Mục lục
Lời nói đầu
I. Phúc duyên làm người
II. A Nan Ða, một cái tên quen thuộc
III. Xứng đáng với vai trò hầu Phật
IV. A Nan Ða đáng gọi là kho tàng pháp bảo
V. A Nan Ða đối với nữ giới
VI. A Nan Ða đối với các hàng huynh đệ.
VII. Những mẫu pháp đàm của A Nan Ða với Ðức Phật
VIII. Tiền kiếp của A Nan Ða
IX. A Nan Ða lúc Phật gần nhập Niết Bàn
X. A Nan Ða sau khi Ðức Phật viên tịch
"Namo
Tassa Bhagavato Arahato Sammà Sambuddhassa".
Thành
kính đảnh lễ đấng Toàn Giác
Ngài là bậc thân khẩu ý trọn lành, không còn luân hồi
trong tam giới nữa.
Lời nói đầu
Trong
Phật giáo có rất nhiều vị đại tông đồ rất đáng cho hậu thế noi gương. Một trong
những vị đại tông đồ ấy là Thánh Tăng A Nan Ða, một cái tên đã chiếm trọn vẹn
sắc thái phổ thông trong kinh điển đạo Phật.
Khi các hàng Phật tử Bắc Tông
cũng như Nam Tông, tại gia cũng như xuất gia bắt đầu tụng một thời kinh, là cái
tên A Nan Ða thường được họ tuyên đọc. Chẳng hạn như: "Ta là A Nan Ða, có
nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ngự tại Kỳ Viên Tịnh xá v.v..."
Vì vậy, viết về A Nan Ða tức là
viết về một Thánh Tăng mà đời sống "chứa" nhiều Phật giáo nhất. A Nan
Ða không những là một đại Hộ Pháp, có công lưu truyền giáo lý của đấng Toàn
Giác cho đời sau, mà ông còn là một vị La Hán Phật, bậc đã có vô số kiếp trước
tái sinh và trau giồi phẩm hạnh, song song với công phu độ đời của tiền thân
Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.
Ðây là cuốn sách thứ 3 trong
loạt phiên dịch ra Việt ngữ, lịch sử của các đại tông đồ của đức Phật. Hai cuốn
đầu là "Cuộc Ðời Ðức Xá Lợi Phật" và "Lịch Sử Ðức Mục Kiền
Liên" đã được tái bản và ấn tống cách đây không lâu.
Riêng cuốn "Cuộc Ðời Thánh
Tăng Ananda" này dịch giả xin mạn phép vừa dịch vừa soạn (dựa theo kinh
điển Pali) để bổ túc một cách vừa phải những chỗ quá gọn, khó hiểu trong nguyên
bản Anh ngữ của Ni sư Ayya Khema, vì bản Anh ngữ ấy vốn cũng lại được dịch từ
một tập sách tiếng Ðức của học giả Hellmuth Hecker, đã biên soạn cách đây mấy
mươi năm.
Dịch giả cố gắng làm tròn bổn
phận của một Phật tử luôn luôn tôn thờ ba đức an lành là Phật, Pháp, Tăng.
Trình độ hiểu biết của một Phật tử tại gia như chúng tôi cho dù có được đào tạo
căn bản trong các Phật học viện lớn một thời gian đi nữa, thì bao giờ cũng còn
tương đối. Nếu có điều chi sơ sót ngưỡng mong quý vị Cao Tăng, học giả niệm
tình bổ túc cho. Dịch giả xin hết lòng cảm tạ.
Cuốn sách này ra đời là nhờ sự
khuyến khích phiên dịch và nhờ sự hảo tâm hùn phước ấn tống của một số Phật tử.
Dịch giả xin chân thành chia đều
phần phước "Pháp thí" này đến tất cả quý vị ấy cũng như đến tất cả
các chúng sanh, nhất là đến hai đấng sinh thành và các bậc hữu ân. Thầy Tổ của
dịch giả.
Nam Mô Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nguyễn Ðiều.
A Nan Ða (Một kho
tàng Pháp Bảo)
Vị đại đệ
tử được nhắc đến nhiều nhất trong những kinh Phật là Tôn giả A Nan Ða. Thánh
Tăng này chiếm một địa vị độc đáo trong hàng những đại tông đồ Phật Tổ Thích
Ca.
Và với tất cả sự ngưỡng mộ tính
cách độc đáo ấy mà soạn giả xin cống hiến đến chư Phật tử một sử liệu quý giá
hầu làm gương cho ngày sau, xuyên qua những trang sách này!