CHƯƠNG NĂM
VÌTHIMUTTA (Ra ngoài lộ
trình): CÁC ÐỀ TÀI ÐƯỢC BÀN ÐẾN
I. PÀLI VĂN.
- 1) Vìthicittavasenevam pavattiyamudìrito, Pavattisangaho nàma
sandhiyan dàni vuccati.
2) Catasso bhùmiyo, catubbidhà patisandhi, cattàri kammàni, catudhà
maranuppatti ceti vìthimuttasangahe cattàri catukkàni veditabbàni.
II. THÍCH VĂN.
- Pavattiyamudìrito: Ðã giải thích sự diễn tiến của tâm.
Vìthicittavasena: Theo lộ trình của tâm. Sandhiyam: Sự nối liền. Dàni:
Nay. Cuccati: Nói đến. Maranuppatti: Nhân
của chết. Vìthimuttasangaho: Sự tổng hợp các pháp ra ngoài lộ
trình. Veditabbàni: Cần phải biết đến.
III. VIỆT VĂN.
- 1) Ðã nói đến sự diễn tiến của tâm qua
lộ trình. Nay nói đến sự diễn tiến
của tâm lúc tái sanh.
2) Trong sự tổng hợp của tâm thoát ngoài lộ trình, 4 loại 4 thứ cần
được biết tức là 4
địa, 4 sự tái sanh, 4 nghiệp, 4 nguyên
nhân của chết.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Sự diễn tiến của tâm có hai: 1) Ngang qua lộ trình (Vìthicitta) như
đã nói
đến trước. 2) Khi tái sanh, tiếp nối từ đời nay qua đời khác. Phần trước đã
nói đến trong các chương trước. Nay nói đến
phần thứ hai.
BỐN ÐỊA
I. PÀLI VĂN.
- 3) Tattha apãyabhùmi, kãmasugatibhùmi, rùpàvacarabhùmi,
arùpàvacarabhùmi ceti catasso bhùmiyo nàma.
4) Tàsu, nirayo, tiracchànayoni, pettivisayo, asurakàyo ceti
apàyabhùmi catubbidhà hoti.
5) Manussà càtummahàràjikà, tàvatinsà, tusità, nimmànarati,
paranimmitavasavattì ceti kàmasugatibhùmi sattavidhà hoti.
Sà panàyam, ekàdasavidhà pi kàmàvacarabhùmicceva sankhamgacchati.
II. THÍCH VĂN.
- Apàyabhùni: Ác thú địa. Kàmasugatibhùmi:
Dục giới thiện thú địa. Niraya: Ðịa
ngục. Tiricchànayoni: Súc sanh. Pettivisaya: Ngạ quỷ. Asurakàya:
A-tu-la. Càtummahàràjikà: 4 thiên vương. Tàvatimsà: Tam thập tam thiên.
Yàmà: Dạ ma thiên. Tusità: Ðâu suất đà
thiên. Nimmànarati: Hóa lạc thiên. Paranimmitavasavattì: Tha hóa tự tại
thiên. Sattavidhà: Có 7 loại. Sankham gacchanti: Tổng hợp.
III. VIỆT VĂN.
- 3) Ở đây 4 địa là Ác thú
địa, Dục giới thiên
địa, Sắc giới địa, Vô sắc giới địa.
4) Ở đây ác thú địa này có 4 =
Ðịa ngục, súc sanh, ngã quỷ và A-tu-la.
5) Dục giới thiên có 7 = Loài người, Tứ thiên vương, Tam thập tam
thiên, Dạ ma thiên, Ðâu suất đà
thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
Như vậy Dục giới địa tổng cộng có 11 cõi
tất cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Apàya: apa + aya: Chỗ không có hạnh phúc. Niraya: Nis + aya (từ chữ
ì): Ði đến chỗ tiêu diệt.
Tiracchàna: Tiro: Ngang Acchàna: Ði. Các súc sanh
đi ngang, bò xuống, không
đi thẳng như người.
Peta: Pa + i + ta: Chúng sanh đã
đi nghĩa là
đã chết. Chúng không phải là ma quỷ
vô hình. Chúng có sắc thân nhưng mắt người không có thể thấy. Chúng
không có cảnh giới riêng. Chúng sống trong rừng hay tại các chỗ nhớp
nhúa.
Asura nghĩa là những vị không có hoan lạc hay không có chói sáng.
Những A-tu-la này khác với một loại A-tu-la thù nghịch với chư thiên và
sống ở Tam thập tâm thiên.
Manussa: Loài người. Ma-no Ussannam etesam, những người có những tâm
cao thượng. Chữ Phạm Manusya nghĩa là con của Manu, loài người trở thành
văn minh sau vị tu sĩ Manu.
Càtummahàràjika: Tứ thiên vương. Cõi này là cõi thấp nhất trong các
cõi chư Thiên.
Tàvatimsa: Tam thập tam thiên Sakka, Ðế Thích ở tại
đây. Sở dĩ được gọi như vậy là theo
tích truyện có 33 vị, dưới sự hướng dẫn của Magha
đã làm những thiện sự và
được sinh vào cõi này.
Yàma: Yam nghĩa là tàn phá, diệt trừ. Diệt trừ khổ
đau nên gọi là Yàma.
Tusita: Những vị sống sung sướng. Theo tục truyền, vị Bồ tát tương
lai sống tạ đây và chờ
đợi cơ hội thuận tiện để sinh ra làm
người và thành Phật.
Nimmànarati: Những vị sống hoan lạc trong những lâu
đài tự tạo ra.
Paranimmitavasavatti: Những vị đem dưới
quyền của mình các vật do các vị khác hóa hiện.
SẮC GIỚI THIÊN VÀ VÔ SẮC GIỚI THIÊN
I. PÀLI VĂN.
- 6) Brahamapàrisajjà, Brahmapurohità, Mahàbrahmà ceti
pathamajjhànabhùmi, Parittàbhà, Appamànàbhà, Àbhassarà ceti
dutiyajjhànabhùmi. Parittasubhà, Appamànasubhà, Subhakinhà ceti
tatiyajjhànabhùmi. Vehapphalà, Asannasattà, Suddhàvàsà ceti
catutthajjhànabhùmì ti rùpàvacarabhùmi solasavidhà hoti. Avihà, Atappà,
Sudassà, Sudassì, Akanitthà ceti suddhàvàsa-bhùmi pancavidhà hoti.
7) Àkàsànancàyatanabhùmi, Vinnànancàyatanabhùmi,
Àkincànnàyatanabhùmi, Nevasannànàsannàyatanabhùmi ceti arùpabhùmi
catubbidhà hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Brahmapàrisajjà: Phạm chúng thiên. Brahmapurohità: Phạm phụ thiên.
Mahàbrahmà: Ðại Phạm Thiên. Parittàbhà: Thiểu quang thiên. Appamànàbhà:
Vô lượng quang thiện. Àbhassarà: Quang âm thiên. Parittasubhà: Thiểu
tịnh thiên. Appamanàsubhà: Vô lượng tịnh thiên. Subhakinhà: Biến tịnh
thiên. Vehapphalà: Quảng quả thiên. Asannasattà: Vô tưởng thiên.
Suddhàvàsà: Phước sanh thiên. Solasavidhà: 16 loại. Avihà: Vô phiền
thiên. Atappà: Vô nhiệt thiên. Sudassà: Thiện hiện thiên. Sudassì: Thiện
kiến thiên. Akanitthà: Sắc cứu cánh thiên.
III. VIỆT VĂN.
- 6) Ðệ nhứt thiền thiên có ba: Phạm chúng thiên. Phạm phụ thiên. Ðại
Phạm thiên. Ðệ nhị thiền thiên có ba: Thiểu quang thiên, Vô lượng quang
thiên, Quang âm thiên. Ðệ tam thiền thiên có ba: Thiểu tịnh thiên, Vô
lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên. Ðệ tứ thiền thiên có ba: Quảng quả
thiên, Vô tưởng thiên, Phước sanh thiên. Phước sanh thiên chi làm 5: Vô
phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện hiện thiên, Thiện kiến thiên và Sắc
cứu kính thiên.
7) Vô sắc giới thiên có 4: Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ
thiên, Vô sở hữu xứ thiên và Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Có ba Phạm thiên, chỗ sanh trưởng của những vị
đã chứng sơ thiền. Cảnh giới thấp nhất
là Phạm chúng thiên nghĩa là những vị sanh ra giữa những
đồ chúng của Ðại Phạm Thiên. Cảnh thứ
hai là Phạm phụ thiên nghĩa là những phụ tá, những tổng trưởng của Ðại
Phạm Thiên. Cảnh giới thứ ba là Ðại Phạm Thiên. Các vị này
được gọi vậy vì các vị này sống lâu
hơn; hình thái đẹp hơn và nhiều hạnh
phúc hơn.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 8) Puthujjanà na labbhanti suddhàvàsesu sabbathà.
Sotàpannà ca sakadàgàmino càpi puggalà.
Ariyà nopalabbhanti asannàpàyabhùmisu.
Sesatthànesu labbhanti aryànariyà pi ca.
II. THÍCH VĂN.
- Puthujjanà: Phàm phu. Suddhàvàsesu: Ở Phước sanh thiên. Ariyà: Các
bậc thánh. Anariyà: Các bậc không phải thánh.
III. VIỆT VĂN.
- 8) Ở Phước sanh thiên, các phàm phu, các bậc Dự lưu, Nhứt Lai không
có sanh trong mọi trường hợp. Các vị Thánh không có sanh trong Vô tưởng
thiên và ác thú. Các vị Thánh hay không phải Thánh sanh trong những cảnh
giới còn lại.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ở Phước sanh thiên, chỉ có các vị A-na-hàm và A la hán sanh. Các vị
A-na-hàm được sanh ở đây, chứng quả A la hán
và sống cho đến khi thọ mạng mãn.
CÁC LOẠI KIẾT SANH THỨC Ở ÁC THÚ
I. PÀLI VĂN.
- 9) Apàyapatisandhi, kàmasugatipatisandhi, rùpàvacarapatisandhi,
arùpàvacarapatisandhi ceti catubbidhà patisandhi nàma.
10) Tattha akusalavipàkopekkhàsahagatasantìranam apàyabhùmiyam
okkantikkhane patisandhi, hutvà, tato param bhavangam, pariyosànecavanam
ca hutvà vocchijjati. Ayamekàpàyapatisandhi nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Okkantikkhane: Khi thác sanh vào. Pariyosàne: Cuối cùng.
III. VIỆT VĂN.
- 9) Kiết sanh thức có 4: Ác thú kiết sanh thức, Dục giới thiên kiết
sanh thức, Sắc giới thiên kiết sanh thức và Vô Sắc giới thiên kiết sanh
thức.
10) Ở đây, Suy đạc tâm, bất thiện dị
thục tương ưng với xả làm Kiết sanh thức khi thác sanh vào Ác
thú, rồi thành Hữu phần, cuối cùng thành Tử thức và bị diệt. Ðó là kiết
sanh thức độc nhất ở Ác thú.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Kiết sanh thức ở Ác thú là Suy đạc tâm
câu hữu với xả và thuộc bất thiện dị thục.
KIẾT SANH THỨC Ở DỤC GIỚI
I. PÀLI VĂN.
- 11) Kusalavipàkopekkhàsahagatasantìranam pana kàmasugatiyam
manussànam ceva jaccandhàdìnam, bhummanissitànam ca vinipàtikasurànam
patisandhi-bhavanga-cuti-vasena pavattati. Mahàvipàkàni pana attha
sabbatthà pi kàmasugatiyam patisandhi-bhavanga-cuti-vasena pavattanti.
Imà nava kàmasugatipatisandhiyo nàma.
Sà panàyam dasavidhà pi kàmàvacarapatisandhicceva sankham gacchati.
II. THÍCH VĂN.
- Jaccandhàdìnam: Những người sanh ra đã
mù v.v... Bhummanissitànam: Bị hệ thuộc với
địa giới. Vinipàtikàsurànam: Những A-tu-la bị
đọa lạc. Dasavidhà: Có 10 loại.
Sankham gacchati: Tổng quát, tổng cộng.
III. VIỆT VĂN.
- 11) Thiện Dị-thục Suy-đạc câu hữu với
xả làm phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm cho những người
sinh ra đã mù v,v... và những
A-tu-la bị đọa lạc. Còn 8 Ðại
Dị-thục trong mọi trường hợp làm phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử
tâm cho những chúng sanh sanh ở Dục giới thiên. 9 Kiết sanh thức này gọi
là Kiết sanh thức trong Dục giới thiên. Những Kiết sanh thức ấy họp
thành Kiết sanh thức ở Dục giới.
SỐ LƯỢNG TUỔI THỌ
I. PÀLI VĂN.
- 12) Tesu catunnam apàyànam, manussànam vinipàtikàsurànam ca
àyuppamànagananàya niyamo natthi. Càtummahàràjikànam pana devànan
dibbàni pancavassasatàni àyuppamànam. Manussagananàya
navutivassasatasahassappamànam hoti. Tato cattuggunam tàvatimsànam. Tato
catuggunam yàmànam. Tato catuggunam tusitanam. Tato catuggunam
nimmànaratìnam. Tato catuggunam tusitanam. Tato catuggunam
nimmànaratìnam. Tato catuggunam paranimmitavasavitìnam devànam
ayùppamànam.
13. Navasatam cekavìsa vassànam kotiyo tathà,
Vassasatasahassàni satthi ca vasavattisu.
II. THÍCH VĂN.
- Àyuppamànaganana: Số lượng tuổi thọ. Yiyamo natthi: Không có hạn
định. Dibbàni pancavassasatàni: 500
tuổi trời. Navutivassasatasahassappamànam: Số lượng 9.000.000 năm.
Catuggunam: 4 lần nhiều hơn. Navasatam: 900. Ekavìsa: 21. Koti:
10 triệu (10.000.000).
III. VIỆT VĂN.
- 12) Không có hạn định về số lượng tuổi
thọ của những chúng sanh sanh ở 4 cõi Ác thú, của loài người và
các A-tu-la bị đọa lạc. Số lượng tuổi thọ
của Tứ-thiên-vương là 500 tuổi trời. Tính toán theo tuổi người là
9.000.000 năm. Tuổi thọ của Tam thập tam
thiên là 4 lần nhiều hơn, của Dạ ma thiên là 4 lần nhiều hơn, của
Ðâu suất thiên là 4 lần nhiều hơn, của Hóa lạc thiên là 4 lần nhiều hơn
và của Tha hóa tự tại thiên là 4 lần nhiều hơn.
13. Thọ mạng của Tha hóa tự tại thiên là 9.216.000.000 tuổi người.
KIẾT SANH THỨC Ở SẮC GIỚI
I. PÀLI VĂN.
- 14) Pathamajjhànavipàkam pathamajjhànabhùmiyam
patisandhi-bhavanga-cutivasena pavattati, tathà dutiyajjhànavipàkam,
tatiyajjhànavipàkanca, dutiyajjhànabhùmiyam, catutthajjhànavipàkam
tatiyajjhànabhùmiyam, pancamajjhànavipàkam catutthajjhàna-bhùmiyam.
Asannasattànam pana rùpameva patisandhi hoti, tathà tato param
pavattiyam cavanakàle ca rùpameva pavattitvà nirujjhati. Imà cha
rùpàvacarapatisandhiyo nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Tato param: Tiếp theo đó.
Cavanakàle: Khi lâm chung.
III. VIỆT VĂN.
- 14) Sơ thiền dị thục tâm tác động ở sơ
thiền giới, phận sự Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm. Cũng vậy
đệ nhị thiền dị-thục tâm và
đệ tam thiền dị-thục tâm ở đệ nhị thiền thiên
giới, đệ tứ thiền dị-thục tâm ở đệ tam
thiền thiên giới, đệ ngũ thiền
dị-thục tâm ở đệ tứ thiền thiên giới. Riêng
đối với chúng sanh ở Vô tưởng thiên,
Kiết sanh thức là sắc pháp và tiếp theo đó
cũng vậy trong đời sống và khi lâm chung, chỉ có sắc pháp tồn tại
và diệt mất. Những tâm này là 6 Kiết sanh thức ở Sắc giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các địa giới thiền phân loại theo kinh
tạng nên chỉ có 4, nhị thiền và tam thiền hợp lại thành một.
THỌ MẠNG TRÊN SẮC GIỚI THIÊN
I. PÀLI VĂN.
- 15) Tesu brahmapàrisajjànam devànam kappassa tatiyo bhàgo
àyuppamànam, brahmapurohitànam upaddhakappo, mahàbrahmànam eko kappo,
parittàbhànam dve kappàni, appamànàbhànam cattàri kappàni, àbhassarànam
attha kappàni, parittasubhànam solasa kappàni, appamànasubhànam
dvattimsaka ppàni, subhakinhànam catusatthi kappàni, vehapphalànam
asannasattànanca panca kappasatàni, avihànam kappasahassàni, atappànam
vehapphalànam dve kappasahassàni, sudassànam cattàri kappasahassàni,
sudassìnam attha kappasahassàni, akanitthànam solasa kappasahassàni.
II. THÍCH VĂN.
- Kappa: Kiếp. Tatiyo bhàgo: Một phần ba. Upaddhakappa: Một nửa kiếp.
III. VIỆT VĂN.
- 15) Ở tại các cảnh giới này, thọ mạng của các vị Phạm chúng thiên
là 1/3 của một kiếp, các vị Phạm phụ thiên là 1/2 của kiếp; của Ðại Phạm
Thiên là một kiếp; của Thiện quang thiên là 2 kiếp; của Vô lượng quang
thiên là 4 kiếp; của Quang Âm thiên là 8 kiếp; của Thiện tịnh thiên là
16 kiếp, của Vô lượng tịnh thiên là 32 kiếp; của Biến tịnh thiên là 64
kiếp; của Quảng quả thiên và Vô tưởng thiên là 500 kiếp; của Vô phiền
thiên là 1.000 kiếp; của Vô nhiệt thiên là 2.000 kiếp; của Thiện hiện
thiên là 4.000 kiếp; của Thiện kiến thiên là 8.000 kiếp; của Sắc cứu
kính thiên là 16.000 kiếp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Kappa: Ở đây ở Ðại kiếp. Có ba
loại kiếp: Antarakappa (Trung kiếp), Asankheyyakappa (Vô lượng kiếp) và
Mahàkappa (Ðại kiếp). Antarakappa: Trung-kiếp là thời gian tuổi con người
lên từ 10 tuổi đến vô số tuổi rồi trụt xuống
chỉ có 10 tuổi. 20 trung kiếp như vậy là vô số kiếp
(asankheyyakappa), 4 vô số kiếp thành một Ðại kiếp (mahàkappa). Một Ðại
kiếp là thời gian cần thiết để quăng cho hết
các hột cải trong một khoảng đất rộng, cao và dài một do tuần, cứ
100 năm là quăng
một hột cải.
KIẾT SANH THỨC VÀ TUỔI THỌ Ở VÔ SẮC GIỚI - TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 16) Pathamàruppàdivipàkàni pathamàruppàdibhùmisu yathàkkamam
patisandhi-bhavanga-cutivasena pavattati Imà catasso àruppapatisandhiyo
nàma.
17) Tesu pana àkàsànancàyatanùpagànam devànam vìsati kappasahassàni
àyuppamànam vinnànancàyatanùpagànam devànam cattàlisa kappasahassàni,
ãkincannàyatanùpagànam devànam satthi kappasahassàni,
nevasannànàsannàyatanũpagànam devànam caturàsìti kappasahassàni.
18) Patisandhi bhavangan ca tathà cavanamànasam,
Ekameva tatheveka-visayam cekajàtiyam.
II. THÍCH VĂN.
- Pathamàruppàdivipàkàni: Vô sắc đệ nhứt
thiền dị thục tâm v.v... Yathàkkamam: Tùy theo sự thích hợp
Àkàsànancàyatanùpagànam: Ðã chứng được
không vô biên xứ. Cavanamànasam: Tử tâm. Ekameva tatheva: Giống
nhau. Ekavisayam: Một đối tượng. Ekajàtiyam:
Trong một đời.
III. VIỆT VĂN.
- 16) Những dị thục tâm của đệ nhứt
thiền v.v... ở vô sắc giới hoạt động ở vô sắc sơ thiền cảnh giới v.v...
tùy theo sự thích hợp với tánh cách Kiết sanh thức, Hữu phần và
Tử tâm. Chúng là 4 Kiết sanh thức ở Vô sắc giới.
17) Ở những cảnh giới ấy, thọ mạng của Chư Thiên ở không Vô biên xứ
là 20 ngàn kiếp, của Chư Thiên ở Thức vô biên xứ là 40 ngàn kiếp, của
Chư Thiên ở Vô sở hữu xứ là 60 ngàn kiếp, của Chư Thiên ở Phi tưởng phi
phi tưởng xứ là 84 ngàn kiếp.
18) Trong một đời sống, Kiết sanh thức,
Hữu phần và Tử tâm thuộc một loại và cùng một
đối tượng.
BỐN LOẠI NGHIỆP
I. PÀLI VĂN.
- 19) Janakamupatthambhakamupapìlakamupaghàtakam ceti kiccavasena,
garukamàsannamàcinnam katattàkammam ceti pàkadànapariyàyena,
ditthadhammavedanìyam upapajjavedanìyam aparà-pariyavedanìyam
ahosikammam ceti pàkakàlavasena cattàri kammàni nàma.
Tathà akusalam, kàmàvacarakusalam, rùpàvacarakusalam,
arùpà-vacarakusalam càti pàkatthànavasena.
II. THÍCH VĂN.
- Janaka: Sanh nghiệp. Upatthambhaka: Trì nghiệp. Upapìlaka: Chướng
nghiệp. Upaghàtaka: Ðoạn nghiệp. Kicca: Công tác. Garuka: Cực trọng
nghiệp. Àsanna: Cận tử nghiệp. Àcinna: Tập quán nghiệp. Katattà: Tích
lũy nghiệp. Pàkadànapari-yàyena: Theo sức mạnh của quả báo.
Ditthadhammavedananìya: Hiện báo nghiệp. Upapajjavedanìya: Sanh báo
nghiệp. Aparàpariyavedanìya: Hậu báo nghiệp. Ahosikamma: Vô hiệu nghiệp.
Pàkakàlavasena: Theo thời gian của quả báo. Pàkatthànavasena: Theo vị
trí của quả báo.
III. VIỆT VĂN.
- 19) Về phương diện công tác, có bốn loại nghiệp: sanh nghiệp, trì
nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp.
Về phương diện sức mạnh thứ tự đưa đến hình
thành của quả báo, có bốn loại nghiệp: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp,
tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp.
Về phương diện thời gian đưa đến sự thọ
lãnh kết quả của nghiệp, có bốn loại nghiệp: hiện báo nghiệp,
sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp.
Về phương diện vị trí quả báo, có bốn loại nghiệp: bất thiện nghiệp,
dục giới thiện nghiệp, sắc giới thiện nghiệp và vô sắc giới thiện
nghiệp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Kamma nghĩa là hành động, tạo tác. Nói
một cách thiết thực hơn, kamma là những hành
động thiện, ác cố ý. Trừ đức Phật và
các vị A la hán, hành động cố ý của các loài
khác đều gọi là kamma.
Kamma là hành động, vipàka là quả
hay phản ứng của nghiệp. Theo Abhidhamma, kamma bao trùm 12 Bất thiện Tâm,
8 Dục giới thiện tâm, 5 Sắc giới thiện tâm, 4 Vô sắc thiện tâm. 8 Siêu thế
tâm không gọi là kamma vì những tâm này có tánh cách
đoạn trừ căn rễ của kamma, khiến không còn
sanh tử. Tại Siêu thế tâm, trí tuệ (pannà) chiếm
địa vị ưu thắng. Tại Dục giới tâm, Tư (cetanà)
chiếm địa vị ưu thắng. 29 tâm kể trên
gọi là kamma, vì chúng chứa khả năng tạo ra
quả báo. Có 23 tâm gọi là quả báo dị thục ở Dục giới. 5 tâm là quả
báo dị thục ở Sắc giới và 4 tâm là quả dị thục ở Vô sắc giới.
Janakakamma (sanh nghiệp) là nghiệp chi phối sự sanh trưởng trong một
đời sau. Sự chết của con người chỉ là
sự kết liễu tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chính tâm sát na cuối
cùng định đoạt đời sống tương lai của con
người.
Theo sớ giải, Janakakamma là nghiệp sanh ra tâm uẩn và sắc uẩn khi mới
thọ thai. Tâm đầu tiên là Patisandhi
vinnàna (kiết sanh thức) bị chi phối bởi Janakakamma này.
Upatthambhakakamma (trì nghiệp) là nghiệp tiếp theo Janakakamma, duy
trì và nâng đỡ nghiệp này cho
đến khi mệnh chung. Một thiện trì
nghiệp có thể làm con người khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc. Trái lại, một
bất thiện nghiệp có thể làm con người bệnh hoạn,
đau khổ v.v...
Upapìlakakamma là chướng nghiệp. Nghiệp này, trái với nghiệp trước, làm
cho yếu ớt, dừng lại và chậm trễ sự kết thành của sanh nghiệp. Như một
người sanh ra với một thiện sanh nghiệp có thể
đau đớn bịnh hoạn, do vậy không có kết quả
tốt lành của nghiệp thiện.
Upaghàtakakamma, đoạn nghiệp là
nghiệp đoạn trừ, tiêu diệt năng
lực của sanh nghiệp, như một mũi tên
đang bay có thể bị một sức mạnh nào khác cản lại khiến cho mũi tên
rơi xuống. Sức mạnh ấy là đoạn nghiệp.
Ðoạn nghiệp này có thể thiện hay ác.
Một ví dụ điển hình công năng
của các nghiệp trên là đời sống của
Devadatta. Thiện sanh nghiệp khiến Devadatta sanh trong gia đình
vương giả giàu có. Nhờ trì nghiệp Devadatta
được sống hạnh phúc an lạc trong một thời gian khá dài. Vì chướng
nghiệp, Devadatta bị nhục nhã khi bị tẩn xuất ra khỏi Giáo hội. Vì
đoạn nghiệp, Devadatta bị chết một cách đau
đớn.
Garukakamma (cực trọng nghiệp) có thể thiện hay bất thiện. Nghiệp này
nhất định tạo quả đời này hay
đời sau. Nếu là thiện, thời thuộc ý
nghiệp như các thiền tâm. Nếu không phải thiện, có thể khẩu nghiệp hay
thân nghiệp. 5 cực trọng nghiệp là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá
hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu.
Cực trọng này cũng gọi là Ànantariyakamma (vô gián nghiệp) vì nhất
định nghiệp này
đem đến kết quả trong đời sau. Nếu một người
tu thiền và sau làm một cực trọng nghiệp, thiện nghiệp của người
này sẽ bị cực trọng nghiệp tiêu trừ. Ðời sống sau này của vị này sẽ bị chi
phối bởi cực trọng nghiệp, như Devadatta mất thần thông và phải sanh vào
ác thú vì đã làm
đức Phật bị thương và phá hòa hợp Tăng.
Như vua Ajàtasattu không thể chứng sơ quả vì
đã giết phụ vương.
Àsannakamma (cận tử nghiệp) là nghiệp làm ra hay nhớ nghĩ khi lâm
chung. Nghiệp này rất quan trọng vì chi phối
đến đời sống sau này. Cho nên nhiều lễ nghi tổ chức khiến người sắp
chết nhớ lại việc thiện để người ấy được sanh
vào những cõi tốt đẹp hơn. Một người
ác có thể sanh lên thiện thú nếu khi chết người ấy nhớ hay làm một
thiện sự. Trái lại một người thiện có thể chết một cách
đau đớn hay sanh vào ác thú nếu khi
chết người ấy làm hay nhớ đến một việc ác.
Như hoàng hậu Mallika, vợ của vua Kosala sống một
đời sống ngay thẳng tốt lành, nhưng
chỉ vì khi lâm chung, nhớ đến một lời nói láo
của mình, nên phải sống 7 ngày đau khổ
trong ác thú.
Àcinnakamma (tập quán nghiệp) là nghiệp thường làm và thường nhớ
đến. Chính những hành
động trở thành tập quán tác thành cá
tánh con người. Cunda, người đồ tể, chết la
hét như con heo, vì sống bằng nghề đồ
tể, dầu sống bên cạnh chùa của đức
Phật. Vua Dutthagàmi ở Tích-Lan thường cúng dường cơm nước cho chư
Tăng trước khi ăn cơm. Chính tập quán nghiệp
này khiến vua hoan hỷ lúc chết và được
sanh lên cõi trời Tusita (Ðâu suất).
Katattàkamma (tích lũy nghiệp) nghĩa là làm những nghiệp không thuộc
vào ba loại nghiệp kể trên và những nghiệp làm mà quên liền, thuộc về loại
nghiệp này. Nghiệp này như là chỗ chứa đựng
các nghiệp cho một chúng sanh.
Ditthidhammavedanìyakamma: Hiện báo nghiệp, là nghiệp
đưa đến kết quả hiện tại. Theo Abhidhamma,
chúng ta làm thiện hay ác trong giai
đoạn Javana (tốc hành tâm), tâm này tồn tại
đến 7 Sát-na. Quả báo của tâm sát-na thứ
nhất, tâm yếu ớt nhất, có thể được lãnh thọ ngay ở
đời này. Như vậy gọi là hiện báo
nghiệp. Nếu không thọ lãnh ngay trong đời này,
nghiệp ấy gọi là Vô hiệu. Tâm sát-na yếu ớt thứ hai là tâm sát-na thứ 7.
Quả báo của tâm này có thể thọ lãnh đời sau
thì gọi là Upapajjavedanìya (sanh báo nghiệp). Nghiệp này nếu không
đưa đến quả báo đời sau thì
được gọi là vô hiệu. Quả báo của các
sát-na tâm ở giữa có thể được thọ lãnh
bất kỳ lúc nào cho đến khi chứng được Niết bàn.
Loại nghiệp này gọi là Aparàpariyavedanìya hậu báo nghiệp. Chính
đức Phật và các vị A-la-hán cũng không
thoát khỏi nghiệp này. Không có một loại nghiệp
đặc biệt gọi là Ahosikamma (Vô hiệu
nghiệp), nhưng khi một nghiệp nào phải có quả báo ở
đời này hay
đời sau, mà không thành tựu
được, nghiệp ấy gọi là Ahosikamma.
CÁC NGHIỆP BẤT THIỆN
I. PÀLI VĂN.
- 20) Tattha akusalam kàyakammam, vacìkammam, manokammam ceti
kammadvàravasena tividham hoti.
21) Katham? Pànàtipàto, adinnàdànam, kàmesu micchàcàro ceti
kàyavinnattisankhàte kàyadvàre bàhullavuttito kàyakammam nàma.
22) Musàvàdo, pisunvàcà, pharusavàcà, samphappalàpo ceti
vacìvinnattisankhàte vacìdvàre bàhullavuttito vacìkammam nàma.
23) Abhijjhà, byàpàdo, micchàditthi ceti annataràpi vinnattiyà
manasmim yeva bàhullavuttito manokamman nàma.
24) Tesu pànàtipàto, pharusavàcà, byàpàdo ca dosamùlena jàyanti.
Kàmesu micchàcàro, abhijjhà micchàditthi ca lobhamùlena. Sesàni cattàri
pi dvìhi mùlehi sambhavanti. Cittuppàdavasena panetam akusalam sabbathà
pi dvàdasavidham hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Pànàtipàta: Sát sanh. Adinnadànam: Lấy của không cho. Kàmesu
micchàcàra: Tà dâm. Kàyavinnattisankhàte: Ðược gọi là thân biểu.
Bàhullavuttito: Nhiều lần, phần lớn. Dùng chữ này vì những hành
động này có thể làm qua những ngưỡng
cửa khác. Abhijjhà: Tham. Vyàpàda: Sân. Micchàditthi: Tà kiến.
Annataràpi vinnattiyà: Qua các biểu nghiệp khác. Jàyanti: Sinh ra.
Sesàni: Còn lại. Cittuppda: Tâm sanh.
III. VIỆT VĂN.
- 20) Ở đây có ba loại bất thiện nghiệp
tùy theo nghiệp môn: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
21) Sao? Sát sanh, lấy của không cho, tà dâm gọi là thân nghiệp vì
chúng phần lớn làm bởi thân.
22) Nói láo, nói hai lưỡi, ác ngữ, ỷ ngữ gọi là khẩu nghiệp vì chúng
phần lớn do miệng thốt ra.
23) Tham, sân, các tà kiến gọi là ý nghiệp vì chúng phần lớn làm bởi
ý.
24) Trong những nghiệp này, sát sanh, ác khẩu và sân
được khởi lên do sân căn.
Tà dâm, tham, tà kiến được khởi lên
do tham căn. 4 pháp còn lại khởi lên
do cả hai căn. Tùy theo tâm sanh,
bất thiện có 12 loại tất cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Tà kiến có ba loại: Ahetuka ditthi: xem mọi vật sinh ra không có
nhân gì. Akiriyaditthi xem thiện và ác không có quả báo. Nàtthika
ditthi: xem không có đời sau.
CÁC NGHIỆP THIỆN
I. PÀLI VĂN.
- 25) Kàmàvacarakusalampi kàyadvàre pavattam manokammam ceti,
Kammadvàravasena tividham hoti. Tathà dàna-sìla-bhàvanàvasena.
Cittuppàdavasena panetam atthavidham hoti.
Dàna-sìla-bhàvanà-apacàyana-veyyàvaccapattidàna-pattànumodana -
dhammasavana-dhammadesanà-ditthijjukammavasena dasavidham hoti. Tam
panetam vìsatividhampi kàmàvacarakammamicceva sankham gacchati.
26. a) Rùpàvacarakusalam pana manokammameva, tanca bhàvanàmayam
appanàpattam, jhànangabhedena pancavidham hoti.
b) Tathà arùpàvacarakusalam ca manokammam. Tampi bhàvanà-mayam,
appanàpattam, àrammanabhedena catubbidham hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Pavattam: Thuộc về, diễn hành. Dàna: Bố thí. Sìla: Trì giới.
Bhàvanà: Thiền định. Apacàyana: Cung
kính. Veyyàvacca: Phục vụ. Pattidàna: Bố thí phước, hồi hướng công
đức. Pattànumodana: Tùy hỷ công
đức. Dhammasavana: Nghe pháp. Dhammadesanà:
Thuyết pháp. Ditthijjukammavasena: Khiến tà kiến
được chơn chánh. Sankham gacchati: Tổng hợp
lại. Bhàvanàmayam: Thuộc về thiền
định. Appanàttam: thuộc về an chỉ (appanà) tức là thiền tâm.
III. VIỆT VĂN.
- 25) Thiện nghiệp ở Dục giới cũng có ba loại theo ngưỡng cửa hoạt
động, tức là nghiệp làm qua thân môn
gọi là thân nghiệp, qua khẩu môn gọi là khẩu nghiệp, qua ý môn gọi là ý
nghiệp. Cũng chia làm ba loại theo: bố thí, trì giới, thiền
định; Lại chia làm tám theo loại tâm
khởi lên. Lại cũng chia làm mười loại theo; Bố thí, trì giới, thiền
định, cung kính, phục vụ, hồi hướng công
đức, tùy hỷ công đức, nghe pháp,
thuyết pháp, khiến tà kiến trở thành chơn chánh. Như vậy tổng hợp
có hai mươi thiện nghiệp ở Dục giới.
26. a) Còn Sắc giới thiện chỉ thuộc ý nghiệp, do thiền
định sanh, thuộc thiền tâm và chia
thành năm loại theo các cõi thiền.
b) Cũng vậy Vô sắc giới thiện chỉ thuộc ý nghiệp, do thiền
định sanh, thuộc thiền tâm và chia
thành bốn loại theo đối tượng tu hành.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðoạn này chỉ các thiện tâm ở Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, phân
loại theo thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp hoặc phân loại theo các thiện
pháp, hoặc theo các thiền định.
QUẢ CỦA NGHIỆP BẤT THIỆN
I. PÀLI VĂN.
- 27) Etthàkusalakammamuddhaccarahitam apàyabhùmiyam patisandhim
janeti. Pavattiyam pana sabbampi dvàdasavidham sattàkusalapàkàni
sabbathà pi kàmaloke rùpaloke ca yathàraham vipaccati.
II. THÍCH VĂN.
- Ettha: Ở đây. Uddhaccarahitam: Trừ
trạo cử. Apàyabhùmi: Ác thú. Pavattiyam: Trong sự diễn tiến của
tâm. Sattàkusalapàkàni: Bảy bất thiện dị thục. Vipaccati: Sinh quả.
III. VIỆT VĂN.
- 27) Ở đây, trừ trạo cử, các bất thiện
nghiệp còn lại khiến sanh vào cõi Ác thú. Nhưng tất cả mười hai
bất thiện nghiệp phát sanh bảy bất thiện dị thục tâm, những tâm này có
thể khởi ở Dục giới và ở Sắc giới, trong sự diễn tiến của tâm, tùy theo
trường hợp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Uddhacca (Trạo cử) không đủ sức mạnh để
tạo Patisandhi trong ác thú. Trạo cử chỉ diệt trừ trong A La hán đạo tâm.
Ác quả của mgười hai bất thiện tâm là bảy bất thiện dị thục tâm,
chúng có thể hiện hạnh trong đời sống hiện
tại.
QUẢ CỦA NGHIỆP THIỆN
I. PÀLI VĂN.
- 28) Kàmàvacarakusalampi kàmasugatiyameva patisandhim janeti. Tathà
pavattiyam ca mahàvipàkàni. Ahetukavipàkàni pana attha pi sabbatthàpi
kàmaloke rùpaloke ca yathàraham vipaccati.
II. THÍCH VĂN.
- Kàmasugati: Dục giới thiện thú.
III. VIỆT VĂN.
- 28) Thiện nghiệp ở Dục giới khiến sanh ở thiện thú cõi Dục giới.
Cũng vậy tám Ðại dị thục khởi lên trong đời
sống hiện tại (làm công tác đồng sở
duyên) (Tadàlambana) ở Dục giới. Tám Dị thục vô nhân có thể sanh
ở Dục giới và Sắc giới (trong đời sống hiện
tại) tùy theo trường hợp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các thiện nghiệp đưa đến thiện quả là
tám vô nhân thiện dị thục tâm và tám Tịnh quang Dị thục tâm. Kết quả của
tám Tịnh quang thiện tâm có thể là Kiết sanh thức (Patisandhi) và cũng có
thể là tám Tịnh quang thiện dị thục tâm trong
đời sống hằng ngày.
QUẢ CỦA HAI VÀ BA THIỆN NHÂN
I. PÀLI VĂN.
- 29) Tatthàpi tihetukamukkatham kusalam tihetukam patisandhim datvà
pavatte solasa vipàkàni vipaccati. Tihetukamomakam dvihetukamukkattham
ca kusalam dvihetukam patisandhim datvà pavatte tihetukarahitàni dvàdasa
vipàkàni vipaccati. Dvihetuka momakam pana kusalam ahetukameva
patisandhim deti. Pavatte ca ahetukavipàkàneva vipaccati.
II. THÍCH VĂN.
- Ukkattha: Thù thắng. Tihetukam: Ba nhân. Omaka: Thấp.
III. VIỆT VĂN.
- 29) Ở đây, các thiện nghiệp thù
thắng đầy đủ ba nhân khiến được Kiết sanh
thức có đủ ba nhân (rất thông minh) và ở trong
đời được sanh mười sáu dị thục. Thiện
nghiệp tương ưng với ba thiện nhân thấp kém hơn và với hai nhân
thù thắng hơn khiến được Kiết sanh thức có
đủ hai nhân, và đưa đến kết quả mười
hai dị thục, trừ những dị thục có đủ ba nhân, trong đời sống hằng ngày.
Những thiện nghiệp tương ưng với hai nhân kém hơn khiến
được Kiết sanh thức không có nhân và
đem đến kết quả dị thục vô nhân trong đời
sống hàng ngày.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các thiện nghiệp thù thắng đầy đủ ba
nhân là bốn Tịnh quang thiện tâm tương ưng với trí. Chữ Ukkattha
(U: Cao) (Kas: Kéo) là thù thắng thiện nghiệp, có thiện nhân trước và sau
khi hành động. Như bố thí cho một vị hết sức
gìn giữ giới luật thanh tịnh, với tiền của
được một cách chơn chánh và sau khi
cho không có hối tiếc được xem là một
thiện nghiệp thù thắng nhất. Omaka: Thấp kém. Khi bố thí, có thể có tâm
với ba thiện nhân. Nhưng nếu cho một người
độc ác với tiền của không được chân chánh và sau lại hối hận thời
nghiệp như vậy là gọi là thấp kém.
Mười sáu dị thục tâm khởi lên trong đời
sống bình thường là tám vô nhân tâm và tám hữu nhân hoạt
động với công tác Tadàlam bana (Ðồng
sở duyên). Bốn thiện - nghiệp yếu ớt hơn cả ba thiện nhân (4 Tịnh quang
tâm tương ưng với trí) và bốn thiện nghiệp mạnh hơn chỉ có vô tham vô sân
(4 Tịnh quang tâm không tương ưng với trí) khiến sanh ra có trí thông minh
sút kém. Quả dị thục của chúng khởi lên, trong tuần tự diễn tiến của tâm
chỉ có mười hai loại, tức là trừ 4 loại tương ứng với trí. Một thiện tâm
yếu ớt hơn, chỉ có vô tham, vô sân làm nhân, (không có vô si tức là bốn
tâm không tương ưng với trí) khiến sanh ra thành người hoặc sanh ra
đã mù, câm hay ngu
đần. Các dị thục khởi lên trong diễn
tiến của tâm gồm tám vô nhân dị thục tâm.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 30) Asankhàram sasankhàra-vipàkàni na paccati,
Sasankhàramasankhàravipàkàni ti kecana.
Tesam dvàdasa pàkàni dasattha ca yathàkkamam,
Yathàvuttànusàrena yathàsambhavamuddise.
II. THÍCH VĂN.
- Paccati: Sanh ra. Kecana: Một số luận sư. Dvàdasa dasattha: Mười
hai, mười và tám. Yathàkkamam: Tùy thuộc theo. Yathàvuttànusàrena: Theo
như đã nói trước. Yathàsambhavam:
Theo thứ tự hưng khởi. Uddise: Cần được nêu
lên.
III. VIỆT VĂN.
- 30) Một vài (luận sư) cho rằng, các tâm không cần nhắc bảo không
thể sanh ra dị thục tâm cần được nhắc bảo và
tâm cần được nhắc bảo không thể sanh ra dị
thục tâm không cần nhắc bảo.
Theo (các vị này) như đã nói
đến trước, các dị thục tâm khởi lên,
theo thứ tự là 12, 10 và 8 cần được nêu
lên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Những luận sư đề cập đến là những
luận sư giáo phái của Ðại Ðức Mahàdhammarakkhita ở chùa Moravapi,
Tích-Lan. Theo những vị này, một tâm mạnh hơn trong hai tâm không cần nhắc
bảo, tương ưng với trí có thể sanh 12 dị thục tâm tức là 4 tâm không cần
nhắc bảo và tám vô nhân dị thục tâm. Cũng vậy một tâm mạnh hơn trong hai
tâm cần được nhắc bảo, tương ưng với trí có
thể sanh 12 dị thục tâm, tức là 4 tâm cần
được nhắc bảo và tám vô nhân tâm.
Một tâm yếu hơn của hai tâm tương ưng với trí và một tâm mạnh hơn của
hai tâm không tương ưng với trí không cần nhắc bảo sanh 10 dị-thục tâm (2
dị thục tâm không tương ưng với trí không cần nhắc bảo và tám vô nhân
tâm). Cũng vậy đối với hai tâm cần được nhắc
bảo. Một tâm yếu hơn của tâm không tương ưng với trí chỉ sanh có tám vô
nhân tâm.
QUẢ CỦA SẮC GIỚI THIỆN NGHIỆP
I. PÀLI VĂN.
- 31) Rùpàvacarakusalam pana pathamajjhànam parittam bhàvetvà
brahmapàrisajjesu uppajjati. Tadeva majjhimam bhàvetvàbrahmapurohitesu,
panìtam bhàvetvà mahàbrahmesu. Tathà dutiyajjhãnam-tatiiajjhànanca
paritam bhàvetvà parittàbhesu, majjhimam bhàvetvà appamànàbhesu, panìtam
bhàvetvà àbhassaresu. Catutthajjhànam parittam bhàvetvà paritasubhesu,
majjhimam bhàvetvà appamànasubhesu, panìtam bhàvetvà subhakinhesu.
Pancamajjhànam bhàvetvà vehapphalesu, tadeva sannàviràgam bhàvetvà
asannasattesu. Anàgàmino pana suddhàvàsesu uppajjanti.
II. THÍCH VĂN.
- Paritta: nhỏ. Brahmapàrisà: Phạm chúng. Brahmapurohita: Phạm phụ
thiên. Mahàbrahmà: Ðại Phạm thiên. Parittàbha: Thiểu quang thiên.
Appamànàbha: Vô lượng quang thiên. Àbhassara: Quang âm thiên.
Parittasubha: thiểu tịnh thiên. Appamànasubha: Vô lượng tịnh thiên.
Subhakinha: Biến tịnh thiên. Vehapphala: Quảng quả thiên Sannàviràga:
Không chấp tưởng. Asannasatta: Loại vô tưởng. Anàgàmino: Những vị bất
lai. Suddhàvàsa: Tịnh cư thiên.
III. VIỆT VĂN.
- 31) Ðối với thiện tâm ở Sắc giới, ai chứng Sơ thiền một cách yếu
ớt, được sanh vào cõi Phạm chúng
thiên; một cách trung bình, được sanh vào
cõi Phạm phụ thiên; một cách thù thắng,
được sanh vào cõi Ðại phạm thiên. Cũng vậy, ai chứng Nhị thiền và
Tam thiền một cách yếu ớt, được sanh vào
cõi Vô lượng quang thiên; một cách thù thắng,
được sanh vào cõi Quang âm thiên. Ai
chứng Tứ thiền một cách yếu ớt, được sanh vào
cõi Thiểu tịnh thiên: một cách trung bình,
được sanh vào cõi Vô lượng tịnh thiên; một cách thù thắng,
được sanh vào cõi Biến Tịnh thiên.
Ai chứng Ngũ thiền được sanh vào cõi
Quảng quả thiên. Ai chứng thiền này mà không có chấp trước vào tưởng
thời được sanh trong hàng vô tưởng
hữu tình. Còn những vị chứng quả Bất Lai (A-na-hàm)
được sanh vào Tịnh cư thiên.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Hàng Dự lưu (Sotàpanna) và Nhứt lai (Sakadàgami) chứng Ðệ ngũ thiền
được sanh vào cõi Quảng quả thiên
nhưng nếu các vị này không có tha thiết gì
đến cảnh giới có sắc, có thể sanh vào các Vô sắc giới thiên.
Các hàng Bắt-Lai (Anàgàmi) chứng Ðệ ngũ Thiền và có năm
đức tánh tín, tấn, niệm, định, huệ đồng đều, được sanh vào Quảng
Quả thiên. Những ai có lòng tin mãnh liệt, lấn át các
đức tánh khác, được sanh vào cõi Avihà
(vô phiến thiên); có tinh tấn (viriya) mãnh liệt, lấn át các
đức tánh khác, được sanh vào cõi
Atappa (Vô nhiệt thiên), có niệm (sàti) mãnh liệt, lấn át các
đức tánh khác, được sanh vào cõi
Sudassa (Thiện Kiến thiên); có định (Sanàdhi)
mãnh liệt, lấn át các đức tánh khác, được
sanh vào cõi Sudassi (Thiện hiện thiên); có Huệ (Pannà) mãnh liệt,
lấn át các đức tánh khác, được sanh vào
cõi Akanittha (Sắc cứu cánh thiên).
Các vị Bất Lai không có luật nhất định nói
các vị này không sinh vào các cõi khác (Te pana annattha na
nibbattantìti niyamonatthi Sớ giải).
Còn các vị A-na-hàm Sukkha-vipassaka (khổ quán) chứng thiền
định trước khi chết được sanh vào cõi
Tịnh cư thiên.
QUẢ CỦA VÔ SẮC GIỚI THIỆN NGHIỆP VÀ TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 32) Arùpàvacarakusalam ca yathàkkamam bhàvetvà pàkam arù-pesu
uppajjanti.
33. Ittha mahaggatam punnam yathàbhùmi-vavatthitam. Jenetisadisam
patisandhippavattiyam.
II. THÍCH VĂN.
- Mahaggatam: Ðại hành tâm. Vavatthitam: Ðược phân tích,
định nghĩa, phân loại. Sadisam: Bằng nhau,
giống nhau.
III. VIỆT VĂN.
- 32) Và đối với Vô sắc giới thiện tâm,
tùy theo sự tu hành chứng các cõi Thiền, sẽ
được sanh vào các cõi tương ưng.
33. Như vậy đại hành Thiện tâm,
được phân định tùy theo cảnh giới,
anh những dị thục tâm giống nhau khi thọ sanh và trong
đời sống bình thường.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối với Vô sắc giới thiện tâm, nếu chứng
được tâm nào thì sanh vào cõi Vô sắc giới tương
đương. Nói đế Ðại hành tâm là tâm ở cả
Sắc giới và Vô sắc giới.
NGUYÊN NHÂN CỦA CHẾT
I. PÀLI VĂN.
- 34) Àyukkhayena, kammakkhayena, ubhayakkhayena, upacchedakkammunà
ceti catudhà maranuppatti nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Àyukkhaya: Tuổi thọ diệt. Kammakhaya: Nghiệp diệt. Ubhayakkhaya: Cả
hai diệt. Upacchedakakamma: Sát nghiệp. Maranuppatti: Nguyên nhân của
chết.
III. VIỆT VĂN.
- 34) Chết có bốn nguyên nhân: thọ diệt, nghiệp diệt, cả hai diệt và
sát nghiệp.
IV. NGHĨA VĂN.
- Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết là sự
diệt tận của mạng căn (Jìvitindriya),
sức nóng (usna = Tejodhàtu) và thức (vinnàna) của một cá nhân. Chết không
phải là đoạn diệt hẳn, chết tại chỗ này
nghĩa là sanh tại chỗ khác, như mặt trời mọc một chỗ này nghĩa là mặt trời
lặn một chỗ khác. Thọ diệt như khi một người chết vì tuổi già, Nghiệp diệt
là thường khi chết, tư (cetanà) của con người rất mạnh và chi phối sự tái
sanh của mình. Trong phút cuối cùng này, có sự có mặt của một năng
lực đặc biệt, và khi năng lực của sanh
nghiệp này tàn diệt, thời mọi hoạt
động về sắc thân đình chỉ, cho đến
trước khi tuổi già. Cả hai diệt, khi một người sinh ra với tuổi thọ
80, và người này chết lúc 80 tuổi do vì năng
lực của sanh nghiệp diệt tận, như vậy người này chết do thọ diệt và
nghiệp diệt. Sát nghiệp và nghiệp cắt đứt thình
lình sức sống của sanh nghiệp. Ví dụ, một sức mạnh chống
đối mạnh hơn có thể làm cho một mũi
tên đang bay rơi xuống đất. Cũng vậy, một sức
mạnh của nghiệp quá khứ có thể làm cho tiêu tan sanh nghiệp của một
loài hữu tình và như vậy khiến loài hữu tình ấy bị chết. Ba loại chết trên
gọi là Kàlamarana (chết đúng thời), và
loại chết thứ tư gọi là Akàlamarana (chết phi thời hay bất
đắc kỳ tử).
Một ngọn đèn có thể do bốn nguyên
nhân sau đây: Hết tim, hết dầu, hết tim và
dầu, do một ngoại duyên khác như bị gió thổi. Sự chết của con người cũng
do 4 duyên như vậy.
NGHIỆP, NGHIỆP TƯỚNG VÀ THÚ TƯỚNG
I. PÀLI VĂN.
- 35) Tathà ca marantànam pana maranakàle yathàraham abhimukhìbhùtam
bhavantare patisandhijanakam kammam và, tamkammakaranakàle
rùpàdikamupaladdhapubbamupakaranabhùtam ca kammanimittam và,
anantaramuppajjamànabhave upalabbhitabbam upabhogabhtùtam ca
gatinimittam và kammabalena channam dvàrànam ànnatarasmim
paccuppatthàti. Tato param tameva tathopatthitam àrammanam àrabbha
vipaccamànakammànurùpam parisuddhamupakilittham và
upalabbhitabbabhavànurùpam tatthonatam va cittasantànam abhinham
pavattati bàhullena. Tameva và pana janakabhùtam
kammamabhinavakaranavasena dvàrapavattam hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Marantànam: Người đang lâm chung.
Maranakàle: Trong khi lâm chung. Yathàraham: Tùy theo.
Abhimukhìbhùtam: Trước mặt. Bhavantare: Trung hữu, sau khi chết.
Patisandhijanakam: Sanh ra kiết sanh thức. Kammam: Nghiệp.
Tam-kamma-karanakàle: Khi đang làm
nghiệp ấy. Rùpàdikamupaladdhapubbamupakaranabhùtamca: Một vật
đã được
nhận lấy từ trước như sắc v.v... Kammanimittam: Nghiệp tướng.
Anantaramuppajjamànabhave: Trong đời
sống khởi lên tiếp sau (đời sống này).
Upalabhitabbam: Cần phải lấy được.
Upabhogabhùtam: Ðược hưởng thọ. Gatinimittam: Thú tướng.
Kammabalena: Do sức mạnh của nghiệp. Paccupatthàti: Hiện khởi. Tato
param: Tiếp theo. Vipaccamànakammànurùpam: Tùy thuộc theo nghiệp cần
phải được thuần phục.
Parisuddhamupakilittham: Thanh tịnh nhiễm ô. Upalabbihitabbabhavànurùpam:
Tùy thuộc theo đời sống cần phải lãnh
thọ. Tatthonatam: Biến theo, uốn theo về chỗ kia. Cittasantànam: Sự diễn
tiến của tâm. Abhinham: Tiếp tục, luôn luôn. Bàhullena: Nhiều lần.
Kammamabhinavakaranavasena: Do làm nghiệp mới.
III. VIỆT VĂN.
- 35) Ðối với những người sắp sửa chết, trong khi lâm chung, do sức
mạnh của nghiệp, một trong những tướng sau
đây được khởi ra trong một trong sáu cửa.
1. Một nghiệp có khả năng khiến cho tái
sanh trong đời sau được khởi tùy theo trường hợp.
2. Hay là một nghiệp tướng là một vật như sắc v.v... mà trước kia
đã từng
được dùng trong khi làm nghiệp ấy.
3. Hay là một thú tướng phải được và
phải thực nghiệm trong đời sống khởi lên
ngay tiếp theo đó.
Liền theo đó, y cứ theo đối tượng được
khởi lên, tùy theo với nghiệp cần phải
được thuần thục, hoặc thanh tịnh hay nhiễm
ô, và phù hợp với cảnh giới sẽ được
tái sanh, dòng tiềm thức luôn luôn
được trôi chảy, hướng phần lớn về cảnh giới ấy. Hay cái nghiệp có khả
năng khiến cho tái sanh ấy hiện khởi đến với căn môn với tư cách là
một tác động mới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Khi một người sắp chết, một nghiệp thiện hay bất thiện hiện khởi ra
trước người ấy, nghiệp ấy có thể là một cực trọng nghiệp (garuka) như các
thiền (Jhàna) hay giết cha v.v... những nghiệp này quá mạnh
đến nỗi lấn áp tất cả nghiệp khác và
hiện khởi rõ rệt. Nếu không có cực trọng nghiệp, thời người ấy có thể lấy
một cận tử nghiệp (àsanna kamma). Nếu là một quá khứ, thời chính là thiện
hay bất thiện niệm khởi lên trước khi chết, niệm này, người ấy
đã được
kinh nghiệm trong khi làm nghiệp ấy. Kammanimitta (nghiệp tướng) là
sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp gì mà người ấy nhận lãnh
được, khi làm nghiệp ấy, như con dao
đối với người đồ tể, các bệnh nhân đối với
thầy thuốc, bông hoa đối với người tín nữ v.v... Gatinimitta (Thú tướng) là
một hình tướng gì của cảnh giới mà người ấy sắp
được tái sanh, một sự kiện luôn luôn xảy ra
với người sắp chết. Nếu là một hình tướng không tốt
đẹp, thời có thể thay đổi chúng bằng cách ảnh
hưởng đến tư tưởng của người sắp chết, và như vậy thiện niệm của
người ấy biến thành cận tử và thay thế cho sanh nghiệp của người ấy. Thú
tướng này có thể là lửa địa ngục, rừng, núi,
bào thai của người mẹ, thiên cung v.v...
Kamma hiện khởi ra tại ý căn. Kammanimitta
hiện khởi ra tại một trong sáu căn, tùy theo trường hợp.
Gatinimitta, luôn luôn là một sắc tướng, hiện khởi ra dưới hình thức chiêm
bao.
LỘ TRÌNH TÂM CỦA MỘT NGƯỜI SẮP CHẾT
I. PÀLI VĂN.
- 36) Paccàsannamaranassa tassa vìthicittàvasàne bhavangakkhaye và
cavanavasena paccuppannabhavapariyosànabhùtam cuticittam uppajjitvà
nirujjhati. Tasmim niruddhàvasàse tassànantarameva
tathàgahitamàrammanamàrabbha savatthukam avatthukameva và yathàraham
avijjànusayaparikkhitena tanhànusayamùlakena sankhàrena janìyamànam
sampayuttehi parigayhamànam sahajàtànamadhitthànabhàvena
pubbangamabhùtam bhavantarapatisandhànavàsena patisandhisankhàtam
mànasam uppajjamànameva patitthàti bhavantare.
II. THÍCH VĂN.
- Paccàsannamaranassa: Với người sắp chết. Vìthicittàvasàne: Trong
giai đoạn cuối của lộ trình tâm.
Bhavangakkhaye: Khi hữu phần bị diệt. Cavanavasena: Theo tử tâm.
Paccuppannabhavapariyosànabhùtam: Giai đoạn
cuối của đời sống hiện tại. Cuticittam: Tử tâm. Uppajjitvà: Sau
khi khởi lên. Nirujhati: Biến diệt. Tasmimniruddhàvasàne: Ðến cuối sự
biến diệt ấy. Tassànantarameva: Lập tức sau sự diệt trừ ấy.
Tathàgahitamàrammanamàrabbha: Y cứ theo đối
tượng đã nhận lãnh như vậy. Savatthukam avatthukameva: Có căn
hay không có căn. Avijjànasayaparikkhittena: Bao trùm bởi vô minh
tùy miên. Tanhànusayamùlakena: Căn cứ vào
ái tùy miên. Sampayuttehi parigayhamànam: Câu hữu với những tâm sở tương
ưng. Sahajàtànam adhitthànabhàvena pubbangamabhùtam: Làm thành tâm xung
phong cho những tâm sở câu hữu, và nối liền các
đời sống. Patisandhisankhàtam
mànasam: Ý gọi là kiết sanh thức. Patitthàti: Ðược thiết lập.
III. VIỆT VĂN.
- 36) Ðối với người sắp chết, hoặc đến
cuối lộ trình tâm của người ấy, hoặc khi hữu phần bị diệt, tử
tâm, giai đoạn cuối cùng của
đời sống hiện tại, khởi lên rồi
diệt. Khi tâm ấy được diệt trừ, tiếp ngay
sau tâm ấy, y-cứ trên đối tượng được
thâu nhận như vậy, hoặc có tâm (hadaya) làm căn
cứ địa hay không có, kiết sanh tâm khởi lên và
được thiết lập trong đời sau, kiết sanh tâm
này bị thúc đẩy bởi vô minh tùy
miên, căn cứ vào ái tùy miên, sanh
ra bởi nghiệp, câu hữu với những tâm sở tương ưng, hành
động như tâm xung phong cho những tâm sở
câu hữu, và tiếp nối những đời sống
với nhau
IV. THÍCH NGHĨA.
- Lấy một trong ba tướng kể trên làm đối
tượng, lộ trình của tâm tuần tự diễn tiến, dầu cho sự chết có
đến hết sức bất thần và lập tức. Sau
đây là lộ trình tâm của một người sắp
chết và được sanh lên cõi người, và
đối tượng của người này là một thiện
nghiệp.
Tâm Bhavanga (hữu phần) dừng lại và rung
động hai tâm sát-na rồi diệt, tiếp theo là Ý môn hướng tâm
(manodvàràvajjana) khởi lên rồi diệt. Tiếp
đến là Javana (tốc hành tâm) chỉ có năm
tâm sát-na chớ không phải bảy như thường lệ vì yếu ớt. Vì vậy tâm
này thiếu khả năng dẫn sanh mà chỉ có
khả năng điều hành cho một
đời sống mới Abhinavakarana. Ðối tượng
trong trường hợp này là thiện, tâm của người này là thiện, không cần nhắc
bảo hay phải được nhắc bảo, câu hữu với hỷ
tương ưng hay không tương ưng với trí, tùy theo trường hợp. Tâm
đồng sở duyên (Tadàlambana), có công
tác ghi giữ hay ghi nhận trong hai sát-na,
đối tượng được nhận thức, có thể sanh hay không, tiếp đến là Tử tâm
(cuticitta), sát-na tâm cuối cùng trong đời
hiện tại. Có người hiểu lầm là đời
sống kế tiếp bị định đoạt chi phối bởi Tử tâm cuối cùng này. Sự
thật chính Tốc hành tâm mới chi phối đời sống
đời sau. Khi tử tâm diệt, sự chết mới thiệt bắt đầu. Bắt đầu từ đây, không
có một sắc nào do tâm tạo và do ăn
uống tạo được tạo ra (cittaja và àhàraja rùpa). Chỉ có các sắc do
khí nóng tạo ra (utuja) được tạo ra cho đến
khi thi thể trở thành tro bụi.
Sau khi Tử tâm đã diệt, một Kiết
sanh thức (Patisandhi) được sanh trong một
đời sống mới. Tiếp theo là mười sáu tâm sát-na bhavanga. Tiếp
đến là Ý môn hướng tâm
(manodvàràvajjana) và năm tâm sát-na Javana
(Tốc hành), phát sanh tâm ưa thích đối
với đời sống mới (bhava-nikànti-Javana). Rồi tâm bhavanga khởi và
diệt và dòng tâm thức trôi chảy như một dòng nước. Trong trường hợp Vô sắc
giới, sẽ không có hadayavatthu (đoàn
tâm).
KIẾT SANH THỨC VÀ ÐỐI TƯỢNG CỦA NGƯỜI SẮP CHẾT
I. PÀLI VĂN.
- 37) Maranàsannavìthiyam panettha mandapavattàni panceva javanàni
pàtikankhitabbàni. Tasmà yadà paccuppannàrammanesu àpàthamàgatesu
dharantesvevamaranam hoti, tadà patisandhibhavangànampi
paccupannàrammanatà labbhatìti katvà kàmàvacarapatisandhiyà
chadvàragahitam kammanimittam, gatinimittanca paccuppannamatìtàrammanam
upalabbhati, kamman pana atìtameva. Tam ca manodvàragahitam. Tàmi pana
sabbàni pi parittadhammabhùtànevàrammanàni.
II. THÍCH VĂN.
- Maranàsannavìthiyam: Trong lộ trình của tâm khi gần chết.
Mandapavattàni: Diễn tiến mdột cách yếu ớt. Pàtikankhitabbàni: Trông
đợi. Paccuppannàrammanesu
àpàthàmàgatesu: Trong khi các đối tượng
hiện tại vào trong khu vực nhận thức của căn.
Dharantesu: Nhiếp trì. Parittadhammabhùtàni àrammanàni: Các
đối tượng được xem là tiểu pháp
(thuộc về Dục giới).
III. VIỆT VĂN.
- 37) Ở đây, trong lộ trình của
tâm gần chết, chỉ có năm Tốc hành
tâm yếu ớt được mong đợi. Do vậy, trong khi
lâm chung, khi các đối tượng hiện tại vào trong khu vực nhận thức
thời Patisandhi và Bhavanga cũng đều cùng
một đối tượng.
Như vậy, khi tái sanh ở Dục giới, Kammanimitta (nghiệp tướng) nhận
thức bởi một trong sáu căn môn hay
gatinimitta (Thú tướng) có thể quá khứ hoặc hiện tại nhưng Kamma
(nghiệp) được nhận thức bởi ý môn chỉ thuộc về một đối tượng quá khứ.
Tất cả những đối tượng này phải được
xem là thuộc về tiểu pháp (Dục giới).
Ở SẮC VÀ VÔ SẮC GIỚI
I. PÀLI VĂN.
- 38) Rùpàvacarapatisandhiyà pana pannattibhùtam
kammanimittamevàrammanam hoti. Tathà àruppapatisandhiyà ca
mahaggatabhùtam pannattibhùtam ca kammanimittameva yathàraham àrammanam
hoti. Asannasattànam jìvitanavakameva patisandhibhàvena patitthàti.
Tasmà te rùpapatisandhikà nàma. Arùpà arùpapatisandhikà. Sesà
rùpà-rùpapatisandhikà.
II. THÍCH VĂN.
- Pannattibhùtam: Là một khái niệm. Jìvitanavakam: Mạng căn
chín phần. Sesà: Những loài hữu tình còn lại.
III. VIỆT VĂN.
- 38) Khi tái sanh ở Sắc giới, đối tượng
Kammanimitta (nghiệp tướng) thuộc về khái niệm. Khi tái sanh ở Vô sắc
giới, đối tượng nghiệp tướng thuộc về Ðại hành và khái niệm (như
hư không vô biên), tùy theo trường hợp. Ðời sống của các loài hữu tình
vô tưởng, bắt đầu với một nhóm gồm có 9 sắc
pháp gọi là Jìvitanavaka. (Mạng căn
cửu phần). Do vậy sự tái sanh ở đây thuộc về sắc giới. Các loài
hữu tình sanh ở Vô sắc giới thuộc về vô sắc. Những loại hữu tình còn lại
thuộc sắc và vô sắc.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối tượng của Kamma nimittam khi tái sanh ở Sắc giới thuộc về khái
niệm vì đây là patibhàganimitta (quan
tướng). Jìvitanavaka gồm có Ðịa, thủy, hỏa, phong, sắc, hương, vị, ojà
(Dưỡng chất) và mạng căn (Jìvitindriya).
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 39) Àruppacutiyà honti hetthimàruppavajjità.
Paramàruppasandhì ca tathà kàmatihetukà.
Rùpàvacaracutiyà aheturahità siyum.
Sabbà kàmatihetumhà, kàmesveva panetarà.
II. THÍCH VĂN.
- Hetthimàruppavajjità: Trừ vô sắc xứ thấp hơn.
Paramàruppapatisandhì: Vô sắc giới Kiết sanh thức cao hơn. Kàmatihetukà:
Dục giới ba nhân.
III. VIỆT VĂN.
- 39) Khi từ trần từ cõi vô sắc, sẽ được
tái sanh ở cõi vô sắc hay một cõi cao hơn nhưng không ở một cõi
thấp hơn, và có thể sanh ở cõi Dục giới với ba nhân. Khi từ trần từ cõi
Sắc giới, sẽ không bị tái sanh làm thành một người vô nhân. Một hữu tình
với ba nhân có thể tái sanh ở mọi cảnh giới. Những loài hữu tình khác
(hai nhân hay không nhân) được sanh ở Dục
giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Với ba nhân là với vô tham, vô sân và vô sĩ. Một người vô nhân là
những người sinh ra ngu đần, sanh ra đã
mù hay điếc hay sinh ra ở cõi ác thú.
DÒNG TÂM THỨC
I. PÀLI VĂN.
- 40) Iccevam gahitapatisandhikànam pana
patisandhinirodhànantaratoppabhuti tamevàrammariamàrabbha tadeva cittam
yàva cuticittuppàdà asati vìthicittuppàde bhavassa angabhàvena
bhavangasantatisankhàtam mànasam abbhocchinnam nadìsoto viya pavattati.
Pariyosàne ca cavanavasena cuticittam hutvà nirujjhati. Tato param ca
patisandhàdayo rathacakkamiva yathàkkamam evameva parivattantà
pavattanti.
II. THÍCH VĂN.
- Gahitapatisandhikànam: Những chúng sanh phải tái sanh. Pabhuti: Bắt
đầu từ. Abbhocchinnam: Không gián đoạn. Nadìsoto
viya: Như dòng sông. Pariyosàne: Ðến đoạn
cuối. Rathacakkam: Bánh xe.
III. VIỆT VĂN.
- 40) Như vậy, những ai bị tái sanh, liền sau khi Kiết sanh thức
diệt, một dòng tâm thức trôi chảy, y cứ trên một
đối tượng, như dòng một con sông,
luôn luôn tiếp tục, và chỉ bị chận đứng bởi
lộ trình của tâm thức khi khởi lên, dòng tâm thức này trôi chảy
cho đến chết. Dòng tâm thức này
được gọi là Bhavanga vì là một thành
phần của sự sống. Ðến cuối cùng đời sống,
khi người ấy lâm chung, dòng tâm thức trở thành Tử tâm
(cuticittam) rồi diệt. Tiếp theo đó, Kiết
sanh thức và các tâm khác vẫn tiếp nối diễn tiến tùy theo trường
hợp như bánh của một chiếc xe.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Patisandhi, Bhavanga và cuti của một đời
sống là giống nhau vì chúng cùng một
đối tượng. Các tâm sở của ba tâm này giống nhau. Chúng chỉ khác
nhau về danh từ và công tác. Liền sau đó,
Kiết sanh thức (patisandhi). Hữu phần (bhavanga) khởi lên. Trong
đời sống, khi không có sự diễn tiến lộ trình
của tâm, Hữu phần tâm này tiếp tục trôi chảy. Trong một
đời sống, vô số Bhavanga (Hữu phần tâm) được
khởi lên.
SỰ LIÊN TỤC CỦA DÒNG TÂM THỨC
I. PÀLI VĂN.
- 41) Patisandhi-bhavangavìthiyo cuti ceha tathà bhavantare.
Puna sandhi bhavangamiccayam parivattati cittasantati.
Patisankhàya panetamaddhuvam adhigantvà padamaccutam budhà.
Susamucchinnasinehabandhanà samamessanti ciràya subbatà.
II. THÍCH VĂN.
- Cittasantati: Sự tiếp diễn của tâm. Patisankhàya: Sau khi suy tư.
Budhà: Các vị sáng suốt. Addhuvam: Vô thường. Adhigantvà: Sau khi chứng.
Padamaccutam: Trạng thái bất tử (Niết bàn). Susamucchinna: Khéo cắt.
Sinehabandhanà: Triền ái hay sự trói buộc của ái. Samamessanti: Sẽ chứng
được sự thanh tịnh. Ciràya: Trong
một thời gian khá lâu. Subbatà: Khéo điều
phục.
III. VIỆT VĂN.
- 41) Cũng như ở đây, cũng vậy ở đời kế
tiếp, khởi lên Kiết sanh thức, Hữu phần, lộ trình của tâm và Tử
tâm. Lại một lần nữa, với Kiết sanh thức và Hữu phần, dòng tâm thức trôi
chảy.
Người có trí, tự khéo điều phục trong
một thời gian lâu dài, suy tư đến lẽ
vô thường, sẽ chứng ngộ sự bất diệt, và hoàn toàn cắt bỏ triền
phược của tham ái, chứng ngộ thanh tịnh.
Ghi chú:
Có thể tham chiếu thêm với:
1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh
(với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa
Thượng Narada.
-ooOoo-