Chương Ba
Hình dung của Vương tiẻu thư càng ngày càng tiều tụy. Không một vị danh y nào mà không được mời vào tướng phủ, song rốt cuộc chẳng có hiệu nghiệm gì cả, mà bệnh tình của tiểu thư mỗi lúc một trầm trọng thêm. Bầu không khí tưng bừng, vui tươi trong tướng phủ trước kia, giờ đây đã bị một làn mây ảm đạm che kín, Vương phu nhân vội viết thư cho người vào triều mời Tướng quốc về.Họ hàng thân thuộc và những người quen biết đều lo thay, họ cho rằng Tướng quốc và phu nhân chỉ sinh được một mình Thiên Kim tiểu thư, giả sử tiểu thư có mệnh hệ nào, thì họ đau đớn biết mấy. Vả lại tiểu thư cũng là người quí mến, từ trước đến nay không biết bao nhiêu người được tiểu thư giúp đỡ.Tướng quốc và phu nhân lo sầu, bối rối, không biết làm thế nào, họ chỉ còn cách hy sinh bất cứ cái gì nếu có thể làm cho con gái họ qua khỏi.Song vẫn chưa ai biết rõ nguyên nhân chứng bệnh của tiểu thư.Sau đó phu nhân thấy thắc mắc, bà cho rằng bệnh của tiểu thư thật kỳ dị: trong nhà không có điều gì làng nàng trái ý, nàng cũng không hề cảm gió, cảm nắng, mà cũng không ăn phải vật gì có thể gây nên bệnh, thế mà tự nhiên đau ốm rồi nằm liệt giường liệt chiếu. Trong đó chắc có điều gì khúc
mắc lắm.Phu nhân gọi Thúy Hồng vào phòng riêng của bà:
- Thúy Hồng, bà chắc con biết rõ bệnh của cô con?
Thúy Hồng run sợ rồi phân trần:
- Thưa phu nhân, con làm sao biết được bệnh của cô con?
- Con hãy ngồi xuống kia! ? Bà chỉ vào chiếc ghế gần cửa phòng rồi từ tốn nói:
- Từ khi con vào giúp việc trong tướng phủ, bà và cô rất yêu mến con, hiện giờ cô đau nặng và con cũng biết bà chỉ có một mình cô, chẳng may cô có mệnh hệ nào thì bà sống sao nổi?
Nói đến đấy bất giác hai hàng nước mắt phu nhân ứa ra.
- Xin phu nhân đừng lo buồn ? Thúy Hồng sụt sùi nói ? Con chắc cô con thế nào cũng qua khỏi.
- Tất cả thầy thuốc danh tiếng trong thiên hạ bà đã mời đến cả rồi, cô đau ra sao và bị bệnh gì, cho đến nay họ đều không biết.
- Con chắc nguyên nhân chứng bệnh của cô là....Thúy Hồng ngập ngừng, không dám nói tiếp.
- Con cứ nói đi, Thúy Hồng!
- Xin phu nhân đừng trách mắng cô con thì con mới dám nói!
- Chỉ mong cô con khỏi bệnh là mừng rồi, chứ bà còn trách mắng cô con cái gì?
- Con chắc có lẽ vì cô con thấy ông Vạn Kim hòa thượng mà về sinh bệnh....
Nghe xong, Vương phu nhân thở dài não nuột: ái tình ở đời làm khổ người ta đến thế! Vì quá thương con, bà quyết định đến hỏi lại con cho rõ để tìm cách lo liệu. Vương phu nhân tiến vào phòng và ngồi bên giường bệnh của con gái.
- Con, hiện giờ con thấy trong người thế nào? Bà đưa tay sờ trán con rồi lại nắm lấy bàn tay nàng.
- Mẹ, con sợ con khó sống quá!
Vương tiẻu thư nói qua giọng nức nở.
- Con đừng nói dại! Mẹ thương con lắm, con muốn gì con cứ nói, mẹ sẽ vui lòng làm cho con được như ý.Vương tiẻu thư ứa hai hàng lệ, nàng đưa bàn tay gầy yếu, trắng bệch, nắm chặt lấy bàn tay của mẹ nàng:
- Mẹ! Con biết mẹ thương con lắm, song con là đứa con bất hiếu! Con không còn muốn gì nữa, con chỉ nghĩ đến công ơn của cha mẹ, con xin cha mẹ tha thứ, con nguyện kiếp sau đền đáp lại.
- Con! Vương phu nhân hiền từ gọi con ? Mẹ đã hiểu rõ bệnh trạng của con, đợi cha con về mẹ sẽ bàn tính, mẹ nhất định làm đúng như ý nguyện của con.
- Mẹ nói gì cơ?
Sau khi nghe mẹ nàng nói, Vương tiẻu thư có cảm tưởng như vừa nghe tiếng sét đánh ngang đầu, toàn thân nàng nóng bừng.
- Con ạ, con không nên dấu mẹ nữa, vừa rồi Thúy Hồng đã nói cho mẹ biết hết rồi, con cứ yên tâm, mẹ có phải người xa lạ đâu? Mẹ có bổn phận phải lo liệu cho con kia mà.Trên đôi má xanh xao, tiều tụy của Vương tiẻu thư, bỗng nổi lên một ráng hồng hồng.
- Con xin cha mẹ tha tội cho con, con đã không có đức tính của một người con gái, làm ô nhục gia phong tổn thương danh dự, thực con không còn xứng đáng là một người con của một vị Tướng quốc! ? Vừa nói nàng vừa khóc ? Song thưa mẹ, con không biết làm cách nào để khắc phục được tình cảm của con, vì dầu sao, con cũng chỉ là một người con gái!
- Không phải nói gì nữa hết ? Vương phu nhân an ủi con ? Cha mẹ sẽ bàn tính việc này. Vì con không có anh em trai, cha mẹ có thể bảo sư bác ấy hoàn tục và bắt vào làm rể trong tướng phủ. Nghe xong, Vương tiẻu thư vừa mừng vừa thẹn và lập tức nàng cảm thấy trong người nhẹ nhõm, khoan khoái, bệnh tình thuyên giảm rất nhiều. Hy vọng và hạnh phúc lại bừng lên trong lòng nàng.Vương tể tướng từ trong triều xin phép về, Vương phu nhân đem hết tình hình thuật lại và bày tỏ ý định của mình cho ông nghe, song Vương tể tướng cho rằng giải pháp ấy không thể được. Ông là người rất thông hiểu Phật pháp, theo ông thì việc xuất gia học đạo không phải dễ; từ xưa đã có câu "Xuất gia học đạo là việc của kẻ đại trượng phu, không phải người tầm thường có thể làm được", mình đã không thể khuyến khích được người khác học đạo thì thôi, chứ sao lại đi khuyên người xuất gia hoàn tục, đó là việc làm trái đạo lý và rất tội ác!
- Phật pháp cũng như lương tâm đều không cho phép chúng ta làm thế! Vương tể tướng kiên quyết trả lời.
- Vậy ông nỡ nhẫn tâm ngồi nhìn con chết sao?
Vương phu nhân vừa khóc vừa hết sức thuyết phục chồng, cuối cùng Vương tể tướng buông một tiếng thở dài rồi đành nhận lời đến chùa Sùng Ân gặp hòa thượng Thiên Ẩn ? sư phụ Ngọc Lâm ? để thương lượng.
Sau khi gặp hòa thượng Thiên Ẩn, Vương tể tướng thành thật kể lại câu chuyện đau lòng trong gia đình cho hòa thượng nghe.Hòa thượng Thiên Ẩn tự nghĩ: 1) Vì quyền thế của tể tướng nên không phải tội; 2) Mình đã biết rõ đây là nghiệp duyên của Ngọc Lâm từ kiếp trước còn rớt lại để thử thách đạo tâm của Ngọc Lâm, bởi thế ngài đáp:
- Theo ý lão tăng thì Phật pháp là đạo cứu người, tể tướng đã nói là cần phải cứu sống lệnh ái thì việc đó có thể phương tiện được, song không biết ý kiến của Ngọc Lâm thế nào?
- Hòa thượng đã cho phép, chúng tôi có thể nói chuyện với Ngọc Lâm?
Hòa thượng trụ trì cho người gọi Ngọc Lâm lên, chỉ vào Vương tể tướng nói:
- Đây là đương triều Vương tể tướng, từ hôm Thiên Kim tiểu thư gặp bác đến nay nhớ nhung mà thành bệnh, bệnh này là do bác gây nên, bởi vậy, sau khi bàn tính, tể tướng và thầy muốn bác đến để chữa cho tiểu thư...
- Bạch sư phụ, không được! ? Ngọc Lâm sợ hãi, vội cắt ngang lời hòa thượng trụ trì ? Con không hiểu gì về y học, mà từ trước đến nay cũng không học thuốc, vậy làm sao con có thể chữa được bệnh?!
Nghe Ngọc Lâm nói hòa thượng và Vương tể tướng nhìn nhau cười thầm.
- Chủ ý của Tể tướng không phải muốn bác đến bắt mạch, kê đơn, mà là muốn bác vào làm rể trong tướng phủ! ? Hòa thượng trụ trì bảo Ngọc Lâm ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên cạnh.
Bây giờ Ngọc Lâm mới hiểu rõ câu chuyện.
Nhìn vẻ mặt tuấn tú và phong độ thanh nhã của Ngọc Lâm, Vương tể tướng thầm nghĩ: đẹp trai như thế không trách con mình mê như điếu đổ là phải, mình được người con rể ấy cũng xứng đáng lắm. Rồi ông nhanh nhẩu tự giới thiệu với Ngọc Lâm:
- Nhà tôi có chút ít tài sản, nếu người vui lòng cứu con tôi, tôi sẽ giao tất cả cho người!
- Bạch hoà thượng ? Ngọc Lâm vừa nói vừa đưa mắt nhìn Vương tể tướng ? việc này kỳ quá ạ! Người xuất gia, nếu không thể giữ được giới cấm, mà phải bỏ để hồi tục, thì việc đó chính Phật cũng cho phép, không phải chuyện xấu xa. Song con xuất gia đầu Phật từ năm mười chín, đến nay đã hai mươi lăm tuổi, con chưa từng phạm quy luật thuyền gia, mà cũng không có tình ý với Thiên Kim tiểu thư, nay lại bảo con bỏ giới để hồi tục, thì ngay từ lúc đầu con xuất gia làm gì? Vả nữa sự sống, chết và tất cả khổ não của kiếp người đều do lòng ái dục mà có, con vì sợ đắm chìm trong bể sinh tử, ái dục, nên mới bỏ cả cha mẹ, họ hàng, quê hương, bè bạn đến nương nhờ dưới bóng Phật đài, gần gũi hòa thượng để cầu học, tại sao bây giờ lại bắt con bỏ con đường sáng sủa, bằng thẳng, để trở về con đường tối tăm, khúc khuỷu, thì làm thế nào một ngày kia con vượt qua được bể khổ sinh tử?
Vương tể tướng và hòa thượng Thiên Ẩn tỏ vẻ cảm phục vô cùng.
- Bạch hòa thượng ? Ngọc Lâm nói tiếp ? con xuất gia học đạo không phải để cầu sự sung sướng, vui thú tạm bợ của kiếp người, và cũng không phải vì cuộc sống nhàn tản vô tư. Hòa thượng đã từng dạy chúng con là một khi mất cái thân này rồi thì muôn kiếp khó được sinh lại, vậy chúng con không nên sống cuộc đời vô vị cho qua ngày đoạn tháng để luống phí một kiếp. Đại đa số người đời chỉ lăn lộn trong vòng tài sắc, danh lợi, họ không bao giờ nghĩ đến con đường chung cùng của họ sẽ đi đến đâu. Xin hòa thượng và Vương tể tướng nghĩ lại cho con cũng như mọi người đều được giải thoát yên vui.
- Song vì cứu người nên Phật pháp cũng cho phương tiện. ? Vương tể tướng tuy rất khâm phục nhân cách của Ngọc Lâm, nhưng nghĩ đến con đang mê man trên giường bệnh và đôi mắt đẫm lệ của phu nhân, ông bất đắc dĩ phải bày tỏ quan điểm của mình.
Ngọc Lâm sửa lại cổ áo và giọng nói nặng nề:
- Tuy nói thì như thế, song trên thực tế, nếu làm ra, danh dự của Phật giáo cũng như gia phong trong quí phủ, đứng về phương diện phong tục tập quán mà xét, đều bị tổn thương. Vậy tốt hơn đừng để vấn đề cá nhân làm mất ảnh hưởng của đại thể.
Song Vương tể tướng là người rất thâm hiểu giáo lý nhà Phật:
- Tâm tốt thì có kết quả tốt, Bồ Tát cứu người không màng đến sự khen, chê của thế gian!
- Ngọc Lâm, lời Tể tướng nói rất đúng, con hãy bằng lòng đi! ? Hòa thượng Thiên Ẩn lại chêm vào một câu.
Lòng Ngọc Lâm hoang mang, bao nhiêu tư tưởng bời bời trong đầu óc chàng. Chàng tự nghĩ: xưa nay hòa thượng là người coi việc giữ giới hơn cả tính mệnh, tại sao hôm nay lại dễ dãi như thế? Nếu bảo sợ uy quyền của Vương tể tướng thì không đúng, vì từ trước đến giờ hòa thượng vốn không sợ người quyền thế; còn ham tiền tài cũng không phải, vì hòa thượng có tiền cũng cho người khác chứ có giữ đâu. Có lẽ vì nghiệp chướng mình nặng nề? Hay mình kém phúc, không xứng đáng sống trong cảnh thanh tịnh trang nghiêm?
- "Chao ôi! Sao mình lại gặp ma nạn như thế này?" ? Ngọc Lâm than thầm.
- Ngọc Lâm! ? Hòa thượng Thiên Ẩn cắt đứt dòng tư tưởng lan man của chàng - tinh thần lợi tha của Bồ Tát không phải xa lánh chúng sinh, mà là tùy duyên hóa hiện để cứu độ chúng sinh, đó mới là chân tinh thần của Bồ Tát, sao con cứ bo bo ôm lấy khí phách hẹp hòi như vậy? Những lời thuyết pháp của Hòa thượng trụ trì bỗng khiến Ngọc Lâm thức tỉnh, chàng trầm tư một lát, định tâm lại, rồi thản nhiên nói:
- Hòa thượng đã dạy thế, con cũng xin một việc.
- Việc gì?
- Nếu Vương tiẻu thư theo điều kiện của con, con sẽ bằng lòng ngay, bằng không, đã chẳng cứu được người có khi lại bị người lôi cuốn.
- Rất dễ! Rất dễ! ? Vương tể tướng mừng thầm ? Xin người cứ nói, chỉ mong người nhận lời, còn bất cứ điều kiện nào chúng tôi cũng xin theo.
- Điều kiện của tôi giản dị lắm, nghĩa là, phàm việc gì tiểu thư cũng phải theo tôi, tôi bảo thế nào phải vâng như vậy.
Ngọc Lâm hùng dũng đưa điều kiện của mình nói với Vương tể tướng!
- Phu xướng, phụ tùy, cổ nhân đã dạy như thế, điều kiện của người rất hợp tình hợp ý, tôi có thể thay cho con tôi để thừa nhận.
- Cũng cần tôn trọng sự tự do của tiểu thư, phải tự lệnh ái thừa nhận mới được!
Lúc ấy, lời nói, thái độ và âm thanh của Ngọc Lâm đúng như một người trung niên đã lão luyện và từng trải việc đời.
Vương tể tướng cho ý kiến Ngọc Lâm rất đúng, ông gật gù khen thầm, không ngờ người thanh niên tu hành, mà hiểu rõ sự, lý như vậy, nói câu nào cũng như đinh đóng cột. Ông có cảm tưởng cho rằng mình được người con rể có kiến thức như thế cũng đáng mừng cho dòng họ Vương, và con mình cũng có một người chồng trẻ tuổi, tuấn tú và có tài, thì chắc sung sướng trọn đời.
- Hòa thượng còn điều gì chỉ giáo thêm?
Vương tể tướng hỏi hòa thượng Thiên Ẩn.
- Thưa không còn điều gì.
- Vậy tôi xin kiếu. Tôi sẽ cho người đến trả lời ngay, song tôi có thể bảo đảm là nhất định con tôi sẽ chấp thuận điều kiện đó.
Nói xong, Vương tể tướng đứng dậy cáo từ ra về.
Không bao lâu, Vương tể tướng cho người đến nói là Vương tiẻu thư đã tự mình chấp nhận điều kiện của Ngọc Lâm. Tin ấy như một vết dầu loang truyền khắp trong chùa. Những người thiển kiến thấy hoàn cảnh của Ngọc Lâm mà thèm, vì họ cho rằng chàng sẽ sống trong cảnh vinh hoa phú quý, không còn phải buồn lo việc gì; còn những người tương đối có tâm tu học thì hối tiếc vô cùng, vì theo họ thì viên ngọc trong sáng từ đây sẽ trở nên nhơ nhớp, lấm láp.
Ngọc Lâm là người Giang Tô, thân phụ chàng họ Dương, chàng rất có hiếu với cha mẹ, song nhất đán khẩn cầu cha mẹ cho phép xuất gia học đạo. Nghe tin ai cũng sửng sốt, không ngờ một người thanh niên tự nguyện xuất gia, mà nay lại bỏ giới cấm để trở về với tục lụy.Nhưng không một ai biết trong lòng Ngọc Lâm đang toan tính những gì.