GIAI THOẠI 21
Tiểu sư
Đam Nguyên hành cước trở về, đến trước mặt sư, vẽ một vòng tròn, vái lạy rồi
đứng lên. Sư nói
- Bộ ông muốn làm Phật đấy
sao?
Đáp
- Tôi không biết nheo mắt.
Sư nói
- Ta chẳng bằng ông vậy.
Tiếu sư
nín thinh.
BÌNH
BÌNH
Vẽ một
vòng tròn là tượng trưng cho Viên mãn, tức là công hạnh đầy đủ. Bởi vậy Tổ mới
hỏi “Ông muốn làm Phật đấy sao?” Câu hỏi
này là một tuyệt chiêu, nó đẩy người đối
thoại vào tuyệt lộ, vì nói tức sai, nhướng mắt chớp mày cũng sai, mà không nói
thì vô lễ. Nhưng tiểu thiền sư Đam Nguyên đã nghĩ ra một cách: Không trả lờI
thẳng vào câu hỏi, mà nói rằng “Tôi không biết nheo mắt ”. Câu trả lời này đúng
ở cái ý ngầm, nên Mã Tổ mớI nói “Ta chẳng bằng ông vậy”.
GIAI
THOẠI 22
Có ông
tăng vẽ trước mặt sư: trên một vạch dài, dưới ba vạch ngắn rồi nói:
- Không được nói một vạch
dài, ba vạch ngắn, ly tứ cú, tuyệt bách phi, thỉnh hòa thượng đáp cho
Sư vẽ
trên đất một vạch rồi nói
- Không được nói dài, ngắn.
Đáp rồi đó.
BÌNH
BÌNH
Ông tăng
này thử Mã Tổ xem tổ đối phó như thế nào với những điêu kiện của ông ta đưa ra.
Nhưng Tổ đã vượt qua dễ dàng.
GIAI
THOẠI 23
Sư sai
một ông tăng đưa thư sang hòa thượng Kính Sơn Khâm, trong thư vẽ một vòng tròn.
Kính Sơn vừa mở ra xem, liền lấy bút chấm ngay vào trong đó một điểm.
Sau có
ông tăng kể lại với quốc sư Huệ Trung. Quốc sư nói
- Khâm sư cũng còn bị Mã sư
gạt.
BÌNH
BÌNH
Vòng
tròn tượng trưng cho viên giác, cho chân như. Nhưng sao Kính Sơn còn chấm vào
đó một điểm làm gì?
Là để
nói lên ẩn dụ rằng “Chân không diệu hữu“, trong cái không có cái có.
Vậy sao
quốc sư Huệ Trung lại nói rằng “Khâm sư cũng còn bị Mã sư gạt”.
Không
biết.
GIAI
THOẠI 24
Một
giảng sư đến hỏi sư
- Chẳng rõ Thiền tông
truyền, trì pháp môn gì?
Sư hỏi lại
- Tòa chủ truyền trì pháp
chi?
Giảng sư
đáp
- Thưa tôi cũng lạm giảng
hơn hai chục bộ kinh luận.
Sư nói
- Chà, quả thật là sư tử
con.
- Chẳng dám.
Sư gặng
trong cổ: Hừ hừ
Giảng sư
nói
- Đấy là pháp.
Sư hỏi
- Pháp gì?
- Sư tử xuất động.
Sư lặng
thinh.
Giảng sư
nói
- Đấy cũng là pháp
Pháp gì?
Đáp
- Sư tử tại động.
Sư hỏi
- Không xuất không nhập là
pháp gì?
Giảng sư
không đáp được, bèn từ giã mà ra. Sư gọi lại
- Tòa chủ!
Giảng sư
quay đầu lại, sư hỏi
- Đó là pháp gì?
Tòa chủ
cũng không biết đáp sao. Sư nói
- Cái gã thầy chùa đần độn
này.
GIAI
THOẠI 25
Có ông
Liêm sứ ở Hồng Châu hỏi sư
- uống rượu, ăn thịt là nên
hay không nên?
Sư đáp
- Uống rượu ăn thịt là cái
lộc của ngài, không uống rượu, ăn thịt là cái phước của ngài.
BÌNH BÌNH
Quá đơn
giản. Ông quan ấy do phước từ kiếp trước, nay được làm quan, vì vậy rượu thịt
là cái bổng lộc tự nhiên mà ông được hưởng. Dĩ nhiên nếu ông hưởng thì lộc sẽ
giảm dần đi. Còn không dùng rượu thịt tức là tích trữ phước đức cho đời sau.
GIAI
THOẠI 26
Ngài
Dược Sơn Duy nghiễm, tham học vớI ngài Thạch Đầu, hỏi ngài Thạch Đầu:
- Về mười hai phần giáo
điển của tam thừa thì tôi cũng hiểu được ít nhiều. Song thường nghe Phật học
phương nam dậy pháp môn “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tôi thực chưa
được hiểu rõ. Cúi xin hòa thượng từ bi chỉ dậy.
Thạch
Đầu nói
- Như vậy không được, không
như vậy cũng không được. Như vậy, không như vậy đều không được. Ông làm sao?
Dược Sơn
ngơ ngác không biết làm sao, Thạch Đầu nói
- Ông không có nhân duyên ở
đây, nên đến Mã ĐạI Sư.
Dược Sơn
vâng lệnh đến lễ sư (Mã Tổ) cũng trình câu hỏi như trước. Sư nói
- Có khi ta bảo y nhướng
mắt, chớp mày, có khi không bảo y nhướng mắt chớp mày. Có khi nhướng mắt chớp
mày là đúng đó, có khi nhướng mắt chớp mày lại chẳng phải đó. Ông làm sao?
Dược Sơn nghe xong liền ngộ, sụp lạy. Sư hỏi
- Ông thấy điều gì mà lạy
lục như vậy?
Dược Sơn
đáp
- Tôi ở bên Thạch Đầu như
muỗi bám trâu sắt.
Sư nói
- Ông đã được như vậy nên
khéo tự hộ trì.
Dược Sơn
hầu sư ba năm. Một hôm sư hỏi
- Gần đây chỗ thấy hiểu của
ông ra sao?
Đáp:
- Da dẻ
lột sạch hết, chỉ còn một cái chân thực.
Sư nói
- Chỗ sở đắc của ông có thể
nói là hợp vớI tâm thể, phân bủa khắp tứ chi. Đã vậy thì hãy lấy ba chạc nang
bó bụng đàng hoàng, tùy ý trụ sơn.
Dược Sơn
nói
- Tôi là gì đâu mà dám nói
chuyện trụ sơn?
Sư nói
- Chẳng phải vậy đâu. Không
có cái thường đi mà chẳng đứng, không có cái thường đứng mà không đi. Muốn thêm
cái chẳng cần thêm, muốn làm cái chẳng cần làm thì nên dong thuyền mà đi, đừng
ở đây lâu.
BÌNH
BÌNH
Mã Tổ
khuyên ngài Dược Sơn rằng Nếu đã ngộ, đã nhập được đạo thì cũng nên trụ sơn,
khai đường mà dẫn dắt người khác. Trước hết là hợp với qui luật vận động của vũ
trụ, sau là hành Bồ-Tát đạo.
GIAI
THOẠI 27
Thiền sư
Đan Hà Thiên Nhiên đến tham học với sư, không làm lễ tham kiến, lại vào thẳng
tăng đường leo lên cưỡi cổ tượng thánh tăng mà ngồi. Mọi người đều kinh ngạc,
chạy vào cấp báo cùng sư. Sư thân hành đến tăng đường xem, thấy thế bèn nói:
- Thiên Nhiien con!
Đan Hà
liền trụt xuống vái lạy thưa
- Tạ ơn thầy ban cho pháp
hiệu.
Nhân đó
lấy tên là Thiên Nhiên
BÌNH
BÌNH
Hẳn
trước khi đến tham học vớI Mã Tổ, Đan Hà đã có thân chứng được điều gì rồi do
đó mới dám leo lên cưỡi cổ tượng thánh tăng, và cũng là để trắc nghiệm xem vị
Tổ này có đủ kiến thức, kinh nghiệm để chấp nhận được hành động đó không. Nhưng
vị tổ này không những đã chấp nhận được hành động đó mà còn ban hiệu cho vị đệ
tử lạ đời này nên Đan Hà đã lạy tạ thầy ban hiệu.
GIAI
THOẠI 28
Thiền sư
Đàm Châu Huệ Lãng đến tham học, Sư hỏi
- Ông đến cầu chi?
Đáp
– Cầu tri
kiến của Phật.
Sư nói
- Phật không có tri kiến.
Tri kiến là ma đấy thôi! Ông ở đâu tới?
Đáp
- Nam Nhạc
Sư nói
- Ông từ Nam Nhạc tới mà
chưa biết tâm yếu Tào Khê. Hãy quay trở về, đừng đi đâu khác.
BÌNH
BÌNH
Có một
việc nói ra không ai tin. “Phật không có tri kiến”. Vì vậy mới tuyệt đối bình
đẳng, không người, không ta, không lớn, không bé, không đẹp, không xấu, không
cao, không thấp. Nói tóm lại tất cả đều không, chỉ tùy cơ mà vận dụng.
GIAI
THOẠI 29
Có ông
tăng đến tham học, Sư hỏi
- Ở đâu đến?
Đáp
- Hồ Nam.
Sư nói
- Nước Đông Hồ đầy chưa?
Đáp
- Chưa
Sư nói
- Mưa bao lâu nay rồi mà
vẫn chưa đầy…..
Sau này
Đạo Ngô bảo “Đầy“
Vân Nham
nói “Trong leo lẻo“
Động Sơn
bảo “Có thủa nào vơi đâu!”.
BÌNH
BÌNH
Chỉ một
câu nói đó mà bao người trả lời. Nếu ai bảo những câu trả lời đó sai thì không
có con mắt tham học. Nếu ai bảo những câu trả lời đó đúng cũng không có con mắt
tham học.