Phật học cơ bản
Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu
Nguyễn Duy Nhiên
10/07/2555 04:51 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng


Danh từ kilesa trong tiếng Pali có nghĩa là cảm xúc khổ thọ, tức là những nổi thống khổ trong tâm như là tham lam, ghen tức, thù hằn, sân hận, sơ. hãi. Những trạng thái tương tự như thế dày xéo tâm ta, chúng làm cho ta điêu đứng và tạo nên trăm ngàn khổ đau.Kilesa có thể biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Đôi khi chúng có năng lươ.ng đủ mạnh để biến thành những hành động vô cùng bất thiện như là: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, tự hủy hoại mình và làm hại người khác. Ta có thể thấy được năng lươ.ng của kilesa biểu lộ thật rõ rệt, mỗi khi ta quan sát những gì đang xảy ra khắp nơi trên thế giới: giết chóc, hảm hiếp, tra tấn, đói khát, thù hận. Những khổ đau này có gốc rễ nằm trong tâm của mọi người, trong đó có cả bạn và tôi.Chúng ta có thể làm vơi bớt đi phần nào những khổ đau trên cuộc đời này bằng cách giữ một giới hạnh trong sạch. Đức Phật có dạy cho chúng ta về Ngũ Giới như là một phương pháp bảo vệ, giữ cho ta khỏi phạm vào những việc làm bất thiện. Ngũ giới ấy là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng những chất say. Bạn hãy tươ?ng tượng xem cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu nếu ai cũng chỉ cần giữ một giới thôi - không giết hại người khác.Ỡ một mức độ thấp hơn, thì kilesa là những tâm thức bất thiện nào có khả năng tạo nên những lời nói hoặc tư tươ?ng mà ảnh hươ?ng của chúng hơi yếu hơn một chút. Và mức độ sâu kín hơn hết của kilesa, còn được gọi là những bất thiện ẩn tàng, hay những-hướng-khổ-đau tiềm tàng. Những khổ đau ấy hiện không có mặt trong giờ phút hiện tại, nhưng chúng có một tiềm năng khởi dậy nếu gặp hoàn cảnh thích hơ.p. Ví dụ như khi một người bị đặt vào những trường hợp khẩn trương, họ thường có những hành vi bất thiện mà thường ngày người ấy sẽ không bao giờ dám làm. Đó cũng chính là ở tiềm năng ấy.Đức Phật cũng có nhấn mạnh đến một loại tâm bất thiện đặc biệt, mà ta cần phải nhổ bỏ tận gốc, nếu ta muốn tận diệt nguyên nhân của khổ đau. Loại kilesa này, được xem như là nguy hiểm nhất, đó là niềm tin cho rằng mình có một cái "Tôi" thường hằng, bất biến. Ngày nào tâm ta vẫn còn bị ô nhiễm bởi tà kiến ấy, với quan niệm sai lầm ấy, nó sẽ lôi kéo ta vào biết bao nhiêu những việc làm bất thiện khác nữa! Và khi chúng ta có một ý niệm sai lầm về một cái "Tôi", ta sẽ cố gắng bảo vệ nó, thoả mãn nó, rồi biết bao nhiêu hành động của mình chung qui cũng chỉ để phục vụ cho ý niệm sai lầm này mà thôi. Nhà văn Wei Wu Wei có diễn tả cái tâm bất thiện ấy một cách thật gọn gàng và chính xác: "Nó cũng giống như một con chó ngồi sủa một cái cây, nhưng chỉ có điều là không có cây nào ở nơi đó cả !"Thiền tập có khả năng thanh lọc tâm ta sạch hết những bợn nhơ của kilesa, những gì đã từng gây nên biết bao khổ đau trong cuộc đời, mà chúng cũng là nền tảng cho cái nhìn sai lầm về sự sống của ta. Nhờ năng lư.c của một ý thức tỉnh giác, ta sẽ có thể cảm nhận được, nếm được mùi vị của vô ngã - sự vắng mặt của một cái Tôi. Và ta sẽ hiểu được nó, không bằng lý thuyết hay qua ý niệm, nhưng bằng một kinh nghiệm trư.c tiếp ở ngay giờ phút hiện tại này.Thật ra tuệ giác giải thoát ấy không có gì là mới lạ cả. Nó đã có từ thời đức Phật và vô số những đức Phật trước đó nữa. Sự hiểu biết này cũng chính là tự tánh của Phật pháp. Nó đã được diễn tả qua tuệ giác của biết bao người thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau. Một dũng sĩ Nhật vào thế kỷ thứ 14 có viết:

Tôi không có mẹ cha, 

Tôi lấy trời đất làm cha mẹ.

Tôi không nơi cư ngụ,

Tôi lấy sự tỉnh giác làm nhà.

Tôi không có tử sanh, 

Tôi lấy sự ra vào của hơi thở làm lẽ sống chết.

Tôi không có thần thông, 

Tôi lấy sự chân thật làm phép lạ 

Tôi không có bạn bè,

Tôi lấy tâm mình làm bằng hữu.

Tôi không có kẻ thù,

Tôi lấy thất niệm làm địch thủ.

Tôi không có áo giáp, 

Tôi lấy từ tâm làm sự bảo vệ.

Tôi không có lâu đài, 

Tôi lấy tâm bất động làm thành trì bao bọc.

Tôi không mang đao kiếm,

Nhưng tôi chỉ cần một lưỡi gươm vô ngã mà thôi!