi
quần thần:
- Ai thắng?
Quần thần tâu:
- Bà la môn Ðể Sa
thắng.
Nhà vua phán:
- Người thắng được ban cho thôn ấp.
Khi ấy, các đại thần tâu vua rằng:
- Nếu có người đến
đây lý luận thắng cuộc thì được thưởng thôn ấp.
Vậy thì, không bao lâu nước Ma Yết Ðà sẽ mất hết. Nên
thu lại thôn ấp của Ma Thát La ban cho Ðể Sa xử dụng.
Bấy giờ vua phán:
- Ðúng vậy.
Và thu lại thôn ấp đã
ban cho Ma Thát La để ban cho Ðể Sa.
Ma Thát La về nhà bảo
vợ rằng:
- Này hiền thủ! Mau
chuẩn bị hành trang đi đến phương khác.
Vợ hỏi:
- Tại sao?
Ðáp:
- Ta lâu nay thừa sự
nhà vua, nay gặp lúc luận nạn, vua không giúp đỡ ta, đoạt
lại thôn ấp của ta.
Người vợ thu xếp hành
trang, sắp lên đường. Bấy gi? thân tộc nghe việc này, đến
hỏi thăm:
- Ô Ba Ðà Da! Tại sao
thu xếp hành trang?
Ðáp:
- Từ lâu ta thừa sự
nhà vua. Khi ta bị luận nạn, vua không che chở cho ta, thế nên
ta phải ra đi.
Thân tộc nói:
- Thầy sống ở đây thật tốt, mong ở lại
đây với thân tộc.
Ma Thát La nói kệ:
- Trong nước bị người
khinh
Sống nước ngoài tốt nhất
Nơi không bị khinh khi
Là quê hương thân tộc.
Khi ấy, Bà la môn Ðể
Sa nghe vậy, nói rằng:
- Này Ô Ba Ðà Da! Tôi
là người khách, chỉ ở tạm để rồi đi. Thôn ấp tôi
được nhận lãnh, xin giao lại cho ngài.
Bấy giờ, Ma Thát La
tuy được ân huệ này nhưng vẫn không chịu nhận.
Ðể Sa lại nói:
- Ngài hãy thư thả ở
lại đây, nhận một nửa thôn ấp, tôi nhận một nửa.
Ma Thát La đáp:
- Lành thay!
Sau đó, Ma Thát La bảo vợ rằng:
- Này hiền thủ! Ta
phục vụ nhà vua đã lâu nhưng vua không bảo hộ ta. Nay Ðể
Sa tạo một ân huệ lớn, cho ta nửa thôn ấp, ta nên gả
con gái cho người ấy làm vợ.
Vợ nói:
- Hãy đợi ý kiến
của con lớn Câu Tỳ Sỹ La.
Người cha bảo với
con:
- Ta phục vụ nhà vua
đã lâu, khi gặp luận nạn vua không bảo hộ ta. Bà la môn
Ðể Sa có ân huệ lớn, cho ta nửa thôn ấp. Nay ta đưa Xá
Lị làm vợ Ðể Sa.
Người con thưa cha:
- Ðể Sa này là kẻ thù
oán của cha, đoạt thôn ấp, lẽ nào ta kết làm người thân?
Người cha bảo:
- Ngươi thật ngu si, không
hiểu biết gì. Ý kiến chân chính của cha mẹ, con phải vâng
theo, không được chống lại.
Sau đó, Ma Thát La y
theo lễ pháp gả con gái cho Ðể Sa.
Bấy giờ, Câu Tỳ Sỹ
La tự nghĩ: "Nay ta bị xem thường chỉ vì ít nghe kém
học. Nhưng Bà la môn Ðể Sa này do thông hiểu Vô hậu thế
luận nên đắc thắng. Ta cũng nên học luận này".
Nghĩ thế rồi, Câu
Tỳ Sỹ La tìm hỏi về những người ở xứ nào, phương nào,
nước nào thông hiểu về Vô hậu thế luận.
Có người bảo rằng:
- Những người ở phương
Nam giỏi nhất.
Câu Tỳ Sỹ La đi dần
về Nam Thiên Trúc, hỏi khắp trong nước: ai thông hiểu về
Vô hậu thế luận. Có người mách bảo:
- Có Phạm chí tên....
Câu Tỳ Sỹ La nghe lời chỉ dẫn, đến gặp
đạo sĩ, thưa rằng:
- Bạch tôn giả, con
muốn thờ ngài làm thầy, ngưỡng mong ngài tiếp nhận.
Vị Phạm chí hỏi:
- Ngươi muốn cầu
việc gì?
Ðáp:
- Con muốn học Vô
hậu thế luận.
Phạm chí nói:
- Ta không truyền dạy
cho người cư sĩ thế tục.
Câu Tỳ đáp:
- Nếu phải như vậy,
nay con xuất gia.
Phạm chí cho Câu Tỳ
xuất gia. Câu Tỳ tự kỳ hạn:
- Nếu ta không thông
hiểu luận này, quyết không cắt móng tay.
Do đó, móng tay Câu
Tỳ rất dài. Người bấy giờ gọi Câu Tỳ là Trường
Trảo Phạm chí.
Nói về Xá Lị cùng Bà
la môn Ðể Sa chung sống hạnh phúc với nhau. Có vị thiên cõi
Tịnh Cư đã trồng căn lành từ lâu, sẽ thọ thân tối
hậu, không còn thích sinh tử nữa, chuyên cầu Niết-bàn, không
cầu đời sau. Vị này với thân tối hậu, ẩn mất từ cõi
trời Tịnh Cư, thác vào thai bà Xá Lị.
Ngay khi thọ thai, bà Xá
Lị mộng thấy có người cầm đuốc đi vào bụng mình. Sau
đó, bà đi lên núi lớn, rồi bay lên hư không, lại thấy
mọi người làm lễ với bà.
Sau khi thức giấc, bà
Xá Lị thưa với chồng về các sự việc trong giấc mộng.
Bà la môn Ðể Sa tuy hiểu về sách giải mộng nhưng không
đoán ra được sự việc này. Ông ta đi đến chỗ vị Bà
la môn thông hiểu về sách giải mộng, nói:
- Vợ tôi thấy giấc
mộng như vậy vào đêm trước.
Người Bà la môn giải
mộng trả lời:
- Mộng này rất tốt.
Vị này ghi nhận
rằng:
- Bà Xá Lị sẽ sanh
con trai tốt. Năm mười bốn tuổi đọc tụng thông thạo các
luận của thiên đế. Lại nữa, người này sẽ thắng tất
cả các luận nạn. Thấy lên núi lớn, bay lên hư không,
được mọi người lễ bái, v.v... như vậy người này sẽ
xuất gia, có uy đức lớn, thành tựu đại giới, là bậc
trời người cung kính, nên dự báo như vậy.
Sau đó, Bà la môn Ðể
Sa luận nạn cùng Bà la môn Xá Lị, Xá Lị đắc thắng.
Bấy giờ Bà la môn
tự nghĩ: "Trước đây, khi luận nạn, ta thắng Xá Lị,
nay lại bị thua. Ðây so duyên cớ gì?" .
Ông ta lại nghĩ: "Ðây
chính là do thai nhi, nhờ uy đức của nó nên Xá Lị đắc
thắng. Sau khi đủ mười tháng, họ sinh hạ được một bé
trai, hình dung đoan chánh, tướng mạo đầy đủ, thân thể
như vàng ròng, đỉnh đầu tròn như cái lọng, tay dài quá
gối, trán rộng bằng phẳng, mũi cao hướng thẳng, đầy đủ
tướng mạo của bậc đại nhân. Gia đình, họ hàng mừng
rỡ, tập họp lại, muốn đặt tên, sẽ đặt tên gì đây?
Người cha nói:
- Nên đưa nó về gặp
ông ngoại để ông ấy đặt tên cho.
Sau khi gặp ông ngoại,
người hầu Ðể Sa thưa rằng:
- Thưa ông, nên đặt
đứa bé này tên là gì?
Ông ngoại nói:
- Nó là con của Ðể
Sa, nên lấy tên là Ô Ba Ðể Sa.
Người hầu đưa đứa
bé trở về, Ðể Sa hỏi:
- Ðứa bé tên gì?
Ðáp:
- Tên Ô Ba Ðể Sa.
Ðể Sa tự nghĩ: "Ðứa
bé này lấy tên tộc bằng dòng họ cha. Nay ta lấy dòng họ
mẹ đặt tên tự cho nó là Xá Lị Tử.
Người bấy giờ gọi
Xá Lị Tử hay Ô Ba Ðể Sa.
Xá Lị Tử được giao
cho tám bà nhũ mấu nuôi nấng.
Bấy giờ người mẹ
nuôi con bằng sữa lạc hảo hạng cùng đề-hồ. Ðứa bé
trưởng thành mau lẹ như hoa sen vượt lên khỏi nước. Ðứa
bé lớn lên, được học tập thông đạt kỹ thuật, nghề
nghiệp trong thế gian thông thạo cả bốn bộ Vệ-đà. Năm
mười sáu tuổi, Xá Lị Tử thông hiểu ngôn ngữ của Ðế
Thích (Phạn ngữ), thường bàn luận hàng phục kẻ khác.
Sau đó, trước mặt
cha, Xá Lị Tử đọc các luận Vệ-đà, thưa cha:
- Những điều con vừa
đọc tụng có ý nghĩ gì?
Cha đáp:
- Ta không biết.
Ðáp:
- Những lời tán tụng
này là do những vị tiên từ ngàn xưa làm ra. Người bây
giờ tuy không hiểu nghĩa, nhưng lời tán tụng của vị tiên
chẳng phải không có nghĩa lý.
Xá Lị Tử học hành vượt
hơn mọi người.
Người cha đã có năm
trăm đệ tử, đều quy phục Xá Lị Tử. Bấy giờ, Xá Lị
Tử dạy các đệ tử những minh luận một cách hoàn bị.
Khi ấy, ở tụ lạc Lâm
Viên có một đại thần tên là Hình Ảnh, đang sống tại
đó. Ông ta rất giàu có, hưởng thụ đầy đủ, thê thiếp
tuy nhiều nhưng không có con. Ông ta mong cầu có con trai nên
đối với bất cứ đền miếu, sơn lâm thọ thần nào, ông
cũng đều đến cầu nguyện.
Có một người thân
tối hậu, từ bỏ cõi thiên, thác vào thai mẹ, v.v...
Sau khi đứa bé ra đời,
gia đình muốn đặt tên. Mọi người bảo rằng:
- Ðã là con do chư thiên
mang đến, nên đặt tên là Thiên Bảo. Còn gọi là Mục
Kiền Liên.
Trưởng giả Hình Ảnh
xếp đặt tám bà nhũ mẫu để nuôi con. Ðứa bé được nuôi
dưỡng trưởng thành như hoa sen vượt lên nước, v.v... như
ở trước. Mục Kiền Liên học thông đạt sáu loại pháp
sự, bốn luận Vệ-đà.
Bấy giờ, Thiên Bảo
phụ trách dạy năm trăm đệ tử.
Sau buổi học, năm trăm
đệ tử này vừa tụng tán, vừa đi vào thành.
Năm trăm đệ tử của
Ô Ba Ðể Sa cũng tụng tán và đi vào thành.
Khi ấy, đệ tử của
Ðể Sa nói với đệ tử của Mục Kiền Liên:
- Tại sao quý vị tụng sai luận văn?
Hỏi:
- Vì sao?
Ðệ tử của Ðể Sa
hỏi tiếp:
- Quý vị học ở đâu?
Ðáp:
- Thầy của chúng tôi
trú ở tụ lạc Lâm Viên, là con vị đại thần, tên Mục
Kiền Liên, đầy đủ Nhất thiết trí, như mặt trăng, mặt
trời. Chúng tôi học nơi vị ấy.
Ðệ tử của Ô Ba Ðể
Sa với học vấn đầy đủ, không có sợ hãi, tâm ý vui
mừng, đến gặp thân giáo sư. Thầy thấy học trò đến,
hỏi rằng:
- Tại sao vui vẻ vậy?
Ðáp:
- Không có gì cả.
Thầy nói kệ:
- Trong lòng có tình
ý
Có thể đoán biết được
Theo hình dạng ngôn ngữ
Biết ý nghĩ của họ.
Sau khi nói tụng, bảo đệ tử:
- Có việc đấy.
Ðệ tử đem sự việc
vừa rồi trình bày với thầy, thầy nói:
- Những lời họ đọc
tụng là cách đọc đảo ngữ văn của ta, đều đúng cả.
Ðệ tử nghe xong im
lặng, không vui.
Khi ấy, các đệ tử
của Mục Kiền Liên về gặp thầy, buồn bã không vui.
Thầy thấy thế, hỏi:
- Tại sao không vui?
Ðáp:
- Không có gì!
Thầy bảo:
- Có việc đấy. Vì
sao buồn?
Khi ấy, các đệ tử
đem sự thật trình bày cho thầy nghe.
Thầy nói:
- Theo những lời họ tán
tụng, thầy họ là bậc thông minh trí tuệ. Những là trường
luận, đảo luận, thúc văn, dẫn văn cực kỳ xảo diệu.
Hai vị thầy nghe biết
nhau nên muốn gặp gỡ.
Ô Ba Ðể Sa đến gặp
cha, thưa:
- Con muốn đến tụ
lạc Lâm Viên một lúc.
Cha hỏi:
- Tại sao?
Ðáp:
- Nơi ấy có vị đại
thần tên Hình Thắng, người con tên Câu Lý Ða. Con muốn
gặp anh ta.
Cha nói:
- Trí tuệ người ấy
có thể thắng con.
Con thưa:
- Trí tuệ không
thắng, nhưng anh ta giàu có, nhiều tài sản nên mọi người
đều khen tốt.
Ô Ba Ðể Sa nói kệ:
- Niên trưởng đáng
tôn trọng
Người nhiều tiền cũng vậy
Người học rộng nghe nhiều
Ðáng tôn trọng phục vụ.
Cha nghe con nói, bảo
con rằng:
- Nếu anh ta đến đây,
ta có thể truyền dạy, nhưng không nên đến đó.
Trong lúc ấy, Câu Lý
Ða đến thưa với cha rằng:
- Con muốn đến tụ
lạc Na Kích Ðà.
Cha hỏi:
- Tại sao?
Thưa:
- Ở đó có vị Bà la
môn tên là Ðể Sa, có người con tên Ô Ba Ðể Sa. Con muốn
đến gặp anh ta.
Cha hỏi:
- Họ giàu bằng con không?
Ðáp:
- Họ không giàu bằng
nhưng trí tuệ hơn con.
Câu Lý Ða nói kệ:
- Niên trưởng đáng
tôn trọng
Người học nhiều cũng thế
Nếu có nhiều tài sản
Ðều tôn trọng phục vụ.
Cha bảo con rằng:
- Nếu anh ấy đến đây,
con nên tặng tài vật, nhưng không nên đến đó.
Thời gian sau đó, trong
thành Vương Xá có lễ hội lớn. Khi ấy, theo phép vua,
hoặc tự vua đến, hoặc sai thái tử. Bấy giờ, vua có
việc riêng, không thể đi, liền sai thái tử Vị Sanh Oán đến
tham dự cuộc vui chơi.
Hình Ảnh nghe thái tử
du hành, tự nghĩ: "Vua Ảnh Thắng băng hà, thái tử Vị
Sanh Oán sẽ kế nghiệp vương vị. Câu Lý Ða của ta sẽ
thừa tự làm thần tử" .
Nghĩ như thế, Hình
Ảnh bảo với con rằng:
- Con nên đến chỗ vui
chơi, có bố trí bốn tòa cao, đó là: vương tòa, đại
thần tòa, âm thanh tòa, Bà la môn tòa.
Cha lại bảo con:
- Con nên ngồi trên đại
thần tòa.
Con nghe lời cha dạy,
đi đến ngồi vào chỗ kia.
Khi ấy, Ðể Sa cũng
nghe vua Ảnh Thắng, sai thái tử xuất thành vui chơi, bảo
con rằng:
- Con nên đến nơi đó,
xem bốn tòa cao. Con đem bình bát và tích trượng bố trí
ở tòa thứ ba. Con lên ngồi ở tòa thứ tư. Từ sáng đến
chiều tối sẽ có các luận sư, họ không bằng con được.
Con nghe cha dạy, đến
ngồi ở tòa.
Khi ấy, mọi người
tấu các loại âm nhạc, ca vịnh tán thán, Ô Ba Ðể Sa im
lặng ngồi yên. Mọi người thấy vậy, bảo nhau rằng:
- Người này chắc là
đại ngu. Nếu không phải ngu thì đại trí, thế nên im
lặng.
Bấy giờ, Câu Lý Ða
hỏi Ô Ba Ðể Sa:
- Bạn có thấy mọi người
chơi âm nhạc, ca vịnh không?
Ðáp:
- Tôi chánh nội quán,
không thấy các việc ấy.
Hỏi:
- Tuy không thấy nhưng
lẽ nào không nghe?
Ô Ba Ðể Sa nói kệ:
- Da gân chết tấu
nhạc
Làm mọi người vui vẻ
Vô thường mau như xe
Người trí biết, không vui.
Khi ấy, Câu Lý Ða và
mọi người nghe bài tụng xong, liền hỏi:
-Người có phải là Ô
Ba Ðể Sa không?
Ðáp:
- Mọi người nên
biết, ta chính là Ô Ba Ðể Sa.
Ðể Sa hỏi lại Câu Lý
Ða:
- Người có thấy âm
nhạc ...(như trên)... không?
Ðáp:
- Không thấy.
Ðể Sa nói:
- Người tham nội quán,
nhưng tai không nghe hay sao?
Câu Lý Ða nói kệ đáp:
- Tất cả loại
chuỗi ngọc
Trang sức làm nặng thân
Nhảy múa thân chuyển động
Bộ dạng thật hư cuồng.
Ca hát làm trò vui
Cũng như tiếng cọp gầm
Tất cả đều vô thường
Nghĩ thật có gì vui?!
Khi ấy, Ô Ba Ðể Sa
hỏi:
- Người có phải là Câu
Lý Ða không?
Mọi người nói:
- Ðúng vậy.
Ô Ba Ðể Sa nói:
- Tôi vì bạn nên đến
đây để cùng bạn xuất gia.
Câu Lý Ða đáp:
- Những việc tế tự,
tế thần lửa, cầu phúc, tu khổ hạnh, quả báo của từng
loại, ta nắm trong tay. Ta là con nhà đại thần, thường đi
bằng voi, tại sao phải xuất gia?
Khi ấy, Ô Ba Ðể Sa nói
kệ:
- Khi cây đã muốn ngã
Nhánh lá không chống nổi
Chết đến cũng như vậy
Tài sản nào cứu nổi?!
Ô Ba Ðể Sa nói kệ
xong, bảo rằng:
- Nhân giả, hãy đến
đây, cùng tôi xuất gia.
Ðáp:
- Tôi phải hỏi cha
mẹ.
Ðể Sa bảo:
- Hay lắm! Hãy đi đi!
Như đã trao đổi, Câu
Lý Ða đến gặp cha, thưa rằng:
- Ngưỡng mong cha cho phép
con vì lòng tin thanh tịnh nên xuất gia, bỏ nhà sống không
nhà.
Cha bảo con:
- Những việc tế tự,
phép tế thần lửa, cầu phúc, khổ hạnh được quả báo,
con đã được thông thạo. Con lại là con nhà đại thần, là
hạng người đi bằng voi, sẽ làm đại thần, tại sao lại
xuất gia?
Câu Lý Ða ở trước
cha, nói kệ rằng:
- Nên ở trong rừng,
ăn vỏ cây
Sống chung với thú, ăn quả rừng
Không vướng quốc sự, khỏi ràng buộc
Người trí không làm việc đáng sợ.
Cha nghe con nói kệ
xong, bảo con rằng:
- Cha chỉ có con, như
mặt trăng đầu tháng, yêu thương như thế này, v.v... Phàm
con trẻ phải theo ý kiến cha mẹ, nhưng ý nguyện của con
không thay đổi, ta theo lời mong cầu, hứa cho con được
xuất gia.
Bấy giờ, bạn bè
của Câu Lý Ða đều tập trung đến. Câu Lý Ða phát thắng
tâm, sách tấn thân ý, đến Na Kích Ðà thôn.
Ô Ba Ðể Sa thường ưa
tịch tịnh, ở tại chỗ A-lan-nhã, thống lĩnh năm trăm đệ
tử, đọc tụng thần chú Phạm Tinh. Câu Lý Ða đi dần đến
tụ lạc Na Kích Ðà, hỏi mọi người:
- Ô Ba Ðể Sa ở đâu?
Người trong thôn đáp:
- Ðang ở nơi A-lan-nhã,
thống lĩnh năm trăm người, tụng thần chú Phạm Tinh.
Câu Lý Ða đến chỗ
A-lan-nhã. Sau khi gặp nhau, bảo Ô Ba Ðể Sa rằng:
- Việc xuất gia nay đã
đúng lúc.
Ô Ba Ðể Sa hỏi:
- Anh đã được cha cho
xuất gia rồi à?
Ðáp:
- Ðúng như vậy.
Ô Ba Ðể Sa nói với Câu
Lý Ða:
- Anh hãy tạm ở đây.
Tôi đi thưa cha tôi có cho phép tôi xuất gia không?
Câu Lý Ða hỏi:
- Anh đi hỏi, bao giờ trở lại?
Ðáp:
- Một lúc tôi trở
lại ngay.
Ô Ba Ðể Sa đến gặp
cha, thưa:
- Nay con có việc cầu
xin, mong cha từ mẫn. Ý con muốn cầu thanh tịnh xuất gia.
Cha đáp:
- Việc này rất tốt,
theo lời ước nguyện của con, ta cho con xuất gia.
Ô Ba Ðể Sa đến gặp
Câu Lý Ða nói rằng:
- Này Câu Lý Ða! Cha
mẹ tôi đã cho phép, nên đến đây để cùng đi xuất gia.
Lại hỏi mọi người:
- Các người có được cha mẹ cho phép xuất
gia không?
Mọi người đáp:
- Cho phép.
Bấy giờ, Câu Lý Ða nói
rằng:
- Tôi hỏi cha mẹ đã
dự liệu ngày tháng. Quý vị tính toán thế nào, hãy đi đi
rồi mau trở lại.
Ðáp:
- Gia sự của nhà ngài
rất thâm hậu, nghiêm nhặt, cho nên đến trễ. Gia sự của
tôi đơn giản thế, nên sẽ đến sớm. Không phải chỉ ngày
hôm nay mà đến nay đã năm trăm đời, đã từng xuất gia,
lại từng phát nguyện sẽ được sanh đến nơi không quá
sang hay hèn, chỉ sống đời bình thường. Do đó, gia sự
đơn giản nên mau trở lại.
Bấy giờ, Câu Lý Ða
bảo mọi người rằng:
- Ta là bậc cao quý,
nay muốn xuất gia, đâu được tùy tiện theo ý mình. Nay ta
cùng nhau đến thành vua, tham vấn các vị tịnh phạm.
Khi ấy, lục sư ngoại
đạo đang ở trong thành, đều tự cho rằng đã đắc các
thần thông, tự tại vô ngại.
Nhóm Ô Ba Ðể Sa cùng
Câu Lý Ða, v.v... tham vấn lục sự Bộ Kích Noa:
- Ngài hành pháp nhãn gì,
tập giáo pháp gì, đắc quả gì? Nếu trì phạm hạnh, thu
hoạch được thù thắng gì?
Vị thầy kia đáp:
- Ta nhận thức như
thế này nên phát biểu như thế này: không bố thí, không
ái, không kiến, không cúng tế, không hành động thiện, không
hành động ác, không có quả Dị thục của nghiệp báo
thiện ác, không đời này, không đời sau, không có cha, không
có mẹ, không có hữu tình hóa sinh.
Trên thế gian không có
A-la-hán, chánh hạnh, cho đến thành tựu, là bậc thấy được
đời này, đời sau, chứng được thần thông, nói lên sự
viên thành: Ta sinh đã tận, phạm hạnh đã lập, chỗ làm
đã xong, không thọ thân sau. (Theo ta) chỉ có đời này, không
có đời sau, chết là hết, bốn đại hợp lại, giả gọi
là thân. Khi chết, bốn đại tự nó trở về với từng đại
và về không giới thứ năm. Các căn biến đổi, đem tử
thi này đốt nơi giữa rừng, cháy thành tro, trắng màu bồ
câu thì không còn gì gọi là người nữa.
Ðã hiểu như vậy
rồi, người trí có bố thí hoặc thọ thí hay không? Những
ai nói có, đều là vọng thuyết, hư thuyết, tất cả đều
ngu muội. Nếu là bậc trí, đều biết rõ sự đoạn hoại,
không có thân sau.
Bấy giờ Câu Lý Ða và
Ô Ba Ðể Sa tự nghĩ: "Vị thầy này trú ở chỗ phi đạo,
hành động phi trí. Bậc nhân giả không nên học với họ.
Tu hành theo đường này là nguy hiểm".
Nghĩ như vậy, họ
liền nói kệ:
- Tà kiến nói không
đúng
Ưa thích pháp hạ liệt
Nếu thiện pháp như vậy
Thế nào là phi pháp?
Sau khi họ nói kệ,
biết những lời này như đánh vào vật rỗng, sau khi đánh,
họ bỏ ra đi.
Sau đó, họ đi đến
gặp Mạt Yết Lị, Cù Xà Lị Tử, thưa rằng:
- Nhân giả hành pháp
nhãn gì? Nếu giữ phạm hạnh thì thu hoạch được điều
thù thắng gì?
Ðáp:
- Ðây là sự nhận
thức của ta, ta phát biểu như thế này: Hữu tình thọ
khổ không có nhân duyên gì cả. Ðược an tịnh cũng không
có nhân duyên. Ðược an tịnh do ngẫu nhiên (tự nhiên), không
do nhân duyên gì cả. (Nếu) hữu tình không có trí tuệ, không
có tri kiến, đều không phải do nhân duyên. Hữu tình tự
nhiên có trí tuệ, có tri kiến, không do nhân duyên.
Không có sự nỗ lực,
không có tinh tấn, không trượng phu, không thế lực, không
có hình hài của ta, không có hình hài của kẻ khác, không
có hành động của ta, không có hành động của người.
Tất cả hữu tình,
tất cả sinh mệnh, tất cả hữu loại không có trú xứ, không
chỗ ở, không có quan niệm chính xác về chánh đạo, về
quy y của hữu tình, về khổ lạc, giác ngộ. Ấy là sáu đạo
chúng sanh.
Khi ấy Câu Lý Ða và
Ô Ba Ðể Sa tự nghĩ: "Vị thầy này đang trú nơi phi đạo,
đi theo đường tà. Bậc trí từ bỏ, vì đây là đường
hiểm" .
Họ biết thế rồi nói
kệ:
- Tà kiến nói không
đúng
Ưa thích pháp hạ liệt
Nếu thiện páp như vậy
Phi pháp như thế nào?
Nói kệ xong, như đánh
vào vật trống không, nên họ bỏ đi.
Sau đó, họ đến gặp
San Thệ Di Tỳ Kích Tri Tử, thưa rằng:
- Nhân giả hành pháp
nhãn gì? Học tập giáo pháp gì? Có được thù théng gì? Tu
phạm hạnh gì?
Ðáp:
- Này đồng tử! Ta ở
đây có nhận thức thế này, ngươi nên hiểu như thế này:
Nếu cần giết người thì cứ giết và bảo người giết.
Cần phải tự đốt mình hay bảo người khác đốt, chặt,
cắt, hại, v.v.... cũng đều như vậy.
Không nên cho mà nên
lấy.
Nên hành động tà dục.
Nên nói dối, uống rượu.
Nếu tập hợp người
ta nhiều như núi, dùng dao bén chém chết, chất lại thành
từng đống... với các hành động sát hại như vậy, không
có tội gì cả, cũng không có quả báo gì cả. Tại bờ phía
Nam sông Hằng gây những hành động sát sinh. Tại bờ phía
Bắc sông Hằng tổ chức những hội cúng tế. Cả hai đều
không có tội phúc gì cả. Ðối với các hành động bố thí,
trì giới, tinh tấn... các pháp và pháp tứ nhiếp, ai không
làm thì được quả báo lớn.
Khi ấy, Câu Lý Ða và
Ô Ba Ðể Sa nói với nhau:
- Thuyết này thật phi
lý, đều là tà giáo. Thật đáng sợ hãi! Người trí nên
từ bỏ.
Họ bàn luận như thế
rồi nói kệ rằng:
- Tà kiến nói không
đúng
Ưa thích pháp hạ liệt
Nếu thiện pháp như vậy
Phi pháp như thế nào?
Họ nói bài kệ xong,
như đánh vào thùng rỗng, liền bỏ đi nơi khác. Sau đó,
họ đi đến gặp A Thị Ða Kê Xá Cam Bạt La Tử, thưa
rằng:
- Nhân giả hành pháp
nhãn gì? Dùng pháp gì để khai thị? Có thù thắng gì? Tu
phạm hạnh gì? Ðắc được quả gì?
Ðáp:
- Này đồng tử! Ta có
nhận thức thế này, nên phát biểu như thế này: Có bảy
thân (yếu tố). Thế nào là bảy? Ấy là: địa, thủy,
hỏa, phong, khổ, lạc và mạng. Chúng không tự gây tác
dụng và bị tác dụng, không tự biến hóa, không bị biến
hóa, không tổn hại. Chúng tích tụ lại, đứng chung với
nhau như những đầu cây chụm vào nhau. Chúng không sinh và
không thay đổi, thế nên chúng không hại nhau ; dù phúc hay
tội nếu nói về tội phúc ; dù khổ hay lạc nếu nói về
khổ lạc.
Ngay trong bảy thân này,
ai là người trượng phu có thể hại nhau được, hay có
thể bị hại? Tất cả đều không có chủ tể, thế gian
bất hoại. Mạng căn ở trong sáu thân, hoạt động tại các
khiếu, cùng với sáu thân làm chủ, cho đến cuối cùng
vẫn không bị tổn hoại. Ngay trong thân này không thể hại
lẫn nhau, cũng không tranh đấu. Không có người giác ngộ,
không có người khai thị sự giác ngộ, cũng không nhớ nghĩ,
cũng không có người tỉnh thức. Không có sự biểu thị, cũng
không có người biểu thị.
Có một vạn bốn ngàn
sáu trăm phát thú độ môn (?), lấy đó làm thượng thủ.
Lại có năm nghiệp là:
ba nghiệp năng tác và hai nghiệp sở tác.
Cũng có toàn nghiệp, cũng
có bán nghiệp. Sáu mươi bốn ngàn thân thuộc. Sáu mươi
trung kiếp. Một trăm ba mươi địa ngục Na Kích Ca căn
bản.
Lại có một trăm ba mươi
sáu bệnh giới. Có bốn mươi chín ngàn quyến thuộc của
rồng. Bốn mươi chín ngàn diệu xí điểu. Bốn mươi chín
ngàn quyến thuộc của Ni-kiền-tử. Bốn mươi chín ngàn
quyến thuộc ngoại đạo. Bảy lần có là một kiếp. Bảy
lần không là một kiếp. Bảy đời A-tô-la. Bảy đời
Tỳ-xá-già. Bảy cõi thiên. Bảy nhân gian. Bảy ao lớn.
Bảy ao nhỏ. Bảy mộng lớn, bảy trăm mộng nhỏ. Bảy hồ
lớn trên chóp núi, bảy trăm hồ nhỏ trên chóp núi. Bảy
đại ngộ, bảy trăm tiểu ngộ. Phát sinh ra sáu đoan nghiêm,
mười tăng trưởng để thành đại trượng phu.
Ðây là tám muôn bốn
ngàn đại kiếp. Trong ấy, kẻ ngu người trí đều phải lưu
chuyển qua hết thì mới đoạn trừ hết khổ, rồi mới
giải thoát. Như lấy cuộn chỉ, cột vào đấy một vật
nặng, thả vật này từ trên cao xuống, sẽ kéo hết cuộn
chỉ. Kẻ ngu bậc trí cũng vậy, họ đều phải trả qua tám
vạn bốn ngàn kiếp lưu chuyển trong sanh tử, cho đến
kiếp cuối cùng mới được giải thoát.
Ngay trong đời này, có
Sa môn, Bà la môn nào phát biểu rằng: "Tôi giữ giới
cấm này, siêng năng tu phạm hạnh, điều nào chưa hoàn thành
làm cho hoàn thành. Người được hoàn thành thì hết khổ,
đắc được quả" . Nếu ai phát biểu như vậy thì hoàn
toàn sai. Khổ và vui là thường trú, không có tăng giảm, không
thể biết được. Tôi trình bày như thế này là biết rõ
sanh tử, là sự thật không hư dối.
Khi vị ấy phát biểu
như thế rồi, Câu Lý Ða và Ô Ba Ðể Sa tự nghĩ: "Giáo
sư này trú nơi phi đạo, cũng như đường hiểm. Người trí
cần phải xa lìa nó" .
Nghĩ thế rồi, họ nói
kệ:
- Tà kiến nói không
đúng
Ưa thích pháp hạ liệt
Nếu thiện pháp như vậy
Phi pháp như thế nào?
Họ nói kệ ấy xong,
như đánh vào thùng rỗng.
Sau đó, họ đi đến
gặp Ni Yết Lan Ðà Tử, thưa rằng:
- Nhân giả hành pháp
nhãn gì? Giáo huấn những gì? Có gì thù thắng? Tu phạm
hạnh gì? Ðắc được quả vị gì?
Ðáp:
- Ta có nhận thức như
thế này, nên trình bày như thế này: Tất cả quả báo mà
hữu tình thu nhận được đều do túc nghiệp. Ðã tạo
nghiệp ác trong quá khứ, nay phải tu phạm hạnh mới được
hết khổ. Nay tu thiện nghiệp, do nhân duyên này thu hoạch
được kết quả, không tạo nghiệp ác nữa, sẽ được
lậu tận. Lậu đã tận rồi, nghiệp khổ hết sạch. Quả
báo khổ không còn thì được giải thoát.
Bấy giờ, Câu Lý Ða và
Ô Ba Ðể Sa nghe lời này rồi, tự nghĩ: "Lời trình bày
của vị thầy này cũng không đúng chân đạo, như đường
hiểm trở. Người trí nên từ bỏ" .
Nghĩ như thế, họ nói
kệ:
- Tà kiến nói không
đúng
Ưa thích pháp hạ liệt
Nếu thiện pháp như vậy
Phi pháp như thế nào?
Họ nói kệ xong, như
đánh vào thùng rỗng, rồi từ giã ra đi.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THẾ HỮU BỘ
TỲ NẠI DA
XUẤT GIA SỰ
- Hết quyển 1 -