- Bồ Tát Hạnh
- Tôn Giả Santideva
- Chương 8
- Thiền định
1) Sau khi tăng trưởng sức tinh tấn, Bồ Tát phải tu tập Thiền Ðịnh, tập trung tâm ý. Người mà tâm buông lung sẽ rơi vào tà kiến, phiền não.
2) Sống cô đơn, ẩn dật sẽ giúp hành giả loại trừ mọi sự phóng dật. Do đó Bồ Tát cần từ bỏ việc đời, không bận tâm lo lắng.
3) Nếu không từ bỏ được việc đời, đó là tại ái nhiễm (người thân) và tham lam vật chất. Ta phải từ bỏ tất cả, noi theo gương của các bậc hiền giả.
4) Hiểu được chỉ có trí huệ (quán chiếu) phối hợp với thiền định (an tâm) mới tiêu trừ được phiền não, nên trước hết ta sẽ tu tập thiền định, bắt đầu bằng sự từ bỏ thú vui trần gian.
5) Làm sao một người huyễn lại có thể ái luyến được một người huyễn khác? Dầu trải qua ngàn kiếp cũng không bao giờ gặp lại được người yêu.
6) Không gặp được thì đau khổ, buồn bã, không thể tập trung tâm ý được. Vả nếu được gặp thì lại bị dục vọng dày xéo, không bao giờ thỏa lòng.
7) Vì không nhìn thấy thực tại nên con người quên sợ tội lỗi, vì ái luyến người yêu mà cam để sầu khổ dày xéo.
8) Cứ thế trầm mình, cuộc đời ngắn ngủi trôi qua một cách vô ích. Chỉ vì một người bạn phù du mà đành bỏ diệu pháp vĩnh cửu.
9) Nếu bắt chước kẻ điên (người đời), chắc chắn sẽ xuống địa ngục. Mà nếu không làm giống họ thì cần gì phải ở gần giao thiệp.
10) Phút trước là bạn, phút sau đã thành thù. Muốn làm vừa lòng, họ lại giận tức. Làm sao chiều ý được những người tráo trở ?
11) Ðược khuyên làm lành, họ lại nổi giận và muốn kéo ta theo họ. Nếu ta không nghe, họ cũng nổi giận và như thế chắc chắn (họ) sẽ bị đọa.
12) Thèm muốn (chức vị của) người trên, ganh tỵ với kẻ ngang hàng, khinh khi người dưới. Ðược khen thì kiêu ngạo, bị chỉ trích thì nổi giận, bao giờ kẻ ngu mới tạo công đức?
13) Tâng bốc mình, khinh chê kẻ khác, nói chuyện phù phiếm thế gian. Kẻ điên luôn luôn thích thâu nhặt điều vô ích của những kẻ điên khác.
14) Giao thiệp như vậy với người đời chỉ đem lại khổ não. Tốt hơn ta sống một mình ẩn dật, thân tự tại, tâm an vui.
15) Hãy xa lánh người đời ! Nếu có gặp thì ta đối xử nhã nhặn, không phải để làm quen mà vì lòng bình đẳng.
16) Cũng như ong hút nhụy hoa, ta chỉ lãnh nhận những gì lợi ích cho sự tu đạo, ngoài ra ta thản nhiên như người chưa hề quen biết.
17) Nếu ham thích tiền của, danh vọng, địa vị v.v... ta sẽ hoảng sợ khi tử thần đến.
18) Không biết đâu là chân hạnh phúc nên bất cứ vật gì mà tâm bám víu (để cầu khoái lạc) cũng đều trở thành khổ đau.
19) Do đó, bậc hiền giả không bao giờ ái nhiễm, vì ái nhiễm sẽ đưa đến lo sợ. Ngay khi một ý niệm ái nhiễm khởi lên, tâm cũng phải cứng rắn lìa bỏ.
20) Dù có giàu sang, nổi tiếng, nhiều tiền của, nhưng cuối cùng chúng cũng đâu có theo ta vào cõi chết.
21) Tại sao vui mừng khi được khen? Thiếu gì kẻ khác sẽ chê ta. Tại sao lại buồn khi bị chê? Chẳng lẽ không còn ai khen ta sao?
22) Chúng sinh mong ước đủ điều, ngay cả chư Phật cũng không chiều ý nổi huống chi một kẻ ngu dốt như ta. Tốt hơn nên ẩn dật xa lìa cảnh đời đảo điên.
23) Khinh chê kẻ nghèo, kết tội kẻ giàu : với những người tráo trở như vậy, làm sao vui sướng ở gần?
24) Người đời (thực sự) không thương ai cả, chư Phật đã nói, họ chỉ thương vì ích kỷ mà thôi.
25) Ôi ! Bao giờ ta mới được sống trong rừng, giữa loài cỏ cây, chim muông hiền hòa, không bao giờ biết nói xấu ai?
26) Ta sẽ an trú trong một am vắng dưới gốc cây hoặc hang núi nhỏ. Ôi ! Khi nào ta mới xả bỏ tất cả ra đi không luyến tiếc?
27) Khi nào ta mới sống độc lập, tự tại trong cảnh thiên nhiên, ẩn dật?
28) Vỏn vẹn chỉ một bình bát và áo cà sa, khi nào ta mới sống vô úy, không cần lo nghĩ cho thân?
29) Khi nào ta mới đến nghĩa địa (quán chiếu) để hiểu rằng thân ta cũng như bao xác chết kia, chỉ là đồ bất tịnh thối rữa?
30) Hãy nhìn đi! Thân ta sẽ như thế đó! Ngay cả đám sói rừng cũng không dám đến gần vì mùi thối.
31) Bình thường thân người lúc sống, dường như một vật độc lập tự tánh, nhưng lúc đó xương thịt sẽ tan rã rời rạc. Thân của bạn bè ta cũng sẽ như vậy không khác!
32) Con người được sinh ra một mình và sẽ chết đi một mình ! Không ai có thể chia xẻ đau đớn cho ai. Thế thì bạn bè nhiều để làm gì? Chỉ là chướng ngại cho sự tu hành.
33) Như người du khách dừng nghỉ nơi khách sạn, người đi du lịch luân hồi cũng tạm ghé qua một cuộc đời.
34) Từ đây cho đến lúc bốn tên phu đám ma tới khiêng cái thây này đi, giữa tiếng gào thét của người thân, ta phải mau rút vào rừng.
35) Không thương tiếc mà cũng không ghét bỏ ai, ta sống một mình ẩn dật. Ðối với đời xem như đã chết, khi ta chết thật sẽ không còn ai than khóc ta nữa.
36) Không ai ở gần bên quấy rầy than khóc, như thế tâm ta chánh niệm chỉ nhớ đến Phật và Pháp.
37) Sống ẩn dật thật là sung sướng, không sầu não, tự tại, biết đủ, dễ trừ phóng dật, xao lãng. Ta sẽ sống như vậy suốt đời.
38) Thoát ly mọi lo nghĩ, ta chỉ còn một việc: tập trung tâm ý trong thiền định và quán chiếu thâm sâu[24].
39) Ái dục, tình yêu là nguyên nhân của đau khổ: tù tội, đâm chém, sát hại trong đời này, địa ngục cho đời sau.
40-42) Vì tình yêu, ái dục mà ngươi đã luồn cúi bao nhiêu ông mai, bà mai; ngươi bất kể tội lỗi, danh dự, nhiều khi tiêu gia bại sản, thiếu điều mất mạng. Cái mà xưa kia ngươi sung sướng ôm ấp đó, nó chỉ là đống xương vô chủ, không có tự tánh. Ngày nay nó hiện nguyên hình, sao ngươi không tiếp tục ôm ấp nó đi?
43-45) Cái gương mặt e thẹn ưa cúi gầm xuống, hay được che bằng tấm lụa mỏng không cho ai xem thấy, thì nay đàn diều hâu kia đang mở tung cho ngươi thấy đó. Hãy nhìn kỹ đi ! Ô kìa ! Sao ngươi lại bỏ chạy? Chính cái gương mặt đó, xưa kia ngươi đã ích kỷ, bảo vệ cẩn thận không cho kẻ khác nhìn ngắm mà ! Bây giờ nó đang bị mổ ăn đó, sao ngươi không bảo vệ nữa đi? Ôi, kẻ ghen sắc!
46) Ngươi có thấy cái đống thịt kia đang bị cắn xé ngấu nghiến bởi diều hâu và thú rừng không? Tại sao ngươi lại có thể biếu tặng vòng hoa, nữ trang, hương trầm cho cái gọi là "đồ ăn của thú vật"?
47) Khi thấy xác chết nằm im không cựa quậy thì ngươi sợ hãi. Thế sao đối với những cái xác cử động (kích thích bởi thú tính) thì ngươi lại không sợ?
48) Bộ xương kia khi được bao bọc bởi một lớp da thì ngươi yêu thương nó; bây giờ nó được lột trần thì ngươi lại hoảng sợ. Nếu bảo không cần dùng thì sao xưa kia ngươi lại vuốt ve nó?
49) Nước miếng và phân uế cũng cùng từ đồ ăn mà ra. Thế sao ngươi lại ưa nước miếng, ghét phân uế[25].
50) Cái gối ngủ kia làm bằng bông lụa êm mát, sao ngươi không ưa thích. Chẳng lẽ ngươi không ý thức được mùi ô uế của thân tình nhân sao? Ôi, kẻ tham dâm, ngươi không còn biết đâu là nhơ là sạch sao?
51) Cái gối kia vừa êm vừa mát, lại không bài tiết ra đồ bất tịnh, sao ngươi không ôm ấp nó mà lại giận dữ vứt bỏ?
52) Nếu ngươi không ưa đồ bất tịnh tanh hôi thì sao ngươi lại thích ôm ấp những thân thể, chúng chỉ là một thùng xương gắn liền với nhau bằng gân thịt, bao bọc bởi một lớp da.53) Chính ngay thân thể ngươi cũng đã đầy đủ thứ bất tịnh, bấy nhiêu chưa đủ cho ngươi thưởng thức sao? Ôi kẻ ham thích đồ bẩn!
54) "Nhưng tôi thích da thịt của người đàn bà này! Tôi thích nhìn ngắm và sờ mó nó!". Tại sao ngươi lại có thể thèm khát da thịt, là một thứ vô tri? Nếu vậy khi nó nằm trơ, không còn thần thức, sao ngươi không ưa thích đi?
55) Nếu bảo cái mà ngươi ưa thích là tâm nằm ở trong cái thân này, thì ngươi lại càng không thể thấy hay sờ mó nó. Vì cái mà ngươi sờ mó được, đó không phải là tâm. Vậy ngươi ôm ấp cái thân kia làm chi vô ích!
56) Ngươi có thể không hay biết về sự bất tịnh nơi thân thể kẻ khác, nhưng không ý thức được chính thân thể ngươi là một thùng rác nhơ bẩn thì quả là một điều không tưởng!
57) Tại sao ngươi có thể xem thường, bỏ rơi một bông sen chớm nở dưới ánh mặt trời để đi ưa thích một thùng rác nhơ bẩn?
58) Ngươi ghê tởm không dám đụng vào đồ vật bị dính chút phân uế, thế sao ngươi lại vui thích sờ mó cái thân (tình nhân) là nơi xuất xứ ra phẩn uế?
59) Nếu không say mê đồ bất tịnh, tại sao ngươi lại thích ôm ấp một cái thân khác, xuất xứ từ nơi bất tịnh và chuyên chứa tinh huyết?
60) Ngươi không thích những con trùng xuất xứ từ đống rác, chắc tại ngươi chê nó nhỏ, phải chăng ngươi thích một cái thân lớn hơn chuyên chứa và xuất xứ từ bất tịnh?
61) Không những không biết ghê tởm sự bất tịnh nơi thân mình, ngươi lại thèm khát, tìm kiếm những túi, những thùng bất tịnh khác. Ôi, kẻ thực uế!
62) Ngay cả những đồ sạch sẽ, thơm ngon hấp dẫn như long não, cơm canh, mỹ vị, một khi được khạc ra khỏi miệng, chúng cũng làm dơ cả mặt đất.
63) Tuy hiển nhiên, nhưng nếu ngươi không tin sự bất tịnh của thân thì hãy vào nghĩa địa, nhìn những xác chết kia xem!
64) Khi được lột hết lớp da ra, cái thân kia chỉ là một vật ghê tởm. Hiểu thực tướng của nó như thế, sao ngươi vẫn còn say mê?
65) Nếu nó xức hương trầm và tỏa ra mùi thơm dễ chịu thì đó là mùi hương trầm chứ đâu phải là mùi của nó (thân). Tại sao chỉ vì mùi khác mà lại bám víu thân này?
66) Nếu để thân thể tự nhiên hôi thối nó sẽ không kích thích lòng dục, như thế có tốt hơn không? Tại sao lại đi tẩm xức dầu thơm cho nó để sau này nó hại mình?
67) Hương trầm tỏa mùi thơm thì ăn nhằm gì đến thân này? Tại sao chỉ vì một mùi thơm khác mà lại ái nhiễm thân này?
68) Thân người thật đáng tởm, nếu để nguyên nó tự nhiên sẽ thấy: tóc dài, móng dài, răng vàng, cấu ghét nhơ bẩn,...
69) Tại sao lại phải mệt nhọc sửa soạn, trang sức cho nó, có khác chi mài gươm để tự chém mình sau này? Ôi, thế gian đầy những kẻ điên chuyên tự lừa dối mình!
70) Thấy vài bộ xương trong nghĩa địa thì ngươi ghê tởm, trong khi đó ngươi lại vui thích thấy đầy những bộ xương di động trong thành phố.
71) Chưa hết! Cái thân bất tịnh của người yêu ngươi, đâu phải không tiền mà có được nó. Ngươi phải tốn nhiều công của mới có được nó để rồi sau này phải trả giá khổ đau nơi địa ngục.
72) Muốn có được một người đàn bà (vợ) thì phải có tiền. Lúc nhỏ thì không thể kiếm tiền. Lớn lên thì phải lo làm ăn. Khi đủ tiền, giàu có thì tuổi đã về chiều, bắt đầu già nua lụm cụm. Như vậy khoái lạc nhục dục đem lại cho ngươi lợi ích gì?
73) Ðể có thể thoả mãn nhục dục, có người phải làm lụng cực nhọc suốt ngày. Ðến tối về mệt lả nằm dài như những xác chết.
74) Có người phải đi buôn hoặc lưu đày xa nhà lâu năm, không được gặp vợ con mình.
75) Có người tham của, tự bán mình để cầu dục lạc nhưng không bao giờ như ý vì phải luôn luôn hầu hạ kẻ khác.
76) Có người bị bán cho những thương gia, trưởng giả nên phải luôn hộ tống phái đoàn. Vợ của họ nhiều khi phải sanh đẻ trong rừng rậm, hang hóc.
77) Có người vì mưu sống, xung vào quân trận bất chấp nguy hiểm tánh mạng. Họ tìm vinh quang nhưng lại gặp tù đày.
78) Có người vì cướp giật tiền của, vợ con kẻ khác nên bị chém chặt, xuyên cọc, thiêu sống hay ném lao.
79) Khổ cực tìm cầu, có được thì phải lo giữ gìn, để rồi cuối cùng đau buồn vì mất tất cả, đó là tiến trình của sự ham mê tài sản! Những kẻ hay bám víu tài sản, danh lợi, không nghĩ đến giải thoát, sẽ không bao giờ tránh khỏi khổ đau của cuộc đời.
80) Những kẻ nô lệ cho ái dục thường lâm vào cảnh khốn cùng, nếu được thỏa mãn thì cũng không hơn gì con trâu kéo cầy được thưởng cho vài cọng cỏ.
81) Chỉ vì một chút xíu thỏa mãn sung sướng (mà ngay cả súc vật cũng có thể làm được), con người, che lấp bởi nghiệp chướng, lại tự thả trôi qua thời giờ vàng ngọc của kiếp người khó được.
82) Chỉ vì cái thân phù du khốn nạn này mà con người ra vào địa ngục, nhẫn chịu khổ đau từ vô thỉ đến giờ.
83) Trong khi chỉ cần cố gắng một triệu lần ít hơn (trên), người ta có thể chứng đạt quả Bồ Ðề. Thật ra những kẻ nô lệ cho ái dục chịu khổ nhiều hơn chư Bồ Tát mà vẫn không chứng quả Bồ Ðề.
84) Không có nguy hiểm nào có thể sánh được với ái dục, dù là đao kiếm, thuốc độc, sắt nóng, vực thẳm, v.v... chỉ cần nghĩ đến cực hình của địa ngục cũng đủ sợ rồi.
85) Do đó hãy cẩn thận coi chừng ái dục! Hãy sống an vui một mình, noi gương các bậc hiền giả, sống trong rừng yên tĩnh, xa lìa tranh luận hơn thua.
86) Trên những tảng đá thiên nhiên bằng phẳng rộng rãi, phảng phất mùi hương trầm làm thơm ngát ánh trăng, ngọn gió núi thổi mát cánh rừng yên lặng; bình thản, các ngài an trú, luôn nghĩ đến sự lợi ích, giải thoát chúng sinh.
87) Các ngài ở lâu tùy ý trong những căn nhà bỏ hoang, dưới gốc cây hoặc trong hang núi; không còn bận tâm giữ gìn của cải, các ngài sống độc lập, an nhiên.
88) Ðến đi tự tại, không ham cầu, không dính mắc, không liên lụy một ai, các ngài vui hưởng niềm hạnh phúc mà ngay cả vua trời Indra cũng khó biết mùi.
89) Nhờ luôn nhớ tưởng đến lợi ích của cuộc sống độc thân ẩn dật, bao nhiêu ý niệm phù du sẽ bị dẹp trừ. Từ đó hãy quán chiếu về Bồ Ðề Tâm.
90) Trước hết ta quán chiếu về sự bình đẳng giữa ta và người : "Tất cả chúng sinh đều như nhau, ai cũng muốn hạnh phúc, xa lìa khổ đau. Do đó ta phải biết bảo vệ chúng sinh cũng như chính ta vậy".
91) Thân người, tuy được cấu tạo bởi nhiều phần khác nhau, nhưng ta luôn bảo vệ và xem nó như là "một". Cũng vậy, chúng sinh tuy nhiều loài, nhưng cùng chung khổ đau và sung sướng nên cần được xem là "một".
92) Khi ta cảm thọ đau đớn, sao những người khác không hề hấn gì? Bởi vì ta cho cảm thọ đó là Ta, là của Ta nên ta không thể chịu nổi sự đau đớn đó.
93) Cũng thế khi kẻ khác bị đau đớn, ta đây đâu cảm thấy gì. Tuy vậy, nếu xem kẻ khác "chính là ta" thì sự đau đớn của họ cũng là của ta và ta sẽ kham chịu không nổi.
94) Từ nay trở đi, ta sẽ tiêu diệt tất cả khổ đau của kẻ khác cũng như của ta vậy. Và ta sẽ làm lợi ích cho kẻ khác vì họ cũng là chúng sinh như ta vậy.
95) Ta và chúng sinh đồng cầu hạnh phúc như nhau, lý do gì ta lại tranh đấu tìm hạnh phúc cho riêng mình?
96) Ta và chúng sinh cùng sợ nguy hiểm khổ đau như nhau, ưu tiên gì mà ta chỉ muốn cứu thoát lấy mình?
97) "Nhưng khổ đau của kẻ khác, không liên quan gì đến ta, tại sao phải bảo vệ họ chứ?". Nói thế, sao đau khổ của thân đời sau, không làm ta đau bây giờ, cần gì phải sửa soạn (tu hành)?
98) "Tại vì thân đời sau vẫn là Ta". Lầm rồi! Chết là một người, tái sinh là một người khác.
99) "Người nào đau thì người đó phải tự chữa lấy!". Nói vậy thì cái đau của chân không ăn nhằm gì đến tay, sao tay lại phải xoa bóp chân?
100) "Cái đó tuy vô lý nhưng mọi người đều làm vì cảm thọ liên quan đến cái Ta". Tất cả những gì vô lý, dù của ta hay của người khác cũng đều phải loại bỏ.
101) Tràng hạt và một đội quân là ảo tưởng của sự liên tục và tập kết. Không có "ai" là chủ thể của đau khổ và như thế "ai" cảm thọ đau khổ?
102) Bất cứ sự đau khổ nào cũng đều "vô chủ". Không có đau khổ nào là của riêng ta hay riêng của người khác cả! Sao lại nghĩ rằng ta không tiêu trừ được đau khổ cho kẻ khác?
103) "Nhưng nếu không có ai là người đau khổ thì tại sao phải diệt trừ khổ đau?". Bởi vì tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau. Nếu đau khổ cần được diệt trừ thì phải diệt trừ hết mọi nơi. Nếu không thì không cả, có lý nào chỉ diệt trừ (đau khổ) nơi ta mà không nơi kẻ khác?
104) "Nhưng từ bi như vậy chỉ đem lại lo lắng, khổ nhọc, hơi đâu tăng trưởng làm chi?". Sự khổ nhọc đó so sánh với sự khổ đau của chúng sinh có thấm thía vào đâu!
105) Nếu sự đau khổ của một người có thể dập tắt đau khổ của nhiiều người khác thì bậc từ bi sẽ sẵn sàng tình nguyện hy sinh.
106) Cũng như Bồ Tát Supuspacandra, dù biết nhà vua ác độc, nhưng vẫn can đảm đối đầu, hy sinh tánh mạng cứu vớt chúng sinh[26].
107) Vì đã điều phục được tâm, sung sướng khi xoa dịu được nỗi đau của kẻ khác, bậc Bồ Tát xông vào địa ngục cũng như thiên nga nhảy vào hồ sen.
108) Làm sao giải thoát riêng mình khi sự giải thoát tất cả chúng sinh, đối với các ngài, là cả một biển an vui?
109) Ta sẽ không kiêu ngạo khoe khoang khi làm lợi ích cho kẻ khác và cũng không mong cầu được đền đáp. Làm vì kẻ khác chính là niềm vui của ta rồi.
110) Như vậy nếu ta biết bảo vệ mình trước sự nhục mạ, lấn áp bao nhiêu thì ta cũng phải hết sức bảo vệ người khác bấy nhiêu với tấm lòng từ bi.
111) Tuy không thể tìm thấy một nền tảng thực chất nào, nhưng vì nghiệp lực hay thói quen, con người đã gán vào tinh, huyết của kẻ khác[27] một cái danh từ "Ta".
112) Như vậy tại sao lại không thể xem thân thể kẻ khác cũng là "Ta"? Và xem thân ta như làm bằng thân thể của kẻ khác?
113) Chỉ biết thương mình là một tánh xấu, biết thương yêu kẻ khác là biển công đức. Ý thức được như thế, ta sẽ lìa bỏ tánh ích kỷ và tập thương yêu kẻ khác.
114) Con người biết xem tay và chân là một phần của thân thể, tại sao lại không biết xem kẻ khác là một phần của sự sống?
115) Vì thói quen, chúng ta đã xem cái thân "vô tri" này là Ta, tại sao không chịu tập thói quen xem kẻ khác là Ta?
116) Nhờ thực hành không còn ý niệm về cái "Ta" nên khi làm việc cho kẻ khác, chúng ta sẽ không tự phụ, khoe khoang, cũng không cầu đền đáp.
117) Ta biết lo lắng cho mình khỏi bị bần cùng, khốn khổ, v.v... thì ta cũng phải tập khởi lên những ý niệm thương yêu, bảo vệ kẻ khác như một thói quen vậy.
118) Chính vì thế mà Ðấng Bảo Vệ đại từ bi Quán Thế Âm (Avalokita) đã để lại danh hiệu của ngài cho chúng sinh dùng khi sợ hãi, ngay cả lúc hồi hộp trong đám đông.
119) Không nên thụt lùi trước trở ngại, khó khăn, bởi vì với (sức của) thói quen, ta sẽ không còn sợ hãi bất cứ một ai, dù xưa kia chỉ nghe danh người đó cũng đủ làm ta khiếp sợ.
120) Người nào muốn giải thoát mình và người cần phải thực hành một pháp tối mật: đổi người thành ta hay đổi ta thành người.
121) Chỉ vì ái luyến thân này xem nó là ta nên con người hoảng sợ trước mọi sự nguy hiểm, dầu nhỏ nhoi. Tốt hơn nên xem nó như kẻ thù, vì nó chính là nguyên nhân của sợ hãi.
122) Ðể chống chọi với bịnh tật, đói khát, nóng lạnh, ta đã thản nhiên giết hại chim, cá, thú rừng và theo dõi cướp giật kẻ khác.
123) Bởi tham lam tài sản tiện nghi mà ta đã không ngần ngại giết cha, mẹ và trộm cắp của cúng dường Tam bảo. Như vậy, làm sao thoát khỏi sự thiêu đốt của địa ngục?
124) Làm sao một bậc hiền giả, thấy rõ thân này là kẻ thù, lại có thể nâng niu chiều chuộng nó được?
125) "Nếu tôi cho thì còn gì để ăn?". Vì sự ích kỷ này ngươi sẽ tái sinh trong loài ngạ quỷ. "Nếu tôi ăn thì lấy gì mà cho họ?" nhờ lòng thương người này ngươi sẽ là vua cõi trời.
126) Kẻ nào vì ích kỷ mà làm hại người khác thì sẽ bị nấu chín trong địa ngục. Kẻ nào vì lợi người mà nhẫn chịu khổ, sẽ hưởng quả báo an vui vô cùng.
127) Nếu xem mình là quan trọng, đáng quý thì đời sau sẽ tái sinh làm kẻ xấu xí, ngu dốt, bần cùng. Nhưng nếu biết chuyển cái nhìn đó về kẻ khác thì ta sẽ hưởng quả báo thông minh, vinh dự, an vui cõi trời.
128) Nếu lợi dụng kẻ khác khiến họ làm việc cho mình thì ta sẽ bị quả báo nô lệ. Nhưng nếu hiến mình phụng sự kẻ khác, ta sẽ hưởng quả báo giàu sang, quyền quý.
129) Những ai đau khổ đời này đều là những kẻ năm xưa chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình (cái ta). Những ai sung sướng đời này đều là những kẻ đã tìm hạnh phúc cho người khác.
130) Nói thêm nữa có ích lợi gì? Hãy nhìn và so sánh giữa kẻ ngu (trần gian) chỉ biết ích kỷ cá nhân và bậc thánh (Bồ Tát) chuyên làm lợi ích cho kẻ khác.
131) Nếu không biết trao hạnh phúc của mình đổi lấy đau khổ của chúng sinh thì làm sao có được quả báo an vui trong kiếp luân hồi, nói chi đến việc thành tựu Phật quả.
132) Chẳng cần nói đến đời sau, ngay trong đời này, nếu kẻ nô bộc, không làm tròn phận sự, hoặc chủ nhân không trả tiền xứng đáng, thử hỏi công việc có trôi chảy xong xuôi không?
133) Thay vì làm lợi ích cho nhau, căn bản hạnh phúc của đời này và đời sau, con người lại chuyên làm hại lẫn nhau để chuốc lấy quả báo khổ đau khốn cùng.
134) Tất cả tai nạn, khổ đau, nguy hiểm của đời này đều bắt nguồn từ sự bám víu vào cái Ta (chấp ngã). Tại sao lại bám víu vào nó?
135) Nếu không phân tách, tháo gỡ được cái "Ta" thì không thể thoát khỏi đau khổ, cũng như không tránh xa lửa thì khó tránh khỏi rát bỏng.
136) Thế thì, để xoa dịu nỗi khổ của ta và người, ta sẽ hiến mình cho kẻ khác và xem kẻ khác như "chính ta" vậy.
137) Tâm ơi hãy tin chắc rằng: "Ta đây thuộc kẻ khác!". Từ nay trở đi, ngươi chỉ được quyền nghĩ đến lợi ích của kẻ khác mà thôi.
138) Cặp mắt này không phải là của ta nữa nên nó không còn nhìn thấy những cái lợi cho ta; tay và các bộ phận khác cũng vậy, chúng thuộc về kẻ khác nên không còn cử động cho cái lợi của ta nữa.
139) Hoàn toàn hiến mình cho chúng sinh, tất cả năng lực của thân này ta sẽ đem ra dùng làm ích cho kẻ khác, vì họ là mối lo bậc nhất của ta.
140) Hãy xem những người khiêm tốn kia là ta và đặt ta vào địa vị của họ, như vậy ta có thể khởi tâm kiêu mạn, ganh ghét mà không sợ dính mắc tà kiến.
141) "Cái gì! Nó được khen còn ta bị chê! Nó nhiều tài sản còn ta thì nghèo! Nó được đối xử tốt còn ta thì không! Nó sướng ta khổ!"[28].
142) "Trong khi ta phải làm việc thì nó được nằm nghỉ ! Phải chăng nó quan trọng vì có nhiều đức tính, còn ta hèn hạ vì thiếu tư cách?"
143) "Nhưng làm sao đánh giá được người nào thiếu tư cách? Ai cũng có tư cách riêng của họ, so với người này ta thấp kém, nhưng so với người kia ta trội hơn".
144) "Sự thấp kém về tài đức và trí huệ của ta bắt nguồn từ ái dục, tà kiến. Nếu nó chữa trị được cho ta thì khó khăn cách mấy ta cũng sẵn sàng chấp nhận".
145) "Nhưng nó (cái Ta) không thể chữa trị cho ta được, tại sao nó lại dám khinh miệt ta chứ? Như vậy những đức tính của nó giúp ích gì được cho ta nếu nó chỉ biết ích kỷ?".
146) "Nó không có một chút từ bi đối với những người xấu số rơi rớt trong ba đường ác, vậy mà nó dám kiêu ngạo, khoe khoang tài đức và hạ nhục kẻ hiền".
147) "Gặp kẻ ngang hàng, nó luôn tìm cách vượt hơn, nếu cần nó có thể kiếm chuyện chửi bới để thỏa mãn lòng tham và tội lỗi của nó".
148) "Bằng mọi cách ta sẽ phô trương tất cả đức tính của ta trước mọi người và không để cho ai biết được một chút đức tính nào của nó".
149) "Ta sẽ che giấu tật xấu của mình và như thế ta sẽ được trọng vọng, giàu sang, tiếp đón, còn nó thì không!".
150) "Ta sẽ vui sướng thật lâu khi nhìn thấy nó bị sỉ nhục, chế nhạo, xua đuổi".
151) "Và nếu nó có một chút tài sản hay làm công cho ta thì ta sẽ trả cho nó vừa đủ sống, còn lại bao nhiêu ta sẽ dùng bạo lực chiếm hết".
152) Khi nghe mọi nơi khen ngợi đức tính của ta, ta sẽ cảm động vui mừng, khoái lạc.
153) Nếu nó còn một chút của cải, ta sẽ dùng bạo lực chiếm lấy và chỉ cho nó một ít đủ sống để có thể phục dịch cho ta.
154) Phải đẩy nó ra khỏi hạnh phúc, vứt lên lưng nó những cực nhọc của ta. Vì nó, (cái ta) mà chúng ta đã chịu 100 lần khổ đau của luân hồi.
155) Tâm ơi, ngươi đã chạy mãi trong vô lượng kiếp tìm cầu lợi ích cá nhân để cuối cùng, bù lại với sự cố gắng đó, ngươi chỉ gặt hái khổ đau.
156) Ðừng ngần ngại nghe lời ta khuyên, sau này ngươi sẽ thấy được lợi ích, vì lời nói của đức Thế Tôn chân thật không lầm lẫn.
157) Nếu xưa kia ngươi sớm biết thực hành phương pháp "đổi người thành ta" thì ngươi đã hưởng Phật quả sung sướng rồi, có đâu khổ sở nông nỗi như ngày hôm nay.
158) Cũng thế, từ lâu ngươi đã xem những giọt tinh, huyết của kẻ khác là "Ta' thì nay, ngươi hãy tập nhìn những kẻ khác là "Ta".
159) Sau khi nhìn kỹ, nếu thấy có gì lợi ích nơi thân này thì ngươi hãy cướp lấy dành cho kẻ khác.
160) "Kẻ này vui, người kia buồn; kẻ này cao, người kia thấp; kẻ này làm, người kia không". Sao ngươi chỉ biết ganh tỵ kẻ khác mà không biết ganh tỵ chính ngươi?
161) Hãy kéo "cái Ta" của ngươi ra khỏi sự sung sướng, trói nó vào khổ đau của kẻ khác. Ðể đừng bị lừa, hãy canh chừng cẩn mật hành động của nó.
162) Hãy đổ lên đầu nó (cái Ta) tất cả lỗi lầm của kẻ khác. Và nếu nó có lỗi, dù thật nhỏ, cũng phải khai ra để sám hối.
163) Hãy hạ bệ tiếng tăm của nó xuống và nâng cao danh dự của kẻ khác lên. Hãy bắt nó làm việc cho chúng sinh, như một kẻ hầu thấp nhất.
164) Nếu nó có vài hạnh tốt, ngươi cũng đừng khen ngợi và đừng cho kẻ khác hay biết.
165) Tóm lại, hãy đổ lên "cái Ta" của ngươi tất cả niềm đau mà ngươi đã tạo cho kẻ khác.
166) Ðừng cho nó quyền hành, lắm lời, xấc xược. Hãy bắt nó e thẹn như một nàng dâu, kín đáo, dè dặt khi mới về nhà chồng.
167) "Không được làm cái này! Phải đứng như thế kia!" cứ như thế ngươi điều phục nó theo ý muốn. Nếu nó vi phạm thì phải trừng trị liền.
168) "Khi ta nói như vậy mà ngươi không nghe lời thì tâm ơi, ngươi sẽ biết tay ta. Hỡi đồ chuyên tạo tội !".
169) "Thời gian mà ngươi tùy ý lừa đảo ta đã qua rồi ! Giờ đây ngươi làm gì, nghĩ gì ta đều thấy hết và ta sẽ chà đạp tất cả sự kiêu hãnh của ngươi".
170) "Nếu ngươi còn hy vọng tìm kiếm lợi ích riêng tư thì hãy mau từ bỏ đi! Ta không buồn chút nào về sự khổ sở của ngươi, vì ta đã bán ngươi cho kẻ khác rồi".
171) "Nếu ta dại dột không bán ngươi cho kẻ khác thì chắc chắn ngươi sẽ trao ta cho loài quỷ giữ ngục".
172) "Không biết bao lần ngươi đã trao ta cho chúng nó hành hạ đau khổ triền miên! Giờ đây nhớ lại sự độc ác đó, ta phải chà đạp ngươi, ôi cái tâm ích kỷ!"
173) Nếu muốn sung sướng, nhớ đừng nuông chiều cái Ta! Nếu muốn yên thân, nhớ đừng thèm bảo vệ nó!
174-175) Nếu chiều chuộng nó, ngươi sẽ sa vào hố thất vọng. Vì lúc đó toàn quả địa cầu này cũng không đủ thỏa mãn lòng tham của nó.
176) Ham muốn điều không thể có chỉ dẫn đến khổ đau và thất vọng. Ngược lại, không hy vọng tham cầu thì sẽ an nhiên hưởng lạc không bao giờ hết.
177) Do đó hãy chặn đứng những cơ hội ham muốn của thể xác. Chỉ nên ham muốn những gì không đáng ham muốn.
178) Ôi thể xác! Ðồ bất tịnh ghê tởm. Cuối cùng nó sẽ bất động và tan thành tro bụi. Tại sao lại bám víu vào nó, cho đó là "Ta"?
179) Dù sống hay là chết, cái "máy thân" này có ích gì? Có gì khác giữa nó và một nắm đất? Ôi tâm niệm chấp ngã, sao ngươi chưa chết đi?
180) Chỉ vì phụng sự cho thân này một cách ngu xuẩn mà ta phải chịu muôn vàn khổ đau. Thương tiếc hay ái luyến nó có ích gì trong khi nó chỉ là một hình nộm.
181) Ðược ta săn sóc, nó cũng không thương. Bị diều hâu cắn xé, nó cũng không ghét. Thế thì sao lại phải thương yêu nó chứ?
182) Ta nổi giận khi nó bị xử tệ; ta sung sướng khi nó được khen thưởng. Nhưng tự tánh nó vô tri không biết gì, tại sao ta phải khổ sở giùm nó chứ?
183) "Những ai thương thân này thì kẻ đó là bạn của Ta". - Ðược! Nhưng mọi người ai cũng thương thân của họ, tại sao ta lại không phải là bạn của họ?
184) Như vậy, vì lợi ích chúng sinh, ta sẽ từ bỏ ái luyến thân này. Nếu giữ gìn nó, chẳng qua chỉ để làm khí cụ hoạt động mà thôi.
185) Thôi đủ rồi! Những thói phàm phu! Từ nay ta quyết theo chân các bậc hiền giả, luôn giữ gìn chánh niệm, không để hôn trầm, giải đãi lôi cuốn.
186) Cũng như các Bồ Tát, con trai của bậc Thắng Vương, ta sẽ nhẫn chịu tất cả khó khăn xảy đến. Vì nếu không tinh tấn ngày đêm như thế, ngày nào mới chấm dứt được khổ đau?
187) Ta phải kéo tâm ra khỏi ảo ảnh tà kiến, đặt nó vào nẻo chánh của Thiền Ðịnh.
[24] Shiné-Lhagtong : Chỉ-Quán
[25] Ở đây tôn giả Santideva nói thẳng, không quanh co về sự bất tịnh và si mê ái dục của con người.
[26] Chuyện Bồ Tát Supuspacandra, vì cương quyết thuyết pháp nên bị vua Curadatta hành hạ. Trong Tam ma địa Vương Kinh (Samadhirajasutra).
[28] Ở đây tác giả đặt mình vào địa vị kẻ khác rồi hướng về "cái Ta" (Ngã) mà nói. Do đó chữ "nó" tức là cái Ta (Ngã), còn "ta" tức là người khác (kẻ khiêm tốn).
- Bồ Tát Hạnh
- Tôn Giả Santideva
- Chương 8
- Thiền định
1) Sau khi tăng trưởng sức tinh tấn, Bồ Tát phải tu tập Thiền Ðịnh, tập trung tâm ý. Người mà tâm buông lung sẽ rơi vào tà kiến, phiền não.
2) Sống cô đơn, ẩn dật sẽ giúp hành giả loại trừ mọi sự phóng dật. Do đó Bồ Tát cần từ bỏ việc đời, không bận tâm lo lắng.
3) Nếu không từ bỏ được việc đời, đó là tại ái nhiễm (người thân) và tham lam vật chất. Ta phải từ bỏ tất cả, noi theo gương của các bậc hiền giả.
4) Hiểu được chỉ có trí huệ (quán chiếu) phối hợp với thiền định (an tâm) mới tiêu trừ được phiền não, nên trước hết ta sẽ tu tập thiền định, bắt đầu bằng sự từ bỏ thú vui trần gian.
5) Làm sao một người huyễn lại có thể ái luyến được một người huyễn khác? Dầu trải qua ngàn kiếp cũng không bao giờ gặp lại được người yêu.
6) Không gặp được thì đau khổ, buồn bã, không thể tập trung tâm ý được. Vả nếu được gặp thì lại bị dục vọng dày xéo, không bao giờ thỏa lòng.
7) Vì không nhìn thấy thực tại nên con người quên sợ tội lỗi, vì ái luyến người yêu mà cam để sầu khổ dày xéo.
8) Cứ thế trầm mình, cuộc đời ngắn ngủi trôi qua một cách vô ích. Chỉ vì một người bạn phù du mà đành bỏ diệu pháp vĩnh cửu.
9) Nếu bắt chước kẻ điên (người đời), chắc chắn sẽ xuống địa ngục. Mà nếu không làm giống họ thì cần gì phải ở gần giao thiệp.
10) Phút trước là bạn, phút sau đã thành thù. Muốn làm vừa lòng, họ lại giận tức. Làm sao chiều ý được những người tráo trở ?
11) Ðược khuyên làm lành, họ lại nổi giận và muốn kéo ta theo họ. Nếu ta không nghe, họ cũng nổi giận và như thế chắc chắn (họ) sẽ bị đọa.
12) Thèm muốn (chức vị của) người trên, ganh tỵ với kẻ ngang hàng, khinh khi người dưới. Ðược khen thì kiêu ngạo, bị chỉ trích thì nổi giận, bao giờ kẻ ngu mới tạo công đức?
13) Tâng bốc mình, khinh chê kẻ khác, nói chuyện phù phiếm thế gian. Kẻ điên luôn luôn thích thâu nhặt điều vô ích của những kẻ điên khác.
14) Giao thiệp như vậy với người đời chỉ đem lại khổ não. Tốt hơn ta sống một mình ẩn dật, thân tự tại, tâm an vui.
15) Hãy xa lánh người đời ! Nếu có gặp thì ta đối xử nhã nhặn, không phải để làm quen mà vì lòng bình đẳng.
16) Cũng như ong hút nhụy hoa, ta chỉ lãnh nhận những gì lợi ích cho sự tu đạo, ngoài ra ta thản nhiên như người chưa hề quen biết.
17) Nếu ham thích tiền của, danh vọng, địa vị v.v... ta sẽ hoảng sợ khi tử thần đến.
18) Không biết đâu là chân hạnh phúc nên bất cứ vật gì mà tâm bám víu (để cầu khoái lạc) cũng đều trở thành khổ đau.
19) Do đó, bậc hiền giả không bao giờ ái nhiễm, vì ái nhiễm sẽ đưa đến lo sợ. Ngay khi một ý niệm ái nhiễm khởi lên, tâm cũng phải cứng rắn lìa bỏ.
20) Dù có giàu sang, nổi tiếng, nhiều tiền của, nhưng cuối cùng chúng cũng đâu có theo ta vào cõi chết.
21) Tại sao vui mừng khi được khen? Thiếu gì kẻ khác sẽ chê ta. Tại sao lại buồn khi bị chê? Chẳng lẽ không còn ai khen ta sao?
22) Chúng sinh mong ước đủ điều, ngay cả chư Phật cũng không chiều ý nổi huống chi một kẻ ngu dốt như ta. Tốt hơn nên ẩn dật xa lìa cảnh đời đảo điên.
23) Khinh chê kẻ nghèo, kết tội kẻ giàu : với những người tráo trở như vậy, làm sao vui sướng ở gần?
24) Người đời (thực sự) không thương ai cả, chư Phật đã nói, họ chỉ thương vì ích kỷ mà thôi.
25) Ôi ! Bao giờ ta mới được sống trong rừng, giữa loài cỏ cây, chim muông hiền hòa, không bao giờ biết nói xấu ai?
26) Ta sẽ an trú trong một am vắng dưới gốc cây hoặc hang núi nhỏ. Ôi ! Khi nào ta mới xả bỏ tất cả ra đi không luyến tiếc?
27) Khi nào ta mới sống độc lập, tự tại trong cảnh thiên nhiên, ẩn dật?
28) Vỏn vẹn chỉ một bình bát và áo cà sa, khi nào ta mới sống vô úy, không cần lo nghĩ cho thân?
29) Khi nào ta mới đến nghĩa địa (quán chiếu) để hiểu rằng thân ta cũng như bao xác chết kia, chỉ là đồ bất tịnh thối rữa?
30) Hãy nhìn đi! Thân ta sẽ như thế đó! Ngay cả đám sói rừng cũng không dám đến gần vì mùi thối.
31) Bình thường thân người lúc sống, dường như một vật độc lập tự tánh, nhưng lúc đó xương thịt sẽ tan rã rời rạc. Thân của bạn bè ta cũng sẽ như vậy không khác!
32) Con người được sinh ra một mình và sẽ chết đi một mình ! Không ai có thể chia xẻ đau đớn cho ai. Thế thì bạn bè nhiều để làm gì? Chỉ là chướng ngại cho sự tu hành.
33) Như người du khách dừng nghỉ nơi khách sạn, người đi du lịch luân hồi cũng tạm ghé qua một cuộc đời.
34) Từ đây cho đến lúc bốn tên phu đám ma tới khiêng cái thây này đi, giữa tiếng gào thét của người thân, ta phải mau rút vào rừng.
35) Không thương tiếc mà cũng không ghét bỏ ai, ta sống một mình ẩn dật. Ðối với đời xem như đã chết, khi ta chết thật sẽ không còn ai than khóc ta nữa.
36) Không ai ở gần bên quấy rầy than khóc, như thế tâm ta chánh niệm chỉ nhớ đến Phật và Pháp.
37) Sống ẩn dật thật là sung sướng, không sầu não, tự tại, biết đủ, dễ trừ phóng dật, xao lãng. Ta sẽ sống như vậy suốt đời.
38) Thoát ly mọi lo nghĩ, ta chỉ còn một việc: tập trung tâm ý trong thiền định và quán chiếu thâm sâu[24].
39) Ái dục, tình yêu là nguyên nhân của đau khổ: tù tội, đâm chém, sát hại trong đời này, địa ngục cho đời sau.
40-42) Vì tình yêu, ái dục mà ngươi đã luồn cúi bao nhiêu ông mai, bà mai; ngươi bất kể tội lỗi, danh dự, nhiều khi tiêu gia bại sản, thiếu điều mất mạng. Cái mà xưa kia ngươi sung sướng ôm ấp đó, nó chỉ là đống xương vô chủ, không có tự tánh. Ngày nay nó hiện nguyên hình, sao ngươi không tiếp tục ôm ấp nó đi?
43-45) Cái gương mặt e thẹn ưa cúi gầm xuống, hay được che bằng tấm lụa mỏng không cho ai xem thấy, thì nay đàn diều hâu kia đang mở tung cho ngươi thấy đó. Hãy nhìn kỹ đi ! Ô kìa ! Sao ngươi lại bỏ chạy? Chính cái gương mặt đó, xưa kia ngươi đã ích kỷ, bảo vệ cẩn thận không cho kẻ khác nhìn ngắm mà ! Bây giờ nó đang bị mổ ăn đó, sao ngươi không bảo vệ nữa đi? Ôi, kẻ ghen sắc!
46) Ngươi có thấy cái đống thịt kia đang bị cắn xé ngấu nghiến bởi diều hâu và thú rừng không? Tại sao ngươi lại có thể biếu tặng vòng hoa, nữ trang, hương trầm cho cái gọi là "đồ ăn của thú vật"?
47) Khi thấy xác chết nằm im không cựa quậy thì ngươi sợ hãi. Thế sao đối với những cái xác cử động (kích thích bởi thú tính) thì ngươi lại không sợ?
48) Bộ xương kia khi được bao bọc bởi một lớp da thì ngươi yêu thương nó; bây giờ nó được lột trần thì ngươi lại hoảng sợ. Nếu bảo không cần dùng thì sao xưa kia ngươi lại vuốt ve nó?
49) Nước miếng và phân uế cũng cùng từ đồ ăn mà ra. Thế sao ngươi lại ưa nước miếng, ghét phân uế[25].
50) Cái gối ngủ kia làm bằng bông lụa êm mát, sao ngươi không ưa thích. Chẳng lẽ ngươi không ý thức được mùi ô uế của thân tình nhân sao? Ôi, kẻ tham dâm, ngươi không còn biết đâu là nhơ là sạch sao?
51) Cái gối kia vừa êm vừa mát, lại không bài tiết ra đồ bất tịnh, sao ngươi không ôm ấp nó mà lại giận dữ vứt bỏ?
52) Nếu ngươi không ưa đồ bất tịnh tanh hôi thì sao ngươi lại thích ôm ấp những thân thể, chúng chỉ là một thùng xương gắn liền với nhau bằng gân thịt, bao bọc bởi một lớp da.53) Chính ngay thân thể ngươi cũng đã đầy đủ thứ bất tịnh, bấy nhiêu chưa đủ cho ngươi thưởng thức sao? Ôi kẻ ham thích đồ bẩn!
54) "Nhưng tôi thích da thịt của người đàn bà này! Tôi thích nhìn ngắm và sờ mó nó!". Tại sao ngươi lại có thể thèm khát da thịt, là một thứ vô tri? Nếu vậy khi nó nằm trơ, không còn thần thức, sao ngươi không ưa thích đi?
55) Nếu bảo cái mà ngươi ưa thích là tâm nằm ở trong cái thân này, thì ngươi lại càng không thể thấy hay sờ mó nó. Vì cái mà ngươi sờ mó được, đó không phải là tâm. Vậy ngươi ôm ấp cái thân kia làm chi vô ích!
56) Ngươi có thể không hay biết về sự bất tịnh nơi thân thể kẻ khác, nhưng không ý thức được chính thân thể ngươi là một thùng rác nhơ bẩn thì quả là một điều không tưởng!
57) Tại sao ngươi có thể xem thường, bỏ rơi một bông sen chớm nở dưới ánh mặt trời để đi ưa thích một thùng rác nhơ bẩn?
58) Ngươi ghê tởm không dám đụng vào đồ vật bị dính chút phân uế, thế sao ngươi lại vui thích sờ mó cái thân (tình nhân) là nơi xuất xứ ra phẩn uế?
59) Nếu không say mê đồ bất tịnh, tại sao ngươi lại thích ôm ấp một cái thân khác, xuất xứ từ nơi bất tịnh và chuyên chứa tinh huyết?
60) Ngươi không thích những con trùng xuất xứ từ đống rác, chắc tại ngươi chê nó nhỏ, phải chăng ngươi thích một cái thân lớn hơn chuyên chứa và xuất xứ từ bất tịnh?
61) Không những không biết ghê tởm sự bất tịnh nơi thân mình, ngươi lại thèm khát, tìm kiếm những túi, những thùng bất tịnh khác. Ôi, kẻ thực uế!
62) Ngay cả những đồ sạch sẽ, thơm ngon hấp dẫn như long não, cơm canh, mỹ vị, một khi được khạc ra khỏi miệng, chúng cũng làm dơ cả mặt đất.
63) Tuy hiển nhiên, nhưng nếu ngươi không tin sự bất tịnh của thân thì hãy vào nghĩa địa, nhìn những xác chết kia xem!
64) Khi được lột hết lớp da ra, cái thân kia chỉ là một vật ghê tởm. Hiểu thực tướng của nó như thế, sao ngươi vẫn còn say mê?
65) Nếu nó xức hương trầm và tỏa ra mùi thơm dễ chịu thì đó là mùi hương trầm chứ đâu phải là mùi của nó (thân). Tại sao chỉ vì mùi khác mà lại bám víu thân này?
66) Nếu để thân thể tự nhiên hôi thối nó sẽ không kích thích lòng dục, như thế có tốt hơn không? Tại sao lại đi tẩm xức dầu thơm cho nó để sau này nó hại mình?
67) Hương trầm tỏa mùi thơm thì ăn nhằm gì đến thân này? Tại sao chỉ vì một mùi thơm khác mà lại ái nhiễm thân này?
68) Thân người thật đáng tởm, nếu để nguyên nó tự nhiên sẽ thấy: tóc dài, móng dài, răng vàng, cấu ghét nhơ bẩn,...
69) Tại sao lại phải mệt nhọc sửa soạn, trang sức cho nó, có khác chi mài gươm để tự chém mình sau này? Ôi, thế gian đầy những kẻ điên chuyên tự lừa dối mình!
70) Thấy vài bộ xương trong nghĩa địa thì ngươi ghê tởm, trong khi đó ngươi lại vui thích thấy đầy những bộ xương di động trong thành phố.
71) Chưa hết! Cái thân bất tịnh của người yêu ngươi, đâu phải không tiền mà có được nó. Ngươi phải tốn nhiều công của mới có được nó để rồi sau này phải trả giá khổ đau nơi địa ngục.
72) Muốn có được một người đàn bà (vợ) thì phải có tiền. Lúc nhỏ thì không thể kiếm tiền. Lớn lên thì phải lo làm ăn. Khi đủ tiền, giàu có thì tuổi đã về chiều, bắt đầu già nua lụm cụm. Như vậy khoái lạc nhục dục đem lại cho ngươi lợi ích gì?
73) Ðể có thể thoả mãn nhục dục, có người phải làm lụng cực nhọc suốt ngày. Ðến tối về mệt lả nằm dài như những xác chết.
74) Có người phải đi buôn hoặc lưu đày xa nhà lâu năm, không được gặp vợ con mình.
75) Có người tham của, tự bán mình để cầu dục lạc nhưng không bao giờ như ý vì phải luôn luôn hầu hạ kẻ khác.
76) Có người bị bán cho những thương gia, trưởng giả nên phải luôn hộ tống phái đoàn. Vợ của họ nhiều khi phải sanh đẻ trong rừng rậm, hang hóc.
77) Có người vì mưu sống, xung vào quân trận bất chấp nguy hiểm tánh mạng. Họ tìm vinh quang nhưng lại gặp tù đày.
78) Có người vì cướp giật tiền của, vợ con kẻ khác nên bị chém chặt, xuyên cọc, thiêu sống hay ném lao.
79) Khổ cực tìm cầu, có được thì phải lo giữ gìn, để rồi cuối cùng đau buồn vì mất tất cả, đó là tiến trình của sự ham mê tài sản! Những kẻ hay bám víu tài sản, danh lợi, không nghĩ đến giải thoát, sẽ không bao giờ tránh khỏi khổ đau của cuộc đời.
80) Những kẻ nô lệ cho ái dục thường lâm vào cảnh khốn cùng, nếu được thỏa mãn thì cũng không hơn gì con trâu kéo cầy được thưởng cho vài cọng cỏ.
81) Chỉ vì một chút xíu thỏa mãn sung sướng (mà ngay cả súc vật cũng có thể làm được), con người, che lấp bởi nghiệp chướng, lại tự thả trôi qua thời giờ vàng ngọc của kiếp người khó được.
82) Chỉ vì cái thân phù du khốn nạn này mà con người ra vào địa ngục, nhẫn chịu khổ đau từ vô thỉ đến giờ.
83) Trong khi chỉ cần cố gắng một triệu lần ít hơn (trên), người ta có thể chứng đạt quả Bồ Ðề. Thật ra những kẻ nô lệ cho ái dục chịu khổ nhiều hơn chư Bồ Tát mà vẫn không chứng quả Bồ Ðề.
84) Không có nguy hiểm nào có thể sánh được với ái dục, dù là đao kiếm, thuốc độc, sắt nóng, vực thẳm, v.v... chỉ cần nghĩ đến cực hình của địa ngục cũng đủ sợ rồi.
85) Do đó hãy cẩn thận coi chừng ái dục! Hãy sống an vui một mình, noi gương các bậc hiền giả, sống trong rừng yên tĩnh, xa lìa tranh luận hơn thua.
86) Trên những tảng đá thiên nhiên bằng phẳng rộng rãi, phảng phất mùi hương trầm làm thơm ngát ánh trăng, ngọn gió núi thổi mát cánh rừng yên lặng; bình thản, các ngài an trú, luôn nghĩ đến sự lợi ích, giải thoát chúng sinh.
87) Các ngài ở lâu tùy ý trong những căn nhà bỏ hoang, dưới gốc cây hoặc trong hang núi; không còn bận tâm giữ gìn của cải, các ngài sống độc lập, an nhiên.
88) Ðến đi tự tại, không ham cầu, không dính mắc, không liên lụy một ai, các ngài vui hưởng niềm hạnh phúc mà ngay cả vua trời Indra cũng khó biết mùi.
89) Nhờ luôn nhớ tưởng đến lợi ích của cuộc sống độc thân ẩn dật, bao nhiêu ý niệm phù du sẽ bị dẹp trừ. Từ đó hãy quán chiếu về Bồ Ðề Tâm.
90) Trước hết ta quán chiếu về sự bình đẳng giữa ta và người : "Tất cả chúng sinh đều như nhau, ai cũng muốn hạnh phúc, xa lìa khổ đau. Do đó ta phải biết bảo vệ chúng sinh cũng như chính ta vậy".
91) Thân người, tuy được cấu tạo bởi nhiều phần khác nhau, nhưng ta luôn bảo vệ và xem nó như là "một". Cũng vậy, chúng sinh tuy nhiều loài, nhưng cùng chung khổ đau và sung sướng nên cần được xem là "một".
92) Khi ta cảm thọ đau đớn, sao những người khác không hề hấn gì? Bởi vì ta cho cảm thọ đó là Ta, là của Ta nên ta không thể chịu nổi sự đau đớn đó.
93) Cũng thế khi kẻ khác bị đau đớn, ta đây đâu cảm thấy gì. Tuy vậy, nếu xem kẻ khác "chính là ta" thì sự đau đớn của họ cũng là của ta và ta sẽ kham chịu không nổi.
94) Từ nay trở đi, ta sẽ tiêu diệt tất cả khổ đau của kẻ khác cũng như của ta vậy. Và ta sẽ làm lợi ích cho kẻ khác vì họ cũng là chúng sinh như ta vậy.
95) Ta và chúng sinh đồng cầu hạnh phúc như nhau, lý do gì ta lại tranh đấu tìm hạnh phúc cho riêng mình?
96) Ta và chúng sinh cùng sợ nguy hiểm khổ đau như nhau, ưu tiên gì mà ta chỉ muốn cứu thoát lấy mình?
97) "Nhưng khổ đau của kẻ khác, không liên quan gì đến ta, tại sao phải bảo vệ họ chứ?". Nói thế, sao đau khổ của thân đời sau, không làm ta đau bây giờ, cần gì phải sửa soạn (tu hành)?
98) "Tại vì thân đời sau vẫn là Ta". Lầm rồi! Chết là một người, tái sinh là một người khác.
99) "Người nào đau thì người đó phải tự chữa lấy!". Nói vậy thì cái đau của chân không ăn nhằm gì đến tay, sao tay lại phải xoa bóp chân?
100) "Cái đó tuy vô lý nhưng mọi người đều làm vì cảm thọ liên quan đến cái Ta". Tất cả những gì vô lý, dù của ta hay của người khác cũng đều phải loại bỏ.
101) Tràng hạt và một đội quân là ảo tưởng của sự liên tục và tập kết. Không có "ai" là chủ thể của đau khổ và như thế "ai" cảm thọ đau khổ?
102) Bất cứ sự đau khổ nào cũng đều "vô chủ". Không có đau khổ nào là của riêng ta hay riêng của người khác cả! Sao lại nghĩ rằng ta không tiêu trừ được đau khổ cho kẻ khác?
103) "Nhưng nếu không có ai là người đau khổ thì tại sao phải diệt trừ khổ đau?". Bởi vì tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau. Nếu đau khổ cần được diệt trừ thì phải diệt trừ hết mọi nơi. Nếu không thì không cả, có lý nào chỉ diệt trừ (đau khổ) nơi ta mà không nơi kẻ khác?
104) "Nhưng từ bi như vậy chỉ đem lại lo lắng, khổ nhọc, hơi đâu tăng trưởng làm chi?". Sự khổ nhọc đó so sánh với sự khổ đau của chúng sinh có thấm thía vào đâu!
105) Nếu sự đau khổ của một người có thể dập tắt đau khổ của nhiiều người khác thì bậc từ bi sẽ sẵn sàng tình nguyện hy sinh.
106) Cũng như Bồ Tát Supuspacandra, dù biết nhà vua ác độc, nhưng vẫn can đảm đối đầu, hy sinh tánh mạng cứu vớt chúng sinh[26].
107) Vì đã điều phục được tâm, sung sướng khi xoa dịu được nỗi đau của kẻ khác, bậc Bồ Tát xông vào địa ngục cũng như thiên nga nhảy vào hồ sen.
108) Làm sao giải thoát riêng mình khi sự giải thoát tất cả chúng sinh, đối với các ngài, là cả một biển an vui?
109) Ta sẽ không kiêu ngạo khoe khoang khi làm lợi ích cho kẻ khác và cũng không mong cầu được đền đáp. Làm vì kẻ khác chính là niềm vui của ta rồi.
110) Như vậy nếu ta biết bảo vệ mình trước sự nhục mạ, lấn áp bao nhiêu thì ta cũng phải hết sức bảo vệ người khác bấy nhiêu với tấm lòng từ bi.
111) Tuy không thể tìm thấy một nền tảng thực chất nào, nhưng vì nghiệp lực hay thói quen, con người đã gán vào tinh, huyết của kẻ khác[27] một cái danh từ "Ta".
112) Như vậy tại sao lại không thể xem thân thể kẻ khác cũng là "Ta"? Và xem thân ta như làm bằng thân thể của kẻ khác?
113) Chỉ biết thương mình là một tánh xấu, biết thương yêu kẻ khác là biển công đức. Ý thức được như thế, ta sẽ lìa bỏ tánh ích kỷ và tập thương yêu kẻ khác.
114) Con người biết xem tay và chân là một phần của thân thể, tại sao lại không biết xem kẻ khác là một phần của sự sống?
115) Vì thói quen, chúng ta đã xem cái thân "vô tri" này là Ta, tại sao không chịu tập thói quen xem kẻ khác là Ta?
116) Nhờ thực hành không còn ý niệm về cái "Ta" nên khi làm việc cho kẻ khác, chúng ta sẽ không tự phụ, khoe khoang, cũng không cầu đền đáp.
117) Ta biết lo lắng cho mình khỏi bị bần cùng, khốn khổ, v.v... thì ta cũng phải tập khởi lên những ý niệm thương yêu, bảo vệ kẻ khác như một thói quen vậy.
118) Chính vì thế mà Ðấng Bảo Vệ đại từ bi Quán Thế Âm (Avalokita) đã để lại danh hiệu của ngài cho chúng sinh dùng khi sợ hãi, ngay cả lúc hồi hộp trong đám đông.
119) Không nên thụt lùi trước trở ngại, khó khăn, bởi vì với (sức của) thói quen, ta sẽ không còn sợ hãi bất cứ một ai, dù xưa kia chỉ nghe danh người đó cũng đủ làm ta khiếp sợ.
120) Người nào muốn giải thoát mình và người cần phải thực hành một pháp tối mật: đổi người thành ta hay đổi ta thành người.
121) Chỉ vì ái luyến thân này xem nó là ta nên con người hoảng sợ trước mọi sự nguy hiểm, dầu nhỏ nhoi. Tốt hơn nên xem nó như kẻ thù, vì nó chính là nguyên nhân của sợ hãi.
122) Ðể chống chọi với bịnh tật, đói khát, nóng lạnh, ta đã thản nhiên giết hại chim, cá, thú rừng và theo dõi cướp giật kẻ khác.
123) Bởi tham lam tài sản tiện nghi mà ta đã không ngần ngại giết cha, mẹ và trộm cắp của cúng dường Tam bảo. Như vậy, làm sao thoát khỏi sự thiêu đốt của địa ngục?
124) Làm sao một bậc hiền giả, thấy rõ thân này là kẻ thù, lại có thể nâng niu chiều chuộng nó được?
125) "Nếu tôi cho thì còn gì để ăn?". Vì sự ích kỷ này ngươi sẽ tái sinh trong loài ngạ quỷ. "Nếu tôi ăn thì lấy gì mà cho họ?" nhờ lòng thương người này ngươi sẽ là vua cõi trời.
126) Kẻ nào vì ích kỷ mà làm hại người khác thì sẽ bị nấu chín trong địa ngục. Kẻ nào vì lợi người mà nhẫn chịu khổ, sẽ hưởng quả báo an vui vô cùng.
127) Nếu xem mình là quan trọng, đáng quý thì đời sau sẽ tái sinh làm kẻ xấu xí, ngu dốt, bần cùng. Nhưng nếu biết chuyển cái nhìn đó về kẻ khác thì ta sẽ hưởng quả báo thông minh, vinh dự, an vui cõi trời.
128) Nếu lợi dụng kẻ khác khiến họ làm việc cho mình thì ta sẽ bị quả báo nô lệ. Nhưng nếu hiến mình phụng sự kẻ khác, ta sẽ hưởng quả báo giàu sang, quyền quý.
129) Những ai đau khổ đời này đều là những kẻ năm xưa chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình (cái ta). Những ai sung sướng đời này đều là những kẻ đã tìm hạnh phúc cho người khác.
130) Nói thêm nữa có ích lợi gì? Hãy nhìn và so sánh giữa kẻ ngu (trần gian) chỉ biết ích kỷ cá nhân và bậc thánh (Bồ Tát) chuyên làm lợi ích cho kẻ khác.
131) Nếu không biết trao hạnh phúc của mình đổi lấy đau khổ của chúng sinh thì làm sao có được quả báo an vui trong kiếp luân hồi, nói chi đến việc thành tựu Phật quả.
132) Chẳng cần nói đến đời sau, ngay trong đời này, nếu kẻ nô bộc, không làm tròn phận sự, hoặc chủ nhân không trả tiền xứng đáng, thử hỏi công việc có trôi chảy xong xuôi không?
133) Thay vì làm lợi ích cho nhau, căn bản hạnh phúc của đời này và đời sau, con người lại chuyên làm hại lẫn nhau để chuốc lấy quả báo khổ đau khốn cùng.
134) Tất cả tai nạn, khổ đau, nguy hiểm của đời này đều bắt nguồn từ sự bám víu vào cái Ta (chấp ngã). Tại sao lại bám víu vào nó?
135) Nếu không phân tách, tháo gỡ được cái "Ta" thì không thể thoát khỏi đau khổ, cũng như không tránh xa lửa thì khó tránh khỏi rát bỏng.
136) Thế thì, để xoa dịu nỗi khổ của ta và người, ta sẽ hiến mình cho kẻ khác và xem kẻ khác như "chính ta" vậy.
137) Tâm ơi hãy tin chắc rằng: "Ta đây thuộc kẻ khác!". Từ nay trở đi, ngươi chỉ được quyền nghĩ đến lợi ích của kẻ khác mà thôi.
138) Cặp mắt này không phải là của ta nữa nên nó không còn nhìn thấy những cái lợi cho ta; tay và các bộ phận khác cũng vậy, chúng thuộc về kẻ khác nên không còn cử động cho cái lợi của ta nữa.
139) Hoàn toàn hiến mình cho chúng sinh, tất cả năng lực của thân này ta sẽ đem ra dùng làm ích cho kẻ khác, vì họ là mối lo bậc nhất của ta.
140) Hãy xem những người khiêm tốn kia là ta và đặt ta vào địa vị của họ, như vậy ta có thể khởi tâm kiêu mạn, ganh ghét mà không sợ dính mắc tà kiến.
141) "Cái gì! Nó được khen còn ta bị chê! Nó nhiều tài sản còn ta thì nghèo! Nó được đối xử tốt còn ta thì không! Nó sướng ta khổ!"[28].
142) "Trong khi ta phải làm việc thì nó được nằm nghỉ ! Phải chăng nó quan trọng vì có nhiều đức tính, còn ta hèn hạ vì thiếu tư cách?"
143) "Nhưng làm sao đánh giá được người nào thiếu tư cách? Ai cũng có tư cách riêng của họ, so với người này ta thấp kém, nhưng so với người kia ta trội hơn".
144) "Sự thấp kém về tài đức và trí huệ của ta bắt nguồn từ ái dục, tà kiến. Nếu nó chữa trị được cho ta thì khó khăn cách mấy ta cũng sẵn sàng chấp nhận".
145) "Nhưng nó (cái Ta) không thể chữa trị cho ta được, tại sao nó lại dám khinh miệt ta chứ? Như vậy những đức tính của nó giúp ích gì được cho ta nếu nó chỉ biết ích kỷ?".
146) "Nó không có một chút từ bi đối với những người xấu số rơi rớt trong ba đường ác, vậy mà nó dám kiêu ngạo, khoe khoang tài đức và hạ nhục kẻ hiền".
147) "Gặp kẻ ngang hàng, nó luôn tìm cách vượt hơn, nếu cần nó có thể kiếm chuyện chửi bới để thỏa mãn lòng tham và tội lỗi của nó".
148) "Bằng mọi cách ta sẽ phô trương tất cả đức tính của ta trước mọi người và không để cho ai biết được một chút đức tính nào của nó".
149) "Ta sẽ che giấu tật xấu của mình và như thế ta sẽ được trọng vọng, giàu sang, tiếp đón, còn nó thì không!".
150) "Ta sẽ vui sướng thật lâu khi nhìn thấy nó bị sỉ nhục, chế nhạo, xua đuổi".
151) "Và nếu nó có một chút tài sản hay làm công cho ta thì ta sẽ trả cho nó vừa đủ sống, còn lại bao nhiêu ta sẽ dùng bạo lực chiếm hết".
152) Khi nghe mọi nơi khen ngợi đức tính của ta, ta sẽ cảm động vui mừng, khoái lạc.
153) Nếu nó còn một chút của cải, ta sẽ dùng bạo lực chiếm lấy và chỉ cho nó một ít đủ sống để có thể phục dịch cho ta.
154) Phải đẩy nó ra khỏi hạnh phúc, vứt lên lưng nó những cực nhọc của ta. Vì nó, (cái ta) mà chúng ta đã chịu 100 lần khổ đau của luân hồi.
155) Tâm ơi, ngươi đã chạy mãi trong vô lượng kiếp tìm cầu lợi ích cá nhân để cuối cùng, bù lại với sự cố gắng đó, ngươi chỉ gặt hái khổ đau.
156) Ðừng ngần ngại nghe lời ta khuyên, sau này ngươi sẽ thấy được lợi ích, vì lời nói của đức Thế Tôn chân thật không lầm lẫn.
157) Nếu xưa kia ngươi sớm biết thực hành phương pháp "đổi người thành ta" thì ngươi đã hưởng Phật quả sung sướng rồi, có đâu khổ sở nông nỗi như ngày hôm nay.
158) Cũng thế, từ lâu ngươi đã xem những giọt tinh, huyết của kẻ khác là "Ta' thì nay, ngươi hãy tập nhìn những kẻ khác là "Ta".
159) Sau khi nhìn kỹ, nếu thấy có gì lợi ích nơi thân này thì ngươi hãy cướp lấy dành cho kẻ khác.
160) "Kẻ này vui, người kia buồn; kẻ này cao, người kia thấp; kẻ này làm, người kia không". Sao ngươi chỉ biết ganh tỵ kẻ khác mà không biết ganh tỵ chính ngươi?
161) Hãy kéo "cái Ta" của ngươi ra khỏi sự sung sướng, trói nó vào khổ đau của kẻ khác. Ðể đừng bị lừa, hãy canh chừng cẩn mật hành động của nó.
162) Hãy đổ lên đầu nó (cái Ta) tất cả lỗi lầm của kẻ khác. Và nếu nó có lỗi, dù thật nhỏ, cũng phải khai ra để sám hối.
163) Hãy hạ bệ tiếng tăm của nó xuống và nâng cao danh dự của kẻ khác lên. Hãy bắt nó làm việc cho chúng sinh, như một kẻ hầu thấp nhất.
164) Nếu nó có vài hạnh tốt, ngươi cũng đừng khen ngợi và đừng cho kẻ khác hay biết.
165) Tóm lại, hãy đổ lên "cái Ta" của ngươi tất cả niềm đau mà ngươi đã tạo cho kẻ khác.
166) Ðừng cho nó quyền hành, lắm lời, xấc xược. Hãy bắt nó e thẹn như một nàng dâu, kín đáo, dè dặt khi mới về nhà chồng.
167) "Không được làm cái này! Phải đứng như thế kia!" cứ như thế ngươi điều phục nó theo ý muốn. Nếu nó vi phạm thì phải trừng trị liền.
168) "Khi ta nói như vậy mà ngươi không nghe lời thì tâm ơi, ngươi sẽ biết tay ta. Hỡi đồ chuyên tạo tội !".
169) "Thời gian mà ngươi tùy ý lừa đảo ta đã qua rồi ! Giờ đây ngươi làm gì, nghĩ gì ta đều thấy hết và ta sẽ chà đạp tất cả sự kiêu hãnh của ngươi".
170) "Nếu ngươi còn hy vọng tìm kiếm lợi ích riêng tư thì hãy mau từ bỏ đi! Ta không buồn chút nào về sự khổ sở của ngươi, vì ta đã bán ngươi cho kẻ khác rồi".
171) "Nếu ta dại dột không bán ngươi cho kẻ khác thì chắc chắn ngươi sẽ trao ta cho loài quỷ giữ ngục".
172) "Không biết bao lần ngươi đã trao ta cho chúng nó hành hạ đau khổ triền miên! Giờ đây nhớ lại sự độc ác đó, ta phải chà đạp ngươi, ôi cái tâm ích kỷ!"
173) Nếu muốn sung sướng, nhớ đừng nuông chiều cái Ta! Nếu muốn yên thân, nhớ đừng thèm bảo vệ nó!
174-175) Nếu chiều chuộng nó, ngươi sẽ sa vào hố thất vọng. Vì lúc đó toàn quả địa cầu này cũng không đủ thỏa mãn lòng tham của nó.
176) Ham muốn điều không thể có chỉ dẫn đến khổ đau và thất vọng. Ngược lại, không hy vọng tham cầu thì sẽ an nhiên hưởng lạc không bao giờ hết.
177) Do đó hãy chặn đứng những cơ hội ham muốn của thể xác. Chỉ nên ham muốn những gì không đáng ham muốn.
178) Ôi thể xác! Ðồ bất tịnh ghê tởm. Cuối cùng nó sẽ bất động và tan thành tro bụi. Tại sao lại bám víu vào nó, cho đó là "Ta"?
179) Dù sống hay là chết, cái "máy thân" này có ích gì? Có gì khác giữa nó và một nắm đất? Ôi tâm niệm chấp ngã, sao ngươi chưa chết đi?
180) Chỉ vì phụng sự cho thân này một cách ngu xuẩn mà ta phải chịu muôn vàn khổ đau. Thương tiếc hay ái luyến nó có ích gì trong khi nó chỉ là một hình nộm.
181) Ðược ta săn sóc, nó cũng không thương. Bị diều hâu cắn xé, nó cũng không ghét. Thế thì sao lại phải thương yêu nó chứ?
182) Ta nổi giận khi nó bị xử tệ; ta sung sướng khi nó được khen thưởng. Nhưng tự tánh nó vô tri không biết gì, tại sao ta phải khổ sở giùm nó chứ?
183) "Những ai thương thân này thì kẻ đó là bạn của Ta". - Ðược! Nhưng mọi người ai cũng thương thân của họ, tại sao ta lại không phải là bạn của họ?
184) Như vậy, vì lợi ích chúng sinh, ta sẽ từ bỏ ái luyến thân này. Nếu giữ gìn nó, chẳng qua chỉ để làm khí cụ hoạt động mà thôi.
185) Thôi đủ rồi! Những thói phàm phu! Từ nay ta quyết theo chân các bậc hiền giả, luôn giữ gìn chánh niệm, không để hôn trầm, giải đãi lôi cuốn.
186) Cũng như các Bồ Tát, con trai của bậc Thắng Vương, ta sẽ nhẫn chịu tất cả khó khăn xảy đến. Vì nếu không tinh tấn ngày đêm như thế, ngày nào mới chấm dứt được khổ đau?
187) Ta phải kéo tâm ra khỏi ảo ảnh tà kiến, đặt nó vào nẻo chánh của Thiền Ðịnh.
[24] Shiné-Lhagtong : Chỉ-Quán
[25] Ở đây tôn giả Santideva nói thẳng, không quanh co về sự bất tịnh và si mê ái dục của con người.
[26] Chuyện Bồ Tát Supuspacandra, vì cương quyết thuyết pháp nên bị vua Curadatta hành hạ. Trong Tam ma địa Vương Kinh (Samadhirajasutra).
[28] Ở đây tác giả đặt mình vào địa vị kẻ khác rồi hướng về "cái Ta" (Ngã) mà nói. Do đó chữ "nó" tức là cái Ta (Ngã), còn "ta" tức là người khác (kẻ khiêm tốn).