Chúng ta đều là những dũng sĩ, lấy
vô ngã làm thanh gươm trí tuệ. Thanh gươm báu ấy có khả năng chém xuyên qua
những si mê và đâm thủng được tấm màn vô minh mờ mịt.Chân lý thứ nhất là Khổ
đế, dạy cho ta về sự thật khổ đau và những mức độ khác nhau của chúng. Người
hành giả hiểu được chân lý thứ hai, tức Tập đế, sẽ nhận thức được các nguyên
nhân của khổ đau và tập buông bỏ chúng. Họ sẽ làm lung lay và bứng nhổ hết
những gốc rễ của phiền não trong tâm, nhất là ý niệm về cái Ngã.Chân lý thứ ba
của Tứ Diệ Đế, dạy rằng có một con đường có thể chấm dứt khổ đau, để trút bỏ được
gánh nặng trên vai mình. Trong sự tu tập, thỉnh thoảng ta cũng có thể thoáng
thấy được sự chấm dứt khổ đau ấy. Chúng ta có thể nếm được vị giải thoát nầy
trong một khoảnh khắc, khi một kilesa vừa biến mất. Trong những khi ta đang bị
vướng mắc vào những tình cảm phiền muộn, ta sẽ cảm thấy bó buộc, nóng nảy, nhỏ
nhen; và vừa khi ta buông bỏ chúng, tức thì tâm ta sẽ được tự tại ngay. Ngay
trong chính giây phút ấy, ta nếm được mùi vị của giải thoát, mùi vị của sự chấm
dứt khổ đau. Sự tự do ấy là thật, vì nó là kinh nghiệm của chính ta chứ không
phải chỉ là một ý niệm đẹp mơ hồ nào đó. Cũng vậy, mỗi khi bạn có thể ý thức được
sự có mặt của một tư tưởng, thay vì bị nó lôi cuốn theo, tức là bạn đã kinh
nghiệm được sự bừng mở của tâm mình rồi đó.Một kinh nghiệm tương tơ. với sự
buông bỏ này là như khi ta đi xem hát. Khi ở trong rạp ta sẽ bị cuốn phim hấp
dẫn thu hút vào cốt truyện, và khi xem xong ta bước ra ngoài. Ta có một cảm
giác rằng thư.c tại đã đột ngột thay đổi, một kinh nghiệm thức tỉnh nhỏ bé:",
thì ra đó chỉ là một chuyện phim!" Nhưng còn cuốn phim trong tâm của ta
thì sao, bao giờ ta mới chịu bước ra ngoài? Mỗi giây phút khi ta tỉnh giác và ý
thức được những gì đang xãy ra, sẽ là những giây phút giác ngộ trong đời mình.
"À, đúng rồi, đó chỉ là một tư tưởng mà thôi. Chẳng phải là một chuyện gì
ghê gớm như mình nghĩ!" Trong giây phút ấy tất cả sẽ bừng mở. Chúng ta
cũng có thể kinh nghiệm được sự chấm dứt của khổ đau bằng một cách khác, khi ta
đạt đến trình độ gọi là "bình thản trước mọi sự thành tựu." Một tâm
tĩnh lặng thì bao giờ cũng sẽ vững vàng và quân bình trước bất cứ những việc gì
xãy đến. Chúng ta sẽ cảm thấy thư thái và cởi mở trước sự tha(ng trầm của mọi
vật. Một tâm trầm tĩnh thì sẽ không bao giờ phản ứng một cách quá khích. Trạng
thái này cũng gần giống như tâm của một người đã hoàn toàn giác ngộ. Vì thế,
mặc dầu ta chưa thật sự bước ra khỏi cuộc đời, chưa được giải thoát viên mãn,
nhưng ta cũng vẫn có thể kinh nghiệm được chốn an lạc nầy.Chúng ta có thể kinh
nghiệm được sự chấm dứt khổ đau bằng cách quán chiếu những hiện tương duyên
sinh - nhận thức được sự vô minh, vô duyên khởi của chúng.