29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài
để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là
vô giá, và đã thực sự làm vơi đi rất nhiều khổ đau trong cuộc sống toàn
nhân loại.Mặc dù vậy, việc tái hiện cuộc đời ngài qua một khoảng cách thời gian
quá dài thật không phải là chuyện dễ dàng. Những phát hiện gần đây của
khoa học khảo cổ đã xác định chắc chắn sự ra đời của ngài vào năm 624
trước Công nguyên, đặc biệt là với trụ đá có khắc chữ do vua A-dục dựng
lên tại thánh tích Lam-tì-ni (Lumbini). Tuy nhiên, những chứng cứ ấy
cũng không thể giúp chúng ta hình dung được rõ nét về cuộc đời đức Phật,
qua từng giai đoạn sinh ra, lớn lên, tu tập và thành đạo, để cuối cùng
là truyền dạy giáo lý giải thoát, khai sinh ra đạo Phật được truyền thừa
mãi mãi đến nay. |
29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Như chúng
ta đã biết: Ðức Phật có năm thượng thủ đại Tôn đồ, sắp theo thứ tự là:
1. Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa).
2. Xá Lợi Phất (Sàrìputta).
3. Ðại Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna).
4. A Nậu Lâu Ðà (Anuruddha), và
5. A Nan Ðà (Ànanda). |
29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu
hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài
là biểu tượng của lòng đại bi, nền tảng của mọi công hạnh tu tập, mà
cũng là chỗ nương cậy mong cầu cứu khổ của tất cả chúng sinh. Vì thế,
các bậc hành giả khi tu tập đều quy hướng về Ngài như một tấm gương sáng
để noi theo, mà tất cả chúng sinh đang khổ đau cũng quy hướng về Ngài để
được chở che, dắt dẫn. Cho nên, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ khi từ
kẻ quê mùa cho đến hàng trí giả, ai ai cũng thường cung kính niệm tưởng
đến Ngài. |
29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Trong
Phật giáo có rất nhiều vị đại tông đồ rất đáng cho hậu thế noi gương. Một trong
những vị đại tông đồ ấy là Thánh Tăng A Nan Ða, một cái tên đã chiếm trọn vẹn
sắc thái phổ thông trong kinh điển đạo Phật.
Khi các hàng Phật tử Bắc Tông
cũng như Nam Tông, tại gia cũng như xuất gia bắt đầu tụng một thời kinh, là cái
tên A Nan Ða thường được họ tuyên đọc. Chẳng hạn như: "Ta là A Nan Ða, có
nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ngự tại Kỳ Viên Tịnh xá v.v..." |
29/10/2554 06:27 (GMT+7)
Ðề cập đến những vị Thánh Tăng
ấy chúng ta không thể nào không nhắc đến lịch sử của Ngài Sàrìputta (Xá Lợi
Phất). Ngài chẳng những là một Ðại đệ tử ưu tú của đức Phật, mà còn là một nhà
thông thái có thể xem là bậc nhất trong hàng Thinh Văn Giác. |
29/10/2554 06:27 (GMT+7)
Quyển
"Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có
trong tay do Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng
Anh ngữ, được Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao
quát về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong
tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo"
(A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa đề bản dịch tiếng Việt ghi
thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba số trang
của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước châu
Á nói riêng và thế giới nói chung. |
29/10/2554 06:27 (GMT+7)
Mục tiêu hóa độ của Ðức Phật là
Ngài chỉ cho chúng sanh thấy rõ tính giác hằng hữu của mình. Ngài trình bày cho
nhân loại thấy đâu là vô minh và đâu là trí tuệ, đâu là khổ đau và đâu là giải
thoát. Ngài không phải là đấng quyền năng cứu rỗi. Ngài là bậc Ðạo Sư, Ngài
hướng dẫn đường tốt cho người, còn đi hay không không phải là lỗi của người dẫn
đường. Ngài là vị lương y, bắt bệnh và cho thuốc, còn uống hay không, không phải
là lỗi của vị lương y. Giáo pháp của ngài do đó có tính cách tự do khai phóng
chứ không câu thúc hẹp hòi. |
29/10/2554 06:26 (GMT+7)
Ðạo Phật truyền vào
Việt Nam khoảng đầu kỷ kỷ nguyên Tây lịch.
Tài liệu chắc chắn cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta
đã có một trung tâm Phật Giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể
đạo Phật đã du nhập vào nước ta trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên. |
29/10/2554 06:25 (GMT+7)
Tác phẩm Các học giả Anh quốc và Phật giáo Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Trí Chơn là tác phẩm đầu tiên về thể tài này ở Việt Nam, phác thảo bức tranh về những đóng góp tri thức của giới học giả Anh quốc cho sự hoằng truyền và mở rộng Phật giáo ở phương Tây. |
07/09/2554 19:33 (GMT+7)
Tập sách này được thực hiện với mục đích giới thiệu cùng độc giả đôi nét
về Lục Tổ Đại sư, bao gồm những gì được ghi chép trong các tư liệu của
người đi trước và kể cả một số huyền thoại được lưu truyền rộng rãi về
ngài. Nhưng chúng tôi đã thực hiện việc này với một sự thận trọng cần
thiết và có định hướng. Trong khi thu thập tư liệu để hình thành tập
sách, chúng tôi cố gắng phân tách rõ những yếu tố nào có thể tạm gọi là
“sử liệu” bởi tính xác thực tương đối của chúng, và những yếu tố nào có
thể xem là truyền thuyết, huyền thoại bởi đã được phát sinh từ trí tưởng
tượng của người đời. |
23/10/2553 05:47 (GMT+7)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara). |
|