KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thuyết giảng ở đây một sự giải thích ngắn gọn về Ba Mươi Bảy Phẩm
Trợ Đạo Giác Ngộ hay Ba Mươi Bảy Pháp Hành của Bồ tát. Ngày hôm nay chúng tôi
nói về lợi ích của những ai không từng biết Giáo Pháp. Chúng tôi hy vọng mọi
người có một sự thông hiểu và gặt hái những điều chắc chắn nào đấy trong Giáo
Pháp và không cần phải lập lại nó nhiều lần, hay lần này rồi lần
nữa.
Thông điệp quan trọng nhất ở đây là có một trái tim ân cần tử tế, vì
căn bản của Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ là:
Chúng ta làm gì với sự an lạc hạnh phúc của chính
mình
Khi tất cả các bà mẹ những người đã
từng
Ân cần tử tế với chúng ta từ vô thủy đang khổ
đau?
Thật sự đây là điểm chính. Chúng ta nên học hỏi để quan tâm
đến người khác như quan trọng hơn chính chúng ta và hành động trong một thái độ
tử tế nhất mà chúng ta có thể làm, biểu lộ sự khiêm cung với trái tim nồng
ấm.
Thực hành Giáo Pháp là con đường đế có một đời sống phong phú; chúng
ta thực hành nhầm để trở thành một người lương thiện chính trực từ đời này sang
đời khác. Những người nhã nhặn, tử tế, và tự nép mình và có một khuynh hướng
chân thành để làm lợi ích cho những người khác là đang thật sự thực hành Phật
Pháp. Trái lại, không lợi ích gì để nói rằng chúng ta đang chân thành tìm kiếm
Phật Pháp, trong khi thật sự đang đi đây đi đó như một người du lịch. Lý do
đàng sau sự tìm cầu Phật Pháp là để thực hành những điều ấy và sự thực hành ấy
hòa quyện với Phật Pháp. Quý vị có hiểu không? Các bạn nên giữ lấy điều này
trong tâm.
Quý vị có thể hiểu một số những điều mà chúng tôi đã thuyết
giảng trong mấy ngày qua và một số quý vị không hiểu. Tuy nhiên, các bạn nên cố
gắng để thấu hiểu tối đa như có thể bằng việc ghi nhớ và phản chiếu trên chúng.
Nếu quý vị biểu lộ lợi ích của những bài giảng này bằng sự thực hành rộng rãi
những gì đã được giảng giải ở đây từ bây giờ cho đến khi chết, và dù bằng cách
gì đi nữa trong nhiều đời sống mà quý vị chưa từng sống, thế thì mục tiêu của
chúng tôi thuyết giảng những điều này đã hoàn thành.
Chúng tôi biết một
người đàn ông đã tham dự lễ khai tâm truyền pháp Thời Luân Kalachakra tại Đạo
Tràng Giác Ngộ năm ngoái đã thật sự thay đổi sau đó: sự giận dữ của ông đã giảm
thiểu; ông ta đã bỏ rượu và cờ bạc; ông thôi nói dối; ông trở nên bớt tham lam
hơn và nép mình hơn. Nói tóm lại, ông ta đã không còn hướng theo một đời sống
hoang phí và đã trở nên một người tốt. Thật là tốt đẹp để bàn luận một thí dụ
như câu chuyện của ông ta với mọi người, trái lại chẳng có ích lợi gì để nói về
ai đó đã đến Giác Ngộ Đạo Tràng – Bodh Gaya và không có kinh nghiệm cải thiện gì
trong đời sống người ấy. Chúng ta phải cẩn thận về điều ấy.
Đấy là bổn
phận của chúng tôi để nói với tất cả quý vị và chúng tôi đã nói tối đa mà tôi có
thể ở đây. Chúng tôi đã có gắng nói trong một cung cách phong phú và dễ dàng để
theo dõi bởi vì rất quan trọng để có những giảng dạy liên quan đến cung cách
sống của con người hôm nay. Chỉ có một chút lợi ích khi có những bài Pháp mà
nó chẳng liên hệ đến đời sống của chúng ta. Do thế, chúng tôi đã làm theo một
kiễu mẫu dùng những ngôn từ thông dụng, giản dị, và đôi khi chúng tôi đã dùng
những chữ xấu xí và cấm kỵ. Đấy là bản tính tự nhiên của tôi ngay thẳng và bộc
trực trong suy tư và nói năng, và chúng tôi luôn luôn nói rằng chúng tôi không
có con dấu chặn trên miệng của chúng tôi. Nhưng chúng tôi nói chuyện một cách
cởi mở ở đây với mục tiêu rõ ràng trong sự giúp đở của chúng tôi đến việc thực
hành của quý vị, làm nên sự những sự phát triển trong tâm của quý vị cũng như
trong đời sống của quý vị. Đó là tại sao chúng tôi đã đặt một số nổ lực nào đấy
trong kỷ thuật thuyết giảng của chúng tôi, và sau đó chúng tôi cảm thấy rằng
chúng tôi đã hoàn thành bổn phận của mình trong khả năng bậc nhất của chúng
tôi. Chúng tôi mong cầu sự tha thứ của quý vị nếu chúng tôi đã dùng một số từ
ngữ cứng rắn, thô thiển hay dữ dội trong sự giảng dạy của chúng tôi. Chúng tôi
đã có một số lỗi lầm và ngôn ngữ của chúng tôi trong một số trường hợp có thể vô
lý. Chúng tôi không thể làm gì hơn với việc ấy ngoài việc xin lỗi, như được
nói: “Chúng tôi không có ý không tôn trọng đến quý vị, vì thế xin vui lòng nhẫn
nại với chúng tôi nếu có điều gì đó làm tổn thương quý vị.”
Chúng ta
không ép uổng [tiếp nhận] Giáo Pháp đối với bất cứ ai qua giáo huấn này. Một
người đệ tử tham dự [học hỏi] giáo huấn “nên có một tâm thức thông tuệ và chân
thành, và một sự thích thú hấp dẫn [đến giáo huấn].” Điều này đã được tuyên bố
trong “Bốn Trăm Bài Kệ”. Bất cứ ai lắng nghe Giáo Pháp nên thành thật và có một
tâm thức thấy rõ có thể phân biệt giữa đúng và sai, và một hành vi thích thú
đối với chủ đề. Rõ ràng tất cả các bạn đang đem sự chân thành thích thú đối với
Giáo Pháp, bởi vì quý vị đã chịu đựng những thử thách gay go hay gian khổ để đến
đây; cho dù các bạn có hay không có một tâm nhận thức thấy rõ tùy theo từng cá
nhân.
Mặc dù không trong thính chúng Phật tử và không phải Phật tử này
sẳn có một triết lý phức tạp không thể tiếp thu được, tuy thế, có thể có những
người đến từ trường phái Nyingma và minh định chính mình là người Nyingma hoàn
toàn, vì thế quý vị có thể miễn cưỡng tiếp nhận giáo huấn được trao truyền bơi
một người Gelugpa. Trái lại, trong một số trường hợp khi một vị Nyingma thuyết
giảng, những người Gelugpa tham dự có thể không thích thú lắm vì lý do như vậy.
Họ không cảm thấy thích chú tâm đến giảng sư do bởi sự ảnh hưởng Nyingma, mặc dù
sự hùng biện của diễn giả thật sự lợi ích cho tâm thức của họ. Một thái độ như
thế là dấu hiệu của một tâm thức mờ tối.
Dĩ nhiên, người ta thướng chọn
lựa để theo một truyền thống trong mức độ mà sự thực tập của họ được quan tâm,
và đó là vấn đề khác biệt. Nhưng chúng tôi không tán thành với những người thể
hiện cố chấp một cách cứng nhắc với truyền thống tông phái của chính họ trong
hình thức thái độ. Một số người đến đây dự đoán những thuyết giảng này là Con
Đường Hoàn Tất, và chúng tôi chắc chắn một cách cao độ có thể rằng thay vì thế
họ sẽ thất vọng khi họ học hỏi giáo huấn về Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ
Tát.
Đây là một thí dụ cụ thể, cho thấy rằng chúng ta có một khuynh hướng
bố trí trong tâm chúng ta [tính toán trước], hơn là hoàn toàn thể nhập vào trong
Giáo Pháp. Suy nghĩ một cách phân biệt, ‘Chúng ta là thế này’, và ‘Họ là thế
kia’, trong Giáo Pháp là thật sự độc hại, và là một thái độ cực kỳ tiêu cực. Nó
là nguyên nhân làm cho nhiều người phải tái sinh vào trong những cảnh giới thấp
hơn, và vì thế điều quan trọng là có một tâm thức thông tuệ phân biệt [đúng
sai]. Quý vị có hiểu chứ?
Những ai hành động với một tâm thức không
thành kiến có phẩm chất của một đệ tử toàn hảo. Thật cũng quan trọng để có một
sự tỉnh thức sáng suốt với sự đánh giá đến bài thuyết giảng, vì thế chúng ta
biết những thuyết giảng nào đúng và những lời nói nào sai.
Đấy là điều
được biết như Phật Pháp được đặt trên nền tảng của lý trí, vì thế khi chúng ta
thuyết giảng giáo lý không vướng vào trong việc ép uổng những người khác. Đức
Thế Tôn đã từng nói: “Giống như nhà luyện kim, người ấy phân tích vàng bằng việc
cắt, gọt, và nung chảy nó, vì thế những vị tỳ kheo và những người thông tuệ cũng
phải phân tích xuyên suốt những giáo lý, không chấp nhận chúng vì biểu lộ sự tôn
kính vị thấy.”
Thế nên, hôm nay, quý vị không nên tôn trọng những lời của
chúng tôi một cách tự động chỉ vì đấy là những lời của Đạt Lai Lạt Ma. Các bạn
nên khảo sát để thấy những giáo huấn được thuyết giảng ở đây có hợp lý đối với
bạn hay không và chúng sẽ làm lợi ích cho quý vị khi quý vị thực tập với nó hay
không. Nếu chúng xem ra hợp lý, thế thì hãy chú tâm trên chúng. Nếu trái lại,
đừng quan tâm tới chúng.
Đức Thế Tôn đã từng tuyên bố rõ ràng trong chủ
đề này: “Khám phá những ngôn từ mà ta đã nói ở đây qua khảo sát. Nếu các con
thấy chúng thích hợp và lợi lạc cho tâm thức của các con, hãy thực tập theo
đấy. Nếu chúng không lợi ích cho các con, thế thì hãy để chúng [qua một bên].”
Chúng tôi nói giống như thế đối với quý vị bây giờ.
Một cách căn bản, các
bạn cần cảm thấy lợi ích của những giáo huấn này. Nếu quý vị thấy như vậy, thế
thì những lời chúng tôi vừa nói là những lời nói có giá trị. Nếu quý vị tìm
không tìm thấy sự lợi ích nào từ chúng, thế thì chúng chẳng có vô bổ; vì mục
tiêu của Phật Pháp là để làm bình yên những tư tưởng quấy nhiễu và để quân bình
tâm thức.
Chúng tôi đã nói rất nhiều điều trong ba ngày qua, những điều
để hổ trợ quý vị thuần hóa tâm thức và để phân biệt những điều tốt và những thứ
xấu, vì thể quý vị có thể từ bỏ nhưng thứ bất thiện và tiếp nhận những thứ lương
thiện. Lựa chọn giữa những điều tốt lành và những điều không lành mạnh, các bạn
nên cố gắng để luôn luôn thực hành với một trái tim ân cần và từ bỏ sự bất cần.
Đấy là hai vấn đề quan trọng. Quý vị có hiểu chứ?
--
Phụ giải:
[12] Sáu điều trở ngại là: khổ
đau không chắc chắn, không hài lòng, sự lập lại của cái chết, sự lập lại của sự
sinh, sự lập lại của những sự trải qua ở cõi thấp và cao, và sự thiếu vắng đồng
hành. Khi cô đọng thành ba thứ, chúng là: khổ khổ, hoại khổ, và hành khổ (khổ
của khổ, khổ của thay đổi, và khổ cùng khắp).
[13] Đại sư Long Thọ và đệ
tử là Thánh Thiên, khai sáng trường phái triết học Trung Quán (Madhyamika); Vô
Trước, khai sáng trường phái Duy Tâm (Cittamatrin), và em là Thiên Thân, người
viết tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá; Trần Na, đệ tử của Thiên Thân, khai sáng
trường phái Luận Lý học Phật giáo (như riêng biệt với hệ thống luận lý học Ấn
Độ), người viết nên tác phẩm Nhân Minh Luận và Tập Lượng Luận; Pháp Xứng, viết
luận văn tranh luận chính, Thích Lượng Luận, là tác phẩm vẫn đang được học tập
hiện nay trong các tu viện; và Yonten Wod và Shakya Wod là những người đệ tử kế
thừa.
[14] Một nghi thức bao gồm những mô hình làm từ bột (những thứ mà
những con chó đùa giởn như thực phẩm) và cúng dường như một thứ thay thế đến quỷ
ma và những tâm linh vô hình nhầm để giải thoát những chướng nạn của một
người.