Đời sống
Ăn Chay Và Sức Khỏe
Trần Anh Kiệt
11/06/2556 23:47 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Hiện nay số người ăn chay trên thế giới càng ngày càng đông. Đối với người Việt Nam chúng ta, nói đến ăn chay thì thường nghĩ ngay đến đạo Phật hay những người phát tâm tu hành theo Phật Giáo. Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe.

Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy ? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất d đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIệM CỦA M'I TH-I Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.

Lời cảm tạ


Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của quý thân hữu:
Ông Nguyễn Phú Hữu
Ông Lê Hạ Liên
Ông Nguyễn văn Bon
Đã dành thì giờ quý báu đọc bản thảo và đóng góp rất nhiều ý kiến xây dựng để hoàn thành quyển sách này
Cư sĩ Kỳ Vân
Đã cung cấp tài liệu về quan niệm ăn chay của Đạo Cao Đài và Hòa Hảo
Luật Sư Đào Tăng Dực
Đã giúp thủ tục đăng ký bản quyền.
Bác Sĩ Nguyễn Hữu Minh
Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình
Đã viết bài giới thiệu và bài "Vài dòng về quyển sách Ăn Chay và Sức Khỏe".
Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý vị tác giả và nhà xuất bản mà chúng tôi đã tham khảo tài liệu để trích dẫn trong quyển sách này.

Thư Phê Bình và Góp Ý Của Độc Giả


Sau khi phát hành quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE, chúng tôi đã nhận được một số thư từ và điện thoại khắp nơi của các thân hữu gọi về để chúc mừng và nhận định về sự ích lợi của việc ăn chay trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tấm chân tình của tất cả quý vị đã ưu ái ngợi khen, bình phẩm và đóng góp ý kiến xây dựng cho quyển sách được càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.
Để chia xẻ với quý độc giả, chúng tôi xin phép được đăng tải các bức thư này theo thứ tự thời gian nhận được trong dịp ấn hành quyển sách lần thứ hai và xin thành thật cảm ơn sự chỉ giáo chân tình của quý Thân hữu.
Thư của Luật Sư Đinh Sĩ Trang, Brisbane
Thưa ông,
Tôi có nhận được quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE do ông soạn rất công phu và ấn tống để khuyến khích đồng bào ăn chay.
Về hình thức, bìa sách trình bày rất đẹp.
Đặc biệt về nội dung, ông đã khuyến khích ăn chay không phải bằng lối nhồi sọ cũ rích: "Tránh sát sanh - Sợ tội",mà bằng những lý luận khoa học, rõ ràng, hữu ích cho người ăn chay bằng cách viện dẫn một số trường hợp điển hình với những nhân vật có thật, hiện còn sống đã hưởng nhận sự lợi ích của ăn chay như thế nào v.v...
Cách ông trình bày sự ích lợi của ăn chay căn cứ trên những sự kiện chính xác và rất khoa học, sẽ lôi cuốn được những người từ trước tới nay ngần ngại không dám (hay không chịu) ăn chay vì họ nghĩ rằng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng cho cơ thể, hại sức khỏe. 
Quyển sách của ông sẽ đánh tan mọi nhận định sai lầm nói trên.
Tôi xin thành thật tán thán việc làm hữu ích và rất công phu của ông và tin rằng quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE của ông soạn, sẽ thuyết phục được những người còn do dự chưa chịu ăn chay. Và càng nhiều người tỉnh ngộ chừng nào thì công đức của ông càng to lớn chừng nấy.
Trước thềm năm mới, kính chúc ông và bửu quyến được vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào.

Kính thơ
(Đinh Sĩ Trang)


Thư của ông Nguyễn Văn Bon, Giảng Sư Trường Đại Học Western Sydney, Macarthur.


Ông Trần Anh Kiệt kính mến,
Lời nói đầu tiên của tôi là thành thật cám ơn ông đã gởi tặng tôi quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE.
Tôi xin xác định rằng bài viết này chỉ là thơ góp ý trong tinh thần xây dựng. Ông xét thấy ý kiến nào cần thiết thì bổ sung cho quyển sách trong các lần tái bản. Nếu xét thấy chưa thực hiện được thì cũng đừng bận tâm.
Sau khi đọc các tài liệu trong quyển sách, tôi rất lấy làm thích thú. Sở dĩ tôi dùng chữ thích thú là vì tôi đang thực hành trường chay và những tài liệu này rất hữu ích cho tôi.
Tôi rất đồng ý với ông là từ ngàn xưa các tôn giáo đã chủ trương ăn chay và dạy tín đồ ăn chay nhằm trưởng dưỡng lòng từ bi và tôn trọng mạng sống của các sinh vật. Các danh nhân trên thế giới từ Đông sang Tây đều quan niệm rằng lòng từ bi và lòng yêu thương các sinh vật là động cơ chủ yếu cho việc trai tịnh. Các tài liệu điển hình đã minh chứng rằng loài vật cũng có lòng từ tâm, có trí thông minh và lòng nhân ái, dám hy sinh cứu người và đồng loại. Các tài liệu này đã hỗ trợ cho chủ trương của các Phong trào Bảo vệ Môi sinh thiên nhiên và Thương Yêu các Loài Cầm Thú, nhằm binh vực sự hiện hữu của các sinh vật đáng thương trên quả địa cầu.
Các nghiên cứu khoa học và các tài liệu y học chứng minh rằng có sự liên hệ giữa ăn chay và sức khỏe của con người. Điển hình là ăn chay sẽ tăng cường sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Ăn chay đúng cách sẽ giúp cho con người phòng ngừa được bịnh tật, tăng cường thể lực và kéo dài tuổi thọ. Những tài liệu của các cơ quan y tế đã chứng minh ăn chay không làm cho cơ thể của con người bị suy yếu mà là một phương pháp tự nhiên và hữu hiệu nhằm thanh lọc các độc tố gây ra cho cơ thể do ăn thịt các động vật. Ngoài ra, kết hợp sự ăn chay và thiền định là một phương pháp rất hữu hiệu để gia tăng sức khỏe, củng cố đặc tính min nhim của cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại một số bịnh tật, kể cả bịnh ung thư.
Thực tế trong đời sống hàng ngày, việc ăn chay trường không phải chỉ dành riêng cho một số tu sĩ của các tôn giáo, mà đây là lối sống bình dị của các danh nhân trên thế giới. Ngày nay việc ăn chay trường đã trở thành lối sống quen thuộc và tự nhiên của nhiều người.
Các nhà y học Đông Tây đã công nhận lợi ích của ăn chay trong việc điều trị các chứng bịnh tim mạch, bịnh tiểu đường, mập phì, ung thư đường ruột vân vân....Các nhà y học đã đồng ý là các bịnh trên phát sinh do con người dùng quá nhiều thịt cá, rượu và thuốc lá.....Những độc tố gây ra do các thức ăn trên làm ô nhim và khiến cho một số bộ phận trong cơ thể bị sưng lên, dần dần lan ra phát triển đến các bộ phận khác và gây ra bịnh tật.
Tôi đánh giá cao công trình nghiên cứu của ông. Để minh chứng sự ích lợi của việc ăn chay trong việc điều trị các bịnh hiểm nghèo, tôi xin liên hệ kinh nghiệm bản thân để làm trường hợp điển hình. Cách nay hơn 6 năm, tôi bị chứng viêm gan C (Hepatitis C ) vào thời kỳ trầm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa tại bịnh viện Westmead (Sydney) đã chẩn đoán và xét nghiệm, xác nhận gan của tôi bị xơ và chức năng của gan bị rối loạn hoàn toàn. Tôi chỉ được điều trị như những bịnh nhân khác. Trong lúc điều trị, tôi giữ trường chay kết hợp với thiền định mỗi ngày. Một phép lạ đã đến cho tôi. Sau một thời gian điều trị và được tái khám, siêu âm, thử nghiệm máu v.v...Các bác sĩ chuyên khoa xác nhận bịnh viêm gan của tôi đã hoàn toàn biến mất. Gan đã trở lại trạng thái bình thường như chưa hề bị mắc bịnh. Siêu vi trùng gây bịnh không còn hiện diện trong cơ thể (HCV = NEGATIVE). Qua 4 lần tái khám, các bác sĩ rất lấy làm ngạc nhiên về kết quả của sự điều trị này. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, việc ăn chay chỉ là điều kiện cần để điều trị các chứng bịnh hiểm nghèo, nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện cần và đủ là phải kết hợp cả hai phương pháp ăn chay và thiền định mới công hiệu hơn. Tôi đã áp dụng phương pháp thiền quán Âm thanh Nội tại để thanh lọc các độc tố trong cơ thể. Thể nghiệm cho tôi thấy nhờ các âm thanh như Phạm Âm, Hải Triều Âm, Thắng Bỉ Thế Gian Âm... đã giúp cho việc trị bịnh của tôi được kết quả.
Nếu có điều kiện, tôi đề nghị ông nên sưu tập thêm các trường hợp điển hình lành bịnh nhờ vào ăn chay và thiền định.
Những điều trình bày trong hơn 100 trang sách của ông chắc chắn chưa nói lên hết được sự tương quan giữa ăn chay và sức khỏe của con người. Tuy nhiên những tài liệu trình bày trong quyển sách này rất khoa học và thực tế. Ngoài ra, với lối hành văn giản dị, d hiểu kết hợp với cách trình bày in ấn rất mỹ thuật. Quyển sách này sẽ là một tập tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho độc giả nghiên cứu và thực hành phương pháp ăn chay để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bịnh tật.
Trước khi kết thúc, một lần nữa, tôi xin cám ơn và chúc ông thành công trong việc sưu tầm, nghiên cứu nhằm phổ biến những tài liệu hữu ích thiết thực cho mọi người.

Kính
(Nguyễn Văn Bon)


Thư của ông Nguyễn Văn Chấn, cựu Giáo Sư, Sydney.


.

....Tôi có một nhận xét chủ quan là : Càng lớn tuổi, người ta càng để ý đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn. Mọi thay đổi về thời tiết, về ăn uống, về cách làm việc, về nghỉ ngơi v.v...nhất nhất đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Tôi thuộc lớp người này nên tôi thích tìm đọc các sách báo về dưỡng sinh, về thể dục, về cách ăn uống... nó hợp với lứa tuổi của mình. Thật khác xa với những ngày còn trẻ, sức sống mãnh liệt, dồi dào nên ít khi màng đến chuyện sức khỏe.
Tôi may mắn được đọc cuốn sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE của tác giả Trần Anh Kiệt vừa mới xuất bản gần đây. Đối với tôi, đây là một cuốn sách rất thực tế, với lối hành văn giản dị, d hiểu. Sách không mang tính tôn giáo, không lý thuyết rườm rà. Cũng không tuyên truyền hay thuyết phục mọi người ăn chay.
Về nghiên cứu, sưu tầm, gom góp các tài liệu của tác giả thật công phu. Các kết quả cụ thể của những người ăn chay qua những tài liệu trích dẫn cùng với kinh nghiệm của bản thân tác giả là bằng chứng hùng hồn cho thấy việc ăn chay có lợi cho sức khỏe về vật chất cũng như về tinh thần, và còn giúp tránh được một số bịnh tật. Về mặt vật chất, các thức ăn chay (rau, củ, đậu, cốc loại, trái cây...) chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không kém gì các thức ăn mặn (thịt, cá, tôm...) mà đôi khi còn trội hơn. Về mặt tinh thần, sự ăn chay giúp con người cải thiện nhiều hơn về mặt đạo đức và củng cố niềm tin.
ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE là cuốn sách rất hữu ích cho mọi người. Nó có sức lôi cuốn và "mời gọi" ăn chay, đó là điều dĩ nhiên. Nhưng ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE vẫn dành cho chúng ta một sự tự do chọn lựa.
Tôi ước mong sẽ có nhiều người đọc quyển ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE rất bổ ích này.

Thân mến
(Nguyễn Văn Chấn)


Vài dòng về Quyển Sách
Ăn Chay và Sức Khỏe


Hiện nay số người ăn chay trên thế giới càng ngày càng đông. Đối với người Việt Nam chúng ta, nói đến ăn chay thì thường nghĩ ngay đến đạo Phật hay những người phát tâm tu hành theo Phật Giáo. Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe.
Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy ? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất d đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIệM CỦA M'I TH-I Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.
Đối với Phật giáo, ăn chay là thể hiện lòng từ bi vô biên của người con Phật, lòng thương yêu và tôn trọng sự sống của mọi loài, vì biết rằng mọi sinh vật dù lớn, dù nhỏ đều biết đau đớn, đều muốn sống còn. Trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có ghi: "Mọi người sinh ra đời đều có quyền bình đẳng....". Trong đạo Phật cũng có Bản Tuyên Ngôn, tuy không ghi chép mà mọi người cùng hiểu là: "Mọi loài sinh ra đều có quyền bình đẳng....". Nếu ta không có quyền giết hay làm tổn thương người khác, thì đối với người Phật tử cũng tương tợ như vậy. Họ tôn trọng sự sống của muôn loài. Ngày nay Bản Tuyên Ngôn Từ Bi của Đức Phật đã từ từ lan tràn ra khắp nơi trên thế giới. Các hội bảo vệ súc vật (Animal Welfare) đã có mặt khắp nơi và tiếng nói của họ được mọi chính quyền tôn trọng lắng nghe.
Dưới con mắt của các nhà khoa học thì "You are what you eat", có nghĩa là ăn thứ gì thì bạn sẽ thành thứ đó. Cơ thể của chúng ta luôn luôn thay đổi. Mỗi ngày thì một phần trăm số lượng máu trong cơ thể ta bị hủy đi, và 1 phần trăm mới được tạo ra, có nghĩa là sau 100 ngày thì máu ta hoàn toàn mới. Tương tự như vậy, thịt, da, ruột, gan...ngay cả xương là chất rất cứng trong người cũng luôn thay đổi. Những chất liệu cũ được thay thế liên tục bởi các chất liệu mới do ta đem vào hàng ngày. Tôi nhớ lại câu ca dao thuở học trò chúng ta đã học:
....Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây. 
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Ôi ! Nghe thật là hay, cổ nhân xưa đã chọn lựa kỹ càng. Cái hồ bán nguyệt phải được xây bằng gạch Bát Tràng, là một thứ gạch vô cùng quý giá, để cho người con gái mang đôi chân dính đầy bùn đất nhúng xuống rửa....Còn chúng ta, thử hỏi bạn có chọn lựa chất liệu tinh khiết để xây đắp cho cơ thể của bạn không ? Nếu chúng ta hay ăn thịt chó, thịt trâu, thì một phần cơ thể của chúng ta sẽ được làm ra bằng chất liệu đó. Nên nếu có ai khôi hài gọi mình là "đồ trâu chó" thì dưới cái nhìn bằng con mắt khoa học cũng chẳng sao đâu, phải không bạn ?
Những người ăn chay là những người đã biết chọn lựa các chất liệu tinh khiết của đất trời mà bồi đắp cho cơ thể mình, vì cây cỏ được tạo thành bởi sự hấp thụ năng lượng ánh sáng từ mặt trời hòa với những phân tử nước trong sạch.
Về phương diện y khoa, thì các vị bác sĩ thường khuyên bịnh nhân ăn càng ít chất thịt càng tốt, đôi khi cấm ăn cả thịt nếu bạn bị bệnh thống phong (Gout) nặng. Xin chú ý là khi bác sĩ dùng chữ thịt không phải chỉ nói riêng thịt heo, thịt bò thôi, mà chữ thịt ở đây bao gồm luôn thịt của tất cả sinh vật như cá, tép, mực, ếch...và ngay cả trứng nữa. Hay nói đúng hơn, chữ thịt đồng nghĩa với chữ protein động vật là các chất đạm, chất thịt của mọi sinh vật. Bạn có biết ngày nay những con gà, bò, heo... đều bị bắt uống thuốc hoặc chích thuốc cho chúng lớn thật nhanh, cộng thêm vào đó vô số các hóa chất được cho thêm vào thức ăn của chúng. Thuốc và các hóa chất này vẫn còn tồn tại sau khi con vật đã bị làm thịt. Nếu bạn ăn những miếng thịt này có phải bạn đã gián tiếp đưa vào cơ thể những hóa chất hay thuốc nói trên không? Quý vị còn nhớ bệnh Bò Điên xảy ra ở Anh Quốc là do họ cho những con bò ăn bộ đồ lòng của những con bị bệnh. Đến khi ta ăn thịt của những con bò này là ta gián tiếp ăn bộ đồ lòng của những con bệnh, cho nên ta sẽ bị bệnh Bò Điên. Vì lẽ đó, nên cả Âu Châu đã cấm nhập cảng thịt bò Anh Quốc, và đã làm cho kỹ nghệ nuôi bò của nước này gần bị phá sản.
Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy ăn nhiều thịt sẽ tạo ra nhiều phân tử Aminoacids độc hại là mầm móng gây ra một số bệnh ung thư. Trong bài XI, phần thứ hai của quyển sách: CƠ QUAN Y TẾ ANH QUỐC KHUYẾN CÁO, ĂN THỊT NHIỀU SẼ BỊ BỊNH UNG THƯ, tác giả Trần Anh Kiệt đã viết: "Giáo sư Bruce Amstrong, thuộc hội đồng nghiên cứu bệnh ung thư của trường Đại Học New South Wales khuyến cáo rằng, chỉ có cách duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm của bệnh ung thư là phải ăn nhiều rau cải và trái cây trong khẩu phần hàng ngày".
Tóm lại ăn chay là một điều rất tốt cho thân thể, là một việc nên theo. Tuy nhiên quý vị nên học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, để có một khẩu phần ăn chay đầy đủ và bổ dưỡng, nhất là học cách nấu nướng sao cho ngon miệng thì ăn chay mới hấp dẫn phải không quý vị? Hy vọng một ngày gần đây tác giả Trần Anh Kiệt sẽ nghiên cứu và cho ra đời một quyển sách "Cách Nấu Thức Ăn Chay Ngon Miệng" thì tuyệt lắm !

Sydney, ngày 02 tháng 04 năm 2000

Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình

(Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút

Tạp Chí Y HỌC & ĐỜI SỐNG, Úc Châu).



Lời Giới thiệu


Nhân loại đang chuẩn bị bước sang một thiên niên kỷ mới với nhiều hy vọng nhưng cũng không kém phần âu lo. Hy vọng một thế giới hòa bình thịnh vượng, mọi người có được một cuộc sống khỏe mạnh an vui trong vô vàn tình thương.
Về phương diện vật chất, con người tiến bộ rất nhanh, đã đem lại cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều tiện nghi trong các lãnh vực như ăn ở, di chuyển, thông tin, liên lạc, giải trí v.v...
Tuy vậy nhân loại vẫn có nhiều lo âu vì chiến tranh vẫn còn, thiên tai dồn dập, nghèo đói vẫn tiếp din và nhất là những bệnh hiểm nghèo càng gia tăng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những chứng bệnh như áp huyết cao, bệnh tim mạch, ung thư vân vân có tỷ lệ cao ở những quốc gia tiêu thụ nhiều thịt, so với những nơi dùng nhiều rau cải và hoa quả.
Để giải tỏa phần nào những lo âu đó, chúng ta có thể tìm sự giải đáp trong quyển "Ăn Chay và Sức Khỏe" này.
Tác giả đã giải thích tường tận, trưng dẫn những kết quả cụ thể và xác thực về việc ăn chay. Khoa học đã chứng minh ăn chay đầy đủ và đúng cách, chúng ta vẫn khỏe mạnh và nhất là phòng ngừa được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra tác giả đã sưu tập rất công phu một số tài liệu quý giá về tâm linh, nó sẽ hỗ trợ cho việc ăn chay được đ dàng một cách tự nhiên, rất đáng để cho chúng ta suy ngẫm. Hơn nữa tác giả cũng có sưu tập những lời vàng ngọc của Thánh Nhân và của các danh nhân thế giới. Đó là những ngọn đuốc soi đường cho nhân loại tiến đến một thế giới tốt đẹp về mọi mặt mà chúng ta hằng mơ ước.
Xin chân thành cảm ơn tác giả.
Với lòng nhiệt thành, tôi xin giới thiệu đến quý độc giả quyển sách này và ước mong rằng nó sẽ giúp ích phần nào cho cuộc sống của quý vị.

Trân trọng

Sydney, ngày 21 tháng 11 năm 1999

Bác sĩ NGUYỄN HỮU MINH



Lời Nói Đầu


Lúc còn bé, tôi thường theo cha mẹ đến chùa để l Phật, sau đó được thưởng thức các món ăn chay ngon lành do quý vị tín nữ khéo tay nấu nướng. Chùa chiền sau những ngày l lạc linh đình, đã trở lai cảnh vắng lặng bình thường. Quý tăng, ni và chư vị Phật tử đến chùa để công quả sống những chuỗi ngày bình dị, vui cùng câu kinh tiếng kệ và an nhiên với những bữa ăn đơn giản bằng dưa, cà, rau, trái.
Khi còn ở trong nước, tôi cho rằng ăn chay chỉ là cách thức ăn uống thanh đạm của những bậc tu hành để tránh không bị phạm vào giới cấm sát sanh theo quy luật của nhà Phật. Ăn chay chỉ gồm toàn những thức ăn thảo mộc nên không đầy đủ sinh tố và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của con người. Do đó chúng ta sẽ bị yếu đuối và không đủ sức khỏe để làm việc, nhất là không thể đảm đang các công việc nặng nhọc. Thậm chí cũng còn có thể làm cho con người khó tránh được những bịnh tật nguy hiểm. Đa số Phật tử, có lẽ cũng đồng một quan niệm như vậy, cho nên dù đã thọ Tam quy ngũ giới rồi, nhưng vẫn còn e ngại, nên đã nửa chừng bỏ cuộc, không còn ăn chay nữa hoặc đã trở lại cách thức ăn chay định kỳ.
Tuy nhiên sau biến cố lịch sử 30 tháng 4 năm 1975, gia đình chúng tôi đã may mắn vượt biển thành công và được định cư tại Úc. Có cơ hội đọc được sách báo nước ngoài, tôi mới hiểu rằng ăn chay ngày nay không còn có ý nghĩa quanh quẩn trong vấn đề quy luật tôn giáo mà nó có liên hệ mật thiết đến việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa một số bệnh tật.
Một hôm cách nay đã lâu, các con tôi tan học về, có trao cho tôi một quyển sách nhan đề là The Higher Tastes (Những khẩu vị Cao Quý) và bảo rằng do các ông Đạo Hare Krishna cho chúng nó. Tôi vốn có thành kiến không mấy ngưỡng mộ đối với các ông đạo này nên không màng để ý tới quyển sách đó. Tuy nhiên một bữa nọ tôi lục lạo kệ sách để sắp đặt lại cho đàng hoàng. Tôi vô tình nhặt lại quyển sách ấy và cố ý đọc thử một vài trang để xem những gì đề cập trong đó. Tôi thấy nội dung cũng khuyên mình ăn chay, làm lành lánh dữ và mở rộng lòng từ bi bác ái cũng như nói đến luân hồi, nhân quả và nghiệp báo...giống như giáo lý nhà Phật. Tín đồ của đạo này cũng có một nếp sống đạo đức hiền lương, dạy dỗ con cái đàng hoàng mẫu mực. Đối với họ, ăn chay không là một thứ giáo lý suông mà phải tuân hành môt cách nghiêm chỉnh. Hàng tuần họ thường tổ chức các buổi giảng pháp và khoản đãi cơm chay min phí cho công chúng để giới thiệu sự ăn chay không những chỉ nhằm mục đích để trưởng dưỡng lòng từ bi mà còn có tính cách dinh dưỡng nữa. Từ đó quan niệm của tôi đã thay đổi hoàn toàn, đồng thời có thiện cảm đối với quý vị tu sĩ của đạo Hare Krishna. Tôi cố gắng tìm đọc thêm những tài liệu mà quyển sách này đã tham khảo tiêu biểu như quyển Diet For A New America (Phương pháp ăn uống cho một nước Hoa Kỳ Mới) của John Robbins, các quyển sách và tạp chí xuất bản định kỳ của Hội Sức Khỏe Tự Nhiên (Natural Health Association) và Hội Ăn Chay (Vegetarian Society ) tại Úc Châu. Để chia xẻ những tài liệu quý báu mà tôi đã sưu tập được với qúy vị độc giả, tôi đã soạn lại thành các bài ngắn gọn và đã đăng trên các tạp chí định kỳ Chánh Tâm của Chùa Phật Đà ở Brisbane và tạp chí Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm của Chùa Phước Huệ tại Sydney, đồng thời cũng gởi cho chương trình phát thanh Tiếng Gọi Tình Thương của Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư trung tâm Sydney để phổ biến rộng rãi. Để tiện lợi, nay tôi sắp xếp các tài liệu này lại thành tiết mục đàng hoàng và in thành sách để cống hiến quý vị tín hữụ tùy nghi suy nghiệm.
Cách đây hơn 2 ngàn 5 trăm năm, khi nền văn minh khoa học vẫn còn ẩn tàng trong bóng tối, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật đã bảo trong một chén nước có vô vàn vi sinh vật (vi khuẩn), thì Ngài há lại chẳng biết ăn chay là thói quen ăn uống thích hợp với cơ thể của con người, gia tăng sức khỏe và phòng ngừa được các loại bệnh tật. Chính vì thế, chúng tôi hy vọng với sự đóng góp nhỏ bé của quyển sách này sẽ mang đến cho quý vị độc giả và quý vị tu hành một sự vững tâm hơn trong vấn đề ăn chay và trì giới.
Sau hết tôi xin chân thành cảm tạ quý thân hữu và quý đồng hương đã khuyến khích tinh thần, đóng góp ý kiến và giúp đỡ phương tiện để chu toàn việc ấn tống quyển sách này một cách hoàn mỹ. Đồng thời kính xin quý vị thức giả bốn phương vui lòng chỉ giáo cho những điều thiếu sót và bổ túc thêm tài liệu để quyển sách này sẽ được hoàn chỉnh hơn trong những kỳ tái bản sắp tới.
Tôi cũng không quên thân thương gởi lòng trìu mến đến vợ và các con của tôi đã dành cho tôi thì giờ quý báu, bổ túc kiến thức chuyên môn và phụ trách kỹ thuật để quyển sách này được chào đời một cách tốt đẹp.

Viết tại Sydney tháng 10 năm 1999
Trần Anh Kiệt

Trần Anh Kiệt