Lịch sử Đức Phật & Thánh chúng
Cuộc Đời Thánh Tăng Ananda
Hellmuth Hecker Nguyễn Ðiều soạn dịch (1991)
29/10/2554 06:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Chương X

A Nan Ða sau khi Ðức Phật viên tịch

 

 

Theo Tôn Túc kệ ngôn (Theragathà) số 1035 và 1036 thì sau lễ Hỏa Táng của đức Phật A Nan Ða đã trở thành ít nói và thích ẩn thân trong tịnh thất của mình. Một hôm ông tự thán rằng:

''Ðạo huynh đà khuất bóng (1),
Tôn sư cũng mất rồi.
Hợp tan như giấc mộng,
Mình phải liệu thân thôi.
Gương lành không còn nữa,
Gương xấu thấy dẫy đầy (2),
Tự mình lo tu sữa.
Thiền lực nhẫn nại xây,
Như cánh chim giữa gió.
Tổ là sức định tâm,
Lục căn gìn giữ nó.
Theo thiện pháp chớ nhầm!

(1) ám chỉ Ngài Xá-lợi-phất đã viên tịch.
(2) Gương lành: ám chỉ đức Phật; Gương xấu: ám chỉ các phàm tăng có tính dễ duôi

Kể từ đó A Nan Ða tự biết rằng mình chỉ còn một phận sự là tinh tấn giải thoát bản thân, theo như lời đã dạy.

Khi chia tay, Trưỡng lão Ðại Ca Diếp đã từ bi khuyên ông nên đến tịnh tu trong ngôi rừng thuộc địa phận Kosala, vì ở đó gần hai bộ tộc Mallas và Sakyans (dòng Thích Ca), ông sẽ được chư Phật nhiệt thành hộ độ.

Khi dân chúng trong các vùng phụ cận hay tin đệ tử thân nhất và cũng là anh em chú bác của đức Phật về ngụ tu trong rừng đó, họ kéo nhau đến thăm A Nan Ða rất đông.

A Nan Ða tưởng chỉ có mình là nhớ thương đức Phật và Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên dai dẳng thôi, nào ngờ chu Phật tử xung quanh rừng ông ở, cũng luyến tiếc ba bậc ấy vô cùng. Lại nhằm lúc vị vua cha xứ Kosala được nhiều thần dân thương mến là Pasenadi, cũng vừa băng hà, nên họ kéo nhau đến nhờ A Nan Ða an ủi họ, không những về sự khuất bóng của đức Phật, và của hai vị Thánh Tăng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, mà họ còn xin được an ủi về sự băng hà của Thái Thượng Hoàng Pasenadi nữa. Vị cố Thái Thượng Hoàng nàng càng nhân đức bao nhiêu thì các Hoàng tử con ông lại tàn ác, hiếu chiến bấy nhiêu, nên sự băng hà của Thái Thượng Hoàng đã làm cho toàn thể thần dân chịu một cảnh mất mát rất lớn.

Bốn sự từ trần: của đức Phật, của Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cũng như của Thái Thượng Hoàng Pasendi đã xảy ra trong cùng một năm, nên ngày đêm dân chúng ở các vùng xung quanh ngôi rừng A Nan Ða ẩn tu, không chịu được những tiếc buồn dồn dập, liền kéo nhau đến tịnh thất của A Nan Ða khiến cho ông không bao giờ cô độc.

Ngoài ra, còn có một vị thần, sống trong rừng ấy hiện ra để lễ bái A Nan Ða. Vị thần này đã khen ngợi sự tiến bộ tâm linh của ông và khuyên A Nan Ða tịnh tâm bằng mấy câu kệ rằng:

"Giờ bên gốc cây ngồi yên tĩnh,
Tâm Ngài theo Thiền Ðịnh Niết Bàn!
Khuyên Ngài dạ chờ có hoang mang
Tập trung ý chí linh quang sẽ bừng."

A Nan Ða được vị thần khích lệ như vậy thì tự kinhh cảm, nên sau đó tinh tấn vô cùng. (Theo Samyutta Nikàya: Tạp A Hàm số 9.5). Về phía đại Trưởng lão Ca Diếp, vị Tôn túc cao hạ nhất trong các hàng Sa Môn đệ tử Phật, thì việc thi hành những di chúc cuối cùng của đức Bổn Sư rất quan trọng. Ngài đã quyết định triệu tập chư Tỳ khưu Thánh Tăng để lập lại những giáo lý và kinh luật Phật truyền. Theo đó khoảng năm trăm vị A La Hán còn tại thế phải có mặt đông đủ, cộng thêm sự hiện diện của một phàm Tăng là A Nan Ða. Vì ngoài A Nan Ða ra không có một Sa Môn nào hữu phước được nghe hầu hết những bài pháp của Phật thuyết.

Nhưng tình hình chính trị của xứ Kosala nhất thời đang bất ổn, các vị Hoàng tử tranh nhau ngôi vua, nên địa điểm kết tập, Kinh Luật Phật Giáo lần thứ nhất ấy phải dời đến Vương Xá thành, thủ đo xứ Ma Kiệt Ðà (Magadha) và đặt dưới sự che chở của vua A Xà Thế (Ajàtasattu).

Khi đến gần ngày kết tập kinh luật thì Anuruddha lại đề nghị: Sư đệ A Nan Ða chỉ được chấp nhận vào đại hội nếu đắc quả A La Hán (Ðại hội kết tập giáo điển lần thứ I, không có Tạng Luận, chỉ có Tạng Kinh và Tạng Luật mà thôi). Anuruddha nhờ có Tha tâm thông, biết rõ sự quyết tâm của A Nan Ða ra sao, nên mới đề nghị như thế, để kích động và thúc dục Tôn giả A NAn Ða, tinh tấn hơn nữa, cho mau đạt đến Thánh quả Giải Thoát.

A Nan Ða lúc hay tin đó, ông không những chẳng buồn giận chút nào, mà còn tình nguyện chăm chỉ tối đa, tận dụng khả năng Minh sát của mình, đã được đức Phật đích thân chỉ dạy, để tiến lên Thánh quả Giải Thoát. (Trong kinh còn gọi quả này là quả Hữu Dư Niết Bàn: tức là hành giả đã đắc Niết bàn rồi, mà nhục thân vẫn còn sống).

Vào buổi bình minh ngày hôm sau, khi A Nan Ða đang an trụ trong một bậc thiền thì ông chợt cảm thấy một cách không nghi ngờ rằng tâm tư ông đã trở nên thông suốt mọi dục tình, phiền não biếnmất. Ông trở thành một Thánh nhân A La Hán.

Và ngày đại hội kết tập kinh luật cũng đến. Ðịa điểm là một cái động nằm sâu trong lòng núi, chỉ có một cửa vào được khóa kín. Năm trăm vị Thánh Tăng A La Hán phải dùng Thần thông để vô dự hội. Khi họ đã có mặt đầy đủ và chỗ ngồi của A Nan Ða còn bỏ trống; chư Thánh Tăng đang chở đợi thì một luồng anh1 sáng xuyên qua khe cửa, chiếu vào chỗ ngồi còn trống ấy, đồng thời A Nan Ða xuất hiện.

Chư Thánh Tăng, nhất là Anuruddha và Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa) thấy A Nan Ða đã viên tròn hạnh nguyên, liền tán dương công đức và khai mạc đại hội. Lúc ấy nhằm mùa thu, nên chư phàm Tăng các vùng phụ cận không thể đến, để lễ bái cộng đồng Thánh Tăng được. Còn chư phàm Tăng ở xa thì tự nhiên phải vắng mặt.

Ðại Ca Diếp được bầu làm chủ toạ và diễn tiến cuộc kết tập kinh luật như sau:

1. Trưởng lão Ðại Ca Diếp đã đặt những câu hỏi về mọi điều luật, đến Sa môn Upali, người được mệnh danh là "Kẻ nhớ rõ các pháp cấm". Sa môn Upali này đã trả lời đầy đủ, nhắc lại cả lý do, địa điểm, thời gian và nhân chứng, khi đứ Bổn Sư chế ra giới luật ấy. Rồi cứ như thế mà tiếp tục, nên Tạng Luật đã d9ược kết tập trước tiên.

2. Tiếp theo Trưởng lão Ðại Ca Diếp hỏi A Nan Ða về các kinh Phật đã thuyết: Mở đầu là những bài kinh dài, có chung sử đề, để kết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm (Dìgha Nikàya). Kế đến là những bài kinh trung bình, cùng chung một sử đề, góp lại thành một bộ, gọi là Trung A H€m (Majjhima Kikàyà). Sau đó là những bài kinh ngắn, cùng chung sử đề, xếp thành một bộ gọi là Tiểu A Hàm (Khuddaka Kikàya). Chót hết A Nan Ða nhắc đến những bài kinh rời rạc, khắc sử đề, để gom lại thành Tạp A Hàm (Samyutta Nikàya), hay nhắc đến những bài được liệt kê bằng các chi số, sử đề độc lập, goị là Tăng Nhất Chi A Hàm (Anguttara Nikàyya) v.v...

3. Sau khi Tạng Luật và Tạng Kinh đã đượcđúc kết đầu đủ, Ananda bèntrình bày những lời di chúc của đức Phật để lại. Ông thuật trước đại hội rằng đức Bổn Sư trước khi nhập Niết Bàn, đã cho phép Tăng chúng hủy bỏ những giới luật không cần thiết. Nhưng đại hội Thánh Tăng đã không đồng ý, vì ý nghĩa của ba chữ "không cần thiết" chẳng có tiêu chuẩn rõ ràng.

Chủ tọa Ðại Ca Diếp (Mahà Kassapa) liền đề nghị:

"Nếu chúng ta hủy bỏ một số điều răn của đức Phật thì các hàng tại gia sẽ dị nghị, cho rằng chư Sa môn xuất gia, không bao lâu khi đức Bổn Sư viên tịch, đã bắt đầu biếng nhác, không muốn giữ giới luật. Hơn nữa, Phật cũng không dạy rõ điều luật nào là điều luật không cần thiết. Tốt hơn hết là đứng hủy bỏ bất cứ pháp răn nào cả. Như vậy chúng ta sẽ chắc chắn không sợ làm sai tôn ý của đức Phật."

Và lời đề nghị của đại Trưởng lão Ca Diếp đã đuợc hoàn toàn Thánh Tăng chấp thuận.

Qua phần phụ hội, các Sa môn nghiêm tinh đã phàn nàn rằng: Thứ nhất có một khuyết điểm liên quan đến Tạng Luật. A Nan Ða không hỏi Phật điều luật nào là điều luật cần thiết. Khuyết điểm ấy bây giờ A Nan Ða nên sám hối! Và thứ hai, A Nan Ða, lúc Phật còn tại tại tiền, thường dậm lên y Phật, căng ra để vá.

A Nan Ða vui vẽ trả lời rằng: "Khuyết điểm thứ nhất, khi đức Thế Tôn lâm trọng bịnh, bần đạo tâm tư quá bối rối, nên quên mất. Thứ hai, lỗi lầm đứng lên y Phật vì sơ ý muốn tiện lợi để vá, chứ không vì bất kính đới với đức Phật. Tuy nhiên, nếu như chư đạo huynh đã nhắc nhở, thì bần Tăng xin sám hối".

Rồi liên quan đến cách đối xử của a Nan Ða cuối cuộc lễ Hỏa táng của đức Phật, các vị Sa môn nghiêm túc nói tiếp: Thứ ba A Nan Ða khi ấy đã dành ưu tiên cho phái nữ đến lễ bái Xá Lợi Phật trước cả hàng cao đồ Phật giáo.

A Nan Ða liền vui vẻ trả lời: "Vì lúc ấy bần tăng chưa đắc quả Giải Thoát, và đối với một người còn phàm tính, khi những tín nữ muốn được chiêm bái Phật mà bắt họ chờ lâu, là một điều tội nghiệp. Giờ đây bần Tăng là bậc Giác Ngộ vậy xin sẵn sàng nhận lỗi".

Sau cùng, một số Thánh Tăng cũng không quên nhắc cho A Nan Ða nhớ rõ: hành động không thỉnh Phật Khoan Nhập Niết Bàn của ông là một lỗi lầm vô cùng quan trọng.

A Nan Ða tự biết lỗi, nên thành thật tỏ bày rằng: "Chính Ma Vương (Mara) đã ám ảnh ông, khiến cho tâm trí tăm tối. Chứ trên thực tế ông mới là người đệ tử sợ Phật sớm nhập Niết bàn nhiều hơn ai hết".

Cử chỉ của A Nan Ða đối với những người phê bình ấy, quả thật đáng kính trọng. Ông đã phục tùng trước những sự phán quyết của chư Thánh Tăng, mà không một mảy may bất mãn. Dù trong thâm tâm, ông tự biết rằng: Những lỗi lầm do vô tình phạm phải thì luôn luôn đáng tha thứ.

Sau đó, A Nan Ða thuật tiếp, đến một di chúc khác mà đức Phật đã dạy, ngay trước khi Ngài nhập Niết Bàn. Di huấn này có liên quan đến thẩm quyền của Giáo Hội về việc trừng phạt Tỳ khưu Channa, một người đã bất tuân nghiêm giáo của đức Bổn Sư.

Nghe A Nan Ða trình bày xong, đại hội đồng Thánh Tăng liền yêu cầu A Nan Ða đích thân áp chuyển di giáo lệnh ấy đến Channa. A Nan Ða thực thà nói rằng "Ông không thể một mình làm được công tác này, vì Channa là một người cộc cằn và vô kỷ luật!".

Ðại hội đồng thanh ủy nhiệm cho A Nan Ða dẫn theo một số Tỳ khưu để áp đặt giáo lệnh Phật Tỳ khưu Channa.

Thế là A Nan Ða vâng lời, dẫn một đoàn Tỳ khưu tăng, lên đừơng đi Kosambi, nơi Channa ẩn ngụ, để công bố giáo lệnh cuối cùng của đức Phật. Giáo lệnh ấy ấn định rằng: "Nếu Tỳ khưu Channa tiếp tục chống lại Giáo Hội, thì ông sẽ bị khai trừ ra khỏi Phật giáo". (Lời thêm của dịch giả: Theo nguyên văn trong kinh Ðại Niết Bàn, thì Tỳ khưu bất tuân Phật huấn sẽ bị "khai tử" khỏi Giáo hội. Tức là xem như đương sự đã "chết" rồi, không còn kể trên cộng đồng Tăng chúng nữa).

Sự trừng phạt này, đức Phật lúc sinh tiền cũng đã từng giải rõ: Ngài lấy thí dụ như một người tập ngựa kiên nhẫn và đầy kinh nghiệm, nhưng không huấn luyện nổi một con ngựa kiên nhẫn và đầy kinh nghiệm, nhưng không huấn luyện nổi một con ngựa. Cuối cùng người tập ngựa phải đem nó bán vào lò sát sinh, vì giữ nó không lợi ích chi cả. Một con ngựa mà không chịu kéo xe, không biết kéo cày, không muốn mang bất cứ cái gì trên lưng hết, thì chỉ có lò sát sinh chờ đợi nó. Tương tự như thế: Nếu một bậc xuất gia mà không chịu thuần thục trong thiện pháp vì chẳng khác nào họ tự "khai tử" gạch tên họ, trong danh sách Tăng Già Giáo Hội.

Trường hợp một Tỳ khưu mất dạy như thế cứ ờ lỳ trong cộng đồng Tăng lữ thì Phật ra lệnh cho chư đệ tử không được nói chuyện không được tiếp xúc, không được khuyên nhủ hay dạy dỗ chi cả. Tất cả đồng tẩy chay kẻ cố ý sống vô kỷ luật ấy.

Channa nghe A Nan Ða thuật xong di giáo của đức Phật thì knh cảm và hoảng sợ vô cùng, ông kinh sợ đến phải ngất xỉu. Lúc ông tỉnh dậy, một niềm hổ thẹn sâu xa lại dày vò tâm tư ông. Nhất là ông xấu hổ vì sự trừng phạt ấy đã do chính đức Phật đã giao lại cho Giáo Hội thi hành, trước khi Ngài viên tịch.

Và cũng vì sự hổ thẹn sâu xa ấy, mà ông càng lúc càng thức tỉnh, đồng thời quyết lòng phục thiện. Người ta không ngờ sự cứng đầu của một Channa ương ngạnh, trước lời di huấn trừng phạt của đức Phật, đã nhường chỗ cho một tinh thần phục thiện, mạnh mẽ đến mức, kể từ đó ông chỉ biết chăm lo tu hành, để chẳng bao lâu, ông đã đắc quả A La Hán.

Bởi thế sự trừng phạt cuối cùng của đức Phật, tự nó đã chứng tỏ rằng: Vào phút chót, trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật đã để lại di huấn tối hậu, có thể chuyển hóa nổi một âm hồn si mê, tăm tối, mà ít ai ngờ được. Từ đó, trong Phật giáo, chỉ có một Channa Than1h Tăng, rất thanh tịnh, lúc nào cũng sống với sự an lạc, chứ không còn một Tỳ khưu tên Channa ngoan cố nữa!

Sau khi quả Thánh đã đạt rồi,, một hôm Sa môn Channa đến yêu cầi A Nan Ða triệu tập hội đồng Giáo Hội để ông sám hối và xin A Nan Ða hủy bỏ lệnh trừng phạt. A Nan Ða liền thân thiện trả lời rằng: "Tất cả Tăng chúng đều hay tin sư đệ đắc quả Bất Lai rồi. Sư đệ chỉ cần đến lễ bái trước Xá Lợi của Bổn Sư, hầu tăng lên phúc đức. Có lệnh trừng phạt tự nó đã hết hiệu lực kể từ khi hiền đệ chứng quả Giái Thoát".

Và câu chuyện của Channa đã kết thúc một cách toàn thiện như thế.

Kế đến, là thời gian hậu Phật bắt đầu: Các thứ bậc lãnh đạo trong Giáo Hội Tăng Già tự nhiên được hình thành như sau:

- Trưởng lão Ðại Ca diếp (Mahà Kassapa) là vị thượng thủ cao nhất, lớn tuổi nhất và đầy đức hạnh nhất được tín nhiệm vào vai trò lãnh đạo toàn thể Giaó Hội. Chúng ta có thể gọi Ngài là vị Tăng thống đầu tiên trong Phật giáo. Còn đức Phật là bậc Giáo Chủ, sáng lập ra Phật giáo. Xin chớ lầm lẫn.

Bởi thế những kẻ thiện tâm sau này, khi muốn nhập đạo Phật giáo, họ sẽ xin quy y Phật, quy yy Pháp, quy y Tăng (đại diện là Giáo Hội), chứ họ không quy y với vị Tăng thống. Chính Ðại Ca Diếp khi nhận lãnh sự tối cao đã xác nhận điều đó.

Theo lời Phật dạy thì Trưởng lão Ðại Ca Diếp có đủ mười chi để đóng vai trò một bậc lãnh đạo cao cả. Mười chi ấy là:

1. Ðức hạnh giữ đúng Tạng Luật và hoàn toàn trong hành vi cử chỉ.
2. Học rộng và nhớ nhiều.
3. Ðầy đủ pháp tri túc.
4. Vững chắc và thuần phục trong bốn bậc thiền.
5. Nhiều khả năng phu thường đối với cõi người và cõi trời.
6. Ðắc Thiên nhĩ thông (nghe xa vạn dặm)
7. Ðắc Tha Tâm thông (biết chuyện kẻ khác đang suy nghĩ)
8. Ðắc Túc mạng thông (biết quá khứ, vị lai)
9. Ðắc Thiên nhãn thông (thấy xa vạn dặm)
10. Tâm không còn tham, sân, si, phiền não nữa.

Trưởng lão Ðại Ca Diếp quả là biểu tượng xứng đáng của một đại tông đồ hộ pháp vậy.

Người đứng hàng thứ hai trong Giáo Hội là A Nan Ða, vì ông là người được hầu hết (nếu không muốn nói là toàn thể) Tăng tín đồ thương mến. A Nan Ða cũng là người đã được cộng đồng Tăng lữ giao cho trách nhiệm hầu hạ đức Phật trong suốt 25 năm trường. Nếu tính từng giai đoạn thì A Nan Ða có 40 năm là Sa môn trước khi trải qua 25 năm hầu hạ Phật. Rồi sau khi đức Bổn Sư viện tịch, ông sống thêm 40 năm nữa để phục vụ Phật giáo. So sánh trong rất hiếm người đại trường thọ như ông, thì chỉ là bậc dày công tu luyện nhất.

Khi chư Thánh Tăng kết tập kinh luật Phật giáo lần thứ hai, đúng một trăm năm kể từ khi đức Phật nhập Niết Bàn, thì có một đệ tử chánh truyền của A Nan Ða còn sống. Vị này tên là Sabbakàmin, đã được coi như Trưởng lão duy nhất còn sót lại từ thời đức Phật. (Theo Cùlavagga 12 (Tiểu phẩm, chương 12) trong Tạng Luật, thì Hòa Thượng Sabbakàmin trường thọ đến 120 tuổi).

Về phần Thánh Tăng A Nan Ða, khi Ngài sống tới 120 tuổi thì cảm thấy Niết bàn gần kề. Than1h Tăng A Nan Ða liền rời Vương Xá thành (Ràjagaha) đi về hướng Vesali, giống như đức Phật trước đó đã làm, để tìm nơi Viên Tịch, thì tin tức thấu tai vua nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) và thấu tai các vị Hoàng tử xứ Vesali. Tất cả đồng loạt tìm tới Ngài để yêu cầu Ngài nhập Niếtbàn trong lãnh thhổ của họ. Thánh Tăng A Nann Ða không muốn cho Xá Lợi (hài cốt) của Ngài sau đó sẽ gây bất hòa trong những người ngưỡng mộ, bèn dừng chân tại biên giới giữa hai nước, rồi dùng thần thông nâng thân thể mình lên không trung.

Ðoạn Thánh Tăng dùng lửa Tam muội tử động thiêu lấy thân, rồi chia Xá Lợi ra làm hai phần rơi ngay ngắn trên hai lãnh thhổ, để họ nhặt về duựng Bảo tháp tôn thờ.

Ðể tưởng nhớ tới sự nhập Niết bàn linh diệu ấy, trong Tôn Túc kệ ngôn số 1049 (Theragathá 1049), có câu thơ rằng:

"Ðại La Hán, A Nan Ða đức hạnh,
Một anh hùng trong biển khổ trầm luân.
Toàn hảo thay bậc chấp pháp trọn lành,
Giờ nhập diệt cũng tránh điều tranh luận".

(Nguyễn Ðiều mạo muội thoát dịch)

Và với những dòng thơ tán dương ấy, dịch giả xin thành kính kết thúc thiên sử đại lành này của A Nan Ða, một vị A La Hán Phật.

Dịch xong tại Paris
ngày 11 tháng 8 năm 1991 Dương lịch - Phật lịch : 2538.

 

 

Bài thơ

Cúng dường Thánh Ananda
Ðêm hôm trước Người còn Tu Ðà Quả
Rạng ngày sau, A La Hán Ðắc rồi
Tám mươi hai ngàn Pháp Bảo tinh khôi (1)
Người đã thuật vẹn toàn trong động đá.

Vào đại hội Thánh Tăng bằng phép lạ,
Oai đức nào hơn giác lực tinh anh
Một tia sáng xuyên vào nơi lỗ khóa,
Người nghiễm nhiên trên tọa cụ an lành.

Giữa cõi thế, thần thông là của quý,
Giải thoát rồi thì có nghĩa gì đâu,
Ðới sống Thánh là cuộc đời dung dị,
Ðộ tận người mê, giải bớt niềm đau.

Khi tuổi thọ hết rồi thì nhẹ gánh,
Người lên đường tìm nhập diệt phương xa
Nhung xác thịt vẫn còn phần phúc hạnh
Vương tuớc tranh nhau giữ lại đất nhà.

Ðể giải quyết cho vẹn toàn ân đức
Người nâng mình lên, thiêu giữa không trung,
Lửa tam muội đốt thân bừng sáng rực,
Xá lợi chia đôi di tặng hai vùng.

Sự viên tịch đưa người vào sử sách,
Kỳ diệu ngày xưa cho đến ngàn sau,
Một vị Than1h Tăng A La Hán Phật,
Ðời sống A Nan, kiếp chót nhiệm mầu

N.Ð kính tưởng niệm

(1) Trong Phật giáo có 84000 pháp môn mà Thánh Tăng a Nan Ða đã thuộc lòng 82000 rồi.

 

 

Một bài thánh thi của tôn giả Ananda:

 

Ðã nhờ rồi, tám mươi hai ngàn chân lý,
Và hai ngàn nghe lại của đệ huynh!
Cộng tám mươi bốn ngàn Phật Pháp cao minh (1)
Giải thoát cho mình và năm mươi thế kỷ (2)

Người không hiểu không nghe điều chân chánh (3)
Thì đời trôi như con vật kéo xe,
Tuy bắp thịt tỏ ra chiều khoẻ mạnh,
Nhưng tâm linh bị tham ái mù che.

Ai đã học nhiều pháp lành cứu rỗi,
Mà chẳng hành, còn khinh mạn phàm phu,
Ví như kẻ có đèn không đốt rọi,
Thấy gì chăng giữa biển khổ sa mù?

Gặp bạn tốt, ta hiểu rành Pháp Bảo...
Không buông trôi, ta cố gắng thực hành,
Và nhờ thế ta sẽ vào Thánh đạo.
Hộ pháp sau này hậu thế nêu danh.

Bậc thiện trí trước sau hằng phân biệt,
Nghĩa lý nhân duyên, hạt quả rõ ràng.
Ngôn ngữ ví như phuơng trình đã viết,
Ðáp số nằm trong minh sát thiền quang. (4)

Giác tĩnh càng chuyên, định tâm càng vững,
Theo cõi sắc danh thấy nó mọi đàng.
Giác ngộ đến rồi, Thánh tâm liền chứng,
Trí huệ bừng lên soi thấu Niết bàn.

(Nguyễn Ðiều thoát dịch theo Tôn Túc kệ ngôn,
từ câu số 1024 đến 1029 - Theragathàs 1024 - 1029)

 

(1) 84,000 đoạn pháp (dhammakhandas)
(2) thời gian của Phật Pháp, trường tồn 5000 năm
(3) lời giảng được khẩu truyền, và ghi khắc qua chăm chú nghe
(4) bậc thiện tri thức dùng Tuệ Phân tích (patisambhidà) để hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng.