YẾT-SĨ-NA
Y
SỰ
(No. 1449)
Một
quyển
-ooOoo-
Thành kính đảnh lễ
đức Thế tôn, Ứng cúng, Chánh biến tri.
Một thời Phật ở vườn
Cấp Cô Ðộc, rừng Thệ Ða, thành Thất La Phiệt.
Sau khi an cư ba tháng
mùa mưa, các Bí-sô ở thành Tự Lai đều mang y bát đến gặp
Thế tôn. Dọc đường, các vị ấy gặp mưa to và bị khổ
sở vì nóng bức, bị cỏ dại cắt thân, mồ hôi chảy
cùng khắp. Họ đi đến thành Thất La Phiệt.
Sau khi cất y bát, rửa
chân rồi, các thầy Tỳ kheo ấy đến gặp đức Thế tôn,
đảnh lễ Ngài, rồi ngồi qua một bên. Theo thường lệ, thấy
Tỳ kheo khách ở nơi khác đến, Thế tôn liền hỏi thăm:
- Các ông an cư ở đâu
mà đến đây?
Các Tỳ kheo thưa:
- Bạch Thế tôn! An cư
ba tháng xong, chúng con từ thành Tự Lai đến đây.
Ðức Phật hỏi:
- Trong ba tháng an cư
ở nơi ấy, các ông có được an lạc không? Và khất thực
có dễ dàng không?
Các Tỳ kheo đáp:
- Bạch Thế tôn! Trong
ba tháng chúng con sống an lạc, việc khất thực không có
khó khăn. Từ nơi đó, chúng con mang y, ôm bát, trên đường
đi gặp phải mưa ướt, rất là khổ cực, thân hình mệt
nhọc khốn đốn, dần dần đến đây.
Nghe xong, đức Thế tôn suy nghĩ:
"Các đệ tử của
Ta an cư mùa mưa xong, du hành trong nhân gian, mang y, ôm bát, dọc
đường gặp mưa to, chịu rất nhiều khổ nhọc, thân thể
mệt mỏi, khốn khổ. Nay Ta phải làm cho các Tỳ kheo được
sống an lạc và cho phước của các thí chủ được tăng
trưởng. Vậy nên cho phép các Bí-sô trương y Yết-sĩ-na.
Lúc trương y này, có năm
điều lợi lớn:
Một là không phạm lỗi
chứa y dư quá mười ngày.
Hai là không phạm lỗi chứa y dư quá một tháng.
Ba là không phạm lỗi ngủ lìa y một đêm.
Bốn là được du hành trong nhân gian chỉ mặc hai y: thượng
và hạ.
Năm là nhận và chứa nhiều y dư một cách tùy ý.
Lại có năm lợi ích:
Một là được ăn chúng
riêng.
Hai là được ăn nhiều lần.
Ba là ở nhà thế tục không thưa các vị khác, được đi
thọ thực ở nơi khác.
Bốn là được tùy ý xin nhiều y.
Năm là từ nửa tháng tám đến nửa tháng giêng - trải qua
năm tháng - vật dụng nhận được đều thuộc về lợi dưỡng
của y Yết-sĩ-na.
Lúc khai cho như vậy sẽ
khiến các đệ tử được sống an lạc".
Phật liền bảo các Tỳ
kheo:
- Vì muốn cho các ông
được sống an lạc và làm phước của các thí chủ được
tăng trưởng, sau khi an cư mùa mưa, chúng Tỳ kheo trương y Yết-sĩ-na
thu được nhiều lợi ích, gồm mười điều như trước đây.
Như Thế tôn đã nói về
việc trương y Yết-sĩ-na, các Tỳ kheo không biết trương y
như thế nào, Phật bảo:
- Trong ba tháng an cư,
những y vật mà chúng Tăng có được nên lấy làm y. Trước
tiên phải bạch như vầy báo cho chúng Tăng biết:
"Ðại chúng nên biết,
chúng Bí-sô đang an cư ở đây, được y này. Nếu đại chúng
đồng ý, hãy đem vật này làm y Yết-sĩ-na cho chúng".
Ðến ngày hôm sau, đánh
kiền chùy tập họp chúng Tăng. Sau khi bạch cho tất cả biết
rồi, nên sai một Tỳ kheo tác bạch rằng:
"Ðại đức Tăng
xin lắng nghe. Y này là lợi vật của Tăng già an cư mùa mưa
ở đây có được. Nay Tăng già cùng nhau đem y này làm Yết-sĩ-na.
Y này sẽ được trương làm Yết-sĩ-na cho Tăng già. Sau khi
trương y rồi, nếu ai ra bên ngoài cương giới không mang đủ
ba y cũng không có lỗi lìa y, huống gì dư y.
Nếu thời gian thích hợp
đối với Tăng, Tăng đồng ý Tăng nay đem y này sai
Bí-sô... làm y Yết-sĩ-na cho Tăng. Sau khi trương y rồi, nếu
ai ra bên ngoài cương giới không mang đủ ba y cũng không có
lỗi lìa y, huống gì dư y. Ðây là lời tác bạch.
Yết-ma căn cứ theo
văn bạch mà tiến hành.
Thứ đến, phải là
Bí-sô đủ năm đức mới nên sai làm Bí-sô trương y Yết-sĩ-na.
Năm đức đó là: không tham lam, không thiên vị, không nóng
giận, không si mê, biết trương y và không trương y. Nếu không
phải là người này thì Tăng không nên sai. Ðúng là người
như vậy mới nên sai.
Làm phương tiện như
sau:
Chúng Tăng đã tập hợp
rồi, trước hết nên hỏi người ấy có thể làm được
hay không.
Hỏi rằng:
"Ngài... có thể
làm người trương y Yết-sĩ-na cho Tăng không?"
Nếu Tỳ kheo ấy có thể
làm thì đáp: "Tôi có thể".
Kế đó, một Bí-sô tác bạch Yết-ma:
"Ðại đức Tăng
xin lắng nghe, Bí-sô này vui lòng làm người trương y Yết-sĩ-na.
Nay Bí-sô này trương y Yết-sĩ-na cho Tăng. Nếu thời gian thích
hợp đối với Tăng, Tăng đồng ý nay Tăng sai Bí-sô... làm
người trương y Yết-sĩ-na. Bí-sô này sẽ trương y Yết-sĩ-na
cho Tăng. Ðây là lời tác bạch.
Ðại đức Tăng xin lắng
nghe, Bí-sô vui lòng làm người trương y Yết-sĩ-na. Nay Bí-sô
này trương y Yết-sĩ-na cho Tăng. Nay Tăng sai Bí-sô... làm người
trương y Yết-sĩ-na. Bí-sô... sẽ trương y Yết-sĩ-na cho
Tăng. Các cụ thọ nào chấp thuận sai Bí-sô... làm người
trương y Yết-sĩ-na và Bí-sô... này sẽ trương y Yết-sĩ-na
cho Tăng thì im lặng. Vị nào không chấp thuận, hãy nói ra.
Tăng đã chấp thuận
Bí-sô... này làm người trương y Yết-sĩ-na. Bí-sô... này sẽ
trương y Yết-sĩ-na cho Tăng. Tăng đã chấp thuận vì im lặng.
Tôi xin ghi nhận như vậy".
Kế đó, Bí-sô trương y Yết-sĩ-na phải tác bạch
Yết-ma để may y Yết-sĩ-na:
"Ðại đức Tăng
xin lắng nghe. Y này sẽ làm y Yết-sĩ-na cho Tăng. Tăng đã
sai Bí-sô... làm người trương y. Nếu thời gian thích hợp
đối với Tăng, Tăng đồng ý Tăng nay đem y này làm Yết-sĩ-na
giao cho Bí-sô... Ðây là lời tác bạch".
Yết-ma căn cứ theo
văn bạch mà tiến hành.
Ðối với Bí-sô may y
Yết-sĩ-na, chế định cách thức và chỗ may y. Trước tiên
phải giặt, nhuộm, cắt may. Sau khi may chung được ba mũi, lại
phải niệm như vầy ba lần:
"Y này sẽ được
trương làm y Yết-sĩ-na cho Tăng. Hiện nay trương làm y Yết-sĩ-na,
đã trương làm y Yết-sĩ-na".
Ðối với ba tâm này
chỉ làm hai phần sau cũng thành tác pháp. Nếu không làm
thì mắc tội ác tác.
Ðến ngày rằm tháng
tám, thầy tri sự nên thông báo cho đại chúng, bạch như vầy:
"Các Ðại đức,
ngày mai tôi sẽ trương y Yết-sĩ-na cho chúng. Các vị đều
nên bỏ y cũ, đến tập hợp nơi....".
Bí-sô trương y bày hoa
đẹp, mùi hương dịu dàng thơm phức ở trên y này, đánh
kiền chùy tập hợp chúng Tăng, bạch cho tất cả đều biết.
Nên đem y này đến đứng trước Thượng tọa, hai tay nâng
y, bạch như vầy:
"Ðại đức Tăng
xin lắng nghe. Y này đã được Tăng chấp thuận trương làm
y Yết-sĩ-na. Con là Bí-sô... nay Tăng sai con làm người
trương y Yết-sĩ-na. Con dùng y này trương làm y Yết-sĩ-na
cho Tăng".
Nói như vậy ba lần.
Kế đó, trương bày y
này ra rồi đứng trước Thượng tọa thưa như vầy:
"Xin Thượng tọa
nhớ cho. Y này Tăng già chấp thuận làm y Yết-sĩ-na. Con là
Bí-sô..., là người trương y. Nay con trương y này cho đại
chúng".
Thượng tọa đáp rằng:
"Lành thay việc trương
y! Lành thay việc trương Tỳ kheo! Trong này những lợi ích về
tài lợi, tôi sẽ nhận nó".
Nói ba lần.
Cho đến người cuối
cùng đều nói như vậy:
"Lành thay việc trương
y! Lành thay việc trương Tỳ kheo! Trong này những lợi ích về
tài lợi, tôi sẽ nhận nó".
Lại nữa, nên biết,
pháp của người trì y là: không mang y này đến nhà xí,
nhà bếp, không để trên đất trống, không bỏ y ở ngoài
cương giới. Giả sử tạm thời ra đi, không được đi cách
đêm. Bí-sô trì y nếu không làm như vậy sẽ mắc tội vượt
pháp.
Khi đến ngày rằm
tháng giêng, người trì y nên ở trong chúng bạch như vầy:
"Ðại chúng nên biết,
ngày mai sẽ xuất y Yết-sĩ-na, mỗi người đều thủ trì y
của mình. Có lợi vật gì, đại chúng nên chia ra".
Ô Ba Ly hỏi đức Thế
tôn có bao nhiêu hạng người không được trương y?
Phật bảo:
- Có năm hạng. Ðó
là: người không nhập hạ, người phá hạ, người hậu hạ
an cư, Sa-di và người không hiện diện lúc trương y.
Lại có năm hạng người
không thành trương y: người đang hành biên trú, người đã
hành biên trú xong, người đang hành sáu đêm, người đã
hành sáu đêm xong, người thọ học pháp.
- Bạch Ðại đức, có
bao nhiêu hạng người chỉ được hưởng tài lợi, mà
không được phước báo?
Phật dạy:
- Có năm hạng người
là: không hạ, phá hạ, hậu hạ, Sa-di và người không hiện
tiền.
Lại có năm hạng người:
người hành biên trú, người đã hành biên trú xong, người
hành sáu đêm, người đã hành sáu đêm xong, người thọ học
pháp. Ðây được gọi là: được tài lợi mà không được
phước báo.
- Bạch Thế tôn! Có mấy
hạng người không được tài lợi lẫn phước báo?
Phật dạy:
- Này Ô Ba Ly! Có năm hạng:
người bị cử không chịu nhận tội, người bị cử vì phạm
tội nặng, người bị cử không xả ác kiến, người an cư
chỗ khác, người sau khi phá Tăng vẫn sống phi pháp.
Khi ấy, có nhiều Tỳ
kheo đi du hành trong nhân gian, gặp bọn cướp và bị cướp
đoạt. Ði đến thành Thất La Phiệt, các Tỳ kheo thấy mới
hỏi:
- Xin chào các vị, các
vị đi lại có được an lạc không?
Các Tỳ kheo ấy đáp:
- Có gì mà an lạc? Y vật
đều bị cướp đoạt mang đi.
Các Tỳ kheo ở tại
trú xứ nói:
- Thưa các cụ thọ,
nay trú xứ này của tôi có nhiều y vật, tài lợi. Nếu xuất
y Yết-sĩ-na ra, các vị sẽ được phân chia.
Các Tỳ kheo đem việc ấy bạch với Phật, Phật
bảo:
- Tỳ kheo nếu bị giặc
cướp đoạt, nên xuất y Yết-sĩ-na cho họ. Phải xuất như
vầy: Tác tiền phương tiện như thường lệ rồi khiến một
Tỳ kheo tác bạch Yết-ma:
"Ðại đức Tăng
xin lắng nghe. Ở trú xứ này Tăng hòa hợp cùng trương y Yết-sĩ-na.
Nay có nhiều Tỳ kheo bị giặt cướp đoạt, đến đây
không có y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng
chấp thuận, nay Tăng xuất y Yết-sĩ-na cho Tỳ kheo bị giặc
cướp này. Ðây là lời tác bạch".
Yết-ma chuẩn theo lời
tác bạch mà làm cho đến phần kết luận.
Ðã tác pháp rồi, có
lợi vật gì đều được phân chia bình đẳng cho người thọ
y. Người được y, tự ý phân chia cho các Tỳ kheo bị giặc
cướp không có y.
Ô Ba Ly bạch đức Thế tôn:
- Thưa Ðại đức, y mỏng,
y bẩn, y vá nhiều chỗ, y bằng vải gai, y có tua viền quấn
quanh, y rách, y phạm xả, y người chết... các y này có được
phép dùng làm y Yết-sĩ-na không?
Phật dạy:
- Không được.
- Bạch Ðại đức, y bị
hư không dùng được, ba y thuộc người khác, y không đủ
ba hoặc năm trửu, y không cắt rọc, y không thanh tịnh, hoặc
không sai người trương y, hoặc ở ngoài cương giới, có
được phép trương y không?
Phật dạy:
- Không được.
- Y có được trong ba
tháng hạ có thành trương y không?
Phật dạy:
- Ðược.
- Nếu cuối ba tháng hạ,
y nhận được có làm y Yết-sĩ-na không?
Phật dạy:
- Ðược.
Nếu lại có nhiều y
như pháp và phi pháp chuẩn theo ý văn trên nên biết.
Tướng xuất y Yết-sĩ-na
vốn có tám loại:
Những gì là tám? - Nhiếp
tụng nói:
- Sơ quyết khứ, bất định,
Quyết định thất, khứ y,
Văn xuất, xuất giới nghi
Vọng đoạn, đồng tâm xuất.
Thế nào là quyết khứ
thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ thọ y Yết-sĩ-na, đã may y xong, lúc đó không
có tâm lưu luyến, liền mang y bát muốn đến phương khác,
ra khỏi giới không có ý định trở lại. Việc quyết ý ra
đi gọi là quyết khứ thất.
Thế nào là bất định
thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một trú xứ, thọ y Yết-sĩ-na, chưa may y, liền ra ngoài
giới cầu y, hoặc chưa may y, hoặc đã may một nửa, đối
với lợi vật này và trụ xứ, hoặc có lưu luyến, hoặc
không lưu luyến, hoặc có ước mong, hoặc không ước mong,
định trở lại may y, hoặc khởi niệm nghi ngờ, gọi là bất
định thất.
Thế nào là quyết định
thất?
- Như có Tỳ kheo cùng
ở một, thọ y Yết-sĩ-na, chưa may y, liền ra khỏi giới tìm
cầu y và nghĩ rằng: "Sẽ trở lại may y". Lại
nghĩ rằng: "Nay tôi ra đi sẽ không trở lại, cũng lại
không có thể tạo y. Ðó gọi là quyết định thất.
Thế nào là thất khứ
thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ, thọ y Yết-sĩ-na, chưa may y, ra ngoài giới may
y, bắt đầu may y liền mất y ấy. Gọi là thất khứ thất.
Thế nào là văn xuất
thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ, thọ y Yết-sĩ-na, chưa may y, ra ngoài giới
tìm cầu y, nghĩ rằng khi trở lại sẽ may y. Sau khi Tỳ kheo
ấy đi, đại chúng liền xuất y. Vị ấy nghe xuất y Yết-sĩ-na,
tâm sanh tùy hỷ: "Lành thay, việc xuất y". Ðó gọi
là văn xuất thất.
Thế nào gọi là xuất
giới nghi thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ thọ y Yết-sĩ-na, chưa may y, Bí-sô tự nghĩ:
"Ra khỏi giới sẽ may y", hoặc may xong, hoặc may không
xong, hoặc trở lại, hoặc không trở lại, với tâm niệm
như vậy, ra khỏi giới liền mất.
Thế nào là vọng đoạn
thất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ, thọ y Yết-sĩ-na và may y. May y chưa xong, ra
ngoài giới tìm y, định trở về may y. Ðã đến chỗ khác,
Tỳ kheo ấy tìm y không được, tâm mong cầu chấm dứt, gọi
là vọng đoạn thất.
Thế nào gọi là đồng
tâm xuất?
- Như có Bí-sô cùng
ở một chỗ, thọ y Yết-sĩ-na và may y, ra khỏi giới tìm cầu
y, sau đó trở lại trụ xứ cùng chúng tác pháp bạch nhị
để xuất y, gọi là đồng tâm xuất.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT
THẾ HỮU BỘ
TỲ NẠI DA
YẾT-SĨ-NA Y SỰ
- Hết -