Luận tạng Nam truyền
Thắng Pháp Tập Yếu Luận
Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU Viện Trưởng Viện Ðại Học Vạn Hạnh (dịch và giải)
26/07/2554 23:39 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

CHƯƠNG IX

KAMMATTHÀNA: NGHIỆP XỨ hay ÐỐI TƯỢNG TU HÀNH

PHẦN MỘT - SAMATHA KAMMATTHÀNA: CHỈ NGHIỆP XỨ

I. PÀLI VĂN.

- 1) Samathavipassanànam bhàvanànam ito param, Kammatthànam pavakkhàmi duvidham pi yathàkkamam.

2 - 5) Tattha samatha-sangahe tàva, dasa kasinàni, dasa asubhà, dasa anussatiyo, catasso appamannàyo, ekà sannà, ekam vavatthànam cattàro àruppà ceti sattavidhena samathakammatthàna-sangaho. Ràgacarito, dosacarito, mohacarito, saddhàcarito, buddhi-carito, vitakkacarito ceti chabbidhena caritasangaho. Parikamma-bhàvanà, Upacàra-bhàvanà, appanàbhàvanà, ceti tisso bhàvanà. Pari-kammanimittam, uggahanimittam, patibhàganimittanceti tìni nimittàni ca veditabbàni.

II. THÍCH VĂN.

- Samatha: Chỉ. Vipassanà: Quán. Itoparam: Từ đây trở đi. Sangaho: Tập yếu. Kasina: Biến xứ quán pháp. Asubhà: Bất tịnh. Vavathànam: Sai biệt (Huệ) Kammatthàna: Nghiệp xứ, Hành xứ, công án. Ràgaccarito: Tham hành giả. Dosacarito: Sân hành giả. Mohacarito: Si hành giả. Saddhàcarito: Tín hành giả. Buddhicarito: Giác hành giả. Vitakkacarito: Tầm hành giả. Parikammabhàvanà: Dự bị tu tập. Upacàrabhàvanà: Cận hành tu tập. Appanà bhàvanà: An chỉ tu tập. Uggahanimitta: Thủ tướng (hay thô tướng). Patibhàganimitta: Tợ tướng (hay quang tướng).

III. VIỆT VĂN.

- 1) Từ nay tôi sẽ giảng về hai nghiệp xứ tu tập, chỉ tu tập và quán tu tập.

2 - 5) Ở nơi đây, về chỉ tập yếu, cần phải hiểu các pháp như sau: 10 biến xứ quán pháp, 10 bất tịnh pháp, 10 niệm pháp, 4 vô lượng pháp, 1 tưởng pháp, 1 sai biệt huệ pháp, 4 vô sắc pháp, như vậy chỉ nghiệp xứ tập yếu có bảy loại.

Tham hành giả, Sân hành giả, Si hành giả, Tín hành giả, Giác hành giả và Tầm hành giả. Như vậy có tất cả sáu loại hành giả.

Dự bị tu tập, Cận hành, tu tập, An chỉ tu tập như vậy có tất cả ba loại tu tập. Chuẩn bị tướng, Thủ tướng (hay thô tướng), và Tợ tướng (hay quang tướng), như vậy có tất cả ba tướng.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Có 5 pháp làm trở ngại cho sự tu thiền và tu quán là 5 Triền cái: Kàmacchanda: Dục ái, Vyàpàda: Sân, Thìna - middha: Thụy miên, Uddhaccakukkucca: Trạo cử, Vicikicchà: Nghi. Do ảnh hưởng 5 Triền cái, chúng ta không thể tu thiền định hay quán ba pháp ấn; khổ, vô thường và vô ngã. Các phương pháp tu hành dẫn đến diệt trừ 5 Triền cái này gọi là Samathabhàvanà, chỉ tu tập và chỉ chứng được khi đạt đến Sắc Thiền và Vô Sắc Thiền, và các đối tượng dùng để thực hiện các thiền định trên gọi là Samatha-kammatthàna: Chỉ nghiệp xứ. Người tu hành chỉ có thể diệt trừ hoàn toàn các Triền cái ở Siêu Thế Giới bằng cách quán tưởng thực tánh khổ, vô thường và vô ngã của sự vật. Các phương pháp tu hành quán tưởng được gọi là Vipassanàbhàvanà (Quán tu tập) và các đối tượng để tu hành gọi là Vipassanà Kammatthànà: Quán nghiệp xứ.

 

I. PÀLI VĂN.

- 6) Pathavì-kasinam, àpo-kasinam, tejokasinam, vàyo-kasinam, nìla-kasinam, pìta-kasinam, lohitakasinam, odàtakasinam, àkàsa-kasinam, àlokakasinanceti imànidasa kasinàni nàma.

7) Uddhumàtakam, vinìlakam, vipubbakam, vicchiddakam, vikkhàyitakam, vikkhittakam, hatavikkhittakam, lohitakam, puluvakam, atthikanceti ime dasa asubhà nàma.

8) Buddhànussati, dhammànussati, sanghànussati, sìlànussati, càgànussati, devatànussati, upasamànussati, maranànussati, kàyagatàsati, ànàpànasati ceti imà dasa anussatiyo nàma.

9) Mettà, karunà, mudità, upekkhà ceti imà catasso appamannàyo nàma brahmavihàrà ti pi vuccanti.

10) Àhàre patikkùlasannà ekà sannà nàma,
Catudhàtuvavatthànam ekam vavatthànam nàma.

11) Àkàsànancàyatanàdayo cattàro àruppànàmàti sabbathà pi samathaniddese cattàlìsa kammathànàni bhavanti.

II. THÍCH VĂN.

- Uddhumàtakam: Bành trướng tướng. Vinìlakam: Thanh ứ tướng. Vipubbakam: Nồng lạn tướng. Vicchiddakam: Ðoạn hoại tướng. Vikkhàyitakam: Thực hám tướng. Vikkhittakam: Tán loạn tướng. Hata - vikkhittakam: Chiết đoạn tán loạn tướng. Lohitakam: Huyết đồ tướng. Puluvakam: Trùng tụ tướng. Atthikam: Hài cốt tướng Upasamànussati: Tịch tịnh tùy niệm.

III. VIỆT VĂN.

- 6) Ðịa biến xứ quán pháp, Thủy biến xứ quán pháp, Hỏa biến xứ quán pháp, Phong biến xứ quán pháp, Thanh biến xứ quán pháp, Hoàng biến xứ quán pháp, Huyết biến xứ quán pháp, Bạch biến xứ quán pháp, Không biến xứ quán pháp, Quang biến xứ quán pháp, như vậy là 10 biến xứ quán pháp.

7) Bành trướng tướng, Thanh ứ tướng, Nồng lạn tướng, Ðoạn hoại tướng, Thực hám tướng, Tán loạn tướng, Chiết đoạn tán loạn tướng, Huyết đồ tướng, Trùng tụ tướng, Hài cốt tướng, như vậy là 10 bất tịnh quán.

8) Phật niệm, Pháp niệm, Tăng niệm, Giới niệm, Thí niệm, Thiên niệm, Tịch tịnh niệm, Tử niệm, Thân niệm, Sổ tức niệm. Như vậy là 10 niệm,

9) Từ, Bi, Hỷ, Xả, như vậy là 4 vô lượng tâm hay gọi là Phạm Trú.

10) Yếm nghịch tưởng đối với các thức ăn gọi là nhứt tưởng. Bốn giới sai biệt gọi là nhứt sai biệt.

11) Hư không vô biên v.v... gọi là 4 vô sắc pháp.

Như vậy có tất cả là 40 nghiệp xứ trong chỉ Tu tập.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Kammatthàma: Kamma là nghiệp, đây chỉ Thiền, hay đúng hơn hành động tu thiền. Thàma có nghĩa là xứ, Căn cứ hay thời cơ, đây chỉ cho đối tượng hay sự hành trì. Kammatthàna như vậy có nghĩa là các đối tượng để tu thiền và có 40 Kammatthàna tất cả.

Samatha: Sam nghĩa là nhiếp phục, trạng thái an chỉ khi nhiếp phục được các triền cái. Samatha đồng nghĩa với Samàdhi (Ðịnh), đưa đến tu hành Thiền (Jhàna). Với định, các phiền não chỉ được nhiếp phục, chớ không đoạn trừ hẳn.

Vipassanà: Vi + dis nghĩa là thấy nhiều cách, tức là tánh khổ, vô thường và vô ngã của sự vật. Mục đích của vipassanà (Quán) là thấy sự vật đúng thực tánh của nó.

Carita: Hành chỉ cho bản tánh hồn nhiên của con người khi không bị chi phối hay suy tư về điều gì. Có 6 tánh: Người tham căn, người sân căn, người si căn, người tín căn, người trí căn và người tầm căn. Các loại tánh này phối hợp thành 63 tánh và cộng thêm Ditthacarita thành có tất cả 64 tánh.

Tu tập có 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là Parikammabhàvanà (Dự bị tu tập); giai đoạn thứ hai, từ khi tạo được hình ảnh đối tượng, tạm ngăn trừ các triền cái cho đến khi chứng được gotrabhù (Chuyển tánh) trong lộ trình của Tốc hành tâm (Javana). Giai đoạn này gọi là Upacàrabhàvanà hay Cận hành tu tập. Giai đoạn thứ ba tiếp theo Gotrabhù được gọi là Appanàbhàvanà (An chỉ tu tập), sở dĩ gọi vậy vì Vitakka (Tầm) một Thiền chi, vẫn gắn chặt trên đối tượng tu tập.

Lộ trình của Thiền như sau: Manodvàràvajjana (Ý môn hướng tâm), Parikamma (Chuẩn bị tâm), Upacàra (Cận hành tâm), Anuloma (Thuận thứ tâm), Gotrabhù (Chuyển tánh tâm), Appanà (An chỉ tâm) và Bhavanga (Hữu phần).

Mọi đối tượng, như Kasina dùng để tu tập gọi là Parikammanimitta (Chuẩn bị tướng). Cùng một đối tượng ấy, khi được thấy với mắt nhắm gọi là Uggahanimitta (Thủ tướng hay thô tướng), và cũng hình ảnh ấy, khi không còn các tỳ vết, được gọi là Patibhàganimitta (Tợ tướng hay quang tướng), khi dùng như một đối tượng của Upacàra và Appanà bhàvanà.

Kasina có nghĩa là khắp tất cả, toàn thể. Sở dĩ gọi vậy vì ánh sáng phát sanh từ Thủ tướng hay Tợ tướng đều chiếu khắp tất cả, không bị hạn chế.

Kàyagatàsati quán thân là quán 32 bộ phận của thân thể như sau: Tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, trái cật, tim, gan, hoành cách mạc, tỳ tạng (splun), phổi, màng da mỏng, ruột, bao tử, phẩn, mật, niêm dịch, mũ, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt, mỡ, nướng miếng, nước đàm, nước nhớt và nước tiểu.

Anàpànasati: Sổ tức, Àna là thở vô. Apàna là thở ra. Có nhiều sách giải thích ngược lại. Phương pháp này có thể đưa đến nhứt tâm và cuối cùng đưa đến quán và A La Hán quả. Phương pháp này được giải thích rõ ràng trong kinh Satipatthànasutta và trong tập Visuddhimagga.

Brahmavihàra: Phạm trú hay 4 vô lượng tâm, Brahma ở đây có nghĩa là cao thượng Vihàra có nghĩa là Trú hay một thái độ, một lối sống. Sở dĩ gọi là vô lượng tâm Appamannà vì các tâm tư này phóng ra tất cả chúng sanh, không có giới hạn.

Mettà (Phạm văn Maitrì): Từ được định nghĩa là cái gì làm mủi lòng, làm cho tâm mềm dịu lại. Ðây không phải tình yêu xác thịt hay tình cảm cá nhân. Ðối nghịch trực tiếp của Mettà là Hận thù, hằn học. Ðối nghịch gián tiếp là tình cảm cá nhân (pema). Mettà bao trùm tất cả chúng sanh, không có hạn chế, thượng đỉnh của Mettà là tự hòa mình với tất cả chúng sanh, nghĩa là tha thiết muốn toàn thể chúng sanh được hạnh phúc. Ðặc tánh của từ là một thái độ từ hòa. Từ diệt trừ Sân hận.

Karunà: Bi là cái gì làm cho tâm của người thiện rung động khi thấy các người khác đau khổ hay cái gì làm cho người khác bớt đau khổ. Ðặc tánh của Bi là diệt trừ sự đau khổ của những người khác. Kẻ thù trực tiếp của Bi là himsà (Hại) và kẻ thù gián tiếp là domanassa (ưu), Bi bao trùm mọi chúng sanh đau khổ và diệt trừ độc ác.

Mudità: Hỷ, không phải chỉ cảm tình suông mà còn có nghĩa hoan hỷ. Kẻ thù trực tiếp là ganh ghét và kẻ thù gián tiếp của hoan lạc, (Pahàsa). Ðặc tánh của Hỷ là vui sướng trước sự giàu sang và thành công của người khác. Hỷ bao trùm những chúng sanh giàu sang, diệt trừ sự bực bội (arati) và là một cử chỉ tán thán.

Upekkhà: xả, nghĩa là không tham không sân. Không phải là một sự thản nhiên vô tri, mà chính là một thái độ trầm tĩnh tuyệt diệu hay một tâm hồn khéo thăng bằng. Chính là một trạng thái tâm linh thăng bằng trầm tĩnh trước những thành bại của cuộc đời như khen chê, vui khổ, lời lỗ, có danh không danh. Kẻ thù trực tiếp là tham ái (ràga) và kẻ thù gián tiếp là sự vô tình. Upekkhà loại bỏ mọi tham đắm, giận ghét. Thái độ vô tư là đặc tánh của Upakkhà. Ở đây, upekkhà không phải là một cảm giác vô lạc vô khổ, mà chính là một đức tánh tối thượng có nghĩa một sự thăng bằng tâm trí. Xả bao gồm cả Thiện ác, thương, ghét, thích hay không ưa thích.

Àhàre patikkùlasannà: Yểm nghịch tưởng đối với thức ăn khi phải đi tìm, khi ăn v.v... Catudhàtuvavatthànam: Bốn giới sai biệt tức là quán sát 4 Ðại, Ðịa, thủy, hỏa, phong về tướng đặc biệt của mỗi Ðại chủng.

 

I. PÀLI VĂN.

- 12) Caritàsu pana dasa asubhà, kàya-gatà satisankhàtà kotthàsabhàvanà ràgacaritassa sappàyà. Catasso appamannàyo, nìlàdìni ca cattàri kasinàni dosacaritassa, ànàpànam mohacaritassa, vitakkacaritassa ca. Buddhànussatiàdayo cha saddhàcaritassa, maranùpasama-sannàvavatthànàni buddhicaritassa. Sesàni pana sabbàni pi kammatthànàni sabbesampi sappàyàni. Tatthàpi kasinesu puthulam mohacaritassa, khuddakam vitakkacaritassevàti.

13) Bhàvanàsu pana sabbatthàpi parikamnna-bhàvanà labbhateva. Buddhànussati àdisu atthasu, sannàvavatthànesu càti dasasu kammatthànesu upacàra-bhàvanà va sampajjati, natthi appanà. Sesesu pana samatimsa kammatthànesu appanàbhàvanà pi sampajjati.

II. THÍCH VĂN.

- Kotthàsabhàvanà: Quán tưởng các phần của thân. Puthulam: Lớn.

III. VIỆT VĂN.

- 12) Ðối với tánh tình, 10 bất tịnh quán và thân hành niệm, như quán các thân phần, hợp với tham hành giả. 4 vô lượng tâm và bốn xứ biến xứ như xanh v.v... hợp với Sân hành giả. (Vì đối tượng quá sâu và rộng lớn). Pháp sổ tức hợp với Si hành giả và Tầm hành giả. Lục niệm như niệm Phật v.v... hợp với Tín hành giả. Tử niệm, Tịch tịnh niệm, Yểm nghịch tưởng đối với thức ăn, hợp với Giác hành giả. Tất cả các nghiệp xứ còn lại hợp với tất cả tánh tình. Ở nơi đây, đối với các biến xứ quán pháp (Kasina) thứ lớn hợp với si hành giả, và thứ nhỏ hợp với Tầm hành giả.

13) Ðối với các loại tu tập (bhàvanà), chuẩn bị tu tập có thể do tất cả nghiệp xứ pháp chứng được. Trong mười nghiệp xứ pháp, như 8 niệm bắt đầu Phật niệm v.v... Nhứt tưởng và nhứt sai biệt, chỉ chứng được Cận hành tu tập, nhưng không chứng được an chỉ tu tập (vì đối tượng quá thô và cần Tầm tâm sở để quán). Trong các nghiệp xứ pháp còn lại, an chỉ tu tập có thể chứng được. (10 Kasinà + 10 Asubha + 2 Anussati + 4 Appamannà + 4 Aruppà).

 

I. PÀLI VĂN.

- 14) Tatthàpi dasa kasinàni, ànàpànanca pancakajjhànikàni, dasa asubhà, kàyagatàsati ca pathamajjhànikà, mettàdayo tayo catukkajjhànikà. Upekkhà pancamajjhànikà ti chabbìsati rùpàvacarajjhànikàni kammatthànàni. Cattàro àruppà pana àruppajjhànikàti.

II. VIỆT VĂN.

- 14) Ở nơi đây, 10 Biến Xứ quán pháp và Sổ tức giúp chứng được 5 Thiền, 10 pháp Bất Tịnh và Thân hành niệm giúp chứng được Sơ Thiền. Ba vô lượng tâm đầu như Từ v.v... giúp chứng được bốn Thiền. Xả giúp chứng được Thiền thứ năm. Như vậy 26 Nghiệp xứ giúp chứng Sắc Thiền. Còn Bốn vô sắc giúp chứng Vô sắc Thiền.

III. THÍCH NGHĨA.

- Sở dĩ ba vô lượng tâm đầu không giúp chứng được Thiền thứ năm vì Xả chỉ tìm thấy ở Thiền thứ 5, và bốn Thiền đầu không thể nhờ Xả mà tu chứng được.

 

I. PÀLI VĂN.

- 15 - 19) Nimittesu pana parikammanimittam, uggahanimittana ca sabbathàpi yathàraham pariyàyena labbhanteva. Patibhàganimittam pana kasinàsubha-kotthàsànàpànesveva labbhati. Tattha hi patibhàganimittamàrabbha upacàrasamàdhi, appanàsamàdhi ca pavattanti. Katham? Àdikammikassa hi pathavìmandalàdisu nimittam ugganhantassa tam àlambanam parikammanimittanti pavuccati. Sà ca bhàvanà parikammabhàvanà nàma.

Yadà pana tannimittam cittena samuggahitam hoti, cakkhunà passantasseva manodvàrassa àpàthamàgatam, tadà tameva àrammanam uggahanimịttam nàma. Sà ca bhàvanà samàdhìyati. Tathà samàhitassa panetassa tato param tasmim uggahanimitte parikammasamàdhinà bhàvanamanuyunjantassa yadà tappatibhàgam vatthudhammavimuccitam pannattisankhàtam bhàvanàmayamàlambanam citte sannisinnam samappitam hoti, Tadà patibhàganimittam samuppannanti pavuccati. Tato patthàya patibandhavippahìnà kàmàvacarasamàdhisankhàtà upacàrabhàvanà nipphannà nàma hoti. Tato param tameva patibhàganimittam upacàrasamàdhinà samàsevantassa rùpàvacara pathamajjhànamappeti. Tato param tameva pathamajjhànam, àvajjanà samàpajjanà adhitthànà; vutthànà paccavekkhanà ceti imàhi pancahi vasìtàhi vasìbhùtam katvà vitakkàdikamolàrikangam pahànàya, vicàràdisukhumanguppattiyà padahato yathàkkamam dutiyajjhànàdayo yathàrahamappenti.

20) Iccevam pathavì kasinàdisu dvàvìsati kammatthànesu patibhàganimittamupalabbhati. Avasesesu pana appamannà sattapannattiyam pavattanti.

II. THÍCH VĂN.

- Àdikammika: Người mới tập. Pariyàyena: Theo phương tiện. Patibhàganimittàrabbha: Dựa trên tợ tướng. Cittena samuggahitam: Ðược tâm chấp nhận. Cakkhunà passantasseva: Giống như được mắt thấy. Bhàvanamanuyunjantassa: Với người đang tu tập. Vatthudhammavimuccitam: Giải thoát khỏi những tỳ vết. Pannatti: Thi thiết, khái niệm, giả danh, giả pháp, Bhàvanàmayamàlambanam: một đối tượng nhờ định sanh. Sannissinnam: Khéo an trú. Samappitam: khéo tập trung. Nipphanna: Ðược tạo ra, làm ra. Samàsevati: Khéo liên hệ, khéo thực hành. À-vajjanà: Sự chuyển hướng. Samàpajjanà: Sự nhập định. Aditthànà: Sự trú định Vutthànà: Sự xuất định. Paccavekkhanà: Sự quán sát. Pancavasità: 5 pháp tự tại. Padahati: Cố gắng, chấp nhận, đối mặt. Sattapannatti. Lấy khái niệm chúng sanh.

III. VIỆT VĂN.

- 15 - 19) Trong ba tướng, chuẩn bị tướng, thủ tướng có thể chứng được trong mọi trường hợp, tùy theo đối tượng. Nhưng tợ tướng chỉ có thể chứng được với các biến xứ quán pháp, bất tịnh pháp, thân phần pháp và sổ tức mà thôi.

Chính nhờ tợ tướng mà cận hành định và an chỉ định được thực hiện như thế nào? Dầu đối tượng nào trong các biến xứ quán pháp như địa biến xứ v.v... mà một người mới tập sự dùng, đối tượng ấy được gọi là chuẩn bị tướng. Sự tu tập ấy được gọi là chuẩn bị tu tập. Khi tướng ấy được tiếp nhận bởi ý và vào trong ý môn, như là được thấy bởi con mắt, tướng ấy được gọi là thủ tướng (uggahanimittam). Sự tu tập ấy được trở thành khá định tĩnh.

Cũng vậy, khi một tợ tướng, nhờ định sanh ra, thoát khỏi các tỳ vết ban sơ, được chấp nhận như một khái niệm; được khéo an trú và tập trung trong tâm trí của một người khéo định tĩnh, người này tu thiền trên thủ tướng nhờ chuẩn bị định, như vậy khi ấy có thể nói rằng tợ tướng đã sanh.

Sau đó, cận hành định, thoát ly khỏi các ràng buộc, thuộc Dục giới khởi lên. Rồi vị tu tập tợ tướng với cận hành định, chứng được sơ thiền của các giới. Bắt đầu từ đây, do đặt Sơ Thiền này dưới sự kiểm soát của mình bằng năm pháp tự tại - chuyển hướng, nhập định, trú định, xuất định, quán sát - vị ấy tinh cần tu tập, do loại bỏ các thô pháp như tầm v.v... và do phát triển các tế pháp như tứ v.v..., chứng được, theo thứ lớp, tùy theo trường hợp, nhị thiền và các thiền kế tiếp.

20) Như vậy, với 22 nghiệp xứ (hay tu pháp) như đất v.v... chứng được tợ tướng. Nhưng trong 18 nghiệp xứ còn lại, các vô lượng tâm dùng khái niệm chúng sanh làm đối tượng tu hành.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Kammatthànà nghiệp xứ, hành xứ hay công án. Danh từ này ở đây dùng theo nghĩa chuyên môn Kamma: hành động, đây chỉ hành thiền, Thàna: là xứ, đây chỉ đối tượng tu hành. Kammatthànà chỉ cho 40 đối tượng tu hành.

Samatha: chỉ, từ ngữ nguyên Sam, làm cho nhiếp phục, an chỉ, do nhiếp phục các triền cái. Với chỉ hay định, các phiền não chỉ được nhiếp phục tạm thời.

Vipassanà: Quán, từ ngữ căn vi + dis, thấy nghĩa là thấy sự vật là vô thường, khổ và vô ngã. Mục đích của quán là thấy sự vật cho đúng với thật tánh để có thể giải thoát.

Carita: Hạnh nghĩa là bẩm tánh của một cá nhân, được phát lộ một cách hồn nhiên, khỏi phải bị lo lắng chút gì. Bẩm tánh con người khác nhau vì hành động mỗi người khác nhau. Có người tánh tham nặng (Ràgacarita), có người tánh sân nặng (dosacarita), có người tánh si nặng (mohacarita) - Vitakkacarita là người tánh hay giao động. Saddhàcarita là người nặng lòng tin, và Buddhacarita là hạng người thông minh. Như vậy có 6 loại tánh, phối hợp lại với nhau có đến 63 tánh, cộng thêm ditthicarita, kiến hành giả, có tất cả là 64 tánh.

Những giai đoạn sơ khởi trong sự tu hành được gọi là Parikammabhàvanà, chuẩn bị tu tập. Từ khi chứng được tợ tướng và tạm nhiếp phục các triền cái đến Gotrabhù (chuyển tánh) trong lộ trình Jhàna Javana (Thiền tốc hành) được gọi là Upacàrabhàvanà hay Cận hành tu tập. Tâm sát-na liền sau chuyển tánh được gọi là Appanà hay An chỉ tâm, vì tầm tâm sở (vitakka), thiền chi thứ nhất an trú mạnh và chắc vào đối tượng.

Lộ trình thiền tâm như sau: Ý môn hướng tâm - chuẩn bị tâm - Cận hành tâm - Thuận thứ tâm - Chuyển tánh tâm - An chỉ tâm - Hữu phần.

Mọi đối tượng tu hành như Kasina (Biến xứ quán pháp), dùng để chuẩn bị tu tập gọi là Parikammanimitta (chuẩn bị tướng). Cùng một đối tượng ấy, khi tâm thấy với hai mắt nhắm gọi là Uggahanimitta (Thủ tướng). Hình ảnh tưởng tượng của đối tượng ấy, thoát khỏi mọi tỳ vết, được gọi là Patibhàganimitta (Tợ tướng), khi được dùng để tu tập cho Cận hành tu tập và An chỉ tu tập.

Kasina: Biến xứ quán pháp, nghĩa là hoàn toàn, đầy đủ, khắp tất cả, sở dĩ gọi vậy vì ánh sáng phát xuất từ tợ tướng chiếu khắp tất cả không có hạn chế.

Sự diễn tiến toàn diện trong sự tu tập Samatha (chỉ) từ khi ban sơ cho đến chứng quả sơ thiền được diễn tả sơ lược như sau:

Người tu hành lựa một đối tượng (Kammatthàna) tùy theo tánh tình của mình, và nếu được, nên hỏi ý kiến vị Thiền sư. Rồi người tu tập hạn chế mọi tư tưởng phiêu lưu và chú tâm vào đối tượng được đặt tên chuyên môn là Parikammanimitta (Chuẩn bị tướng).

Vị này ngó đối tượng với cặp mắt đều đặn và hoàn toàn chú tâm vào đối tượng ấy. Khi người ấy hoàn toàn chú tâm như vậy, một hình ảnh của đối tượng hiện ra, dầu hai mắt vẫn nhắm. Ðây là quả chứng đầu tiên trong diễn tiến tu hành. Hình ảnh này có đủ các tỳ vết của đối tượng và được gọi là Uggahanimitta hay Thủ tướng.

Người tu hành cảm thấy tâm đã an bài, tâm hoan hỷ chú tâm vào thủ tướng. Sau khi vẫn tiếp tục tu hành, các tỳ vết của thủ tướng bị tiêu diệt và trở thành một hình tròn thật sáng suốt. Hình ảnh này được gọi là Patibhàganimitta hay tợ tướng. Ðây cũng là một thành quả quan trọng nữa của vị tu hành. Nhưng điều nên nhớ là Tợ tướng chỉ có thể khởi lên khi tu hành với 22 Kammatthàna hay nghiệp xứ, tức là 10 Kasina (Biến xứ quán pháp), 10 Bất tịnh quán, Kàyagatasati (thân phần niệm) và Ànàpànasati (Sổ tức quán).

Chuẩn bị tướng và Thủ tướng có thể chứng được với tất cả Kammatthàna (nghiệp xứ).

Khi tợ tướng hiện ra, cận hành định trở thành rất mạnh và mọi triền cái được diệt trừ và 5 thiền chi: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm được hiện khởi, sơ thiền chứng được và đạt đến An-chỉ định (Appanà).

Ðến đây, người tu hành thận trọng không muốn chứng các cảnh giới thiền cao hơn, trước khi huấn luyện, cảnh giới thiền mới chứng được cho thuần thục. Có 5 phương pháp huấn luyện cho cảnh giới thiền được thuần thục:

i) người tu hành phải có thể chứng cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là àvajjanàvasì hay chuyển hướng tự tại.

ii) Người tu hành phải có thể nhập thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là Samàpajjanà vasì hay nhập thiền tự tại.

iii) Người tu hành phải có thể an trú cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và chỗ nào, và lâu dài hay ngắn hạn tùy theo ý muốn. Như vậy gọi là Adhitthànà vasì hay an trú tự tại.

iv) Người tu hành phải có thể xuất định bất cứ lúc nào và chỗ nào cũng được. Như vậy gọi là Utthàna vasì hay xuất định tự tại.

v) Người tu hành phải có thể quán sát trở lại cảnh giới thiền bất cứ lúc nào và tại chỗ nào, lâu mau tùy theo ý muốn. Như vậy gọi là Paccavekkhanà vasì hay quán sát tự tại.

Cách làm Pathavikasina (Ðịa biến xứ) như sau. Làm một hình tròn, một gang bốn ngón tay đường kính, trét đất sét màu hồng trời bình minh, ấn xuống cho bằng phẳng. Nếu không có đủ đất sét màu hồng, có thể dùng đất sét khác đặt ở dưới. Vòng tròn ấy được gọi là Kasina mandala hay pari-kammanimitta (Chuẩn bị tướng). Người tu hành đặt hình tròn ấy cách xa mình khoảng 2 1/2 cubits (18 đến 22 inches - 1 inch = 2,54 phân), rồi chú tâm vào đối tượng ấy, vừa nói thầm Pathavi v.v... Sau một thời gian tu tập, người tu hành có thể nhắm mắt nhưng vẫn thấy đối tượng. Ðối tượng ấy được gọi là Uggahanimitta hay thủ tướng. Rồi vị ấy chú tâm đến thủ tướng cho đến khi chứng được tợ tướng, không còn những tỳ vết cũ. Tướng ấy được gọi là Patibhàganimitta hay Tợ tướng. Khi người tu hành luôn luôn chú tâm trên tợ tướng, vị ấy chứng được cận hành định. Ðến đây 5 triền cái được nhiếp phục và cuối cùng chứng được An chỉ định.

Ðối với thủy biến xứ (àpokasina), có thể dùng một chậu đầy nước không có màu, tốt hơn là nước mưa và chuyên chú trên đối tượng ấy và nói thầm "àpo, àpo", cho đến khi chứng được nhất tâm. Muốn làm Hỏa biến xứ (tejokasina) thời đốt lửa lên rồi ngồi nhìn đống lửa ấy ngang qua một lỗ tròn, trên một tấm thảm, một miếng da hay một miếng vải khoảng một gang bốn ngón đường kính và nói thầm "tejo, tejo". Muốn tu Phong biến xứ (vàyokasina), chú tâm vào gió thổi ngang qua khung cửa sổ hay một lỗ trong vách và nói thầm "vàyo, vàyo". Muốn làm sắc biến xứ (Rùpakasina), người ta dùng hình tròn theo đúng kích tấc rồi bôi màu xanh, vàng, đỏ hay trắng, và chú tâm vào màu ấy và thầm đọc tên màu mình đang dùng để tu hành. Người ta dùng các bông hoa có màu xanh, vàng, đỏ để tu tập. Quang biến xứ (àlokakasina) có thể dùng mặt trăng hay ánh sáng đèn không rung động hay trên vòng sáng chiếu trên tường do mặt trăng hay mặt trời chiếu vào ngang qua lỗ vách v.v..., và vừa nói thầm "àloka v.v..." Àkàsakasina, không biến xứ có thể dùng một lỗ hổng, một gang tay và 4 ngón tay đường kính, trong một ngôi nhà đóng kín, hay một miếng da hay bức tường v.v... và nói thầm "akàsa, akàsa".

Ànàpànasati (Sổ tức) là tĩnh niệm trên hơi thở, một phương pháp tu hành hiện rất phổ thông. Àna nghĩa là thở vào, apàna nghĩa là thở ra, có thể hiểu trái ngược. Sau đây là một vài chỉ dẫn sơ lược về pháp môn này.

Sau khi lựa một thế ngồi thích hợp, thở ra rồi ngậm miệng. Xong thở vào thong thả nhẹ nhàng ngang qua lỗ mũi rồi đếm một. Rồi thở ra và đếm hai, chú tâm theo hơi thở ra vào. Như vậy đếm cho đến 10, luôn luôn chú tâm vào hơi thở. Ban đầu rất dễ tán loạn tâm nên quên đếm thường xảy ra. Không có gì đáng ngại điều đó, chịu khó đếm lại và hết sức chú tâm vào hơi thở. Dần dần con số có thể tăng thêm, nhiều lần 10 số. Sau có thể không cần đếm khi đã thuần thục. Có người thích đếm, có người không, tùy theo căn cơ. Ðiểm cần là chú tâm, chớ không phải đếm. Sau khi tu pháp môn này, thâm tâm cảm thấy nhẹ nhàng và an tịnh, như bay nổi trên hư không. Phương pháp này có thể khiến con người nhận chân được tánh vô thường của sự vật, vì thấy thân thể tùy thuộc vào hơi thở. Hơi thở ngưng thì thân chết.

 

I. PÀLI VĂN.

- 21) Àkàsavajjitakasinesu pana yam kinci kasinamugghàtetvà laddhamàkàsam anantavasena parikammam karontassa pathamàruppamappeti. Tameva pathamàruppavinnànam anantavasena parikammam karontassa dutiyàruppamappeti. Tameva pathamàruppavinnànabhàvam pana natthi kinci ti parikammam karontassa tatiyàruppamappeti. Tatiyàruppam santametam panìtametanti parikammam karontassa catutthà-ruppamappeti.

22) Avasesesu ca dasasu kammatthànesu buddhagunàdi-kamàlambanamàrabbha parikammam katvà tasmim nimutte sàdhukamuggahite tatth’eva parikammam ca samàdhiyati, upacàro ca sampajjati.

II. THÍCH VĂN.

- Ugghàteti: mở ra, loại trừ. Bhàva: sự hiện hữu. Buddhagunà: các đức tánh của Ðức Phật. Sàdhukamuggahite: khéo nắm giữ.

III. PÀLI VĂN.

- 21) Nay, đối với vị tu định lấy hư không làm đối tượng, loại trừ tất cả biến xứ pháp chỉ trừ hư không biến xứ pháp và suy nghĩ "hư không là vô biên", thời sơ thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu định lấy sơ thiền vô sắc giới làm đối tượng, suy nghĩ "Thức là vô biên", thời đệ nhị thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu định lấy sự không có của sơ thiền vô sắc giới làm đối tượng, và suy nghĩ "không có vật gì tất cả", đệ tam thiền vô sắc giới khởi lên. Ðối với vị tu hành, lấy đệ tam thiền vô sắc giới làm đối tượng và suy nghĩ "tâm này an tịnh, tâm này cao thượng", đệ tứ thiền vô sắc giới khởi lên.

22) Trong 10 nghiệp xứ (đối tượng tu hành) còn lại, khi sự chuẩn bị tu tập hướng đến các đối tượng như các đức tánh của Ðức Phật v.v... và khi tướng ấy được nắm giữ chặt chẽ, khi ấy vị tu hành được định tĩnh, và cận hành định được thành tựu.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Brahmavihàra: hay 4 vô lượng tâm, Từ, Bi, Hỷ, Xả. Brahma: Phạm, chỉ những vị trí cao thượng. Vihàra: Trú, phương pháp, lối sống. Cũng dùng danh từ Appamannà hay vô lượng tâm. Sở dĩ gọi vậy vì tâm này mở rộng cho tất cả chúng sanh.

i) Mettà, (sanskrit: Maitri): Từ, được định nghĩa làm cho lòng mềm lại. Ðây không phải ái tình xác thịt hay tình thương riêng biệt. Kẻ thù trực tiếp của Từ là sân hận (kodha), kẻ thù gián tiếp là pema (ái tình). Từ bao trùm tất cả chúng sanh, không trừ một ai. Tột đỉnh của Từ là sự thể nhập cá thể với toàn thể chúng sanh, tha thiết muốn tất cả chúng sanh được hạnh phúc. Thái độ thương tưởng là cử chỉ chính của Từ.

ii) Karunà: Bi, được định nghĩa như cái gì làm cho tâm rung động khi thấy người khác đau khổ hay khiến làm cho người khác đỡ đau khổ. Ðặc tướng chính là lòng ao ước muốn các người khác hết đau khổ. Kẻ thù trực tiếp của Bi là lòng độc ác (hinsà) và kẻ thù gián tiếp là ưu (domanassa). Bị bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ và diệt trừ độc ác.

iii) Mudità: Hỷ. Ðây không phải cảm tình suông mà cả một niềm hoan hỷ khi thấy người khác thành công hay phú quý. Kẻ thù trực tiếp là ganh ghét và kẻ thù gián tiếp là Pahàsa (hỷ tiếu). Ðặc tướng của Hỷ là sự vui vẻ khi thấy người khác được giàu sang và thành công. Hỷ bao trùm các chúng sanh được giàu sang. Hỷ trừ diệt arati (không hoan hỷ) và là thái độ tán thưởng của con người.

iv) Upekkhà (Xả) là xem một cách vô tư, không thích không ghét. Không phải là thản nhiên, nhưng chính là tâm trí thăng bằng, thái độ thăng bằng giữa những thành công thất bại của đời, giữa khen chê, khổ lạc, đắc thất, có danh không danh. Kẻ thù trực tiếp là ràga (tham) và kẻ thù gián tiếp là lòng sắt đá, tàn nhẫn. Xả diệt trừ chấp thủ và ghét bỏ. Thái độ vô tư là đặc tướng của Xả. Xả không phải là cảm giác trung lập mà chính là một đức tánh tốt đẹp. 10 Nghiệp xứ chỉ cho 8 niệm + 1 sanna + 1 vavatthana. Với 10 nghiệp xứ này, không chứng được An chỉ định.

 

I. PÀLI VĂN.

- 23 - 24) Abhinnàvasena pavattamànam pana rùpàvacarapancamajjhànam abhinnàpàdakapancamajjhànà vutthahitvà adhittheyyàdikamàvajjetvà parikammam karontassa rùpàdisu àlambanesu yathàrahamppeti.

Abhinnà ca nàma
Iddhividham dibbasotam paracittavijànanà,
Pubbenivàsànussati dibbacakkhù ti pancadhà.

II. THÍCH VĂN.

- Abhinnà pàdakapancamajjhànà: Thần thông cơ sở đệ ngũ thiền. Adhittheyyàdikamàvajjetvà: Sau khi hướng tâm về sự phát nguyện v.v... Iddhividham: Thần túc thông. Dibbasotam: Thiên nhĩ. Paracittavijànanà: Tha tâm thông. Pubbenivàsànussati: Túc mạng thông. Dibbacakkhù: Thiên nhãn thông.

III. VIỆT VĂN.

- 23 - 24) Thoát ra khỏi thiền thứ năm (dùng làm) cơ sở cho thắng trí, và hướng tâm về sự phát nguyện v.v... khi người tu hành tu tập thiền định với các sắc pháp v.v..., thiền thứ năm ở sắc giới sẽ khởi lên, tùy theo trường hợp, khiến cho các thắng trí được biểu hiện.

Năm pháp thắng trí là: Thần túc thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thiên nhãn thông.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Tới đây, người tu hành có thể chứng các thắng trí hay thần thông. Sau khi dùng một đối tượng nào cũng được để chứng thiền thứ năm, vị này khởi lên từ thiền này, làm mọi sự phát nguyện cần thiết để chứng một thắng trí đặc biệt nào, chứng được thiền trên đối tượng ấy rồi thực hành thắng trí (thần thông). Ở đây, loại thiền mà người tu hành chứng được trước khi phát nguyện được gọi là Pàdaka pancama jhàna, hay thiền thứ năm làm cơ sở cho các thắng trí; và thiền khi làm các thần thông được gọi là Abhìnnà jhàna (Thắng trí thiền). Muốn làm thần thông gì, người tu hành từ Pàdakapancamajhàna khởi lên, làm các phát nguyện cần thiết và chứng được thắng trí thiền. Thần túc thông tức là bay trên hư không, đi trên nước, độn thổ, tạo ra hình tượng v.v... Thiên nhĩ thông: nghe được tiếng ở xa, nghe được tiếng muông thú. Tha tâm thông tức là biết được tâm trí của người khác. Túc mạng thông là nhớ được những kiếp trước của mình và của người khác. Thiên nhãn thông, thấy được những cảnh vật mà mắt phàm không thể thấy được. Cutùpapàtanàna: Sanh diệt trí cũng giống như thiên nhãn thông. Anàgatamsanàna: Biết về tương lai Yathàkammùpaganàna: Tùy nghiệp thú trí. Hai loại trí này đồng loại với thiên nhãn thông. 5 loại trí này thuộc thế gian trí. Àsavakkhayanàna: Lậu tận trí thuộc xuất thế gian.

PHẦN HAI - VIPASSANÀ KAMMATTHÀNA:
Nghiệp xứ của tu quán hay những
đối tượng tu hành của tu quán.

I. PÀLI VĂN.

- 25 - 29) Vipassanàkammatthàne pana sìlavisuddhi, cittavisuddhi, ditthivisuddhi, kankhàvitaranavisuddhi, maggàmagganànadassanavisuddhi, patipadànànadassanavisuddhi, nànadassanavisuddhi ceti sattavidhena visuddhisangaho. Aniccalakkhanam, dukkhalakkhanam, anattalakkhananceti tìni lakkhanàni. Aniccànupassanà, dukkhànupassanà, anattànupassanà ceti tisso anupassànà, dukkhànupassanà. anattànupassanà ceti tisso anupassànà. Sammassananànam, udayabbayanànambhanganànam, bhayanànam, àdìnavanànam, muncitukammyatà nànam, patisankhànànam, sankhàrupekkhà nànam, anulomanànanceti dasa vipassanà nànàni. Sunnato vimokkho, animitto vimokkho appanihito vimokkho ceti tayo vimokkhà. Sunnatànupassanà, animittànupassanà, appanihitànupassanà ceti tìni vimokkhamukkhàni ca veditabbàni.

II. THÍCH VĂN.

- Kankhàvitaranavisuddhi: Ðoạn nghi thanh tịnh. Maggàmagganànavisuddhi: Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Patipadànàna dassanavisuddhi: Hành đạo tri kiến thanh tịnh. Aniccànupassanà: Vô thường tùy quán. Sammasananànam: Tư duy trí. Udayabbayanànam: Sanh diệt trí. Bhanganànam: Hoại trí. Bhayanànam: Bố úy trí. Àdìnavanànam: Quá hoạn trí. Nibbidànànam. Yếm ly trí. Muncitukammyatà nànam: Dục thoát trí. Patisankhànànam: Giản trạch trí. Sankhàrupekkhà nànam: Hành xả trí. Anulomanànam: Thuận thứ trí. Sunnato vimokkho: Không tánh giải thoát. Appanihitavimokkha: Vô nguyện giải thoát. Vimokkhamukha: Giải thoát môn.

III. VIỆT VĂN.

- 25 - 29) Trong các nghiệp xứ để tu quán, có bảy thanh tịnh pháp: Giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh, đoạn nghi thanh tịnh, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, hành đạo tri kiến thanh tịnh, tri kiến thanh tịnh. Có ba tướng: Vô thường tướng, Khổ tướng và Vô ngã tướng. Có ba tùy quán: Vô thường túy quán, Khổ tùy quán, Vô ngã tùy quán. Có 10 loại: Tư duy trí, Sanh diệt trí, Hoại trí, Bố úy trí, Quá hoạn trí, Yếm ly trí, Thoát dục trí, Giản trạch trí, Hành xả trí, Thuận thứ trí. Có ba pháp giải thoát. Không tánh giải thoát, Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát. Có ba giải thoát môn: Không tánh tùy quán, Vô tướng tùy quán, Vô nguyện tùy quán.

IV. - THÍCH NGHĨA.

- Vipassanà: Quán là giai đoạn thứ ba và cuối cùng trên con đường đi đến thành quả. Mục đích chính của quán là thấy sự việc như thật. Sammasananànam: Tư duy trí là suy tư các uẩn do nhiều phần tử họp thành. Sanh diệt trí: Suy tư một giai đoạn khởi lên trong khi một giai đoạn khác diệt xuống. Hoại trí: Suy nghĩ mọi vật hướng đến chỗ băng hoại. Bố úy trí: Thế giới như đáng sợ hãi. Quá hoạn trí: Thế giới đầy những hoạn nạn, nguy hiểm. Yếm ly trí: Ở đời, rất nhiều sự vật đáng yếm ly. Dục thoát trí: Thế giới cần phải thoát ly. Giản trạch trí: Lấy trí phân tích sự vật để giải thoát. Hành xả trí: Thái độ hỷ xả đối với sự vật hữu vi, không tham, không sân. Thuận thứ trí: Nhờ thực hành và chứng được 9 trí trên, nên có trí này. Sở dĩ gọi là thuận thứ vì trí này tùy thuận với 37 trợ đạo phẩm và hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Không tánh giải thoát: Nhờ quán vô ngã nên được giải thoát. Vô tướng giải thoát: Nhờ quán vô thường nên không chấp tướng thường còn. Vô nguyện giải thoát: Nhờ quán khổ, nên không có muốn tham đắm chút gì.

 

I. PÀLI VĂN.

- 30) Pàtimokkhasamvarasìlam, indriyasamvarasìlam àjìvapàrisuddhisilàm, paccayasannissitasìlanceti catupàrisuddhi sìlam, sìlavisuddhi nàma.

31) Upacàrasamàdhi appanàsamàdhi ceti duvidho pi samàdhi cittavisuddhi nàma.

32) Lakkhana-rasa-paccupatthàna-padatthàna vasena nàma-rùpapariggaho ditthivisuddhi nàma.

33) Tesameva ca nàmarùpànam paccaya-pariggaho kankhàvitarana-visuddhi nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Pàtimokkhasamvarasìlam: Biệt giải thoát luật nghi giới. Indriyasamvarasìlam: Căn luật nghi giới. Àjìvapàrisuddhisilam: Mạng thanh tịnh giới. Paccayasannissitasilam: Tư cụ y chỉ giới. Rasa: Vị, tác dụng. Paccupatthàna: Hiện khởi, hiện trạng. Padatthàna: Trực tiếp nhân. Pariggaho: Chấp trì, nhiếp thọ, nắm giữ đầy đủ. Paccaya: Duyên, trợ duyên.

III. VIỆT VĂN.

- 30) Giới thanh tịnh gồm có bốn loại thanh tịnh về giới luật: Biệt giải thoát luật nghi giới, căn luật nghi giới, mạng thanh tịnh luật nghi giới, Tư cụ y chỉ giới.

31) Tâm thanh tịnh gồm có hai loại định: Cận hành định và An chỉ định.

32) Kiến thanh tịnh nghĩa là sự thấu hiểu trọn vẹn các tướng, tác dụng, sự hiện khởi và trực tiếp nhân của sắc pháp và tâm pháp.

33) Ðoạn nghi thanh tịnh nghĩa là sự thấu hiểu trọn vẹn các trợ nhân của những sắc pháp và tâm pháp ấy.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Pàtimokkhasamvara silàm, Pàtimokkha nghĩa là cái gì giúp cho người tuân theo khỏi bị sa vào các ác thú. Pà có nghĩa là lời dạy của đức Phật. Atipamokkha: nghĩa là hết sức quan hệ. Pàtimokkha có nghĩa là lời dạy căn bản. Vì giới này gìn giữ không làm các hành động bất thiện nên gọi là Samvara (Hộ trì). Sìla đấy có nghĩa là chánh trì (Samàdhàna), làm cho thăng bằng, định tĩnh. Cũng có nghĩa là Upadhàrana, chống đỡ, giúp đỡ. Sở dĩ gọi vậy vì giới có khả năng điều hòa các ý nghĩ, lời nói, việc làm và hoạt động như một sự giúp đỡ hộ trì cho các giới khác.

Indriyasamvarasìla nói đến sự nhiếp phục các căn. Mạng thanh tịnh giới nói đến đời sống của vị Tỳ Kheo, nuôi sống bằng những hành vi chân chánh. Ðoạn nghi thanh tịnh là sự đoạn trừ các nghi hoặc về vấn đề nhân quả, quá khứ, hiện tại và vị lai. Sở dĩ gọi là thanh tịnh vì đoạn trừ các tà kiến như tự nhiên sanh, vô nhân sanh v.v... Ðể chứng được sự thanh tịnh này, người tu hành suy tư đến những nguyên nhân tạo ra sắc pháp và tâm pháp hiện tại và những nguyên nhân bảo trì chúng trong hiện tại, vị ấy hiểu rằng khi thọ sanh, tâm và sắc pháp hiện tại tùy thuộc vào vô minh, ái, thủ và nghiệp quá khứ, trong khi đang sống, sắc pháp tùy thuộc vào nghiệp, tâm, thời tiết và đoàn thực, còn tâm pháp thời tùy thuộc các căn và các trần tương đương. Nhờ vậy người tu hành hiểu nguyên nhân thứ hai trong 4 Ðế và trừ được Nghi.

 

I. PÀLI VĂN.

- 34) Tato param pana tathàpariggahitesu sappaccayesu te bhùmakasankhàresu atìtàdibhedabhinnesu khandhàdinayamàrabbha kalàpavasena sankhipitvà, aniccam khayatthena, dukkham bhayatthena, anattà asàrakatthenà ti addhànavasena, santativasena, khanavasena và sammasananànena lakkhanattayam sammasantassa, tesveva paccayavasena khanavasena ca udayabbayanànena udayabbayam samanupassantassa ca.

Obhàso pìti passaddhi adhimokkho ca paggaho sukham nànamupatthànamupekkhà ca nikanti ceti.

Obhàsàdivipassanupakkilesa paribandhapariggahavasena maggàmaggalakkhana-Vavatthànam maggàmagganànadassanavisuddhi nàma.

II. THÍCH VĂN.

- Tebhùmakasankhàresu: Trong các pháp hữu vi thuộc ba giới. Atìtabhedabhinna: Chỉ chia theo thời gian như quá khứ v.v... Sappaccayesu: Khởi lên do nhân duyên. Khandhàdinayamàrabbha: Dựa theo phương thức uẩn v.v... Sankhipitvà: Sau khi tóm tắt, làm ngắn lại. Kalàpa: Tu tập, Asàraka: Vô kiên thực. Sammasati: Nắm giữ, xúc chạm, thâm hiểu, tu thiền, tu tập. Paggaha: Tinh cần. Upatthàna: Cận trú, niệm trú. Nikanti: Dục cầu, hân cầu. Pariggaha: Chấp trì, chấp trước. Upakkilesa: Tùy phiền não. Vavatthàna: Xác định, quyết định.

III. VIỆT VĂN.

- 34) Rồi người tu hành suy tư thiền tưởng trên các tâm pháp và sắc pháp - những pháp này đã được nắm giữ thâm hiểu với các nhân duyên theo cách thức đã nói đến trước, gồm các pháp hữu vi ở ba giới, thuộc về quá khứ v.v... tùy theo sự phân loại theo uẩn v.v... Người tu hành quán các pháp là vô thường vì luôn luôn thay đổi, là đau khổ vì đáng sợ hãi, là vô ngã vì không có kiên thực. Rồi vị ấy quán ba đặc tánh của các pháp, về phương diện thời gian, liên tục và sát na. Ðối với vị quán sự sanh diệt của các pháp với sanh diệt trí, hào quang, hỷ, khinh an, thắng giải, tinh cần, lạc, trí, niệm trú, xả và sự thích thú (đối với trạng thái ấy) sẽ khởi lên. Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nghĩa là sự xác định của các đặc tánh đạo phi đạo nhờ sự thâm hiểu các hiện tượng như hào quang v.v... là những sự trói buộc tùy phiền não cho tu quán.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh: Ðây là pháp thanh tịnh thứ năm. Người tu hành sau khi trừ nghi hoặc, lại tu quán để hiểu cho thấu đáo vô thường, khổ và vô ngã. Vị này hiểu đời sống luôn luôn trôi chảy, không bao giờ dừng nghỉ, hạnh phúc chỉ tạm bợ và đưa đến thất vọng hoặc khổ đau. Cái gì vô thường là đau khổ, và đã là đau khổ, thời không có cái gì là thực ngã. Sự sinh diệt các pháp trở thành quá rõ ràng. Khi người tu hành chú tâm quán tưởng, một hào quang tự thân mình phát ra do sự tu chứng của mình. Vị ấy cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an. Vị tu hành trở thành tinh cần và hỷ xả. Lòng tin tưởng tôn giáo mãnh liệt hơn (thắng giải), niệm (sati) vững mạnh hơn và trí trở thành thuần thục. Hiểu lầm tưởng rằng mình đã chứng Thánh quả, vì có được hào quang, người tu hành tha thiết mong cầu (nikanti) trạng thái ấy. Nhưng rồi, vị này hiểu được, ước vọng ấy chính là tùy phiền não (upakkilesa) ngăn cản quả chứng và thật sự mình chưa chứng Thánh quả. Do đó, vị tu hành cố gắng phân biệt giữa chánh đạo và tà đạo (maggàmagga). Sở dĩ gọi là thanh tịnh, vì làm cho rõ ràng thế nào là chánh đạo. Vị ấy hiểu đây là chánh đạo, kia là tà đạo.

 

I. PÀLI VĂN.

- 35) Tathà paribandhavimuttassa passa tassà udayabbayanànato patthàya yàvànulomà tilakkhanam vipassanàparamparàya patipajjantassa nava vipassanà-nànàni patipadànanadassanavisuddhi.

36) Tassevam patipajjantassa pana vipassanà paripàkamàgamma idàni appanà uppajjissatìti bhavangam vocchijjitvà-uppanna-manodvàràvàvajjanànantaram dve tìni vipassanacittàni yam kinci aniccàdilakkhanamàrabbha parikammopacàrànulomanàmena pavattanti. Yà sikhàppattà sà sànulomà sankhàrupekkhà vutthànagaminì vipassanà ti pavuccati. Tato param gotrabhùcittam nibbànamàlambitvà putthujjanagottamabhibhavantam ariyagottamabhisambhontanca pavattati.

Tassànantarameva ca maggo dukkhasaccam parijànanto samudayasaccam pajahanto nirodhasaccam sacchikaronto, maggasaccam bhàvanàsena appanàvìthimotarati. Tato param dve tìni phalacittàni pavattitvà nirujjhanti. Tato param bhavangapàto hoti. Puna bhavangam vocchinditvà paccavekkhanànànàni pavattanti.

Maggam phalanca nibbànam paccavekkhati pandito
Hìne kilese sese ca paccavekkhati và na và
Chabbisuddhikkamenevam bhàvetabbo catubbidho,
Nànadassanavisuddhi nàma maggo pavuccati.

II. THÍCH VĂN.

- Udayabbayanànato patthàya yàvànulomà: Bắt đầu từ sanh diệt trí đến thuận thứ trí. Paramparà: Truyền thừa, triển chuyển. Patipajjati: Bước vào một con đường, tuân theo một phương pháp. Paripàka: Thành thục. Ðạt đến tột đỉnh. Vocchijjitvà: Sau khi phân đoạn, gián đoạn. Sikhàppattà: Vutthànugàminì vipassanà: Xuất khởi chi quán. Abhibhavati: Chinh phục, chiến thắng. Abhisambhonta: Sự chứng đạt, thành tựu. Otarati: Ði xuống.

III. VIỆT VĂN.

- 35) Sau khi đã thoát ly các chướng ngại đã nói đến trước, người tu hành quán ba pháp ấn, và chứng được 9 quán trí pháp, bắt đầu từ sinh diệt trí đến thuận thứ trí. Như vậy gọi là Hành đạo tri kiến thanh tịnh.

36) Sau khi đã tu quán như vậy, do sự thành thục của pháp tu quán, người tu hành nghĩ: "Nay an chỉ định sẽ khởi". Rồi hữu phần dừng lại, ý môn hướng tâm khởi lên, tiếp theo là hai hay ba quán tâm, những quán tâm này lấy các pháp ấn như vô thường v.v... làm đối tượng. Chúng được gọi là chuẩn bị, cận hành và thuận thứ tâm.

Xả trí ấy đối với các pháp hữu vi cùng với thuận thứ trí khi đã thuần thục cũng được gọi là xuất khởi chí quán.

Sau đó chuyển tánh tâm, lấy Niết Bàn làm đối tượng khởi lên, vượt lên trên phàm phu tánh và đạt đến Hiền thánh tánh.

Tiếp liền theo tâm ấy là (Dự lưu), Ðạo, biết được Khổ đế, trừ được Tập đế, chứng được Diệt đế, tu được Ðạo đế, bước vào lộ trình của An chỉ tâm.

Tiếp theo là hai hay ba quả tâm khởi lên rồi diệt vào trong Hữu phần. Rồi Hữu phần dừng lại và quán sát trí khởi lên.

Kẻ trí quán sát Ðạo, quả và Niết Bàn.

Có thể quán sát hay không quán sát các phiền não đã được diệt trừ và các phiền não khác.

Như vậy con đường Bốn ngành cần phải được tu tập tuần tự bởi sáu pháp thanh tịnh.

Con đường ấy được gọi là Tri kiến thanh tịnh.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Hành đạo tri kiến thanh tịnh là thanh tịnh thứ sáu. Ðây là danh từ áp dụng chung cho 9 loại trí, bắt đầu từ sanh diệt trí cho đến thuận thứ trí. Thuận thứ trí này khởi lên liền trước Chuyển tánh tâm.

Vutthànugàminìvipassanà: Xuất khởi quán là danh từ dùng chung cho Sankhàrupekkhànàna (Hành xả trí) và Anulomanàna (Thuận thứ trí). Sở dĩ gọi vậy vì pháp quán này khiến con người thoát khỏi các ác thú và khỏi các đặc tánh của pháp hữu vi.

Gotrabhù: Chuyển tánh nghĩa là trừ được phàm phu tánh. Ðối tượng của tâm này và Niết Bàn, nhưng sự chứng ngộ Niết Bàn do diệt trừ các phiền não thiệt sự bắt đầu từ Ðạo tâm sát na tiếp liền theo đó. Sát na tâm đặc biệt này ở ba Thánh quả cao hơn được gọi là Vodàna (Thanh tịnh) vì người tu hành nay đã trở thành bậc Thánh. Dự lưu đạo tâm khởi lên sau chuyển tánh tâm chính ở đạo tâm này, người tu hành hiểu Khổ đế, trừ Tập đế, thực sự chứng Diệt đế lần đầu tiên trong đời mình.

Bát Chánh đạo được thành tựu toàn diện ở giai đoạn này. Tâm sát na này được gọi là Dự Lưu Ðạo (Sotàpatti-magga). Sota là lưu, giòng hiền thánh. Àpatti: là vào lần đầu tiên. Sở dĩ gọi là Magga, vì khi tâm này khởi lên, các phiền não được diệt trừ. Ðạo tâm (Maggacitta) chỉ khởi lên một lần trong một đời người, rồi được tiếp theo bởi 2 hay 3 quả tâm, trước khi rơi vào Hữu phần (Bhavanga). Ðó là lý do tại sao Dhamma (Pháp) được gọi là Akàliko nghĩa là hữu hiệu tức khắc.

Paccavekkhananàna: Quán sát trí. Theo lệ thường, sau mỗi giai đoạn của 4 Thánh quả, người tu hành quán sát Ðạo và Quả vừa mới chứng được, quán sát Niết Bàn vừa mới chứng được, quán sát các phiền não vừa mới đoạn diệt được, và trong trường hợp ba Thánh quả đầu, quán sát các phiền não sẽ phải đoạn diệt. Một vị A La Hán đã đoạn trừ tất cả phiền não biết rằng mình đã giải thoát. Có tất cả 19 loại quán sát trí như vậy, 15 thuộc về ba Thánh quả trên, 4 thuộc về Thánh quả cuối cùng. Câu Pàli "n’àparam itthatthàya": Không còn trạng thái như vậy nữa, tức chỉ cho sự diễn tiến quán sát này.

Nànadassanavisuddhi: Tri kiến thanh tịnh chỉ cho quán trí, một trạng thái tâm lý giác ngộ được tìm thấy ở Ðạo tâm. Ở dĩ gọi là thanh tịnh, vì thoát khỏi mọi ô nhiễm và phiền não, vì đã chứng được 4 Thánh quả.

I. PÀLI VĂN.

- 37 - 38) Tattha anattànupassanà attàbhinivesam muncantì sunnatànupassanà nàma vimokkhamukham hoti. Aniccànupassanà vipallàsanimittam muncantì, animittànupassanà nàma vimokkhamukhạm, dukkhànupassanà tanhàpanidhim muncantì appanihitànupassanà nàma vimokkhamukham hoti. Tasmà yadi vutthànagàminì vipassanà anattato vipassati, sunnato vimokkho nàma hoti maggo. Yadi aniccato vipassati, animitto vimokkho nàma. Yadi dukkhato vipassati,appanihito vimokkho nàmà ti ca maggo vipassanàgamanavasena tìni nàmàni labhati. Tathà phalanca maggàgàmanabhàvanàvasena maggavìthiyam. Phalasamàpattivìthiyam pana yathàvuttanayena vipassantànam yathàsakam phalamup-pajjamànampi vipassanàgamanavasena va sunnatàdivimokkhoti ca vuccati. Àlambanavasena pana sarasavasena ca nàmattayam sabbatha sabbesam pi samameva.

II. THÍCH VĂN.

- Attàbhinivesam: Sự chấp thủ tự ngã. Vipallàsa nimittam: Ðiên đảo tướng. Panidhi: Thèm muốn, ao ước. Vipassanàgamanavasena: Tùy theo quán hành. Maggàgamanabhàvanàvasena: Tùy thuộc sự tu tập theo đạo hành nào. Phalasamàpatti: Quả định, đắc quả. Yathàvuttanayena: Theo như cách thức đã nói đến trước. Yathàsakam: Mỗi cái tự mình. Sarasavasena: Tùy theo tác dụng. Samam: Giống nhau.

III. VIỆT VĂN.

-37-38) Ở nơi đây, Vô ngã tùy quán, diệt trừ được chấp thủ tự ngã trở thành một giải thoát môn gọi là Chơn không tùy quán. Vô thường tùy quán diệt trừ được các điên đảo tướng trở thành một giải thoát môn gọi là Vô tướng tùy quán. Khổ tùy quán, diệt trừ được tham ái trở thành một giải thoát môn, gọi là Vô nguyện tùy quán. Do vậy, nếu với Xuất khởi chí quán, người tu hành quán vô ngã, Chánh Ðạo ấy được gọi là chơn không giải thoát. Nếu Quán vô thường, thời được gọi là Vô tướng giải thoát. Nếu quán khổ, thời được gọi là Vô nguyện giải thoát. Như vậy chánh Ðạo được ba tên tùy theo quán hạnh. Cũng vậy chánh Quả khởi lên trong Ðạo lộ trình được ba tên này, tùy thuộc sự tu hành theo Ðạo hành nào.

Tuy vậy, trong lộ trình chứng quả, đối với vị nào tu quán theo như cách thức đã nói đến trước, các quả chứng khởi lên tùy theo các chánh Ðạo, chỉ được gọi là Chơn không giải thoát v.v... tùy theo sự quán hành. Nhưng đối với đối tượng và tác dụng, cả ba tên đều được áp dụng giống nhau cho tất cả (Ðạo và Quả), trong mọi trường hợp.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Attàbhinivesa: Chấp thủ tự ngã, như chấp có người hành động, có người gặt kết quả, đây là linh hồn, tự ngã của tôi.

Vipallàsanimittam: Ðiên đảo tướng. Có ba điên đảo tướng: Sannàvipallàsa: Tưởng điên đảo, Cittavipallàsa: Tâm điên đảo. Ditthivipallàsa: Kiến điên đảo. Ba điên đảo này được trừ diệt nhờ quán vô thường.

Tanhàpanidhi: Những tham ái như cái này của tôi, đây là hạnh phúc v.v...

 

I. PÀLI VĂN.

- 39 - 42) Ettha pana sotàpattimaggam bhàvetvà ditthivicikicchàpahànena pahìnàpàyagamano sattakkhattuparamo sotàpanno nàma hoti. Sakadàgàmimaggam bhàvetvà ràgadosa-mohànam tanuttà sakadàgàmì nàma hoti, sakideva imam lokam àgantà. Anàgàmimaggam bhàvetvà kàmaràgavyàpàdànam anavasesappahànena anàgamì nàma hoti, anàgantàithattam. Arahattamaggam bhàvetvà anavasesakilesappahànena arahà nàma hoti, khìnàsavo loke aggadakkhineyyo.

II. THÍCH VĂN.

- Pahìnàpàyagamano: Khỏi phải rơi vào ác thú. Sattakkhattuparamo: Nhiều nhất là bảy lần. Tanuttà: Làm cho giảm bớt. Aggadakkhineyyo: Ðáng được tối thượng cúng dường. Khìnàsavo: Các lậu hoặc diệt tận.

III. VIỆT VĂN.

- 39 - 42) Ở nơi đây, tu tập Dự lưu đạo, trừ diệt tà kiến và nghi, khỏi rơi vào ác thú, trở thành bậc Dự Lưu phải sanh vào đời này nhiều nhất là bảy lần, Tu tập Nhứt lai Ðạo, làm giảm bớt tham, sân, si, người tu hành trở thành vị Nhứt Lai, chỉ sanh vào đời này một lần nữa thôi. Tu tập Bất lai Ðạo, diệt trừ hoàn toàn tham dục và sân, người tu hành trở thành vị Bất Lai, không còn trở lại đời này nữa. Tu tập A La Hán Ðạo, diệt trừ hoàn toàn mọi phiền não, người tu hành trở thành bậc A La Hán, tận diệt các lậu hoặc, đáng được tối thượng cúng dường ở đời.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Sotàpanno: Vị đã nhập lưu dẫn đến Niết Bàn đầu tiên. Có ba hạng Dự Lưu:

i) Những hạng sẽ phải sanh, nhiều nhất bảy lần trong thiên giới hay nhân giới. Trước khi tái sanh lần thứ 8, những vị này chứng được A La Hán quả.

ii) Những hạng tái sanh vào các gia đình quý tộc, hai hay ba lần trước khi chứng quả A La Hán (Kolamkola: Gia gia).

iii) Những hạng chỉ phải tái sanh một lần, trước khi chứng quả A La Hán. (Ekabìja: Nhứt chủng).

Một vị Dự lưu tin tưởng Tam Bảo rất mãnh liệt, không bao giờ vi phạm 5 giới hay phạm 5 nghịch tội. Khỏi rơi vào ác thú, các vị này thế nào cũng được giác ngộ.

Sakadàgàmi: Nhứt lai, những vị chỉ tái sanh làm người một lần nữa. Sau khi chứng quả Nhất Lai ở đời này, các vị này có thể tái sanh ở Thiên giới hay chứng quả A La Hán trong khi sống ở nhân giới. Có 5 hạng Nhứt Lai:

i) Những vị chứng quả Nhứt Lai và nhập Niết Bàn ngay tại cảnh giới này.

ii) Những vị chứng quả Nhứt Lai tại Thiên giới và nhập Niết Bàn tại chỗ ấy.

iii) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới này và nhập Niết Bàn ở Thiên giới.

iv) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở Thiên giới, và nhập Niết Bàn ở nhân giới.

v) Những vị chứng quả Nhứt Lai ở cảnh giới hiện tại, và sau khi tái sanh ở Thiên giới, muốn sanh lại ở nhân giới và nhập Niết Bàn tại cảnh giới này.

Anàgàmi: Bất lai, không còn sanh vào nhân giới. Các vị này sẽ sanh vào cõi Suddhàvàsa (Tịnh Cư Thiên) và ở luôn đó cho đến khi chứng quả A La Hán. Có 5 hạng Bất lai:

i) Những vị chứng Niết Bàn trong tiền bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên. (Antaraparinibbàyi: Trung gian Bát Niết Bàn).

ii) Những vị chứng Niết Bàn trong hậu bán phần đời sống ở Tịnh Cư Thiên (upahacca parinibbàyi: Sanh Bát Niết Bàn, tổn hại Bát Niết Bàn).

iii) Những vị chứng Niết Bàn, cần có tinh tấn (sasankhàraparinibhàyi: Hữu hành Bát Niết Bàn).

iv) Những vị chứng Niết Bàn, không cần tinh tấn (asankhà-raparinibbàyi: Vô hành Bát Niết Bàn).

v) Những vị vượt qua từ Phạm thiên giới này đến Phạm thiên khác cao hơn để chứng Niết Bàn trong Phạm thiên giới cao nhất. Uddhamsota akanittha-gàmi: Thượng lưu sắc cứu kính thiên hành giả.

Khi các thiền định được phát triển, tâm trí trở thành sáng suốt như tấm gương sáng chiếu, soi rõ sự vật. Nhưng các tâm bất thiện chưa hẳn đã trừ diệt hoàn toàn, vì với thiền định, các phiền não tùy miên chỉ tạm nhiếp phục và có thể khởi dậy một cách bất ngờ. Giới điều hòa lời nói và hành động, định nhiếp phục tâm trí, chỉ có tuệ, giai đoạn thứ ba và cuối cùng mới có thể chứng Thánh quả và diệt trừ tận gốc các phiền não đã được định tạm thời nhiếp phục.

Ban đầu người tu hành tu tập Kiến thanh tịnh để thấy như thật các sự vật. Với nhứt tâm, vị này phân tích cái gọi là con người, và nhận thấy tự thân chỉ là một sự tổng hợp của các tâm pháp và sắc pháp, luôn luôn thay đổi biến dịch.

Sau khi đã có quan điểm đứng đắn về thực tánh cái gọi là con người, sau khi đã thoát khỏi những ý niệm sai lạc về tự ngã, người tu hành tìm xem nguyên nhân của tự ngã ấy. Vị này biết rằng, mọi sự vật ở đời đều do nhiều nhân duyên họp thành, thuộc quá khứ hay hiện tại, và sự hiện hữu của đời sống hiện tại là do vô minh quá khứ (avijjà) và do ái (tanhà), thủ (upàdàna), nghiệp (kamma) và đoàn thực (àhàra) của hiện tại. Do năm nhân duyên này, cái gọi là con người sanh ra, và vì nhân quá khứ chi phối hiện tại, nhân hiện tại cũng sẽ chi phối quả vị lai. Suy tư như vậy, vị tu hành vượt lên mọi nghi ngờ về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Rồi vị tu hành suy tư về lý vô thường, khổ, vô ngã của mọi pháp hữu vi. Chỗ nào vị này nhìn đến, cũng thấy rõ ba pháp ấn này chi phối mọi sự vật, đời sống chỉ là một giòng nước trôi chảy, chi phối bởi nội duyên và ngoại duyên. Không chỗ nào, vị này thấy hạnh phúc vì mọi vật đều biến dịch.

Khi tự mình tu quán về thực tánh của đời sống và luôn luôn chìm sâu trong quán tưởng, một ngày nào đó, thân mình tự phát hào quang (obhàsa) trong sự ngạc nhiên của chính mình. Vị tu hành cảm thấy hoan hỷ, an lạc, khinh an, tu hành tinh tấn hơn, suy tư mãnh liệt hơn, tâm được an bình, chánh niệm được mạnh mẽ và trí tuệ trở thành thuần thục. Hiểu lầm những biến chứng ấy là Thánh quả, nhất là thấy thân mình có hào quang, người tu hành cảm thấy ưa thích trạng thái này. Nhưng rồi hiểu rằng những triệu chứng trên là những trở ngại trên đường tu hành, vị này hướng tâm tu tập Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh.

Nhận thức được chánh đạo, vị này tu tập trở lại, hướng tâm đến sanh trí (udayanàna) và diệt trí (vayanàna) của mọi pháp hữu vi, đặc biệt về diệt trí nhiều hơn vì sự biến dịch chịu sự nhận thức rõ ràng hơn sự sanh khởi. Do đó, vị này hướng tâm đến diệt trí (bhanganàna) và nhận thức được cả tâm pháp và sắc pháp tập hợp thành 5 uẩn luôn luôn biến dịch, không bao giờ giống nhau trong hai sát na, và người tu hành cảm thấy mọi vật đều đáng sợ hãi (bhayanàna). Cả thế giới hiện ra như hầm lửa, nguồn gốc của mọi hiểm nguy. Tiếp theo, vị này hướng tâm đến quán hoạn trí (àdìnavanàna) thấy rõ sự nguy hiểm của một thế giới hư ảo và có cảm giác nhàm chán (nibbidànàna), tiếp theo là một ý chí muốn thoát ly khỏi thế giới giả tạm này (muncitukàmyatànàna).

Với mục đích này, nhà tu hành tiếp tục tu quán về ba pháp ấn (patisankhànàna), và sau đó, có thái độ xả ly với mọi pháp hữu vi - không tham, không sân đối với sự vật (upekkhànàna: xả trí).

Khi đạt đến trình độ giải thoát này, vị tu hành lựa một trong ba pháp ấn để làm đối tượng đặc biệt để tu hành và nhiệt tâm tu quán cho đến một ngày nào đó, chứng được Niết Bàn.

Khi người tu hành chứng được Niết Bàn lần thứ nhất, vi này được gọi là Sotàpanna (Dự Lưu), vì đã nhập giòng hướng đến Niết Bàn. Giòng nước này chỉ cho 8 Chánh đạo, và vị Dự Lưu không còn là phàm phu (puthujjana) mà trở thành bậc Thánh (ariya).

Khi chứng được Dự lưu quả, vị tu hành trừ diệt 3 Kiết sử (samyojàna): Thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Sakkàyaditthi: Thân kiến: Sati + kàya + ditthi, nghĩa là tà kiến xem rằng một tập thể có hiện hữu. Kàya: tập thể chỉ cho 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn, hay nói một cách khác tâm pháp và sắc pháp. Quan điểm xem rằng có một tự ngã thường hằng, khi mà thực sự chỉ là sự kết hợp của tâm pháp và sắc pháp, gọi là sakkàya ditthi (Thân kiến). Vicikicchà: Nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, Học giới (Sikkhà), quá khứ, vị lai, cả quá khứ và vị lai và Lý duyên khởi. Sìlabbataparàmàsa: Giới cấm thủ, chấp thủ một vài giới cấm và nghi lễ có thể làm con người được thanh tịnh.

Ðể diệt trừ 7 kiết sử còn lại, vị Dự lưu chỉ sinh lại nhiều nhất 7 lần. Vị này càng tin tưởng ba ngôi báu, không bao giờ phạm 5 giới, khỏi rơi vào các ác thú, vì thế nào cũng được giải thoát.

Với lòng tin tưởng càng mới mẻ vì đã nhìn thấy sơ qua pháp vị Niết Bàn, người tu hành càng tinh tấn tu tập và chứng quả nhứt lai, với sự giảm thiểu 2 kiết sử kàmaràga: Dục ái và Patigha: Sân. Khi trừ diệt hoàn toàn 2 kiết sử này, vị tu hành chứng quả Niết bàn Bất lai, không còn tái sanh ở thế giới này cũng như không còn sinh ở Thiên giới nào khác, vì mọi Dục ái đã được đoạn trừ. Sau khi chết, vị này sanh lên cõi Tịnh Cư Thiên, một cảnh giới dành riêng cho các vị Bất Lai và A La Hán.

Một cư sĩ có thể chứng quả Bất lai, nếu sống đời sống độc thân.

Vị Bất Lai, sau khi trừ diệt 5 kiết sử còn lại Rùparàga (Sắc ái), arùparàga (Vô sắc ái), màna (mạn), uddhacca (Trạo cử), và avijjà (Vô minh), chứng được quả A La Hán.

Các vị Dự Lưu, Nhứt Lai và Bất Lai được gọi là Sekha (Hữu học), vì còn phải tu tập. Vị A La Hán được gọi là Asekha (Vô học) vì không còn gì phải tu tập.

Một vị A La Hán không còn tái sanh, vì không còn tạo ra các nghiệp (kamma) mới, và mầm giống tạo thành sắc pháp cũng được trừ diệt.

Vị A La Hán nhận thức được, những gì cần làm đã làm xong, một gánh nặng đã đặt xuống, mọi hình thức tham ái và mọi bóng dáng vô minh đã được trừ diệt. Vị chiêm bái sung sướng, đứng trên tột đỉnh hơn cả Thiên giới, thoát ly tất cả nghiệp chướng và kiết sử ở trên đời.

 

I. PÀLI VĂN.

- 43 - 45) Phalasamàpattiyo panettha sabbesam pi yathàsakaphalavasena sàdhàranà va. Nirodhasamàpattisamàpajjanam pana anàgàmìnanceva arahantananca labbhati. Tattha yathàkkamam pathamajjhànàdi-mahaggatasamàpattim samàpajjitvà vutthàya tatthagate sankhàradhamme tattha tatthteva vipassanto yàva àkincannàyatanam gantvà tato param adhitteyyàdikam pubbakiccam katvà nevasannanàsannàyatanam samàpajjati. Tassa dvinnam appanàjavànànam parato vocchijjati cittasantatì. Tato param nirodhasamapanno nàma hoti. Vutthànakàle pana anàgàmino anàgàmiphalacittam, arahato arahattaphalacittam ekavàramevà pavattitvà bhavangapàto hoti. Tato param paccavekkhananànam pavattati.

II. THÍCH VĂN.

- Sàdhàranà: Chung cho tất cả. Samàpajjana: Nhập vào, đi ngang qua. Nirodhasamàpatti: Diệt tận định. Parato: sau khi. Ekavàram: Một lần. Pubbakiccam: Tiền công tác.

III. VIỆT VĂN.

- 43 - 45) Ở nơi đây, sự đắc quả là chung cho tất cả mọi người, tùy theo với quả tương ưng của mình. Nhưng Diệt tận định chỉ có các vị Bất Lai và A La Hán chứng được mà thôi.

Trong trường hợp này, một vị tiếp tục chứng các quả đại hành như sơ thiền v.v... rồi từ các thiền này khởi lên quán các pháp hữu vi trong mỗi một thiền này. Như vậy, vị này tiếp tục chứng vô sở hữu xứ thiền. Rồi, sau khi hoàn tất những tiền công tác như phát nguyện v.v..., vị này chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Sau hai an chỉ tốc hành tâm, dòng tương tục của tâm bị dừng lại. Tiếp theo vị này chứng Diệt tận định.

Khi từ định này khởi lên, nếu là vị Bất Lai, thời Bất Lai quả tâm - nếu là vị A La Hán quả tâm khởi lên chỉ có một lần rồi chìm xuống Hữu phần. Sau đó quán sát trí khởi lên.

IV. THÍCH NGHĨA.

- Nirodhasamàpatti: Diệt tận định. Sở dĩ gọi vậy vì trong giai đoạn này, giòng tâm tương tục tạm thời dừng lại không chảy, Tâm dừng lại, nhưng mạng sống vẫn tiếp tục. Chỉ có vị Bất Lai hay A La Hán đã chứng các Sắc giới Thiền và Vô sắc giới Thiền mới chứng được Diệt tận định. Khi vị tu hành muốn chứng Diệt tận định, vị này chứng sơ thiền và từ thiền này khởi lên, vị này quán tánh vô thường, khổ, vô ngã của các pháp hữu vi trong cõi thiền này. Cũng vậy, vị này chứng các thiền còn lại và quán tương tự cho đến vô sở hữu xứ ở vô sắc giới. Từ thiền này khởi lên, vị này phát 4 lời nguyện như sau:

i) Bốn sự cúng dường của mình không bị phá hoại,
ii) Tự mình xuất định khi giáo hội cần đến mình,
iii) Tự mình sẽ xuất định khi đức Phật cho gọi
iv) Có nên sống quá hơn bảy ngày từ khi xuất định.

Vị này phải nghĩ đến tuổi thọ của mình, vì Diệt tận định này thường kéo dài đến bảy ngày.

Sau khi đã phát nguyện, vị tu hành chứng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cảnh giới vô sắc cao nhất rồi sống trong định này đến hai tốc hành sát na tâm. Sau đó, chứng được Diệt tận định khi giòng tâm liên tục được dừng lại. Sau bảy ngày, người tu hành xuất định này, và chứng được trong một sát na, Bất lai quả tâm nếu là một vị Bất Lai, hay A La Hán quả tâm, nếu là một vị A La Hán. Sau đó Hữu phần tâm khởi lên.

-HẾT-


Ghi chú: Có thể tham chiếu thêm với:

1) Vi Diệu Pháp Toát Yếu, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh (với đầy đủ các ký tự Pàli).
2) A Manual of Abhidhamma, bản dịch Anh ngữ và chú thích của Hòa Thượng Narada.

-ooOoo-