THIÊN
V
Nghiệp
trong Phật giáo
NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO
Do nhân nào, mới có giáo lý về vấn đề
nghiệp?
Vì trong thời kỳ ấy vô minh đàn áp toàn thể quốc dân Ấn Độ, dân chúng
chỉ tìm ở số mệnh rủi may, không quan sát đến đạo đức. Ðức Thế Tôn mong
cởi mở vô minh ấy, Ngài mới nổi đèn có muôn trùng ánh sáng tức là nhân
quả để tỉnh thức chúng dân Ấn Độ.
Lý tưởng về nghiệp trong Phật giáo là sự tiến triển trong đường đạo
đức khiến cho khoa học cũng phải bái phục, nhìn nhận bằng sự đứng yên
không phản đối.
Phật giáo không mâu thuẩn với khoa học, nói như thế, vì khoa học cũng
như Phật giáo không thừa nhận học giả mê tín.
Với bất cứ cái gì cần quan sát tỉ mỉ, tinh tế trước, rồi mới nên tin.
Vì thế, Phật giáo và khoa học mới không mâu thuẩn nhau. Nói bằng cách
vi tế rằng, khoa học có hai môn là: 1- Vật thể; 2- Vô thể.
Khoa học, về vật thể phải cần thí nghiệm để xác nhận, nghĩa là khi
muốn biết rằng, "đá" gồm có chất gì, thì phải dùng cách phân tích và thí
nghiệm. Nhà khoa học lấy đá chia tách ra xem (gọi là phân tích) cho
biết rằng đá ấy có những gì, rồi thí nghiệm lại là lấy những chất đã
phân giải ấy hoà lại, để xem cho thấy quả quyết rằng, nó là đá in nhau
như trước chăng. Cách sau này gọi là thí nghiệm.
Phật giáo thuộc về khoa học vô thể có cách thức chú ý tin như khoa
học. Như thế, mới gọi Phật giáo là khoa học, người hành theo Phật giáo
hằng được thụ quả xứng đáng theo sự thực hành của chính mình, chẳng có
ai thay thế được?
Pháp bảo có sáu ân huệ:
1.- Phật đã thuyết để lại chân chánh
[1]
rồi.
2.- Tự mình thấy xác thực.
3.- Không chờ thời (khi đắc đạo
thì đắc quả không chậm trễ) [2]
.
4.- Chứng minh được [3]
.
5.- Xứng đáng đem vào mình hoặc
đáng tìm tòi [4]
.
6.- Tự mình được thấy rõ bằng sự
thí nghiệm và thực hành theo.
Toàn là cơ sở củng cố là khoa học của nền tảng Phật giáo chân chính.
Nếu đã nhận thức như thế, ta nên học hỏi về vấn đề nghiệp trong thiên
này.
Tiếng "nghiệp" có nghĩa là làm, hành vi, hành động, động tác, thực
hành, thực tiễn, cho đến sự phản ứng hoặc quả dội lại của hành vi nữa .
Trong phật giáo tiếng "nghiệp "mong lấy tác ý là chủ như câu:"
c etanaaham
bhikkhave kammam vadaami - Này các Tỳ khưu, n hư l ai gọi tác ý
là nghiệp" . Có ý nghĩa rằng: "Phật giáo giữ theo trung đạo". Dầu, trong
luật học Ngài cũng có chế định những điều luật cho Tỳ khưu vô tác ý vi
phạm các điều cấm chế, nhưng Ngài cũng không bỏ phép trung đạo. Ngài ngự
chế, như thế để phòng ngừa các Tỳ khưu có khí chất bất nhã, biết hướng
thiện sám hối.
Nghiệp là tiếng trung dung[5]
(dữ và lành) nếu lành gọi làk
usalakamma (thiện nghiệp); dữ là a
kusalakamma (bất thiện nghiệp).
Phật giáo lưu tâm rằng nghiệp gồm có ba chi, là:
1.- Có người làm.
2.- Làm bằng tác ý.
3.- Cho quả đến người làm.
Nếu nói theo khoa học, người tức là thân thể; những biến hình là quả
do sự đè ép, sự cưỡng lại lẫn nhau. Sự hành động và sức phản ứng có thể
xảy ra được, dù là hai thân thể không hút nhau như đá nam châm .
Quan sát theo khoa học, ta được thấy rằng sự tạo tác và sức phản ứng
hằng cho quả, khiến chúng sanh lay chuyển và có tạo nghiệp thì có phản
ứng, hay nói một lẽ khác rằng, khi có nhân tất có quả, mãi mãi.
Trong khoa học, sự hành động và sức phản ứng hằng phức tạp khó kiểm
soát, thế nào, trong Phật giáo, nghiệp và quả của nghiệp cũng phiền phức
như vậy. Vì thế, mới có người không tin nhân quả, phản đối vấn đề
nghiệp trong Phật giáo rằng, là không chính xác [6]
. Như thế, cũng vì người thiếu sự khảo sát, tìm tòi nhân quả,
chỉ không thừa nhận bằng cách hiểu rằng: Phật giáo là vấn đề hủ lậu [7]
đem ra viện dẫn nhưng, thật sự,ï người ấy, là hủ lậu hơn g iáo
lý. Đấy là sợi tóc che núi. Nhưng hàng học thức hiện đại không nên quan
tâm đến.
Phật giáo tin rằng, nghiệp là của riêng mình. Kẻ nào tạo nghiệp gì
phải chịu quả của nghiệp ấy, đúng với căn bản khoa học cho "hành động và
phản ứng" hằng có giá trị ngang nhau, theo phương hướng tương phản
nhau. Mọi người sinh ra đồng tạo nghiệp như vậy. Lẽ cố nhiên, mỗi người
phải làm công việc bằng thân nghiệp, phải nói năng bằng khẩu nghiệp,
phải suy nghĩ bằng ý nghiệp. Khi đã làm nói và nghĩ rồi, quả của nó tức
là sức phản ứng phải có như thế. Khi ta tạo nghiệp lành, quả của nó là
sự vui vẻ có đến ta, ta làm ác, quả dữ cũng sẽ trả lại cho ta.
Theo Phật ngôn đây, người gieo giống gì hằng hái quả ấy. Làm lành
được vui, gây dữ gặp khổ. Như thế chỉ cho thấy rằng, nghiệp có đặc tính
in như sự gieo giống lúa, tất nhiên được lúa.
Nếu hỏi trở lại rằng, cớ sao, có người trồng xoài, có kẻ gieo lúa
hoặc người làm lành, kẻ làm ác?
Đấy là quả của sự suy nghĩ của chúng ta. Như tiếng nói rằng, tất cả
sự tồn tại của ta được đều do quả của nghiệp mà ta đã làm từ sự trù tính
phương pháp cứu chữa điều khổ.
Trong kinh m
ajjhimanikaayamajjhimapa.n.nasaka, có thuyết về ba loại nghiệp:
1.-
k aayakamma: Thân nghiệp.
2.- v aciikamma: Khẩu
nghiệp.
3.- m anokamma: Ý nghiệp.
Thân nghiệp chia ra có:
1.-
Ba chánh.
2.- Ba bất chánh.
Gọi là k
aayasucaritaa và k aayaducaritaa
Ba thân nghiệp chánh là:
1.- Không sát sanh.
2.- Không trộm đạo.
3.- Không tà dâm.
Ba thân nghiệp bất chánh là:
1.- Sát sanh
2.- Trộm đạo.
3.- Tà dâm
Bốn khẩu nghiệp chánh là:
1.- Không nói dối.
2.- Không chửi rủa.
3.- Không nói lời xúi giục (cho
người chia rẽ nhau).
4.- Không nói lời hoang đàng vô
ích.
Bốn khẩu nghiệp bất chánh là:
1.- Nói dối.
2.- Chửi mắng.
3.- Nói lời xúi giục (cho người
chia rẽ nhau).
4.- Nói lời hoang đàng vô ích.
Ba ý nghiệp chánh là:
1.- Không tham.
2.- Không sân.
3.- Không tà kiến.
Ba ý nghiệp bất chánh là:
1.- Tham.
2.- Sân.
3.- Tà kiến.
Trong cả ba nghiệp (thân, khẩu và ý), ý nghiệp là quan trọng nhứt, vì
thân và khẩu hằng ở trong quyền lực của tâm.
Trong tạng Luật có thuyết về cửa, hoặc lỗ hở (qua lại Dvaara)
của nghiệp lành và nghiệp dữ có ba là:
1.-
k aayadvaara: cửa Thân.
2.- v aciidvaara: cửa Khẩu.
3.- m anodvaara: cửa Ý.
Giải rằng: Những cái qua lại, cửa thân là thân chánh và thân bất
chánh; cái qua lại cửa khẩu là khẩu chánh và khẩu bất chánh; cái qua lại
cửa ý là ý chánh và bất chánhv.v.
Ngoài ba cửa thuộc về phận sự chính như đã giải, còn có thứ nghiệp
làm xáo trộn mất thứ tự cũng có. Như sự sát sanh và trộm đạo thuộc về
nghiệp chính cửa thân nhưng nếu bảo kẻ khác làm thì thuộc về cửa khẩu.
Nói dối thuộc về cửa khẩu, là cái qua lại đường khẩu, bằng không nói,
chỉ ra bộ tịch gặc đầu (để tỏ ý chịu hoặc không) thì thuộc về cửa thân.
Nếu người muốn được một đồ vật mà họ mong mỏi, nhưng không cố ý tính
trộm, thì thưộc về cửa thân, ví bằng, xì xào rằng làm thế nào mới được
của ấy thì thuộc về cửa khẩu; nếu chỉ tính trong tâm thì về cửa ý. Những
lời giải trên toàn là nghiệp bất chánh. Về nghiệp chánh cũng nên hiểu
theo sự tương phản nhau. Nhưng vì sự hành vi khác nhau, mới có người
được quyền cao giàu có, kẻ lại thấp hèn nghèo khó. Đấy toàn là do nghiệp
gây nên cả, nghiệp hằng phân hạng người cao sang hoặc thấp hèn không
đồng. Theo lẽ thường, nhân loại hằng tạo nghiệp bất chánh do tính ngu
dốt, vô học thức như câu:
"
p aapaani kammaani karonti
mohaa -n gười đời phần nhiều tạo nghiệp bất chánh do óc si mê"
(trong mahaaparinibbaana-sutra)".
Moha là ngu si hay đần độn tức là không biết lẽ thật, như người lạc
đường trong rừng, không biết được phương hướng để thoát khỏi, cho đến
không hiểu tội phước, tà chánh là gì.
Những người hiền hằng tạo nghiệp chánh nhiều hơn nghiệp bất chánh kẻ
dữ thường làm nghiệp bất chánh nhiều hơn nghiệp chánh. Hơn nữa, khi đã
tạo nghiệp, dù chánh hay bất chánh thì khó sửa chữa lại được như có Phạn
ngữ rằng:
"
k atassanatthipatikaaram - v iệc đã làm rồi, sẽ làm trở lại
chẳng được ".
Đức Phật hằng lập lại cho hàng p hật tử, cố tự tỉnh rằng:
1.- Ta có nghiệp là của ta .
2.- Ta là người thụ quả của nghiệp
.
3.- Ta là người sinh ra từ cái
nghiệp hoặc có nghiệp là kẻ sinh sản .
4.- Ta có nghiệp là huyết thống .
5.- Ta là người nương tựa vào
nghiệp .
6.- Ta phải chịu quả của nghiệp mà
ta đã tạo.
Đức Phật dạy bảo như thế, cho chư Phật tử tin chắc rằng, vui, khổ mà
ta đã được đều là quả dính theo từ nghiệp chánh và nghiệp bất chánh.
Nếu không nhớ nghĩ như vậy, thì sẽ cẩu thả rằng, nghiệp mà mình đã
gây không cho quả.
Những kẻ ngu độn không hiểu nghiệp và quả của nghiệp, không có sự
khảo sát rằng quả này sinh từ nghiệp nào và từ đâu mà có. Nếu không nhận
thấy, lầm tưởng là kẻ khác làm cho. Sự nghĩ xét thường đến nghiệp như
đã giải hằng ban cho ta nhiều lợi ích. Khi gặp quả tốt hay xấu nên hiểu
rằng là "quả của nghiệp xảy đến tự mình sáng tác" (a ttasanbhavam).
Như thế ta không quên mình, khiển trách kẻ khác và thừa nhận rằng quả
vui hoặc khổ hằng phát sanh từ nghiệp của mình. Đấy là nguyên nhân cho
mình vui hay khổ. Vả lại sự hiểu biết bất chánh là thấy quả quyết rằng
điều vui hay khổ sinh từ kẻ khác hay vật khác, đó là nguyên nhân làm cho
bức rức khó chịu, trở lại gây nghiệp như cũ, rồi phải thụ quả khổ mãi
mãi.
Chú thích:
- [1] Chân chánh: khi được nghe rồi có thể đè nén được
năm pháp cái, được vui, sinh từ thiền định, và thông tuệ bằng sự thực
hành được giải thoát.
[2] Ví như ngọn lửa và ánh sáng ngọn lửa (có ngọn lửa
tất có ánh sáng).
[3] Vì có nhận đích xác, là pháp trong sạch.
[4] Vì đã thực hành theo sẽ đắc đạo quả.
[5] Trung dung: ở giữa, không thiên lệch.
[6] Chính xác: xác thực.
[7] Hủ lậu: quê mùa, không hợp thời.