12/04/2560 05:47 (GMT+7)
Điều quan trọng mà chúng ta cần phải nhớ là hãy buông bỏ sự căng thẳng.
Nếu có thể được, chúng ta hãy đặt gánh nặng xuống, trước khi chiều tới.
Chúng ta nhớ đừng còng lưng mang gánh nặng nầy suốt buổi chiều, rồi lại
vác ì ạch suốt buổi tối. Chúng ta hãy nhớ buông tay ra, bằng cách đặt ly
nước xuống bàn. |
13/12/2558 23:02 (GMT+7)
Tốt và xấu là 2 mặt trái phải của cuộc đời nầy. Đứng bên nầy thì mình thấy ban ngày, mà đứng bên kia thì mình thấy ban đêm. Sự tốt xấu ấy nó không phải là một định luật, lại càng không phải là một định đề. Vì lẽ nếu đem áp dụng vào chỗ nầy thì đúng mà chỗ khác lại không đúng. Chúng ta nên có một cái nhìn và sự đánh giá không phải ở điểm khởi đầu của sự kiện, mà nên đứng ở trung tâm của sự việc để nhìn. Nếu cao cả hơn thì nên vượt lên trên sự đối đãi để nhìn thì chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn. |
22/06/2558 23:21 (GMT+7)
Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí “làm tiền” du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết Sơn. |
17/11/2557 21:01 (GMT+7)
“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. |
18/07/2557 23:36 (GMT+7)
HỎI : Xin Ngài vui lòng giải thích cái tôi, cái ngã là gì ? ĐÁP : Những người không tin vào các sự hiện hữu (các kiếp sống) trong quá khứ và trong tương lai rất có thể là không quan tâm đến thực thể (entity) đó (tức cái tôi/cái ngã), và bản chất của nó. Trái lại những người tin vào ý niệm trên đây (tức là hiện tượng tái sinh/luân hồi) thì lại đưa ra nhiều luận thuyết khác nhau. |
02/07/2557 23:40 (GMT+7)
LỜI NGƯỜI DỊCHBích Nham Lục là tập sách rất quan thiết trong Thiền môn, cần phải được phiên dịch. Song nó rất khó dịch, vì cố gắng giúp phần nào cho người sau, buộc lòng chúng tôi phải dịch ra. Khi dịch, chúng tôi chia mỗi tắc thành năm phần hoặc bốn phần: Lời dẫn (Thùy thị), Công án, Giải thích, Tụng, Giải tụng. Có tắc không có lời dẫn (Thùy thị), chỉ còn bốn phần. Chúng tôi lược bớt lời giải ngắt quãng trong công án và trong bài tụng, để độc giả đọc công án và lời tụng có mạch lạc hơn.Bản dịch này, chúng tôi y cứ theo bản Hán văn Bích Nham Lục trong tập Thiền Học Đại Thành và Thiền Tông Tập Thành bổ túc cho nhau. Phần tựa đầu dịch đủ, phần hậu tự, chúng tôi lược bớt.Dám mong Thiền giả đọc nó cốt “đạt lý, đừng kẹt lời”, “ứng dụng tu hành không nói rỗng”, thế là mãn nguyện của chúng tôi. |
07/06/2557 21:20 (GMT+7)
Mỗi người trong chúng ta đều ước mong tìm được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau, đó là một sự kiện hết sức hiển nhiên, chẳng có gì phải thắc mắc. Thế nhưng phải làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc và loại bỏ khổ đau thì lại có nhiều quan điểm khác biệt nhau. Có rất nhiều thứ hạnh phúc và cũng có rất nhiều con đường giúp đưa đến các thứ hạnh phúc ấy. Tương tự như vậy, cũng có rất nhiều thứ khổ đau và cũng có rất nhiều cách để loại bỏ chúng. Với tư cách những người Phật Giáo, không những chúng ta chỉ nghĩ đến việc tìm kiếm sự thoải mái và những lợi ích nhất thời, mà còn phải kiến tạo những gì chính đáng và bền vững hơn. Người Phật Giáo không phải chỉ biết nghĩ đến kiếp sống này, mà còn phải nhìn vào các kiếp sống khác, luân phiên tiếp nối hầu như là bất tận trong tương lai. Chúng ta không đếm từng tuần, từng tháng hay từng năm, mà chúng ta đếm từng kiếp người và các chu kỳ của thời gian vô tận. |
23/05/2557 15:57 (GMT+7)
"Hỡi người khách lữ
hành trên cõi thế
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới xoay đi rồi chuyển lại!
Vô lượng kiếp khóc cha rồi khóc mẹ
Khóc vợ con, quyến thuộc kẻ thân yêu
Khóc cửa nhà, tài sản sớm tiêu điều!
Từ vô thỉ khóc than bao cảnh khổ
Những giọt lệ đắng cay người đã đổ
Còn nhiều hơn nước mặn khắp trùng dương!
Hỡi người khách lữ hành trên cõi thế
Ði lang thang vô định đã bao đời!
Vòng tử sanh sanh tử, nẻo luân hồi
Trong Tam Giới kiếp này rồi kiếp khác!
Từ vô thỉ mỗi đời người bỏ xác
Khắp địa cầu phủ trắng đống xương khô!
..." |
24/04/2557 00:30 (GMT+7)
Cuốn sách “Kinh doanh và Đức Phật – Thịnh đạt bằng thiện
nghiệp” của tác giả Lioyd Field đã lý giải được phần nào cách suy nghĩ
mới cho mọi hoạt động trong đó có lĩnh vực kinh doanh. |
22/04/2557 10:17 (GMT+7)
Trừ
phi bạn có trong tay tác phẩm thơ-văn-tư tưởng ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT của Tuệ
Thiền (Lê Bá Bôn), nếu không thì bạn chưa bao giờ đọc trực tiếp và đầy đủ vì
các trang mạng chỉ đăng trích đoạn hoặc nếu đủ thì phải tải xuống mới đọc được.
May thay, nhà thơ - nhà thiền học Tuệ Thiền đã ưu ái gởi cho VNQT trọn
tác phẩm trên của anh. VNQT xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bằng cách
đăng dần theo số trang. |
21/04/2557 23:04 (GMT+7)
Ðức Phật nêu rất rõ ràng mục đích thuyết pháp của Ngài là không tranh luận với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác và không cạnh tranh với các lý thuyết đối nghịch. Không có sự tranh chấp trong sự thuyết pháp của Ngài. Ngài chỉ trình bày con đường dẫn đến giác ngộ, và giải thoát mọi khổ đau. Ðức Phật luôn luôn tràn đầy lòng từ bi đối với tất cả loài hữu tình. Cho đến khi nằm nghỉ, Ngài cũng "Tâm từ, thương chúng sanh" và Ngài có thuyết pháp cũng chỉ vì tình thương của Ngài đối với mọi loài. |
30/03/2557 21:21 (GMT+7)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết. |
11/07/2556 01:00 (GMT+7)
“Tâm từ tâm” là tác phẩm thứ hai của Ts.Nguyễn Mạnh Hùng
sau cuốn “Bài học từ người quét rác”. Có lẽ tác giả muốn người đọc tự
tìm hiểu ý nghĩa của đề sách này và cũng có thể tác giả đã lợi dụng âm
và nghĩa của tâm, từ và tâm. |
09/07/2556 19:36 (GMT+7)
Cầm trên tay
cuốn tạp văn vừa mới in xong của Thượng tọa Giác Tâm, trụ trì chùa Bửu Minh (xã
Nghĩa Hưng, Chư Pah) tôi không khỏi bất ngờ. Có lẽ thầy là nhà sư nhập thế tích
cực nhất mà tôi từng biết. Trước đây, nhà sư này làm người ta ngạc nhiên khi
biết thầy có đến 2 máy tính để làm việc, |
05/05/2556 23:03 (GMT+7)
“Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại” là một
tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhà khoa học nổi
tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo. |
25/03/2556 22:53 (GMT+7)
Phương pháp thiền định trong cuốn sách này sẽ giúp chúng ta tiếp cận cơ thể với một thái độ thực tế hơn, chấp nhận như nó vốn như vậy. Có rất nhiều phiền não về tinh thần lẫn thể chất liên quan đến cơ thể, và thiền định có thể giúp chữa lành chúng. |
12/12/2555 08:34 (GMT+7)
Ai muốn thành công mà không thành tâm thì thành công có đến chắc chắn cũng không vững bền. Làm cách nào để bày tỏ sự quan tâm của mình đến những người xung quanh mà không ràng buộc họ?
Làm sao để có thể phân biệt thị phi không gây tổn thương cho họ?
Làm thế nào để điều chỉnh lý tính và cảm tính? |
12/12/2555 08:34 (GMT+7)
Pháp sư Thánh Nghiêm là một nhà tư tưởng, một tác gia, một vị Thiền
sư nổi tiếng thế giới, được tạp chí “Thiên Hạ” của Đài Loan đánh giá là
một trong 50 nhân sỹ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử
400 năm qua. Tác phẩm của ngài phong phú, đa dạng về chủng loại bằng
các thứ tiếng như tiếng Trung quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật; và nhận được
nhiều giải thưởng như giải thưởng văn nghệ Trung Sơn, giải Học thuật
Trung Sơn, và nhiều giải thưởng do các giới trong xã hội phong tặng. Dùng thiền tâm thay thế phiền tâm cuốn sách giúp bạn xây dựng giá trị quan của cuộc sống. Hóa giải ưu sầu phiền não. |
12/12/2555 08:34 (GMT+7)
Thiền và bộ não là sách hay mà trong mỗi chúng ta ai cũng nên đọc. Sách
được xuất bản rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bạn cũng biết từ hàng ngàn
năm nay, các bậc thầy về thiền đã nghiên cứu về con người. Họ đã phát
hiện ra tính quy luật và đã thâm nhập được sâu vào tâm hồn con người.
Làm cách nào để phát triển trí não tốt nhất. |
12/12/2555 08:33 (GMT+7)
Trong dòng đời triền miên bất tận này, quan hệ giữa người và người,
giữa cá nhân và tập thể diễn ra với muôn vàn hình thức giao tiếp. |
|