Chương Hai
Đây là mẩu đời tiền kiếp, cách hai mươi hoặc ba mươi năm về trước.Bấy giờ Ngọc Lâm cũng đi tu và làm chức thư ký tại một cảnh chùa nọ. Vương tiẻu thư lúc đó là con gái của một nhà hào phú, cả gia đình nàng đều là tín đồ thuần thành của Phật giáo.Cha nàng không may mất sớm. Mẹ nàng lên chùa xin tụng kinh lễ bái trong bảy ngày để cầu nguyện cho vong hồn người quá cố được siêu sinh tịnh độ. Nàng cũng theo mẹ nàng lên chùa. Khi đến cửa chùa nàng thấy hai con sư tử bằng đá đứng một cách uy nghiêm, hùng vĩ; tiến vào trong, nàng thấy trên tường hai tấm bảng trà và thang dán hai bên đầu hồi chùa.
- Má ạ, chữ viết trên hai tấm bảng kia đẹp quá!
Nàng là người con gái yêu văn thơ; nàng đã được cha nàng dạy làm thơ và chữ nàng viết rất tốt. Hôm nay tình cờ được thấy nét chữ trên những tấm bảng ấy, bất giác nàng cảm thấy mê say.
- Chữ con viết cũng đẹp vậy ? Mẹ nàng âu yếm nói.
- Hư.... chữ của con đâu có được thế, thưa má ? Nàng vừa nói vừa đưa tay chỉ lên những tấm bảng cho mẹ nàng coi.
- Thế từ hôm nay về con cố rán luyện tập thêm ? Mẹ nàng nói.
- Con in lấy mấy chữ trên bảng về làm mẫu để tập viết theo.
- Khỏi phải mất công! ? Mẹ nàng nói ? Để mẹ bạch hòa thượng trụ trì xem sư ông nào viết chữ tốt như thế thì xin vị ấy viết cho con cái phóng rồi đưa về mà tập.
- Dạ, phải đấy má ạ ? Nàng sung sướng nắm lấy tay mẹ nàng ? Má thương con quá!
Hòa thượng trụ trì sai sư ông thư ký viết một trang phóng đúng như chữ trên tấm bảng trà, thang, rồi sáng hôm sau ngài đưa cho mẹ nàng.Chữ phóng giống hệt như lối chữ trên bảng, nàng được tờ giấy chữ phóng như được một vậy báu; nàng chỉ cho mẹ nàng từng nét rồi khen lấy khen để! Thật là thần bút! Mẹ nàng tuyệt không hiểu thế nào là chữ tốt, chữ xấu, song thấy con tán tụng, bà cũng cứ gật đầu lia lịa để chiều ý con.Nàng vân vê tờ giấy phóng, càng nhìn càng thấy đẹp, rồi từ chỗ say mê nét bút nàng bắt đầu tưởng nhớ đến người đã viết nên những chữ đó.
Lúc đầu nàng tự nghĩ vẩn vơ: "Vị sư viết những chữ này nhất định phải là một người có tài, và sợ có lẽ cũng đã bốn, năm mươi tuổi, nếu không sao lại viết những nét già dặn như thế này. Mình đã được thấy nét bút, nếu không được biết hình dáng người ấy ra sao thì thật uổng lắm. Song mình là một người con gái, làm sao tiện ngỏ ý muốn gặp vị sư ấy?" Lòng nàng cứ băn khoăn, thắc mắc về vấn đề đó đã hai ngày rồi, cuối cùng nàng nghĩ ra một kế, nàng tưởng: "Muốn thấy vị sư ấy cũng không khó, chỉ cần có cơ hội được gặp toàn thể các sư trong chùa một lượt, tất sẽ được thấy vị sư viết những chữ này. Mình phải bàn với mẹ lên chùa cúng trai tăng và phong bao mỗi vị một lạng bạc, mình đích thân dâng phong bao cho từng vị, như vậy nhất định sẽ được thấy vị sư mình muốn biết!" Đang lúc nàng tưởng dễ dàng như thế, bỗng nàng than dài: "Ờ, không được! Không được! Không biết tên vị sư viết chữ ấy là gì, dung mạo ra sao, trong khi bao nhiêu các sư đến nhận phong bao, làm thế nào mình nhận ra vị đó?"... "À! Rất dễ!" ? Nàng thấy lòng khấp khởi "Mình cầm saün một tờ giấy, xin mỗi vị khi đến lĩnh tiền viết tên vào đấy, chỉ cần nhìn nét bút là mình có thể nhận ra ngay!"Hôm ấy trong chùa đông đủ. Sau khi thụ trai, mỗi vị sư đều đến viết tên mình vào tờ giấy, nhận tiền phong bao của người con gái nhà thí chủ đứng dâng. Các sư đến hết rồi nhưng người con gái vẫn chưa thấy người nào có nét bút như lối chữ viết trên bảng. Lòng nàng ngờ vực:
- Còn vị nào trong chùa chưa đến nhận tiền không? ? Nàng vừa nhìn tờ giấy ghi tên vừa hỏi sư chú thị giả của hòa thượng trụ trì.
- Còn mỗi sư ông thư ký là chưa đến thôi ? Chú tiểu ngây thơ đáp.
- Chú làm ơn đi mời sư ông đến nhận tiền đi!
Nàng có cảm giác hồi hộp và tim nàng đập mau hơn, chắc là chữ của sư ông thư ký rồi!Một lát sau sư chú thị giả trở lại, nói:
- Thưa cô, sư ông thư ký không chịu đến! Người bảo tôi lĩnh thay cho người.
- Thay sao được? Tôi cần xin sư ông viết tên của người kia mà!
Máu trong người nàng chạy rần rật, nàng muốn được thấy mặt người nàng hằng mong ước, nhưng tại sao người ấy lại không chịu đến?
- Từ xưa sư ông thư ký tôi ít khi ra khỏi phòng, người cũng không muốn tiếp xúc với khách lạ, tôi tưởng không nên ép buộc người!
- Ai cũng đích thân đến lĩnh, chỉ có một mình sư ông sao không thể đến được? Chú hãy đi mời sư ông một lần nữa, nếu sư ông đến, tôi sẽ dâng sư ông hai phong bao.
Nàng không phải là người gây khó dễ cho ai, song mục đích duy nhất của nàng là muốn được thấy mặt sư ông thư ký.Chú thị giả đem ý định của nàng nói cho sư ông thư ký biết.
Tại sao sư ông thư ký không chịu đến viết tên của mình để lĩnh tiền? Đó là một sự thực khổ tâm của ông.Chả là ông nghe nói tiểu thư đích thân đứng dâng phong bao, mà tướng mạo của ông thì thật không nên phô bày trước mặt một người con gái: trên đầu ông đầy sẹo, mặt rỗ, môi dày, răng vổ, mũi thấp gần như không còn trông thấy, trái lại, đôi mắt thì lồi hẳn ra, ai cũng biết ông là một người tướng mạo xấu xí, như vậy không nên đến trước một người con gái. Tuy ông thấy rõ điều đó, song chú thị giả lại đến nói là tiểu thư không những muốn ông đích thân đến lĩnh mà còn dâng ông hai phong bao, nên cuối cùng ông dùng hết sức can đảm để đi.Từ đằng xa, nàng thấy sư ông thư ký đi lại. Một lát sau thì nàng hồn phiêu, phách tán: trước mắt nàng thật là hình thù của một con quỷ dạ xoa la sát chứ không phải người! Nàng sợ quá liền tung hết tất cả rồi vừa chạy vừa la inh ỏi.Bao nhiêu người súm lại, bấy giờ nàng mới hoàn hồn; người thì an ủi nàng, người thì trách mắng sư ông thư ký:
- Sao ông lại đi nhát con người ta như vậy? Ông thử lấy gương soi lại tôn nhan của ông xem nào?
- Thấy tiền thì tối mắt lại!
- Ông làm mất hết thể diện trong chùa rồi còn gì?
Ai cũng mắng sư ông thư ký, mỗi người một câu, như những mũi kim xiên vào trái tim ông, làm cho đau nhói vô cùng!Tuy dáng người xấu xí song sư ông thư ký cũng có lòng tự tôn như mọi người khác. Sau lần tủi nhục ấy, ông thấy không còn đủ can đảm để sống nữa, bởi thế một ý nghĩ đen tối nẩy ra trong đầu óc ông: lấy cái chết để rửa nỗi nhục ấy là tốt hơn hết.
Đêm khuya thanh vắng. Vạn vật đang say sưa trong giấc mộng triền miên. Ngoài kia bóng tối bao trùm cả bầu vũ trụ, và từ xa xa vọng về tiếng dế kêu sầu. Chính lúc sợi giây oan nghiệt sắp kết liễu một kiếp người, thì ngay giờ phút ấy, hòa thượng trụ trì xuất hiện. Ngài dịu dàng đưa tay cởi sợi giây vừa được xiết chặt:
- Sư ông thư ký! Thầy không ngờ con lại có hành động như thế. Sự đẹp, xấu của người ta đều có liên quan đến kiếp trước. Nếu một người kiếp trước hay dâng hương hoa cúng Phật, hay ca ngợi vẻ đẹp của người khác, thì đời này họ được thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm; trái lại, nếu một người kiếp này không chịu cúng dâng chư Phật và Bồ Tát để gây nhân tốt, mà lại dèm chê người khác, thì kiếp sau họ sẽ chịu quả báo xấu xa. Con đừng phàn nàn, đó chẳng qua là cái nghiệp lực kiếp trước của con đưa đến. Con tưởng muốn lìa cái xấu xa để cầu được sự tốt đẹp, mà nhờ vào cách tự sát thì thật không thể giải quyết được vấn đề.
Lời thuyết pháp của hòa thượng trụ trì như một tiếng chuông giữa đêm trường xa vắng đã thức tĩnh được giấc mê mộng của sư ông thư ký.
- Bạch hòa thượng! Hòa thượng rủ lòng thương chỉ dạy con đã thấy rõ sự ngu muội của con, song con là người xấu xí như thế này, làm cho ai trông thấy cũng ghê sợ, cũng phiền muộn còn ích lợi gì mà sống nữa?Những giọt lệ nối nhau lăn xuống hai gò má của sư ông thư ký.
- Người học Phật cần phải kiềm chế lấy mình, đừng để cho ngoại cảnh chi phối và mê hoặc; con nên biết rằng người ta sống trên cõi đời này không ai tránh khỏi những sự hưng suy, vui, khổ, khen, chê, yêu và ghét, song những cái đó đều là cảnh tượng trong chiêm bao, hư ảo, không thật có, con phải nhận chân như thế thì mới làm chủ được mình và cuộc đời mới được bình thản yên vui.
- Bạch hòa thượng! ? sư ông thư ký lau nước mắt ? Kiếp này con đã xấu xí như vậy, không biết kiếp sau con có còn phải chịu cái quả báo độc địa ấy nữa không?
- Con hãy chuyên cần lễ bái đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đức Phật này có nguyện rằng hễ ai cung kính lễ bái Ngài thì người ấy sẽ được tướng mạo tốt đẹp, trang nghiêm.
Vâng theo lời chỉ dạy của hòa thượng trụ trì, từ đấy trở đi, sư ông thư ký đêm ngày kính cẩn tinh thành trước tượng Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai dâng hương lễ bái. Kiếp trước Ngọc Lâm chính là sư ông thư ký có thân hình xấu xí như vậy, nhưng nhờ công đức cung kính lễ bái đức Phật Dược Sư mà kiếp này được dung nhan đẹp đẽ, mặt như vừng trăng thu và thân như ngọc lưu ly chói rạng. Còn tiền thân của Vương tiẻu thư chính là người con gái yêu chữ đẹp, tuy nàng tin Phật, biết gây công đức song chỉ cầu phúc báo ở cõi người và cõi trời, cho nên sau khi chết được sinh làm con quan Tể tướng đại thần. "Chàng vì em mà chịu tủi nhục, vì em mà toan tự sát, lại cũng vì em mà chuyên cầu lễ bái Phật Dược Sư để cầu cho được cái thân sáng chói như ngọc lưu ly ngày nay, chàng là một người đáng yêu, đáng kính lắm. Em nguyện mãi mãi được sống bên chàng!" Sau khi mê mộng, Vương tiẻu thư cứ sảng sốt và lảm nhảm nói những câu như thế.
Hình ảnh của Ngọc Lâm thân như ngọc lưu ly, mặt như trăng mùa thu, đã in sâu vào trí óc nàng, mỗi khi nàng mê sảng thì hình ảnh ấy lại chập chờn hiện ra trước mắt nàng.