Phật học cơ bản
Những Bài Giảng Của HT Thích Giác Quang
Thích Giác Quang
05/01/2555 00:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Vấn: Chúng con Liên hữu Liên tông Tịnh độ Non bồng, cư trú vùng đồng bằng sông Cửu long, thường xuyên thọ Bát Quan Trai, nghe pháp, học giáo lý, tu tập thiền tụng…Tuy nhiên từ trước đến nay khi tụng kinh ngang qua bài “thần chú vãng sanh”, chúng con nhận thấy nhiều người phát tâm tụng công cứ, tụng rất nhiều, cả nước tụng, nhưng chưa biết nguồn gốc “thần chú vãng sanh”, sự ứng dụng của thần chú, ý nghĩa của thần chú, cách thức tụng thần chú, công dụng của thần chú ra sao? Ngưỡng mong Sư từ bi hướng dẫn chúng con tu tập? Tụng nhiều, thường tụng, nhưng ít nghe giảng về thần chú vãng sanh, chúng con muốn học về thần chú vãng sanh?

Đáp: Năm tuổi, Sư đã thuộc và tụng thần chú vãng sanh, cả nhà tụng chú, lớn tụng chú, nhỏ tụng chú, mỗi ngày tụng niệm từ mười chuổi trường trở lên, tụng xong tinh thần nhẹ, sảng khoai…cầm chắc trong tay ngày hôm nay không bị nghiệp chướng đè nặng thân tâm, không bị hôn mê, không bị đọa địa ngục. Nếu có người cõi âm chưa siêu thóat, nghe thấy biết được chú lực nầy sẽ được siêu thóat cực lạc tây phương.

Thần lực chú vãng sanh

Thần chú có lực rất mạnh, nên người Phật tử Việt nam hay thế giới đều tụng niệm thần chú vãng sanh; là người con Phật đều có niệm “thần chú vãng sanh”

Những năm còn ở tại gia đi học, vào buổi tối “đi khóa lễ tụng kinh”, đến bài thần chú thì niệm 3 biến, có khi niệm đến 7 biến hay 21 biến, lúc bấy giờ niệm như vầy:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Tụng xong 21 biến, thân tâm nhẹ nhàng thư thái, không còn lo sợ cõi âm quấy nhiễu, sợ ma, vì họ đã siêu thoát theo lời cầu nguyện trong chú lực rồi.

Đến ngày 30 tháng 7 năm Canh tý (1960) về non núi ở tu hành, thời công phu khuya, Đức Tôn sư không cho tụng chú Thủ lăng nghiêm, bảo là các chú tiểu không đủ phước lực để tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm, mà chỉ tụng kinh Phổ môn, Thập chú…đến khi nào có thọ giới pháp, khôn lớn làm Thầy, mang pháp y rồi mới tụng thần chú Thủ Lăng nghiêm. Nhưng ở non tu hành thì khổ hạnh lắm, công quả nhiều, ăn uống đơn giản, ăn ít, ít thực phẩm, không ăn hàng vặt. Mỗi ngày tụng kinh thật nhiều: - 6 giờ sáng có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 8 giờ khóa lễ Vu Lan – 12 giờ khóa lễ tụng kinh Địa Mẫu, 16 giờ khóa lễ công phu chiều – 18 giờ có cả 600 Tăng Ni, Phật tử lạy Phật 30 phút – 19 giờ khóa lễ Tịnh độ tối – 24 giờ khóa lễ tụng kinh Địa Mẫu…

Mới 14 tuổi mà phải theo người lớn tụng niệm như thế, ai tụng đúng đủ thì được khen, ai trốn tụng kinh lạy Phật thì bị phạt, Đức tôn sư la rầy, đêm đến mà trốn tụng kinh thì vị trưởng chúng cho đốt đèn măng-xông đi kiếm, cho nên nói việc tu ở núi là cầm chắc trong tay thuộc diện tu “thiệt tình”, tu đúng, tu đủ, “không ăn gian” với đàn việt, đàn na tín thí. Ngòai các giờ tụng niệm thì học Phật pháp, công quả vận thủy sài đầu, đi rừng hái măng, cưa củi, cưa cây làm chùa.

Làm chú tiểu trên núi tại Non bồng là đúng nghĩa, làm Sơn Tăng tại Tổ đình Linh Sơn Non bồng là có chất lượng; xuất thân từ “Đạo tràng Tây phuơng Bồng đão là “ăn chắc mặt dày”; người làm nông gọi là “lúa chắc, không lép”; người tu Phật ở Tổ đình Linh Sơn là “tu sĩ thật”, là “thiền gia chân chánh”; “liên hữu chánh tông”.

Ngòai các việc trên, ai siêng thì tụng niệm chú Đại bi, chú vãng sanh, đóng đại hồng chung niệm Phật; lại còn thêm phát nguyện:”nguyện tu bất thối chuyển”, ở non núi “sống gởi nạc, thác gởi xương”, nguyện không rời khỏi non núi.

Thuở thiếu niên Tăng, Sư được quý Thầy lớn dẫn tụng khóa lễ Tịnh độ tối, lúc tụng đến Thần chú vãng sanh” thì tụng như sau:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Câu cuối có niệm:

Nam mô A Di đà Phật

Khi còn ở non tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Khi xuống non tụng Thập chú đến bài chú vãng sanh tụng như sau:

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Lúc xuống non, đi học ở Saigon ở tại Việt Nam Quốc Tự, chùa Trấn Quốc, chùa Thới Hòa, chùa Linh Sơn đi khóa lễ theo nhà thiền thì sau khi tụng kinh Bổ khuyết Bát nhã thì tụng thần chú vãng sanh như sau:

Vãng sanh Tịnh độ thần chú

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha…

Tiếp:

Nam mô A di đa bà dạ…

Năm 1968 khi về Quan Âm Tu Viện, dù có nhập thất hay không, thì ngày nào Sư cũng tụng 100 chuổi tràng hạt “thần chú vãng sanh”, tụng công cứ cho đến ngày hòa bình.

Khuyến tấn:

Ngày nay lớn tuổi làm Hòa thượng, vẫn tụng “thần chú vãng sanh” nhưng thường xuyên khuyến giáo chư Tăng Ni, Phật tử niệm công cứ chú vãng sanh để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ nhiều đời đã qua siêu sanh lạc quốc, cầu cho âm siêu dương thạnh. Nhất là khuyến tấn những gia đình trước có sử dụng bùa phép, Lục Xiêm, Lục Miên, Lục Lèo, bình sanh lúc chưa tu Phật hay sên bùa ngãi ám hại người khác, cho phép người làm ăn, người làm nghề lổ bang xây nhà cửa làm việc trấn ếm; hoặc sinh tiền hay làm việc trấn ếm các việc khác…nay khi phát nguyện tu Phật thì tụng “thần chú vãng sanh” thật nhiều để hồi hướng cho âm binh chướng khí nhà cửa sáng sủa trở lại, hoặc tụng thần chú vãng sanh cầu cho nghiệp lực tiêu pha, nhẹ nhàng tâm thảm, làm cho thanh tịnh pháp giới, chuyển hóa âm khí lạnh lùng đơn độc trở nên ấm áp nhà cửa ruộng vườn, âm dương phân tiết điều hòa, tam nghiệp ba đời được thoát hóa luân hồi.

Thần chú vãng sanh xuất phát từ trào lưu hành pháp Mật tông bên Thiên trước; đến cuối đời Lưu Tống niên hiệu Nguyên Gia, ngài Pháp sư Cầu Na Bạt Đà La từ nước Thiên trước hành đạo đến Đông độ và dịch Thần chú ra tiếng Trung hoa.

Thần chú Vãng sanh Tịnh độ là một bài chú được trích trong kinh Bổn Mạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, nơi hàm chữ CHƠN trong Mật Tạng.

Theo kinh Niệm Phật Ba La Mật, bản dịch Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, phẩm thứ 7, có bài Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng chơn ngôn thần chú:”Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát vì thương tưởng chúng sanh thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, lọan trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành ít. nên ngài đã ban thêm cho người niệm Phật bài thần chú vãng sanh, để thủ hộ thân tâm người niệm Phật, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng về cực lạc…”

Người Phật tử hay các liên hữu tu Tịnh độ, người phàm phu muốn tiêu trừ nghiệp chướng thì trì thần chú vãng sanh; chú vãng sanh nói cho đủ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, bài chú tuy nằm trong sách Mật tạng. Tuy nhiên thần chú có duyên thật nhiều với người tu Tịnh độ, với các Tự Viện Triều tiên, Nhật bản, Trung hoa, Việt nam xưa nay, với các thời công phu tu tập trong chốn thiền lâm trên thế giới, nên các bậc đại đạo sư có thích nghĩa để lưu lại như sau: Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni, nghĩa là: nhổ hết thảy các nghiệp chướng từ xưa đã thành gốc rễ; Căn là rễ, Bổn là gốc. Có xua tan tận gốc, tận rễ các nghiệp chướng trong ba đời rthì mới sanh về cõi Cực lạc Tịnh độ. Đà Ra Ni (đà la ni) là thần chú, dịch là tổng trì, gọi tắt là “Thần chú Vãng sanh”.

 

Ý nghĩa chú vãng sanh

Nói cho đủ là:” Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà Ra Ni (14 chữ). Thần chú vãng sanh có năng lực:” nhổ hết thảy nghiệp chướng tận gốc rễ để được vãng sanh cõi Tịnh độ”. Chúng ta cần nên biết thật chắc, là Thần chú vãng sanh có 59 chữ (các bạn khi nào đếm thử thì thấy đúng 59 chữ).

Quý Phật tử tụng chú vãng sanh, nhưng chưa bao giờ chú ý đến ý nghĩa bài tựa của chú vãng sanh, nay Sư sẽ giúp các vị hiểu rõ về bài thần chú mà Phật tử từng đọc hằng đêm. Đọc tụng mà hiểu thì mau siêu thóat, đọc tụng mà không hiểu hoặc hiểu mù mờ thì thật là uổng công vô ích cho đời tu niệm.

Chúng ta có thể hiểu rõ chữ Vãng là đi, đi về, đã qua, cũng có thể gọi là chết.

Chữ Sanh là đến, sanh ra, sanh

Vãng sanh là chết cõi trần nầy để sanh qua một thế giới khác. Hiểu một cách chính xác, vãng sanh là từ Phật học dùng cho nhà tu Phật pháp phái Tịnh độ dùng để nói đến việc thóat hóa luân hồi, niệm Phật tụng kinh hiệu quả được vãng sanh Tây phương Phật, Bỏ thế giới ác trược nầy mà qua cõi thế giới thanh tịnh yên vui của Đức Phật A Di Đà, gọi là vãng. Khi qua đó rồi thì sanh vào hoa sen, gọi là sanh.

Chẳng những chúng sanh ở cõi ta bà của Phật Thích ca vãng sanh cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, mà ở vô số cõi thế giới khác, những chúng sanh nào quyết vãng sanh về đó, thì lâm chung được vãng sanh ngay.

Trong Quyển Quán Vô Lượng thọ kinh, bản dịch của Sư cụ Hồng Tại Đoàn Trung Còn, thì những nhà tu hành khi được vãng sanh thi phân nhau, tùy công đức mình, mà ở trong chín phẩm đài sen.

Thần là lực, là thiêng liêng huyền diệu, nhiệm mầu

Chú là câu chữ, là niệm lực đặc biệt thuộc mật ngữ, có tác dụng huyền diệu về vô hình.

Vãng sanh thần chú là câu chú niệm bằng tiếng Phạn đặc biệt của Phật giáo để cầu nguyện với Đức Phật A Di Đà cứu độ hương linh người chết được sanh về cõi Cực lạc thế giới.

Theo sách Phật học từ điển của Cụ Hồng Tại Đòan Trung Còn giải nghĩa bài Vãng Sanh Thần Chú bằng tiếng Phạn, gồm 59 chữ như sau:

Nam mô A Di Đa bà dạ: tiếng Phạn là Namah Amitabhavyuha, nghĩa là: Con xin quy kính về với Đức Phật A Di Đà.

Đa tha dà đa dạ: tiếng Phạn là Tathagata, nghĩa là: Như Lai (Như lai là một trong 10 hiệu của Phật)
Đa điệt dạ tha: dịch là tức thuyết chú viết, nghĩa là: liền đọc bài chú dưới đây:

A Di rị đô bà tì, A di rị đa

Tất đam bà tì, A di rị đa

Tì ca lan đế, A di rị đa

Tì ca lan đa, Dà di nị

Dà dà na, Chỉ đa ca lệ

10 câu trên đều là mật ngữ, đại ý có nghĩa là: nhổ bỏ tận gốc các nghiệp chướng trong ba đời.
Ta bà ha: tiếng Phạn là Swâha. Thường là các bài thần chú đều có ba chữ chót là Ta bà ha, có nghĩa là: Thành tựu, kiết tường, viên mãn, tiêu tai tăng phước, viên tịch, vô trụ, viên mãn bồ đề tâm, xin Phật chứng minh, kính Phật chứng minh.

Hoặc bài:

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha già đa giạ

Đa điệt giạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Già di nị, già già na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha

Vãng sanh thần chú còn được gọi là: Chú vãng sanh, Vãng sanh chơn ngôn, Vãng sanh quyết định chơn ngôn.

Cách thức tụng niệm thần chú vãng sanh:

Tụng trì Chú vãng sanh có gì là khó, chỉ có đều hành giả có quyết tâm hay không? Tâm kiên quyết với chú lực, hay chỉ tụng cầm chứng gọi là có tụng, tụng công cứ thì hành giả cứ nghĩa là tụng nhiều, nhưng thật ra có khi bị vướng vào bệnh hình thức!. Nhưng nếu như vậy thì hành giả nặng nề lắm khó mà siêu thóat luân hồi. Đến chừng đó mình lo mình không xong làm gì lo cho thiện hạ đầu trên xóm dưới, thượng cầm hay hạ thú, cửu huyền thất tổ bá gia bá tánh!
Theo sách bất tư nghì thần lực:

Khi trì Chú Vãng Sanh nầy, thì người tu phải ăn chay, giữ giới, nhẫn đến ăn chay trường, không sát sanh hại vật mà còn phải làm việc phóng sanh; thường xuyên tắm rữa và súc miệng cho sạch sẽ trước khi đăng lâm chính điện, hoặc đến với đạo tràng tại cư gia dâng hương, dâng lễ, gieo năm vóc chắp tay thành tâm chậm rãi lễ lạy đối trước tượng Phật mà phát nguyện trì chú.

Riêng Sư thì những năm trước ngày hòa bình, sau những giờ giấc làm việc Phật sự ban ngày, như: dạy học, làm việc văn phòng Giáo hội, đi công tác Phật sự…khi về đêm vào lúc 21 giờ (thời gian trống) thì đến tại bàn Phật, lễ Phật, phát nguyện trì chú, dùng chuổi tràng công cứ niệm chú vãng sanh, mỗi lần niệm ít nhất 10 chuổi tràng hạt, tức là 1.080 nhiều nhất là 100 chuổi, tức là 10.800 biến, hoặc khi phát nguyện nhập thất thì tụng mổi ngày 4 thời, mỗi thời 1000 chuổi, tức là 108.000 biến thần chú vãng sanh. Việc tu hành, các liên hữu có thực tập thì mới biết được tâm niệm của người tu lúc bấy giờ. Đã phát nguyện lần tràng tụng chú vãng sanh, thì mỗi đêm phải đến bàn Phật tụng chú, khi nào không làm thì cảm giác nặng nề đến với thân tâm, như thiếu thốn như lỡ hẹn một điều gì mà chưa thực hiện, sự mất mát cứ canh cánh bên lòng; chính vì vậy mà người phát nguyện công cứ tụng thần chú khi đến giờ có người nhắc nhở, chư thiên cân nhắc nên phải tụng niệm chú thôi! Nhưng khi niệm xong thân tâm hồn xác thật nhẹ nhàng thanh thản, tam nghiệp vong bặt, tâm không chút bợn nhơ, thế giới cực lạc ảnh hiện trong tâm lòng các bạn!

Giới thiệu một số thần chú Vãng sanh:

Tụng theo chữ Hán Việt:

Khi đã phát nguyện tu hành thì phải siêng năng tụng đủ chữ, đủ bài bản thì mới thanh tịnh tam nghiệp, không nên biếng nhác, tụng giảm chữ hay bỏ bớt bài thần chú theo ý riêng của mình, đọc bài:

Vãng sanh quyết định chơn ngôn

Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sanh tịnh độ Đà ra ni

Nam mô A Di Đa bà đạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rịa đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ, ta bà ha

Nam mô A Di đà Phật

Hoặc tụng bằng tiếng Phạm âm:

Có nhiều liên hữu, muốn đổi mới âm điệu tụng kinh, hoặc dùng phương tiện đổi mới pháp tụng, ăn món ăn mới, tụng bài mới, âm điệu mới để phá vỡ sự lười biếng giãi đãi…thì tụng thần chú bằng tiếng Phạm âm, khi tụng không phải bị mắc lỗi lầm:

Nam mô A Mi Ta Phạ da

Ta tha ga ta da

Ta đi da tha

A mờ rật tô đờ pha vê

A mờ rật ta sam pha vê

A mờ rật ta vi kờ răm tê

A mờ rật ta vi kờ răm ta

Ga mi ni, Ga ga na

Kít ti ka tê, sờ va ha

Om A Mi Ta ba da, Hơ ri, Soa ha, Bơ rum.

Thần chú Vãng sanh âm điệu bằng tiếng Pali:

Namo amitãbhãya

Tathãgatãya

Tadyyathã

Amrtodbhave

Amrta siddhambhave

Amrta vikrãnte

Amrta vikrãnta

Gamĩne gagana

Kĩrta- kare Svãhã

Thường thì các liên hữu Tịnh độ chỉ tụng niệm những bài kinh nào làm cho thân tâm thanh tịnh, các vị cũng không thích mấy việc cầu kỳ, miễn làm sao cho câu nối câu, pháp nối pháp, tụng đúng tụng đủ, không cho sai sót hoặc bỏ sót chữ kinh…đấy là phong độ của những người tu Phật có quyết tâm phá bỏ nghiệp lực, có quyết tâm cầu siêu độ cho các âm hồn, cho mọi chúng sanh đã đi qua, cho mọi sự việc nặng nề lui dần về quá khứ, không còn có những tiếng nói vô hình than khóc khổ đau, tâm linh oằn oại trong đêm tối một đời, từ đời nầy sanh đời khác, không nơi nương tựa, tất cả được thóat hóa luân hồi.

Hiệu quả

Thần chú vãng sanh thật đơn giản, nhưng chú lực có thể giúp cho những người con Phật: có phương tiện chung tu, hoặc bất cứ ở nơi nào cũng có thể tụng niệm, ở nơi buôn bán, tu cá nhân tại gia, hoặc làm việc trong công sở.

Trong quá trình tu hành, các liên hữu không đợi phải đến quý, mùa tu hành như phát nguyện tụng kinh Pháp hoa, hay các kinh lớn; mà có thể phát nguyện tụng công cứ thần chú vào bất cứ thời gian nào rỗi rảnh, nhưng khi phát nguyện rồi thì không bỏ cuộc, không làm xê dịch thời gian mà mình đã phát nguyện; trường hợp lỡ quên, bỏ cuộc ngày hôm nay thì sau đó phải sám hối trước Tam bảo, hoặc tự lòng cảnh tĩnh chính mình rồi tiếp tục thực tập thiền tụng cho đủ số thần chú.

Tam nghiệp thanh tịnh, phiền não tiêu pha, hạnh lành sanh khởi, hiện tướng đạo hạnh khả phong; pháp giới, đạo tràng nhà cửa trang nghiêm thanh tịnh, những sự việc ồn ào trong nhà không còn, không còn thấy những âm hồn âm binh lai vãng trong nhà, không còn thấy linh hồn ông bà, những người đã qua than vãn thở than khóc lóc, than đói thiếu thốn đòi hỏi cúng kiến, giúp thân tâm an lạc, tĩnh táo trong mọi việc làm ăn dẫn đến thành đạt.

Vấn: Xin Sư chỉ giáo thêm về hiệu quả lực tụng niệm thần chú vãng sanh?

Đáp: Từ xưa đến nay, trong chốn tòng lâm tu Tịnh độ bên Trung hoa hay Việt nam các vị Đại sư, trong giới Cư sĩ trì tụng thần chú Vãng sanh không như tụng kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, hay kinh Niết Bàn… nhất là không tụng giống âm điệu tụng sám. Mà phải đọc tụng thuần thục, nhuần nhuyễn như âm vang, tụng nhanh từng chữ như gió thổi cờ bay phần phật, âm điệu như làn nước phun nhẹ tắm mát tinh thần, như mặt trời sưởi ấm giữa giá đông, như siêu độ các âm hồn siêu thóat, tĩnh lặng như hóa giải các nghiệp chướng trần lao, như cãm nhận sự linh nghiệm của thần chú. Có khi tụng vượt ra khỏi việc tính đếm công cứ, tụng hòai tụng mãi không biết bao nhiêu lần, thường là những người tu tụng thần chú thuần thục thì không còn tính theo công cứ đếm bao nhiêu biến nữa, mà tính bằng giờ phút. Hành giả vừa tụng vừa cầu cho pháp giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì pháp giới thanh tịnh, pháp giới thanh tịnh tức là cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà xuât hiện.

Kinh Viên Giác, Phật dạy:”tùy kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh”, tâm hành giả thanh tịnh, thì pháp giới xung quanh thanh tịnh. Thế nên người tu dù tu lâu hay mới tu, mình cứ thực tập thiền tụng, thì pháp giới tu, không mời gọi họ vẫn tìm đến học Phật pháp để tu; mời gọi họ tu sẽ đi ngược lại lời giáo hóa của Phật:”đạo Phật là đạo giác ngộ, tự mình giác ngộ lý chơn mà tu hành, Đạo Phật không phải là đạo thờ cúng, lạy bái theo hình thức rườm rà, hoặc giới thiệu rủ rê mọi người đến chùa đi cúng Phật, thờ phượng cho lấy có, có người hướng dẫn xin phép làm ăn, sử dụng bùa chú theo tà pháp, tác nghiệp lổ bang nhởn nhơ trước cửa Phật, làm lủng đoạn suy hoại chánh pháp, mượn đạo tạo đời…”, cũng không nên mượn Đức Phật để làm thần tượng thờ cúng bái lạy, trở thành tập tục mê tín dị đoan, tin mà không thành tựu theo ước nguyện thì niềm tin bị lung lay, bỏ đạo. Người tín đồ như thế gọi là không đủ phẩm chất, không chất lượng.
Người phát nguyện trì tụng thần chú vãng sanh, vì là thần chú ngắn ít chỉ có 59 chữ, nên ngòai việc tụng niệm công cứ ở trong thời điểm tập tu, các liên hữu tại gia nên tính đến thời gian, hoặc tính theo cây nhang đang đốt trên lư hương, có thể tụng thần chú tàn cả cây nhang thì không phải bị chăm chú theo dõi coi “chừng nào xong” đấy là một bệnh trầm kha của người tu.
Có thể khuyên trong giới cư sĩ mổi ngày tụng 1 lần, mỗi lần tụng 30 phút; trường họp nhập thất bảy ngày thì phát nguyện tụng thần chú mỗi ngày 4 thời khóa (sáng tối trưa chiều), mỗi thời khóa 1 tiếng đồng hồ; các liên hữu cao tuổi nhưng có sức khỏe, không bận rộn việc nhà, việc gia đình ổn định có thể nhập thất ba tuần lễ, nhập thất bảy tuần lễ, thọ trì đúng cách thì nghiệp chướng sâu nặng bao nhiêu nhất định cũng tiêu trừ. Làm đệ tử Phật phát nguyện tụng suốt đời thì rất quý báu.

Lực dụng

Người trì chú mà nhất tâm thì tự nhiên có sự linh ứng, trường họp có những vị không thông suốt chữ nghĩa, có khi tụng sai sót đôi chút không tổn hại, Phật vẫn chứng minh. Thần chú vãng sanh không làm trở ngại các pháp môn tu chính của những người con Phật.

Thọ trì thần chú vãng sanh, không nên quan niệm chỉ riêng cầu cho người qua đời, mà người hiện tiền không trì chú vãng sanh thì không dứt nghiệp chướng, nghiệp lực tuy không hình bóng nhưng không nhẹ nhàng chút nào, nhưng nếu phát tâm trì tụng thần chú vãng sanh thì nghiệp chướng tiêu trừ, thân tâm thư thái, dũng mãnh siêng tu các pháp môn khác, điều ngự các nghiệp chướng trong nhiều đời nảy sanh, chuyển hóa tâm hung ác thành thánh thiện, giúp người tu có cơ sở giải thóat những nghiệp lực hiện tiền.

Thần chú vãng sanh là chú lực của hành giả Mật tông, nhưng vẫn là pháp tu chánh của các liên hữu tu Tịnh độ, khi phát nguyện trì tụng không cần phải lập đàn, kiết giới, kiết ấn. Một cách khác, có thể tùy nghi đọc tụng mọi lúc mọi nơi, vừa hộ mình vừa hộ cho các âm hồn người đã khuất, xây dựng niềm tin Phật pháp cho mọi người, làm nảy sanh sinh khí trong đời sống thường nhựt.

Nghi thức chính

Trước ngày hòa bình chư Tăng Ni ở Tổ đình Linh Sơn, Tịnh xá Thắng Liên Hoa, Quan Âm Tu Viện, Long Sơn cổ tự khi phát nguyện tụng niệm thần chú thì thực hiện nghi thức như sau: - Dâng hương – Phát nguyện – Tán Phật – Đảnh lễ Tam bảo – Tụng Dương chi, Đại bi, Khai kinh kệ - Tiếp đọc bài thi kệ phát nguyện tụng chú Vãng sanh của Cửu Tổ Trí Húc Linh Phong. Đây là nghi thức tụng chú dành cho đại chúng cùng chung tu; nhưng nếu trì niệm cá nhân thì chỉ tụng bài kệ dưới đây rồi tiếp tụng thần chú vãng sanh:

Cúi lạy A Di Đà

Thần chú dứt gốc nghiệp

Cùng Quan Âm, Thế Chí

Hải chúng, Bồ tát Tăng

Con mê bổn trí quang

Vọng đọa luân hồi khổ

Nhiều kiếp không tạm ngừng

Không được cứu được nương

Nay được thân là người

Vẫn nhằm đời trược lọan

Dù lại dự Tăng luân

Mà chưa nhập Pháp lưu

Mục kích chánh pháp suy

Muốn chống sức chưa đủ

Chỉ vì từ đời trước

Chẳng tu thắng thiện căn

Nay tâm con quyết định

Cầu sanh Cực lạc quốc

Rồi ngồi thuyền bổn nguyện

Vớt hết kẽ trầm luân

Nếu con không vãng sanh

Thời khó toại bổn nguyện

Vì vậy với ta bà

Quyết định phải thoát lìa

Cũng như người bị trôi

Trước cầu mau đến bờ

Sau rồi tìm phương thế

Ra vớt người giữa dòng

Nay con chí thành tâm

Thâm tâm, hồi hướng tâm

Đốt cánh tay ba liều

Kết tịnh đàn một thất

Chuyên trì chú vãng sanh

Chỉ trừ giờ ăn ngủ

Đem công đức tu nầy

Cầu quyết sanh Cực lạc

Nếu con thối bổn nguyện

Quên tưởng về Tây phương

Thì liền đọa địa ngục

Để mau biết ăn năn

Thề chẳng luyến nhơn thiên

Cùng vô vi Niết bàn

Ngưỡng nguyện Phật oai thần

Lực vô úy bất cộng

Tam bảo đức vô biên

Gia bị cho đệ tử…

Chiết phục khiến bất thối

Nhiếp thọ cho tăng trưởng.

(trích Liên tông chư Tổ trang 174,175,176 sách Đường về Cực lạc
của HT Thích Trí Tịnh biên sọan)

Tụng 108 biến, tụng 10.800 biến, tụng 108.000 biến đều được.

Sau đó tụng Bát nhã, niệm Phật, Hồi hướng, Tự quy y.

Tuy có hướng dẫn tụng thần chú theo nghi thức trên, nhưng thường thì các liên hữu, nhất là ở tại Quan Âm Tu Viện chỉ tụng bài “Phát nguyện tụng chú vãng sanh” của Cửu Tổ rồi niệm thần chú vãng sanh mà thôi.

Sở dĩ có bài phát nguyện trên là do Tổ sư bị bệnh nặng, khi ngọa bệnh, lìa bỏ xác thân cả tuần lễ, do có lực sẳn nhất tâm cầu vãng sanh Tịnh độ nên khi hết bệnh, ngài phát nguyện kết đàn trì chú Vãng sanh, nên làm bài kệ phát nguyện; bài kệ rất thông dụng trong giới tu Tịnh độ.

Hiệu quả hành trì:

Người xưa tu hành, nơi thâm sơn cùng cốc, non núi, trong chốn thiền lâm hay sắp xếp chương trình tu “trú dạ lục thời”, tức là ngày đêm hành pháp tụng niệm sáu thời.

Trong cách thức trì chú vãng sanh, có nhiều nơi hướng dẫn cho cư sĩ ngày đêm tụng sáu thời, ngày ba thời: - 4 giờ – 8 giờ – 12 giờ; đêm ba thời: – 16 giờ – 20 giờ - 24 giờ, mỗi thời tụng 21 biến thần chú vãng sanh. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật ra máu, thập ác, tội hủy báng chánh pháp (bài bác kinh đại thừa phương quảng) và tránh được sự nhiễu hại của chúng ma quỷ, ác thần. Chư Tăng Ni trong các Tự viện lớn thường lập đàn nhập thất trì chú, niệm công cứ lên đến hằng trăm ngàn, hằng triệu thần chú.
Trong những năm 1970-1984, tại Quan âm Tu Viện Hòa thượng Tôn sư thường xuyên nói pháp sách tấn Tăng Ni tu hành; qua đó Thượng tọa Trụ Trì Thích Thiện Chơn, chư Tăng, chư Ni thường tìm những nơi tĩnh lặng, trong huê viên Tu viện để niệm công cứ trì chú đại bi, chú vãng sanh. Thường là các vị niệm được một chuổi 108 thần chú thì dùng chưn hương bẻ một đọan làm công cứ, trong một ngày mỗi vị có rất nhiều chưn hương để vào hộp công cứ; trình Thầy Tổ chứng minh, thời ấy các vị hành pháp rất có hiệu quả.

Quan Âm Tu Viện là nơi được Hòa Thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp Chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Hòa Thượng Thích Trí Tấn, thành viên Hội đồng Chứng minh, Trưởng ban Trị Sự Tỉnh hội Phật giáo Sông bé, Hòa Thượng Thích Huệ Hưng, Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, Hòa Thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch thường trực Hội Đồng Trị Sự Trung ương thân hành thăm viếng Quan Âm Tu Viện tỏ lời khen ngợi một tập thể tinh tiến chung tu.

Chư liên hữu tinh chuyên tu niệm Phật, nhưng có gia hạnh trì thần chú trọn đời hành pháp nhất tâm, ngày đêm tâm thanh tịnh thân trang nghiêm đạo hạnh thì thường được thấy Phật A Di Đà, chư thiên, thiện thần lai hộ trì, các cõi âm binh, thập lọai chúng cô hồn, ác thần không đến quấy nhiễu. Hiện đời được phước lạc, đến khi lâm chung, được Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc.

HT Thích Giác Quang
15/03/2011