[02]
TRÊN ĐƯỜNG HOẰNG PHÁP CỦA PHẬT TỔ GOTAMA
SAU KHI ĐỘ HAI THƯƠNG GIA ĐỨC PHẬT ĐỘ AI NỮA?
Rời rừng cây URUVELA, đức Phật
đi về hướng Tây Bắc. Đến vườn Lộc giả để tìm năm thầy KIỀU TRẦN NHƯ là những
người cùng tu KHỔ HẠNH với Ngài.
ĐẮC ĐẠO RỒI, SAO PHẬT CHƯA VỀ ĐỘ PHỤ HOÀNG?
Nhận thấy nhân duyên của Vua Cha
chưa đến, mặc dù khi thành Đạo rồi, đức Phật cũng đã nhớ đến Phụ hoàng. Ngài
cũng đã quán thấy hai vị đạo sĩ ALARA và UDDAKA cũng vừa từ trần cách đây mấy
bữa.
TRÊN ĐƯỜNG VỀ VƯỜN LỘC GIẢ CÓ ĐIỀU CHI XẢY RA?
Quãng đường dài từ BỒ ĐỀ ĐẠO
TRÀNG đến thành GÀYA xa hơn mười cây số. Đức Phật gặp thầy Bà La Môn UPAKA. Gặp
đức THẾ TÔN, Ông này có hỏi thăm về đạo quả của Ngài. Nhưng vì không có duyên
lành, nên ông không THỌ GIÁO được.
ĐẾN LỘC GIẢ, THÁI ĐỘ CỦA NĂM THẦY RA SAO?
Năm thầy KIỀU TRẦN NHƯ không
muốn tiếp đức Phật vì họ không còn tin tưởng nơi Ngài. Nhưng đến khi đối diện,
trước vẻ đẹp phương phi, tướng hảo quang minh nhất là hào quang sáu màu rực rỡ
của đấng Toàn Giác bao trùm lấy họ, khiến các thầy bồi hồi cảm xúc. Và không ai
bảo ai, họ cùng nhau đưa tay rước bát, trải toạ cụ, và cùng nhau khấu đầu đảnh
lễ, cung kính cầu xin giảng dạy.
LẦN ĐẦU TIÊN MỞ ĐẠO NÀY GỌI LÀ CHI?
Đức Phật Tổ GOTAMA CHUYỂN PHÁP
LUÂN vào ngày trăng tròn tháng Sáu năm Dậu. Danh từ "CHUYỂN PHÁP LUÂN"
được dùng để khai nền GIÁO PHÁP đạo đức.
Đặt nền tảng của ĐẠO, Ngài dạy
hai cực đoan người tu cần xa lánh là.
Quá KHỔ HẠNH ép xác
Sự LỢI DƯỠNG dễ duôi
Tiếp theo, Ngài dạy TỨ DIỆU ĐẾ
(phần PHÁP BẢO sẻ giải rõ).
Nhận thấy lời dạy của đức Phật
rất phi thường, là đuốc TUỆ, để soi sáng cho thế gian. Năm thầy cầu xin THỌ
GIÁO làm để tử Phật. Đức THẾ TÔN bằng lòng nhận họ vào hàng THANH VĂN đầu tiên
trong Giáo Đoàn Tăng lữ.
CÁC VỊ ÂÝ CÓ CHỨNG QUẢ KHÔNG?
Sau khi nghe xong thời Pháp, Tuệ
nhãn phát sanh cõi lòng thanh tịnh, thấy rõ chơn lý nhiệm màu, Ông KONDANNA
"TRẦN KIỀU NHƯ" chứng quả vị A LA HÁN.
Bốn vị kia, đức Phật thuyết ba
lần TỨ DIỆU ĐẾ, cũng chứng quả luôn.
SAU NĂM ÔNG KIỀU TRẦN NHƯ, ĐỨC PHẬT CÒN ĐỘ AI?
Từ đó về sau, từ thành này sang
xứ nọ, trọn 45 năm HOẰNG PHÁP LỢI SANH, đức Phật chu du hoá độ khắp nơi. Giáo
Pháp của Ngài theo gót chân Tăng lữ mà bố rải lan truyền cùng khắp các Quốc Độ
gần xa...
VUA TINH PHẠN NGHE TIN CON NGÀI THÀNH PHẬT CHƯA
Thành danh của đấng ĐẠI GIÁC NGỘ
lừng lẫy tại xứ MA KIỆT GIÀ, vang đến thành CA TỲ LA VỀ. Vua cha nóng lòng
trông đợi không thấy đức Phật về. Ngài bèn cho quan đại thần sang tận VƯƠNG XÁ
thành, thỉnh Phật.
Từ ông UDÀYI, con quan lễ bộ
thượng thư, cũng là bạn thân của Thái tử. Cho đến chín lần, chín vị đại thần đến
VƯƠNG XÁ thỉnh Phật. Đến nơi, họ vào hầu Phật nghe lời giáo huấn của Ngài, đều
xin tình nguyện xuất gia theo Phật, mà quên cả sứ mạng của mình.
Một ngày nọ, nhân trực nhớ đến
nhiệm vụ của mình. Đại đức UDÀYI vào hầu thỉnh Phật về CA TỲ LA VỆ để độ phụ hoàng
kẻo vua cha mỏi lòng mong đợi.
VUA CHA CÓ VUI LÒNG ĐÓN PHẬT KHÔNG?
Tin đức Phật trở lại hoàng cung,
quân dân thảy đều vui mừng sung sướng, vì họ sẽ được chào đón đấng SIÊU NHÂN mà
bấy lâu họ hằng mong nhớ.
Riêng TỊNH PHẠN VƯƠNG ban truyền
cho tổ chức thật linh đình, rầm rộ, trang hoàng thật rực rỡ để đón Phật. Khi
nghe tin "ĐỨC PHẬT ĐÃ ĐẾN NƠI" vua cha lật đật lên thành xem. Vua
thấy từ xa đàng xa, dẫn đầu là đức Phật với chiếc Y Vàng thanh đạm, Bình Bát
trên tay đang vào từng nhà hóa trai, khất thực. Theo sau Ngài, một dãy dài Tăng
lữ...Vua cha rất chi thất vọng, buồn tủi vì Vua nghĩ.
Một vị hoàng tử giàu sang tuyệt
đỉnh, là chúa cả trăm họ mà giờ phải đi khất thực từng nhà, xin từ vá cơm,
miếng bánh của kẻ thần dân, ôi còn gì tủi nhục cho bằng?...
Tuy vậy, vua cha cũng gắng gượng
ra đón Phật với cõi lòng xót xa chua chát...
TRƯỚC SỰ KIỆN ẤY, ĐỨC PHẬT ĐỐI XỬ RA SAO?
Dùng lời đạo lý cao thâm vi diệu
để tiếp độ Phụ hoàng. Trước điện lực từ ái bao la, hào quang sáu màu rực rỡ
phát ra từ kim thân của đấng TOÀN GIÁC và lời Pháp âm vi diệu tha thiết, êm
đềm, khiến cho cõi lòng đức vua TỊNH PHẠN bồi hồi cảm xúc, vô cùng sung sướng.
Sau khi dứt thời Pháp, đức TỊNH PHẠN VƯƠNG đắc quả TU ĐÀ HOÀN.
Tiếp theo, các hàng thân quyến
trong hoàng cung vương tôn, công tử đều xin thọ trì quy giới kẻ xuất gia tu sĩ,
người làm tại gia cư sĩ rất đông.
ĐỨC PHẬT CÓ TẾ ĐỘ CÔNG CHÚA GIA DU ĐÀ LA KHÔNG?
Quá tủi phận mình, Công chúa GIA
DU ĐÀ LA vật mình than khóc. Đức vua TỊNH PHẠN nhắc khéo với đức Phật, xin Ngài
ngự đến nơi thuyết pháp cho công chúa nghe, và luôn dịp đó, đức Phật độ cho
Hoàng tử LA HẦU LA lên bảy tuổi xuất gia theo hàng tăng lữ.
(Muốn biết rõ hơn về LỊCH SỬ của
đấng TOÀN GIÁC xin tìm xem nơi quyển "ĐẤNG TỪ PHỤ" của Đại đức PHÁP
SIÊU hay tác phẩm "ÁNH ĐẠO VÀNG" của học giả VÕ ĐÌNH CƯỜNG đã xuất
bản)
ĐẠO PHẬT ĐEM LẠI ẢNH HƯỞNG GÌ CHO DÒNG HỌ SAKYA?
Dòng SAKYA, Hán âm THÍCH CA MÂU
NI toàn là võ tướng vô địch. Khi hấp thụ được giáo lý đức Phật rồi, đều trở nên
hiền từ đạo đức. Họ thà chịu chết chứ không dùng bạo lực để tránh sự gây ra ác
nghiệp.
NẾP SỐNG VÀ THÌ GIỜ HÀNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHẬT RA SAO?
Là một vị GIÁO CHỦ tích cực hoạt
động, đức THẾ TÔN chia một ngày ra làm năm thời.
1) Buổi sáng, đi Trì Bình khất thực
2) Buổi chiều, thuyết pháp, dạy Đạo cho quần sanh.
3) Đầu hôm, giải đáp thắc mắc, dạy Đạo cho chư Tăng.
4) Gần sáng, sau khi Tham Thiền, Ngài dùng tuệ nhãn quan sát duyên lành của
chúng sanh để tùy duyên hoá độ.
5) Một đêm, đức Phật chỉ tĩnh tọa một đôi giờ.
VÌ SAO ĐỨC PHẬT DẠY ĐẠO CHO CHƯ
THIÊN LÚC ĐÊM?
Đợi cho cuộc sống của cõi trần
gian ô trược chìm lặng trong sự tĩnh mịch của đêm thâu, chư Thiên lúc bấy giờ
mới xuống hầu Phật nghe Pháp hoặc hỏi những điều nghi hoặc.
TRONG CUỘC HOẰNG PHÁP, NGÀI CÓ GẶP TRỞ NGẠI GÌ
KHÔNG?
Xứ ẤN ĐỘ thời bấy giờ, có 62 học
thuyết của ngoại Đạo Tà Giáo. Song trong thời gian 45 năm HOẰNG PHÁP LỢI SANH.
Ánh sáng Đạo Vàng đến đâu, thì nguồn Chơn lý tối thượng đã bẻ gãy tất cả những
tà thuyết vu vơ huyễn mộng. Gót chân đấng THIÊN NHƠN SƯ và hàng Tăng lữ đến đâu
ban rãi TÌNH THƯƠNG và sự AN VUI đến đó. Do nhờ oai lực tối thượng và bi mẫn
của đấng TOÀN TRI, mà đức Phật đã cảm hoá ANGULIMÀLA, kẻ cướp sát nhân hung bạo
bỏ dữ về lành. Đức ĐIỀU NGỰ cũng đã độ voi NALAGIRIM do vua A XÀ THẾ nghe theo
lời xúi giục của ĐỀ BA ĐẠT ĐA, cho voi uống rượu say, xua ra tính hại Phật
Cũng như do nhờ đức NHẪN NẠI, mà
đấng TOÀN GIÁC đã cảm hoá Dạ xoa ALAVAKA bỏ Mê về Ngộ.
Đức độ của đấng TOÀN TRI vang
dội khắp đó đây.
(Muốn biết rõ hơn xin tìm xem
quyển" LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT GOTAMA" do pháp sư THÔNG KHAM đã xuất bản)
Tuy vậy, trong đời Ngài vẫn còn
bị thầy ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA luôn luôn có tâm hãm hại.
TẠI SAO ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA CÓ TÂM OAN TRÁI VỚI PHẬT?
Do nghiệp oan trái từ vô lượng
kiếp trước đến nay. Cho đến kiếp chót của đấng TRỌN LÀNH. Thầy ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA là
con trai của vua THIỆN GIÁC, em ruột của công chúa GIA DU ĐÀ LA (tức em vợ Thái
tử) mà vẫn luôn luôn có tâm ganh tỵ. Khi còn nhỏ, chính ông này đã bắn chim
Phượng bị thương, Thái tử SĨ ĐẠT ĐA ra tay cứu vớt.
Khi Phật THÀNH ĐẠO, các Hoàng
thân đua nhau xuất gia theo Phật. Thầy ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA cũng xuất gia. Tu hành tinh
tấn, Ông đắc được LỤC THẦN THÔNG. Song vì tánh ngã mạng thái quá, nên ba lần
Ông vào hầu Phật, xin cho Ông chưởng quản giáo đoàn tăng lữ...Đức Phật không
chấp thuận, Ông bỏ đi tu riêng. Xúi vua A XÀ THẾ giết vua cha để lên ngôi vua.
Còn Ông làm giáo chủ nhóm 500 đệ tử mới xuất gia.
Sau đó, Đại đức XÁ LỢI PHẤT, đại
đệ tử của đức Phật phải đi cảm hoá 500 thầy Tỳ khưu đó về với CHÁNH PHÁP. Vì
quá tức giận, nên Ông hộc máu, và do tội lăn đá hại Phật tại chân núi KỲ XÀ
QUẬT, khiến chân Phật bị chảy máu, mà Đất nứt rút nguyên hình Ông vào lòng địa
ngục.
NĂM CUỐI CÙNG, ĐỨC PHẬT ĐI VỀ ĐÂU?
Tròn tám mươi tuổi thọ, qua bao
ngày dãi nắng dầm mưa. Trải qua bao cơn sương gió xông pha, sau 45 năm HOẰNG
DƯƠNG CHÁNH GIÁO khắp mọi nơi.
Một ngày kia, đức THẾ TÔN cùng
đoàn đệ tử vào thành VESALI. Khất thực xong, Ngài dẫn đoàn tăng lữ đến thành
PAVA. Tạm trú nơi vườn xoài của ông CUNDA một đêm. Chủ vườn hay tin, lật đật
đến vấn an đức Phật và xin thỉnh Ngài cùng chư Tăng về nhà ông THỌ THỰC ngày
mai. Và cũng chính bữa THỌ THỰC này, đức Phật bị bệnh KIẾT LỴ. Song Ngài vẫn cố
gắng dẫn đoàn Tăng lữ nhắm xứ KUSINARA trực chỉ trong cơn bệnh.
TẠI SAO ĐỨC PHẬT VỀ KUSINARA GẤP THẾ?
Chư Tăng có người bạch hỏi đức
THẾ TÔN?
Bạch hoá đức THẾ TÔN. Tại sao
Ngài không ghé qua VƯƠNG XÁ THÀNH của vua BA TƯ NẶC là đệ tử thân tín của Ngài,
mà cũng là một nước cường thịnh mà lại đến KUSINARA của đức vua MÀLA xa xôi mà
lại yếu nghèo, nhỏ hẹp?
Này các thầy Tỳ khưu
Các thầy đừng có nghĩ như vậy.
Thành KUSINARA này, ngày xưa, tiền kiếp của NHƯ LAI, là kinh đô của một nước
phú cường và thịnh trị.
Chính NHƯ LAI làm chúa tể nơi
ấy.
Vả lại, NHƯ LAI nhập NIẾT BÀN
nơi ấy, thì sự phân chia XÁ LỢI sẽ được phổ cập đến các nước lân bang cả thảy.
Dắt Tăng chúng đến rừng SÀLA,
Vườn thượng Uyển của đức vua MÀLA, đức Phật kêu Đại đức A NAN ĐA trải Y TĂNG
GIÀ LÊ trên tảng đá to, giữa hai cây SONG LONG THỌ, cành lá sum suê, tươi tốt
cho Ngài ngự.
Và cũng nơi đây, là nơi NHẬP VÔ
LƯỢNG THỌ NIẾT BÀN của đấng THIÊN NHƠN SƯ.
ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN VÀO THÁNG NĂM
NÀO?
Bữa thứ ba, vào ngày trăng tròn
tháng VESAK (tháng tư âm lịch) năm Tỵ, khi sao Mai vừa mọc.
Đấng ĐẠI GIÁC NGỘ đã NHẬP VÔ DƯ
NIẾT BÀN giữa sự mến tiếc của Trời, Người trong TAM GIỚI.
PHÁP
PHÁP LÀ GÌ?
Phạn ngữ DHAMMA Hán dịch là
PHÁP, có nghĩa là Nâng đỡ, nương nhờ, ví như cái RẬP, cái KHUÔN, cái LUẬT LỆ để
theo đó mà làm. DHAMMA còn có nghĩa TỔNG TRÌ là những sự vật hiển nhiên, chính
đáng. Nơi đây, nói về LỜI DẠY chính đáng của đức THẾ TÔN.
VÌ NGUYÊN NHÂN NÀO ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP?
Sau đêm THÀNH ĐẠO, lúc ngự dưới
gốc cây AJAPÀLA, trên bờ sông NI LIÊN, đức Phật ngồi Tham Thiền và những ý nghĩ
sau đây phát sanh đến đấng ĐẠI GIÁC.
- Quả thật là đau khổ. Vì không
có một ai để ta lễ bái cúng dường và tỏ lòng cung kính. Hay ta tự tìm đến một
vị Sa môn, hay Bà La Môn nào, để sùng bái tôn kính, hầu nâng cao giới đức, nâng
cao tâm định, nâng cao trí tuệ và sự giải thoát đến chỗ TOÀN THIỆN chăng?
Nhưng trên thế gian này, ta
không thấy ai, dù là trong hàng chư Thiên, Ma vương, hay Phạm Thiên hay giữa
chúng sanh như Sa môn, Bà La Môn, Trời, Người đều không có giới đức, tâm định,
trí tuệ giải thoát hơn ta để ta thân cận, tôn kính và sùng bái.
Rồi những tư tưởng sau đây lại
phát sanh:
Hay là ta hãy tôn kính và sùng
bái chính GIÁO PHÁP mà ta đã chứng ngộ?
Lúc ấy, Trời Phạm Thiên XÁ HAM
BÁT TÍ hiểu được ý Phật. Nên từ cảnh giới Phạm Thiên xuất hiện đến trước đức
THẾ TÔN, quỳ xuống, chấp tay đảnh lễ và bạch rằng.
Quả như vậy. Bạch hoá đức THẾ
TÔN.
Những bậc ỨNG CÚNG CHÁNH ĐẲNG
CHÁNH GIÁC trong quá khứ, đều Tôn kính và sùng bái chính giáo Pháp cao thượng
này.
Những bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
trong hiện tại, cũng Tôn kính và sùng bái chính giáo Pháp này.
Vậy ai muốn tìm sự lợi ích cho
mình và mong chờ sự trưởng thành của mình, chắc chắn phải tôn kính và sùng bái
Giáo Pháp cao siêu này và giữ gìn nằm lòng lời khuyên dạy, kêu gọi của chư
Phật.
ĐỨC PHẬT CÓ CHẤP THUẬN KHÔNG?
Ngài đi từ gốc cây RÀJADATANA
đến cội cây AJAPÀLA. Lúc ngồi trầm tư, những tư tưởng phát sanh.
GIÁO PHÁP mà NHƯ LAI đã chứng
ngộ quả thật là thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu,
không nằm trong phạm vi luân lý. Tế nhị có bậc thiện trí mới thấu hiểu nổi.
chúng sanh còn luyến ái trong ngũ Trần, dục lạc, làm sao hiểu được?
Lý NHƠN QUẢ LIÊN QUAN, tùy thuộc
phát sanh là một đề mục khó lãnh hội. NIẾT BÀN, sự chấm dứt mọi hiện tượng, sự
tiêu diệt mọi tham ái, sự không quyến luyến và chấm dứt cũng là một vấn đề
không phải dễ lãnh hội. NHƯ LAI Truyền dạy GIÁO PHÁP mà kẻ khác không hiểu được
thì thật là phí công và vô ích.
Rồi những tư tưởng sau đây lại
phát sanh lên với đức Phật.
NHƯ LAI đã khó khăn lắm mới
chứng ngộ được GIÁO PHÁP. Không cần phổ biến GIÁO PHÁP ngay lúc này Người còn
mang nặng Tham ái và Sân hận không dễ gì thấu triệt. Người si mê đang chìm đắm
trong đêm tối không thấy được. GIÁO PHÁP thì sâu kín, vi diệu, khó nhận thức và
rất tế nhị.
TRƯỚC TƯ TƯỞNG TRÊN, TRỜI PHẠM THIÊN NGHĨ SAO?
Lúc ấy, Trời Phạm Thiên XÁ HAM
BÁT TÍ sợ đức Phật không truyền bá GIÁO PHÁP. và bởi không nghe được GIÁO PHÁP,
thế gian phải diệt vong. Nên Ngài hiện ra thỉnh cẩu đức THẾ TÔN.
Bạch hoá đức THẾ TÔN
Cầu xin Ngài truyền dạy GIÁO
PHÁP. có ít chúng sanh bị chút ít bụi vướng trong mắt, nếu không nghe được phải
chịu trầm luân sa đoạ, nhưng có người sẻ tỏ ngộ được chân lý.
Sau ba lần thiết tha thỉnh cầu,
đức Phật tuyên bố:
Cửa VÔ SINH BẤT DIỆT đã mở cho
chúng sanh. hãy để cho ai muốn nghe, đặt trọn niềm TIN TƯỞNG.
PHÁP CÓ MẤY? LÀ CÁI CHI?
PHÁP có ba là:
1- PHÁP HỌC gồm BA TẠNG, KINH LUẬT và LUẬN.
2- PHÁP HÀNH có GIỚI ĐỊNH và HUỆ
3- PHÁP THÀNH có 4 ĐẠO, 4 QUẢ và 1 NIẾT BÀN .
TAM TẠNG LÀ THẾ NÀO?
Phạn ngữ TIPITAKA, Bắc Phạn
TRIPITAKA có nghĩa là có ba cái giỏ chứa tám vạn bốn ngàn Pháp môn chia ra như
sau:
SUTTA PITAKA - Giỏ đựng KINH
VINAYA PITAKA - Giỏ đựng LUẬT
ABHI DHAMMA PITAKA - Giỏ đựng LUẬN hay VI DIỆU PHÁP.
KHỞI NGUYÊN XUẤT XỨ TAM TẠNG RA SAO?
Khi Phật còn tại thế, những bậc
xuất gia Tăng lữ đa phần đã có nhiều tiền thiện duyên, tu hành từ vô lượng
kiếp, cho nên khi gặp được đức Phật mở Đạo dạy đời, các vị ấy xuất gia tu theo
Phật. Chư Tăng phần nhiều trí tuệ thông minh, mà lời dạy của đức Phật gọn gàng
hàm súc, cho nên khi chư thánh Tăng nghe qua là thuộc nằm lòng và "KHẨU
TRUYỀN TÂM THỌ" từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có ghi chép bằng văn
tự trên giấy tờ.
KHÔNG CÓ GHI CHÉP CÓ BỊ SAI LẠC KHÔNG?
Ba tháng, sau khi đức Phật nhập
NIẾT BÀN, và năm thứ tám triều vua A XÀ THẾ, năm trăm vị A LA HÁN, Đại đệ tử
của đức Phật tụ hội, kết tập lần đầu tiên tại Đại Thạch Động VEBHARA, xứ VƯƠNG
XÁ THÀNH để cùng nhau đọc tụng ôn nhuần, nhắc nhở lại những lời kim ngôn quý
báu của đức THẾ TÔN.
VÌ NGUYÊN NHÂN NÀO CÓ KỲ KẾT TẬP NÀY?
Đại đức trưởng lão CA DIẾP hướng
dẫn một đoàn Tăng lữ 500 vị đi Hoằng đạo ở phương xa. Nghe tin đấng CHA LÀNH
ngự về xứ KUSINARA, bèn cùng nhau ghé về hầu thăm Phật.
Khi đi ngang qua khu rừng nọ,
đương dừng chân nghĩ mệt. Lúc ấy, có một đoàn lái buôn từ xứ KUSINARA, về ngang
qua đó. Trông thấy một người có đem theo một bông hoa"MẠN THÙ" quý
báu. Có một vị Tỳ khưu tò mò hỏi thăm "Bông hoa quý báu ấy từ đâu mà
có?"
Người kia trả lời:
Đức Phật Tổ GOTAMA đã NHẬP NIẾT
BÀN, tại vườn thượng uyển của đức vua MÀLA. Đây là những bông hoa trời của chư
thiên cúng dường đức THẾ TÔN, mà chúng tôi xin về làm KỶ NIỆM.
Nghe tin chẳng lành ấy, một số
phàm Tăng khóc ré lên, vì quá thương tiếc đấng TỪ PHỤ.
Khi ấy, có một vị Tỳ khưu già
tên SU PHÁT TA tỏ lời rằng.
Can chi mà các thầy bi lụy quá
thế. Khi thầy CỒ ĐÀM còn sống, chúng ta phải thu thúc cho trang nghiêm trong
điều GIỚI LUẬT. Nay Ông tịch rồi, chúng ta được tự do HÀNH ĐẠO, có phải dễ
dàng, không bị ràng buộc....
Những lời nói dễ duôi và vô ý
thức trên, đến tai Đại đức trưởng lão. Ngài CA DIẾP tiên đoán sợ e rằng sau này
GIÁO LÝ của đấng CHÍ TÔN sẽ theo thời gian mà sai lạc đi chăng?
Sau lễ hỏa táng, TRÀ TỲ KIM THÂN
đức Phật xong, thời gian ba tháng sau. Năm trăm vị THÁNH TĂNG A LA HÁN cùng
nhau tụ hội để KẾT TẬP TAM TẠNG lần thứ nhứt do Đại đức trưởng lão MÀHA KASAPPA
"CA DIẾP" làm PHÁP CHỦ.
CUỘC KẾT TẬP ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Đại đức ANANDA, là đệ tử trung
thành, được diễm phúc ở luôn luôn bên cạnh đức THẾ TÔN. Và với tài trí siêu
phàm, hân hạnh được nghe và thông thuộc nằm lòng tất cả những lời GIÁO HUẤN của
đức Phật, nên đứng ra tường thuật những lời khuyên dạy "SUTTA" KINH.
Đại đức UPALI tường trình về
GIỚI LUẬT " VINÀYA".
Cả hai vị luân phiên nhau hỏi và
trả lời các câu hỏi về phần VI DIỆU PHÁP "ABHI DHAMMA" trước sự tham
dự chứng minh của 500 vị THÁNH TĂNG A LA HÁN.
Đó là lần đầu tiên, GIÁO LÝ của
đức Phật được sắp xếp rành mạch thành BA TẠNG (Tạng KINH, Tạng LUẬT, và Tạng
LUẬN) lưu truyền cho đến ngày nay.
CHƯ THÁNH
TĂNG KẾT TẬP TAM TẠNG BẰNG NGÔN NGỮ CHI?
Để tưởng nhớ lại những lời KIM
NGÔN cao thượng phát xuất từ KIM PHẨU của đấng TRỌN LÀNH. TAM TẠNG được tường
thuật, kết tập bằng Phạn ngữ PÀLI.
Phạn ngữ PÀLI, quốc ngữ của xứ
MA KIỆT GIÀ "MAGHADA"coi như một loại ngôn ngữ thông dụng thời bấy
giờ. Cũng như Anh ngữ là ngôn ngữ thông dụng trên thương trường Quốc Tế hiện
nay.
TRONG THỜI GIAN BAO LÂU KẾT TẬP LẦN THỨ NHÌ?
Cách lần thứ nhất độ 100 năm về
sau. Có 700 vị THÁNH TĂNG A LA HÁN nhóm trọn tám tháng tại TRÚC LÂM Tịnh xá
thành VESALI, nhằm đời vua ASOKA thứ nhất làm HỘ PHÁP.
VÌ NGUYÊN NHÂN NÀO CÓ KỲ KẾT TẬP LẦN NÀY?
Nhóm Tỳ khưu VAJJU PUTTA tự đề
xướng thêm MƯỜI ĐIỀU HỌC, trong đó có các điều quá dễ duôi, như cất giữ vàng
bạc, thọ thực quá ngọ.v.v...và xin thêm những điều KHỔ HẠNH của Ông ĐỀ BÀ ĐẠT
ĐA xin Phật hồi xưa, mà Ngài không chấp thuận.
ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA XIN PHẬT NHỮNG ĐIỀU GÌ?
Muốn chia rẽ Tăng chúng, làm khó
chư Tăng khi HÀNH ĐẠO ở phương xa, Ông ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA vào trình xin đức Phật NĂM
ĐIỀU là:
1. Chư Tăng phải lượm vải dơ, vải bỏ giặt, may Y mà mặc
cho đến trọn đời
2. Chư Tăng phải ở nơi gốc cây, hang đá, vườn rừng cho đến trọn đời.
3. Chư Tăng phải đi khất thực để nuôi mạng sống cho đến trọn đời
4. Chư Tăng phải ăn chay (cử thịt cá) cho đến trọn đời.
5. Chư Tăng phải dùng nước tiểu, phân con bò đen làm thuốc ngừa bệnh cho đến
trọn đời.
ĐỨC PHẬT CÓ CHẤP THUẬN NHỮNG ĐIỀU ẤY KHÔNG?
Không. Đức THẾ TÔN dạy:
- Chư Tăng phải lượm vải dơ, vải
bỏ giặt sạch, khâu vá, nhuộm màu vàng hoại sắc cho tử tế, rồi may y mà mặc,
song nếu có thí chủ dâng cúng vải hoặc y may sẳn có thể nhận lãnh thọ dụng
được.
- Chư Tăng thường trú nới gốc
cây, hang đá, vườn rừng, nhưng khi có thí chủ dâng cúng chùa, cốc, thất liêu
thì có thể làm nơi cư trú hành đạo.
- Chư Tăng phải đi Trì Bình khất
thực để nuôi mạng sống, nhưng khi có thí chủ thỉnh trai Tăng hoặc để bát cúng
dường, thì có thể dự được.
- Chư Tăng đi hoá duyên, khất
thực, vật thực do thí chủ dâng cúng, có món chi dùng món ấy (miễn là TAM TỊNH
NHỤC hay NGŨ TỊNH NHỤC)
- Chư Tăng phải dùng phân bò đen
làm thuốc ngừa bệnh, song khi có thí chủ dâng cúng thuốc ngừa bệnh như thuốc
viên, thuốc nước, thuốc bột, đường, sữa, mật ong v.v...có thể thọ dụng được.
ẢNH HƯỞNG CỦA KỲ KẾT TẬP NẦY RA SAO?
Chư Thánh Tăng Trưởng Lão quyết
thọ trì GIỚI BỔN điều học của đức BỔN SƯ hằng khuyên dạy như xưa, nên được gọi
là PHÁI TRƯỞNG LÃO BẢO THỦ, THƯỢNG TOẠ BỘ hay còn gọi là "NGUYÊN THỦY
THERAVÀDA" ngày nay gọi là NAM TÔNG.
Còn các phái khác xưng là
"ĐẠI CHÚNG BỘ - MÀHASANGHIKA" hay ĐẠI CHÚNG CẢI CÁCH, tổng hợp các
nhà SƯ và các CƯ SĨ, thay đổi, cải cách thêm được điều HỌC như Y, Áo, Ăn, Mặc
cho dễ bề TU HỌC và thu nhận tín đồ.
KẾT TẬP LẦN THỨ BA RA SAO?
Cách kỳ trước 18 năm. Sau khi
Phật tịch 218 năm. Lối 253 năm trước Tây lịch, do Hoàng Đế ASOKA đệ nhị (tức
CHUYỂN LUÂN VƯƠNG A DỤC) triệu tập mời thỉnh một ngàn vị THÁNH TĂNG LA HÁN hội
hợp tại đền vua" A DỤC TỊNH XÁ" nơi thành PÀTALY.
Lúc bấy giờ, vô số kẻ ngoại đạo
lợi dụng lòng tin của tín đồ. Tự ý mặc áo cà sa, mang bát trà trộn và các hàng
Tăng lữ để tìm cách nuôi mạng sống (ngõ hầu trốn xâu, lậu thuế, trốn tránh
nghĩa vụ công dân v.v...với mục đích núp đạo, tạo đời)
Vua A DỤC triệu thỉnh chư THÁNH
TĂNG tụ hội KẾT TẬP lần thứ ba này với mục đích thanh lọc những phần tử ghẻ lỡ,
xấu xa ấy.
Những THÁNH TĂNG và chư Phàm
Tăng Đạo đức Chân tu được, cúng dường, và còn được phái sang các nước lâng bang
miền BẮC ẤN như CACHEMIRE, GANDHABA... để truyền Đạo. Cũng trong kỳ KẾT TẬP
này, Đại đức MAHINDA (con Vua A DỤC) đem PHÁP BẢO mà Ngài đã thuộc nằm lòng
sang khẩu truyền trên đảo TÍCH LAN (Xirilanca).
CHO BIẾT LẦN KẾT TẬP THỨ TƯ NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi Phật tịch 238 năm, lần
nầy do Đại đức MAHINDA tổ chức tại đảo TÍCH LAN (Xirilanca) trong thời gian
Ngài cư ngụ ở đó. (Trong vòng Thế kỷ Ba trước Tây lịch). Với mục đích củng cố
TAM TẠNG PHÁP BẢO tiếng PÀLI của HỘI KẾT TẬP lần thứ ba quy định.
Có 63 vị THÁNH TĂNG A LA HÁN và
500 Đại đức Tỳ khưu, nhóm trọn MƯỜI THÁNG.
KẾT TẬP LẦN THỨ NĂM RA SAO?
Vào lối thế kỷ thứ nhứt trước
Tây lịch, sau khi Phật tịch 437 năm. Bây giờ 500 vị A LA HÁN và 500 vị Phàm
Tăng Đạo đức tu hội tại ABHAYAGIRI, ngôi chùa ALUVIHARA tại đảo TÍCH LAN
(Xirilanca), lối 30 cây số cách thành KANDY. Chùa nầy do Đại đức MAHINDA tạo ra
thuở trước. Nhằm vào đời Vua TÍCH LAN ở VATTA GAMINI ABHAYA làm Hộ Pháp.
NGUYÊN NHÂN NÀO CÓ KỲ KẾT TẬP NÀY?
Chư LA HÁN nhận thấy trình độ
hiểu biết của Tăng tín đồ có phần sút kém. Một phần vì ngoại Đạo xuyên tạc, nên
chư Tăng quyết định dùng chử bản xứ TÍCH LAN để biên chép TAM TẠNG KINH ĐIỂN
PÀLI vào những tờ lá Buôn (BỐI DIỆP) là một loại cây THỐT NỐT, để lưu truyền về
sau. Kỳ này nhóm trọn một năm.
Tiểu sử của Ngài Đại đức trứ
danh BUDDHAGHOSA có ghi. Nếu chất lá BUÔN thành đống, TAM TẠNG KINH ĐIỂN chép
trên đây sẻ to hơn sáu thớt voi kể về lượng. BA TẠNG TIPITAKA gồm trọn vẹn giáo
lý của đức Phật bằng mười một lần quyển THÁNH KINH. Những THÁNH KINH được lưu
truyền mãi cho đến ngày nay trong những nước như TÍCH LAN, MIẾN ĐIỆN, (MIANMA),
THÁI LAN, CAO MIÊN (CAMPUCHIA), LÀO, VIỆT NAM V.V...
SAU ĐÓ, TAM TẠNG ĐƯỢC KẾT TẬP NỮA KHÔNG?
Cũng trên đảo TÍCH LAN, sau khi
Phật diệt độ 900 năm KẾT TẬP lần nầy, với mục đích cải cách vài chỗ bất đồng
giữa KINH ĐIỂN PÀLI MAGHADA và PÀLI TÍCH LAN.
Từ đó về sau, các xứ theo NGUYÊN
THUỶ như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Miên, Lào v.v... thỉnh thoảng có tổ
chức KẾT TẬP ĐỊA PHƯƠNG với mục đích đọc, tụng ôn nhuần CHÁNH PHÁP để duy trì
cho đúng NĂM NGÀN NĂM.
THỜI CẬN ĐẠI NẦY CÓ KẾT TẬP NỮA KHÔNG?
Năm 1954, Quốc Vương Miến Điện
xuất ra mười triệu MIẾN KIM, cung thỉnh 2.500 vị Tỳ khưu trên toàn thể thế giới
tụ hội về KẾT TẬP TAM TẠNG tại Đại Thạch Động RANGOON, Thủ đô nước Miến Điện.
Kỳ KẾT TẬP này kéo dài hai năm,
cho đến năm Phật Lịch 2.500 mới hoàn tất.
Chính kỳ KẾT TẬP này, TAM TẠNG
được in ấn trên giấy trắng mực đen, đóng thành tập có bìa da thật đẹp.
Cũng chính lần kết tập này, TAM
TẠNG được các HỌC GIẢ phiên dịch ra các thứ TIẾNG của các quốc gia, để chư thập
phương Phật tử tiện bề học hỏi, nghiên cứu và THỰC HÀNH theo CHÁNH PHÁP của đức
PHẬT TỔ GOTAMA.
TAM TẠNG: KINH
CHO BIẾT Ý NGHĨA VỀ TẠNG KINH?
SUTTA PITAKA dịch TẠNG KINH, đại
để những bài PHÁP. Những lời KIM NGÔN cao thượng phát xuất từ KIM KHẨU của Đấng
TRỌN LÀNH để giảng giải hàng TỨ CHÚNG gồm Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà
Di, xuất gia tu sĩ, và tại gia cư sĩ trong nhiều trường hợp, nhiều cơ hội,
nhiều quốc độ khác nhau.
Cũng có một số bài GIẢNG của các
Đại Đệ tử như các Ngài SARIPUTTA "XÁ LỢI PHẤT" MOGGALLANA "MỤC
KIỀN LIÊN" và ANANDA cũng được chép vào TẠNG KINH, và được tôn trọng như
lời của đức Phật vì chính đức Phật đã chứng nhận. Phần lớn các bài này, nhằm
vào sự lợi ích của chư vị Tỳ khưu và đề cập đến đời sống cao thượng của bậc
xuất gia. Nhiều bài khác đề cập đến sự tiến bộ về vật chất lẫn tinh thần của
người cư sĩ. Ngoài cũng có những bài lý thú cho trẻ em.
NỘI DUNG TẠNG KINH RA SAO?
Tạng KINH giống như quyển SÁCH,
ghi lại những quy tắc, những lời khuyên dạy, để noi theo, học cho thuộc, cho
hiểu mà HÀNH theo. Vì đó là những bài PHÁP, những lời khuyên dạy, mà khi trụ
thế, đức Phật đã giảng giáo. Để khuyên nhắc môn đồ ở nhiều trường hợp khác
nhau, cho nhiều người có căn cơ trình độ hiểu biết khác nhau, và hoàn cảnh cơ
hội khác nhau.
TẠNG KINH CÓ DỄ HỌC, CÓ GÌ HUYỀN BÍ KHÔNG?
KINH là những lời GIÁO HUẤN
chúng sanh ở mọi nơi, mọi trường hợp. Đó là những lời dạy bảo, khuyên răn của
đấng CHA LÀNH đến đàn con, với mục đích "bỏ dữ về lành, chuyển Mê, khai
Ngộ, vượt tối ra sáng"...
Nên phần nhiều đức Phật hay ngâm
những KỆ NGÔN "Lời Thơ" cho chúng sanh dễ nhớ, dễ thuộc, song ý nghĩa
hàm súc, tế nhị, cho tín đồ. Đệ tử HIỂU mà HÀNH theo cho có kết quả tốt đẹp,
đem lại nếp sống an vui đạo hạnh. Bởi vậy cho nên, tuy là cao thâm vi diệu,
song nghĩa lý rõ ràng, có nhân có quả, chứ không điều gì là huyền bí nhiệm mầu
cả.
Đức Phật hằng khuyên dạy môn đồ.
Dưới bóng mặt trời, không có
điều gì là bí mật cả. Lời giáo huấn của NHƯ LAI cũng như thế ấy. có ai không
HIỂU, thắc mắc điều gì cứ hỏi, NHƯ LAI sẻ giải đáp cho (DI GIÁO KINH).
Như vậy, chứng tỏ rằng, lời dạy
của Ngài là ngọn đuốc để soi đường cho đêm tối, tức VÔ MINH đó vậy.
TẠNG KINH CÓ NHIỀU KHÔNG?
GIÁO PHÁP của đấng TOÀN TRI,
suốt 45 năm hoằng dương CHÁNH GIÁO, gồm có tám vạn bốn ngàn PHÁP MÔN để chữa
trị TÂM BỆNH PHIỀN NÃO của chúng sanh.
TẠNG KINH có 21 ngàn PHÁP MÔN
chia ra như sau:
1. DIGHA NIKÀYA
2. MAJJHIMÀ NIKÀYA
3. SAMYUTTA NIKÀYA
4. ANGUTTRA NIKÀYA
5. KHUDDAKA NIKÀYA
|
Trường A Hàm ghi, những bài
PHÁP dài.
Trung A Hàm, ghi những bài PHÁP bậc trung.
Tạp A Hàm, ghi những câu kinh tương tự nhau
Tăng Nhứt A Hàm những bài PHÁP sắp theo thứ tự
Tiểu A Hàm, những câu kệ vắn tắt (thí dụ: PHÁP CÚ KINH)
|
TRONG CÁC BỘ ẤY, BỘ NÀO NHIỀU NHẤT?
BỘ TIỂU A HÀM "KHUDDAKA
NIKÀYA" có 15 tập:
1. KHUDDAKA PÀTHA.
2. DHAMMAPÀDA
3. UDÀNA
4. ITVUTTAKA
5. SUTTÀ NIPÀTA.
6. VIMÀNA VATTHU
7. PETA VATTHU
|
- Những bài ngắn
- PHÁP CÚ KINH
- Khúc ca khải hoàn
- Những bài KINH bắt đầu dạy như thế này.
- Những bài KINH sưu tập.
- Câu chuyện cảnh trời.
- Câu chuyện cảnh giới NGẠ QUỶ
|
8. THERAGATHA
9. THERIGATHA
10. JATÀKA
11. NIDDESA.
12. APADANA
13. PATISAMBHIDA.
14. BUDDHASAMVA
15. CARIYÀ PITÀKA
|
- Kệ của các Tỳ kheo
- Kệ của của các Tỳ kheo ni
- Những chuyện tái sanh của Bồ tát
- Những bài trần thuyết
- Đời sống của chư vị A LA HÁN.
- Những cuốn sách để cập đến kiến thức phân giải.
- Tiểu sử của đức Phật.
- Những phẩm hạnh .
|
TẠNG KINH CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN CHÂN NGÔN THẦN CHÚ KHÔNG?
Không. Suốt thời gian 45 năm mở
Đạo dạy Đời. Lấy lòng từ bi thương xót mọi Người, mọi loài mà cảm hoá mọi khó
khăn trở ngại. Trong các quyển KINH, quyển nào cũng chứa đựng lời khuyên dạy
nồng nàn, tha thiết, an ủi, nhắc nhở chân thành của đấng THIÊN NHƠN SƯ, ví như
những lời ru hát êm đềm, dịu dàng của bà mẹ hiền, đối với những đứa con còn thơ
ấu. Không hề chứa đựng một ẩn ý nào khác. Bởi vậy cho nên, lời dạy trong KINH
rõ ràng mạch lạc chứ không bao giờ có thần chú hay châm ngôn gì cả.
Hãy lắng nghe đức Phật hằng
khuyên dạy.
Này các thầy Tỳ khưu. Sau khi
NHƯ LAI nhập diệt rồi, có người cho lời nói nầy của NHƯ LAI, lời nói kia của
NHƯ LAI. Các người nghe qua, đừng vội tin mà cũng đừng vội bỏ, lời nói nào đúng
chân lý là lời nói của NHƯ LAI.
KHI CÓ NGƯỜI QUÁ VÃNG ĐỌC KINH ĐỂ CẦU SIÊU?
Khi chúng sanh chết, rồi do theo
cái NGHIỆP của mình đã tạo, mà đi thọ sanh trong kiếp sau. Chúng sanh nào làm
việc lành, được hưởng cảnh an vui ở cõi Trời, hoặc làm Người thì được giàu sang
phú túc v.v...Chúng sanh nào tạo việc dữ thì phải lãnh quả khổ nơi bốn đường
ác. Hoặc làm người thì phải chịu xấu xa, hèn hạ, nghèo đói, bệnh tật v.v...
Đó là định luật của lý nhơn quả
luân hồi, tái sanh và nghiệp báo, chứ không phải vì sự đọc tụng, cầu xin mà
được siêu sanh, hay vì lời nguyền rủa chửi mắng mà phải bị sa đoạ đâu.
VẬY KHI CÓ NGƯỜI CHẾT, THỈNH CHƯ
TĂNG LÀM GÌ?
Khi gia đình có người qúa vãng,
mời thỉnh chư Tăng đến nhà tụng KINH, có hai mục đích:
- Thứ nhất, chư Tăng đến nhà,
nhơn cơ hội lấy tử thi làm đề mục "QUÁN TỬ THI" mà chỉ quán tham
thiền cho tâm thanh tịnh, để tự nhắc nhở mình tu hành tinh tấn với mục đích TỰ
ĐỘ.
- Thứ hai, lời KINH đọc tụng của
chư Tăng trong lễ CẦU SIÊU, là những lời nhắc nhở chân thành, những câu kệ ngôn
ĐỘNG TÂM mà đức Phật khuyên dạy những người còn SỐNG hãy lấy sự CHẾT, sẽ phải
đến với mình (cũng sẽ chết như thế đó) mà lo hối hả tu hành, gieo duyên, làm
phước cho mau thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, TAM GIỚI khổ, đó là mục đích
ĐỘ THA.
NHƯ VẬY, NGƯỜI CHẾT KHÔNG ĐƯỢC ÍCH LỢI GÌ SAO?
Thật ra, chiếc thân tứ đại này,
khi Thức đi tìm giới thọ sanh, chất lửa ra khỏi, chất gió cũng không còn. Chỉ
còn đất và nước ở lại, chỉ là vật vô tri, vô giác. Đem chôn cũng không biết,
đem đốt cũng không hay, tuỳ theo phong tục tập quán, từng nơi, từng quốc độ.
Song cũng có điều lợi ích là, do
nhờ phước báu của sự PHÁP THÍ mà chư Tăng đọc tụng nhắc nhở người sống, thức
tỉnh tu hành trên, cũng là trợ duyên cho người quá cố đến nơi an vui, nếu
nghiệp lành đã tạo được đầy đủ, nhờ trợ duyên giúp đỡ, ví như gió thổi làm bay
cục bông gòn hay chiếc lá lên được dễ dàng.
NGƯỜI LÀM VIỆC ÁC, TỤNG KINH KHÔNG ÍCH LỢI SAO?
Ví như, một người sát nhân, mang
án tử hình, bị đưa ra PHÁP TRƯỜNG đền tội. Thì dù cho thân bằng quyến thuộc,
cha mẹ, vợ con hay anh em có mang nhiều vàng bạc đem lo lót hay khóc lóc van
xin nơi vị quan toà xử án thanh liêm, không đem lại lợi ích cho tử tội như thế
nào, thì sự đọng tụng KINH và sự hộ niệm của chư thiện tín, bạn bè gần xa, đối
với kẻ tạo nghiệp dữ sẽ không đạt kết quả gì cũng như thế ấy.
Đức THẾ TÔN hằng khuyên dạy.
-Này các Thầy Khưu. NHƯ LAI chỉ
là người hướng đạo, chỉ đường. Cũng như, ngón tay NHƯ LAI chỉ mặt Trăng ở trên
hư không do NHƯ LAI chỉ, chứ không phải ở trên đầu ngón tay của NHƯ LAI đâu.
Đạo của NHƯ LAI cũng như thế ấy.
Người nào đi theo bước chân của NHƯ LAI, thì sẽ đạt đến sự an vui, chứ NHƯ LAI
không hề đưa tay nắm dắt lôi kéo một người nào, nếu kẻ ấy chẳng chịu bước chân
đi.
Lời KINH, đọc, tụng, nghe rồi,
suy niệm cho hiểu rồi thực hành theo thì sẽ đạt đến kết quả lợi ích chẳng sai.
Trái lại, đọc tụng để kể công, được bao nhiêu thiên, bao nhiêu biến, bao nhiêu
quyển...thì đọc tụng đời này cho đến vô lượng kiếp vị lai mà không hiểu, không
hành theo, thì thật là hoài công vô ích, chẳng khác nào nấu cát mong thành cơm,
hay như đứa trẻ chăn bò thuê cứ mãi ngồi đếm số bò của nó chăn ngày nầy sang
ngày nọ, mà thực tế, thì nó chả có con nào cả. Lại nữa, ví như người bị đói mà
không chịu ăn cho no, cứ mãi la gào "TÔI ĐÓI, TÔI ĐÓI"hoặc nhờ người
khác ăn giùm, thì biết bao giờ mới no cho được?
Đọc, tụng chỉ là phương tiện.
Hành theo mới là cứu cánh. Đạt đến đạo quả giải thoát NIẾT BÀN mới là mục đích
tối thượng của người TU THEO ĐẠO PHẬT.
Kết luận TẠNG KINH, xin tóm tắt
như sau.
DHAMMA NIKAYA - Có nghĩa là
những bài Pháp dài dịch là TRƯỜNG A HÀM. Trong BỘ này có 34 bài KINH.
MAJJHIMÀ NIKÀYA - Có nghĩa là
gồm những bài KINH trung bình. Hán dịch TRUNG A HÀM. Bài này có 152 bài KINH.
SAMYUTTA NIKÀYA - Có nghĩa là
gom góp lại. Bộ này có những bài KINH dạy về hạng người. Có 7.762 bài KINH.
ANGUTTARA NIKÀYA - Hợp lại các
PHÁP ngắn. Có PHÁP từ một CHI đến mười hai CHI. Có cả thảy 9.517 bài KINH.
KHUDDAKA NIKÀYA - các đoạn PHÁP
ngắn. Hán dịch TIỂU A HÀM, gồm những câu KỆ NGÔN, chẳng hạn như "DHAMMÀ
PÀDA" - "PHÁP CÚ" như đã giới thiệu ở phần trước.
TAM TẠNG: LUẬT
XIN CHO BIẾT Ý NGHĨA VỀ TẠNG LUẬT?
Phạn ngữ VINÀYA PITAKA dịch TẠNG
LUẬT, là những ĐIỀU GIỚI BỔN ngăn ngừa, ĐIỀU HỌC để trau giồi phẩm hạnh của bậc
xuất gia Tu sĩ cũng như hàng tại gia cư sĩ cho được trong sạch, tốt đẹp, trang
nghiêm.
XIN CHO VÍ DỤ ĐỂ DỄ HIỂU?
Thế thường người ta trồng cây,
sợ trâu, bò dẫm phá, gà, chó đào bươi, phá phách. Thế nhơn mới dùng vật liệu
như tre, cây... rào ngăn, bảo vệ xung quanh như thế nào, thì LUẬT có phận sự
gìn giữ phạm hạnh các bậc xuất gia trau giồi đạo đức cho người tại gia cũng như
thế ấy.
LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH TỪ BAO GIỜ? CÓ MẤY ĐIỀU?
Không có bộ LUẬT nào cả.
Khi còn tại thế, đức Phật, mở
Đạo dạy đời. LUẬT chưa hề đề cập đến. Sau càng ngày, Tăng, tín đồ càng đông.
Trong hàng môn đệ đủ thành phần giai cấp của xã hội. Đủ trình độ căn cơ. Thế
cho nên các thói hư, tật xấu, các lỗi lầm vấp phải mới phát sanh.
Và khi có một vị Tỳ khưu hay Sa
di nào phạm tội lỗi, đức THẾ TÔN mới ra điều LUẬT cấm chế TỘI ấy. Sau này, khi
KẾT TẬP TAM TẠNG, chư THÁNH TĂNG mới sắp xếp phân hạng cho có thứ tự rành mạch,
lớn, nhỏ, khinh, trọng...TẠNG LUẬT có hai mươi mốt ngàn PHÁP MÔN cho bậc xuất
gia, chia làm hai hạng là:
LUẬT cho Tỳ khưu, Tỳ khưu ni.
LUẬT cho Sa di, Sa di ni
SỰ KHÁC BIỆT NÀO GIỮA HAI HẠNG XUẤT GIA?
Luật của Tỳ khưu là những ĐIỀU
GIỚI CẤM chia ra làm bốn phần THANH TỊNH như sau
1) PATIMOKHA SAMVARASÌLA: Giới BA LA ĐỀ MỘC XOA hay BIỆT
BIỆT GIẢI THOÁT giới.
2) INDRIYA SAMVARASÌLA: Thu thúc LỤC CĂN THANH TỊNH giới.
3) AJIVA PARISUDDHISÌLA: Giới NUÔI MẠNG CHƠN CHÁNH.
4) PACCAYA SADHISSITASÌLA: Quán tưởng TỨ VẬT DỤNG giới
BA LA ĐỀ MỘC XOA GIỚI LÀ THẾ NÀO? CÓ BAO NHIÊU?
BA LA ĐỀ MỘC XOA GIỚI hay còn
gọi là BIỆT BIỆT GIẢI THOÁT GIỚI, bởi vì giữ trong sạch được một GIỚI thì giải
thoát được một điều. Chia ra làm tám phần có 227 điều HỌC như sau.
1. Bất cộng trụ có 4 điều Luật
2. Tăng tàn có 13 điều
3. Bất định có 2 điều
4. Ưng Xã Đối Trị có 30 điều
5. Ưng Đối trị có 92 điều
6. Ưng pháp lộ có 4 điều
7. Ưng Học Pháp có 75 điều
8. Điều Giải có 7 điều
Tổng cọng 227 điều
THU THÚC LỤC CĂN THANH TỊNH GIỚI LÀ THẾ NÀO?
Chia ra làm SÁU CHI là:
Thu thúc nhãn căn khi mắt thấy sắc
Thu thúc nhĩ căn khi tai nghe tiếng
Thu thúc tỷ căn khi mủi ngửi mùi
Thu thúc thiệt căn khi Lưỡi nói ra lời
Thu thúc thân căn khi có sự đụng chạm
Thu thúc ý căn khi tư tưởng phát sanh
GIỚI NUÔI MẠNG CHƠN CHÁNH RA SAO?
Có năm ĐIỀU cẩn trọng.
1. Giả dối làm bộ cao thượng
2. Nói bợ đỡ, nịnh hót cho người cúng dường
3. Giả dạng (do thân và khẩu)
4. Nói lời đâm thọc
5. Lấy lợi, cầu lợi (cho vật nay, đổi vật kia).
QUÁN TƯỞNG TỨ VẬT DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Có bốn phần là:
1. Quán về y phục (TAM Y)
2. Quán tưởng về vật thực đáng gờm nhớm
3. Quán tưởng về chỗ ở nơi cư ngụ
4. Quán tưởng thuốc ngừa bệnh
SA-DI CÓ GIỮ ĐÚNG TỨ THANH TỊNH GIỚI KHÔNG?
Phạn ngữ SAMÀNERO, dịch Sa Di
hay còn được gọi Tỳ Khưu tử, có nghĩa là con của các thầy Tỳ Khưu. Học tập GIỚI
LUẬT, trau giồi phạm hạnh để trở nên vị Tỳ khưu, nên không phải giữ đúng theo
TỨ THANH TỊNH GIỚI mà chỉ THỌ THẬP GIỚI, mười PHÁP HÀNH PHẠT, mười điều TRỤC
XUẤT và 75 điều ƯNG HỌC PHÁP mà thôi.
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không hành dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không ăn sai giờ
7. Không múa hát, đờn kèn
8. Không thoa vật thơm
9. Không nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
10. Không thọ lãnh và cất giữ vàng bạc châu báu
MƯỜI PHÁP HÀNH PHẠT LÀ THẾ NÀO?
1. Ăn sái giờ
2. Múa hát, đờn kèn, xem mua hát, nghe đờn kèn
3. Trang điểm, thoa vật thơm, đeo tràng hoa
4. Nằm hoặc ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
5. Thọ lãnh và cất giữ vàng, bạc châu báu
6. Cố ý làm cho Tỳ Khưu không có đồ dùng
7. Cố ý làm cho Tỳ Khưu mất sự lợi ích
8. Mắng chửi thầy Tỳ Khưu
9. Làm cho thầy Tỳ Khưu không có chỗ ở
10. Chia rẽ Tăng, làm cho Tăng bất hoà nhau.
MƯỜI ĐIỀU TRỤC XUẤT RA SAO?
1. Giết loài động vật
2. Trộm cắp
3. Nói dối
4. Thông dâm
5. Uống rượu
6. Huỷ bán Phật
7. Huỷ bán Pháp
8. Huỷ bán Tăng
9. Hiểu lầm (Tà Kiến)
10. Dâm vãi Tỳ khưu Ni
BẢY MƯƠI LĂM ĐIỀU ƯNG HỌC PHÁP THẾ NÀO?
Chia làm bốn phần
Mặc Y cho nghiêm trang có 26 điều
Thọ thực cho tề chỉnh có 30 điều
Thuyết Pháp cho đúng phép có 16 điều
Pháp rời rạc có 3 điều
LUẬT CỦA TỲ KHƯU NI THẾ NÀO?
Hồi còn tại thế, do lời thỉnh
cầu tha thiết của Đại đức ANANDA, xin cho bà dì mẫu của đức Phật là bà GOTAMI
được xuất gia. Đức THẾ TÔN chấp thuận với những điều kiện là nữ giới phải chịu
thọ nhận thêm TÁM TRỌNG GIỚI, ngoài TỨ PHẦN THANH TỊNH GIỚI của Tỳ khưu.
TÁM TRỌNG GIỚI ẤY NHƯ THẾ NÀO?
1. Tỳ khưu ni dù có 100 hạ, cũng
phải chào hỏi cung kính, đảnh lễ, cúng dường một vị Tỳ khưu dù chỉ mới chỉ thọ
CỤ TÚC GIỚI trong một ngày.
2. Tỳ Khưu ni không thể NHẬP HẠ
nơi nào không có các thầy Tỳ khưu.
3. Đến kỳ SÁM HỐI, phải hỏi các
vị Tỳ khưu chừng nào có lễ PHÁT LỒ, vào giờ nào?
4. Khi mãn thời KIẾT HẠ, phải
thọ lễ TỰ TỨ, chánh thức ra HẠ trước mặt những vị Tỳ khưu và các Tỳ khưu ni
khác để kiểm thảo tội lỗi của mình nếu có.
5. Vị Tỳ khưu ni đã phạm TRỌNG
TỘI phải chịu phạt MANATTA ở trước mặt chư Tăng và Ni.
6. Nữ Sa di đã thọ GIỚI trong
hai năm có thể xuất gia Tỳ khưu ni trước chư Tăng và Ni.
7. Bất luận ở trường hợp nào, Tỳ
khưu ni cũng không có quyền khiển trách hay nặng lời với thầy Tỳ khưu.
8. Tỳ khưu không được SÁM HỐI
với các Tỳ khưu, trái lại, Tỳ khưu ni có thể xin SÁM HỐI với các Ty khưu.
Nhưng sau khi thọ phép Tỳ khưu
ni vào GIÁO HỘI TĂNG GIÀ (nữ) rồi, đức Phật chỉ ấn định trong thời gian là 500
năm. Nên bây giờ GIỚI LUẬT Tỳ khưu ni và Sa di ni không còn đề cập đến nữa.
Phái nữ muốn tu, chỉ được THỌ
PHÁP BÁT QUAN TRAI hay THẬP GIỚI trường mà thôi.
TẠI SAO ĐỨC PHẬT CHO NỮ GIỚI THỜI GIAN ÍT THẾ?
Khi đức Phật chấp thuận cho
thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni, Ngài cũng tiên đoán những hậu quả và lưu ý:
- Này ANANDA. Nếu nữ giới không
được chấp thuận thoát ly thế tục để ghép mình vào đời sống không nhà cửa, trong
khuôn khổ giáo pháp và giới luật của NHƯ LAI đã công bố thì đời sống xuất gia
và giáo pháp cao siêu tồn tại lâu dài.
Nhưng này, nữ giới được phép
sống cuộc đời không nhà cửa, thì đời sống xuất gia và GIÁO PHÁP cao siêu chỉ
tồn tại còn phân nữa thời gian và đức Phật nói thêm.
Này ANANDA. Trong nhà nào có
đông phụ nữ và ít nam nhơn thì trộm cướp sẽ dễ lọt vào. Cũng như thế ấy. Trong
bất luận GIÁO PHÁP và GIỚI LUẬT nào nếu hàng phụ nữ được từ bỏ thế gian và sống
đời không nhà cửa, thì đời sống thiêng liêng ấy sẽ không tồn tại lâu dài được.
Và cũng như người kia, đắp bờ ĐÊ
bên cạnh HỒ nước rộng lớn để ngăn chặn nước khỏi tràn qua, NHƯ LAI lo ngăn chặn
trước, khi ban hành "TÁM TRỌNG GIỚI "cho Tỳ khưu Ni, buộc phải giữ
gìn nguyên vẹn trọn đời. (Trích trong" ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP của Đại đức
NARÀDA, Trang 148, 149)
DO NHÂN NÀO, NỮ PHÁI BỊ THIỆT THÒI LẮM THẾ?
Nữ phái, nói chung, thất tình
dục lạc nhiều hơn nam giới. Trong NHO GIÁO có câu "NAM NHƠN HẢI HÀ CHI
LƯỢNG, PHỤ NỮ KHÊ HÁT CHI TÂM" Bởi vậy, thế thường, dù một trăm hay một
ngàn, hay nhiều hơn thế nữa, toàn là Nam nhơn sống chung với nhau vẫn
vui vẻ thuận hoà. Trái lại, Nữ giới, chừng ba người ở chung với nhau, thời gian
không lâu, sẽ có sự xích mích rầy rà , buồn giận nhau rồi.
Vả lại thời gian sau, các bậc
(THÁNH TĂNG VÔ LẬU LA HÁN) it đi, thì GIÁO HỘI NỮ, cũng không còn tồn tại, vì
các Ngài PHÀM TĂNG dù có đạo đức cũng không đủ năng lực để dìu dắt hướng dẫn.
Bởi vậy, trong PHÁP CÚ KINH, của đức THẾ TÔN có lời dạy.
Khói, bụi, sương mù làm cho ánh
nắng mặt trời, mặt trăng bị lu mờ như thế nào, thì gần gủi hàng phụ nữ, phạm
hạnh của bậc xuất gia cũng sẽ bị lu mờ như thế đó.
KHÔNG GẦN ĐƯỢC CHƯ
TĂNG LÀM SAO NỮ GIỚI TU?
Với một vị Tỳ khưu, dù trước
mặt, bất luận là mẹ là chị, em gái hay thân bằng quyến thuộc hoặc tín nữ đến
dâng cúng, hộ độ, nghe kinh, thỉnh pháp cần phải có người thiện nam làm chứng,
thì phạm hạnh mới được gọi là trong sạch đúng theo GIỚI LUẬT. Người không điếc,
không câm, phải biết nhận xét phán đoán, thì sự tiếp xúc của vị Tỳ khưu với tín
nữ mới được trong sạch.
(Muốn biết rõ hơn xin tìm xem
nơi LUẬT XUẤT GIA do Hoà thượng HỘ TÔNG đã ấn hành)
THEO LUẬT, NGƯỜI MUỐN XUẤT GIA CẦN CÓ ĐIỀU KIỆN THỦ
TỤC GÌ?
Cần phải hội đủ năm điều kiện:
1. Phải là người (không Long Vương hay phi nhơn)
2. Là nam hay nữ rõ rệt (không phải bán nam,bán nữ)
3. Không phạm ngũ nghịch trọng tội
4. Không mắc phải các bệnh truyền nhiễm
5. Không mắc nợ đời (như trốn xâu, lậu thuế, thâm lạm công quỹ, thụt két
v.v...)
NGŨ NGHỊCH TRỌNG TỘI LÀ THẾ NÀO?
Phạm vào năm tội nặng là
1. Giết cha
2. Giết mẹ
3. Giết A LA HÁN
4. Làm chảy máu Phật
5. Chia rẽ Tăng
NGƯỜI XUẤT GIA MÀ PHẠM GIỚI LUẬT THÌ SAO?
Đức Phật ấn định cho chư Tăng
một tháng hai lần là lễ PHÁT LỒ, đọc tụng GIỚI BỔN, là ngày trăng tròn (Rằm) và
ngày cuối cùng của tháng. Chư Tăng cư ngụ trong một nơi gần nhau, phải tụ hội
để đọc tụng GIỚI BỔN, SÁM HỐI tội lỗi cùng nhau. Tùy trường hợp, nếu phạm vào
một trong bốn điều BẤT CỘNG TRỤ thì phải hoàn tục, không được mang TĂNG TƯỚNG,
ở chung với Tăng được nữa. Nếu phạm một trong 13 PHÁP TĂNG TÀN, thì phải chịu
HÀNH PHẠT (Cấm phòng) để ăn năn chừa cải.
Ngoài ra, các GIỚI sau, lỡ phạm,
thì có thể SÁM HỐI giữa TĂNG, nguyện ăn năn chừa cải.
MỘT TU SĨ KHÔNG TU NỮA, XIN HỒI TỤC ĐƯỢC KHÔNG?
Đức THẾ TÔN hằng khuyên dạy:
Này các thầy Tỳ khưu.
GIÁO PHÁP của NHƯ LAI ví thể như
bờ biển, từ chổ lài thấp đến chỗ sâu...Người hành theo cũng như vậy. Tối thiểu
một Phật tử phải thọ trì NGŨ GIỚI. Sau đó thọ thêm BÁT QUAN TRAI, rồi có thể
XUẤT GIA thọ THẬP GIỚI hay THỌ CỤ TÚC GIỚI, là những NẤC THANG đưa HÀNH GIẢ đến
ĐẠO và QUẢ giải thoát là NIẾT BÀN, theo trình độ và khả năng căn cơ của mỗi
người, không nài ép bắt buột ai cả. Những miễn sao, ở vào trình độ nào, phải cố
gắng giữ gìn PHẠM HẠNH cho đúng theo trình độ của mình đã thọ, thì mới có lợi
ích tốt đẹp.
Chứ nếu XUẤT GIA TU HÀNH mà
không trau giồi GIỚI LUẬT cho tinh nghiêm, hay viện lý do nọ, cớ kia mà làm
không tròn PHẬN SỰ, thì sẽ bị các trí thức chê bai.
NẾU PHẠM GIỚI, MÀ KHÔNG CHỊU SÁM HỐI, THÌ SAO?
Thật là một sự vô cùng tai hại.
Ví dụ một cách cho dễ hiểu. Như trong người kia, có bị một MỤT GHẺ NHỌT. Cần
phải đến thầy thuốc, bác sĩ coi bệnh rửa ráy, mổ xẻ chữa thuốc cho mau lành,
mặc dù có đau đớn chút ít.
Trái lại, vì sợ đau đớn, vì xấu
hổ, mà che giấu, lâu ngày nó sẽ lỡ lói tanh hôi, làm cho mọi người đều xa lánh,
ghê tởm như thế nào, thì người XUẤT GIA phạm điều GIỚI LUẬT mà không chịu SÁM
HỐI, ăn năn chừa cải cũng sẽ bị tai nạn, khinh khi, người người đều xa lánh
cũng như thế ấy.
Đức THẾ TÔN có dạy rằng:
Này các thầy Tỳ khưu. Tên tướng
CƯỚP kia, tuy nó có hung dữ, bạo tàn, song cũng không mấy gì nguy hại. Vì rằng
nhác trông thấy hình tướng của nó, người ta để biết để đề phòng, ngăn ngừa xa
lánh.
Trái lại, bậc XUẤT GIA, lợi dụng
vào TĂNG TƯỚNG của ba đời chư Phật, mà làm điều xằng bậy, phạm điều GIỚI LUẬT,
lại còn cố tình che giấu, không chịu ăn năn chừa cải, thì còn nguy hiểm và tồi
tệ gấp vạn lần tên tướng CƯỚP kia Vì rằng người ta có biết đâu để ngăn ngừa xa
lánh
MỘT TU SĨ PHÁ GIỚI, GIÁO HỘI CÓ HÌNH PHẠT KHÔNG?
Giáo hội, nhưng không có giáo
quyền.
ĐẠO PHẬT với mục đích tối thượng
là TỰ GIÁC, TỰ NGUYỆN. Nặng về khuyên nhắc giáo dục, cứu KHỔ, ban VUI, chuyển
MÊ, khai NGỘ mà thôi. Muốn an vui, hạnh phúc cho mình thì cốt nhất là "CÓ
TU MỚI THÀNH, CÓ HÀNH MỚI ĐẮC". Cố gắng trau giồi GIỚI LUẬT cho tinh
nghiêm giữ gìn PHẠM HẠNH cho thanh cao thì đó là PHƯỚC ĐIỀN VIÊN của chư thiên
và nhơn loại.
Trái lại, cố ý lầm lạc, lại còn
che giấu, nguỵ biện thì đó là cái NHÂN xấu xa, để dẫn đến cái QUẢ vô cùng tai
hại, đau khổ từ đời này cho đến vô lượng kiếp vị lai Giáo hội chỉ có nhiệm vụ
nhắc nhở, khuyến khích, giúp đỡ cho những người biết phục thiện.
Còn trái lại, với hạng người
cứng đầu, ngang bướn khó dạy, dù cho đức Phật còn tại thế, Ngài cũng chịu .
LỢI DỤNG HÌNH TƯỚNG TU HÀNH, CÓ NGƯỜI LÀM BẬY THÌ
SAO?
Lúc đức Phật còn tại thế, bao
nhiêu nhóm ngoại đạo ganh tỵ, tranh giành ảnh hưởng cùng đức Phật.
Song với nguồn chân lý sáng
ngơì, với lý NHƠN QUẢ vững chắc ngàn đời bất di bất dịch, với lòng từ ái vô
lượng vô biên, mà đấng THIÊN NHƠN SƯ đã cảm hoá bao kẻ bàn môn tà đạo bỏ dữ về
lành, chuyển mê khai ngộ.
Giáo pháp của đấng TOÀN TRI đến
nay đã hơn 25 thế kỷ. Trải qua bao cơn biến thiên của thời đại, nhất là khi du
nhập sang TRUNG HOA, một nước có nền phong hoá KHỔNG, MẠNH, LÃO GIÁO, ĐA THẦN
GIÁO, BÀ LÀ MÔN GIÁO vững chắc, thì đã bị canh cải, sửa đổi, lại càng bị sửa
đổi thêm. nhưng chân lý bao giờ cũng là lý THỰC TẾ. Đạo Phật dựa trên THỰC
TIỂN. Người Phật tử phải nhận xét THỰC TẠI để tránh khỏi sai lầm lạc lõng.
TAM TẠNG KINH ĐIỂN, chứa đựng
kho tàn Vô giá, qua bao lần ôn nhuần đọc tụng, KẾT TẬP của chư THÁNH và PHÀM
TĂNG vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn GIÁO LÝ cao siêu. "HỮU XẠ TỰ NHIÊN
HƯƠNG" không cần phải tranh luận đôi co hay biện minh lôi kéo, lý NHƠN QUẢ
rành rành là NGUỒN CHƠN LÝ tối thượng.
Thế thường, người con muốn bảo
tồn kho tàng vô giá quý báu của cha mẹ, phải lo lắng giữ gìn trộm đạo, giặc
cướp ra làm sao, thì các TĂNG, TÍN ĐỒ của đấng THIÊN NHƠN SƯ cũng phải lo bảo
vệ CHÁNH GIÁO của đấng CHA LÀNH cũng như thế ấy.
MUỐN BẢO VỆ CHÁNH GIÁO PHẢI LÀM SAO?
Phải tìm tòi học hỏi cho thông
thuộc GIÁO LÝ cao siêu ấy, rồi suy luận cho chín chắn để thấy rõ có đúng LÝ
NHƠN QUẢ hay không (không trông nhờ nơi THA LỰC THẦN QUYỀN) có nghĩa là trước
phải TỰ ĐỘ, rồi sau mới nói đến ĐỘ THA, có TỰ GIÁC rồi mới GIÁC THA thì mới gọi
là GIÁC HẠNH VIÊN MÃN được.
Khi đã học hỏi, nghiên cứu kỷ
lưỡng rồi, phải kiên trì GIỚI LUẬT cho tinh nghiêm, học hỏi nơi vị MINH SƯ đạo
đức để phá nghi những điều thắc mắc, trau giồi phẩm hạnh cho thanh cao, đó tức
là cách "BẢO TỒN CHÁNH PHÁP" một cách rốt ráo cao thượng vậy.
Trong NIẾT BÀN KINH, trước khi
lên đường TỊCH DIỆT. Ngài đã tha thiết, ân cần khuyên dạy lần chót.
Này các thầy Tỳ khưu.
Đừng "DỄ DUÔI, DÃI ĐÃI, HÃY
TINH TẤN TU HÀNH" để sớm thoát ra khỏi vòng TAM GIỚI KHỔ, đó là cách cúng
dường NHƯ LAI một cách cao thượng vậy.
VỚI HÀNG TẠI GIA, PHẬT CÓ BAN HÀNH LUẬT KHÔNG?
TẠNG LUẬT chỉ dành cho hàng XUẤT
GIA.
Với hàng tại gia cư sĩ, đức Phật
ấn định một Phật tử bất luận nam hay nữ, trẻ hay già, cao sang hay hạ tiện phải
giữ gìn tối thiểu là NGŨ GIỚI cho được trong sạch. Sau thời gian tinh tấn, có
thể THỌ BÁT QUAN TRÁI GIỚI một tháng hai ngày, bốn ngày, sáu ngày, tám ngày
hoặc tinh tấn hơn giữ BÁT QUAN TRAI GIỚI TRƯỜNG, tuỳ theo trình độ, khả năng và
ý chí CẦU TIẾN của mỗi người.
GIỚI LÀ THẾ NÀO?
Cũng như LUẬT của XUẤT GIA. GIỚI
là những ĐIỀU HỌC để chừa cải thói hư, tật xấu, là cái bờ rào để ngăn đón tội
lỗi, để bảo vệ giữ gìn đức hạnh, ngõ hầu tránh xa những điều dữ, làm những việc
lành, trau giồi thân khẩu ý cho trong sạch để đem lại sự lợi ích an vui cho
mình và cho chúng sanh khác.
NGŨ GIỚI LÀ THẾ NÀO?
NĂM ĐIỀU HỌC mà đức Phật khuyên
dạy người tại gia cư sĩ phải cố gắng thực hành cho tốt đẹp để tránh xa những
điều lầm lỗi xấu, hèn hạ, NGŨ GIỚI gồm.
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không dễ duôi uống rượu và các chất say
TẠI SAO PHẢI GIƯ GIỚI KHÔNG SÁT SINH?
Tất cả chúng sanh trong bốn Loài
là noãn thai, thấp hoá, vật nào cũng có mạng SỐNG. Mà hễ có sanh mạng rồi, thì
bất luận cao sang hạ tiện, tốt đẹp hay xấu xa, lớn hay nhỏ...đều có lòng ham
sống, sợ chết, thương hiệp, ghét lìa, có tri giác vui, khổ điều nhau...
Bởi vậy cho nên, người Phật tử
phải có một TÌNH THƯƠNG đồng đều, không phân biệt màu da, chủng tộc, đồng chủng
hay khác loài. Đừng vì khẩu dục, vì cá nhơn ích kỷ của mình (cái mà ta gọi là
Ta) mà gây ra sự tai hại đau thương cho kẻ khác. Đó là tập tánh TỪ BI, thương
xót đến mọi người, mọi loài, là mục đích đầu tiên của Đạo Phật vậy.
TẠI SAO PHẢI GIỮ GIỚI KHÔNG TRÔM CẮP?
Tài sản của người làm ra, do mồ
hôi, nước mắt công sức lao động của người đổ ra, mới có được, mà ta lấy đem về
làm của mình, là do lòng THAM LAM, là điều xấu xa hèn hạ. Thế thường, đặc tánh
của con người là lòng THAM ÁI, ích kỷ nhỏ nhen, chỉ muốn thu tóm, gom góp, sanh
ra tình trạng tranh giành, cướp giật của kẻ khác mà cũng là NHÂN gây ra bao
nhiêu điều tội lỗi gớm ghê như chiến tranh tang tóc, núi xương, sông máu v.v...
Bởi thế cho nên để tránh sự oán
thù, tàn hại lẫn nhau. Để tránh sự lợi mình, hại người để dập tắt bớt lòng
tham, giới KHÔNG TRỘM CẮP phải trau giồi cho tinh nghiêm trong sạch.
TẠI SAO PHẢI GIỮ GIỚI KHÔNG TÀ DÂM?
Lẽ thường ở đời "NHẤT PHU,
NHẤT PHỤ" một vợ, một chồng, tình thương mới đậm đà tha thiết, gia đạo mới
an vui, xóm làng mới hạnh phúc, quốc gia mới phú cường phồn thịnh lâu dài.
Cũng vì lòng tham ái sắc dục của
con người không bờ bến, cho nên khi chưa có thì mong cho có. Khi đã có rồi thì
lại mong có thêm, được của cũ, lại thèm mơ của mới là nhân gây ra bao nhiêu tai
ương thống khổ cho gia đình, cho xã hội, nêu gương xấu cho ngàn đời.
TRÁNH XA SỰ NÓI DỐI LÀ THẾ NÀO?
Đem chuyện người này mách với
người kia. Việc có nói không, chuyện không nói có. Chửi rủa mắng nhiếc, nói lời
vô ích sang đàng, lố lăng tục tiu là nhân xấu đem lại sự chia rẽ, hiềm khích
lẫn nhau, khiến gây tình trạng nghi kỵ, gây thù, chuốc oán giữa người và người,
làng này với xóm kia, nước này với quốc gia nọ v.v...
Nói dối, vọng ngữ, lưỡng thiệt,
ác khẩu là nhân khiến cho con người không tin nhau, ganh ghét nhau, là gốc rễ
nhen nhúm ngọn lửa SÂN HẬN thiêu đốt chúng sanh trong vũ trụ.
TẠI SAO GIỮ GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU?
Rượu hay các chất say, nó làm
cho thần trí lu mờ, hồn mê, điên đảo, một khi đã say sưa rồi thì không còn phân
biệt được điều phải lẽ trái, nẻo chánh, đường tà, ăn bậy, nói càn, ngã gió, đi
xiêng, điên loạn...mất tư cách con người, mà đó cũng là nhân gây ra bao tội
khác.Tóm lại, NGŨ GIỚI là năm điều căn bản làm cho con người từ xấu trở nên
tốt, từ phàm đến thánh cũng được.
NGŨ GIỚI GIỮ MỘT HAI GIỚI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
NGŨ GIỚI đối với người Phật tử
như cái KIỀNG (CHÀNG RÀNG) có ba cái chân, vững vàng chắc chắn, thì sẽ nâng đỡ
được cái NỒI, cái SOONG, cái CHẢO v.v...để nấu cơm, xào VẬT THỰC, có lợi ích
thiết thực lâu dài, tốt đẹp.
Trái lại, giữ hai hay ba GIỚI,
thì chẳng khác nào cái KIỀNG, chỉ có một hai chân thì làm sao xào nấu được? Bởi
vậy cho nên trong KINH có câu " NGŨ GIỚI BẤT TRÌ, NHƠN THIÊN LỘ
TRIỆT" có nghĩa là năm GIỚI không giữ thì con đường sanh làm người, làm
trời không có được. Mà một khi không sanh được làm Người, làm Trời, thì phải sa
đoạ vào bốn đường DƯ, là SÚC SANH, A TU LA, NGẠ QUỶ, ĐỊA NGỤC, phải mang lông,
đội sừng, chịu đói, nhịn khát bị hành hạ đánh đập v.v...biết bao thống khổ?
BÁT QUAN TRAI GIỚI LÀ THẾ NÀO?
Là CON ĐƯỜNG đi, là cái THANG
bước đến ĐẠO và QUẢ có tám BẬC. Tám BẬC ấy, cũng như cái THANG NĂM BẬC là NGŨ
GIỚI trên, nhưng thêm ba BẬC nữa là.
Thay vì NGŨ GIỚI, cấm không được
tà dâm với vợ, con người, người nguyện thọ trì BÁT QUAN TRAI GIỚI, phải tránh
sự chung đụng, va chạm giữa nam căn và nữ căn, có nghĩa là vợ, chồng phải xa
nhau, không được HÀNH DÂM, chung chăn gối với nhau.
TẠI SAO PHẢI GIỮ GIỚI KHÔNG HÀNH DÂM?
Vợ, chồng nhà cũng không được
chung chăn gối. Vì sự HÀNH DÂM là NHÂN của lòng ÁI DỤC. Và đó chính là môi
trường của SANH TỬ LUÂN HỒI, mà chúng sanh phải đeo mang bao nhiêu điều thống
khổ triền miên bất tận.
Muốn cho khỏi KHỔ, phải diệt trừ
lòng HAM MUỐN. Khi lòng HAM MUỐN diệt, thì TÂM sẽ thanh tịnh, an vui là trợ
duyên để thoát ra TAM GIỚI khổ.
Tránh xa sự HÀNH DÂM chẳng khác
nào ta đem hạt GIỐNG luộc chín, không làm sao nẩy mầm, mọc cây, ra trái được
nữa.
THÊM BA GIỚI NỮA LÀ GIỚI NÀO?
1. Không được ăn sái giờ
2. Không múa hát, thổi kèn đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm thoa vật
thơm, dồi phấn, đeo tràng hoa.
3. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.
TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC ĂN SÁI GIỜ?
Buổi mai, từ mặt trời mọc cho
đến chính ngọ là bữa ăn mà đức Phật cho phép. Mặt trời chếch quá bóng một đốt
ngón tay (độ một giờ chiều) là quá ngọ rồi, không được ăn nữa. Vì sao? Đức Phật
nhận thấy chúng sanh ở trong đời, vì lòng ÁI DỤC, mà phải gánh chịu bao điều
khổ não. Nào là sanh, già đau, chết v.v...là do sự ăn một phần lớn. Bởi vậy,
Ngài cấm chế, sự ăn cho có tiết độ. Nghĩa là ăn để duy trì mạng sống, để bảo
tồn sinh mạng mà TU mà HỌC mà HÀNH ĐẠO để đi lần đến chổ DỨT KHỔ.
Ở đời, thế nhơn cứ mãi loanh hoanh
trong sự ăn. Rượu chè be bét say sưa, làm phí mất cả thì giờ vàng ngọc mà quên
rằng bên cạnh ta, TỬ THẦN luôn luôn cầm lưỡi hái để chực cắt lấy sinh mạng của
ta, mà có ai hay biết đâu?
Chim tham mồi mắc bẫy. cá tham
mồi mắc phải lưỡi câu. Con người, tự hào, tối linh hơn vạn vật mà rồi cũng vì
đắm mê trong miếng ăn, vật uống, nào có biết lễ nghi, liêm sỉ là gì?
Do nhân trên, đức Phật ấn định
cho phép ăn sáng, (Yểm tâm) bữa chính là trưa. Thế là xong.
Thì giờ buổi chiều để lo tu, lo
học THAM THIỀN quán tưởng tìm sự lợi ích cho mình.
KHÔNG ĂN CHIỀU, ĐÓI CHỊU SAO NỔI?
Chúng ta ăn uống hoài, nó quen
thói, chứ tập lần thành thói quen, có gì khó chịu cả. Cái bao tử này, hàng ngày
phải chứa đựng dồn ép bao nhiêu vật thực của chúng ăn vào. Vật thực ấy tiêu hoá
không hết, tích trữ lâu ngày, nay một ít, mai một ít có khi sinh bệnh hoạn ốm
đau v.v...
Không ăn buổi chiều, bộ máy tiêu
hoá sẽ giải quyết hết phần còn lại, sạch sẽ tiêu tan cặn bã dơ xấu, thì nhân
tâm thêm phần khoẻ mạnh an vui.
TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC MÚA HÁT, ĐỜN, KÈN?
NGŨ TRẦN là sắc tốt, tiếng hay,
mùi thơm, vị ngon sự đụng chạm vừa lòng, làm cho NGŨ CĂN là mắt tai mủi lưỡi và
thân xác say mê đắm đuối mãi hoài. Lòng HAM MUỐN càng nhiều thì sự KHỔ NÃO càng
tăng trưởng. Ví như mắt ưa thích sắc đẹp, cảnh xinh, mà sắc tốt cảnh xinh nó
cũng là giả tạm vô thường, thoạt đến rồi đi, có sinh thì phải có diệt, có mới
sẽ có cũ, có rồi không, còn rồi mất đó là định luật VÔ THƯỜNG hằng chi phối.
Do đó, khi hợp cảnh thì vừa
lòng, thích chí, khi mất đi thì đau buồn khổ não. Không CÓ, cố gắng tìm cho CÓ.
Do sự cố gắng kiếm tìm mà rồi tạo tội, tác nghiệp làm nhiều điều sái quấy, tội
lỗi cũng không chừa.
Xét cho kỷ, các TRẦN kia rồi
cũng như thế cả. Bởi vậy, giữ GIỚI này là để TIẾT DỤC, để xa lần SỰ KHỔ.
TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC NẰM NGỒI NỚI QUÁ CAO XINH ĐẸP?
Thân ta luôn luôn ưa thích sự
đụng chạm vừa lòng. Ý mong tìm cảnh giới đẹp xinh lòe loẹt và luôn luôn có sự
khát khao sự cao sang, quyền quý.
Giữ GIỚI này, tập cho TÂM bình
dị, " TÙY TIỆN NHI AN" không đua đòi thái quá, không mong muốn sự xa
xỉ lố lăng để dành thì giờ mà TU, mà HỌC, lợi ích cho Tâm, hơn là o bế tấm thân
giả tạm gồm 32 thế trược này, có ngày rồi cũng phải hư phải bỏ phải già, phải
chết chẳng khác nào CỖ XE đến hồi hư mục vậy thôi.
GIỮ BÁT QUAN TRAI CÓ LUÔN NHƯ NGŨ GIỚI KHÔNG?
Tùy tiện, tùy nghi, tùy trình độ
khả năng và lòng mong muốn cầu tiến của HÀNH GIẢ. Có thể, thọ một tháng hai
ngày, bốn ngày, sáu ngày, tám ngày, theo phép BÁT QUAN TRAI KỲ. Nếu TINH TẤN
hơn nữa, thì nguyện thọ BÁT QUAN TRAI TRƯỜNG cũng có nhiều lợi ích tốt đẹp lắm
vậy.
BÁT QUAN TRAI KỲ LÀ NHỮNG NGÀY NÀO?
Một tháng có tám ngày cách
khoảng đều nhau để cho dễ Nhớ, dễ HÀNH, đó là:
- Ngày mùng năm - Ngày mùng tám
- Ngày mười bốn - Ngày rằm
- Ngày hai mươi - Ngày hai mươi ba
- Ngày hai mươi chín - Ngày cuối tháng (Tháng thiếu, ngày hăm tám và hăm chín.)
NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI PHẢI LÀM NHỮNG GÌ?
Dọn dẹp công việc nhà cửa cho ổn
định xong xuôi vợ chồng giao kết không được gần nhau. Xong đến chùa trình bạch
với thầy Tỳ khưu hoặc Sa di để xin truyền GIỚI.
NẾU KHÔNG ĐẾN CHÙA, XIN GIỚI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Đến chùa được để XIN GIỚI thì
tốt lắm. Thầy Tỳ khưu hay Sa di, là những bậc tu hành có GIỚI ĐỨC trong sạch,
có TĂNG TƯỚNG trang nghiêm, thay mặc ba đời chư Phật và chư HIỀN THÁNH TĂNG hóa
độ chúng sanh, như thể người HỌC TRÒ đến xin THỤ HUẤN nơi ông THẦY GIÁO vậy.
Trường hợp xa CHÙA, hoặc hoàn
cảnh không thuận tiện có thể, đến trước bàn thờ Phật, mà NGUYỆN xin cũng được.
Bằng như đi đâu lỡ đường, không có đầy đủ tiện nghi, thì hướng mặt về phương
Đông mà nguyện XIN GIỚI cũng được. Quý hồ là do nơi tấm lòng CHÍ THÀNH TRONG
SẠCH, sự vâng giữ HÀNH THEO, chứ hình thức, nghi lễ chỉ là phương tiện mà thôi.
THỜI GIAN THỌ BÁT QUAN TRAI BAO LÂU VÀ LÀM GÌ?
Sáng hôm nay (ngày GIỚI) lúc mặt
trời ló mọc cho đến ngày hôm sau khi hừng đông, trông rõ lá cây màu xanh hay
màu vàng rõ rệt là đúng 24 giờ.
Vợ, chồng không được gần gủi dựa
kề nhau là điều cần yếu đối với những người có gia đình. Nếu tiện, nên đến nơi
Chùa hoặc NIỆM PHẬT ĐƯỜNG, để cùng nhau học hỏi thảo luận GIÁO LÝ, tham THIỀN
quán tưởng.
Độ NGỌ xong, đi KINH HÀNH, nghỉ,
buổi chiều, tham THIỀN quán tưởng thân TỨ ĐẠI giả hiệp nó tùy nhơn duyên sanh
rồi diệt, xa lánh nới ồn ào đô hội để cho thân tâm thanh tịnh thị có PHƯỚC
nhiều.
Bằng như xin THỌ GIỚI rồi, về
nhà lo bận rộn loay hoay với bao công việc, thì chẳng khác nào đứa trẻ CHĂN BÒ
THUÊ, mà nó chẳng có CON nào cả.
TU KHÔNG GIỮ GIỚI, MÀ ĂN CHAY CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
CHAY, theo lời Phật dạy:
- Trai giả, khiết giả, tịnh giả,
giới giả, tẩy tâm viết trai. Phi thời bất thực vị chi trai.
Có nghĩa là "Chay là sạch
vậy. Yên lặng vậy. Giữ GIỚI trang nghiêm, rửa lòng trong sạch, quá ngọ, (phi
thời) không ăn, gọi là CHAY."
Chứ có người nói ĂN CHAY, mà gà
vịt cũng giết, chửi mắng đánh đập người, uống rượu say sưa, làm điều càn bậy
vợ, con người, trộm cắp, lường gạt, giả dối v.v... thì sao gọi là CHAY được?
Chay là trau giồi, giữ gìn tâm
cho thanh tịnh trang nghiêm theo điều GIỚI LUẬT mà đức Phật đã chuẩn hành
khuyến giáo, chứ có phải ĂN VẬT THỰC, là đủ đâu?
THẾ TU ĂN CHAY KHÔNG TỐT SAO?
Tốt lắm chứ. CHAY theo SỰ, nghĩa
là vật thực toàn bằng các thứ thảo mộc hoa quả, thì bao tử sẽ tiêu hóa dễ dàng
hơn. Thân và tâm cũng được hưởng phần an lạc. Đó là nói phần vật chất bên
ngoài. Nhưng có người tỳ vị không hợp, hoặc CHAY LẠT khắc khổ quá toàn là muối
thì lại sinh ra nóng nảy, gắt gỏng, buồn phiền...Nói một cách khác, như chư
Tăng đi PHÁP HÀNH Trì Bình Khất Thực để nuôi mạng sống mà chấp CHAY chấp MẶN,
thì chả lẽ chỉ lo cái việc ĂN không thôi sao? Ai cho món gì dùng món ấy, không
đòi hỏi, mà không được chối từ. Xin là xin TẤM LÒNG của Tín Thí Đàn na.
Bởi vậy, cho nên đức Phật không
cấm chế việc ĂN CHAY hay ĂN MẶN, mà Ngài khuyên mọi người hãy GIỮ GIỚI cho
trang nghiêm là điều tối cần. Việc Ăn Uống chỉ là phương tiện. Nếu ĂN CHAY là
SỰ được viên dung, thì sự TU HÀNH cao quý tốt đẹp?
NÓI GIỮ GIỚI, MÀ ĂN CÁ THỊT TỪ BI CHỖ NÀO?
Đức THẾ TÔN cho phép các hàng
XUẤT GIA TU SĨ và TẠI GIA CƯ SĨ được dùng TAM TỊNH NHỤC hoặc là NGŨ TỊNH NHỤC
trong đời sống hàng ngày như sau:
1. Không thấy (không thấy người giết)
2. Không nghe (tai không nghe tiếng thú kêu la)
3. Thú tàn (thịt mà thú khác ăn còn thừa lại)
4. Không nghi (Không ngờ rằng người giết để thết)
5. Tự vẫn (tự nó chết vì một lý do nào đó)
Năm thứ thịt ấy, đức Phật cho
phép dùng được.
Vì rằng lòng TỪ BI là đối với
chúng sanh còn SỰ SỐNG, còn biết đau khổ, có Tri giác...Chứ khi chúng sanh đã
mất mạng Sống rồi, thì chất còn lại là đất là nước mà thôi. Ăn hay Bỏ chỉ là
chất thừa dư đáng nhờm gớm, thối tha, bất tịnh.
GIỮ GIỚI cho trong sạch, có
nghĩa là tự mình không giết, không bảo kẻ khác giết, không vui mừng khi thấy
chúng sanh bị chết, đó là trau giồi lòng TỪ BI, thương xót mọi người, mọi loài
một cách chân thành và đầy đủ TRÍ TUỆ vậy.
THỌ GIỚI RỒI, NẾU BỊ ĐỨT, PHẠM THÌ LÀM SAO?
Chúng ta còn là PHÀM NHƠN THẾ
TỤC. Là còn có những lúc vô ý quên mình, dễ duôi lầm lạc. Thì trong sự sống
còn, sự tiếp xúc miếng ăn, sự sống hàng ngày làm sao tránh khỏi những lỗi lầm
vấp phải. Khi GIỚI bị đứt hay bợn nhơ hãy đến vị Tỳ khưu hay Sa di, hay đến
trước bàn thờ Phật ăn năn sám hối mà xin GIỚI lại cho trong sạch, chẳng khác
nào tấm vải bị lủng rách hay dơ nhớp, cần phải giặt giũ cho sạch sẽ, khâu vá
cho lành lặn như xưa thì tốt đẹp lắm.
NHỮNG TẠI GIA CÓ ĐƯỢC XEM LUẬT BẬC XUẤT GIA KHÔNG?
Được lắm chứ. Lúc đức Phật còn
tại thế, Ngài cũng hằng khuyên dạy hàng tín đồ, tại gia cư sĩ, thiện trí thức,
nam như ông CẤP CÔ ĐỘC, Vua TẦN BÀ SA, nữ như Bà VESAKHA v.v...nên nghe, học
cho biết những điều GIỚI LUẬT của các bậc XUẤT GIA.
Trong bài " KINH 38 ĐIỀU
HẠNH PHÚC" Kệ ngôn thứ tám đức THẾ TÔN có dạy:
- Sự suốt thông PHẬN SỰ (giới
luật) của người xuất gia và tại gia là HẠNH PHÚC cao thượng.
Xem, coi, học hỏi cho biết để
nhắc nhở chư Tăng, nếu có vị nào vô ý quên mình, dễ duôi phạm phải, cũng là
điều TỐT, là cách HỘ TRÌ và BẢO TỒN CHÁNH PHÁP cách cao thượng:
Trái lại, coi biết rồi, sinh tâm
ngã mạn cống cao cho mình là tài, là giỏi, là thông tuệ, rồi đem sự vô ý quên
mình của chư Tăng ra chỉ trích, xuyên tạc, bàn tán có ý trọng vị này, khinh vị
kia, phạm vào tội chia rẽ Tăng, làm cho đạo pháp bị phân hóa thì phạm tội TĂNG
THƯỢNG MẠN vậy.
Tóm lại, TẠNG LUẬT có NĂM BỘ và
tổng cọng có 21 ngàn PHÁP MÔN. Đây là LUẬT của bậc XUẤT GIA như sau:
1) ASDIKAMMA: Dạy về lý do răn
cấm có cả thảy 19 điều học là:
- 4 pháp BẤT CỘNG TRỤ
- 13 pháp TĂNG TÀN
- 2 pháp BẤT ĐỊNH
2) PACITTIYA: ƯNG ĐỐI TRỊ có 201
điều HỌC nhất là ƯNG XÃ ĐỐI TRỊ
3) MAHÀVAGGÀ: Phần trọng đại dạy
về chư Tăng. Có những đoạn quan trọng giáo huấn chư Tăng hành cho tốt.
4) GÙLA VAGGÀ: Phần nhỏ dạy về
những TĂNG SỰ NHỎ CỦA Tăng.
5) Phần linh tinh, dạy về sự hội
họp của các KHANDHAKA. Bộ này cần đoán phụ thuộc làm cho rõ rệt những ĐIỀU HỌC
trước.