15/10/2554 01:46 (GMT+7)
Phần nghi thức này không thuộc Kinh văn nhưng cần tụng niệm trước để tâm thức được an tịnh trước khi đi vào tụng đọc Kinh văn. |
09/10/2554 07:18 (GMT+7)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ
Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất,
niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang chiếu sáng lên không
trung, mùi hương lạ tỏa lan đầy nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ
mặt đến viếng, nói với người cha rằng: “Khuya nay ông vừa sanh quý tử,
chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ
Huệ (), sau là chữ Năng ().” Người cha hỏi: “Vì sao đặt tên là Huệ
Năng?” Hai vị tăng đáp: “Huệ, nghĩa là đem Pháp mà bố thí cho chúng
sanh; Năng, nghĩa là đủ sức làm nên Phật sự.” |
19/09/2554 04:06 (GMT+7)
Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha
(Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài
sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi
thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương
hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. |
19/09/2554 04:03 (GMT+7)
Những ai
muốn đạt tới an lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết xử dụng
ngôn ngữ từ ái. Những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa,
điềm đạm, ít ham muốn, không đua đòi theo đám đông. Những kẻ ấy sẽ không làm
bất cứ một điều gì mà các bậc thức giả có thể chê cười. |
18/09/2554 03:21 (GMT+7)
Bát nhã
là tiếng Phạn, Tàu dịch là trí huệ - nhưng thiệt ra, chữ trí huệ không hàm hết
nghĩa lý sâu mầu của chữ Bát nhã, cho nên chư Tổ để y nguyên văn tiếng Phạn mà
không dịch ra. |
03/09/2554 22:56 (GMT+7)
Tác phẩm được phân tích trong mối liên hệ giữa Kinh tạng Đại thừa và kinh
điển Pàli. Hơn phân nửa số chương được đức Phật dạy cho người xuất gia về các
phương châm hành đạo, chuyển hoá khổ đau, trao dồi tuệ giác để làm cẩm nang
nhập thế. Số chương còn lại dạy cho cả hai giới Tăng Tục. Mỗi một chương tuy
rất ngắn, nhưng ý nghĩa lại rất cô đọng, súc tích và rất sâu sắc. |
02/09/2554 16:08 (GMT+7)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt
dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa
những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần
đọc. Vì thế, có thể nói đây là một nội dung giáo pháp vô cùng đồ sộ
đối với bất cứ ai; cho dù là những người đã từng dày công nghiên cứu
học hỏi về kinh điển cũng không khỏi gặp phải ít nhiều khó khăn khi
đọc kinh này, đừng nói chi đến các Phật tử thông thường chỉ mới tiếp
xúc với phần giáo pháp ở bậc sơ cơ. |
17/08/2554 22:32 (GMT+7)
Sự hiểu biết đúng về một vấn đề chỉ có thể phát sanh khi
khuynh hướng hiểu sai trước hết được cách ly an toàn. Bao lâu mà khuynh hướng
hiểu sai vẫn còn dai dẳng không được phát hiện và không được kiểm soát, những ý
tưởng mới lạ ngay cả của thiên tài cũng không thể thay đổi nhân sinh quan của
bất cứ ai. |
17/08/2554 22:32 (GMT+7)
Kinh Phạm Võng là một trong những
kinh quan trọng nhất do Đức Phật thuyết. Đương nhiên kinh này được tôn kính độc
nhất vô nhị vì đứng vị trí hàng đầu trong các Nikāya của tam tạng PĀLI.
Sự trọng yếu của Kinh xuất phát từ đối tượng chính, phân tích về một hệ thống
trong sáu mươi hai trường hợp, được thiết lập để bao gồm tất cả những quan điểm
suy đoán trên hai mối quan tâm chủ chốt về tư tưởng suy đoán - bản chất của ngã
và thế giới. |
02/08/2554 11:14 (GMT+7)
Na Tiên Tỳ Kheo Kinh là một bộ kinh phản ảnh đầy đủ những đường nét chính của Giáo lý Nguyên Thủy. Nhưng nếu chỉ có thế thôi thì kinh này chỉ là một bản trùng tuyên vô vị, không đáng được có một địa vị Tam Tạng Thánh Giáo. |
02/08/2554 11:03 (GMT+7)
(- HIDDEN -) Hòa thượng Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5/5/1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo đức lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam Bắc tôn. Chỉ riêng trong gia đình, bác của Ngài - Hòa thượng Thích Phước Duyên - và chú của Ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải) - sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của Ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh. |
02/08/2554 11:02 (GMT+7)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa. Từ xưa nhẫn nay, khắp chốn tòng lâm, những hàng long tượng trong giới truy lưu đều xem Thủ Lăng Nghiêm kinh là một trong những bộ kinh then chốt trong nền giáo lý Phật. Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật Đế và Di Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn. |
28/07/2554 06:25 (GMT+7)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm này được dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời nhà Đường Trung Quốc, do Sa môn Ấn Độ BẤT LA MẬT ĐẾ dịch nghĩa, Sa môn DI GIÀ THÍCH CA người nước U Trường dịch lời, Quan Chánh Nhị Đại Phu nhà Đường PHÒNG DUNG chấp bút.Tiếng Hán có văn ngôn và bạch thoại: văn ngôn đời xưa quá súc tích, thường hay có ý mà chẳng có lời. Người xưa nói: "đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. |
27/07/2554 10:07 (GMT+7)
Bộ kinh nầy tiền bối cổ kim từ các thời đại Tống, Minh xa xưa ở Trung Quốc và qua bao thế hệ lịch sử ở Việt nam ta đều tiếp nhận danh xưng của bộ kinh nầy qua nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LIỄU NGHĨA KINH. Với nhan đề đó, nói lên tánh chất trọng đại trong trọng đại ở nội dung và giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của kinh. Thực lý mà nói, văn tự có tuyệt xảo thế nào cũng không chở hết được ý. Người xưa nói: Ý tại ngôn ngoại. Phật thì nói: "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ". Văn tự, giáo lý của tất cả kinh tạng ví như ngón tay chỉ trăng. Và lại theo lời Phật dạy cho Bồ Tát Hiền Thiện Thủ thì kinh nầy có thể gọi bằng những năm danh tự khác nhau. Mà danh tự nào, ý nghĩa cũng hun hút chiều sâu như vực thẳm. |
27/07/2554 10:05 (GMT+7)
Pháp Bảo Ðàn Kinh là một quyển Kinh chuyên hoằng Pháp Ðốn Giáo của Thiền Tông do Lục Tổ Huệ Năng giảng và Ngài Pháp Hải ghi lại, nay đã dịch sang nhiều thứ tiếng và đã phổ biến trên thế giới |
26/07/2554 23:22 (GMT+7)
Kinh Lăng Già có ba bản dịch từ Phạn sang Hán: Tống dịch, Ngụy dịch, và Đường dịch. Hiện đang phổ biến lưu thông là bản Tống dịch, dịch giả bản này là người Ấn Độ, đối với Hán văn chưa được thông thạo lắm, nên lời văn đảo qua lộn lại, có chỗ thì trùng lắm quá dư thừa, dẫu cho nhà Nho tinh thông tiếng Hán cũng cảm thấy khó hiểu. |
26/07/2554 23:18 (GMT+7)
Về việc luân hồi nhân qủa ở Việt Nam ta cũng có nhiều, tiếc vì không ai ghi chép thành sách, nên tản mác đi. Vì thế, bút giả đành tìm dịch các câu chuyện bên Trung Hoa, và những việc này đều có thật. Cái thông bệnh của người tu Phật, là hay luận huyền nói diệu, mà việc thường nhỏ lại ít khi làm được. Nhớ lại hồi xưa sư cụ Khánh Hòa còn tại thế, có một Phật tử hỏi về đạo lý "vô thỉ vô chung". Sư Cụ mỉm cười đáp: "Hỏi chi xa vời vậy? Gắngăn chay và niệm Phật cho đều đều là tốt lắm rồi!", Đại để, người đã lăn lội trong nhiều giáo điển, lại không muốn nói diệu huyền mà chỉ chú trọng đến sự thật hành thông thường, là như thế. |
26/07/2554 23:10 (GMT+7)
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng. |
25/07/2554 23:18 (GMT+7)
(- HIDDEN -) Kinh Kim Cang là một phẩm trong Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển. Kinh này từ đầu đến cuối đều hiển bày nghĩa ba câu, nếu đọc giả thấu suốt được nghĩa ba câu của Kinh này, thì đối với tất cả kinh đại thừa liễu nghĩa đều thấu suốt cả. |
|