Phật học cơ bản
Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo giác ngộ
Đức Đạt Lai Lạt Ma
18/10/2553 16:41 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

NGÀY THỨ HAI

MỞ ĐẦU


Tất cả ba điều hiện hữu duyên sinh là vô thường như những đám mây của mùa thu;

Sinh và chết hiển hiện di động như đang tiến hành một điệu múa;

Đời sống của chúng sinh trôi qua một cách nhanh chóng như tia chớp trên bầu trời;

Và cuộc sống chuyển dịch với tốc độ của một thác nước từ trên đỉnh núi.



Đoạn kệ này trích từ kinh Gyacher Rolpa diễn tả tất cả những hiện tượng, kể cả chúng sinh và những nhân tố môi sinh chung quanh, được kết hợp từ nhân duyên như thế nào.  Do thế chúng thay đổi từ thời khắc này sang thời khắc kia và có một tính tự nhiên có thể tàn lụi chuyển biến mãi mãi từ trước đến giờ.  Không có một hiện tượng nào sẽ duy trì bất biến.

Chúng ta thấy rằng đời sống của chúng ta như những chúng sinh là không bền vững một cách đặc biệt.  Chắc chắn rằng sau khi sinh ra chúng ta phải chết; tuy thế, tư tưởng này chẳng bao giờ sinh khởi trong tâm tư chúng ta rằng cái chết sẽ đến với chúng ta khi những điều kiện nội tại và ngoại tại đặc thù gặp gở với nhau, thường thì không cảnh báo trước.  Cái chết xãy ra một cách bất ngờ với chúng ta và chúng ta trôi qua một kiếp sống khác, rồi chỉ còn cái tên của chúng ta tồn tại trong thế giới này.  Thời điểm như thế sẽ đến.  Thậm chí trước khi lịch sử của thế giới này bắt đầu được ghi chép lại nhiều nghìn năm về trước qua đi, thế mà chúng ta không thể chỉ ra một người đơn lẻ nào không chết.  Chẳng kể là giàu có, khả năng, can trường, hay thông minh thế nào chúng ta có thể, không ai trong chúng ta có thể trành khỏi cái chết.

Tương tự như thế, tất cả những bộ phận của thân thể là tạm thời và là đối tượng liên tục thay đổi, bởi tính vô thường, không bền vững, và thoái hóa tự nhiên.   Lúc ban đầu trong đời sống, đôi mắt chúng ta sắc bén; sau này khi chúng trở nên mờ tối chúng ta phải đeo kính, rồi thì dần dần ngay cả kính cũng không thể hổ trợ bởi vì sự thoái hóa khả năng cảm giác của sự thấy.  Giống như thế, ở thời điểm trẻ tuổi, chúng ta có thể nghe rõ ràng những âm thinh với đôi tai của chúng ta, nhưng những âm thinh này dần dần yếu ớt cho đến khi chúng ta điếc và không thể nghe điều gì một cách chính xác.

Nếu ai đấy quyến rũ khi còn trẻ vì thế những người khác thích nhìn ngắm người ấy; sự lôi cuốn ấy có thể trở nên là nguồn gốc của tự hào trong thân thể.  Nhưng dần dần, với tuổi tác, sự trẻ trung và hấp dẫn của thân thể ấy trở nên ốm yếu và lưng còng.  Thế thì ngay chính thân thể ấy và ngay cả chủ nhân của nó cũng cảm thấy bị nó chống lại.  Thực sự, người ta có thể nói một cách ngạc nhiên rằng ai đấy quá già và khòm lưng mà vẫn còn sống, và ngay cả con cháu của người ấy có thể là không thể đến gần mà không bịt mũi chúng lại.  Người ấy ưu phiền hay bị tra tấn bởi sự khổ não của tuổi già cùng tật bệnh, và cảm thấy mệt nhọc tinh thần khi nghĩ về tự ngã.  Một số người già cảm thấy giống như chọn lựa cái chết tốt hơn là sự sống.  Nhưng chỉ bằng nói rằng, “tôi thích chết,” cái chết sẽ không đến.

Khi chúng ta trẻ và hấp dẫn cùng sự giàu sang, quyền lực, sở hữu,và sức mạnh, chúng ta là đối tượng cho sự tôn trọng của những người khác.  Bất cứ chúng ta nói điều gì nó được xem như hệ trọng giống như là lời nói của Phật.  Nhưng một khi chúng ta gối mõi lưng cong và không còn làm việc được nữa, không ai còn nghe những lời của chúng ta nữa.  Chúng ta trở thành đối tượng của những sự xúc phạm và làm bẻ mặt.

Cũng thế, trong thời gian tuổi trẻ chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ khuất phục kẻ thù của chúng ta, hổ trợ thân quyến của chúng ta và làm điều này điều kia nhầm để cải thiện sự bảo đảm tiêu chuẩn đời sống cũng như tiếng tăm của chúng ta.  Bận tâm với những tư tưởng như thế, chúng ta xử dụng đời sống của mình không đáp ứng tất cả những dự tính của chính mình một cách thật sự .  Và một cách không thể tránh được, mọi việc không xãy ra một cách chính xác như chúng ta muốn và chúng ta không thể hoàn toàn tất cả những gì chúng ta đã dự trù, điểu này sẽ là nguyên nhân làm chúng ta hối hận và làm cho bè bạn chúng ta thất vọng.  Trong cách này, chúng ta đi đến đoạn kết cuộc đời của chúng ta và không còn thời gian nào nữa để làm những kế hoạch mới hay cải thiện chính chúng ta.

Như một thí dụ, chúng ta có thể theo đuổi chương trình của một người trong thế giới hiện đại.  Người ấy đến trường trong buổi thiếu thời của mình và, muốn gặt hái kiến thức, người ấy tự hào với những bài kiểm thành công.  Tâm thức tranh đua này tạo nên một quyết định mạnh mẽ để cải thiện khả năng tinh thần và sự thông minh của người ấy.  Thân thể của người ấy là là đỉnh cao của tình trạng vật lý tại thời điểm này và khả năng của người ấy là sắc sảo.

Sau một thời gian nào đấy cậu bé này trở nên một người trưởng thành.  Người ấy tìm một nghề nghiệp, yêu đương và rồi thành gia thất theo phong tục tập quán thế gian.  Đời sống của một người thành niên bắt đầu, người ấy trở nên nặng gánh với những trách nhiệm và thế là thời gian tự do, vui vẻ, thoải mái của tuổi trẻ của người ấy biến mất.  Ngay cả nếu người ấy hài lòng với đời sống của mình, người ấy lại lo lắng về người phối ngẫu, và con cái cùng thân quyến của mình.  Rồi người ấy rơi vào sự ganh tị với bè bạn của mình những người thành công hơn người ấy; người ấy tranh đua với những người bằng mình và kiêu ngạo với những người thấp hơn mình.  Vì thế, người ấy trãi qua đủ thứ nổi khổ về thân thể và tinh thần căn cứ trên công việc, lương bổng và tiếng tăm của mình.

Lúc khởi đầu, khi người ấy có một ít thực phẩm và áo quần, người ấy chỉ muốn một nghề nghiệp.  Nhưng khi người ấy có công ăn việc làm rồi, người ấy mong muốn một nghề nghiệp tốt hơn.  Người ấy trở nên không vui khi chỉ nhận một đồng lương thấp kém và không hài lòng với vị trí của mình.  Khi vị thế bằng cách nào đã cao hơn, người ấy bắt đầu mong đợi người đồng hành thấp kém hơn mình, và dần dần người ấy trở nên khoa trương lòng tự hào của mình, nghĩ rằng mình trội hơn những người khác.  Trong hình thức này, tháng năm trôi qua cho đến khi kiếp sống của người ấy đến chỗ kết thúc.

Nghĩ lại về đời sống trong những tu viện ở Tây Tạng, có những tu sinh ngay cả trong tuổi thiếu niên nhưng có khuynh hướng học hỏi kinh điển với một tâm tư trực diện đến với sự thông hiểu tường tận những kinh luận và đạt đến giải thoát, đấy là điều thật sự diệu kỳ.  Nhưng có những người khác học hỏi chỉ đơn thuần thu thập những kiến thức quảng bác hơn những pháp lữ của mình, do thế, họ có thể tạo nên những sự khó khăn cho thiện hữu của họ trong thời gian tranh luận.

Trong những lạt ma và geshe (tiến sĩ Phật học) kỳ cựu hơn, có những người hoàn toàn để tâm tư của họ với Giáo Pháp và từ bỏ những hành vi thế gian như chúng chỉ là những làn sóng trên đại dương.  Nhưng một số tiến sĩ Phật học của Hoàng Mạo phái (Gelugpa) có thể bị rơi vào cái bẩy của việc trở nên vướng măc với cái danh tự khô khan “Geshe”, có thể thầm nghĩ, “Nguyện cho tôi trở thành một Geshe Lharampa,” (theo thứ tự từ thấp lên cao của bằng geshe: Dorampa, Lingtse, Tsorampa và Lharampa, Lharampa là cao nhất), và những tư tưởng khác giống như vậy.  Những ai tìm cầu một vị trí tốt, chẳng hạn như trụ trì một ‘học đường tu viện’ đối với một geshe kỳ cựu hay trụ trì một tu viện địa phương đối với một geshe mới tốt nghiệp, là điều cực kỳ khó khăn để họ hướng tâm tư vào Giáo Pháp.  Bởi vì họ đã dành thời gian đời sống của họ trong một đường hướng lừa dối, hành động trong tác động của tám pháp thế gian (bát phong).  Họ bắt đầu với một số nguyên tắc và hình thành một kết hợp giao du (hay hiệp hội).  Dần dần họ thu được danh xưng của một vị trụ trì và nhiều người đến nhờ họ tiên đoán.  Người ta cũng cúng dường, cho đến khi của cải vật chất của họ sung túc dần lên đến điểm hai tay họ không đủ để ôm giữ tất cả và họ bổ nhiệm một thủ khố.  Với một thủ khố, thế là có bốn tay để cất chứa tài sản, và khi bốn tay không giữ hết, họ bổ nhiệm thêm một tri khố, thế là bây giờ có sáu tay.  Họ cũng có thể bổ nhiệm thêm một người khác nữa để có tám tay, và vì thể nó cứ tăng dần lên theo cách này.

Nếu chúng ta không thể thuần hóa nội tâm của mình, rồi thì sẽ vướng vào những lỗi lầm trong việc thực hành Giáo Pháp, là việc lừa đão và làm thất vọng người khác, điều ấy là không thích đáng.  Ngay cả nếu ai đấy cảm thấy rằng mình đang thực hành Giáo Pháp và với một tâm thức buông xã không giao động, nếu người ấy suy nghĩ một cách cẩn thận thì chỉ là đang góp phần  cho tám pháp thế gian (bát phong), và sẽ rất khó khăn để hiệp nhất việc luyện tập của mình với sự thực hành Giáo Pháp thật sự.

Nếu đời sống người ấy trôi qua trong cách này và rồi trở nên già nua và lưng còng, hoàn cảnh của người ấy giống như được diễn tả bởi Je Gunghang Rinpoche: “Hai mươi năm bị tiêu phí mà không nhớ để thực hành Thánh Pháp, hai mươi năm được dùng để nói rằng, “tôi sẽ tu tập,” và hơn mười năm nói rằng, ‘điều ấy đã không xãy ra, nó đã không xãy ra.’ Đây là câu chuyện của một người đã dùng cuộc đời của mình trong một lối rỗng tuếch như thế nào.”

Chúng tôi có kinh nghiệm điều này một cách chính xác như được diễn tả ở đây.  Trước khi đến 20 tuổi, chúng tôi nhạy bén học hỏi kinh luận và có một niềm tin mõng manh trong khái niệm về tính không và tâm giác ngộ (bodhicitta).  Khi tâm thức trưởng thành hơn, chúng tôi bị thúc đẩy để suy tư về những vấn đề khác do bởi phải làm việc với vấn đề đối mặt với Trung Cộng.  Học hỏi kinh luận trong thời điểm khó khăn ấy, thời gian trôi qua và chúng tôi đến 25 tuổi.  Rồi thi khi người Tây Tạng chúng tôi mất nước và phải rải rác khắp nơi trên thế giới.  Sau đấy, chúng tôi học hỏi kinh luận một ít, suy tư, và thực hành ở một vài cấp độ và như thế ấy tôi bước vào tuổi 35 hay 36.

Rồi thì chúng tôi bắt đầu đặt nhiều năng lượng hơn đối với việc thực hành, suy nghĩ rằng nếu tâm thức một người không hòa hiệp với sự thực hành Giáo Pháp thực sự, người ấy có thể miệng tụng niệm hàng giờ mà rồi kết thúc không phải là biểu hiện Giáo Pháp thực tế.  Hiện tại chúng tôi đang nghĩ rằng nếu không thể thuần hóa tâm thức mình, Giáo Pháp không thể hiển hiện.  Ngay cả với thái độ nhấn mạnh trên tâm tư và thực hiện năng nổ nhất để đặt mình trong một sự thực hành Giáo Pháp chân thật, dường như nó vẫn giống thời gian đang tiếp cận khi chúng tôi dành 10 năm để nói rằng, “Nó đã không xãy ra, nó đã không xãy ra.”

Do thế, cho dù nhìn bề ngoài chúng ta có lịch sự, tử tế, hợp với khuôn phép hay không, nếu chúng ta không thể nghiệm tâm thức của mình một cách hoàn toàn thích hợp mọi thứ sẽ trở nên rất khó khăn.  Chúng ta nên xét đoán chính mình theo hai tiêu chuẩn chính của việc có nguyên nhân cho sự tự không thích mình hay sự ân hận hay không.  Nếu chúng ta để ngày tháng của mình trôi qua một cách cẩu thả và lãng phí, chần chừ việc thực hành, đây là một sự mất mát lớn lao.  Cuộc sống không chờ đợi: cho dù chúng ta xử dụng đời sống của mình đầy đủ ý nghĩa hay không, thời khắc vẫn bị tiêu mòn từng giây phút.  Thế cho nên chúng ta phải thực hành Giáo Pháp, vì nếu chúng ta để thời gian trôi qua, nói rằng , “tôi sẽ làm điều này và điều này…” rồi thì, như được nói ở đây:

Trước khi ngày mai đến để thực hành Giáo Pháp,

Có một hiểm họa của cái chết đang đến hôm nay,

Vì thế đừng tự lừa dối tâm thức chính mình,

Nếu muốn thực hành Giáo Pháp, hãy tiến hành ngay hôm nay.

Thí dụ, chúng tôi đang lừa dối chính mình nếu nói rằng chúng tôi sẽ tận tâm cho việc thực hành Giáo Pháp khi tôi đến 50 hay 60 tuổi.  Hiện tại chúng tôi đang ở độ 30 và chúng tôi không thể đặt nổ lực duy nhất vào trong Giáo Pháp.  Chúng tôi cũng có những thứ khác để suy nghĩ đến, đặc biệt trách nhiệm lớn lao khi mang lấy danh hiệu Đấng Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma (His Holiness the Dalai Lama).  Nhưng nếu chúng tôi tiếp tục đổ thừa như thế chúng tôi đang tự lừa dối mình.  Ngay cả cho một ngày hay một giờ, nếu chúng tôi không thể đặt mình vào trong sự thực hành mà không chần chừ thế thì đấy là lỗi lầm của chính chúng tôi.

Dĩ nhiên,  chúng ta không thể thực hành 84 nghìn pháp môn ngay một lúc.  Thầy  trò của Long Thọ và Thánh Thiên Mã Minh, anh em của Vô Trước và Thiên Thân, Đề Bà, 80 vị Đại Thành Tựu (Mahasiddha), v.v… không thể thực hành Giáo Pháp một cách hoàn toàn từ ngày đầu tiên.  Khởi đầu các ngài phải gieo trồng hạt giống trong tâm thức của các ngài rồi mới đến thực hành Giáo Pháp.  Các ngài dần dần gia tăng sự thực hành và khi thực hành như thế khả năng cho sự thực hành cũng tăng trưởng lên, do thế, cuối cùng các ngài trở thành những học giả và hành giả không biết mõi mệt.

Các ngài không phải sinh ra là liền tự do với những phiền não cấu uế, cũng không phải được ban cho tất cả những phẩm chất không biết mệt nhọc là gì.  Các ngài giống như chúng ta, như được nói trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara), do vậy, chúng ta nên phát triển động lực để thực hành và không cảm thấy yếu đuối.  Ngay cả những con ruồi và ong mật cũng sở hữu Phật tính, thế cho nên nếu chúng có thể phát sinh năng lực nhiệt tình kiên nhẫn chúng cũng sẽ có thể đạt đến giác ngộ.

Do vậy, vì chúng tôi sinh ra là một con người và nếu chúng tôi có thể phát sinh năng lực nhiệt tình kiên nhẫn thì điều gì ở đó ngăn trở chúng tôi đạt đến tình trạng giác ngộ tối thượng?  Chúng ta sẽ đạt đến sự tin tưởng vững chắc nếu chúng ta thông hiểu Phật tính một cách chính xác, như được giải thích trong ‘Ba la mật’.  Có cơ hội đạt đến tình trạng tối thượng của giác ngộ khi chúng ta có những nhân duyên đúng đắn.  Điều ấy tùy thuộc trên mỗi cá nhân của chúng ta có lựa chọn để xử dụng những nhân duyên ấy một cách thông tuệ hay không; nếu chúng ta làm đúng như thế, chúng ta sẽ đạt đến tình trạng giác ngộ tối thượng một cách chắc chắn.  Đây là cách để phát sinh sự tin tưởng vững vàng.

Nếu chúng ta có thể đem đến sự thay đổi trong tâm thức chúng ta, chúng ta có thể chuyển đổi một khối lượng nào đấy của những hành vi mà chúng ta đã từng sai phạm phải từ ba nghiệp thân, khẩu, ý thành những hành động đạo đức.  Bất cứ điều gì thông thường được xem như là không đạo đức hay bất thiện trong quần chúng phổ thông có thể chuyển đổi thành những hành vi đạo hạnh, và trở thành nguyên nhân tích lũy công đức rộng rãi, bằng năng lực của sức mạnh nội tâm.  Những hành vi trung tính biểu lộ bởi những người bình thường cũng có thể được chuyển biến thành những hành vi đạo đức nếu được tiến hành bởi một người có năng lực trung bình.  Do thế, dần dần thay đổi và cải thiện tâm thức của chúng ta và sự thực hành Giáo Pháp sẽ trỉu quả cùng là nguyên nhân của sự tích tập công đức.

Nói một cách rộng rãi, Phật Pháp có hai cổ xe, được biết là cỗ xe Tiểu Thừa và Đại Thừa.  Cả hai Kinh Thừa Hiển Giáo và Mật Thừa Tantra thuộc vào những đặc trưng của Đại Thừa và Giáo Pháp rộ nở ở Tây Tạng là một sự phối hợp của kinh điển hiển giáo và mật điển tantra.  Để thực hành loại Giáo Pháp này chúng ta phải thông hiểu nó.  Để thông hiểu nó chúng ta phải lắng nghe.  Do thế, hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục với sự truyền khẩu Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành của Bồ Tát, và quý vị nên lắng nghe giáo lý này của Bồ Tát Thogmed Zangpo với thái độ của một người hướng dẫn tất cả chúng sinh đến trình độ giác ngộ tối thượng mà đấy là tự do với khổ đau và nguyên nhân của chúng, hãy nghĩ:  “Không có cách nào khác để hổ trợ người khác bằng việc đạt đến trình độ giác ngộ tối thượng.  Nguyện cho con đạt đến trình độ giác ngộ tối thượng qua việc thực hành con đường của những vị Bồ Tát, hoàn toàn tận diệt tất cả những ám chướng và thích ứng với tất cả những phẩm chất thánh thiện.

Bây giờ chúng tôi tiếp tục với sự giảng giải về việc làm thế nào nương tựa với đạo sư.  Những vị thầy một cách tổng quát nên có những phẩm chất này: các vị phải có phẩm hạnh và kiến thức, bản chất từ bi với một năng khiếu to lớn cho việc dạy dỗ học trò, và sở hữu một tâm tư thông cảm.  Một vị thầy tâm linh ngưởi hướng dẫn chúng ta đến một mục tiêu căn bản phải có những phẩm chất siêu việt với những điều này, như khả năng ban cho người khác sự hướng dẫn đúng đắn và là một tầm gương sáng cho học trò.

Như được nói trong kinh Alankara: “Vị thầy tâm linh nên có một tâm thuần hóa, tĩnh lặng, và bình an, một kiến thức đặc biệt và nhiệt tình; vị ấy nên phong phú trong việc truyền khẩu với một sự thông hiểu hoàn toàn như thật; vị ấy nên có một năng khiếu giảng giải Giáo Pháp, tính từ bi tự nhiên và từ bỏ danh lợi.  Hãy tìm cầu (một vị thầy phẩm hạnh như thế).”

Chúng ta thỉnh cầu một vị thầy tâm linh đạo hạnh thế này, phú cho mười phẩm chất, và chúng ta nên nương tựa một vị thầy như thế qua chín thái độ tinh thần (3).  Trên tất cả, chúng ta nên tạo một sự bảo đảm với vị đạo sư của mình, hình thành nên sự thân cận giữa tâm tư chúng ta và vị ấy.  Chúng ta nên lắng nghe một cách tập trung đến những gì vị ấy nói, và nếu đấy là một vị đạo sư phẩm-hạnh xứng đáng vị ấy sẽ đưa chúng ta đến sự an lạc tạm thời và con đường sẽ lợi lạc cho chúng ta trong tương lai.  Vị ấy sẽ không đưa chúng ta trong một hướng đối nghịch, làm nguyên nhân cho chúng ta sụp đổ hiện tại và tương lai.  Giống như thế, chúng ta sẽ tiếp nhận lợi lạc tùy theo sự liên hệ gần gũi  tâm thức chúng ta với vị đạo sư của mình như thế nào.

Như được nói rằng điều cực kỳ quan trọng cho đạo sư và đệ tử phân tích lẫn nhau.  Vị thầy nến trắc nghiệm đấy là một giáo lý thích đáng đến người đệ tử hay không, đặc biệt là những pháp quán đảnh, và có thích hợp để nói về mật điển tantra hay không.  Như là đệ tử, chúng ta không nên phán đoán vị đạo sư theo dư luận xã hội, chẳng hạn vị ấy có một vị trí cao hay một tên tuổi nổi bật hay không, là một vị hóa thân hay một vị trụ trì.  Đúng hơn, chúng ta nên trắc nghiệm là vị ấy có phù hợp để là vị đạo sư của chúng ta không và niểm tin của chúng ta có phát sinh trong vị ấy hay không.

Cho dù vị thầy có một danh hiệu là lạt ma, geshe, khenpo hay một vị hóa thân tulku hay một chuỗi dài của những hóa thân trước đây – hay ngay cả một vị với nhãn hiệu Đạt Lai  Lạt Ma – chúng ta không nên đặt niềm tin của mình trên vị ấy chỉ vì lý do này.  Đấy là nói về nội dung Giáo Pháp, không phải là dư luận xã hội trên vị thế cá nhân.

 Giáo Pháp có nghĩa là tìm cầu niết bàn, hoàn toàn tự tại, vì thế, phương tiện để tiếp cận đến tình trạng tự do này phải được lựa chọn một cách tự do.  Không đúng đắn cho ai đấy đi theo con đường ấy dưới một sự cưỡng bức.  Trong con đường Tiệm tiến Lamrim Tổ Sư Tông Khách Ba nói rằng, “Hãy có một tâm tư như một người con tốt,” có nghĩa là những người đệ tử nên đặt tâm thức của họ nương tựa trên vị đạo sư.  Một người con tốt không khăng khăng rằng ý kiến của người ấy là đúng; người ấy sẽ làm bất cứ điều gì người cha yêu cầu người  con làm.  Giống như thế, đệ tử nên hành động một cách vâng lời như được hướng dẫn bởi vị đạo sư của mình.

Giáo Pháp được làm cho có giá trị bởi lý trí, do thế, bất cứ điều gì chúng ta nói nên căn cứ trên lý trí mà không phải là trên sự tin tưởng mù quáng và mệnh lệnh.  Vì Giáo Pháp được gieo rắc bởi sự vụng về này, có nghĩa bị thúc đẩy nhưng bị chỉ dẫn sai, giống như một mũi tên bắn trong đêm tối, và sẽ không thể tồn tại trong thế giới hiện đại.  Phật Pháp căn cứ trên lý trí, và có một nền tảng vững vàng, điều ấy là tại sao tia sán rực rở này đã lan rộng khắp thế giới và đã không bị làm lu mờ.

Do thế, tóm lại, trước khi đặt niềm tin của chính mình đến vị đạo sư chúng ta nên phân tích một cách cẩn thận; sau khi tìm được vị đạo sư rồi sự tin tưởng của chúng ta vào vị ấy nên vững vàng.  Đây là chúng ta nên tìm cầu một vị thầy tâm linh như thế nào.



Bây giờ chúng ta tiếp tục chủ đề nói về quy y.





ĐIỀU THỨ BẢY

Làm thế nào chư vị thiên thần, chính họ bị giam hảm trong lao tù của luân hồi,

Có thể bảo vệ cho bất cứ ai?  Nhưng đấy là sự thực hành của

Những vị Bồ Tát nương tựa Ba Ngôi Tôn Quý, là điều

Sẽ chẳng bao giờ lừa dối người quy y Tam Bảo.

Dịch kệ:



7. Quy y

Chư thiên cõi này chưa hết lo,

Vẫn phải luân hồi, một ngày kia.

Vướng bận như ta, sao che chở?

Trong tù còn giải thoát ai khỏi?

Nhưng Phật, Pháp, và bậc sống nương,

Tự tại cứu độ - chẳng phụ lòng.

Hãy đến quy y cùng Tam Bảo -

Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Câu hỏi được đưa ra là, chủ đề quy y nào là cần thiết?  Chúng ta bị giam hảm trong lao tù của sinh tử luân hồi và bị sự chế ngự của vọng tưởng nghiệp báo.  Nếu chúng ta nhìn vào những vị vua chúa trần gian, a tu la, thổ địa, hay những thần linh, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều câu chuyện về những khổ đau mà họ đã giáng xuống cho con người.  Nếu họ hành động một cách tích cực họ có thể làm lợi lạc cho chúng ta một ít, nhưng không đáng chú ý.  Nếu họ là những loại chúng sinh mà con người cảm thấy cần phải tế lễ bằng sự giết súc vật nhầm để tránh gánh chịu sự phẩn nộ của vị ấy, thế thì họ không phải là đối tượng xứng đáng để nương tựa.

Thiên thần và ma quỷ tương tự như chúng ta trong điều là họ cũng bị khống chế bởi nghiệp báo và những sự nhiễm ô khác.  Họ thiếu thô tướng của một thân thể nhưng giống với chúng ta trong sự quan tâm của người khác.  Họ là những kẻ tôi tớ của phiền não giống như chúng ta, được gọi là vướng mắc, thù hận, và vô minh si ám.  Do thế, thật vô nghĩa nếu chúng ta nương tựa vào thiên thần, a tu la và những chúng sinh khác, những kẻ phải chịu những phiền não giống như chúng ta.

Chúng  ta quy y tìm kiếm cho một sự đầy đủ những điều mong đợi của chúng ta.  Những đối tượng nào của quy y sẽ không bao giờ làm chúng ta thất vọng?  Có ba điều: tôn quý và tối thượng Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo. Để quy y từ chiều sâu của trái tim chúng ta đến Tam Bảo, hiểu rõ giá trị  Tam Bảo như cội nguồn của quy y qua lý trí, được biết như là sự thực hành của những vị Bồ Tát.

Điều được gọi là quy y là điều làm sự phân biệt giữa những người Phật tử và không Phật tử.  Chúng ta trở thảnh Phật tử khi chúng ta tin tưởng từ trong chiều sâu của tâm hồn rằng Tam Bảo là nguồn gốc chân thật để nương tựa; trái lại những người thiếu một sự tin tưởng trong Tam Bảo và không chấp nhận Tam Bảo là cội nguồn thật sự của quy y thì không thật sự là những Phật tử, ngay cả nếu họ biết nhiều điều về Phật Pháp.

Tính tự nhiên của Tam Bảo - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - là gì?  Phật là những ai hoàn toàn tự do với tất cả những sai lầm, đã diệt trừ chúng.  Những sai lầm bị trừ khử không phải bên ngoài nhưng là bên trong, và nói một cách rộng rãi, chúng ta có thể nói rằng chứa đựng trong môi trường và chúng sinh khởi lên từ năng lực của nghiệp báo.  Nghiệp báo này đến từ tâm thức không thuần hóa và phiền não.  Những phiền não này cấu thành bất cứ loại tư tưởng nào, mà khi nó khởi lên quấy động tâm thức chúng ta và quấy rầy sự an bình nội tại.  Do thế, sở hữu phiền não là khổ đau.  Những phiền não mang lấy tên gọi như kết quả của những kiểu thức hành động của chúng.

Phiền não cấu thành cả vướng mắc (ái luyến) và ác cảm (ghét bỏ), và cội rể của tất cả chúng là vô minh si ám đồng mình với tâm thức đóng kín.  Qua năng lực của những nghiệp báo phiền não tích tập, và qua năng lực của nghiệp quả chín muồi,  khổ đau hiện hữu.  Những phiền não chính cần được phá hủy là vướng mắc, thù hận, và vô minh, cũng như những tư tưởng tiêu cực bất thiện, kể cả những chướng ngại ngăn trở chúng ta nhận diện những hiện tượng vi tế của tự nhiên.  Tâm thức chúng ta trở nên toàn thiện toàn giác toàn trí do vượt thắng tất cả những trở lực này.  Một con người được phú bẩm những phẩm chất như thế của tâm thức được biết như một Đức Phật Thế Tôn.

Ngay cả Đức Phật cũng không thường còn, và cũng không tồn tại một cách cố hữu.  Phật tử cũng không tin rằng Đức Phật giác ngộ từ ban sơ, và rằng chúng ta, những chúng sinh phải duy trì mãi mãi trong tình trạng hiện tại.  Đức Phật người đã biểu hiện những hành vi giác ngộ tại Đạo Tràng mang tên Giác Ngộ này là một người bình thường như chúng ta lúc ban đầu.  Ngài trở thành Phật do từ bỏ những sai lầm và phát sinh những phẩm chất thánh thiện, từng bước một.  Do thế, chúng ta cũng không phải ở mãi trong thân phận chúng sinh mang kiếp luân hồi nếu chúng ta  noi theo gương của Ngài.

Có một sự tin tưởng thông thường trong thế gian và trong quan niệm Tiểu Thừa răng Đức Phật là một vị Bồ Tát trong buổi ban đầu của cuộc đời Ngài và đạt đến giác ngộ trong khi thiền tọa dưới gốc cây Tất Bát La ở Đạo Tràng Giác Ngộ.  Quan điểm của Đại Thừa là tất cả những Đức Phật không bao giờ lay động từ Pháp thân và những sự thị hiện khác nhau của hóa thân là xuất hiện một cách liên tục, một cách dần dần hay đột nhiên, trong các cõi tịnh độ và uế độ.  Trong những hóa thân này Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là thứ tư, đã thị hiện trong thế giới chúng ta.

Ngài đã sinh ra như một vị hoàng tử trong một hoàng gia, đã được chuẩn bị để cai trị vương quốc nhưng rồi thì đã quấn y và trở thành một sa môn.  Trong sáu năm ngài đã thực hành khổ hạnh.  Sau đấy ngài vượt thắng Ma vương và đạt đến giác ngộ.  Đấy là ngài đã giác ngộ lần đầu tiên và đã tiêu trừ một cách hoàn toàn tất cả những nhiễm ô của vọng tưởng nhị nguyên, đơn thuần là một sự thị hiện.

Đức  Phật có ba thân tự nhiên:  Pháp thân là tâm quan sát hai chân lý đông thời và cũng phú cho với hai sự thanh tịnh (4). Thân thể được phú cho với Pháp thân là thân vi tế và chỉ xuất hiện với những thành viên là thánh giả (Arya).  Báo thân, được phú cho năm sự vững vàng (5), duy trì cho đến khi vòng sinh tử luân hồi trống rỗng.  Những hóa thân như  Phật Thích Ca và Phật Ca Diếp thị hiện từ báo thân.

Giáo Pháp thật sự có hai khía cạnh: phẩm chất viễn ly, điều siêu việt và tôn quý  trong Giáo Pháp bao gồm mọi thứ từ sự nhỗ gốc bất cứ khía cạnh sai lầm nào của tâm thức đến chân lý của sự chấm dứt (diệt đế) là điều trừ tiệt  hoàn toàn tất cả hai chướng (6)  trong tâm một vị Phật.  Rồi thì có phẩm chất của sự thực chứng, có nghĩa là sự thông hiểu tính không một cách trực tiếp, sự thật của con đường (giác ngộ).  Những ai có thể phát sinh những phầm chất thực chứng và viễn ly trở nên tự tại với mỗi nguồn gốc đơn lẻ của sợ hãi, và vì thế Giáo Pháp có thể được xem như một đấng hộ vệ chân thật.

Tăng Bảo bao gồm những người được phú cho kiến thức về viễn ly và thực chứng.  Do thế, Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo tối tôn là chủ đề cho sự nương tựa quy y của Phật tử.  Như minh chứng là những bậc hộ vệ, Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo hiện tại là riêng biệt với chúng ta và  là những đối tượng cho lòng tín cẩn của chúng ta.  Giống như một tội phạm tin tưởng vào luật sư của mình, tâm tư chúng ta nên tìm cầu sự bảo vệ nơi ba ngôi tôn quý này bằng việc tiếp nhận sự quy y.

Điều gì được liên hệ đến trong tiến trình tìm cầu sự bảo vệ từ Tam Bảo?  Đấy là việc xua tan những sai lầm và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta làm cho chúng ta có thể tự do với những khổ đau và được phú cho an lạc hạnh phúc.  Để đạt đến điều này, chúng ta phải chấm dứt việc tích tập bất thiện nghiệp và chỉ tạo tác những thiện nghiệp mà thôi.  Nhầm mục tiêu cho việc này, chúng ta phải tiêu diệt tâm thức vọng tưởng không thuần hóa là điều làm cản trở chúng ta với sự tích tập thiện nghiệp và việc chấm dứt sự phát triển bất thiện nghiệp.

Căn bản cho việc xua tan tất cả những lỗi lầm và phát sinh những phẩm chất tốt đẹp là tâm thức.  Tâm thức có nhiều khía cạnh bao gồm năm thức của mắt, tai, mũi, lưỡi,và thân để nắm bắt những đối tượng của chính chúng là sắc, thinh, hương, vị và xúc.  Trọng điểm mà sự nắm bắt những đối tượng gặp nhau là tâm thức chính, được biết như là ý thức hay giác quan tinh thần.  Giác quan tinh thần ấy có những khía cạnh khác nhau, một trong những khía cạnh ấy là chức năng trong khi chúng ta thức.  Có một loại vi tế hơn đây là chức năng trãi qua khi ngủ và khi chúng ta uể oải.

Tại thời điểm lâm chung, giác quan tinh thần hay ý thức thô dần dần tan biến và chúng ta trãi qua một tâm thức vi tế hơn, điều ấy do chính tính tự nhiên của nó chẳng bao giờ tiếp xúc với bất cứ phiền não nào.  Những phiền não chỉ tồn tại trong ý thức thô mà thôi, và không hiện hữu trong tâm thức thật vi tế này.  Do vậy, tính bản nhiên của tâm là tự do với những phiền não.  Đấy là khi tâm thức thô hay ý thức thô sinh khởi thì vướng mắc, thù hận, và v.v… hiển hiện từ lúc này qua lúc khác.  Nhưng những điều này không ảnh hưởng đến tính bản nhiên của tâm.

Thí dụ, ngay cả một người rất ít giận hờn thì tâm thức của người ấy sẽ không luôn luôn đầy ấp bởi giận dữ.  Nếu tính bản nhiên của tâm không tự do với giận dữ, người ấy sẽ trãi qua sự giận dữ một cách liên tục cho đến khi nào mà tâm thức người ấy vẫn hiện hữu.  Cũng thế, nếu phiền não không thể tách rời tâm thức, thế thì tâm thức không thể uốn nắn hay rèn luyện được.  Chúng ta tìm cầu từ bỏ hay ngưng dứt phiền não của tâm thức chứ không phải từ bỏ chính tâm thức.

Bản chất vướng mắc với một đối tượng và hiện trạng đẩy lùi một đối tượng khác là hai trạng thái khác nhau hoàn toàn của tâm thức và không thể tồn tại cùng một lúc.  Những phiền não chẳng hạn như vướng mắc và ác cảm sinh khởi qua vô minh si ám là điều thấy những hiện tượng như tồn tại một cách thật sự.  Cũng có những khía cạnh tích cực của tâm thức, mà chúng vận hành như sự đối trị đến những biểu hiện này của vô minh trong tâm thức.

Chẳng kể tâm thức phiền não mạnh mẽ hay kiên cố như thế nào, nếu chúng ta truy tìm nó và phân tích nó một cách thiện nghệ chúng ta thấy rằng bất cứ nó biểu hiện cho chúng ta được thấy trên một sự giả dối và giống như bong bóng nước chợt bùng lên.  Chúng ta tin rằng những hiện tượng hiện hữu một cách chân thật, nhưng nếu chúng thật sự như thế, chúng ta có thể minh chứng sự hiện hữu đúng đắn của chúng khi chúng ta khảo sát chúng.  Thay vì thế, sự khảo sát của chúng ta phơi bày rằng chúng không hiện hữu một cách thật sự trong thực trạng của chính chúng.  Một khi chúng ta khám phá ra điều này, thì không thể tin tưởng những hiện tượng hiện hữu chân thật sinh khởi.

Theo lý do này, những tâm thức sai lầm tạm thời không có cơ sở vững vàng bởi vì nó được tìm thấy trong vô minh si ám, trái lại những phương diện tốt đẹp của tâm thức có một sự hổ trợ trân trọng.  Tâm thức sai lầm vọng tưởng tồn tại trong một trạng thái suy thoái và nếu chúng ta làm chính chúng ta thân quen với những phương diện tích cực của tâm thức là những điều có sự hổ trợ đáng giá, chắc chắn tâm thức vọng tưởng đó sẽ trở nên càng ngày càng yếu kém hơn.  Giống như nóng tăng thì lạnh giảm, ngược  lại lạnh tăng thì nóng giảm; hay tựa như ánh sáng xua tan bóng tối ngày càng lan rộng cùng khắp khi năng lực của nó ngày càng được tăng trưởng.

Do thế, khi những phẩm chất tích cực của tâm thức được phát triển, những khía cạnh sai lầm sẽ mất đi năng lực và cuối cùng biến mất.  Nhưng nếu trong thời gian thực tập những khả năng của tâm thức tích cực bị suy giảm những khía cạnh tiêu cực sẽ gia tăng một lần nữa, một số người rèn luyện trong tâm giác ngộ (bodhicitta) liên tục vài tháng và thấy một số điều cải thiện nhưng khi hờ hửng sự tư duy trên tâm giác ngộ (bodhicitta) một lúc, người ấy sẽ ngừng thấy bất cứ sự cải thiện nào.  Điều này là bởi vì người ấy không có sự hổ trợ vững vàng và trân trọng của tuệ trí là điều thực chứng tính không.

Sự hổ trợ càng trở nên vững vàng hơn nếu chúng ta thực hành trong sự phối hợp với phương pháp và tuệ trí.   Do bởi những phẩm chất này tùy thuộc trên tâm thức, chúng tăng trưởng một cách vô hạn khi chúng ta thực hành và rèn luyện trong chủ đề này một cách liên tục; trong cách này chúng ta chắc chắn tăng trưởng những phẩm chất tốt đẹp và giảm thiểu những sai lầm của chúng ta.  Sự thành tựu này về những phẩm chất tốt đẹp và giảm thiểu trong những phẩm chất hư vọng của tâm thức được biết như là Phật quả.  Cuối cùng chúng ta phải phát sinh sự chân thật của con đường (giác ngộ) trong sự tiệm tiến liên tục tinh thần của chúng ta.  Đây là Giáo Pháp siêu việt.  Như một kết quả, chúng ta đạt đến những phẩm chất ngừng dứt từng phiền não riêng lẻ của tâm thức.  Rồi thì chúng ta sẽ được tự do với khổ đau và sẽ thụ hưởng niềm hoan hỉ không thể phá hủy được.

Chúng ta nên thực tập dần dần trong cách này.  Nếu không, đơn giản nhận thức rằng như hiện tại chúng ta là thực thể tách biệt với Tam Bảo không thể làm nguôi những khổ đau của chúng ta.  Trong thực trạng hiện tại thật khó khăn đạt đến phẩm chất của Giáo Pháp tối thượng (7).   Tuy nhiên, chúng ta nên cố gắng đạt đến trạng thái này của phẩm chất Giáo Pháp siêu việt bằng việc quyết làm dần dần những sự thực hành chuẩn bị mở đầu trước khi tiến vào con đường (tu tập).

Cánh cửa chính trên con đường loại bỏ những lỗi lầm và thu thập những phẩm chất tốt đẹp là sự thực tập từ bỏ mười bất thiện nghiệp.  Trong những điều này, ba hành vi bất thiện nghiệp hay ba việc không lành mạnh của thân thể là giết hại, trộm cắp, và hành dâm bất chính. 

Không giết hại

Sự giết hại bất cứ sinh vật nào từ loài người đến những côn trùng, nên được tránh.  Nếu chúng ta giết hại, hành động này tổn hại đến thân thể và đời sống của kẻ khác và vì thế là nguyên nhân để phải trãi qua sự hành hạ của khổ đau.  Đấy là tại sao nói rằng giết hại liên hệ chúng ta trong hành vi bất thiện cực kỳ dữ dội.  Một hành động như vậy hoặc là do động cơ giận dữ, như trong việc giết hại kẻ thù, hay bởi sự vướng mắc trong việc giết hại thú vật để ăn thịt của chúng.

Một số luận điển Đại Thừa Phật Giáo nói rằng ăn thịt tốt thôi, trong khi một số khác thì cho rằng hoàn toàn không đúng.  Trong Luật tạng, hay những tài liệu về  nguyên tắc, nói rằng những loại thịt nào đó thì bị cấm đoán, nhưng tự chính việc ăn thịt thì không hoàn toàn không được phép.  Trong sự thực hành thông thường, điều xem như ổn thôi để ăn thịt mua từ chợ và nó được xem như là thanh tịnh trong ba khía cạnh, hơn là ăn thịt mà chúng ta đặt hàng một cách đặc biệt để con vật bị giết cho mục đích ăn thịt này.  Chủ đề này được được bao hàm trong “Bản Chất Trung Đạo”, cùng những luận bản khác.

Thực tế rằng một số người thề chừa ăn thịt là tuyệt diệu.  Tuy thế, nếu chúng ta bỏ việc ăn thịt lại ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và đe dọa cho chính sự tồn tại của chúng ta trong khi thực hành Giáo Pháp, thế thì chúng ta phải cân nhắc điều nào quan trọng hơn và phán đoán trong mỗi trường hợp riêng lẽ.  Sự giết hại thú vật đặc biệt vì thịt của chúng là một hành động bất thiện và điều ấy làm chúng ta đau buồn.  Điều gì nữa, có một tập tục kinh khủng về việc sát sinh để cúng tế, mà động cơ từ sự vô minh si ám.  Thật là kỳ diệu nếu không có ai trong hội chúng ở đây thi hành việc sát sinh  để cúng tế trong truyền thống văn hóa của mình.  Nhưng nếu có một số ở đây theo truyền thống này, thế thì khi quý vị trở về nhà nên nói với những người của quý vị rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma cấm việc sát sinh cúng tế.  Nếu bằng việc nói  lên điều này quý vị có thể kêu gọi việc dừng lại những thực hành như thế trong cộng đồng quý vị, thì điều ấy rất tốt.

Nếu quý vị có một số vị thần linh cần thịt thú vật khi cúng tế, hãy nói với họ rằng mặc dù quý vị có ý định thể hiện việc cúng tế này đến họ, nhưng quý vị đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu đừng làm thế và vì vậy quý vị không tự lo liệu được.  Trong cách này, quý vị có thể đổ trách nhiệm lên chúng tôi.  Mặc dù chúng tôi không có bất cứ năng lực nào của thực chứng, nhưng chúng tôi đang nói điều này trong khi tìm cầu sự nương tựa quy y trong luận điển của Đức Phật Thế Tôn, và vì thế đấy là điều hợp lý để tuyên bố như thế.  Nếu một số trong quý vị ở đây có tập tục sát sinh cúng tế như vậy, bây giờ quý vị đã tiếp nhận lễ quán đảnh Thời luân (Kalacakra) quý vị phải chấm dứt việc thực hành đó ngay lập tức.  Điều này giống như một sự liên kết thiêng liêng hay chí nguyện, căn cứ trên những thuyết giảng tâm linh này.

Những kẻ mà con người cúng tế thịt thú vật giống như ma quỷ, là những kẻ cso một lòng tham muốn máu và thịt.  Những kẻ ấy không xứng đáng để cúng tế bởi vì họ không có năng lực để lấy mạng sống những chúng sinh khác, do thế, họ đã tìm cơ hội để ăn những thực phẩm như thế dựa trên con người.

Không trộm cắp

Hành động bất thiện tiếp theo phải từ bỏ là trộm cắp, hay lấy những thứ mà không được cho phép, và điều này bao gồm bất cứ điều gì từ những đồ trang súc quý gia cho đến những thứ linh tinh nhỏ nhất.  Trộm cắp xâm phạm quyền sở hữu của người khác.  Mặc dù nó không bị trừng phạt giống như sự tổn hại đến sinh mạng kẻ khác, tuy thế, nhưng người tước đoạt sở hữu của người khác phải kinh nghiệm khổ đau.

Trôm cắp có nhiều khía cạnh:  thí dụ, chúng ta có thể thấy và rồi giữ một sở hữu mà người náo đấy bị mất.  Mặc dù chúng ta không trực tiếp đánh cắp, tuy vậy, người chủ của nó đã không cho đi hay bỏ đi vật ấy trong tâm niệm.  Do thế, có một sự khả dĩ hay một cơ may rằng chúng ta sẽ tích lũy những việc tiêu cực giống như những người đã mang lấy nghiệp quả do việc thực sự lấy cắp đồ vật như vậy.  Theo quan điểm của Giáo Pháp, nếu chúng ta thấy một đồ vật của người nào đấy chúng ta nên tìm và đưa lại cho người chủ thực sự của nó.

Không tà dâm

Có nhiều loại tà dâm.  Trong hình thức những người cư sĩ hành dâm bất chính thông thường liên hệ đến sự ăn nằm với những người khác không phải là người hôn phối của nhau.  Đây là nguồn gốc chính của những mối tranh cải và xung đột trong những con người từ những bậc trí thức ở những xứ phát triển cho đến những người bán khai ở những vùng đất chưa mở mang.  Do thế, những sự xung đột như vậy sẽ không xãy ra nếu con người từ bỏ loại tà dâm này.

Không nói những ngôn ngữ không lành mạnh

Tiếp theo chúng ta đi đến những ngôn ngữ không lành mạnh là điều liên hệ đến nói dối, nói lời hiểm độc, nói lời thô tục, và nói lời vô ích.

--Nói dối có nghĩa là nói rằng chúng ta đã từng thấy việc gì đấy mà chúng ta không thấy hay, ngược lại nói rằng chúng đã không thấy điêu gì đấy mà thực tế chúng ta đã thấy.  Điều này bị thúc đẩy do bởi mong muốn thay đổi quan điểm của người khác và đấy là thái độ cực kỳ bất thiện, bời vì nó lừa đảo và gian dối người khác.  Điều quan trọng là luôn luôn nói sự thật.

--Nói lời hiểm độc nghĩa là nói những điều làm tan vở mối quan hệ hòa hiệp giữa những con người với nhau.  Điều đó làm tổn hại đến toàn bộ xã hội và đánh cắp niềm hạnh phúc cùng tâm hồn thoãi mái của cá nhân, do thế nó rất là tệ hại.  Những bậc đạo sư lớn của dòng Kadampa đã từng nói:  “Hãy lưu tâm đến lời của bạn nói, khi bạn ở trong đám đông và hãy chú ý đến tâm tư của bạn khi bạn chỉ có một mình.  Chỉ bằng việc mở miệng của bạn, bạn có thể bị vướng vào những thế giới thấp hơn.”  Đây là một sự thật.  Bằng sự nói năng trong một cung cách nào đấy, chúng ta có thể làm cho những người khác bị phê bình khiển trách hay lãnh lấy trách nhiệm và vì thế có một hiểm họa tích tập những bất thiện nghiệp trong cách đó, do vậy chúng ta luôn luôn chú tâm đến lời nói của chúng ta.

--Nói lời thô tục liên hệ đến những ngôn ngữ lỗ mãng hay gay gắt.  Khi chúng tôi nói chuyện với người khác thỉnh thoảng dường như những ngôn ngữ sắp vụt ra khỏi miệng chúng tôi, thế nên chúng tôi cũng cần cẩn thận với ngôn ngữ của chúng tôi.  Khi cơn giận nổi lên, chúng ta không nên dùng những ngôn ngữ thô tục với người khác, bằng việc nói những lời như, “Ngươi chẳng làm nên trò trống gì!” (You good-for-nothing) hay “Ngươi thật là ngốc” (You idiot!).  Lời nói thô tục làm ưu phiền tâm tư người khác và nên từ bỏ, như những tiếng lóng hay tùy tiện, như, “Ê, tên kia!” (Hey, you!) và “Ê, ông kia!” (Hey, man!) khi dùng để làm giảm giá trị của người khác.  Thí dụ, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm luôn luôn gợi sự chú ý của người khác bằng cách kêu tên của họ lên.

--Nói lời vô ích liên hệ đến sự nói năng không có bất cứ mục đích gì và sinh khởi từ vọng tưởng.  Những thí dụ bao gồm nói chuyện về những thứ nhơ bẩn vì những lợi lạc ấy, hay thảo luận về chiến tranh và xung đột.  Tóm lại, chúng ta nên chấm dứt sự say sưa trong tán gẩu hay nói năng bắt nguồn từ vọng tưởng những thứ như dính mắc và giận hờn đối với chính chúng ta và người khác.  Hãy nói bất cứ điều gì cấn thiết để nói và những lúc khác thì nên giữ im lặng.  Điều này thật là tuyệt hảo.

Bây giờ chúng ta có thể thảo luận về hoạt động không lành mạnh của tâm thức, những điều ấy gồm ba loại, mang tên là sự tham lam, ý chí bệnh hoạn và quan niệm sai lầm.

Sự tham lam (tham) liên hệ đến việc tập trung trên những sở hữu vật chất của những người khác và hy vọng  cùng cầu nguyện chúng ta có thể thu được những thứ ấy.

Ý chí bệnh hoạn (sân) nghĩa là tập trung vào những người khác với tâm tư tương phản và một xu hướng làm tổn hại .

Quan niệm sai lầm (si) bao gồm tư tưởng không có đời sống sau khi chết, không có nhân quả cũng không có Tam bảo, và được xem như đeo mang một điều trọng yếu tiêu cực rất nặng nề.

Nhận thức mười điều không lành mạnh này và từ bỏ chúng được gọi là sự thực hành của mười điều thiện (thập thiện nghiệp).

Lối vào sự thực hành Giáo Pháp bắt đầu từ nơi này.  Dần dần, có tâm thức phát triển, chúng ta phát sinh nguyện ước giải thoát chúng ta khỏi vòng sinh tử luân hồi cũng như phát khởi xu hướng vị tha để giúp đở những người khác.  Tương tự như thế, từng bước từng bước một chúng ta có thể đạt đến con đường của chân lý trong chính chúng ta với tất cả những đặc trưng của chúng – thấy tính tự nhiên của vô thường trong những đối tượng, tính tự nhiên của vô ngã trong những hiện tượng và tính tự nhiên của khổ đau trong phiền não của chúng sinh.  Chúng ta tạo dựng an lạc hạnh phúc và giải thoát khỏi khổ đau bằng việc nương trên con đường ngừng dứt (diệt đế) và của chân lý.  Do thế, Giáo Pháp được những người Phật tử biết như sự nương tựa quy y chân thật.

Tăng Bảo cũng rất quan trọng như một gương mẫu để noi theo, và chúng tôi thấy điều này rất hữu ích.  Không kể những người hiện hữu trong ‘Kỷ nguyên Hoàn thành’ (8), chúng ta cũng bắt gặp trong thời đại ngày nay những người ít quan tâm đến những vấn đề thế tục và được chuẩn bị để hy hiến trong những công tác xã hội nhầm để thực hành yêu thương, từ bi, tâm giác ngộ một cách chân thật, và những tầng bậc vững vàng bao quát thẳng đến chính cốt tủy của con đường (giác ngộ).  Khi chúng tôi gặp gở những người như thế, chúng tôi tự nghĩ, “Tại sao chúng tôi đã không hoàn tất điều họ đã làm?  Điều gì đang ngăn cản chúng tôi để hoàn thành  điều ấy?  Chúng tôi khẳng định sẽ hoàn tất điều ấy.”  Những tư tưởng thế ấy phát khởi trong tâm tư chúng tôi tùy thuộc lợi ích và sự ân cần của những người bạn tâm linh, Tăng già.  Do thế, những người như thế nên được xem như là những đối tượng gương mẫu và những thiện hữu tri thức tâm linh, cho dù họ có là một thành phần thật sự của Tăng Bảo hay không.  Và chúng ta nên thực hành Giáo Pháp noi theo những mẫu mực ấy.

Theo giáo huấn Đại Thừa, những thành viên nào thật sự của Tăng già tôn quý đã trau dồi tâm giác ngộ (bodhicitta) trong sự tiệm tiến liên tục của họ và được hổ trợ bởi tâm giác ngộ (bodhicitta) đã đạt đến sự hiệp nhất của tịch tĩnh bất động và tuệ giác nội quán tam muội bằng sự thực chứng tính không một cách trực tiếp.  Đã đạt đến phầm chất của lĩnh vực thứ nhất (sơ thiền) và trên nữa, họ can trường và có thể hoạt động vì những lợi ích của những người khác một cách thành công.  Họ có nội lực phi thường, được phú cho một kiến thức tinh khiết và không thể đánh bại.  Do vậy chúng ta có thể thấy rằng Phật Bảo là Đấng thủ hộ và giống như là một vị y sư, Pháp Bảo là sự chân thật và giống như là y dược, và Tăng Bảo tâm linh giống như là y tá, chăm sóc chúng ta như những người bạn tốt.

Những vị Bồ Tát nào đang tìm cầu vị trí cao nhất của giác ngộ nhầm để làm lợi ích cho những người khác dang thực hành để tìm cầu sự quy y trong Tam Bảo.  Tiếp nhận sự quy y là sự thực hành của những vị Bồ Tât, và  đoạn kệ thứ bảy được kết luận với lời tuyên bố này.

ĐIỀU THỨ TÁM

 Như được nói bởi Đức Thế Tôn rằng những khổ đau không thể chịu đựng nổi

Của những cõi thấp là kết quả của nghiệp báo bất thiện,

Do vậy, điều những vị Bồ Tát thực hành là chẳng bao giờ tạo nên

Nghiệp báo bất thiện, ngay cả bằng cái giá đời sống của họ.

Dịch kệ:



8. Ngưng ác hành

Đức Phật dạy, khổ phải đa mang

Của người kiếp sống lắm đau thương

Là quả bất hạnh do tai ác

Hại người trong nhiều đời kiếp trước.

Không muốn về sau khổ kinh hoàng,

Chớ nao núng dù phải thiệt thân,

Ngưng dứt mọi ác hành nguy hại -

Chư Bồ tát trọn hành cách ấy.

Sự khổ đau của những chúng sinh lưu chuyển trong những cõi thấp là cực kỳ khó khăn để chịu đựng, chẳng hạn như chúng sinh ở địa ngục khổ đau với nóng và lạnh cùng cực, bị đun sôi, thiêu đốt, và đóng băng.  Rồi thì có những khổ đau kéo dài trong những loại địa ngục khác, như địa ngục phụ và những cõi gần địa ngục.

“Bất cứ điều gì ngươi đã thi hành, một sự đáp ứng hay kết quả đi kèm sẽ tiếp theo sau.”  Điều này dường như không thể hiểu được đối với tâm nhận thức của chúng ta, tuy nhiên tự sự nhận biết là vô hạn và vì thế chúng ta không thể nói rằng điều này là đáng ngờ; có rất nhiều thứ vượt ngoải tâm thức của người thường.  Có nhiều khổ não của những cõi thấp mà kết quả từ những hành động nhiễm ô, Đức Phật đã nói:  “Tất cả những điều này phát sinh ra từ tâm vọng tưởng.”  Đúng như lời Ngài nói vì thế dường như rằng những môi trường khác biệt và những chúng sinh của những cõi thấp biểu lộ ra từ tâm vọng tưởng.

Chúng tôi không biết có phải tất cả những điều hiện hữu này căn cứ trên sự lượng định từ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận hay không, hay từ Kho Tàng Kiến Thức (Alaya), nhưng chắc chắn  những thế giới địa ngục là thật sự hiện hữu.  Chúng ta chứng kiến toàn bộ sự đa dạng của chúng sinh ngay trong thế giới nhân sinh của trần gian này, với những khía cạnh khác nhau của thân thể, cách sinh nhai và lối sống, và những sự hiện hữu khác ngoài sự tưởng tượng của chúng ta.  Căn cứ trên điều này, chúng ta có thể liên hệ rằng những điều kiện hiện hữu như thế cũng có trong hàng trăm thế giới khác của những cõi trần gian (tam giới).

Hãy để chúng ta lưu tâm đến những quỷ đói (ngạ quỷ), thí dụ:  họ khổ sở chính yếu vì sự thiếu thực phẩm và thức uống.  Vì những ma quỷ hung ác ấy mà người ta sát sinh động vật để cúng tế ngay trong thế giới này.  Họ sinh ra kiếp quỷ đói vì họ đã tích tập những ác nghiệp.  Trong số ấy một số có nhiều năng lực hơn và họ đẩy những kẻ khác vào trong một vị thế thấp kém; những kẻ khác hệ thống này là bất trị, hay nổi loạn.

Tiếp theo chúng ta hãy nhìn vào sự đau khổ của loài vật trong thế giới chúng ta.  Có những con vật như mèo, chó, lừa, và ngựa là những thứ chúng ta chăm sóc, và những thứ khác như cừu và dê là những thứ mà chúng ta nuôi để giết lấy thịt.   Nếu chúng ta nghĩ về chúng và nhận thấy rằng đời sống của chúng không thuộc về chúng.  Chúng không có ý định  làm tổn hại chúng ta, chúng ăn cỏ, uống nước, và đần độn cùng ngu dại.  Đó là những điều kiện của đời sống của chúng.  Do vậy, điều gì cho phép con người cái quyền để ăn thân thể chúng?

Khi những thú vật đó được cho một ít thực phẩm, chúng tranh giành và chiến đấu với nhau để có thức ăn, vì tham đắm và giận dữ.  Thêm nữa, chúng phải chịu đựng khổ đau vì bị đánh đập bằng roi vọt.  Nhìn cẩn thận những thứ này sẽ đưa chúng ta cảm thấy sự đau buồn về khả năng nhỏ nhoi mà những thú vật đó có.  Cuối cùng chẳng có ai để bảo vệ và hổ trợ chúng, và chúng phải tự đi tìm thức ăn cho chúng.

Con người chúng ta đã xây dựng trường học cho việc tìm kiếm kiến thức, nhà thương để cải thiện sức khỏe và vệ sinh, cùng nhiểu nhà máy để sản xuất hàng hóa và để cho công nhân một kế sinh nhai.  Chúng ta cũng tạo dựng những nông trại để cung cấp lương thực cho cung cách lưu chuyển của đời sống.  Tuy thế, những bệnh viện thú y, có nghĩa là giành cho thú vật, một cách chính yếu lại phục vụ cho mục tiêu của con người, những kẽ đã xử dụng thú vật để cung ứng cho họ một kế sinh nhai.  Những nơi như thế đã không được xây dựng nên vì cảm xúc thương hại và từ bi cho chính thú vật.

Con người chúng ta bàn thảo về những lo lắng và vấn nạn của chúng ta, chẳng hạn như thiếu thốn một cơ hội cho học tập, hay không nhận được thuốc men tốt lành hay cho vào một bệnh viện với điều kiện tốt đẹp.  Nhưng nếu một khi đã sinh ra trong hình thức thú vật, thì chúng sẽ phàn nàn với ai về những vấn đề này?  Thí dụ, nếu một con cừu, một con dê, hay một con gà mái bị bị xe đụng phải, không ai mang chúng đến bệnh viện vì chúng đã bị gảy chân.  Trong thực tế, ai đấy có thể giết chúng.  Do vậy, thú vật không có ai để bảo vệ và hổ trợ.  Chúng ta có thể chịu đựng điều ấy nếu chúng ta sinh ra như một con mèo, con chó hay con heo, không có ai hổ trợ  hay bảo vệ, không có thân quyến để chăm sóc chúng ta hay không?

Những tình cảnh cực kỳ khốn đốn cho những chúng sinh trong cõi địa ngục và quỷ đói, cũng như súc sinh.  Hiện tại chúng ta đạt được kiếp nhân sinh, nhưng chúng ta không có lựa chọn nào để kiếp sống tới chúng ta có phải sẽ sinh ra trong cõi địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh hay không.  Chúng ta sẽ đi bất cứ nơi nào mà nghiệp lực dẫn chúng ta đến.

Nếu chúng ta có những hành vi đạo đức mạnh mẽ, được tích tập toàn hảo, thế thì chúng ta có thể có sự vững tin biết rõ rằng  chúng ta sẽ không sinh ra trong những thế giới thấp (địa ngục, ngạ quỷ, hay súc sinh).  Trái lại thật dễ dàng để rơi vào những cảnh giới thấp kém, ngoại trừ chúng ta có cơ hội để sám hối cho sự tích tập những hành động bất thiện, và thể hiện một chí nguyện vững vàng trong khuôn khổ của bốn năng lực (9) để không liên lụy vào những việc làm tiêu cực như vậy một lần nữa.



Thánh Thiên bình luận:



Đại đa số con người đi theo

Con đường của những kẽ không thánh thiện, và vì thế

Hầu hết những chúng sinh phàm phu chắc chắn

Đọa vào những cõi luân chuyển thấp hơn.

Do thế, điều sẽ đi theo là đại đa số những người đến đây cho lễ truyền pháp Thời Luân (Kalachakra) sẽ đọa vào những cảnh giới lưu chuyển thấp.  Do vì thật khó khăn để đạt đến sự tái sinh tốt đẹp, những ai không thực hành Giáo Pháp chắc chắn sẽ đi xuống thế giới thấp.  Nếu quý vị đọa lạc đến tình cảnh thấp ấy, quý vị có thể chịu đựng  nổi khổ đau không?  Và bây giờ quý vị có tin tưởng  rằng quý vị sẽ không tái sinh trong những cảnh giới thấp hay không?  Nếu không, quý vị phải cẩn trọng và thực hành không chậm trể.

Hãy tìm cầu nương tựa quy y nơi Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo bằng sự thông hiểu những phẩm chất thật sự của Tam Bảo.  Nhầm để trở thành Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo của chính mình, chúng ta phải từ bỏ mười điều bất thiện, với một niềm tin mạnh mẽ đông thời trong luật nhân quả.  Căn bản trên điều này, trì niệm mật ngôn lục tự (Án Ma Ni Bát Di Hồng) thường xuyên nhất mà chúng ta có thể, cùng đảnh lễ, và nhiễu Phật kinh hành.  Tu niệm rèn luyện chúng ta trong viễn ly, và tâm giác ngộ (bodhicitta) và dần dần cải thiện sự tiệm tiến tinh thần chúng ta.  Tối thiểu chúng ta nên rèn luyện chính mình từ bỏ mười điều bất thiện, và thêm nữa chúng ta phải đảnh lễ phủ phục, và nhiễu Phật kinh hành.  Đức Phật luôn luôn nói điều chân thật, nói rằng kết quả của hành động bất thiện là khổ đau vô cùng tận.  Nếu chúng ta biết điều này bằng năng lực lý trí của mình, chúng ta sẽ không tham dự vào những hành vi tiêu cực ngay cả bằng giá mạng sống của mình.  Đây là điều thực hành của một vị Bồ Tát.

Thế là chúng ta đã thảo luận về phạm vi nhỏ hay mục tiêu bậc tiểu của con người.  Tiếp theo chúng ta sẽ lưu tâm đến con đường phổ biến và phạm vi vừa hay mục tiêu bậc trung của con người. 



ĐIỀU THỨ CHÍN



Hạnh phúc của ba cõi, như những giọt sương trên đầu của một

Ngọn cỏ, có tính tự nhiên biến mất trong giây phút

Do vậy, sự thực hành của những Bồ Tát là cố gắng

Vì tình trạng tuyệt vời của sự giải thoát không thay đổi.



Dịch kệ:



9. Cầu giải thoát

Như sương mai đọng trong phút giây

Trên đầu ngọn cỏ, sớm tan ngay,

Thú vui tìm thấy trong đời tục

Chẳng lưu tồn, thoáng qua khoảnh khắc.

Trong khi thành Phật được tự tại,

An lạc tuyệt vời chẳng đổi thay.

Tận lực đạt cứu cánh siêu diệu -

Chư Bồ tát trọn hành cách ấy.



Sự khoái lạc và những phẩm chất tốt đẹp của cõi luân hồi này – điều được bao gồm trong ba cõi hiện hữu duyên sinh –có thể được so sánh với những giọt sương trên đầu ngọn cỏ. Một khoảnh khắc có một giọt sương lấp lánh, và thời khắc tiếp theo nó tan biến không còn dấu vết.  Giống như vậy, tất cả những vui thú khoái lạc và hạnh phúc của ba cõi hiện hữu duyên sinh không có cơ sở vững chắc và được mô tả đặc điểm bằng sự không chắc chắn; tính tự nhiên của nó là tàn lụi trong chốc lát.  Niết bàn là tình trạng không biến đổi của an lạc hạnh phúc vĩnh cửu, và tìm cầu niết bàn là sự thực hành của một vị Bồ Tát.

Không phải chi ba cõi lưu chuyển (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) là chứa đựng những khổ đau vô cùng.  Nếu suy nghĩ một cách cẩn thận, chúng ta có thể thấy rằng chẳng có một thứ hạnh phúc nào cả cho đến khi chúng ta hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.  Hiện thời chúng ta đạt được kiếp nhân sinh, đấy là hình thức tuyệt vời nhất trong cõi luân hồi.  Nhưng hãy đề chúng ta nhìn lại điều kiện nhân duyên hiện tại.  Không biết chắc chốn nào chúng ta sẽ tái sinh, chúng ta trãi qua lo âu bức rức liên tục.  Sự tự do hiện tại tạm thời của chúng ta khỏi ba cảnh khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) không có gì vững chắc, và sẽ không có gì bảo đảm cho đến khi chúng ta có thể tin chắc ở sự hoàn toàn thoát ly sinh tử luân hồi.  Đây là con đường hay phương thức mà mọi thứ là (chân thực như thế).

Qua khảo sát chúng ta có thể thấy rằng tính tự nhiên của thân thể con người là khổ đau.  Có thể nói rằng không có cảm giác mạnh mẽ nào thú vị và khổ đau trong vài tuần đầu của đời sống, ngay lập tức sau khi nhập thai.  Nhưng rồi thì bào thai bắt đầu cảm thấy an lạc và khổ đau một cách sâu sắc.  Khi nó chuyển động trong tử cung, nó cũng không cảm thấy vui thích mà phát ra một cảm giác của không thoải mái, bởi vì nó không thể duy trì sự yên tĩnh và thư giản trong khi bị hạn chế trong dạ con.  Và nó phải duy trì tình trạng đó trong mười tháng ở bụng mẹ, không phải là vài ngày hay vài tuần.  Sauk hi sinh ra, đứa bé phải trãi qua một thời gian nếm mùi khổ đau giống như một con côn trùng, vì mặc dù nó có một hình thức của con người, nhưng nó không thể hành động một cách tự do.  Trong cách này đời sống bắt đầu với sự khổ đau.

Trong thời gian chuyển tiếp giữa lứa tuổi 15 hay 16 và 40 hay 50, nữ nhân được xem như là quyến rũ và nam giới là hấp dẫn và mạnh mẽ.  Trong cấp độ này của đời sống chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể đảm đương bất cứ việc gì, không cần tin cậy nương dựa hay tìm kiếm một sự hổ trợ từ bất cứ ai khác do vì chúng ta có thể dùng đến sự thông minh của chính mình.  Tuy nhiên, như chúng tôi đã lưu ý trước đây, luôn luôn có một cảm giác nào đấy không hài lòng trong đời sống của chúng ta.

Chúng ta có thể đi vào thương trường và thấy rằng nó chẳng tốt đẹp cho lắm; hay chúng ta đến học đường nhưng không thể học tập hoàn toàn thích đáng và nhận những điểm xấu trong thi cử; chúng ta có thể tìm kiếm một nghề nghiệp nhưng nhận lương bổng thấp; một sự đau buồn đem đến khi không có con cái, thế là người ta đi đến thỉnh ý những tu sĩ cầu đảo để được mang thai và sinh con.  Hay có những đôi vợ chồng có quá nhiều con cái, họ lo lắng không biết có nên kiểm soát sinh sản hay không, và nếu họ thực sự kế hoạch hóa, chẳng biết nó có hợp với luật nhân quả hay không.  Nếu không kiểm soát sinh sản, làm thế nào họ có thể nuôi nấng tất cả con cái của họ?  Suy nghĩ theo những dòng này cũng là nguyên nhân làm cho khổ đau.

Rồi thì nếu chúng ta không có tiền của, chúng ta có thể làm gì?  Nếu chúng ta ăn những thức ăn như - thế - như - thế năm nay, năm tới chúng ta sẽ ăn thứ gì?  Nếu chúng ta hài lòng và đấy đủ những thứ cần thiết cho chính bản thân, chúng ta sẽ nghĩ đến việc chúng ta có thể giúp đở gì cho thân quyến chúng ta.   Chúng ta có thể nghĩ rằng chắc cho vay tiền là tốt, nhưng nếu làm thế, chúng ta sẽ có lời lãi tốt hay không?  Giữ tiền trong ngân hàng không thu thập lời lãi nhiều, thế là chúng ta có thể quyết định cho những người buôn bán vay tiền.  Rồi chúng ta lo âu trong việc tìm kiếm một người đáng tin cậy, thế là chúng ta đi bói toán và khẩn cầu cho việc ấy.  Tất cả những điều này có nghĩa rằng chúng ta trở thành một kẻ nô lệ cho đồng tiền của chúng ta thay vì gặt hái những lợi lạc từ đấy.

Một người đàn ông không có vợ thì đau khổ vì việc ấy.  Nếu ông ta có vợ, ông lại âu sầu vì phu nhân mình không xinh xắn và hợp thời trang.  Nếu nội tướng ông xinh đẹp như  một người mẫu, ông lại lo âu về việc làm sao có thể cung cấp cho phu nhân một cách tương xứng.  Chúng ta đau khổ vì không có thân quyến hay bè bạn, nghĩ rằng không ai hướng dẫn và chỉ lối đưa đường cho chúng ta; chúng ta cô đơn.  Chúng ta lại cũng bị khổ sở vì có bè bạn và thân quyến mà không thể sánh vai với họ.

Rồi thì vào cuối của cuộc đời, như một kết quả chúng ta trở nên già cả và ốm yếu cùng kinh nghiệm khổ đau.  Và cuộc sống chấm dứt với cái chết, mà chính nó là tính tự nhiên của khổ đau.  Biết trước cái chết làm sinh khởi sự sợ  hãi và băn khoăn, do thế hầu hết người ta thỉnh mời tu sĩ cầu nguyện cho họ sống lâu và giải thoát họ khỏi bệnh tật.  Nhưng ngay cả nếu họ cố gắng để ngăn ngừa bệnh hoạn bằng việc ăn uống một khối lượng thực phẩm vừa phải và giữ gìn vệ sinh rất tốt, sự khổ đau của cái chết sẽ vẫn đến với họ mặc dù có những sự đề phòng này.

Sự khổ đau được biết như cái chết xãy ra từ việc cạn kiệt thiện nghiệp hay phước đức của chúng ta, hoặc tùy thuộc vào những điều kiện (nhân duyên) bất thiện.  Ngày ấy đến, khi chúng ta nằm trên giường, sống nhờ thân thể này lần cuối cùng.  Mặc dù chúng ta vốn có một thân thể khỏe mạnh nhờ luyện tập, nhưng ngày ấy chúng ta ngã đổ xuống như một thân cây mục nát và không thể lăn trên giường nếu không có người phụ giúp.  Khi chúng ta nằm đấy với chính mình, chúng ta nếm mùi khổ não trong hình thức đau đớn, và nếu chúng ta ở trong bệnh viện chúng ta phải nhờ y tá đở qua đở về.

Nếu chúng ta cần giải phẩu ngắn ngủi trước khi chết, những phần thân thể nào đấy sẽ bị mỗ xẽ và thậm chí chúng ta có thể có những bộ phận hay vật chất mới lồng vào.  Nếu điều ấy cần thiết cho sự sống còn của chúng ta để tiến hành giải phẩu trên tay của chúng ta, điều ấy sẽ được hoàn tất; nếu cần cưa đi chân điều ấy sẽ hoàn thành; và nếu cần thiết thay những bộ phận nội tạng họ sẽ làm như thế.

Mọi người chung quanh chúng ta sẽ bận rộn hướng đến sự cần thiết của chúng ta vào cuối cùng ấy trong khi chúng ta nằm đấy và suy nghĩ:  “Bây giờ tôi sắp chết,” và nếm mùi đau buồn thương tiếc.  Cung cách mà chúng ta đã tiêu phí cuộc đời trong năm, sáu mươi năm qua đến lúc này dường như giấc mơ của đêm qua.   Chúng ta đối diện sự chia ly vĩnh viễn trong cuộc đời này với những thân quyến, thân hữu thân cận và thân ái.  Chúng ta phải chết để đi qua đời sống kế tiếp, trong khi họ phải ở lại trong thế giới nhân gian này.  Thế là vì sự kiện này chúng ta khóc lóc và tỏ ra một sự biểu lộ đau buồn vô hạn, và thân quyến và thân hữu chúng ta cũng đầy nước mắt.   Lẫm bẫm những lời đau khổ đìu hiu, nhưng chúng ta phải đi theo những con đường ly biệt.

Mặc dù những người Tây Tạng chúng tôi đã bị chia cách với nhau, nhưng ít nhất chúng tôi có thể gặp lại nhau; trái lại sự chia ly bởi chết chóc không phải là kết quả của nước này bóc lột nước kia mà là do sự chấm dứt nghiệp quả của chúng ta.  Chúng ta không thể trình diễn một sự mặc cả với bất cứ ai để chúng ta ở lại bằng việc dùng bất cứ phương pháp nào chẳng hạn như cách hối lộ hay sự xảo quyệt bẩm sinh.

Một số đệ tử của chúng tôi có thể chuẩn bị để hy sinh mạng sống của họ vì chúng tôi do sự tin tưởng mạnh mẽ ở Giáo Pháp.  Tuy nhiên, khi ngày chết của chúng tôi đến, chúng tôi phải ra đi một mình.  Chúng tôi không thể mang ai theo với chúng tôi, bằng cách nói rằng, “Người ấy là bạn tôi,”  hay ,  “Người ấy là thị giả của tôi,” hay rằng đấy là người mà Đạt Lai Lạt Ma tin cậy.   Những đệ tử của chúng tôi phải ở lại phía sau, và tất cả quý vị cũng phải ở lại.  Như đã được nói rằng:  “Quốc vương phải rời  thế giới này, bỏ lại Vương quốc của mình; kẻ hành khất phải rời thế giới này, bỏ lại cây gậy của ông ta.”

Chúng ta bị dày dò bởi nổi khổ khốc liệt khi chúng ta nói ra lời cuối cùng trên giường bệnh vào ngày quyết định, và nó đòi hỏi chúng ta một nổ lực để nói tất cả.  Chúng ta có thể  có một sự khó khăn vô cùng trong việc làm chúng ta thấu hiểu do bởi môi miệng chúng ta khô khốc, và nếu thế, thân bằng quyến thuộc chúng ta trở nên tan nát cõi lòng, bất lực và phiền muộn.

Trước thời điểm này chúng ta thường bày tỏ một cách tự do.  Như một thí dụ nhỏ, chúng ta sẽ phàn nàn to tiếng nếu thực phẩm chúng ta ăn không được nấu nướng một cách thích hợp.  Chúng ta chắc chắn sẽ vung lời  nếu chúng quá nóng và làm bỏng miệng chúng ta.  Chúng ta sẽ gắt gỏng kẻ có trách nhiệm nếu chúng ta ở vị trí quyền thế, và sẽ nguyền rũa sau lưng nếu chúng ta không thể thách thức trước mặt.  Chúng ta đã thường dùng cảm xúc trong sự kiềm chế hay điểu khiển kiểu này, nhưng tại thời điểm của cái chết chúng ta thậm chí không thể ăn.

Đây là một thí dụ khác nữa:  nhiều người Tây Tạng đeo vật hộ thân hay bùa, là những thứ mà họ nói là chứa đựng xá lợi như-thế-và-như-thế hay thịt như-thế-và-như-thế của những Đức Phật hay Bồ Tát.  Vì lý do này họ chống lại việc giao những thứ ấy cho những người khác mà luôn đeo chúng trên cổ của họ.  Vào ngày cuối cùng, những người khác sẽ mở gói bùa ấy ra và hòa lẫn những thứ ấy với nước, và rồi những vật chất thiêng liêng và tro tàn hay xá lợi ấy được đặt vào trong miệng của người sắp chết như bửa ăn cuối cùng.  Nhưng thường thì người ấy không đủ sức để nuốt, vì thế những thứ vật chất vẫn còn bên trong miệng của người ấy ngay cả khi họ đã chết.

Tại thời điểm lâm chung âm thinh hơi thở chúng ta thay đổi một cách chậm chạp, giống như dây đờn vĩ cầm đứt, và những cảm giác thú vị mà chúng ta đã trãi qua trong cuộc đời mình sẽ đi đến chấm dứt với lúc chết của chúng ta, một năng lực bất thường, hơi thở ra, sau khi tất cả sự hô hấp ngừng dứt.

Tất cả những phương pháp mà chúng ta có thể đã được dùng trong bệnh viện cố gắng để sống còn sẽ không có lợi ích gì khi nghiệp quả chúng ta đã cạn dứt.  Cũng không có giúp đở gì thêm ngay cả nếu sự giải phẩu cho chúng ta một lá phổi hay trái tim mới, hay nếu chúng ta được tiếp dưỡng khí để hổ trợ thêm cho hơi thở chúng ta.  Chúng ta hoàn toàn bất lực.  Ở tại hoàn cảnh mà: 



Bác sĩ bó tay với chúng ta và nguyện cầu không qua được chướng ngại;

Thân quyến mất hy vọng với sự sống còn của chúng ta.

Chúng ta cảm thấy bất lực và không biết phải làm gì.

Đấy là thời gian cho đạo sư tôn quý,

Thánh Quán Tự Tại, thủ hộ chúng ta và đưa chúng ta khỏi cõi luân hồi

Như được nói ở đây trong “Sự Thủ Hộ Từ Bi”, tại thời điểm lâm chung đấy là Bổn tôn là những đấng mà chúng ta giao phó sự hồi hướng và năng lượng với điều mà chúng ta đã từng thực tập Giáo Pháp là điều sẽ làm cho tâm thức chúng ta an lạc và nhẹ nhàng.  Các Bổn tôn sẽ ban cho chúng ta sự ổn định và an ủy.  Không điều gì khác có thể giúp chúng ta bởi vì không có đấng bảo vệ và  hổ trợ nào khác.

Khái quát những gì chúng tôi vừa thuyết giảng:  chúng ta trãi qua khổ đau khi chúng ta trẻ trung và khỏe mạnh cũng như khi chúng ta trở nên già yếu và tàn tật.  Chúng ta khổ đau khi đời sống chúng ta đầy đủ cũng như khi chúng ta đối diện với những hoàn cảnh thiếu thốn.  Chúng ta bị chế ngự bởi nhiều thứ khổ đau từ lúc bắt đầu của đời sống cho đến giây phút lâm chung.

Thế thì mục tiêu của tái sinh là gì?  Nếu chúng ta trở thành một kẻ nô lệ cho sự giàu sang hay tài sản và chỉ đơn thuần là kẻ chăm sóc cho ngôi nhà của mình, điều ấy thật là vô nghĩa.  Ngôi nhà có nghĩa thật sự là để cung cấp cho chúng ta nơi cư trú, vì thế nó là tốt đẹp nếu chúng ta cảm thấy ấm cúng và thoãi mái trong ngôi nhà của mình.  Nhưng nếu chúng ta quá bận rộn để lo lắng cho nó, chúng ta trở thành kẻ tôi đòi hay kẻ quản gia.  Tương tự như thế, sự giàu sang và tài sản phải làm lợi ích cho con người, nhưng nếu chúng ta không biết xử dụng chúng một cách thích đáng chúng ta trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Mặc dù dường như giống như thảo luận một đề tài nhơ bẩn, vì mục tiêu chính của thực phẩm và áo quần dường như  chính là sản xuất phẫn.  Thực phẩm là cội nguồn thực sự của phẫn, và phẫn thông thường được hình thành bởi tiếp nhận một khối lượng vừa phải thực phẩm và ăn mặc áo quần thích hợp.

Tuy thế, chọn lựa để trui rèn tâm thức chúng ta trong Giáo  Pháp cho chúng ta ý nghĩa để duy trì trong sự hiện hữu của con người bởi vì chúng ta trở nên tĩnh lặng và nhẹ nhàng một cách tạm thời cũng tiếp nhận lợi ích về lâu về dài.  Chúng ta không nên nói rằng đời sống này không có thực chất gì cả.  Nếu chúng ta  nói rằng cuộc đời này là vô nghĩa và chúng ta dự tính tự tử, chúng ta phải tiếp nhận một kiếp sống khác, nhưng không hài lòng; bằng sự chấm dứt đời sống này không có nghĩa là chúng ta sẽ chấm dứt sự sinh.  Bản chất của sự sinh không phải là vấn đề muốn hay không muốn – chúng ta phải tiếp tục chịu sinh cho đến khi chúng ta có thể  làm cạn dứt hành nghiệp và tư tưởng phiền não của chúng ta.  Do thế, ngoại trừ chúng ta có thể lìa bỏ gốc rể của tái sinh, bằng không thì vô ích.  Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy an lạc hạnh phúc và thoãi mái thường  hằng cho đến khi nào chúng ta vẫn còn phải tiếp nhận sự sinh (ra), mà thay vì thế phải dành thời gian chúng ta trong đau khổ.

Nguyên nhân nào làm nên  tất cả những khổ não này?  Đấy là những chứa nhóm (hay năm uẩn) mà chúng ta đã mang theo, đã tạo nên bởi những hành động và vọng tưởng.  Tại sao chúng ta tiếp nhận sự sinh (ra) này?  Không chỉ bởi vì cha và mẹ của chúng ta, mà bởi vì sự tích tập những hành động của chúng ta.  Chúng ta có thể làm ngưng vòng tái sinh này lại, bằng cách khám phá và nhổ gốc rể của sự tiếp diễn của những hành động.  Điều cần thiết để làm cạn dứt kho chứa những hành nghiệp nhầm để ngưng dứt việc tiếp nhận sự sinh (ra), và làm cạn dứt những  hành nghiệp tích tập đấy là chúng ta phải làm cạn dứt vọng tưởng của chúng ta.  Ngày mà chúng ta chế ngự để cạn dứt những hành nghiệp và vọng tưởng của chúng ta chính là lúc chúng ta đạt đến giải thoát.

Nói cách khác, một khi chúng ta đã làm cạn dứt phiền não là điều tạo nên nghiệp báo và hoàn toàn hết sạch chính khuynh hướng của chúng ta dính mắc với sự tồn tại thật (bị quan niệm một cách sai lầm), và một khi chúng ta đạt đến sự ngừng dứt (diệt đế) của mỗi phiền não và hành nghiệp, thế thì chúng ta đạt đến niết bàn.  Vì thế, Pháp giới, là điều được đạt đến như một kết quả của sự chấm dứt hành nghiệp và phiền não, được biết như sự giải thoát cũng như sự ngừng dứt (diệt đế).

Sau khi đạt đến giải thoát, cái “tôi” tục đế (quy ước) của một con người vẫn tồn tại.  Nó không có nghĩa là chúng ta bị biến mất một cách hoàn toàn, mặc dù đúng thật rằng chúng ta không bị năng lực thúc đẩy để tái sinh nữa do bởi nghiệp báo và vọng tưởng của chúng ta.  Có những sự diễn dịch sai lầm trong nhiều sách vở Tây Phương về Phật Giáo, đấy là khi họ viết rằng khi một người đạt đến niết bàn người ấy sẽ chấm dứt hiện hữu và chúng ta không phải nương dựavào bất cứ ai, mặc dù điều này không liên hệ đến sự những thứ ngoại tại (11).  Chúng ta phải khám phá khả năng của chúng ta đạt đến niết bàn qua thực hành nếu chúng ta muốn tiếp cận tình trạng của chúng sinh như thế.

Giận dữ và dính mắc (chấp trước) sinh khởi trên căn cứ trên chính khuynh hướng gốc rễ của chúng ta bám lấy sự tồn tại cố hữu.  Trong Hướng Dẫn Trung Đạo (Madhyamikavatara) nói rằng:

Trước nhất là sự bám víu  tự ngã như cái “tôi”, rồi đến sự bám víu  vào những sở hữu như cái “của tôi”, những chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi bị vướng trong bẩy rập của cõi luân hồi sinh tử, như guồng cối xay đi quay cuồng quẩn quanh mà không có tự do.  Hãy quy mạng từ bi.

Hành giả càm thấy qua tuệ trí của họ rằng tất cả những trở ngại của phiền não sinh khởi từ nhận thức của tập hợp tạm thời của (năm) uẩn như “tôi” và “của tôi”; họ thấy rằng tự họ chỉ là một tập hợp tạm thời của (năm) uẩn, và vì thế phản bác sự tồn tại cụ thể của cái “tôi”.

Chúng ta bắt đầu với khuynh hướng này để suy nghĩ về cái “tôi”, và từ đấy chúng ta kết luận rằng cái “tôi” này là khác biệt với những thứ khác một cách hoàn toàn.  Trên căn bản này, ở đấy sinh khởi lên cảm giác về “thân quyến của tôi” và “tài sản của tôi” và rồi thì giận dữ sinh khởi từ những tư tưởng chiếm hữu như thế.  Chúng ta nên khám phá gốc rễ của những quan niệm sai lầm, để thấy làm thế nào cái “tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta, làm thế nào tâm thức chúng ta cảm thấy cái “tôi” và nó có thật sự hiện hữu như được cảm thấy hay không.  Chúng ta phải khảo  sát sự liên hệ giữa những quan niệm này, bằng việc xử dụng lý trí của chúng ta như được giải thích trong Trung Quán Luận:



Nó không sinh khởi từ chính nó cũng không phải từ thứ khác;

Không phải từ hai điều này, cũng không phải từ không nhân.

Bất cứ đối tượng là gì

Nó chẳng bao giờ sinh ra ở bất cứ nơi nào



(Chư pháp bất tự sinh,

Diệc bất tùng tha sinh

Bất cộng bất vô nhân

Thị cố tri vô sinh.)

Như được nói trong luận bản gốc, chúng ta phải khảo sát để thấy có hay không một sự liên kết giữa việc chúng ta cảm nhận những hiện tượng thế nào và chúng hiện hữu như thế nào và tâm thức chúng ta khao khát chúng thế nào.   Chúng ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng về tính tự nhiên của thực tại nếu chúng ta quả quyết sự thật ở một cấp độ nào đấy của sự khảo sát như thế, và từ đấy chúng ta có thể thu được sự tin tưởng trong việc đạt đến giải thoát trong tương lai.

Tuy nhiên, tầm quan trọng và quý giá ở một con người là  người ấy chi là một, một đơn độc; trái lại những chúng sinh khác là vô lượng và vô biên, và cùng chia sẽ sự khao khát hạnh phúc an lạc và tránh xa khổ đau.  Tất cả chúng ta đều sẳn có và sở hữu cùng quyền lợi để loại trừ khổ đau khỏi đời sống chúng ta và để tiếp nhận hạnh phúc, và chúng ta có cùng khả năng cho điều này.  Do thế, nếu chúng ta so sánh tầm quan trọng của chính mình và với những người khác, chúng ta có thể thấy rằng người khác  là cực kỳ quan trọng.

Chúng tôi đã đạt đến thân người, và trong những con người, chúng tôi là một con người tin tưởng nơi Giáo Pháp, chúng tôi là một người thực hành Giáo Pháp.  Trong đặc trưng ấy, chúng tôi là một người thực hành Giáo Pháp Đại Thừa.  Vị trí của chúng tôi là một tu sĩ cụ túc giới, là một người thọ Bồ Tát giới cũng như thệ nguyện của mật thừa tantra.   Vì thế, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi là một người thủ hộ tuệ trí và ba thệ nguyện.  Do vậy, chúng tôi đã đạt đến một vị thế tương đối quý giá và quan trọng.

Tuy nhiên, nếu so sáng chính mình với những chúng sinh khác, tầm quan trọng của chúng tôi vô cùng nhỏ nhoi trong  sự so sánh với họ.  Chúng tôi chỉ là một người cảm thấy cả an lạc lẫn khổ đau và chúng tôi sẽ vẫn là một con người nếu chúng tôi lang thang trong cõi luân hồi từ vô thủy kiếp cho đến tương lai xa xôi.  Do thế, điều gì quá đặc biệt về chúng tôi trong việc đạt đến giải thoát ngay bây giờ?  Nhưng nếu chúng tôi có thể làm lợi ích cho những người khác và hiến tặng cho họ thậm chí một niềm vui thích nho nhỏ, điều ấy sẽ có giá trị thế nào đấy.  Sự lợi lạc lan rộng một cách thật sự đến vô lượng chúng sinh.

Đúng ngay lúc chúng ta có thể hy sinh hạnh phúc tam thời vì mục tiêu đạt đến niềm an lạc tối thượng của niết bàn, thế  thì chúng ta có thể thệ nguyện chọn lựa để tiến hành một sự hy hiến giá trị hạnh phúc chính mình nhầm để làm lợi lạc cho những người khác.  Điều được xem là thông thường để khước từ những điều nhỏ bé của thế giới này nhầm để đạt đến điều gì ấy to lớn hơn.  Tương tự như thế, người thông tuệ hy sinh chính mình nhầm để làm lợi ích cho người khác.



ĐIỀU THỨ MƯỜI

Điều gì là việc xử dụng hạnh phúc của chính chúng ta khi tất cả các bà mẹ là những người đã từng

Ân cần tử tế đến chúng ta từ vô thủy kiếp (chịu) khổ đau?

Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ Tát để phát sinh

Tâm giác ngộ (bodhicitta) nhầm để giải thoát tất cả chúng sinh.

Dịch kệ:



10. Phát Bồ đề tâm

Mỗi lần đầu thai, bao kiếp đời,

Lại được cưu mang bởi mẫu từ.

Bấy nhiêu bà mẹ còn luân lạc,

Nhẫn tâm sao đành, riêng ta thoát!

Muốn độ tha nhân, nhiều khôn lường,

Cứu các bà mẹ khổ thân thương,

Phát Bồ đề tâm, nguyện thành Phật -

Chư Bồ tát trọn hành chân thật

Chúng ta phải phát sinh nguyện vọng tìm cầu Phật Quả tối thượng và hoàn toàn  nhầm để giải thoát vô lượng chúng sinh khỏi khổ đau và nguyên nhân của nó.  Chúng ta nên phát sinh xu hướng này nếu nó chưa từng được phát sinh, và tăng cường nó nếu nó đã phát sinh.  Đây là sự thực hành của một vị Bồ Tát.

Từ đây trở về sau của luận giải, sự thực hành của tâm giác ngộ (bodhicitta) được chia sẽ.  Để học hỏi lý do tại sao chúng ta phải hoán đổi chính mình với những người khác, chúng ta nên đọc:



ĐIỀU THỨ MƯỜI MỘT



Như tất cả khổ đau sinh ra từ sự khát khao hạnh phúc của con người,

Và những Đức Phật sinh ra từ tâm niệm làm lợi ích cho những người khác,

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ Tát để dấn thân trong một sự

Hoán đổi thực sự hạnh phúc của họ vì khổ đau của những ngưởi khác.



Dịch kệ:



11. Hoán vị ngã tha

Mọi khổ ta mang, chẳng biệt trừ,

Đến từ ước vọng vui riêng tư;

Còn khi hành, ý cho tha lợi

Sẽ sanh vào tối thượng Phật vị.

Thế, nên hoán đổi tư dục tham

Chớ quên cảnh khổ của chúng nhân,

Chuyển lòng ích kỷ thành quan thiết –

Chư Bồ tát trọn hành không khác.

Trong Hướng Dẫn Phương Thức của Đời Sống Bồ Tát (Bodhicharyavatara) viết rằng:

Tất cả khổ đau trong thế gian

Sinh khởi ra từ sự mong muốn hạnh phúc cho tự ngã;

Tất cả hạnh phúc trong thế gian

Sinh khởi ra từ mong muốn hạnh phúc cho người khác.

Và:

Có điều gì khác được nói nữa?  Quá nhiều điều.

Người thông tục hành động vì hạnh phúc của chính họ,

Trong khi Đại Mâu Ni hành hoạt vì kẻ khác

Hãy nhìn sự khác biệt giữa hai loại này.

Gốc rễ của tất cả hạnh phúc là do nơi sự mong muốn hạnh phúc của những người khác.  Nguồn gốc của tất cả những chướng ngại là do nơi sự mong muốn hạnh phúc cho riêng mình.  Như cũng được tuyên bố trong ‘Gurupuja’:

Tất cả những cánh cổng đến nhược điểm là thông qua việc tự yêu mến (tự ái),

Tất cả những phẩm chất tích cực căn bản là

Thông qua việc yêu mến những bà mẹ của chúng ta.

Hiện trạng của chúng ta trong hiện tại là một kết quả của sự tự yêu mến chính mình một cách mãnh liệt và sự bỏ rơi những người khác.  Bây giờ chúng ta đang đi theo Đức Phật thứ tư,  Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, và chúng ta đã gặp giáo huấn Đại Thừa.  Một cách đặc biệt nhất, chúng ta đã được giới thiệu con đường hoán đổi chính mình vì người khác, được trao truyền bởi Tôn Giả A Xà Lê Long Thọ, căn cứ trên sự hướng dẫn được Ngài Văn Thù Sư Lợi chỉ dạy cũng như từ truyền thừa của Tôn Giả Tịch Thiên (Shantideva).

Vì thế, ngay bây giờ, chúng ta nên nhìn lại những chướng ngại từ mỗi góc cạnh và từ bỏ  thái độ tự yêu mến của chúng ta.  Chúng ta nên nhìn ở những phẩm chất yêu mến người khác từ mỗi khía cạnh và thực tập nhiều như mình có thể để luyện tập tâm thức chúng ta trong việc hoán đổi chính mình vì kẻ khác.   Nhầm tăng trưởng động lực của chúng ta để hoán đổi chính mình cho kẻ khác trong hình thức của thực tập,

Hãy rèn luyện để cho và nhận luân phiên nhau;

Chuỗi nối tiếp của sự nhận nên bắt đầu từ chính mình.

Hãy sắp đặt cả hai trong hơi thở của mình

Điều liên hệ cho sự thực tập này là từ ‘Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát trong Cuộc Đời’:  Chúng ta nên thực tập điều bí mật thánh thiện ấy.”  Như được nói rằng chúng ta nên suy tư về nổi khổ đau không ai muốn ấy của chúng sinh, và nên nguyện ước, bằng lời nói và cảm xúc, để mang lấy khổ đau của kẻ khác qua lòng từ bi.

Chúng sinh thiếu hạnh phúc trong hiện tại, mặc dù họ khao khát nó, do thế chúng ta nên rèn luyện tâm mình để dâng hiến thân thể, tài sản, và tất cả những hành động lành mạnh của ba cánh cửa – đúng ra là, bất điều gì chúng ta có – với lòng yêu thương đến những chúng sinh tàn tật và thiếu thốn hạnh phúc.  Đây là điều được biết như là sự thực hành tong-len.  Trong ‘Gurupuja’, nói rằng:

Đạo sư từ bi, nguyện tất cả những khổ đau,

Chướng ngại và hành vi tiêu cực của bà mẹ (của)

Chúng sinh được chín muồi trong tôi một cách hoàn toàn.

Bằng sự ban cho hạnh phúc và những hành động lành mạnh của tôi đến cho những kẻ khác,

Nguyện cho tất cả chúng sinh được gia hộ trong an lạc.

Và như được nói trong ‘Tràng Hoa Quý Báu’:

Nguyện cho tôi được chín muồi bằng sự khổ đau của họ.

Nguyện cho những hành vi thánh thiện của tôi được chín muồi trên họ.

Chúng ta phải rèn luyện trong cách này và vì thế nên học hỏi theo những dòng này:

Điều thực hành của Bồ Tát là để dấn thân trong sự hoán đổi thật sự an lạc của họ vì khổ đau của kẻ khác.

Chúng ta đạt được không chỉ an lạc cơ bản mà cũng là hạnh phúc trong ngắn hạn qua rèn luyện trong tâm giác ngộ (bodhicitta) và thực hành sự trao đổi chính mình cho kẻ khác.  Trái lại nếu chúng ta khăng khăng giữ lấy trong thái độ tự yêu mến và không thực hành sự hoán đổi chính mình cho kẻ khác, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ an lạc tạm thời nào,  không nói chi đến đắc nhập niết bàn và trạng thái toàn giác.  Nhầm để chứng minh chân lý này, điều đã được nói rằng:



 Nếu một người không hoán đổi an lạc của mình

Cho khổ đau của người khác, kẻ ấy sẽ

Không trở thành bậc giác ngộ và sẽ không nếm được

An lạc ngay trong cõi luân hồi này.

Chú thích:

(3) Một người con thông tuệ, như kim cương, nền tảng như chỗ tựa của một quả núi vững vàng, một người phụng sự, một cầu thang, một con chó giữ nhà, một cây chỗi, một người bạn tốt.

(4) Tự tại với phiền não và sở tri chướng. 

(5) Năm điều vững chắc là năm đặc trưng xác định của Báo Thân Phật có tên là:

1- Về vị trí:  các ngài này luôn luôn ngự trong Phật giới trang nghiêm rực rở được biết là ‘vô thượng giới’.

2- Về thân thể: các ngài luôn luôn trang nghiêm với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

3- Về thời gian: các ngài sống cho đến khi nào cõi luân hồi vẫn còn có chúng sinh.

4- Về giáo lý: các ngài luôn luôn giảng dạy Giáo Pháp Đại Thừa.

5- Về đệ tử:  các ngài giảng dạy không thay đổi trong một sự vây quanh của hàng Thánh đệ tử Bồ Tát.

(6) Phiền não chướng và sở tri chướng.

(7) Những phẩm chất không ô nhiễm của những bậc Thánh giả.

(8) Thời đại hiện hữu khi chúng sinh sống đến 80.000 tuổi.

(9) 1- năng lực của hối quá; 2- năng lực của sự tin tưởng Tam Bảo; 3- năng lực của sức mạnh đối lập (đến phiền não, chẳng hạn như kinh hành nhiễu Phật, lạy phủ phục, và trì tụng chân ngôn); 4- năng lực của hứa nguyện (promise) hay chí nguyện (commitment) - - - { thứ ba là thệ nguyện(vow)}.

(10­) tam giới

(11) Niết bàn hay trạng thái giải thoát đem đến sự tự do nội tại, nhưng những cá nhân giác ngộ tiếp tục thực hiện chức năng trong sự liên hệ với những hiện tượng bên ngoài, cả chúng sinh và những đối tượng.