Nhận lỗi
Có một vị thầy thâu đồ đệ rất nhiều, nhưng đám đệ tử phần đông đều trẻ tuổi, bồng bột, không hiểu được dụng tâm của thầy, thường làm việc theo ý kiến chủ quan.
Đối với cách nhìn sự vật của một số người không đồng ý, chẳng những không hài lòng với hoàn cảnh hiện thực, thậm chí nhìn không quen tác phong của sư phụ, không chịu tiếp nhận sự điều động của thường trụ, mà phẫn chí rồi bỏ chùa. Có một đồ đệ sau khi bỏ đi, đi thăm viếng khắp, mọi đạo tràng ở mười phương. Thường ở núi này thấy núi kia cao. Đến núi kia không củi đốt, không một con đường đến, bèn thầm thể ngộ. Dần dần nghĩ lại về chùa thầy mình, mới biết chùa chiền nào cũng chẳng có cái hay của đạo tràng mình.
Rồi hồi tâm chuyển ý, về lại thường trụ của mình. Sư phụ thấy đệ tử trở về, bèn trách: “Lúc đầu, ông không từ giã mà đi, mặc ý rời chùa, sao lại trở về?”. Đệ tử lập tức quỳ xuống, đảnh lễ sám hối sư phụ, thưa: “Xin sư phụ tha thứ cho sự ngu si trước đây của đệ tử, cho đệ tử có cơ hội hối cải!”. Sư phụ từ bi, thấy thái độ thành khẩn hối lỗi của đồ đệ, cũng không kể hiềm cũ, để cho con cừu non lạc đường, trở về lại thường trụ.
Lời bàn
Xã hội bây giờ hiện đại và huyên náo, nhịp sống ngày quay cuồng trong tác phong công nghiệp, thì tính tình con người càng lúc càng stress, nóng nảy, hoang mang.
Bản ngã của con người càng lúc càng nâng cao, vì vậy mà trong bất cứ truờng hợp nào, chỉ cần không hợp ý là người ta sẽ nổi tức bỏ đi, chẳng đếm xỉa đến tất cả hậu quả sẽ sảy ra sau đó. Kỳ thực, đây chỉ là hành vi rất ngu muội của những người thiếu tuệ giác, nhất là những người trẻ tuổi hiện đại, thường sau khi phạm lỗi, chẳng những không cải hối mà còn tệ hại hơn, gây nên lỗi lầm không thể tha thứ.
Nhưng cái đáng quý khó làm, chính là người đồ đệ này có thể sửa điều cũ, trở lại nhận lỗi, sám hối, vì “người không phải Thánh hiền”, ai không có lỗi. Biết lỗi mà sửa được là điều rất tốt. Chế trừ bớt bản ngã thì dù bất cứ nơi nào, ta cũng sống được và sẽ được người yêu quý mến thương.