Trong thời gian giáo lý của đức
Phật được truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với
nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau được sinh lên. Mỗi trường phái chú
trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện
khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý
về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung
mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là: Tứ Diệu Đế hay là
Bốn Sự. Thật Mầu Nhiệm.Đức Phật diễn tả sự thật đầu tiên trong Tứ Diệu Đế là
Khổ đế, sự thật về khổ đau. Chữ dukkha trong tiếng Pali có một nghĩa rất rộng,
nó bao gồm khổ đau, bất an và sự bất mãn. Đức Phật sau khi giác ngộ, ngài đã
đối diện với sự thật về khổ đau trong cuộc đời một cách không sợ hãi, không tự
thán. Ngài đã nhận diện những vấn đề của khổ đau hết sức rõ ràng: nỗi đau đớn
của sanh, lão, bịnh, tư? nỗi sầu lo, thất vọng, ưu tư, buồn khổ vì xa lìa người
mình yêu, vì gần gũi người mình không ưu thích, vì không có được điều mình muốn
- tất cả những cái ấy đều là dukkha. Khi ta quán chiếu tự tánh duyên khởi của
mọi hiện tượng trên một cách sâu xa và tinh tế, chúng ta sẽ bắt đầu thấy được
bản chất khổ đau cố hữu của chúng. Chúng ta ai cũng biết rằng những cảm thọ đau
đớn trong tâm và thân là khổ đau. Nhưng chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được
khổ đau ấy, khi ta ý thức được sự ngắn ngủi tạm thời của mọi hiện tượng. Không
có bất cứ một kinh nghiệm nào, cho dầu tuyệt vời đến đâu, lại có thể đem đến
cho ta một sự thoảmãn sâu xa và trường cửu, vì chúng lúc nào cũng thay đổi. Sự
lưu chuyển không ngừng của các hiện tượng thường gợi tôi liên tưởng đến một
dòng nước đổ xuống từ một ghềnh thác cao. Dòng nước rơi xuống, tan tác, bất tận
- ào ào - không bao giờ ngừng nghỉ. Đó cũng là tự tánh của mọi hiện tượng.Thêm
vào đó, đức Phật đã diễn tả về một loại khổ đau thứ ba rất chi tiết trong một
bài pháp nói về lửa: "Mắt đang bị lửa thiêu đốt, tai đang bị lửa thiêu
đốt... thân... tâm... đang bị lửa nào thiêu đốt? Lửa của tham lam, lửa của sân
hận và lửa của si mê. "Chúng ta khó có thể nào cởi mở được đối với sự thật
khổ đau, vì lúc nào ta cũng đi trốn tránh chúng, đi tìm ẩn náo trong cuộc sống
hằng ngày. Chúng ta thường đi tìm hạnh phúc và nương tựa vào những gì đem lại
cho mình khoái lạc, những gì mà chính chúng cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời. Tất
cả cũng chỉ vì phần đông chúng ta không biết thực tập phương pháp dừng lại, cởi
mở ra với sự sống chung quanh mình, để có thể cảm nhận được những gì thật sự
đang xãy ra. Có một điều hơi mâu thuẩn, nhưng cũng rất là nhiệm mầu, về khổ đau
là khi ta càng cởi mở càng tìm hiểu nó, thì tâm ta sẽ lại càng trở nên nhẹ
nhàng và tự do hơn. Vì khi ta không còn chối bỏ hay trốn tránh sự thật nữa, tâm
ta sẽ trở nên bao la hơn, cởi mở và an lạc hơn. Chúng ta cũng sẽ không còn bị
sai sử bởi lòng tham dục hoặc những đam mê của mình, vì ta có thể nhìn thấy
được rõ ràng tự tánh của mọi vật như là chúng hiệnhữu.Nhưng nếu chỉ nhìn thấy
và hiểu được khổ đau trong cuộc đời này thôi cũng vẫn chưa đủ. Chân đế thứ hai,
Tập đế, nhận diện được nguyên nhân của khổ đau. Khổ đau bắt nguồn từ đâu?