LỜI TRI ÂN VÀ HỒI HƯỚNG
Tuệ Uyển chân thành tri ân mọi nhân duyên đã góp phần hổ trợ cho việc chuyển ngữ
này, các bài vở liên hệ, các quyển từ điển, cũng như Buddhism Glossary của Làng
Đậu Võ Quang Nhân. Nguyện cho mọi người có nhân duyên đọc những lời giảng của
Đức Đạt Lai Lạt Ma có một phương hướng rõ ràng trên đường tu tập, tùy căn cơ
trình độ, tùy sở nguyện lựa chọn cho cá nhân theo từng bước một của ba cấp
độ:
1-Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh khổ của địa ngục, ngã
quỹ, súc sinh.
2-Phát nguyện tu tập hướng tới thoát ly cảnh sinh tử luân
hồi của vô sắc giới, sắc giới, dục giới.
3-Phát nguyện tu tập hướng tới
đạo quả giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả pháp giới chúng
sinh.
Trên ba căn bản mà Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã dạy:
BA KHÍA CẠNH CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG (tu
tập)
Tiếp theo lễ khai tâm truyền pháp Quán Tự Tại sáng nay, tiếp
theo chúng ta sẽ luận bàn về Nghi thức thực hành Du già Quán Tự Tại theo những
thứ lớp của Mật tông.
Đầu tiên, chúng tôi muốn gởi đến một bản toát yếu
hướng dẫn nghi thức tiệm thứ (lamrim )ngắn gọn, "Ba khía cạnh chính của con
đường" của đạo sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa).
Ba khía cạnh chính của con
đường là: viễn ly, tâm giác ngộ (bodhicitta), và sự thông suốt toàn triệt tính
không; và sự quan trong của chúng phải được thông hiểu với định hạn của giáo
pháp trong phạm vi Phật giáo.
1-Sự viễn
ly chân chính- Phát tâm tu tập chính đáng!
Khi chúng ta nói đến
giáo pháp ở đây chúng ta đang liên hệ đến niết bàn, giải thoát khỏi vòng luân
hồi, hay tính chất toàn hảo. Vì vậy để thể nhập vào con đường của đạo Phật,
trước nhất chúng ta cần phát triển sự viễn ly (lìa bỏ) chính đáng, và điều này
chỉ có thể căn cứ trên sự thấu hiểu sâu sắc bản chất tự nhiên của khổ đau -
không chỉ những khổ đau rõ ràng, hiển nhiên mà chúng ta đã từng trãi nhưng cũng
là khổ đau của sự biến dị vô thường, trong tỉ mỉ chi tiết, sự khổ đau lan tỏa
trong tình trạng cùng khắp.
Vì vậy hành giả phải phát triển một cảm giác
khiếp sợ và làm tan vở ảo tưởng với vòng luân hồi và những nguyên nhân cơ bản
của nó - những tư tưởng và cảm xúc, ưu phiền, đau đớn, khổ sở. Từ trong chiều
sâu của tâm thức của chúng ta, chúng ta phải có một cảm giác khiếp sợ trước
những ưu phiền, khổ não và một nguyện ước chân thành để được giải thoát khỏi
chúng. Nguyện ước chân thành để được đạt đến tự tại, giải thoát hay tự do với
những ưu phiền khổ não là sự viễn ly chân chính.
2-Phát tâm giác ngộ (bodhicitta)
Tuy
vậy, chỉ sự nguyện ước này không thôi thì không đủ cho chúng ta đạt đến sự giác
ngộ hoàn toàn. Để được giác ngộ chúng ta phải phát sinh tâm giác ngộ
(bodhicitta) - khát vọng vị tha để đạt đến giảc ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng
sinh; một cách đơn giản đạt giải thoát cho chính lợi ích của chúng ta thì không
đủ tích lũy công đức to tát cần thiết để giác ngộ. Chỉ bằng động cơ do tâm giác
ngộ (bodhicitta) chúng ta có thể tích lũy một kho tàng công đức như thế, bởi vì
đối tượng của tâm giác ngộ đề, tất cả chúng sinh, là vô lượng vô biên - nguyện
vọng cát tường tốt đẹp cho tất cả chúng sinh phát sinh công đức rộng
lớn.
Xa hơn, sự can đảm của một động cơ thực hành bởi tâmgiác ngộ là vô
lượng và cũng như thế hầu hết năng lực của tích lũy của một kho tàng rộng lớn
của công đức mà chúng ta cần đến. Vì vậy khía cạnh chính thứ hai của con đường
là tâm giác ngộ( bodhicitta).
3- Thông
suốt tính không
Cuối cùng, ngay cả để đạt đến giải thoát khỏi vòng
sinh tử luân hồi, tuệ trí thực chứng tính không là căn bản thiết yếu, bởi vì
chính tuệ trí này là thuốc giải độc trực tiếp cho những ưu phiền, khổ não, vọng
tưởng. Hơn thế nữa, khi bổ sung đầy đủ bởi tâm giác ngộ (bodhicitta), tuệ trí
thức chứng tính không cũng có khã năng xóa tan sự u ám, mở tối dày đặc, kiên cố
thành sự thông suốt mọi sự, sự toàn trí toàn thức và vì vậy tầm nhìn toàn hảo
của tính không là khía cạnh thứ ba của con đường.
ĐỌC KINH PHÁP THÂM
DIỆU
TẠO CÔNG ĐỨC VÔ BIÊN
ĐỆ TỬ XIN HỒI HƯỚNG
CHO CHÚNG
SINH MỌI MIỀN
PHÁP MÔN XIN NGUYỆN HỌC
ÂN NGHĨA XIN NGUYỆN
ĐỀN
PHIỀN NÃO XIN NGUYỆN ĐOẠN
QUẢ PHẬT XIN CHỨNG NÊN.
Cung
kính
Tuệ Uyển
30-01-2010