Theo nguồn tham khảo
Kinh Phật giống như các chương trên, có ghi lại giai thoại Đức Phật hướng dẫn
nhà vua Ājātasattu (đã phạm tội giết cha mình) về những kết quả to lớn một
người sống đời độc thân ly tục hy vọng đạt được như sau:
“Một vị tỳ khưu nhập
thiền định (samadhi), do vậy tuệ giác ngài được thanh tịnh và sinh động, ngài
đã gạt bỏ hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh
hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới tạo ra Ý Sinh Thân từ thân
xác thô thiển này. Sắc (rūpa) đã tạo thành thân xác đó cùng với tuệ giác, cũng
gồm đầy đủ các chi và căn khác, hoàn hảo với những môn (mắt, tai, mũi. lưỡi,
thân và tâm); ôi Hoàng Thượng Vĩ Đại. Người đó giống hệt như kẻ được kéo ra từ
đám bùn lầy lau sậy“
Đoạn trích trên chính
là Đức Phật, một nguyên lý cơ bản nhờ đó ta hiểu được chân lý liên quan đến các
chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và Ý Sinh Thân của các chúng sanh đó hay cái
được gọi là “các Thiên Thể”. Từ ‘Dibbakāya’ nghĩa đen được hiểu là Thiên Thể
(thân xác mang tính thiên đường) là một từ chung chỉ những thành tố thuộc các
chúng sanh Hóa Sinh. Gồm cả những chúng sanh trong cõi khổ như Ngạ quỷ, Atula
và những chúng sanh thuộc cõi ma quái. Cũng như các sinh vật khác trong cõi
sướng được gọi chung là các vị thần hay là các chư thiên. Chính vì thế từ có
một ý nghĩa rất rộng dùng để ám chỉ các chúng sanh không giống con người kể cả
các chúng sanh siêu nhân nữa.
Hiểu được một cách
tường tận chân lý về các thành tố Ý Sinh Thân – tức lý do tại sao lại tồn tại
các chúng sanh này và bằng cách nào chúng xuất hiện, chắc chắn sẽ giúp làm gia
tăng niềm tin vào những kết quả nghiệp chướng và cuối cùng ta có được một niềm
tin không lay chuyển về chiều kích cuộc sống được gọi cách chung là nhàn cảnh
(diệu hỷ quốc) và khổ cảnh. Một phó phẩm phát sinh từ hiểu biết đúng đắn này là
một niềm tin vô tư về những thành tựu Đức Phật có được trong lãnh vực các phép
thần thông ngài có được như : việc Nhớ Lại Tiền Kiếp của chính ngài cũng như
tiền kiếp của nhiều người khác nữa. Hơn thế nữa am hiểu tường tận được những
chân lý về hóa tâm thông (Mind-made-body) sẽ đem lại kết quả thể hiện được nơi
hiểu biết tương xứng về chân lý cho rằng thân xác con người ta do thức hoặc
tâm. Điều này được thấy rõ khi Đức Phật đàm đạo với Trưởng lão Ānanda về Kinh
Mahānidāna, đề cập đến trong Đại Phẩm (Mahāvagga), một đoạn trích trong Trường
Bộ Kinh (10/74) như sau:
“Ôi Ānnada, nếu như
thức không thể lọt vào trong lòng mẹ, liệu Danh và Sắc có thể được sinh ra
trong đó hay không?”
“Thưa Đức Thế Tôn,
điều này không thể được,” Trưởng lão Ānanda trả lời.
Chính vì thế Đức Phật
nói tiếp. “Đây chính là trường hợp. Ôi ngài Ānanda, bất kỳ nơi nào xuất hiện
thức đều xuất hiện Danh và Sắc.”
Sự Mù Quáng Siêu
Nhiên
Theo quan điểm Phật
giáo, chẳng phải quá đáng cho rằng những ai không tự thể hiện (khẳng định) được
chính mình đầy đủ chân lý vừa đề cập ở trên nói về Đức Phật đều thực sự trở nên
mù quáng siêu nhiên và như vậy họ không thể hiểu được ý nghĩa sâu rộng các ân
đức nơi Tam Bảo. Đối với tuyệt đại đa số con người ta, “mù quáng siêu nhiên” đã
hạn chế tầm nhìn của họ, một hiện tượng trên bình diện vật chất thô thiển này
lại là một điều tốt nhất nhưng chỉ là một phần và vì thế không hoàn hảo. đây
chỉ là một thực chất sinh lý thuộc về di truyền hay, chính xác hơn, xuất hiện
chung với cha mẹ, và là một kết quả, một sản phẩm của tạo hóa. Hiểu theo bất kỳ
kiểu nào rất ít người dám tháo bỏ sự “mù quáng” đó để có thể nhìn thấy được
những sự thật về những lãnh vực khác trong cuộc sống. Cũng chính vì không thông
suốt chân lý vĩ đại này đa số đã có khuynh hướng không quan tâm gì đến qui luật
nghiệp chướng, hay nói theo kiểu hiện nay là hành động hay phản ứng lại cõi
siêu nhiên này. Coi nhẹ qui luật đầy ý nghĩa đang chi phối cuộc sống. Họ đã bị
thu hút vào việc nuông chiều giác quan, và đã bị tính đam mê lạc thú lấn át và
quên mất là trong cuộc sống của họ đâu chỉ có những gì ta quan sát được bằng
mắt trần (hay thực tế là còn có nhiều điều khác hơn là các giác quan thô thiển
của thân xác ta).
Sự so sánh của Đức
Phật thật đáng quan tâm. Người nói rằng nếu (thân xác siêu nhiên) một khi lìa
khỏi bản sao vật lý của nó cũng coi như là một con người được kéo ra khỏi vũng
bùn lầy lau sậy và trở thành một cây sậy linh thiêng. Theo Trưởng lão
Buddhaghosacariya, tác giả cuốn Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) điều này được
giải thích là mục tiêu của Đức Phật. Ở đây chính là ngài muốn truyền đạt ý
nghĩa cho rằng một thân xác do tâm tác tạo như thế dưới mọi khía cạnh giống y
hết như thân xác của một người đã đạt đến được những khả năng siêu phàm. Một
hình ảnh tương đương ta có thể nhìn thấy trong trường hợp một người đang lìa
khỏi cõi đời này các căn môn của họ không thể phản ứng lại với bất kỳ một kích
thích nào thuộc cõi đời này được nữa. Nếu như một người đã đạt được một mức độ
thiền thích đáng, một thân xác khác nữa sẽ hiện ra ngay trước mắt họ (họ có thể
nhìn thấy một thân khác nữa y hệt như thân xác đang nằm bất động đó) có nghĩa
là một thân xác tinh tế hơn, một Ý Sinh Thân dưới mọi góc độ đồng nhất với thân
xác đang nằm bất động trên giường. Ngay cả trang phục của Ý Sinh Thân đó cũng
giống hệt như thân xác chết nằm đó.
Điều này có nghĩa là
đối với một người đang trong cơn sinh thì, thân xác cõi trời của họ (nghĩa là
thân xác do tâm tác thành hay là Ý Sinh Thân) trước tiên phải lìa khỏi thân xác
trần tục này Nếu bằng bất cứ cách nào ta có thể thấy được Ý Sinh Thân đó, thoát
ra khỏi thân xác trần tục của nó, thì lúc đó ta chắc chắn người đó đã lìa khỏi
cõi đời vào giây phút đó, ta có thể nói chính xác đến từng giờ từng phút. Tuy
nhiên, những phương thế khiến ta thực hiện được điều đó chỉ có thể có được
thông qua sức mạnh thiền. Một người tự trang bị cho chính mình khả năng có thể
nhìn thấy bằng con mắt siêu nhiên của mình một cách chính xác lúc nào Ý Sinh
Thân của người đang chết đó rời khỏi thân xác thế tục của họ. Người đó có thể
làm được điều này mà không cần dùng tới con mắt thật của mình gì cả. Có nghĩa
là không cần nhìn vào con người đang chết đó. Biểu tượng sự chết thật quá rõ
ràng không còn nghi ngờ gì nữa. Như vậy sau khi nhìn thấy Ý Sinh Thân đó lìa
khỏi con người. Người đó nổi lên từ hành thiền và cho biết chính xác đến tận
phút khi nào thì cái thân xác đó đã chết.
Nếu vào này có ai đó
đã đạt được những khả năng Thần Túc Thông dứới mọi góc độ và người đó có thể
đứng ra đương đầu với những thách thức trước mọi nghi ngờ và mọi chứng cứ hoài
nghi xác thực, thái độ của những người đó xét dưới góc độ của tôn giáo nói trên
và do đó là hoài nghi chính các tôn giáo khác nữa, sẽ có thể thay đổi một cách
cơ bản và còn thay đổi đến tận gốc rễ để trở nên tốt hơn. Một điều hết sức ý
nghĩa đó là bất kỳ điều gì, cho dù có thể nào đi chăng nữa, cho dù người đó có
là một tỳ khưu, hay một tín đồ đạo hữu, nam hay nữ, già trẻ lớn bé. Vấn đề là
chính thành tích đó phải được kiểm nghiệm và chấp nhận một cách khoa học. Hay
ít nhất được tuyệt đại đa số những người trên thế giới đồng tình ủng hộ. Liệu
đây có phải là một giấc mơ trở thành hiện thực, là thái độ của mọi người và
phản ứng của họ về các hoàn cảnh đó sẽ mang tính xây dựng và đem lại nhiều ích
lợi hơn vào lúc này hay không. Những vấn đề và khó khăn cho dù là kinh tế chính
trị hay xuất phát từ nhận thức, chắc chắn sẽ được giải quyết một cách hiệu quả
hơn và sẽ được giảm thiểu tới mức tối đa. Chính vì thế mà sự băng hoại, bóc lột
và nhiều hình thức đạo đức xuống cấp từ bấy lâu nay đã làm xói mòn xã hội và
các quốc gia hiện nay. Tuy nhiên việc chấp nhận chân lý vĩ đại, phổ quát và
hiển nhiên này đã trở thành như là một hiện tượng giống như con người đặt chân
lên mặt trăng vậy.
Một Giấc Mơ Trở Thành Hiện Thực Chăng
Liệu “giấc mơ” này có
trở thành hiện thực nơi các giáo lý của các tôn giáo chăng, đặc biệt là nơi
giáo lý Phật giáo, một tôn giáo đã đề cập đến các hiện tượng này một cách trực
tiếp và dồi dào trong kinh Phật. Liệu giấc mơ này có trở thành một thôi thúc
đầy ý nghĩa để thể hiện được một ý chí mạnh mẽ hơn nơi một bộ phận dân chúng,
khiến họ cảm thấy hổ thẹn và sợ hãi khi làm điều không tốt, ngay cả khi không
có người nào chứng kiến hay biết được các hành vi đó. Nhưng xin nhắc lại một
lần nữa ước mơ này cần phải được giải thích một cách cặn kẽ trên cơ sở giáo lý
của Đức Phật, để có thể được áp dụng hiệu quả vào cuộc sống đời thường và nơi
các công việc của người đời. Bằng không, và đây là điều kiện vô cùng quan
trọng, hiện tượng này chỉ là nhân duyên khích động lên một phản ứng mơ hồ thay
vì một sự chấp nhận thông minh chân lý nghiệp chướng còn sót lại và có thể dẫn
đến lạm dụng thay vì sử dụng được một cách thông minh, khả năng siêu vượt này.
Đây là một ảnh hưởng vô cùng to lớn và có thể gây ra kết quả tai hại siêu
nhiên, giống như thân thể nếu không được kiểm soát chặt chẽ và đặt dưới kỷ luật
nghiêm ngặt, ảnh hưởng lôi cuốn của điều này sẽ vô cùng mãnh liệt một cách khác
thường. Trừ khi được đặt dưới chế độ kỷ luật nghiêm minh và kiềm chế nghiêm khắc,
rất có thể chúng sẽ tạo ra những hậu quả khủng khiếp, cho chính mình và cho
nhiều người khác ở mức độ toàn cầu.
Đối với những người
hoài nghi chân chính, các trích đoạn của Đức Phật về hậu quả cho rằng khi một
tuệ giác được thanh tịnh và trở nên linh hoạt sẽ xuất hiện khả năng tạo ra được
ý Sinh Thân tự nhiên đáng cần tới một suy tư cẩn thận, và kết quả là phải cần
đến một số giải thích như sau:
Giấc Mộng Là Hiện
Thực Khi Còn Đang Tiếp Diễn
Một người bình thường
luôn mơ mộng khi ngủ. Một điều hết sức rõ ràng là những gì diễn ra trong giấc
mơ - Bất kể điều gì thấy, nghe được v.v… đều do tâm tạo ra hay nói chính xác
hơn tất cả xuất phát từ Tâm Hộ Kiếp (Bhavañga-citta) có nghĩa là xuất phát từ
đáy tâm hữu phần hay là tận cõi lòng sâu thẳm. Như tất cả chúng ta đều biết,
vẫn tồn tại một thân xác khác nữa, thực tế và bền vững cho đến khi nào giấc mơ
vẫn còn tồn tại, không kể đến thân xác bất động và đang ngủ của ta. Thân xác
thứ hai hay là “song hành” đó hoàn toàn đầy đủ các chi, và cơ quan, cộng với
các giác quan có khả năng vận hành y hệt như thân xác của ta. Thân xác này có
thể cảm thọ, suy nghĩ và cảm nhận được những cảm xúc. Nói tóm lại, thân xác đó
hoàn toàn sống động như là thân xác tương đương của ta, cho dù cuộc sống của
thân xác này so với thân xác đồng hành của nó, rõ ràng là có ngắn ngủi hơn.
Nhưng sức mạnh những cảm nghiệm gặp phải trong những giây phút ngắn ngủi đó
chẳng có ngắn ngủi hay hão huyền một chút nào. Ngược lại còn rất mạnh và đôi
khi, đặc biệt trong trường hợp một đau khổ có cường độ mạnh, hình như còn tồn
tại vĩnh viễn nữa là đàng khác.
Tuy nhiên, vì hầu hết
các giấc mơ của chúng ta đều không mạch lạc và khó hiểu, phần lớn thời gian là
sản phẩm do chính những triền cái thường tự đánh lừa chính mình, nên chúng ta
thường có khuynh hướng đưa ra những kết luận khái quát và ngây thơ cho rằng các
giấc mơ chỉ toàn là ảo giác và chẳng đưa ra được những ý định trước đây. Cho dù
có một thực tế rõ ràng là một số giấc mơ đã thực sự được biết đến như là lời
tiên đoán cho những sự kiện trong tương lai một cách chính xác. Nếu chúng ta
xét đến những hiện tượng này với một thái độ không thiên vị và thực sự với một
tâm hữu phần tìm hiểu nghiêm túc, ta sẽ thấy cả hai thái độ kết án một cách
chung chung và một thái độ tin tưởng vô điều kiện những giấc mơ đều là những
thái độ quá khích. Chắc chắn sẽ phải có một thái độ trung dung cần tìm hiểu và
nghiên cứu với một cách tiếp cận phân tích và một tâm khoa học.
Có một điểm chung cho
cả hai hạng người mơ mộng và ngưòi nhập thiền sâu xa. đó chính là sự thức tỉnh
tâm như là điều gì đó đối kháng lại với tính vô ý thức của thân xác của chúng
ta. Chính vì thế ta có thể khẳng định được thành một công thức như sau. Nếu khi
tâm trở thành vô thức và được tách khỏi thân xác thô thiển của chúng ta, sẽ có
một Ý Sinh Thân khác xuất hiện để bù vào chỗ thân xác của ta ngay tức khắc. Đây
chính là thân xác do tâm tạo ra. (Ý Sinh Thân). Thân xác này xuất hiện trong
giấc mơ hoặc vào lúc chúng ta nhập thiền bậc cao. Cảm giác bay bổng lâng lâng
cùng xuất hiện trong lúc nhập thiền cũng chính là cảm giác của Ý Sinh Thân đó.
Chỉ có điều khác là, trong giấc mơ người ta bị tước đoạt mất chánh niệm đã được
kiểm soát. Trong những giây phút như vậy thì ước muốn bị khống chế, những tư
tưởng mong muốn và những tưởng tượng tình cảm được phép tuôn trào một cách
hoang dại. Kết quả là trong đa số những trường hợp như chúng ta đã thấy, chính
vì thế mà “chất cặn bã”tâm cho đến giờ vẫn thường được lắng đọng trong hữu phần
từ bấy lâu nay lại nổi lên và chơi khăm những người mơ mộng đó. Trong trường
hợp một chủ thể là người nhập thiền nghiêm túc từ đó một Ý Sinh Thân được tái
tạo ra, cũng xuất hiện một mức độ chánh niệm đủ để có mức độ tự kiềm chế cho dù
điều đó vẫn chưa đủ để sử dụng quyền lực tuyệt đối trên Ý Sinh Thân vừa được
tạo nên. Điều này không thể diễn ra được cho đến khi người đó đạt đến thiền bậc
bốn. Thì sức mạnh kiềm chế này mới kiềm tỏa được Ý Sinh Thân một cách hoàn hảo
vì theo Đức Phật chỉ ở mức độ chánh niệm này, thì thân xác mới được thanh tịnh
đồng loạt với phẩm chất hành xả được (upekkhāsatipārisuddhiṃ)
“Vùng Sáng Đan Xen
Nhau”
Khi chúng ta đạt đến
bậc thiền tột đỉnh, thường thấy xuất hiện nhiều loại cảnh tượng tâm đa dạng. Ở
đây, Ý Sinh Thân có thể được coi như là một “phôi thai”. Tâm đang đứng trước
ngưỡng cửa tách biệt khỏi cái lồng xác thịt. Nó xuất hiện trong vùng “sáng đan
xen nhau” giữa thức tỉnh và ngủ mê. Trong trường hợp chưa rơi vào giấc ngủ say,
những hình ảnh tâm sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn khi nhập thiền ngày càng
thêm mãnh liệt và hậu quả tất yếu là một hiện trạng ngày càng mất ý thức về
thân xác. Kể cả bất động và mệt mỏi, và cũng như nhĩ căn … nếu như hành thiền
tiếp tục được phát triển cho đến khi đạt đến bậc một và kéo dài từ năm đến mười
phút, thì chẳng còn cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào thuộc thân xác nữa. Cùng
lúc đó sẽ xuất hiện cảm giác của một thân xác khác tự động xuất hiện. Tuy
nhiên, ngay cả ở bậc thiền này (thiền bậc một) thì Ý Sinh Thân được tạo ra và
vẫn chưa được kiềm chế một cách tuyệt đối. Chỉ trong thiền bậc bốn thì sức mạnh
này mới hy vọng được kiềm tỏa một cách hoàn toàn. Khi đó hình ảnh tâm xuất hiện
một cách rõ ràng và sống động và cũng theo ý muốn của ta nữa có nghĩa là ngay
tức khắc.
Một hiện tượng cũng
đáng cho ta nghiên cứu thêm đó là có hiện tượng xảy ra trong rất nhiều trường
hợp các ông đồng bà bóng (mediums) thường có khả năng nói những tiếng lạ mà họ
chưa bao giờ có thể nói được trước đó, có nghĩa là trong lúc tỉnh táo và ý
thức, điều quan trọng là những tiếng lạ đó đôi khi lại tiên đoán chính xác
những sự kiện sắp xảy ra và không có trong mộng và có thể được chứng minh là
lời nói hay lời tuyên bố chính thức của các nhân vật nổi tiếng đã chết. Điều
này ít nhất cũng chứng minh được một điều là những người chết chẳng bao giờ
biến mất luôn. Nhưng họ vẫn còn sống và khỏe khoắn ở đâu đó, trong một chiều
kích nào đó mà chúng ta chưa khám phá ra. Theo giáo lý của Đức Phật, chúng ta
biết họ đang ở dạng các chúng sanh vô hình mà đa số đều cho là các chúng sanh
Hóa Sinh (Opapātika) một trong bốn cách tái sanh đã được Đức Phật mô tả trong
Kinh Mahāsīhanāda, trong bộ Mūlapaññāsaka thuộc Trung Bộ Kinh. (Middle Lenghth
Sayings)
“Tái sinh nơi cõi Hóa
Sinh là gì?” Đó là những chúng sanh thần tiên. Những chúng sanh tái sanh
trong địa ngục, một số con người (trong những giai đoạn tiên khởi của cõi đời
này và một số loại ma quái (Vinipāta)”
Đức Phật gọi những
chúng sanh này là Hóa Sinh (Opapātika) là vì thân xác và cuộc sống của họ hoàn
toàn do tâm mà ra. Điều này lại được khẳng định chắc chắn một lần nữa trong
Kinh poṭṭhapāda, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga, thuộc Trường Bộ Kinh
(Long Length Sayings đoạn 9/ 241)
Qua tâm thì Ngã
(atta) thu được điều gì? Vì Sắc của Ngã (atta) do tâm tạo ra, trọn vẹn với các
chi và đầy đủ các cơ quan hoàn hảo, và các giác quan hoạt động. Chính điều Ngã
(atta) thu được đó lại do tâm tác thành nên.”
Chính những đoạn
trích trên đây có thể so sánh với đoạn trích ngay ở trang đầu chương này. Để
cho độc giả có thể tự đi kết luận lấy cho mình thuận lợi cho mình, tôi trích
lại ngắn gọn đoạn trên dưới đây.
“Một vị tỳ khưu chủ
tâm nhập thiền định...hướng tâm trí tới việc tạo ra một “Ý Sinh Thân”... với
đầy đủ các chi và các cơ quan nội tạng, hoàn hảo với các môn...”
Chúng sanh Thuộc Hai
Cõi
Từ những trích đoạn
trên ta có thể đi đến kết luận là, ngoài việc chấp nhận rằng thực sự có việc các
chúng sanh vô hình là có thật được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika)
một vị tỳ khưu chủ tâm nhập thiền định tới bậc bốn có thể “tạo ra” một Ý Sinh
Thân khác hoàn toàn do tâm tạo ra. giống hệt như một Chúng sanh Hóa Sinh
(Opapātika). Mặt khác, một con người như vậy với khả năng tạo được cái gọi là
chúng sanh Ý Sinh Thân, nhờ thành tích đó người này có thể trở thành một chúng
sanh Hóa Sinh (Opapātika) theo ý muốn bất kỳ lúc nào, không nhất thiết chỉ sau
khi chết. Ta có thể nói, đây là một chúng sanh thuộc hai cõi, có khả năng di
chuyển thức qua lại từ cõi thô thiển hữu hình này đến chiều kích tinh tế, vô
hình thuộc cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Điều này có thể thực hiện được tuỳ ý
muốn và ngay tức khắc.
Để có thể nắm được khả năng này, hay đúng hơn là nắm được chân lý này một cách
tốt hơn. Điều cần thiết là ta phải nghiên cứu và hiểu rõ một trong những mô
thức của Đức Phật nói về y tương sinh (dependent origination) “Có thức là xuất
hiện Danh và Sắc” chấp nhận chân lý của mô thức này sẽ cho phép ta nhận ra, khi
con người ta sinh ra trên cõi đời này, chính thức là nhân duyên tác thành tạo
ra thân xác thô thiển từ máu người mẹ của ta. Tuy nhiên xét về góc độ thể chất,
chúng ta đều biết các phần của thân xác chúng ta như tóc, răng, móng tay móng
chân, xương cốt v.v… xuất hiện thông qua nguyên lý nuôi dưỡng do máu huyết của
người mẹ ngày từ khi toàn bộ những bộ phận này mới chỉ là một phôi thai nằm
trong bào thai người mẹ. Đến đây tiến thêm một bước nữa, chúng ta cần phải biết
thêm điều gì lại có khả năng biến đổi máu của người mẹ trở thành những thành tố
cấu thành đó trở thành nhứng bộ phận rắn chắc mà ta gọi là máu, tóc, răng xương
v.v…
Từ những trích đoạn
nơi giáo lý của Đức Phật ở trên, nếu như khái niệm “tạo hóa” vẫn còn được coi
trọng, chúng ta có thể nói “tạo hóa” chẳng là gì khác hơn là thức hay là “tâm”
là điều Đức Phật muốn ám chỉ. Tâm này đứng đàng sau qui trình hơi thở của cuộc
sống đối với bào thai trong lòng mẹ, biến đổi thức ăn được tiêu hóa thành máu
và máu tức là các thành tố khác nhau của máu lại biến đổi thành tóc, móng, răng
v.v… làm thành một cơ thể vật lý. Chính vì thế đây là luật tự nhiên “tạo hóa” ở
một mức độ tinh tế hơn, hay là cùng một cách thức, tỷ dụ như luật trọng lực,
trong bình diện vật lý. Làm cho một vật rơi xuống trái đất vậy.
Đến đây, điều gì Đức
Phật đã nhìn thấy hay thể hiện được khiến ngài nói lên điều đó? Trong Kinh Phật
chúng ta thấy, trong số những khả năng tạo ra “Ý Sinh Thân” có thể được phân
biệt, hay là được tác tạo thành thông qua thành tích những khả năng siêu nhiên
của ngài. Nhờ đó ngài đã biết được những cõi khác của cuộc sống là có thật và
những chúng sanh cư ngụ trong các cõi đó được gọi chung là chúng sanh Hóa Sinh
(Opapātika), kể cả tuệ giác trổi vượt hơn hẳn những chúng sanh Hóa Sinh
(Opapātika) này, tuy nhiên những chúng sanh này đã biến hóa một cách cao hơn.
Điểm này đã được đề cập đến trong chương hai trang 61, bàn về tuệ giác của Đức
Phật được gọi là Adhidevañāṇadassana. Vì đối với nhiều người một cách chung chung, có rất ít
người, nếu không phải chỉ có một số rất ít nhìn ra được một chúng sanh Hóa Sinh
(Opapātika) là có thật. Trong số rất ít đó, lại chỉ có một số ít hơn không tin
vào những gì họ nhìn thấy; họ cũng chẳng hiểu họ nhìn thấy như thế nào và tại
sao họ lại có được cảnh tượng đó. Trong nhiều trường hợp họ lại gạt điều đó
sang một bên, kết luận là đó chỉ là ảo giác và dừng lại ở đó.
Với sự chấp nhận
nguyên lý “thiên nhiên” hiểu theo nghĩa rộng này, ta có lý khi nói rằng điều
kích hoạt những cơ quan giác quan, khiến mắt có thể nhìn thấy được, tai nghe
thấy, mũi ngủi được, luỡi nếm, tay sờ mó, và suy nghĩ được, chẳng là gì khác
hơn là chính thức hay là “Tâm”đóng vai trò một “động lực đầu tiên” (First
mover) hay là một lực chuyền đứng đằng sau hành động thấy, nghe, ngửi.
v.v…Chính vì thế khi động tác nhìn diễn ra, chính là “tâm” hay nhãn thức nhìn
thấy vậy (thông qua thần kinh nhãn). Cũng như vậy khi có động tác nghe, hay
ngửi nếm, tiếp xúc và suy nghĩ. Cũng y hệt như vậy chính thức hay là “tâm” thực
hiện điều này. Tâm thực hiện hành động này thông qua các “kênh” hay là các công
cụ là mũi, lưỡi, thân xác (da) và cái được gọi là ý hay là “tâm” chính vì thế
mà Đức Phật dùng một từ là Nhãn Thức (Cakkhurññāṇa) có nghĩa là thức
thông qua mắt sotaviññaṇa- Nhĩ thức tức là thức thông qua tai v.v… chấp nhận những định
nghĩa nêu trên sẽ dẫn đến tuệ và trí cho rằng không phải mắt nhìn thấy cũng
chẳng phải tai nghe, hay mũi ngửi được v.v… nhãn xứ,nhĩ xứ, tỷ xứ, và các xứ
khác chỉ là những sắc thần kinh hay là những kênh thông qua đó “Tâm” có thể
thực hiện nhiệm vụ của mình. Chính vì thế các xứ vừa kể không phải là nhân
duyên của những nhiệm vụ đó. Điều này giống như một cây mọc lên từ những hạt
giống của cây đó, mới là nhân duyên của các cây đó. Điều này đúng như vậy. Đất
trồng có thể đóng vai trò bổ sung hay là phương tiện cho cây mọc lên mà thôi.
Bản thân của đất trồng không thể đem sự sinh ra cho cây, cho dù không có đất
thì cây không thể phát triển được. Cũng như vậy đối với những điều kiện khí
hậu, độ ẩm, chỉ được dùng như là những nhân duyên hỗ trợ cho cây lớn lên. Nếu
ta cho là chính mắt có thể nhìn thấy chẳng lẽ là chúng ta cao bằng cho là đất
trồng đã làm nảy sanh ra cây hay sao. Đây chính là một đánh giá quá cao và tạo
ra những hiểu lầm nghiêm trọng ở mức độ một sự thật tuyệt đối hay là phân tích
đến cùng mà ra. Chính vì thế chúng ta không nên phóng đại quá khi nhấn mạnh đến
nguyên lý tuyệt đối này như là điều gì đi ngược lại những nguyên lý qui ước.
Mục tiêu và ý nghĩa
Còn có một chân lý
khác nữa không được coi nhẹ, một nguyên tắc cho là bất kỳ điều gì được sản sinh
ra trong thiên nhiên hiểu theo ý nghĩa qui ước của từ ngữ đều không nhằm đến
một mục đích nào hay đem lại một ý nghĩa nào cả. Có nghĩa là thiên nhiên không
hàm chứa một ý định nào hay một ước muốn nào ở phía sau cả. Điều này ta có thể
thấy trong cơn gió thổi, cây đổ, lửa cháy trụi nhà, mưa đổ xuống, hay sấm sét
nổi lên. Một điều rất thực là chúng ta có thể giải thích những hiện tượng đó
xảy ra. Nhưng chúng ta không thể nói được tại sao hay vì mục đích gì những điều
đó lại xảy ra giống như vậy. Điều này thì hoàn toàn khác so với những gì đã xảy
ra đối với những gì được thức hay “tâm” tạo ra. Vì chúng ta có thể nói cho mọi
người biết về mục tiêu hàm chứa trong đó hay là một ý định, có nghĩa là một ý
nghĩa hàm chứa đàng sau sự việc đó. Toàn bộ các căn các chi nội tạng trong con
người được tạo nên không do ngẫu nhiên, nhưng để nhằm phục vụ cho một mục đích
gì đó.. tóc, răng, xuơng, tim gan phèo phổi và các thứ khác tất cả đều có mục
đích riêng của nó. Tất cả có bằng cách này hay cách khác đều có liên hệ với
nhau, hay đan xen vào với nhau trong một hệ thống, ở đây là thân xác của con
người. Ngay cả bộ não cũng chỉ là một kênh thông qua đó thức hay là “tâm” thực
hiện nhiệm vụ dưới dạng suy nghĩ hay cảm nhận (tình cảm).
Nếu chúng ta dừng lại
và nhìn vào các phần khác nhau của một cỗ máy do con người tạo ra, chúng ta sẽ
thấy mỗi một bộ phận hay toàn thể cấu trúc của cỗ máy đều nhằm thực hiện một
mục tiêu này hay mục tiêu khác nào đó. Chẳng có bộ phận nào được chế tạo mà
không nhằm một mục tiêu nào cả. Đương nhiên điều này là do kết quả của bộ não
con người tạo ra. Cùng một cách thức như vậy và theo một nghĩa rộng. Mỗi một bộ
phận và toàn bộ các bộ phận của thân xác con người ta được biết là đã tồn tại
nhằm một mục tiêu duy nhất là tương quan với các bộ phận khác, toàn bộ các bộ
phận gom lại chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng toàn bộ thân thể con
người. Chúng không xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay không có mục tiêu nào cả.
Vì chúng đều là công trình của tâm. Giống hệt như mỗi chi tiết trong một cỗ máy
đều là công trình của trí óc con người. Chấp nhận sự thật này, chúng ta sẽ hiểu
được tuệ hay là “tâm” và khối óc của con người không phải là một; cả hai cũng
không thuộc một lãnh vực giống nhau. Trí óc chỉ là dụng cụ, hay là kênh truyền
tải những thể hiện hay những biểu lộ của “tâm” mà thôi. Tác giả muốn cung cấp
cho bạn đọc những sự thật này như là một món ăn tâm dành cho những người có tư
duy và dành cho ai hoài nghi chính cống, có nghĩa là những ai còn tha thiết với
tâm rộng mở và chấp nhận những sự thật mới thông qua những sự kiện xem ra đã có
vẻ “xa lạ” nếu không muốn nói là kỳ quặc trong tâm của họ.
Hơn thế nữa, với từng
bộ phận của cơ thể đều có những chức năng đặc biệt cho thân xác, một điều tiếp
theo đó là các hành động và từng hành động một hay từng cách thức cư xử của
những bộ phận đó sẽ chắc chắn được điều hành cho phù hợp với những mục tiêu đã
được định trước cho chúng. Đây lại là một bằng chứng nhờ đó liên quan đến “tác
nhân” đàng sau những sự việc đó, những thái độ đó hay những qui trình đó, có
nghĩa là tiềm thức hay “tâm” được gọi là “động lực đầu tiên” (prime force) hay
là một lực truyền (driving force) nếu bạn muốn gọi là như thế. Thế nên, nếu
thứchay “tâm” có thể tạo ra được một thân xác thô thiển. Thì với những tác nhân
hỗ trợ của cha mẹ, khí hậu và những thành tố khác của trái đất này, tại sao
không thể tạo ra được từ những động lực sáng tạo của riêng mình một thân xác
tinh tế, độc lập khỏi cõi vật chất này những nhân duyên tác thành dụng cụ –
theo đúng chiều kích của mỗi thành phần?
Thức Hay “tâm” thuyên chuyển
Đương nhiên đây chỉ
là một lý luận theo kiểu lô-gic, một lối suy ra từ những thành tố đã biết rõ
suy ra những sự kiện chưa được biết. Từ những sự kiện đã quá rõ ràng đến chân
lý xem ra bí hiểm. Nhưng chính như vậy chân lý to lớn và sâu xa đã được khám
phá. Nếu chúng ta chú tâm tiếp tục một cách cẩn thận và có hệ thống với những
lý luận của chúng ta, đối với những ai có được những sức mạnh siêu phàm như thể
Đức Phật và một số các đồ đệ của ngài, chắc chắn đây chính là sự thể hiện của
họ, là thắng trí của họ vậy. Họ đã có khả năng tạo ra được hay phân biệt được.
Chỉ để xem được, một “Hóa tâm thông” ngay cả khi họ vẫn còn sống trên trần gian
này. Một điều mở ra như vậy, những bậc thánh nhân như đã đề cập đến ở trên là
những con người thuộc hai cõi. Có khả năng di chuyển thức của họ qua lại giữa
trần gian thô thiển này sang cõi vô hình thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika) theo ý
muốn và ngay lập tức. Hơn thế nữa họ còn có khả năng biết được, vì họ có khả
năng nhận ra, người chết hiện đang được tái sanh ở nơi nào sau khi họ đã từ
biệt cõi đời này. Bằng cách nào họ đã đến được đó và cõi nào hay môi trường nào
hiện họ đang trú ngụ. Điều này thông qua sức Thiên Nhãn Thông (clairvoyance)
của họ mà có. Đặc biệt là Đức Phật, ngài còn có một tuệ giác thêm vào đó như đã
được mô tả trong chương bàn về Nhớ Lại Tiền Kiếp, khả năng này còn cho phép
ngài nhìn thấy cuộc sống quá khứ của bất kỳ người nào theo ý ngài muốn. Như vậy
ngài có thể nhận ra cuộc sống người đó đã sống, người đó đã sống ở đâu, tên là gì
và hoàn cảnh gia đình ra sao và những dữ liệu có liên quan.
Động lực đầu tiên
(prime mover) có nghĩa là thức (tâm) có khả năng tạo ra và nuôi dưỡng bất kỳ
hình thức cuộc sống nào, ở đây còn gồm có cả cuộc sống của súc vật và cây cối
nữa. Bất kỳ nơi nào có cuộc sống, dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có thức
(tâm) hiện diện. Chính vì thế đây chính là ‘bản chất’ theo nghĩa rộng, tạo
thành và duy trì sự sống, biến đổi thực phẩm trở thành máu và các thành phần
khác của một hệ thống thân xác, cho dù đó là của con người, súc vật hay cây
cối. Cuộc sống đó xuất hiện rất đa dạng là do rất nhiều những chi tiết phong
phú khác nhau thuộc các mức độ hay chất lượng của chính thức đó. Một bài kệ mở
đầu cho tác phẩm Pháp Cú Kinh (Dhammapada) được trích ở đây để xác thực chân lý
này. Hiểu theo nghĩa đen cho rằng tâm (ở đây được hiểu là thức hay là tâm)
chính là tiền thân của các pháp. Trổi vượt lên trên hết mọi tâm, toàn bộ các
pháp đều do tâm mà tạo thành. Lại còn một câu trích trong Kinh
Cūlakammavibhanga [1] cũng đáng được lưu ý như sau. Chính là do “Kammaṃ satte vibhajati
yadidaṃ hīnappṇītatāya: Nghiệp chướng khiến cho mọi chúng sanh khác biệt lẫn
nhau. khiến cho chúng sanh từ chỗ thô thiển và trở nên tinh tế.”
Còn về di truyền thì
sao?
Một vấn đề đang được
nghiên cứu tìm hiểu nổi lên ở đây cho là tại sao thức hay là “tâm” đã thực sự
trở thành một lực tạo thành thân xác, một thân xác giống như một kết quả của
lực tác tạo xuất phát từ cha mẹ, ít nhất hay trong một vài trường hợp ở một mức
độ đáng kể, điều này hoàn toàn ăn khớp với cuộc sống hiện thấy được trên thế
giới hiện nay. Điều này có phải là khái niệm về di truyền không có một chút sự
thật nào hay sao?
Câu trả lời là di
truyền cũng góp phần đáng kể trong toàn bộ qui trình này. Nhưng không phải là
thành tố hay nhân tố duy nhất trong qui trình này. Vẫn còn một thành tố khác
nữa cần được nghiên cứu nếu chúng ta muốn nhìn vào hình ảnh nguyên trạng của
toàn bộ vấn đề. Đây chính là thức giới đứng đàng sau qui trình sắc. Cũng phải
nói thêm, đây là một qui trình sáng tạo nói về danh và sắc trong lòng mẹ. Chính
vì thế, cả hai gộp lại nhiệm vụ với nhau trên cõi đời này lại có thể phân biệt
được một cách đều nhau. Nhưng ở góc độ cuộc sống siêu hình thuộc cõi Hóa Sinh
(Opapātika) thì không cần thiết phải có cha mẹ và như thế vấn đề di truyền theo
như chúng ta hiểu không có phần can dự nào cả. Như chúng tôi đã đề cập đến ở
trên. Một người chết tức là thân xác thô thiển này sắp phải chết hay là tan rã
thì thân xác Hóa Sinh (Opapātika) liền xuất hiện ngay vào sát na giống như bản
sao thân xác thô thiển này vậy. Thân xác này cho đến khi nào còn tồn tại trên
bầu khí quyển này tức là ngôi nhà cũ của nó. Tức là cõi đời này, cho đến khi
nào người đó chưa được đưa đến một cõi nào đó tương xứng với nghiệp chướng vào
sát na thân xác của người sẽ nhận lấy hình thù, nét đặc trưng và sự tinh tế của
cõi đó, là thân xác Hóa Sinh (Opapātika) này hay bạn có thể gọi đó là thân thể
được tái sanh nơi tâm hữu phần có nghĩa là Tâm Hộ Kiếp (Bhavaṇga-citta) không có
cha mẹ theo ý nghĩa của từ chúng ta thường hiểu trên cõi đời này có ảnh hưởng
gì hay giữ vai trò gì trong đó. Cho dù cho mẹ có tạo ra được hiệu quả nghiệp
chướng gì người đó đã tích lũy được từ xưa đến giờ. Cho đến nay đã có đủ bằng
chứng để khẳng định điều đó đối với những người nghi ngờ chân chính., nơi những
ai tự cho mình là đã nghe theo lý lẽ ở một mức độ nào đó.
Như trên đã đề cập
đến thân xác hóa sinh (Opapātika) cũng có các bộ phận và các chi giống y như
thân xác. Thân xác đó cũng có năm căn có thể hoạt động tốt – Nói chung, không
nói đến căn thứ sáu có nghĩa là tâm trong nhiều trường hợp còn có thể hoạt động
tốt hơn. Đặc biệt những người đang trong nhàn cảnh chấp nhận điều này là có
thực. Vì vẫn còn có một điều nghi ngờ- và còn là một nghi ngờ hợp lý nữa là
đàng khác. Đó là làm thế nào và tại sao thức có thể biết được điều gì đã được
tác tạo ra và dùng vào mục đích gì nơi một cỗ máy phức tạp cao độ như vậy được
gọi là một thể xác. Về câu hỏi này tôi muốn đưa ra ý kiến riêng của tôi là điều
này chính là tài khéo và sự lưu loát bao trùm lấy chính thức vậy. Một cặp song
hành có thể rút ra được từ cùng một khả năng trong lãnh vực trần tục như trong
khoa học, toán học, kiến trúc và nhiều môn khác nữa đối với những ai đã kinh
nghiệm qua được trong lãnh vực riêng của mình khối kiến thức ngầm hiểu các câu
hỏi bằng cách nào, tại sao và lý do gì việc làm đó lại tự động diễn ra, hay
bằng trực giác, hầu như chỉ trong một giây lát, tuy nhiên cho dù chúng đã đạt
được những tư liệu cần thiết để thực hiện như vậy. Những điều này còn cần nhiều
thời gian và cố gắng và rất có thể còn cần nhiều nhân tố phụ trợ khác nữa như
là người tổ trưởng và các công nhân dưới quyền ông thể hiện những tư tưởng và
chương trình của họ. Trong khi đó ở trường hợp thức hay là “tâm”, đặc biệt đối
với việc sáng tạo ra thân xác Hóa Sinh (Opapātika) thì toàn bộ nhưng vật liệu
cần thiết đã được gắn kết nơi chính trong đó, những “tư liệu” này thực chất
cũng là sắc pháp, nhưng ở một góc độ tinh tế hơn hay với một từ hiện đại và
khoa học, những “pháp đó” thuộc tần số rất cao hay là thuộc siêu tần số, nhưng
dẫu sao chúng vẫn là sắc pháp. Trong Đạo Phật, thân xác đựơc tinh luyện bao gồm
những giới đã được thanh tịnh và được gọi là Sắc Tế (Sukhumarupa) trong khi đó
thân xác thô thiển thuộc cõi trần gian này được gọi với tên là Sắc Thô (Olārikarūpa).
Vì thế cả hai loại thân xác đều xuất phát từ một nguồn gốc giống nhau. Có những
trường hợp một số người thường nhìn thấy sự xuất hiện của thân xác Hóa Sinh
(Opapātika) của một người chết trong trường hợp phải chết tức tưởi như bị tai
nạn chẳng hạn. Thân xác Hóa Sinh (Opapātika) có thể quay trở lại thăm các người
thân hay bạn bè của mình y hệt như tình trạng diện mạo khi bị giết trong tại
nạn. Máu chảy từ vết thương, xương xẩu bị gẫy giống như các bộ phận của thân
xác lúc bị tai nạn. Kể cả nước tiểu và phân thường thấy nhắc đến nữa, đây lại
là một bằng chứng nữa thường được dùng để xác nhận chân lý cho là thân thể Hóa
Sinh (Opapātika) có thể giống hệt như bản sao thân xác cõi trần của nó vậy. Như
đã nói ở trên ít nhất cũng vào lúc này.
Siêu Hình Là Nguồn
Hữu Hình
Điều này cũng có thể
giúp loại bỏ được một loạt những nghi kỵ nơi một số người không hiểu được bằng
cách nào, thức có thể tạo ra được một thân xác khác tinh tế hơn là bản sao trần
tục của thân xác đó. Tôi muốn tái khẳng định ở đây rằng, vì thân xác được tinh
tế của chúng sanh hóa sanh (Opapātika) là một vật giống hệt như bản sao thân
xác con người ta, thân xác này phải được tác thành bằng bốn giới đó là: đất
nước gío và lửa. Phần rắn chắc của thân xác hóa sanh, chính vì thế mà có phần
kém hơn đôi chút mặc dù hay là vì thân xác này có hơi tinh tế hơn một chút.
Thực chất chính vì điểm nó được tinh tế và vô hình đó là lý do tồn tại (raison
d’être) nguồn gốc của sự kém tinh tế và hữu hình. Chính vì thế mà, lấy thí dụ
như tóc và xương thường tồn tại trước tiên nơi một tần số cao hơn trước khi
xuất hiện ở một tỷ lệ tần số thấp hơn. Chứng cớ có rất nhiều nơi những vật tồn
tại trên trái đất của chúng ta, nếu chúng ta ngưng suy nghĩ đến chúng trong
giây lát. Không khí, hay gió, khí ga và nhiều hình thức năng lượng đa dạng là
những ví dụ cụ thể cho sự thật này. Bất kỳ điều gì con người đã thực hiện trên
hình thức sắc hữu hình này đều là thí dụ điển hình như là một định luật phát
xuất từ hình ảnh tâm của con người đó mà ra. Điều đó xuất hiện trước tiên trong
tâm người đó dưới dạng một vật vô hình.
Nếu chúng ta ngừng
suy nghĩ về điều kiện thuộc những lãnh vực vô sắc trong Phật giáo thường gọi là
Thiền Vô Sắc Giới (Arūpajhana), tức là những cõi thuộc những ai đã đạt đến được
Thiền Vô Sắc, chúng ta sẽ thấy làm thế nào sự vô hình có thể tồn tại được mà
không có sự hữu hình, tức là “Danh” vô “Sắc” trong khi đó ngược lại thì không
thể được. Trong ngôn từ khoa học hiện đại, trong một số trường hợp tuyệt đối và
cá biệt, điều này giống như danh chỉ có thể tồn tại được mà không có sắc, nhưng
lại không thể ngược lại được. Chính vì thế đây là một ngoại lệ. Tuy nhiên, đây
là một ngoại lệ rất có giá trị chứng tỏ rằng bằng cách nào đó một điều gì đó có
thể tồn tại không cần đến vật gì khác, mà vật này không thể tồn tại được nếu
không có điều này..
Trong trường hợp như
thế, có thể đặt thành một qui luật cho rằng, chỉ trừ trong trường hợp những cõi
thiền vô sắc giới (formless Jhana), còn trong toàn bộ các cõi khác thuộc các
chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) đều thấy xuất hiện điều được là bốn giới: địa,
thủy, khí hay phong và hỏa, đương nhiên sự khác biệt, hệ tại ở trình độ và mức
độ trưởng thành siêu nhiên cũng như trình độ sắc tế mà ra có nghĩa là bốn
“giới” như là kết quả xuất phát từ đó. Đây là sáu cõi Dục Giới (kāmāvacarabhūmi)
có nghĩa là các cõi dục, có thể nói đây là các nhàn cảnh (tuy nhiên hạnh phúc ở
đây lại rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ) bốn khổ cảnh (apāya) và mười sáu
cõi Thiền Sắc Giới (rūpajhāna).
“Lúc này sức mạnh
sáng tạo của “thức” (tâm) cũng lệ thuộc vào sắc rất nhiều, có nghĩa là bốn
“giới” của mỗi cõi. Như vậy trong cõi thế gian thô thiển, thì sắc thô thiển lại
đóng một vai trò làm chậm lại qui trình sáng tạo. Chính vì yếu tố này mà giai
đoạn thụ thai đối với con người cần tới chín tháng trước khi sinh khởi thực sự
có thể diễn ra. Nơi súc vật giai đoạn này có thể thay đổi, nhưng chắc chắn phải
có một thời gian nào đó lâu dài hơn kém so với con người. Trong khi đó sinh
khởi của súc vật vào cõi Hóa Sinh (Opapātika) diễn ra giống như con người, xảy
ra ngay lập tức, sức mạnh tái tạo của thức có tiếng nói tuyệt đối ở đây. Bất kỳ
giới nào trong bốn giới đó đều có thể được rút lại và lợi dụng Sắc thân thích
ứng ngay với sự tinh tế của các cõi đó. Khả năng rút bất kỳ thứ gì rất cần
thiết đối cho qui trình sáng tạo lại là một khía cạnh lưu loát khác của thức
(tâm). Ngoài sự lưu loát như đã đề cập đến ở trên, điều này giúp am hiểu được
điều gì nên được tác tạo và dùng vào mục đích gì, và điều quan trọng nhất là
tác tạo bằng cách nào, nghĩa là biến đổi chúng nhằm đáp ứng nhu cầu ngay tại
chỗ.
Yếu Tố Song Hành Và
Bổ Sung Cho Thức
Từ những đoạn đã được
thảo luận cho đến lúc này, thẳng thắn mà nói ta thấy thân xác được sinh ra hay
xuất hiện không chỉ thông qua những thân căn hay đi kèm với nhiều giới khác
nhau theo một tỷ lệ thích hợp và do những phản ứng hóa học xuất phát từ đó thôi
đâu, nhưng còn có một nhân tố quyết định đàng sau qui trình đó. Nhân tố này
Phật giáo gọi là Thức (Viññāṇa). Tuy nhiên ở mức độ phân tích sâu xa hơn, có một vài yếu tố
song hành cùng xuất hiện chung với Thức. Liên quan đến tâm của những người đời
thường, Đức Phật đã mô tả những yếu tố này là Xúc (phassa), (Cetanā) hay là sở
hữu tư, Ái dục (Taṇhā) và Thủ (Upādāna). Toàn bộ những yếu tố này đi kèm theo một
cách tự nhiên cùng với một hiện tượng chẳng hạn như Nhãn Thức hay còn gọi là
Cakkhuviññāṇa. Điều này đã được đề cập đến trong điều gọi là y tương sinh
(dependent origination) hay còn gọi là duyên khởi (paṭiccasamuppāda) nguyên
lý này đã được trình bầy trong cuốn sách hiện đã được dịch sang tiếng Anh có
tựa đề là BUDDHILOGY hay là BUDDHAVIDYA. Tóm lại, mục đích của tôi là nhấn mạnh
đến chân lý cho là thân xác, cho dù là của con người, loài vật hay là một chúng
sanh Hóa Sinh (Opapātika) cả trong nhàn cảnh cũng như trong khổ cảnh, đều gồm
có hai phần cơ bản, đó là sắc và danh, mỗi thành phần này lại còn được chia
thành nhiều phần phụ nữa thuộc nhiều thành phần nhỏ khác nhau, ta có thể nói
như vậy hoặc là các yếu tố đi kèm theo với hai yếu tố cơ bản đó. Chính vì thế
theo lời dạy của Đức Phật trong Kinh Cūlakammavibhañga [2] kết quả là chúng ta
phải chịu nghiệp chướng là do những tài sản của chúng ta, những di sản của
chúng ta, do sanh thân quyến, và nơi nương tựa của ta nữa. Bất kỳ điều gì chúng
ta thực hiện. Cho dù tốt hay xấu, chúng ta buộc phải trải qua những hậu quả đó.
Một tác phẩm biên
soạn kỹ càng và nghiêm túc về những lời dạy của Đức Phật sẽ chiếu rọi một ánh
sáng về chức năng của cha mẹ chúng ta, về di truyền, về cuộc sống của mỗi con
người. Ít nhất chúng ta sẽ có thể biết được, chúng ta được thừa kế bao nhiêu từ
phía cha mẹ chúng ta, có nghĩa là do nghiệp chướng chúng ta tích lũy được từ
xưa nay nhiều hơn là từ những gì cha mẹ chúng ta để lại như: những nét đặc
trưng, màu da, và những đặc tính khác liên quan đến thân xác của chúng ta.
Trong thực tế những đặc tính thân xác đó phải đảm nhiệm một số hay nhiều điều
từ phía cha mẹ chúng ta. Khí hậu và giống nòi chúng ta được sinh ra. Trong Y
tưởng sinh, Đức Phật đã đề cập đến hậu quả cho là Ái dục (Taṇhā) hay là ước muốn
và Chấp thủ (Upādāna) hoặc giả tham lam đã truyền lại cho con người những gì đã
được thừa hưởng, để trở thành một người hiện hữu. Nếu xét đến khía cạnh siêu
nhiên chắc hẳn phải có gì đó truyền lại “đôi điều gì đó cho tất cả chúng ta,
chắc hẳn chỉ có cặp sở hữu tư là ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna), do đó chúng
ta thừa hưởng tất cả nhào nặn thành con người chúng ta có hiện nay, Dù ta có
biết hay thích điều đó hay không. Vì đây là một qui trình tự nhiên (không chủ
tâm) y hệt như hệ thống tiêu hóa của chúng ta vậy.
Di Truyền Sinh Học
Sau Khi Chết
Chức năng của di
truyền sinh học, cần được nghiên cứu, vẫn còn phần vụ tích cực sau khi con
người ta đã chết, thực vậy, như đã nói đến ở trên, tạm thời lúc này người chết
sẽ hiện nguyên hình thân xác và những nét đặc trưng của con người cũ, kể cả
quần áo họ đang mặc trong người. Điều này diễn ra như khi họ vẫn còn sống trên
đời này, là ngôi nhà xưa của họ. Một thời gian sau họ mới được nhập vào cõi
thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên, lúc này mới diễn ra thay đổi cho hợp
với đặc tính môi trường nơi họ được chỉ định cho cư ngụ. Từ đây trở đi di
truyền siêu nhiên sẽ diễn ra và họ sẽ trở thành điều họ đáng được một cách siêu
nhiên.
Chân lý này cho ta
biết thêm một điều đó là: Trong Tiềm Thức (tâm) mọi người chỉ trừ trí của bậc
thánh A-la-hán, luôn hàm chứa một lượng, hay một mức độ ái dục (Taṇhā) và thủ chấp
(Upādāna) nào đó và dĩ nhiên đó là lượng thiếu hiểu biết, tức là Vô minh
(avijjā). Như vậy, nếu trong mọi sinh vật đều có Thức, ngay cả ở mức độ vi mô,
tức mọi tế bào sống, thì hậu quả cũng là thức hiện hữu trong tinh trùng người
nam chẳng khác gì nơi một đơn vị nào khác – nếu như “đơn vị” được coi là thích
hợp, như vậy Thức cũng hiện hữu nơi trứng của người phụ nữ, và cũng có cả hai
ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) trong đó. Đến đây, khi trứng được thụ
tinh do tinh trùng nam, thì hai “đơn vị” có thức đó đã phải trải qua đủ mọi
giây phút “sinh” và “diệt” và cả hai thức đó được thế bằng một Thức khác qua
qui trình thụ tinh đó (2 trở thành một “đơn vị” thức duy nhất khác). Đây chính
là vai trò, hay là qui luật tự nhiên, chi phối sự sống của các chúng sanh đơn
bào như các tế bào bắp thịt, tế bào xương v.v…. Kể từ giờ phút này trở đi thì
Thức lại chi phối qui trình sự sống và phát triển bằng thức “Sinh.” Chính nhờ
tiềm thức “sinh” này, một đứa trẻ được thụ thai, thoạt tiên cũng chỉ là một bào
thai sau đó trở thành một phôi thai và cứ tiến triển như vậy trong tử cung của
người mẹ. Sau đó thức này còn là cơ quan biến đổi máu của người mẹ trở thành
nhiều phần và cơ quan của một thân xác mới mang theo một số đặc tính giống hệt
với thân xác của cha và mẹ của đứa bé điều này diễn ra là do ảnh hưởng thô
thiển vật lý của “môi trường mới” hay chúng ta có thể gọi là ‘căn nhà mới” của
đứa bé. Như đã đề cập đến ở trên, ta cũng thấy có một bản sao “thân thể cõi
trời” của một người vừa mới qua đời xuất hiện ngay lập tức khi thân thể cõi
trời đi vào cõi mới có cuộc sống thích hợp với sự trưởng thành siêu nhiên khi
còn ở tại thế, thân thể cõi trời (người chết này) sẽ mang lấy những đặc tính và
thành tố “chung” thuộc cõi đó, làm nơi ở mới. Tuy nhiên ở đây, từ “chung” nói ở
trên lại được nhấn mạnh đến một lần nữa, vì bất kỳ một sự thay đổi hay biến đổi
nào xảy ra chẳng phải là một sự pha trộn hay tan biến nào cả. Xét cho cùng lúc
nào cũng luôn tồn tại một số tính chất cá nhân nào đó, có nghĩa là những điểm
đặc trưng và đặc thù cụ thể rõ ràng còn sót lại khiến cho người đó khác biệt
với những người khác.
Không Phải Là Một Bản
“Sao Chụp”
Điều này hoàn toàn
đúng cả trong những trường hợp ở các cõi “mai hậu” và còn cả ở trên cõi đời này
nữa. Hãy nhìn vào những đứa con do cùng một cha mẹ sanh ra. Tất cả đều có những
yếu tố giống nhau hay một số đặc điểm chung và những nét đặc trưng được thừa
hưởng từ nơi cha mẹ để lại. Điều này dễ nhận ra cũng như quan sát được. Tuy nhiên
mỗi cá thể lại có một số đặc tính cá nhân hay cá tính riêng biệt của mỗi người.
Chẳng ai là một bản sao chụp của cha mẹ hay của một ai khác cả. Tuy nhiên có
một số ngoại lệ đối với luật này trong những trường hợp các cặp song sanh,
những nét đặc trưng của họ và các đặc điểm thân xác khó có thể nhìn ra sự khác
biệt. Đây là những trường hợp đặc biệt khi cả hai thường khoanh tay lại, họ
thường làm những điều hầu như hoàn toàn giống nhau hay như nhau và lại thề là
sẽ gắn bó cuộc sống của họ trong cuộc sống mai hậu. Tuy nhiên vẫn còn đó một số
khác biệt rất tinh tế trong diện mạo thân xác, mà chỉ có cha mẹ họ mới nhận ra
và ngay cả trong những phản ứng của họ trước những hoàn cảnh cụ thể thì chỉ có
chính họ mới có thể biết được.
Trừ những trường hợp
khác thường đặc biệt trên, có một luật chung được chấp nhận như sau: “Chẳng có
hai cá nhân nào trong chúng ta bằng nhau như in hay hoàn toàn giống nhau dưới
mọi góc độ hay trong mọi tình huống cả”. Chúng ta chỉ được thừa hưởng có một
phần về mặt thân xác từ phía cha mẹ chúng ta; tuy nhiên chúng ta cũng thừa
hưởng cùng lúc đó một phần khác - cũng là một phần cốt yếu từ chính nơi chúng
ta. Điều này ám chỉ đặc tính tâm và siêu nhiên. Phản ứng trước những hoàn cảnh
cụ thể, ý thức về giá trị, hay về một mức độ trưởng thành hay thiếu trưởng
thành nào đó. Rất nhiều trường hợp một đứa bé thần đồng lại được cha mẹ bình
thường hay rất xoàng sinh ra. Từ khi sinh ra Đức Phật đã biểu lộ một số đặc
tính vượt trội hẳn không thấy có nơi cha mẹ người hay nơi chính người con trai
của ngài là Rāhula. Toàn bộ những điều này phản lại chân lý cho là di truyền
(và cả môi truờng nữa) chẳng phải là tất cả.
Di truyền là một sự
thật phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu và tìm hiểu cả ở góc độ vật chất, sinh học và
siêu nhiên cũng như nghiệp chướng nữa. Một điều hết sức bất hạnh là có quá ít
những nhà nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm thực hiện những thí nghiệm
hay nghiên cứu về khía cạnh này. Có nghĩa là chân lý sinh học đã đủ hết mọi sự
cần được học hỏi. Đây là một sai lầm nghiêm trọng và cơ bản kết quả thấy được
nơi cái gọi là chân lý nửa vời hay thực tế còn ít hơn cả phân nửa sự thật. Nơi
Đạo Phật chúng ta tìm thấy câu nói sau đây của Đức Phật trong Pháp Cú Kinh
(Dhammapada)
“Chỉ có các vị thánh
đệ tử hữu học mới có thể nhận ra được thân xác này (ám chỉ một chân lý là họ
biết được bằng cách nào và tại sao con người ta được sanh ra, sống như thế nào,
và sẽ đi về đâu sau khi thân xác này tan rã). Sau khi thể hiện được điều này họ
cũng có thể nhận ra được các cõi Diêm vương (Yama) (có nghĩa là bốn cảnh khổ)
và các cõi thiên đường (có nghĩa là các cảnh hạnh phúc)”
Từ “Sekha” ở đây có
nghĩa là những đồ đệ bậc thánh, từ các Đấng Dự Lưu (Sotapnna) trở lên cho tới
các vị Quả Bất Lai (Anagami). Hiểu theo nghĩa đen đó là những người vẫn còn đôi
điều gì đó còn phải học hỏi (và tu luyện) thêm, sau khi đã đạt đến giác ngộ
hoàn toàn. Đoạn văn trên làm rõ rằng một trong những đòi hỏi đối với các vị Tôn
Giả đó là thể hiện được Y tương sinh có nghĩa là Paṭiccasamuppāda
Tiến Bộ Về Mặt Kiến
Thức
Lợi ích do việc nắm
được Manomayiddhi (phép Ý hóa tâm thông) hay là tạo một “thân xác tâm ” sẽ đem
lại một lối thoát cho cuộc nghiên cứu hay tìm hiểu về di truyền sinh học, mở
rộng tầm kiến thức và đào sâu hiểu biết về chân lý phát xuất từ đó. Theo ý kiến
của tôi nhu cầu xuất phát từ đó chính là một con người đã được khả năng này và
có thể chứng tỏ cho công chúng biết trước khi họ hoàn toàn được cả những người
đời thường và các trí thức chấp nhận một cách không dè dặt e ngại. Chỉ khi nào
chân lý vĩ đại này được chứng minh một cách đầy đủ nhất cho hầu hết mọi người ở
khắp nơi, thì lợi ích phát sinh từ việc chấp nhận này chắc chắn sẽ đủ để đảo
ngược được xu hướng chỉ tin vào những khía cạnh sắc di truyền, và dẫn đến những
kết luận buồn thảm cho là “ Sanh ra là lúc bắt đầu và chết là kết thúc tất ca”
Những người đặt niềm tin dựa trên lý trí về chân lý này sẽ sẵn sàng chấp thuận
chân lý Phật giáo cho rằng Thức tạo ra thân xác và chúng ta thừa hưởng tất cả
(cả tâm lẫn siêu nhiên) từ việc chính chúng ta tích lũy được những điều tốt
cũng như xấu. Chẳng có gì biến mất cả, ngay cả những gì chúng làm mà chẳng được
ai thấy, không ai biết cũng như chẳng được ai ca ngợi.
Điều quan trọng hơn
cả là, cảm thấy mắc cỡ về điều xấu xa, sợ hãi về những kết quả sẽ nẩy sinh từ
bên trong nội tâm, không sợ hình phạt của người khác hay luật pháp trừng phạt.
Cùng với nhiều người ngày gia tăng tin tưởng vào chân lý lớn lao này, xã hội sẽ
không rơi vào rối loạn và lộn xộn hủy diệt như hiện nay. Đa số mọi người sẽ tin
theo một tôn giáo mà họ sẽ lựa chọn. Không phải chỉ thực hiện những việc thờ
phụng từ môi miệng mà thôi, cũng như không giả hình trong một số trường hợp.
Thật đáng tiếc cho dù sự thật là có hàng ngàn bộ phận cải tiến được chế tạo do
kỹ thuật hiện đại đã khiến cho cuộc sống của chúng ta thêm hạnh phúc hơn bao
giờ hết, thế mà con người vẫn phải chịu đau khổ một cách trớ trêu, đặc biệt
trong lãnh vực tâm nhiều hơn so với trước đây. Xã hội hình như đang rơi vào
tình trạng rối loạn tuyệt vọng và thất bại thảm thương. Thực chất là kết quả
của chính việc sáng tạo của con người, nghĩa là một thái độ tm sai trái, quá
kiêu hãnh ấp ủ ý tưởng “sanh khởi đầu mọi sự sanh và tử lại kết thúc tất cả”.
Một lẽ tất yếu là,
không phải toàn bộ các Phật tử đều có thể đạt được tuệ giác về việc Nhớ Lại
Tiền Kiếp, ngay cả quá khứ của chính họ nữa. Nhưng với một trí tuệ hợp lý và
một niềm tin nơi Giáo Lý của Đức Phật và sự giác ngộ họ vẫn có thể tự giữ mình
đi theo Chánh Đạo và vì thế có thể duy trì thái độ tâm của mình dựa trên những
chân lý Kết quả nghiệp chướng, về sự sống, đặc biệt là cuộc sống, “trước cái
nôi và vượt qua cả ngôi mộ” (trước khi sanh ra và sau khi chết) và một điều
quan trọng nhất, đó là đại chân lý về tâm Thức đó chính là “người sáng tạo ra
thân xác, cả cái thân xác thô thiển đến thân xác được thanh tịnh, vô hình, do
tâm tác thành mà mọi người thường đồng thanh gọi là thân xác Hóa Sinh
(Opapātika). Điều này hòa hợp với một trong những công thức Đức Phật đã công bố
trong Y tương sinh của ngài nói rằng, “viññāṇapaccaỳa Nāmarūpaṃ: (có thức thì cũng
có danh và sắc).
Phát xuất từ Thức,
hay từ nơi góc độ cá nhân hơn, tất cả chúng ta đã phải trải qua vô số những quá
trình “Sinh Tử” trước khi xuất hiện trên cõi đời này là nơi cư ngụ tạm thời.
Điều này kéo theo như là một kết quả tất yếu đó là chúng ta sẽ phải trải qua vô
số qui trình sinh tử khác nữa để có thể kết thúc được quãng thời gian tạm trú
này, quãng thời gian này còn kéo dài lâu mau tùy thuộc vào chúng ta, chỉ một
chút ái dục (Taṇhā) và thủ chấp (Upādāna) nơi thâm sâu tâm thức của chúng ta
thôi.
Chân lý cho rằng
“Chẳng có bất kỳ điều gì triệt tiêu cả” Tức là các chúng sanh sống sót do
nghiệp chướng, một chân lý vĩ đại vô tiền khoáng hậu– chắc chắn sẽ trở thành
nguồn mạch cho các giá trị đạo đức nội tại trong tâm mỗi người chúng ta. Chẳng
cần đến bất kỳ thế lực ngoại vi nào kiềm chế như luật lệ do con người đặt ra và
mối lo sợ những hình phạt tạm bợ. Đây là cách thức chắc chắn nhất để chống lại
khuynh hướng suy sụp luân lý và bạo loạn từ đó phát sanh và những thất bại ảnh
hướng mạnh mẽ đến xã hội và quần chúng ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Kết
quả của hành vi này chẳng là gì khác hơn là một nền hòa bình, phát triển và
tiến bộ theo chiều hướng tất cả mọi người trên thế gian này đang mong đợi.
NHỮNG CON NGƯỜI THUỘC
VỀ HAI CÕI
Di truyền đã quá rõ ràng
Phải đâu tất cả những điều ta tin
Niềm hy vọng đã gắn liền
Khổ đau hạnh phúc chẳng qua kiếp người.
Môi trường cũng là điều thiết yếu
Còn nhiều điều khác nữa phụ thêm
Xét toàn khối chẳng là điều to tát
Au chỉ là “chuyện nhỏ” có chi đâu.
Hóa tâm thông điều quá rõ ràng.
Phận con người Nam Phụ Lão Ấu
Đều mang nặng kiếp di truyền muôn thuở
Trong qui trình sống của mỗi chúng ta.
xác thanh tịnh đã một thời được giải thóat.
mọi ràng buộc nào cha nào mẹ hoặc của chính riêng ta.
Khi tâm bình an vạn kiếp.
Chính nơi đây hiện rõ mọi hành vi siêu phàm.
Những kỳ công Phật Tổ đã chắt chiu.
qua phép thần thông nơi Người vốn chứng đắc.
Sa-va-ka* cũng chia phần tham dự.
(* Đồ đệ bậc thánh).
Người chiến thắng phiền não nơi trần tục.
Lấy thân xác hữu hình làm minh chứng.
Đâu phải là tất cả mỗi chúng ta
Vượt trên các cõi gian tà
Đang chờ hạnh phúc bao la nghìn trùng.
Nhận thấy được thân xác điều cao quí
Gánh gian nan niềm đau khổ đan xen.
Chỉ nhờ lòng quyết tâm mỗi chúng sanh.
Ái dục cùng Chấp thủ chắc biến tan.
Làm thành viên cõi đời gồm hai kiếp.
Nhìn xa thấy rộng giải thoát ắt trong tay.
Sinh, Bệnh, Già Tử chẳng lay chuyển.
Chỉ chuyên tâm chiêm ngưỡng điều tốt đẹp.
Mong rằng tầm nhìn ta rộng mở.
Để Vô minh đừng hạn chế mọi căn môn.
Đập bỏ tan tành tường thành ngục tối
Hãy can trường thể hiện cuộc phiêu lưu.
Có nhiều điều tuyệt vời ở phía trước.
Điều phi thường chưa thể hình dung ra
Trời cao, rực sáng chói chang.
Đón chào những kẻ can trường thoát nguy.
THẦN TÚC THÔNG
(Iddhividhi)
So với chủ đề ba
chương trước, một số ví dụ điển hình về sức mạnh kỳ diệu trong chương bốn sau
đây xem ra có vẻ hơi kỳ quặc và khó tin khiến một số người đương thời hiện đại
khó có thể chấp nhận được, họ đặt nền tảng suy luận và hiểu biết của mình trên
khoa học thực nghiệm. Thừa nhận quan điểm này, mục tiêu của tác giả chỉ là thực
hiện một khảo sát, ở một chừng mực những gì có thể đọc thấy trong các bản văn
Kinh Phật, gồm những gì được ghi lại trong đó.Thực hiện điều này, Tác giả chỉ
muốn hiểu được thái độ và quan điểm của những người dưới thời Đức Phật. Tuy
nhiên, đang khi điều này còn tùy ở sự tự do lựa chọn của mỗi người, dựa trên
khả năng phân tích để loại bỏ một số điều họ cho là hoang tưởng hơn là hiện
thực. Chắc hẳn nếu ta gạt bỏ toàn bộ những sự việc đó sang một bên sẽ là điều
không thích hợp và phi Phật giáo, mà không ngại đến óc phán đoán sáng suốt, để
kết luận là toàn bộ những sự kiện đó chỉ nhằm quyến rũ để lừa bịp quảng đại
quần chúng.
Nhìn chung, niềm tin
của con người, kể cả mối hoài nghi của họ nữa lẽ đương nhiên chỉ là Các Hành
(Sañkhāra) có nghĩa là những điều đó luôn tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường
chi phối và luôn lệ thuộc vào thay đổi và những điều chỉnh theo thời gian.
Những điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào nền giáo dục, việc nghiên cứu và
những kinh nghiệm trong cuộc sống của người đó. Những gì ngày hôm nay được chấp
nhận, có thể sẽ bị loại bỏ một phần hay toàn bộ trong tương lai và ngược laị.
Chính vì thế danh sách và những ví dụ điển hình sau đây ít nhất sẽ được dùng để
nghiên cứu sâu rộng và kỹ lưỡng, một ghi nhận trung thực về những bản văn ghi
lại trong Kinh Phật qua nhiều thời đại. Như đã đề cập đến ở trên một số người
rất quan tâm muốn biết về thái độ và quan điểm của những người thời Đức Phật có
liên quan đến góc độ Phật giáo xuất hiện giống như một “tài năng chưa được khám
phá” đối với những người tôn thờ khoa học hiện nay. Cho dù có gặp được “Hoàng
Tử Đẹp Trai” làm tỉnh dậy nàng” Công Chúa Ngủ Mê” (nghĩa là. Ella) từ những
đống tro tàn còn lại đó, điều còn phải được cứu xét, có thể trong suốt cuộc
sống chúng ta trên cõi đời này, hay còn kéo dài tới một thời điểm nào đó trong
kiếp mai hậu.
Những ai đã đọc bản
dịch tác phẩm SAI BABA sang tiếng Thái, mô tả rất nhiều Phép lạ (thần thông)
cũng như những khả năng kỳ diệu của Ngài, chắc hẳn đều muốn biết nơi Phật giáo
có rất nhiều phép lạ (thần thông) do chính Đức Phật và các đồ đệ của người thực
hiện và những bài tường thuật đó chính xác và trung thực đến mức độ nào. Một
câu hỏi khác cũng được đưa ra đó là: đã có lời giải thích chính thức nào khả dĩ
có thể chấp nhận được hay chưa và những lý do và khả năng những sức mạnh siêu
nhiên đó đến mức độ nào.
Tôi đã cân nhắc và
suy tư rất nhiều đến những câu hỏi trên trong suốt một thời gian dài. Ngay cả
trước khi biên soạn các bài tiểu luận về Nhớ Lại Tiền Kiếp (Recollection of
former lives), Phép Nhãn Thông (Clairvoyance) và Hóa tâm thông (Manomayakaya).
Khó khăn nằm ở chỗ những điều thần kỳ siêu nhiên này rất hiếm thấy xuất hiện
trong đời thường và những điển hình thuộc loại này khó thấy bất kỳ người đương
thời nào thực hiện nổi. Những điều tôi đang cử ra đây chỉ thấy đề cập đến trong
Kinh Phật, mà đa số những người thuộc thời đại chúng ta thấy khó có thể chấp
nhận được. Cho đến khi tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và chính mắt được chứng kiến
hiện tượng “Ngài Sri Satya Sai Baba” đã thực hiện, với thâm tín rằng đây chẳng
phải là những trò bịp bợm của nhà ảo thuật, lúc đó tôi mới đi đến kết luận là
toàn bộ những sự việc Ngài đã làm chỉ nhằm khẳng định khả năng “phi thường” của
Đức Phật. Đã có quá nhiều sách vở mô tả và bình luận những kỳ công Ngài Sai
Baba đã thực hiện, toàn bộ những pho sách đó đều do các học giả có cá tính liêm
khiết cao độ, thoạt đầu họ xuất hiện chỉ nhằm chê trách Đức Phật và lật tẩy
tính cách phỉnh gạt của Ngài. Cuối cùng họ sẵn lòng chấp nhận ít nhất vào lúc
này họ không thể khẳng định được việc phô bầy những khả năng đó đều là những
trò lừa bịp của ảo thuật gia. Rất nhiều người đã đoan chắc hoàn toàn và chấp
nhận ngài là hiện thân của một vị chư thiên nào đó.
Trước tiên tôi cần
lưu ý một chút ở đây như là lời chú cuối trang. Điều này liên quan đến việc
dùng từ IDDHIVIDHI. Từ chính xác phải là IDDHIVIDHA, ngụ ý muốn nói đến nhiều
hay một lượng những Thần Túc Thông đa dạng (manomayiđhi). Trong khi đó từ
IDDHIVIDHI thực sự chỉ có nghĩa là “cách thức và phương tiện để thực hiện những
thần túc thông đó...” Tuy nhiên từ IDDHIVIDHI đã được sử dụng hàng nửa thế kỷ
qua tại Thái Lan. với những độc giả người Thái đã quen với ý nghĩa của từ này
và không còn là một từ khiến họ hiểu lầm. Tác giả lựa chọn dùng từ này (có
nghĩa là từ thứ hai) mượn ý nghĩa của từ thứ nhất.
Các Phép lạ (thần
thông) Nơi Phật giáo
Các phép lạ (thần
thông) do phép thần thông được nói đến ở rất nhiều nơi trong Kinh Phật, hầu như
toàn bộ 45 tập Kinh Phật viết bằng tiếng Thái (dịch từ tiếng Pali). Những phép
lạ (thần thông) này gồm cả những việc do chính Đức Phật thực hiện và những phép
lạ (thần thông) do các đồ đệ bậc thánh A-la-hán của Ngài nữa. Rất có thể nguồn
rõ ràng nhất được trích từ nguồn Sa môn quả Kinh (Sāmaññaphalasutta), tôi
thường trích nhiều đoạn ghi trong ba chương trước trong tác phẩm này. Tiếp theo
đây là một đoạn liên quan đến việc thực hiện những phép lạ (thần thông) do phép
thần thông đó:
“.... Có một vị tỳ
khưu đã nhập thiền định vững vàng (có nghĩa là thiền Jhana bậc bốn) do đó ngài
đã được thanh tịnh và trở nên sinh động, lột bỏ khỏi những ảnh hưởng phiền não
đang rình rập, trở thành kiên định, linh hoạt (nghĩa là nhuần nhuyễn và hoàn
toàn tuân thủ theo ý muốn.) và không bị lung lạc, hướng tới thực hiện được
nhiều sức mạnh thần thông. Chư vị đó có thể
đạt đến được những công việc lạ lùng như sau:
1. Từ một người biến
thành nhiều người hay từ một đồ ít đồ vật tạo ra nhiều đồ vật khác nhau.
2. Ngược lại, biến
nhiều người thành một người duy nhất hay biến nhiều đồ vật thành một vật duy
nhất.
3. Thực hiện (điều
được gọi là) Āvibhāva nghĩa là tạo ra ánh sáng nơi bóng tối, mở ra được điều gì
đang bị che khuất, đang bị giấu diếm, và chôn vùi ở nơi xa xôi không thể nhìn
thấy bằng mắt thường được. Chư vị tỳ kheo có
thể đem ra ánh sáng được những điều đó.
4. Ngược lại, thực
hiện cái gọi là Tirobhāva có nghĩa là tạo bóng tối tại những nơi đang có ánh
sáng, tạo ra vật ngụy trang giữa những nơi trống trơn, có thể đi xuyên qua
những nơi không thể vượt qua nổi. Dấu không cho nhìn thấy những vật cận kề ngay
trước mắt và đã được nhìn thấy.
5. Đi xuyên qua bức tường, hàng rào và cả những ngọn núi như thể những chướng
ngại vật đó chỉ là không khí mà thôi hay di chuyển được trên không.
6. Chui xuống được
lòng đất và lại từ lòng đất trồi lên một cách dễ dàng, giống như nhẩy xuống
nước và rồi lại trồi lên khỏi mặt nước.
7. Đi trên mặt nước
mà không bị chìm xuống giống như bước đi trên mặt đất vững chắc vậy.
8. Bay trong không
khí giống như loài chim vậy hay ngồi lơ lửng trên không trong nhiều tư thế khác
nhau, tất cả đều được thực hiện trên không.
9. Bằng chính bàn tay
của mình có thể đụng tới hay sờ mó được mặt trời và mặt trăng.
10. Bằng thân xác
phàm trần của mình lại đột nhập được vào cõi Phạm Thiên giống như với thể xác
đã được thần thông hóa.
Tuy nhiên, những điều
nêu trên không được dịch theo nghĩa đen và từng chữ một từ đoạn văn tiếng Pali
nguyên thủy. Điều này chỉ nhằm tạo thuận tiện cho việc tìm hiểu đối với những
độc giả chưa quen với văn phong và các thành ngữ Pali. Để tiện việc so sánh cho
những ai muốn tìm hiểu trực tiếp những đoạn văn Pali.
Tôi xin trích đoạn
văn bằng tiếng Pali như sau:
So evam samahite
citte parisudddhe pariyodate anañgane vigatūpakkilese mudubute kammaniye ṭhite anañjappatte
iddhividhāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhoti.
1. Ekopi hutvā
bahudhā hoti;
2. Bahudhāpi hutvā
eko hoti;
3. Āvibhāvaṃ (karoti)
4. Tirobhavaṃ (Karoti)
5. Tirokuddhaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ āsajjamāno gacchati
seyyathāpi ākāse;
6. Paṭhaviyāpi
ummujjanimujaṃ karoti seyyāthapi udake;
7. Udakepi
abhijjamāne gacchati seyyathāpi paṭhaviyaṃ;
8. Ākāsepi pallañkena
kamati seyyathāpi pakkhīsakuṇo.
9. Imepi
candimasuriye evaṃ mahiddhike evaṃ mahānubhāve pāṇinā parimasati parimajjati;
10. Yāva brahmalokāpi
kāyena vasaṃ vatteti.
(Trích trong Sīlakkhadhavagga
thuộc Trường Bộ Kinh 9/130)
Những trích đoạn trên
nhằm giúp xác định với quí vị độc giả một sự thật, hay đúng hơn là một chân lý,
về những điều được cảm nhận cho là không thể thực hiện nổi và như vậy không thể
tin được. Thực tế, những trích đoạn trên đây là chính những gì Đức Phật đã
giảng dạy hứa hẹn đem lại những kết quả có thể đạt đến được nhờ có tâm được
thanh tịnh đạt đến được mức cao siêu siêu phàm. Yêu cầu tối thiểu phải đạt đến
là Thiền Bậc Bốn (fourth jhana) và một điều không thể thiếu được và kèm theo
với năm loại thuần thục (vasī) (hay là Fluency) trong việc quyết định, tự rút
lui vào nội tâm, tự xuất hiện, quyết đoán và hành thiền. Năm điều này đã được
giải thích trong cuốn sách tôi đã biên soạn có tên là ĀNĀPĀNASSATI SAMĀDHI (Nhập
thiền dựa trên Nhập Tức Xuất Tức Niệm, hay là Niệm Hơi Thở) trang... (bản dịch
tiếng Anh)
Một điều đáng lưu ý
đã được đề cập đến trong Kinh Phật đó là sự kiện tu luyện hành thiền chỉ nhằm
đạt đến được Abhinna (nghĩa là sức mạnh thần thông) bậc cao hơn. Sức mạnh này
không thể hoàn tất được nội trong cuộc sống hiện tại, đặc biệt là đối với những
người chỉ mới khởi sự tu luyện trong cuộc sống hiện tại. Lý do là vì tuổi thọ
tối đa của một con người không đủ để đạt được một sự phát triển chính xác lâu
dài như vậy. Nói cách khác, một con người có những tiềm năng như vậy phải thuộc
dạng bẩm sinh chứ không phải là chứng đắc được. Vì thế cho nên những ai đã đạt
được những khả năng lạ thường đó vẫn phải tích lũy những điều căn bản để có thể
đạt đến thiền chứng đó trong nhiều cuộc sống trong quá khứ. Một số người đã đạt
đến thành công đó trong một số thời điểm nội trong một cuộc sống trước kia của
họ. Chính vì thế họ tự động lao vào tập luyện giống như vịt lao vào vùng nước
vậy.
Trước khi bàn đến lý
do tại sao thực hiện được những sức mạnh thần thông đó lại chỉ là một khả năng
thay vì là một chân lý, ta cần phải liệt kê ra đây những thí dụ trích từ Kinh
Phật chứng tỏ ai là người đã có thể làm được như vậy ngay trên cõi đời này và
những gì đã được ghi lại về những việc họ đã thực hiện được trên cõi đời.
Ví dụ đầu tiên: Ven.
Cūlapanthaka
Trường hợp Trưởng lão
Cūlapanthaka, ngài đã biến thành rất nhiều bản sao chính bản thân ngài và rồi
lại hủy toàn bộ những bản sao đó, còn lại một mình ngài mà thôi.
Trưởng lão Cūlapanthaka
có một người anh trai tên là Mahāpanthaka, Cả hai anh em đều là cháu ruột của
một nhà triệu phú sinh sống tại thành phố Rajagaha. Người anh, là Mahapanthaka,
đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu lần đầu tiên và chẳng bao lâu sau đã đạt đến
bậc A-la-hán, đồng thời cũng đạt được bốn bậc Vô Ngại Giải Đạo (paṭisambhida). Một thời
gian sau Ngài đã giới thiệu người em của mình, là Cūlapanthaka, để cũng được
nhậnThọ Đại Giới. Nhưng người em trai xem ra quá chậm chạp và thiếu thông minh
vì sau khi người em được bảo cho biết phải học thuộc lòng một đoạn kệ ca ngợi
những công đức của Đức Phật chỉ có bốn câu, nhưng người em đã không tài nào nhớ
được ngay cả sau một thời gian kéo dài đến bốn tháng sau. Đoạn kệ đó như sau:
“Padumaṃ yathā kokanudaṃ sugandhaṃ
Pāto siyā phullamavītagandhaṃ
Añgīrasaṃ passa virocamānaṃ
Tapantamādiccamivantlikkhe.”
Tạm dịch là: Hãy nhìn lên đức Añgirasa (tức là Đức Phật) ngài trông giống như
một đóa hoa sen Kokanuda (tức là hoa sen màu đỏ) với hương thơm ngọt ngào tỏa
lan đang nở rộ vào buổi sáng. Luôn luôn tỏa ra mùi hương thơm say mê lòng
người. Giống như mặt trời chiếu những tia nắng chói chang khắp cả một vùng trời
bao la.
Nhận thấy người em
của mình quá đần độn, vị trưởng lão nói với em. “Này Cūlapanthaka, chú chẳng
còn hy vọng gì được ở lại trong hàng ngũ Đức Phật nữa. Ngay cả sau bốn tháng mà
chú vẫn không thể thuộc nổi bốn câu kệ, thì làm sao chú có thể chu toàn được
những bổn phận tỳ khưu của chú được? Mong rằng chú hãy rời khỏi nơi đây và hoàn
tục đi theo con đường của chú cho xong.” Rồi ông ra lệnh trục xuất người em
chậm tiến đó ra khỏi thiền viện
Nhưng chàng trai chậm
tiến đó lại rất tha thiết yêu mến cuộc sống phạm hạnh. Cậu ta chẳng bao giờ
muốn có ý định từ bỏ bậc tỳ khưu cả. Vào thời điểm đó Trưởng lão Mahāpanthaka
đang chủ trì việc phát chẩn cứu tế cho dân chúng, ngài đang trông coi việc phân
phát thực phẩm và nhân danh các tỳ khưu trong chùa mời những người dùng bữa
trong thiền viện. Vào đúng ngày đó có một vị lương y tên là Jīvaka
Komārabhacca, đến gặp trưởng lão và đem đến cho ngài rất nhiều thuốc thơm và
hoa để dâng kính Tam Bảo và ông đã nghe Đức Phật thuyết pháp tại Cánh Rừng
Xoài. Vị lương y đã hỏi về số lượng tỳ khưu hiện trụ trì tại khu rừng này. Vị
trưởng lão liền trả lời là có khoảng năm trăm vị. Vị lương y liền lên tiếng
muốn mời tất cả các tỳ khưu, cùng với Đức Phật dẫn đầu, đến nhà ông tham dự bữa
tiệc vào ngày hôm sau.
Nhưng vị trưởng lão
lại cho biết, trong thiền viện còn có một tỳ khưu nữa, ngài muốn ám chỉ người
em ruột của ngài, là người rất chậm hiểu, không hy vọng gì được Đức Phật chiếu
cố! Vị Lương y liền lên tiếng, “Tôi sẽ cho mời toàn bộ các vị tỳ khưu, chỉ trừ
vị đó thôi.”
Tỳ khưu Cūlapanthaka
vẫn đang ngồi gần đó đang lúc người anh đề cập đến tên mình và ông đã biết anh
mình đã loại mình ra khỏi danh sách những người được mời đi dự tiệc. Nghe thấy
vậy, ông rất buồn, vì biết rằng là anh mình lại “loại trừ” mình, rồi đi đến kết
luận là mối tình huynh đệ ruột thịt đã đi đến chỗ kết thúc. Cūlapanthaka nghĩ
thật chỉ uổng công theo đuổi làm tỳ khưu mà thôi, và tốt hơn là trở thành một
cận sự nam và phân phát của bố thí rồi lập công đức cách này cách khác theo yêu
cầu một người cận sự nam thì còn hơn. Buổi sáng ngày hôm sau người em đã rời
khỏi thiền viện rất sớm, với ý định không theo đuổi cuộc sống độc thân nữa và
trở thành một đạo hữu bình thường.
Đức Phật đã nhìn thấy
ông ra đi, Bằng Phép Nhãn Thông ngài đã quan sát thấy ai xuất hiện trước mắt
ngài và cần đến ngài trợ giúp vào ngày hôm đó và ngài còn biết được cả nơi chốn
và người đó đang gặp điều gì trục trặc. Chính vì thế ngài liền thực hiện một
cuộc hành thiền đi bộ tiến gần đến chiếc cổng Cūlapanthaka sẽ đi ngang qua.
Nhìn thấy Đức Phật, Cūlapanthaka tiến lại gần Ngài và tỏ lòng tôn kính. Rồi sau
đó Đức Phật liền hỏi ông. Nói rằng “Con đang đi đâu vào giờ này thế.
Cūlapanthaka?”
“Ôi! Tâu Đức Thế Tôn,
con đã bị vị tỳ khưu là chính anh trai của mình “loại trừ” ra khỏi thiền viện,
chính vì vậy mà con phải lìa khỏi tăng đoàn và trở thành một cận sự Nam”
Đức Phật nói. “Ôi
Cūlapanthaka, con đã thọ Cụ Túc Giới với thầy rồi mà. Tại sao khi đã bị anh
ruột “từ khước” con không đến gặp thầy? Ôi Cūlapanthaka trở thành cận sự Nam
nào có ích lợi gì đâu nào? Con sẽ được chấp nhận vào cùng đoàn với thầy.”
Nói xong, Đức Thiện
Thệ lấy tay đánh nhẹ lên đầu Cūlapanthaka, rồi dẫn ông đến cửa trước hương
phòng ở của ngài (Gandhakuti), và nhờ phép thần thông ngài tạo một miếng vải
trắng cực kỳ và đưa cho Culapanthaka, bảo rằng, “Hãy ngồi thiền quay mặt về
hướng đông và lấy miếng vải này đập nhiều lần lặp đi lặp lại lên người đồng thời
tụng đoạn Kinh sau, “Rajoharaṇaṃ, Rajoharaṇaṃ”(quét sạch bụi trần)”
Ngay sau đó Đức Phật
liền rời khỏi ông và cùng với các tỳ khưu đi theo ngài đến nhà vị lương y
Jīvaka theo lời mời của ông, Cūlapanthaka ngồi thiền tại đó và khi nhìn thấy
mặt trời mọc, Ông liền lấy miếng vải phủi lên người mình nhiều lần liên tiếp và
tụng rằng “Rajoharraṇaṃ, Rajoharraṇaṃ.” Chẳng bao lâu sau miếng vải lấm bẩn hết, bụi bám đem ngòm và
mồ hôi ở tay ông toát ra. Điều này đã khiến ông hiểu ra một pháp là, cho dù tấm
vải rất trắng tinh; mà hiện đã trở nên bẩn thỉu vì bụi bậm và do ghét trong
người ông toát ra. Culapanthaka suy nghĩ, “Chao ôi, các hành luôn biến đổi biết
bao nhiêu” Với ý tưởng và thực chứng(Abhisamaya) này, Cūlapanthaka tiếp tục
nhập tuệ giác sâu hơn nữa, đào bới sâu hơn vào toàn thể bản chất mọi hành trong
vũ trụ – bản chất hay thay đổi của chúng, dòng tuôn chảy hay độ lỏng của các
hành đó và đồng thời là bản chất phi thực thể của các hành này.
Lúc đó Đức Phật đang
lưu lại tại nhà vị lương y Jīvaka. Nhờ Phép Nhãn Thông Ngài nhận ra thực chứng
pháp bước một của Cūlapanthaka, Ngài phát chiếu ra một luồng sáng, một luồng
sáng rực rỡ trước mặt Cūlapanthaka, khiến Cūlapanthaka thấy Đức Phật đang xuất
hiện ngay trước mặt ông, ra vẻ như Ngài đang ngồi thiền ngay truớc mặt
Cūlapanthaka. Ngay lúc ấy Đức Phật lên tiếng “Ôi Cūlapanthaka, xin đừng nghĩ là
trong thân xác con có bụi bậm bẩn thỉu đã làm cho tấm vải nhơ bẩn và bụi bậm.
Ngay trong tâm của con vẫn còn một lượng bụi bẩn tham dục, sân hận, và si mê
tồn tại. Hãy quét sạch ra khỏi tâm của con đi.” Nói đoạn Đức Phật Ngài thốt lên
những kệ sau đây:
“Rāgo rajo. na ca
pana reṇu vuccati;
Rāgassetaṇ adhivacanaṃ rajoti;
Etam rajaṃ vippajahitva
bhikkhavo
Viharanti te
vigatarajassa sāsane”
Doso rajo, na ca pana
reṇu vuccati;
Dosassetaṃ odhivacanaṃ rajoti;
Etam rajaṃ vippajahitva
bhikkhavo
Viharanti te
vigatarajassa sāsane
Mohso rajna ca pana
reṇu vuccati;
Mohassetaṃ adhivacanaṃ rajoti;
Etaṃ rajaṃ vippajahitva
bhikkhavo
Viharanti te
vigatarajassa sāsane
Chính tham dục là bụi
bẩn; [3] chẳng phải những hạt bụi nhỏ rác rến đâu (thường được gọi như vậy). Từ
“Bụi Bậm” có nghĩa là “Tham Dục” Một tỳ khưu đã loại bỏ luôn được tham dục, thì
xứng được lưu lại trong tôn giáo của Đức Phật vì chính Ngài cũng đã loại bỏ
luôn được thứ tham dục đó.”
(đoạn kệ thứ hai và
đoạn thứ ba. các từ “sân hận” và “si mê” được thay vào chữ “tham dục” ý nghĩa
còn lại giống câu đầu tiên ở trên)
Sau khi Đức Phật thốt
lên những kệ trên thì tỳ khưu Cūulapanthaka đạt đến bậc A-la-hán, đồng thời với
Tứ Đạt Thông, Kinh Phật và toàn bộ Tam Tạng Kinh có nghĩa là ba bộ Kinh Phật.
Điều này còn cho thấy ngay ở trên đời này, ngài tỳ khưu Cūlapanthaka không cần
phải học Kinh Phật nữa. Tuệ giác đến với ngài một cách hết sức tự nhiên ngay
vào lúc ngài đạt đến được Tuệ phân tích
Những Chi Tiết Thiếu
Nhất Quán
Tuy nhiên, có sự
thiếu nhất quán nơi một số chi tiết trong cả hai nguồn Kinh Phật sau đây. Bài
tường thuật vừa nêu trên được trích dịch từ tác phẩm Dhammapadạtthakathā đề cập
đến chuyện kể về tỳ khưu Cūlapanthaka. Trong một nguồn khác, theo tác phẩm
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn hai, trang 220. Kể lại rằng sau khi
Cūlapanthaka đã bị chính người anh ruột của mình “khai trừ” khỏi thiền viện,
Cūlapanthaka cho rằng mình chẳng còn hy vọng gì tham gia tổ chức tôn giáo của
Đức Phật. Ông rất buồn rầu và đứng khóc ròng ngay ngoài cổng thiền viện. Bằng
Phép Nhãn Thông Đức Phật đã đến gặp ông, hỏi xem tại sao ông lại khóc ròng như
vậy. Sau khi được kể lại lý do tại sao ông lại than vãn thảm thiết đến như vậy,
Đức Phật đã an ủi ông, nói rằng, “Chưa bao giờ có người nào được gọi là đồ vô
vọng chỉ vì không thể nhớ được một bài kệ. Chính vì thế không nên than vãn buồn
phiền làm chi.” Nói đoạn, ngài dẫn Cūlapanthaka đến Khu Rừng Xoài và qua phép
thần thông, Đức Phật đã tạo ra cho ông ta một miếng vải trắng tinh. Đoạn văn
viết bằng tiếng Pali như sau: Iddhiyāva pilotikakhandaṃ abhinimmitvā adāsi.”
Cũng ngay khi
Cūlapanthaka nhận ra miếng vải trắng trở nên bẩn vì những cú đánh liên tiếp do
chính tay ông, tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã bàn đến phần này chi
tiết hơn như sau:
Đang khi ông ngồi
tụng đoạn Kinh “Rajoharaṇaṃ, Rajoharaṇaṃ. Ông đã dùng tay mình đập miếng vải trắng tinh Đức Phật giao
cho ông lên thân mình, tấm vải đã trở nên đen ngòm. Điều này đã khiến ông nhận
ra chân lý cho rằng miếng vải trắng tinh đó, chẳng có vết đen dơ bẩn nào trên
đó cả; nhưng đến giờ lại biến màu và trở nên bẩn thỉu vì đã đụng đến thân xác
ông. Chính thân xác đó có nguồn mọi sự bẩn thỉu. Điều này, theo ngôn từ Phật
giáo, gọi là Paṭikulasaññā (nghĩa là tưởng, hay thực chứng được pháp ghê tởm) và
Anicasaññā (Thực chứng pháp vô thường) với hai tuệ giác này làm căn cứ, ông đã
tăng cường được sức mạnh bằng cách đem áp dụng vào Ngũ Uẩn có nghĩa là chính
tâm và thân xác ông. Cho đến khi tuệ giác được đào sâu đúng mức, điều này được
gọi là Anulomañāṇa rất gần gũi với điều được gọi là Gotarabhūñāṇa, nằm trên ranh giới
phân chia tâm của người phàm tục khỏi những vị Thánh thinh văn Giác. Điều này
hàm chứa một sự thật là ông đã gần đạt đến được Thánh Đạo (Magga) và thánh Quả
(Phala). Chính vào thời điểm này Đức Phật đã thốt lên ba bài kệ được đề cập đến
ở trên. Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã mô tả giây phút cao điểm
nhất trong biến cố đầy xúc động này như sau:
“Vào lúc kết thúc mấy
kệ trên, tỳ khưu Cūlapanthaka đã có trong tay Chín pháp siêu thế, cộng với tứ
tuệ phân tích và sáu Phép Thần Thông (Abhiññā)”
Điều này có nghĩa là
Culapanthaka đã cùng một lúc đạt đến được Bậc A-la-hán, tứ tuệ phân tích và Sáu
Phép Thần Thông (Abhiññā)
Lúc này ta quay trở
lại Vùng Rừng Xoài, tại đó lương y Jīvaka đang sửa soạn thiết đãi Đức Phật và
Chư Vị tỳ khưu đi theo. Jīvaka đang sửa soạn thực hiện nghi thức dâng nước cho
Đức Phật rửa tay thì Ngài ngăn ông lại, và đóng nắp Bát Khất Thực lại Ngài lên
tiếng nói.
Không còn một vị tỳ
khưu nào đang lưu lại Thiền viện hay sao?”
“Dạ thưa Đấng Thế
Tôn, vào lúc này chẳng còn vị tỳ khưu nào lưu lại tại thiền viện nữa đâu.”
“Ôi Ngài Jīvaka thân
mến, chắc chắc vẫn còn một vị nữa” Đức Phật khẳng định.
Nghe Đức Phật nói như
vậy, Lương Y Jīvaka liền cử một trong số mấy người hầu chạy đến thiền viện ngay
tức khắc để xem còn có vị tỳ khưu nào còn sót lại thiền viện nữa hay không.
Ngay lúc đó
Cūlapanthaka tự nhủ. “Anh tôi đã nói chẳng còn một vị tỳ khưu nào sót lại thiền
viện cả. Tôi sẽ chứng tỏ cho anh thấy vẫn còn khối tỳ khưu tại đó” Sau đó thông
qua Phép Thần Thông Cūlapanthaka đã tạo ra một ngàn tỳ khưu tại Thiền Viện, một
số đang may y cà sa, một số khác đang nhuộm, trong khi đó một số khác đang tụng
Kinh.
Nhìn thấy vậy, tên nô
tỳ liền chạy vội về trình lại những gì hắn được chứng kiến tại khu Rừng Xoài,
nói rằng: “ Dạ thưa ngài, có rất nhiều tỳ khưu còn đang ở trong khu Rừng Xoài.”
Nghe thấy điều này,
Đức Phật liền bảo người đó quay trở lại và báo cho các vị tỳ khưu đó là Đức
Phật muốn gặp một vị tỳ khưu có tên là Cūlapanthaka.
Nhưng khi tên nô tỳ
lại báo đó chỉ là bản sao các tỳ khưu giống hệt như nhau vì khi hắn báo cho họ
biết ý định của Đức Phật, thì đồng loạt tất cả các vị tỳ khưu đều trả lời :
“Tôi chính là tỳ khưu Cūlapanthaka; tỳ khưu Cūlapanthaka chính là tôi đây.”
Khi tên nô tỳ của
Jivaka quay trở về nhà một lần nữa báo cho Đức Phật hắn không thể phân biệt
được người nào là tỳ khưu Cūlapanthaka, Đức Phật liền bảo hắn “Hãy quay trở lại
ngay và lần này hãy chú ý nhìn xem ai là người trả lời đầu tiên “Tôi tên là
Cūlapanthaka” hãy lập tức thỉnh ngay vị tỳ khưu đó và rồi tất cả các vị khác sẽ
biến mất ngay tức khắc.”
Tên nô tỳ của Lương Y
Jīvaka đã thực hiện y lời Đức Phật dạy và đã thành công dẫn về trình cho Đức
Phật vị tỳ khưu tên là Cūlapanthaka.
Chuyện kể trên được
trích trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada). Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo
(Visuddhimagga) mô tả phần vừa rồi với những chi tiết hơi khác một chút như
sau:
“Khi người hầu của
Jīvaka quay trở lại và báo cho Đức Phật: tại thiền viện còn có rất nhiều vị tỳ
khưu, khiến ông ta không thể nào biết được vị nào là tỳ khưu Cūlapanthaka, Đức
Phật truyền cho người hầu đó hãy quay lại thiền viện ngay nói rằng, “Nếu ông
gặp bất kỳ vị tỳ khưu đầu tiên nào, hãy thỉnh ngay vị đó và nói, Đức Phật muốn
tôi đưa ngài đến trình diện ngài ngay tức khắc” Người hầu đã thực hiện y như
lời Đức Phật ra lệnh. Ngay lúc đó, toàn bộ những tỳ khưu cùng ứng thân, và các
bản sao tỳ khưu Cūlapanthaka liền tan biến hết. Tỳ khưu nói với người đó là hãy
về trước đi. Trong khi tỳ khưu theo sau tên người hầu, đang khi người hầu quay
trở về nhà tại khu Rừng xoài, và còn thực hiện một số việc như rửa mặt mũi chân
tay, thì tỳ khưu Cūlapanthaka đã có mặt tại khu Rừng Xoài trước người đó và đã
đến ngồi vào đúng chỗ dành riêng cho ngài.
Ví Dụ Thứ Hai:
2a. Từ Một Tạo Ra
Nhiều Vật, Và Ngược Lại
Trong tác phẩm Thanh
Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đoạn thứ hai trang 243, Trưởng lão Buddhaghosa đã kể
lại biến cố sau đây làm ví dụ cho phép lạ (thần thông) nêu trên:
Vào một dịp lễ Đặt
Bát Hội tổ chức tại thành phố Rājagaha, có khoảng năm trăm cô gái mỗi người đều
mang Bánh Trung Thu (Candapuva) đứng dọc theo đường phố để đặt bát cho các vị
tỳ kheo. Họ đã gặp Đức Phật nhưng không nghĩ ra phải dâng cho ngài điều gì. Khi
họ thấy Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa) đang đi theo Đức Phật từ xa xa, một ý nghĩ
nổi lên trong đầu và họ nói với nhau, “Kìa có cả ngài Trưởng lão của chúng ta
cũng đi theo Đức Phật. Chúng ta sẽ dâng cho ngài toàn bộ số bánh chúng ta mang
theo đi” Rồi họ đã dâng cho ngài Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa), ngài đã nhận của
bố thí chỉ bằng chiếc bát khất thực của ngài. Ngài đã biến chiếc bát đó có thể
đựng hết năm trăm chiếc bánh các cô gái biếu tặng. Đoạn văn Pali kể lại vụ việc
viết như sau: Thero pattaṃ nīharitvā sabbaṃ ekapattapūra-mattaṃ akāsi. Sau đó ngài trưởng lão đã dâng
tô khất thực đựng đầy năm trăm chiếc bánh của các cô gái biếu tặng cho Đức
Phật, đang ngồi chờ ngài ở một nơi nào đó.
Đây là bài tường
thuật kể lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Tôi đã cố gắng tìm
kiếm thêm một số chi tiết nữa mô tả lại sự kiện này trong nhiều nguồn văn bản
khác nữa, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một nguồn xác thực nào
khác. Tuy nhiên, tôi tin chắc phải có một vài chuyện kể được ghi lại đâu đó
trong Kinh Phật hay trong một vài đoạn sách nào đó. Xét cho cùng, biến cố đó
cũng đã cho chúng ta biết một sự kiện là một vị A-la-hán đã đạt đến được sáu
Phép Thần Thông (Abhiññā)) hay có được những sức mạnh siêu phàm nếu ngài muốn,
ngài cũng có thể giảm thiểu khối lượng đồ vật mà không ảnh hưởng đến chất lương
cũng như hương vị của những đồ vật đó. Như vậy Trưởng lão Đại Đức Ca Diếp
(Kassapa) đã thực hiện được điều đó.
Phép lạ (thần thông)
Ngược Lại
Giờ đây, ta có thể
rút ra được một hệ luận tất nhiên liên quan đến phép lạ (thần thông) vừa kể
trên đó là, nếu đã có thể biến những vật có khối lượng lớn thành nhỏ, ngược lại
– biến những vật nhỏ hay số lượng ít thành nhiều thì cũng là việc thường tình
và cũng có thể thực hiện được dễ dàng. Một ví dụ thuộc loại này được kể lại
trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) như sau:
Một lần kia ngài
Trưởng lão Ca Diếp (Kassapa) nhập thiền và đạt đến mức siêu phàm
(Nirodhasamāpatti) (có nghĩa là mức độ thiền diệt hay chấm dứt) trong suốt bảy
ngày, trong bảy ngày đó ngài rơi vào tình trạng quên lãng thế giới bên ngoài mà
chỉ hưởng nguồn an hòa nội tâm và hạnh phúc không cần dùng bất kỳ thức ăn hay
ngủ nghê gì cả. Đến ngày thứ tám ngài xuất và thóat ra khỏi thiền diệt
(samāpatti). Ngài liền ước ao thực hiện đôi điều gì đó để giúp đỡ một gia đình
nghèo, biết rằng của bố thí dành cho ngài vào ngày hôm đó sẽ đem lại rất nhiều
công phúc cho người nào thực hiện bố thí, nghĩ vậy ngài liền đến một túp lều
trong đó có một gia đình rất nghèo đang sinh sống. Trưởng gia đình là một người
đàn ông nghèo khổ tên là Kālavaḷiya và ngài đứng ngay trước cửa chờ được bố thí. Người vợ nhìn
thấy vị trưởng lão liền cố gắng tìm cách bố thí cho ngài trưởng lão một tô cháo
hoa chẳng có mùi vị gì cả, một loại cháo có chất lượng soàng nhất. Nàng vừa mới
sửa soạn tô cháo này cho chồng, nhưng rất hoan hỷ dâng cho ngài trưởng lão xuất
phát từ lòng tin chân tình và hân hoan. Vị trưởng lão nhận được tô cháo liền
đem đến dâng cho Đức Thế Tôn, ngài đã dùng phép thần thông và sức mạnh siêu
phàm của mình để nhân lên gấp bội cả về khối lượng và chất lượng tô cháo đó, đủ
để nuôi sống một số lượng tỳ khưu rất lớn đang tụ tập tại thiền viện ngay lúc
đó. Đoạn văn viết bằng tiếng Pali mô tả biến cố này như sau: Thero taṃ gahetvā Bhagavato
hatthe ṭhapesi, Bhagavā mahabhikkusanghassa pahonakaṃ katvā adhiṭṭhasi ekapattena
ābhatā sabbesaṃ pahosi. Còn đối với người nghèo khổ Kālavaḷiya, chúng ta nghe kể
lại rằng ông đã được nhà vua phong làm một nhà triệu phú trong thành phố vào
ngày thứ bảy sau cuộc bố thí cho vị trưởng lão.
2b. Biến thức ăn dở
thành ngon; lấy nước sông biến thành bánh kem tuyệt vời.
Ví dụ về phép lạ
(thần thông) này cũng được ghi lại trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo
(Visuddhimagga) như sau:
Có một lần kia,
Trưởng lão Đại Đức Mahā-anula đã chứng kiến nhiều chư vị tỳ khưu sau cuộc khất
thực trở về chỉ nhận được một ít thực phẩm nghèo nàn, vô vị và chẳng ngon lành
chút nào và họ đang ngồi dùng bữa bên bờ sông tại quần đảo Sri Lanka [4].
Quá mủi lòng ngài đã quyết định biến nước sông ngay bên cạnh các vị tỳ khưu trở
thành Sappimaṇḍa có nghĩa là một loại kem bơ ngon tuyệt trần, một loại sữa trâu
hảo hạng tuyệt trần. [5] vị trưởng lão liền ra hiệu cho các vị Sa-di (Sāmaṇera) báo rằng nước
sông đã biến thành Sappimaṇḍa. Biết được điều đó vị Sa-di đã múc những ly sữa từ dòng sông,
nước sông đã biến một loại thực phẩm tuyệt vời dâng lên cho các vị tỳ khưu. Họ
đã thưởng thức và trộn vào cơm của họ đi khất thực được rồi dùng một cách ngon
lành.
Tuy nhiên, không có
phép lạ (thần thông) nào được thực hiện ngược lại với phép lạ (thần thông) này.
Biến đồ ăn ngon trở thành không ngon cả. Bài tường thuật trên chưa tìm thấy
được trong bất kỳ một bản văn nào khác. Tuy nhiên tôi chỉ muốn cung cấp tư liệu
một ví dụ điển hình về quyền lực kỳ diệu thuộc loại này.
3. Thực hiện phép lạ
(thần thông) Āvibhāva nghĩa là tạo ra ánh sáng từ bóng tối, và đem ra ánh sáng
những gì đang bị dấu kín.
Liên quan đến phép
thần thông loại này có giai thoại được kể lại rằng có một vị tỳ khưu kia, sau
khi thoát khỏi Thiền Định Jhana (nghĩa là thiền bậc bốn) ngài đã quyết tâm thực
hiện một phép lạ (thần thông) bằng cách tụng câu thần chú sau đây: “Mong rằng
chỗ tối tăm được tràn đầy ánh sáng” và “Mong rằng những nơi bị che dấu được
phơi bày ra trước ánh sáng cho nhiều người được thấy.” Sau đó mọi sự đã diễn ra
y như quyết tâm của ngài trưởng lão; ngài có thể nhìn thấy bất kỳ ai cũng như
bất kỳ điều gì từ xa và những người ở xa cũng có thể nhìn thấy người nếu họ
muốn làm như vậy.
Trưởng lão
Buddhaghosa tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đã kể lại chính Đức Phật là
một ví dụ điển hình thực hiện phép lạ (thần thông) này như sau:
Một lần kia, có một
người phụ nữ tên là Cūlasubhadda, đang sinh sống trong thành phố Sāketa đã mời
Đức Phật và các chư vị tỳ khưu đi theo đến dùng một bữa tiệc tại tư gia của bà
vào ngày hôm sau. Lúc đó Đức Phật đang có mặt tại Khu Rừng Kỳ Viên (Jeta),
trong thành phố Sāvatthi, cách đó vào khoảng bảy yojana (khoảng 112 km.). Người
ta kể lại rằng Đức Phật và khoảng năm trăm chư vị tỳ khưu đi theo ngài đã bay
trên không đến thành phố Sāketa và đến lưu lại tại các phòng Kuṭis dành riêng cho
từng vị với mái hình chóp do ngài Thiên Chủ Vissukamma, một kỹ sư thiên cung
tạo ra, đang khi các phòng Kuṭis (chỗ ở có hình chóp) đang bay từ Sāvatthi đến Sāketa. Đức
Phật đã thực hiện một phép lạ (thần thông) nhãn tiền khiến cho cư dân trong hai
thành phố đều có thể nhìn thấy nhau, trong khi đó các căn phòng hình chóp từ từ
hạ xuống ngay chính trung tâm thành phố, cùng lúc đó Đức Phật cũng cho các cư
dân trong thành phố nhìn thấy cõi địa ngục- phía dưới một nơi gọi là A-tỳ-địa
ngục (Avīci) - Đó là cõi địa ngục tận cùng sâu thẳm. Ngài cũng cho họ thấy cõi
nhàn cảnh tại một nơi gọi là Cõi Phạm Thiên. Chính Đức Phật đã cho họ nhìn thấy
cùng một lúc cảnh Địa ngục và cõi thiên cung nhờ vào phép thần thông của ngài
và cư dân của cả hai thành phố đều nhìn thấy.
Đây là toàn bộ những
gì ghi lại trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga). Tuy nhiên, trong tập Chú Giải
Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn đưa thêm nhiều chi tiết khác nữa, cùng với một số
khác biệt nhỏ như khoảng cách giữa hai thành phố được cho là vào khoảng bảy
yojana, lại được ghi lại trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) là 120 yojana (tức vào
khoảng hai ngàn cây số) thành phố gọi là Sāketa, nơi người phụ nữ Cūlasubhadda
cư ngụ, lại được Pháp Cú Kinh (Dhammapada) gọi là Uggaha.
Còn có thêm một tiết
mục nhiều chi tiết hơn được tìm thấy trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada) cho rằng
người phụ nữ Cūlasubhadda không tự mình trực tiếp đến mời Đức Phật. Nàng cũng
chẳng sai người nào đến gặp Ngài như là người được nàng ủy nhiệm cho. Thay vào
đó nàng đã trèo lên ngọn tháp cao nhất trong tòa lâu đài của nàng để tỏ lòng
tôn kính Đấng Thế Tôn bằng năm cách tỏ lòng tôn kính (nghĩa là nàng đã hai lần
phủ phục đầu gối chạm đất, hai lần lấy khuỷu tay và một lần chạm trán xuống sàn
nhà) nàng đã dâng nước thơm cho ngài, cộng với hoa và nhang đồng thời có ý định
trong tâm, nói rằng “Nhân tiện tôi sẽ mời Đức thế tôn, cùng với các vị tỳ khưu
đi theo, đến dùng bữa sáng với tôi vào ngày hôm sau, mong rằng Đức Thế Tôn
thông qua dấu hiệu từ xa của tôi thông báo đến ngài lời mời này.” Như vậy sau
khi nói trong tâm như vậy nàng đã tung lên trên trời bảy bó hoa jasmine.
Đang khi nàng
Subhaddā thực hiện lời mời Đức Phật trong thâm tâm như vậy, thì Đức Thế Tôn còn
đang thuyết pháp một bài cho thính giả trong khu Rừng jeta. Người ta kể lại
rằng những cành hoa người phụ nữ Subhaddā tung lên trời đã bay tới khu Rừng Kỳ
Viên (Jeta), rồi họp thành một bức Trướng kết lại bằng hoa treo lơ lửng phía
trên đầu Đức Phật. Nhà Triệu Phú Anāthapiṇḍika cũng đang có mặt nghe Đức Phật
thuyết pháp. Vào cuối bài giảng ông đã mời Đức Phật và các vị tỳ khưu đến dùng
bữa tại nhà ông vào ngày hôm sau. Nhưng Đức Phật cho biết, “Ôi chủ gia nhân,
tôi đã nhận một lời mời dùng bữa vào ngày mai rồi.” Hơi bối rối, nhà triệu phú
liền thưa, “Nhưng chưa có người nào đến trước tôi để mời ngài cả, Ôi Đức Thế
Tôn, thế ngài đã nhận lời mời của ai vậy?” Và sau đó Đức Phật đã kể lại cho ông
nghe người phụ nữ Cūlasubhaddā đã mời ngài từ xa như thế nào và ngài đã nhận
lời mời đó cũng bằng một cách như vậy.
Nhiều chi tiết khác
cũng được khẳng định trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) như sau:
Sau khi Đức Phật đã
chấp nhận lời mời của người phụ nữ Cūlasubhaddā, thì Thiên Chủ (Sakka) là thủ
lãnh các vị thần, biết được tin tức đó, liền ra lệnh cho Vissukamma, là vị kỹ
sư thiên cung, thực hiện ngay năm trăm chỗ ở và dâng cho Đức Thế Tôn cùng các
chư vị tỳ khưu đến thành phố Uggaha vào ngày hôm sau. Ngài Vissukamma này đã
thực hiện công việc được giao và đứng chờ tại cổng thành dẫn đến khu Rừng Kỳ Viên
(Jeta). Rồi sau đó Đức Phật cùng với năm trăm vị tỳ khưu bậc thánh đi theo đã
ngồi vào chỗ ở mái cong đó và ngay sau đó họ đã được dẫn đến thành phố Uggaha
bằng cách bay trên không.
Tại Uggaha, ngài
triệu phú Ugga, nhìn về phía người phụ nữ Cūlasuddhaddā đã chỉ cho ông thấy và
thấy được bằng cách nào Đức Phật cùng với phép thần thông của ngài đã xuất hiện
trong vinh quang và vị này hết sức là cảm kích. Ông ta đã sấp mình tôn thờ Đức
Thế Tôn cùng các vị tỳ khưu đi tháp tùng ngài bằng cách dâng hoa và nhiều của
bố thí sau đó lại dọn cho các ngài một bữa tiệc. Đồng thời ông còn tổ chức một
cuộc đại thí cho dân chúng kéo dài trong bảy ngày liên tiếp.
Vào lúc này ta hãy
gác sang một bên khả năng hay sự xác thực của các phép lạ (thần thông) siêu
phàm đó. Chúng ta có thế sắp xếp các phép lạ (thần thông) đó thành các loại như
sau:
1. Phép lạ (thần
thông) thu ngắn khoảng cách, làm cho những người cách nhau cả trăm cây số cũng
có thể nhìn thấy nhau.
2. Phép lạ (thần
thông) được nâng bổng lên trên không và di chuyển trong đó.
3. Phép lạ (thần
thông) tiết lộ các nhàn cảnh và khổ cảnh, Làm cho các người trên trần gian này
cũng có thể nhìn thấy.
4. Vị kiến trúc sư
thiên cung Vissukamma lại có thể tạo ra được chỗ ở cho chúng sanh cư ngụ trong
một thời gian nhất định.(những chỗ ở được tạo dựng lên như vậy, ngoại trừ những
cỡ kích bình thường chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi tạm thời
mà thôi. Chúng không thể tồn tại vĩnh cửu được)
Ngoài những Phép lạ
(thần thông) mở màn (Āvibhāva) đã bàn đến ở trên, Thanh Tịnh Đạo
(Visuddhimagga) cũng đã kể lại một phép lạ (thần thông) Yamakapāṭihāriya (phép lạ
(thần thông) song do chính Đức Phật thực hiện. Sau đây là một bài tường thuật
được kể lại trong bản văn đó.
Đức Phật Đến Thăm Cõi
Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa)
Đức Thế Tôn, sau khi
đã thực hiện phép lạ (thần thông) Yamakapāṭihāriya (phép lạ (thần thông) một
người có mặt ở hai nơi cùng một lúc) để giải thoát cho 84.000 sinh linh thoát
khỏi tà kiến phược, ngài liền nghĩ tới điều Chư phật trước kia đã làm sau khi
Chư vị đã thực hiện được những phép lạ (thần thông) tương tự như ngài đã làm.
Ngay sau đó thông qua Tuệ giác nhiệm màu ngài biết được Chư
vị cũng đã đến thăm cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Chính vì thế
ngài đã đặt chân trái trên mặt đất còn chân phải đặt trên đỉnh ngọn Yugandhara.
Rồi ngài tiến một bước lên phía trước, đặt chân trái xa hơn một chút lên đỉnh
ngọn núi Sineru (nghĩa là ngọn Hymalaya). Chính bằng cách này Đức Phật đã đặt
chân lên đến cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Ngài đã trải qua mùa An Cư Kiết
Hạ tại đó. – Ngay trên ngai vàng của Thần Indra cai quản cõi Tam Thập Tam Thiên
(Tāvatiṃsa) tọa lạc ngay trên đỉnh núi Sineru. Trong thời gian đó ngài đã
thuyết pháp Tạng Vi Diệu Pháp cho một đoàn người gồm cả trăm ngàn cõi Thiên vũ
trụ. Đoạn văn tiếng Pali diễn tả phần này như sau: Paṇṭḍukambalasilātale vassaṃ
upagantvā sannipntitānaṃ dassasahassacakkavāḷadevatānam ādito paṭṭhāya
abhidhammakathaṃ ārabhi.
Trong thời gian đi
khất thực, Đức Phật đã tạo ra một thân Phật khác, có thể gọi là “hình
bóng”Phật, giống như một thân thể cõi trời hay là một Hóa tâm thông
(manomayakaya). Chính ‘hình bóng’ Phật này đã thực hiện công việc thuyết pháp
(Dhammadesanā) một cách liên tục ngay cả lúc Đức Phật thực sự vắng mặt, như lúc
ngài phải vệ sinh răng miệng với bàn chải đánh răng (tiếng Pali gọi là
Nāgalatā) trước khi ngài dùng nước xúc miệng tại hồ ở độ cao trên núi gọi là
Anotāta. Hiện nay vẫn còn tìm thấy chiếc hồ này trên dẫy Himalaya
và người ta tin là hồ này có liên quan đến Đức Phật trong giai đoạn này. Sau đó
ngài tiến hành đi khất thực tại những nơi có cư dân Uttarakuru sinh sống trước
khi trở lại dùng bữa tại một nơi gần hồ Anotāta đã đề cập đến ở trên.
Cũng chính nơi đây
Trưởng Lo Xá-lợi Phật (Sārīputta) đã đến để tỏ lòng tôn kính Đức Phật mỗi ngày.
Rồi sau đó Đức Phật đã kể lại cho ngài khoảng cách bao xa ngài (kể cả
“bóng”Phật) đã thực hiện những bài thuyết pháp. Sau đó ngài quay trở lại tiếp
tục thuyết pháp tại nơi ‘bóng”Phật đã bỏ đi. Qui trình này diễn ra liên tục.
Trong thời gian này người ta kể lại nhờ nghe Đức Phật thuyết pháp tạng Vi Diệu
Pháp (Abhidhamma) mà một số lớn những vị chư thiên tổng số lên đến 800 triệu cả
thảy được phước lành liễu ngộ Phật Pháp.
Vào lúc này có một
đám đông đang xúm lại địa điểm là nơi Đức Phật đã thực hiện phép lạ (thần
thông) hiện diện tại hai nơi. Trên một khoảng rộng độ 22 yojana. Toàn bộ họ
đồng một lòng quyết định nhất quyết không quay trở về nhà trước khi nhìn thấy
được Đức Phật quay trở lại cõi trần gian này. Chính vì mục tiêu đó họ đóng trại
chung quanh vùng phụ cận. Trong suốt một thời gian toàn bộ số người đó được
Cūla Anāthapiṇḍika, em trai của một người giàu có cung cấp cho đồ ăn và những
vật dụng cần thiết.
Trưởng Lão Mogallana
Đã Tiến Vào Lòng Đất Như Thế Nào
Vào lúc này đoàn
người đang nóng lòng chờ đợi được xem Đức Phật đang ở đâu. Họ đã yêu cầu Ngài
Trưởng Lão Anuruddha tìm cho họ. Trưởng Lão đã nhập thiền ĀlokaKasiṇa có nghĩa
là nhập thiền ánh sáng khiến cho ngài có khả năng nhìn thấy Đức Thế Tôn đang
nhập An Cư Kiết Hạ ở đâu, đang khi ngài lưu lại trên cõi Tam Thập Tam Thiên
(Tāvatiṃsa). Sau khi được Đức Phật cho biết địa điểm chính xác ngài đang lưu
lại trên cõi Tāvatiaṃsa. Họ liền quay trở lại gặp Trưởng Lão Moggallāna và yêu
cầu ngài làm thế nào họ gặp được Đức Phật để tỏ lòng tôn kính ngài. Trước hoàn
cảnh như vậy, ngay trước sự hiện diện của đoàn người đông đảo, vị Trưởng Lão
lao xuống lòng đất và nổi lên trên đỉnh ngọn núi Sineru rồi ngồi ngay dưới chân
Đức Phật và trình Đức Phật biết hậu quả gì sẽ xảy ra cho đám đông đang qui tụ
lại muốn gặp được Đức Phật trước khi họ chịu quay trở về nhà.
Đức Phật liền hỏi vị
trưởng lão nói rằng, “Ôi ngài Moggallāna, thế người anh cả Xá-lợi Phật
(Sāriputta) hiện đang ở đâu?” Sau khi vị trưởng lão trả lời Xá-Lợi-Phất
(Sāriputta) lúc này đang lưu lại trong thành phố Sañkassa, Đức Phật liền bảo
ông. “Hãy truyền cho dân chúng những ai muốn gặp thầy hãy đến thành phố
Sañkassa. Th?y sẽ có mặt tại thành phố đó vào ngày mai, nhằm ngày Trai giới
(Uposatha) và là ngày Tự tứ (Mahāpavāraṇā)”
Đại Trưởng Lão
Moggallana quay trở lại cõi trần gian cùng một cách ngài đã nhập cõi Tam Thập
Tam Thiên (Tāvatiṃsa). Trên đường quay trở về và ra đi cùng một cách giống
nhau. Vị trưởng lão cũng đã thực hiện phép lạ (thần thông) Āvibhāva có nghĩa là
phép lạ (thần thông) mở ra, khiến cho toàn bộ những người hiện diện đều nhìn
thấy ngài ra đi và trở lại như thế nào. [6] Sau khi đã quay trở lại cõi trái
đất, ngài liền thông báo cho dân chúng đang nóng lòng chờ đợi tin vui đó và cho
họ biết là phải tiến hành cuộc hành trình ngay sau kết thúc bữa ăn sáng. Ngài
thông báo cho họ biết thành phố Sañkassa cũng không cách xa đây là bao.
Đức Phật Từ Cõi Tam
Thập Tam Thiên (Tavatimsa) Bước Xuống Trái Đất
Đức Phật liền truyền
cho Thiên Chủ (Sakka) vua các vị chư thiên rằng, “ Ôi Thiên Chủ, ta sẽ quay trở
lại cõi trái đất vào ngày mai.” Nghe thấy vậy Thiên Chủ (Sakka) liền lệnh cho
Vissukamma, là vị kiến trúc thiên cung mà rằng, “ Đức Thế Tôn sẽ giáng lâm vào
ngày mai, xin ngài hãy tạo ba cây thang, một bằng vàng, một bằng bạc, và cây
còn lại bằng đã quý” Và như vậy là vị kiến trúc thiên cung cứ y lệnh thực hiện.
Buổi sáng ngày hôm
sau Đức Phật đứng trên đỉnh núi Sineru, Đưa mắt nhìn về hướng đông trái đất.
Ngay lúc đó hàng ngàn hàng vạn vũ trụ tự mở ra, như thể toàn vũ trụ trở thành
một kích cỡ giống nhau. Điều này diễn ra ba lần như vậy mỗi khi Đức Thế Tôn
hướng mắt nhìn về ba hướng còn lại, ở mỗi hướng toàn thể những vũ trụ đều gặp
gỡ lẫn nhau khiến cho Đức Phật có dịp chiêm ngưỡng tất cả những gì ngài muốn.
Nhìn xuống trái đất trở lại, ngài lại nhìn thấy các cảnh khổ là nơi tận cùng
địa ngục. Khi hướng mắt nhìn lên ngài nhìn thấy cõi Akaniṭṭha, là cõi cao nhất
nơi nhàn cảnh vô tận. Chính vì thế ngày hôm đó được đặt tên là “ngày khai mở
toàn vũ trụ” Trong ngày đó các cư dân dưới đất và thần thánh trên trời có thể tận
mắt nhìn ngắm nhau. Hơn thế nữa như vậy con người không phải nhìn lên ngắm
những cư dân thiên quốc, cũng như vậy các cư dân thiên cung cũng không phải
nhìn xuống trần gian để tìm kiếm anh em bà con dưới đó. Cả hai đều tỏ ra rất
vui mừng trong suốt thời gian đó. [7]
Rồi Đức Phật bước
xuống cây thang bằng chuỗi đá quí ở giữa. Trong khi đó các cư dân thiên đình
thuộc sáu cõi Dục giới (Kāmāvacarabhūmi) đi theo ngài qua dây thang bằng vàng,
ở phía bên phải, và các cư dân Phạm Thiên (Brahma) thuộc cõi Suddhāvāsa và cõi
Đại Phạm Thiên thì theo dây thang bằng bạc ở phía trái. Thiên Chủ (Sakka), chủ
tướng các chư dân thiên quốc, mang theo bát khất thực và y cà sa cho Đức Phật,
trong khi đó Đại Phạm Thiên mang một chiếc lọng màu trắng với luồng sáng phát
ra xa tới ba Yojana. Cùng lúc đó Thiên Chủ Suyama lại mang một chiếc quạt còn
Pañcasikha, là người phụ trách ca đoàn thiên quốc lại mang theo một chiếc đàn
Hạc màu vàng trông giống như một trái cây Bael chín dài khoảng ba Gavuta, lúc
nào cũng luôn miệng hát những lời ca ngợi Đức Phật. Người ta kể lại rằng chẳng
có ai chiêm ngưỡng Đức Phật ngày hôm đó lại không có lòng ước ao trở thành một
Đức Phật.
Đức Phật đã thực hiện
phép lạ (thần thông) hiện hình ở hai nơi như vậy. Biến cố này được ghi lại bằng
tiếng Pali như sau: Idamettha bhagavā āvibhāvapaṭihāriyam akāsi. Nhờ Phép lạ
(thần thông) Pāṭihāriya hay phép lạ (thần thông) ngài thực hiện khi lìa khỏi
cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) trở lại cõi trần. Những người chờ đón ngài
tại thành phố Sañkassa đều có thế tận mắt chứng kiến tất cả những quang cảnh kỳ
diệu đó. Những cư dân trên cõi đời này có thể chiêm ngưỡng người láng giềng nơi
cõi thiên thai của mình và ngược lại.
Bài tường thuật trên
đây trích từ bản văn được gọi là Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), trong khi đó
trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) còn có nhiều chi tiết tỷ mỷ hơn
được mô tả rất kỹ. Tuy nhiên trong Kinh Phật chúng ta có thể tiếp cận được, lại
chỉ đề cập đến một số ít chi tiết trong tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo
(Paṭisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya) (tập thứ 31. trang
183). Nhưng lại chỉ tường thuật về biến cố Phép lạ (thần thông) Đức Phật hiện ở
hai nơi cùng một lúc (Twin Miracle) và không đả động gì đến chi tiết Đức Phật
An Cư Kiết Hạ nơi cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) như thế nào, đồng thời
không đả động gì đến biến cố ngài từ cõi Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) giáng
lâm ra sao. Những đoạn mô tả thêm sau này xác thực đến mức độ nào còn phải để
cho các vị học giả tra cứu và giải thích cẩn thận. Mục tiêu của tác giả như đã
được trình bầy ở trên, chỉ nhằm tường trình và tường trình một cách trung thực
điều gì đã được khám phá theo nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cách tốt nhất
vào lúc này là nên tạm hõan đưa ra bất kỳ phê phán nào cho đến khi có nhiều
nghiên cứu sâu rộng và sâu xa hơn được thực hiện.
Đối với những ai muốn
tìm hiểu thêm về những gì được mô tả trong tập Chú Giải Pháp Cú Kinh
(Dhammapada) chúng tôi cho ghi lại những đoạn dưới đây như sau:
“Đang khi thực hiện
phép lạ (thần thông) hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, Đức Phật đã suy nghĩ
“Chư phật trước ngài đã và đang thực hiện phép trên đều có nhập An Cư Kiết Hạ
hay không?’ sau này ngài biết được tất cả các vị đó đều có qua An Cư Kiết Hạ
tại cõi thiên đường Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) và đã thuyết pháp Tạng Vi
Diệu Pháp (Abhidhamma) tại đó cho các bà mẹ của các vị đó.
Chính vì vậy đang khi
thực hiện Phép lạ (thần thông) này, Đức Phật đã đặt chân phải của ngài lên đỉnh
núi Yugandhara và chân còn lại ngài đặt lên một đỉnh núi Sineru. Chỉ có ba bước
chân, ngài đã vượt qua một khoảng cách dài khoảng sáu trăm tám mươi ngàn
Yojana. Điều này cho thấy khoảng cách giữa hai chân của ngài vẫn bình thường là
điều không thích hợp, thế nên việc mô tả vẫn được tiếp tục. Trong vấn đề này
bất kỳ ai suy nghĩ Đức Phật đã thực hiện một bước rất dài để vượt qua một
khoảng cách to lớn đến như vậy thì đó chính là các ngọn núi đó đã di chuyển lại
gần nhau để cho Ngài có thể bước qua sau đó chúng lại lui trở về vị trí cũ.
Lúc này Thiên Chủ
(Sakka) vua các vị thần nhìn thấy Đức Phật thì tự nhủ trong lòng, “Đức Thế tôn
sẽ An Cư Kiết Hạ giữa ngai bằng đá sẽ được trải thảm lông màu vàng
(Paṇḍukambala Silā sana).
Điều đó sẽ mang lại lợi ích lớn cho các cư dân thiên cung. Tuy nhiên, trong
thời gian ngài lưu lại trên đó, chẳng có chư thần nào dám đụng đến ngai đá này
(xuất phát từ lòng kính sợ Đức Phật). Vào lúc này, ngai này dài sáu mươi
Yojana, rọng năm mươi Yajona và dài mười lăm Yojana và chỉ có mình Đức Thế Tôn
ngự trên đó, toàn bộ những chỗ còn lại chẳng có ai dám đến cả.
Đức Phật đọc biết
được suy nghĩ của Thiên Chủ thông qua tha tâm thông, ngài liền ném y tăng gìa
lê của ngài (Sanghāṭi) lên bệ đá, y phủ kín một phần khá rộng. Thấy cử chỉ đó
Thiên Chủ (Sakka) tỏ vẻ hài lòng nhìn thấy vùng y tăng gìa lê phủ kín. Đọc được
ý nghĩ trong tâm Thiên Chủ (Sakka) Đức Phật thu nhỏ chỗ ngài ngồi lại chỉ bằng
y cà sa của ngài phủ kín. Rồi ngài ngồi tại đó theo kiểu một vị tỳ khưu mặc y
cà sa rách ngồi trên một bệ nhỏ ngài đã thu gọn lại.
Theo tập Chú giải Pháp Cú Kinh (Dhammapada) đang khi Đức Phật nhập cõi Tam Thập
Tam Thiên (Tavatimsa) đám đông người tụ tập lại trên cõi trần gian không thể
nhìn thấy ngài đi đâu. Hình như mặt trời và mặt trăng đều biến mất khỏi vùng
chân trời, chính vì thế họ than vãn nói rằng:
“Có phải đức Thế Tôn
đang ngự trên núi Cittakuta hay trên núi Kailasa hay trên Yugandhara? Chúng tôi
không nhìn thấy ngài, Đấng Giác Giả đâu cả, ngài là đấng tối cao trên trần gian
này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”
Một số người có mặt ở
đó lại than vãn, nói rằng,
“Đức Thế Tôn, đấng
khôn ngoan nhất thiên hạ đang hưởng cảnh tĩnh mịch, sẽ không còn quay lại cõi
đời này nữa. Chúng ta chẳng còn nhìn thấy Đấng Giác Giả bao giờ nữa. Ngài là
Đấng Tối Cao trên trần gian này, là đấng vượt hơn hẳn mọi chúng sanh.”
Không còn nhìn thấy
Đức Phật, dân chúng liền hỏi Trưởng lão Moggallana, nói rằng, “Đức Phật hiện
giờ đang ở đâu, thưa ngài?” và thế là Trưởng lão Moggallana lại hỏi ngài
Anuruddha để trả lời câu hỏi này, và câu trả lời của ngài đã được kể lại ở
trên.
[1] Trích trong
Uparipaṇṇāsaka trích trong Trung Bộ Kinh (Middle Length Sayings)
[2] Trong tác phẩm
Uparipannasaka thuộc Trung Bộ Kinh (Middle Lenghth Saying).
[3] Từ Bụi Bậm được
gọi là những phiền não trong tâm cũng thường được dùng một lần trước đây. Đó
chính là ngay sau khi ngài được Giác ngộ, Đức Phật đã không muốn thuyết pháp về
những khám phá của ngài cho nhân loại. Nhận ra thật khó lòng biết bao đối với
những người dân thường. Sau đó ngài được một vị Đấng Phạm Thiên (Brahma) tên là
Sahampati. Ngài đã nhắc nhở Đức Phật là dầu sao đi chăng nữa thì vẫn còn một số
người vẫn còn một lượng rất ít’bụi” bậm ở trong tâm (có nghĩa là Những phiền
não) trong con mắt siêu nhiên của ngài.
[4] Bản văn gọi là
Mahatika giải thích tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cho rằng ở Vương
quốc Sri Lanka có một con sông có cùng tên là Gañga (có nghía là Sông Hằng).
Chính vì thế mà sông này hàm chứa ý nghĩa cho rằng con sông được đề cập đến ở
đây cũng ở Sri Lanka và và như vậy vị trưởng lão kể trong bài tường thuật cũng
phải là một cư dân Sri Lanka.
[5] Đoạn văn này có
tên là Mahāṇīka giải thích rằng Dadhi (sữa đông cục) thì ngon hơn là Khīra
(nước sữa hay là sữa tươi) nhưng Navanīta (bơ) còn ngon hơn Dadhi; Trong khi đó
Sappi (bơ sữa lỏng) lại còn ngon hơn Navanīta rất nhiều. Tất cả các loại
Sappimāṇḍa này, chỉ có kem sữa Sappi, được coi như là loại ngon nhất.
[6] Đoạn trên được
viết bằng tiếng Pali như sau: Gamanagamanakaleva yatha nam manussa passanti
evam adhitthasi idam tavattha mahamoggallanatihero avibhavapatihariyam
akasi.
[7] Các đoạn Pali sau
đây: Taṃ divasaṃ kira lokavivaraṇaṃ nāma ahosi, manussāpi deve passanti devāpi
manusse. Tattha neva manussā udhaṃ olokenti na devā adho olokenti sammukhā va
aññamaññaṃ passanti.
[8] Cần lưu ý ở đây
là Ma-vương (Mara) gọi Đức Phật là “tỳ khưu” được dịch là “đạo sư” đây chính là
chủ ngữ xưng hô không phải là xuất phát từ lòng kính trọng được dùng như là một
người ngang hàng hay thấp hơn.